Khi trời mới chỉ tờ mờ sáng và phía bên ngoài kia màn đêm vẫn còn bao phủ cảnh vật không gian, tôi đã nhanh chóng thức dậy sửa soạn cho ngày trọng đại của anh mình. Tôi bước đến nhà tắm, sẽ chẳng bao giờ tôi tắm sớm như hôm nay, nhưng có lẽ bản thân mong muốn rằng mọi việc đều diễn ra 1 cách tốt đẹp, 1 khởi đầu mới mẻ cho 2 người chẳng hạn, nên việc tắm sạch sẽ làm tâm trạng tôi thoải mái hơn hẳn.
Từng gáo nước ụp vào người từ đầu xuống chân làm tôi thoáng run 1 lúc, 2 con mắt nhắm tịt theo phản xạ tự nhiên
– Lạnh thật!
Tôi vơ lấy bàn chải và bắt đầu đánh tung mồm mình lên. Vị buốt của kem đánh răng khiến tinh thần như được tiếp thêm ngọn lửa tỉnh táo. Liếc ánh mắt nhìn vào gương, cả thân thể trần trụi của chính mình đang phơi bày ra trước mắt, tự dưng tôi lại nhớ đến thời nguyên thủy xa xưa và nổi bật trong đó là hình ảnh của Adam và Eva. Bắt đầu những hình ảnh phong phú và sinh động về cơ thể con gái trong từng bộ phim mới lớn mà tôi xem ùa về nhảy múa trong đầu. Tôi nhớ đến Chi, bỗng dưng phút chốc cảm thấy nóng mặt. Tôi bèn hít thở thật sâu và tạm không nghĩ đến những hình ảnh đen tối để tiếp tục công việc.
Bước ra ngoài và cầm trên tay bộ quần áo lịch sự, tôi nâng niu ngắm nhìn và cẩn thận trải truốt cho thật phẳng phiu rồi bắt đầu mặc. Chất vải của áo sơ mi mềm mại làm tôi thích thú
– Long ơi, sao mày đẹp trai thế Long? – tôi tự nói với chính mình trước gương
Đúng là người đẹp vì lụa, lúa tốt vì người nông dân. Chậm rãi tôi chải mái tóc hất ngược ra phía sau theo kiểu David Beckham và không quên dùng gel để giữ nếp, miệng lẩm bẩm hát bài quen thuộc.
– So as long as I live I’ll love you. Will have and hold you. You look so beautiful in white. And from now til my very last breath. This day I’ll cherish.You look so beautiful in whiteeeee.
Bỗng cánh cửa phòng mở ra, anh tôi tiến lại gần với cái vẻ mặt ngạc nhiên
– Mày là ai và mày đã làm gì em trai tao?
– Gớm! Thằng em dậy sớm mà như kiểu sinh vật lạ ấy?
– Thế mục đích của mày đến Trái Đất là gì?
Tôi vớ ngay đôi tất ném vào người anh mình
– Ha ha, trông mày hôm nay cũng đẹp trai dữ tợn đấy!
– Khổ. Em cũng không muốn thế nhưng nó lại thành ra thế
– Thôi đừng, mày hoang tưởng ít thôi! Mà sớm cái gì? 7h rồi đấy!
– Chết chết! Đã 7h rồi à, xuống xuống xem lại nhà cửa phông bạt thôi..
Tôi kéo tay anh nhanh chóng đi xuống tầng chợt anh hất phăng tay tôi ra.
– Tao không biết cho mày đi với bộ dạng này trong ngày ăn hỏi tao có phải là 1 quyết định sai lầm của tao không nữa?
– Sao vậy đại ca?
– Mặc nốt cái quần vào thằng ôn!
Tôi đứng sững lại nhìn xuống
– Chết thật! Thế nào lại quên được nhở?
Tôi bối rối mặc nốt cái quần vào, chỉnh lại trang phục cho gọn gàng, tươm tất.
– Quá ổn.
Xuống phòng khách, đôi chim bồ câu đã được dán ngay ngắn cạnh tên 2 người. Tôi đảo mắt nhìn xuống mấy chén nước bỏ dở kèm theo hạt dưa vứt vương vãi khắp sàn nhà mà lòng cảm thấy khó chịu, liền với lấy cái chổi quét ra ngoài rồi ngồi xuống ghế thư giãn.
Bố mẹ tôi vẫn còn đang loay hoay sửa soạn chạy ra chạy vào gọi nhau í ới, ngoài nhà những người thân họ hàng bắt đầu đến dần. Chắc anh tôi cũng đang tỉ mỉ chăm chút cho bản thân, hóa ra có mình tôi là xong việc.
Đôi pháo giấy để ở 1 góc, tôi ngồi nhìn quanh cũng chán nên ra cầm chơi.
– Phụt!!!
Lỡ tay bắn luôn vào trong nhà, tiếng mẹ tôi vọng ra ngoài.
– Cái gì nổ ngoài đấy thế?!
– Pháo đểu mẹ ạ, thế nào con đang lấy chổi vơ nhầm đôi pháo tự dưng nó nổ tung 1 cái – tôi chữa cháy ngay
– Mày chẳng được cái việc gì cả, con với cái, vô tích sự!
– Nhầm tí mà mẹ, nói to thế người ta nghe thấy bây giờ.
– Quét ngay đi!!
Ấy thế là tôi lại bị mắng sa sả vào mặt, không hiểu sao bố tôi lại chịu được mẹ tôi.
– Em đến rồi nè!
Chi nhắn tin đến làm tôi như quên chuyện vừa nãy phi ngay ra ngoài. Đập vào mắt, em mặc chiếc váy ngắn màu đỏ, đi đôi giày búp bê, chiếc áo phông ngộ nghĩnh với hình totoro in trước ngực. Mái tóc đã buộc cao lên và khuôn mặt trắng trẻo xinh hẳn thường ngày.
– Em xinh như thế này thì anh biết phải làm sao?
– Không phải khen!
Tôi nắm tay em đi vào nhà mời em ngồi xuống
– Cháu chào bác ạ!
– Chi à, ngồi đi cháu, sao không bảo thằng Long đến đón!
– Thôi không cần bác ạ, mọi người cứ chuẩn bị mọi thứ cho thật hoàn hảo là được ạ!
Em nói thế làm tôi mát cả lòng, cũng may lúc này đã mặc quần không thì chết. Không khí bên ngoài đã bắt đầu đông vui hơn, tiếng nhạc đánh xập xình đủ mọi kiểu mốt. Tôi đành để em ngồi chơi đi chuẩn bị cho gia đình, thỉnh thoảng em đưa ánh mắt trìu mến nhìn tôi khiến trong lòng cảm thấy ấm áp.
Đúng 8 giờ, mọi người bắt đầu đi đến nhà gái, Chi ngồi sau xe máy tôi. Lễ vật đã được các thanh niên bê đi lên đầu đoàn: trầu và cau tươi 1 buồng, bánh cốm, bánh phu thê, bánh đậu xanh rồi tiền dẫn cưới cho vào 2 phong bì,phải có lễ vật dẫn cưới để thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái. Nói theo cách xưa là: nhà trai bỗng dưng được thêm người, còn nhà gái thì ngược lại. Mặt khác, lễ vật cũng biểu thị được sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với cô dâu tương lai. Tất cả các lễ vật đã được sắp xếp gọn gàng và thẩm mỹ bày vào quả sơn son thếp vàng (mâm đồng đánh bóng) phủ vải đỏ.
Đoàn người đi theo hàng làm nhốn nháo cả 1 khu phố, tôi đi sau thật chậm ngắm nhìn ngày vui như trẩy hội của anh trai mình.
– Chi, ngày mai mình cũng làm 1 suất nhé!
– Thôi đi ạ, ai lấy anh làm gì, suốt ngày để anh sai vặt à?
– Làm gì mà ghê gớm thế cưng?
– Kệ anh!
Em nói xong và ôm tôi, miệng nở nụ cười. Tôi không nói gì thêm vì bỗng dưng những chiếc “sans – souci” chở đoàn người bê tráp khiến tôi bồi hồi nhớ lại kỷ niệm xưa cũ: 1 tuổi thơ êm đềm.
Ngày đó, tôi cùng bà lang thang dạo chơi khắp phố phường Hà Nội, những chiếc xích lô là phương tiện chuyên chở chủ yếu, nếu ai không từng 1 lần ngồi trên nó thì cuộc đời hẳn phải mất đi 1 nửa tâm hồn. Giờ đây bất chợt gặp một màu đỏ rực, vừa như lạ vừa như quen. Quen vì nó đã từng gắn bó máu thịt với Hà Nội ngàn năm văn hiến ở một quá khứ chưa quá xa. Lạ là vì nó không còn vẻ mộc mạc, giản dị như xưa mà được cách tân lịch sự và sang trọng hơn, lại mang một cái tên rất Tây: “Sans-Souci”.
Có thể nhiều cái đã mất nhưng xích lô thì vẫn còn đây. Không biết liệu tôi có thể tìm lại cảm giác của mình khi một ngày dạo phố Hà Nội trên những chiếc xích lô mới mẻ này hay không? Có thể là không khi mà cuộc sống đã đổi khác, và cảm giác ấy nếu không có được cũng không thể đổ tại cái xích lô.
Sans-Soucis đã từng tồn tại qua những ngày tháng khắc nghiệt nhất, khi mà xích lô bị cấm lưu thông, thì sức sống của nó cũng đáng được người ta trân trọng.
Phố Hà Nội cho người ta nhiều món quà mà không phải nơi đâu cũng có thể cho được. Đó là những con phố ngắn lãng mạn và trữ tình, là mùi hương hoa sữa, là gió heo may với một cảm giác khác lạ, là những món quà truyền thống… Và xích lô nữa! Nó đã là linh hồn của Hà Nội, của những khu phố cổ, mà nếu một ngày thiếu vắng bóng dáng xích lô, người Hà Nội sống trong khu phố cổ sẽ cảm thấy thiếu thiếu một điều gì đó. Giữa phố xá đông đúc, những chiếc xích lô đi lại thật chậm rãi và an nhàn, như một điểm nhấn làm cho phố đậm đà chất “phố” hơn.
Ngồi trên xích lô chạy chầm chậm qua những con phố nhỏ. Cảm giác thật sự tuyệt vời. Phố xá chầm chậm. Con người chầm chậm. Tự mình thoả sức ngắm nghía những hàng cây, mái nhà và quán xá. Tháp Rùa vừa ngay trước mắt thoáng chốc đã lùi về sau lưng, và chỉ vài phút sau thôi đã thấy nó thấp thoáng trong tầm mắt.
Về cái tên San-Souci có nghĩa là không lo âu, vô tư đi. Tôi cũng lấy ý nghĩa của điều này mà sống, cho cuộc sống luôn vui vẻ và thanh thản. Cũng như một người con xa nhà, cuộc sống dù có khó khăn đến mấy nhưng khi mẹ gọi điện lên vẫn luôn bảo:“Con vẫn ổn!”. Đó là cái tư tưởng. Tư tưởng vô tư sẽ giúp ta đi qua những khó khăn một cách dễ dàng. San-Souci đồng thời cũng là tên một lâu đài rất nổi tiếng của nước Đức mà tôi vô cùng yêu thích vì phong cách Gothic đặc trưng của nó. Đây là nơi diễn ra hội nghị Potsdam lịch sử sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Đoàn người đi vòng đến Hoàng Diệu, 1 trong những con phố thân thương từ lâu đã quá quen thuộc với những đứa con sinh ra và lớn lên ở chốn kinh kì, thời gian không dài cũng chẳng quá ngắn, nó “vừa đủ” để thuộc lòng từng góc phố, từng đoạn đường gắn liền với tuổi thơ cho đến lúc trưởng thành. Phố nhiều cây, đi tới đâu mà chẳng có. Ngay ở trung tâm Sài Gòn là vô số đoạn phố phủ rợp bóng xanh mát cao vun vút. Ấy thế nhưng phố ở Hà Nội thì lại khác, khác lắm. Nhất là khi tháng 10 gõ cửa, chưa đủ lạnh, chỉ khẽ run người khi đi qua những con đường lá đang rụng trong gió.
Tôi có thể khẳng định rằng, chẳng có nơi nào đẹp như Hà Nội. Bởi chỉ cần đi qua vài con phố như Hoàng Diệu, như Phan Đình Phùng…, thật lạ là ai cũng cảm nhận rõ ràng cảm xúc của mình. Một nỗi buồn rất nhẹ, như thể đang tiếc nuối điều gì đó, tự nhiên ập đến nhẹ nhàng thế thôi nhưng cũng đủ da diết, nhớ nhung lắm. Buồn, nhưng lại dễ chịu, đó chính là nét rất riêng của phố vào thu ở Hà Nội, chẳng thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu.
Nếu không phải những ai từng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, thì thật sự rất khó có thể lột tả được vẻ đẹp nơi đây qua từng câu văn đắt giá đi vào lòng người, vì có thể phải mất hơn nửa cuộc đời, sau khi đã bôn ba khắp mọi nơi, có nhiều trải nghiệm với cuộc sống tấp nập, chen chúc. Chỉ đến khi lạc lõng giữa những ngã 4, bùng binh nườm nượp người, những giao lộ vun vút xe là xe…, mới cảm nhận sâu sắc sự nhớ da diết Hà Nội vắng lặng “của riêng mình”, 1 khoảng lặng trong tâm hồn, đủ để dừng chân và nghỉ ngơi sau mọi bộn bề lo toan…
Từ khi mở mắt sinh ra, những gì là thủa sơ khai của Hà Nội đã hình thành trong tâm trí, nó nhẹ nhàng, nó ngọt ngào, nó dắt chúng ta đi từ ký ức này đến ký ức khác, là những trưa hè đổ lửa hay những đêm đông lạnh giá, tất cả đều có một đặc trung riêng mà không thể lẫn đi đâu được, đó là cái “hồn phố”.
Nếu phải tìm một cái tên khác đặt cho con phố Phan Đình Phùng, chắc tôi sẽ gọi đó là “Con đường đẹp nhất Hà Nội”, nhất là đoạn cắt ngang với Hoàng Diệu. Hai hàng cổ thụ bên đường to cao, những cành cây chĩa ra khiến ngoài trời dù nắng đến đâu, khi rọi xuống đường chỉ thấy bóng râm mát, nó giống như 1 khu rừng nguyên sinh tươi mới, mát lành mà ta chỉ muốn mê mẩn trong đó mãi.
Người Hà Nội hàng ngày đi qua con đường này, quen thuộc đến mức nhớ mùa sấu ra từng chùm hoa trắng bé tí xíu, cho đến mùa trút lá, nhuộm đường thành những góc vàng lãng mạn.
Có lẽ, người Hà Nội muốn lưu giữ nét trầm mặc, tĩnh lặng gần như tuyệt đối trên phố Phan Đình Phùng, để mỗi lần nhắc đến, họ vẫn tự hào gọi Phan Đình Phùng là con đường đẹp nhất Hà Nội.
Trước đây, con đường này còn được gọi là đại lộ Carnot và sau cách mạng tháng Tám năm 1945 được đổi thành đường Phan Đình Phùng. Con phố này có những dãy nhà được xây theo kiến trúc cổ của Pháp đầu thế kỷ 20, có nhà thờ Cửa Bắc cổ kính, trường trung học phổ thông Phan Đình Phùng, 1 trong những ngôi trường cổ của Hà Nội cùng với Chu Văn An, và đặc biệt có hai bên vỉa hè rất rộng nhưng không hề ồn ào hàng quán cửa hiệu như các dãy phố đắt đỏ khác tại Hà Nội.
Đường Hoàng Diệu trong tôi, là một con đường rộng rãi vô cùng với hai hàng cây cổ thụ, vỉa hè rộng, và vắng đến độ nếu đi qua đây vào buổi trưa, mình sẽ nghe thật rõ những tiếng lá cây xào xạc bên đường. Không hiểu sao tôi lại yêu những con đường vắng vẻ đến thế, phải chăng sự yên bình ấy mới là đặc trưng không thể lẫn với bất cứ phố phường nào trên cả nước, mới khiến những người đang bôn ba phải nhớ da diết, rồi nức nở khi hồi tưởng lại.
Có lẽ, chỉ khi đi qua con phố này, người ta mới cảm nhận sâu sắc không gian Hà Nội xưa đang trải ra trước mắt. Những ngôi biệt thự xây theo kiến trúc Pháp, đặc biệt, ngôi nhà của đại tướng Võ Nguyên Giáp (số 30 đường Hoàng Diệu) là trung tâm của cụm di tích lịch sử văn hoá, nằm giữa khu phố kiến trúc Pháp điển hình của Hà Nội. Mọi thứ hòa với những tán cây xà cừ cao lớn, phủ bóng, tạo nên một tổng thể cổ kính, trầm mặc hoàn toàn không lẫn với bất cứ con phố nào khác tại Hà Nội.
Không một âm thanh tạp nham nào, một sự ồn ào náo nhiệt nào chạm được vào con phố Hoàng Diệu này. Chả trách mà khi gió lạnh đã bắt đầu rủ nhau luẩn quẩn níu chân người Hà Nội, những đứa con xa nhà lại nhớ những chiều tháng 10 vắng vẻ đến như thế. Những buổi trưa không nắng, mưa bụi ray ray, hai hàng xà cừ bên đường thi thoảng lại rào rào lên trong gió tạo nên những âm thanh chẳng thể bình yên và cổ xưa hơn được nữa.
2 hàng cây to cao 2 bên vỉa hè che nắng cho cả con đường. Tôi để xe sang 1 góc phố và kéo tay Chi lại gần, cả 2 cùng bắn pháo chúc mừng, tiếng pháo nổ giòn giã ngập trong sắc đỏ, anh tôi vận lại trang phục chỉnh tề, chậm rãi từng bước đến cùng đoàn bê tráp, bố mẹ tôi đứng nhìn con mình lấy vợ mà không kìm được niềm xúc động, bên trong chị Vân mặc chiếc áo dài đỏ truyền thống, khuôn mặt trang điểm xinh tươi, đôi mắt long lanh rạng rỡ, mái tóc xoăn bước đến. 2 người ra mắt tổ tiên bằng cách thắp hương lên bàn thờ. Xong xuôi, cầm ấm trà đi từng bàn để rót nước mời khách. Đến lượt tôi.
– Thank you thank you! – tôi đùa vui
– Bao giờ thì đến lượt em hả Long! – Chị dâu tương lai hỏi tôi
Chi ngồi cạnh chỉ biết cười mỉm, 2 anh chị tiếp tục mời những quan khách 2 họ khác.
Tiếng chuông điện thoại tôi bỗng phát ra.
– Chi, em đợi anh tí nhé!
Tôi vội vã tìm 1 chỗ vắng người để giảm tiếng ồn
– Alo?
– Chào người yêu cũ, đã lâu không gặp anh!
Không thể ngờ người chủ số điện thoại đang đứng trước mặt tôi lại là Vy…
Trước khi mọi chuyện xảy ra…
khúc dạo đầu du dương và trầm lắng của bản nhạc “Người Ấy” vang lên. Tôi mở mắt trong sự uể oải, cố bật dậy lắc lư hồi rồi cũng đành lê bước chân đến cửa sổ mở chốt.
Tôi bỗng choáng ngợp trước khung cảnh cả biển nắng tràn ngập khu phố nhỏ thân quen này, ông mặt trời giống như nghệ nhân bên chiếc khung cửi đã cũ kỹ, ngày ngày đều đặn dệt lên những làn nắng vàng tươi óng ả, cái màu vàng lấp lánh như pha lê chẳng khác gì tấm vải mềm mại vắt lên từng tòa nhà cao tầng, con phố, để rồi dừng lại đung đưa trong gió với cây và lá in bóng xuống mặt đường.
Tiếng chim hót líu lo rộn rã trong buổi sáng đẹp trời xen kẽ với dòng xe cộ hối hả qua lại, tiếng mời chào của từng quang gánh bên góc vỉa hè tấp nập phở bò, bánh đa cua, tất cả cùng tạo nên âm thanh rất đặc trưng mà chỉ Hà Nội thân yêu mới có. Từng làn khói bay lượn va vấp trong không khí đập vào mũi khiến cả cơ thể tôi khoan khoái hẳn.
Tôi xoay bước chân vào với lấy chiếc điện thoại xem giờ.
– Chết mất, muộn rồi!
Tôi vội vàng chạy vào nhà vệ sinh thay quần áo, cầm lược chải tóc bóng bẩy dù rằng tóc mới cắt ngắn, nhưng thôi gọn gàng như Chi bảo cũng đẹp hơn phần nào, đánh răng chỉ còn cách qua loa chợt tiếng mở cửa phòng làm tôi giật mình.
– Thằng ôn kia! Mày lại đi học muộn rồi phải không? Lớn rồi còn để tao nhắc à?
– Mẹ đánh con đi! Con bỏ nhà theo trai cho mẹ xem. Hihi
– Kệ mày, tao không quan tâm, biến ngay!!
– Đây đây! Mẹ nóng tính thế?
– Liệu hồn, thằng khỉ! – mẹ tôi cười nói
Tôi không nói gì nữa tức tốc mặc quần áo chạy xuống nhà dắt con Thống Nhất không phanh lao ra đường.
Xin tự giới thiệu, tên tôi là Long, sinh viên trường Đại học trên địa bàn Hà Nội, khá là vui tính và có chút phần bệnh hoạn, nói chung tự thấy mình tốt bụng, dễ gần, đặc biệt không thể thiếu đó là đẹp trai, có thể nói đẹp trai như truyền thuyết. ngày tôi rất bận rộn với các mối quan hệ: bạn bè, gia đình, người yêu. Sơ qua về tôi, chiều cao khiêm tốn mét bảy, mắt xa xăm nhưng không thiếu đi phần hấp dẫn, long lanh, chiếc mũi cao nhỏ xinh, sang trọng. Thân hình hơi gầy tí, với tôi thì không là vấn đề, gầy nhưng mà đầy quyến rũ.
Tác phong nhanh nhẹn, cử chỉ linh hoạt, cả người toát lên nét đẹp đặc trưng đậm chất phương đông huyền bí.
Dù sao cũng muộn, tôi tấp vào quán bánh mỳ bên đường, giọng chát chúa của mụ chủ hàng đon đả mời chào.
– Thằng cu, ăn gì hả?
– Cu nào ạ? – tôi ngơ ngác hỏi
– Thế không cu mày thì cu tao à?
– À à, tuổi rồi còn cu gì nữa bác, bánh mỳ giá nhiêu bác?
– Đầy đủ k!
– Thế còn trứng?
– k!
– Ờ thế cho cháu cái bánh bao đi!
Vậy là tôi nhận cái bánh bao nóng hổi từ tay mụ ta, trông mụ có vẻ bực tức nhưng so với cái bánh mỳ trứng thì cũng rẻ hơn được k gửi xe.
Vừa nhai vừa chạy hồng hộc lên lớp, có vẻ như đang giờ nghỉ giải lao, những thằng bạn khốn nạn với toàn trò dời ơi đất hỡi của tôi đã đứng ra ngoài hành lang xì xầm, chém gió. Bỗng cái vỗ vai làm tôi bất ngờ.
– A, Long huynh đệ! Nghỉ xừ nó tiết rồi giờ đến làm gì nữa?
Cái giọng the thé của thằng Sơn như cứa vào tai tôi.
– Người ta đi học để lấy kiến thức, ai đời suốt ngày Giáng Long Thập Bát Chưởng như mày!
– À đúng rồi, vay tao k chưa trả thằng ôn vật kia?
Lại đến lượt thằng Việt xen vào, cả chúng nó lao đến mặt nhăn nhở, tính gây áp lực.
– Thôi đưa cái bánh bao đây!
Chẳng kịp trả lời thằng Sơn đã giật ngay cái bánh trên tay tôi.
– Coi như cảnh cáo mày? Lần sau gặp các anh trốn đi nhé cưng hahaha.
thằng mất dạy đã chạy đi chia nhau cái bánh.
– Lũ khốn, mất oan k, dù sao cũng đớp được quả chim cút! – tôi tự nhủ
Bây giờ thì tiếng reng reng báo hiệu giờ nghỉ kết thúc, thật là vừa vặn. Tôi nhanh chân đi vào trong lớp học ngổn ngang giấy bút. Thả mình xuống chiếc bàn quen thuộc bên khung cửa sổ, tay lia từng tấm ảnh của Chi trong máy và ngắm nhìn em như cách lấy may mắn cho ngày mới. Chi là người yêu của tôi, chúng tôi đã yêu nhau theo cái cách khó hiểu nhất, dáng em cao và để mái xòa, má phúng phính nhìn rất dễ thương, mắt em mang vẻ xa xăm mà tôi khó lý giải. Đặc biệt nhất, đó là đôi môi nhỏ xinh chúm chím với chiếc răng thỏ ngộ nghĩnh dễ thương nhìn mà muốn hôn tới tấp.
– Bộp! Bộp!
Tiếng bước chân vào lớp đầy nghiêm nghị, là lão trưởng khoa với cái giọng ú a ú ớ, đã thế lại còn sứt miệng. Nghe thì nhiều mà não phân tích chẳng được bao nhiêu, đôi khi tôi tự hỏi ngồi trong lớp để học hay là hành hạ lỗ tai.
– Thưa các kỹ sư tương lai, để thay đổi không khí của lớp học. Tôi muốn các em chơi trò chơi!
Lão lấy ra tờ giấy trắng tinh và phe phẩy trước mặt chúng tôi.
– Như các em thấy, một màu trắng phải không?
Lần lượt lão đi từng bàn để mọi người kiểm chứng, tôi căng mắt ra và xác nhận đó chỉ là tờ giấy trắng bình thường.
– Nói trước trông là vậy nhưng không phải là vậy? Các kỹ sư hãy tự tìm hiểu đi!
Lão ta lấy trong túi ra cái lọ nước nhỏ.
– Đây là gợi ý.Trò chơi kết thúc, chúng ta học bài tiếp theo, giờ sau tôi rất mong ai đó tìm ra lời giải.
Quá là dị, đến bố tôi cũng không hiểu lão đang làm cái trò gì, bản tính lão thì cả khoa đều biết, khổ nỗi sao lại dạy bọn tôi cơ chứ? vài lũ vào muộn cắt ngang mạch giảng bài của lão.
– A, các anh từ từ!
Lão bê ngay cái ghế ra đặt chéo trước cửa ra vào.
– Các anh nên nhớ, tôi có thể không có ghế ngồi nhưng các anh cũng đừng hòng có chỗ trong lớp!
Rồi lão quay lại dạy tiếp cách dửng dung.
– Bố thằng dở hơi! – tiếng thằng bên cạnh tai tôi
Thời gian đằng đẵng cứ thế trôi qua trong đợi chờ tiếng chuông lần nữa reo lên.
Cả người lững thững xuống sân trường, bỗng có tiếng chuống báo tin nhắn vang lên.
– Chiều này gặp em ở công viên nhé!
Thì ra là Chi, tôi đang định reply
– Ê làm kèo fifa đê! – thằng Việt nói
– Mày tuổi gì?? – tôi trêu
– Tuổi bố mày! Thằng nào thua trả tiền nước, ok?
– Thế hôm nay không về thổi cơm cho cái Thu ăn à?
– Không cần, tao chỉ có tâm nguyện muốn nhờ mày?
– Gì?
– Cho tao được thua dưới tay của mày, haha mà điều đó tiếc rằng không bao giờ xảy ra!
– Ê ê mấy huynh.. – Sơn ngắt lời
– Có kèo lớp ngày kia đi đá giải gần Keangnam, lên không?
– Lên luôn sao phải ngại – tôi trả lời
– Quẩy lên, quẩy lên nào! Lên là lên là lên…. – thằng trông như lũ vượn xổng chuồng
Rồi tất cả rủ thêm mấy thằng nữa chạy ra quán net làm những trận fifa nảy lửa.
– Vâng Messi đã có bóng, anh đang lên anh đang lên, sút!! kỹ thuật Z+D thật đẹp mắt phải không anh Long?
Tôi lại thua nó, đậm quá, những -
– Nhăn nhở bố đánh chết giờ! Escape đi, nhanh!!
– Không, không, kệ mày! Ối giồi ôi, nhìn pha quay chậm này..
– Quay chậm này! – tôi tắt ngay cái màn hình
– Hừ! Biết là không thắng được nó mà vẫn đá để rồi thua mất xừ nó tiền nước, hỡi chư vị, điều đó có nghĩa là gì? – thằng Sơn nói to
– Là ngu hahaha…- cả lũ đồng thanh đáp
– Like cái like cái! – thằng Việt nháy mắt với tôi
Tôi cực kỳ tức tối, định lẩn ra cửa đi về lập tức bị giữ lại.
– Huynh đài, các tiểu đệ đây dạo này đói quá, đã hứa rồi giờ định lượn đâu có được?
Tay đứa chúng nó ấn với nhau kêu lên răng rắc.
– Sau tao không chơi với chúng mày nữa, đây k đây thoải mái nhé, thằng kia! Coi như tao trả mày k nhé, không nợ gì nữa đâu đấy!
– Bố thằng khôn lỏi, anh không tính thế, nước riêng, nợ riêng, nhập nhằng anh vả vỡ mồm!
– Ờ thế à? Khổ nhỉ, thôi tuần sau nhé giờ tao có việc gấp bai bai.
Tôi đi nhanh ra ngoài dắt xe phóng thẳng để mặc tiếng cười khanh khách đằng sau, tự nhủ lần sau không sĩ diện nữa, dù sao được thêm tuần trả nợ cũng ổn.
Đã gần giờ chiều, đường lại tắc như nó vẫn tắc thường ngày. Dòng xe cộ như lũ kiến tìm cách về tổ khiến các ngả đường chật ních, tiếng còi xe bim bíp cùng động cơ ồn ào đua nhau gào thét inh ỏi. Phù thủy áo vàng bám trụ kiên cường ở các ngã ba, ngã tư nhanh chóng giơ gậy phép khua khoắng phân làn đường cho các cô, các mợ bịt mặt kín mít với kính râm như con ong vò vẽ. Nhưng thật lạ là cái bốt cảnh sát giao thông ấy không lúc nào vãn khách.
– Phạch!!
– Tuột xích rồi. Đen vãi!
Vậy là tôi đành phải xuống xe dắt bộ trong ánh mắt ngưỡng mộ của mọi người. Cũng phải thôi, cả đường người ta phóng xe ào ào, có mỗi mình tung tăng chậm rãi sải từng bước chân không phải một mình phong cách là gì?
– Thằng ôn, đi nhanh lên!
– Mày chui đâu ra đấy! Nhanh cho tao về với vợ, nó đang chờ!
– Chú em, vứt xe vào bảo tàng đi còn dắt làm gì?
Bỏ ngoài tai những lời khiếm nhã, cuối cùng tôi cũng đến được công viên Thống Nhất
– Hứ! Bao nhiêu lần anh đến muộn rồi? – Chi quát
– Ờ thì…
– Thì sao?
– Thì bằng số lần anh đến muộn!!
Tôi véo má em, trông em không khác gì con heo
– Tắc đường thôi em, mà này…
– Gì anh?
– Em có thích ăn rau dền không?
– Không, em thích ăn rau muống cơ, sao anh hỏi vậy?
– Ờ không, không có gì hí hí
– Eo, cái nụ cười nghe ghê quá!
– Mà em gọi anh đến có chuyện gì?
– Nhớ anh thì gọi, không được à? Đi dạo đi!
Tôi nắm tay em đi trong chiều mát mẻ, mùi gió của hồ thổi vào mang hương vị vừa lạ vừa quen. Người dân đi tập thể dục với những bộ quần áo đầy màu sắc pha với màu xanh của cây cối làm khung cảnh thật đông vui, nhộn nhịp khác hẳn với làn xe cộ bên ngoài. Những con chó bulldog, Chihuahua,… thậm chí cả ngao Tây Tạng đều ở hết trong này, đúng là dân ta càng ngày càng giàu khi bỏ đống tiền chơi chó ngoại.
– Anh này, anh có ngửi thấy mùi gì thum thủm quanh đây không?
– Đâu có đâu em?
– Sao em thấy nó cứ bám theo chúng mình ấy?
Em nói rồi nhấc chân lên xem, tôi cũng làm theo cho yên tâm thì..
– Ối giồi ôi! Con converse mới mua của tôi!
bãi nhão nhoét hiện ra trước mặt, Chi đã nhảy ra xa ôm bụng cười toe toét.
– Người yêu thế đấy! Không thương anh thì thôi lại còn..
– Do ăn ở đấy cưng à haha.
Chả biết sáng ra bước chân nào ra khỏi nhà nữa đây, vừa mất ăn, vừa mất tiền, giờ lại mất cả đôi giầy hàng hiệu mới mua và được khuyễn mãi thêm cục shit, đúng là rõ khổ!!
Tôi nhảy như con cà nhắc cùng em ra hàng ghế đá tháo giầy.
– Em quay mặt đi cũng được, cảnh kinh dị lắm đấy!
Từ từ tôi lấy giầy kì kì vào vách cầu thang gần đó, chúng chỉ bung ra tí, không biết con khốn nào ăn uống mất vệ sinh quá đi!
– Hình như còn nóng hổi đó anh haha
Chi lại đùa rồi chạy đi, tôi cầm ngay cái giầy ra giơ lên đuổi theo.
– Cười đi! Cười nữa đi cưng!
Thế nào bãi nhão nhoét ấy đột ngột rơi xuống mặt đường, tôi vô tình giẫm phải, lần này thì chân trần luôn.
– Ối giời đất ơi!!!!! – tôi hét lên
– Mấy thằng ôn con kia, cười cái gì? – tôi chỉ tay về phía lũ trẻ con
– Há há, em không muốn đâu nhưng không cười không được ý chứ há há
Chi ôm bụng cười ngặt nghẽo, số tôi hôm nay phải đen lắm mới rơi vào cảnh này.
– Thôi lên em cõng ra chỗ nhà vệ sinh! Anh định đi như thế để người ta nói cho à?
– Không! Nam nhi đại trượng phu, ai lại để con gái cõng bao giờ?
Tôi xé giấy trong vở ra, bước cái chân đen đủi lên, bọc vào.
– Trông không khác gì đôi Bitis của trẻ con
– Ờ thì sao?
Vậy là tôi vào nhà vệ sinh kỳ cọ, cảm giác thật yomost, đi ra Chi đã lấy đôi dép của em đưa cho tôi làm tôi khó hiểu.
– Anh đi dép của em đi!
– Vậy em đi bằng gì?
– Em đi chân đất, không sao mà!
Khuôn mặt em ửng hồng, nụ cười duyên dáng làm tôi xao xuyến cả cõi lòng.
– Thôi, cả đi chân đất đi! – tôi nói và nắm tay em
Thế là vào buổi chiều đẹp trời, tâm hồn quấn quýt lấy nhau trong công viên. Được ở bên người mình yêu thương có lẽ là cả hạnh phúc lớn lao nhưng cũng rất đỗi bình dị, nhỏ bé trong cuộc sống. Ở cái Hà Nội đất chật người đông bôn ba từ mọi miền đất nước đổ về này, mấy ai tìm được nửa yêu thương của mình?
Chúng tôi cứ đi như vậy cho đến khi trời xẩm tối. Tôi đợi dáng em khuất hẳn rồi mới bước chân quay trở về, lúc này tôi mới để ý chiếc cặp có vẻ nặng hơn chút. tay nhanh nhảu mở ra xem thì ra là chiếc khăn, nó màu xám nhạt và ở cuối khăn được đan xen kẽ với viền trắng.
– Sắp sang đông rồi, em tự đan đấy, giữ ấm anh nhé!
mảnh giây nhỏ với dòng chữ nắn nót bên trong, chả hiểu sao tôi cứ ngất ngây rồi cười mình vì sung sướng.
– Vào sở thú đi mày ơi, cười như vượn ấy!
Lão nào đi qua nói tôi, tôi chẳng thèm quan tâm bởi tâm hồn đang say trong tình yêu phất phới.
– Ta đang bay ta đang bay.
Tôi giữ nguyên trạng thái cảm xúc đó cho đến khi về nhà.
– Hế lố, saranghaeyoo madam
– Mày ăn phải cái gì hả thằng ôn này? – mẹ tôi hỏi
– Vui tí làm sao mà cứ thằng ôn, con mẹ chứ con người ta à?
– Á à, anh xem thằng con trai anh này, đi học thì bê bết, dậy muộn!!
– Vừa mới về hả con, vào rửa tay ăn cơm đi! – bố tôi chạy ra hỏi
– Anh!!!
– À ờ, sao mày đi học muộn? Lớn rồi chứ còn trẻ con gì đâu!
– Gớm, có đi học muộn tí mà như cháy nhà ấy!
Tôi đi lướt qua vào nhà bếp, hôm nay lại là những món ăn bình dị dân dã. Bỗng cái hất tay vào gáy làm tôi tí sặc nước canh.
– Anh làm cái gì vậy?
– Ăn vụng này. Vest của mày đây, mai đi ăn hỏi tao cho ngon lành đấy!
Thì ra là anh trai tôi, tên Hòa, dáng người to cao, đen hôi, mùi mồ hôi dầu hấp dẫn.
– Anh không nói em cũng quên đấy! Yên tâm ngon lành cành đào ngay!
– Hừ, mày thì có bao giờ nhớ cái gì đâu, ngày trọng đại của anh mày còn quên, mày chỉ nhớ Chi thôi!
– Điều đấy còn phải nói sao?
– Còn mày đấy! Liệu mà học hành cho tử tế!
– Đùa anh, mất hết cả lòng anh em, đội ngũ bê cháp có anh nào đẹp trai không?
– Thôi thôi, tao xin, mày dừng thuốc lâu chưa?
– Cũng lâu rồi! Mà chị Vân đâu?
– Tao vừa đưa về, cho chị ấy chuẩn bị bên nhà gái! Thôi ăn cơm, đói quá, tí còn chuẩn bị trang trí!
Chúng tôi gọi bố mẹ vào, cả người quây quần bên mâm cơm, bộ vest đã để gọn ở góc, ngày mai trông mình chắc sẽ bảnh lắm đây.