Mùa xuân ở phương bắc rất dài, rất âm u, khó có thể thấy ánh mặt trời. Tảng sáng, tuyết đọng trên đường vẫn chưa được dọn sạch, mỗi dấu chân là một hố lớn. Tôi nắm tay anh, đi thong thả trên đường không bóng người.
Đây là thời điểm chúng tôi tản bộ. Cố ý tránh đám đông, cố ý tránh xe cộ, nhưng thỉnh thoảng vẫn có vài ông lão hay bà lão dậy sớm tập thể dục nhìn thấy chúng tôi nắm tay nhau, tựa như nhìn thấy thứ gì bẩn thỉu, đều quay đầu bỏ đi.
Chuyện này, chúng tôi đã học được cách không để ý.
Bọn họ nhìn bọn họ, chúng tôi dắt chúng tôi. Lúc tôi trong cơn phẫn nộ vì ánh mắt của họ, anh chỉ cười cười nói nói. Tôi lại không thể rộng lượng giống anh được. Tôi ghét ánh mắt của họ, ghét bọn họ tự cho mình là đúng.
Thế nhưng là người nhà lại càng ghét, so với bọn họ càng khắc cốt ghi tâm vẻ mặt đó. Gương mặt quen thuộc này, bỗng nhiên méo mó thành một hình dáng khác, giống như thân thể bị ma quỷ chiếm hữu, làm cho người ta vừa cảm thấy xa lạ, vừa cảm thấy sợ hãi.
Tôi đã cho là mình sẽ không để ý.
Thời điểm quyết định công khai cho gia đình muốn ở bên anh, tôi cười vui vẻ, vô tư nói: “Vậy thì cứ nói đi”. Nhưng khi đứng trước mặt người nhà rồi, tôi mới biết muốn nói câu “con thích anh ấy, con muốn ở bên anh ấy” không phải “vậy cứ nói đi” là có thể nói được.
Cha và mẹ mặt tái mét, sau đó, cha y hệt con bò đực giận dữ hít thở, thân hình cao lớn run rẩy đứng lên, đưa tay lên, vung mạnh lên mặt tôi.
Tôi bị đánh ngã xuống.
Thật tàn nhẫn.
Thế nên trong lòng tôi không mảy may có chút áy náy, phẫn nộ lên men, lúc thấy cha đưa tay lên tát vào mặt anh thì hoàn toàn bộc phát.
Ký ức đoạn tiếp theo giống như mảnh thủy tinh vỡ, góc cạnh và sắc bén, chạm vào sẽ lập tức bị thương, cũng không thể nào ghép lại hoàn chỉnh được.
Chỉ còn mơ hồ nhớ lúc đó mẹ nức nở không biết phải làm sao, chị lớn tiếng gì đó với cha, anh ôm tôi người thương tích, tựa như sợ bị tách ra nên nắm thật chặt tay tôi.
“Bất hiếu. Mày là đứa bất hiếu!”
Cha tôi thấy tôi chống đối lại càng nổi trận lôi đình, sau khi quát mắng xong mới gào lên một câu: “Từ nay về sau, đừng gọi tao là cha nữa.”
Tôi thờ ơ ừ hử một tiếng. Nghĩ thầm là ông ấy đã nói không phải vậy thì không phải.
Tôi liều mạng muốn nói với anh vào câu trêu đùa, nhưng khi mở miệng mới phát hiện ra mình không nói được. Như có bức tường chặn trong họng, nặng nề, khó hiểu, vừa chua xót vừa cay đắng.
Đây là lần đầu tiên tôi ý thức được, họ chính là người nhà của tôi, là một phần không thể chia cắt trong cuộc đời này. Bất kể là họ đã làm gì, họ cũng đều đã cho tôi một mái nhà.
Thế nhưng, lần đầu tiên tôi biết được, lại ở trong hoàn cảnh này.
Tôi bỗng nhiên nhớ ra trước đây thật lâu, bác tôi nói với mẹ là: “Nhóc con kia có phải có vấn đề gì không, em xem mắt nó kìa, cảm thấy thật… đáng sợ.” Mẹ tôi im lặng một lúc, nhỏ giọng nói đầy kiên định: “Nó là con em.” Khi đó tôi trốn bên ngoài cửa sổ, bị bệ cửa cao che lấp cả thân người nhỏ bé. Tôi không hiểu ý bác ấy nói gì, chỉ mơ hồ cảm thấy mình không giống những đứa trẻ khác, sợ không giống người bình thường, tôi cố gắng ngụy trang cho giống, càng ngụy trang lại càng không giống được. Nhưng trong nháy mắt, đáy lòng bất an thơ ngây kia đã bị một câu nói “nó là con em” của mẹ san bằng, tôi là con của mẹ, vậy là đủ rồi.
Mẹ đã cho tôi lời nói an ủi đó, sau nhiều năm như vậy mới nhớ lại, tôi đã không còn là con của mẹ nữa.
Anh nắm lấy tay tôi, nắm rất chặt, tôi dùng lực nắm chặt anh hơn nữa, hít sâu rồi đứng lên.
“Đi thôi, đến nhà anh.”
Ánh mắt anh đầy lo lắng, nhìn tôi, ôm tôi thật chặt, anh không biết tất cả ngụy trang của tôi đều bị thời khắc ấy đánh vỡ, không chỉ có nước mắt, trong lòng cũng giống như bị nước nhấn chìm, lạnh lẽo đến câm lặng.
Cha ruột của anh đã hy sinh trong chiến tranh, người nuôi anh khôn lớn là chiến hữu của ông. Lúc tôi thấy ông ấy, tóc ông đã bạc trắng. Anh nói tôi rằng, từ nhỏ cha nuôi đã đặt hy vọng vào anh rất nhiều, đặc biệt nghiêm khắc với anh, nhưng cũng rất bao dung. Từ khi ấy anh đã biết ông không phải là cha ruột mình, thậm chí có lần ông còn dẫn anh đến thăm mộ cha ruột, nhưng anh vẫn gọi ông ấy là cha.
Ánh mắt của ông rất nhạy cảm, mặc dù đã đến tuổi già, nhưng sức sống vẫn còn dồi dào. Lúc ông nhìn chúng tôi, đôi mắt đục ngầu tỏa ra ánh sáng sắc nhọn, làm tôi nghĩ đến vùng đất của chim ưng lẫm liệt, tuyệt nhiên bất khả xâm phạm.
Chẳng vì lý do gì, tôi chợt buông tay anh ra.
Tôi không thể tưởng tượng ra được ông có thể chịu nổi đả kích lúc nổi giận hoặc bộ dạng lúc chán nản.Tôi không muốn cứ như thế mà vạch trần sự thật tàn khốc của một người không có gì so sánh được trong lòng ông ấy, tôi không muốn anh với ông ấy lặp lại cái bi kịch tôi và cha tôi vừa xảy ra… Tôi không sợ, chỉ là tôi một chút xíu cũng không đành lòng.
Trong lòng tôi tự giễu chẳng ra làm sao cả. Anh cũng không cho phép tôi lui bước. Anh kéo tay tôi tới trước mặt ông tuyên bố: “Cha, đây là người yêu con.”
Tôi nghĩ bản thân mình trong nháy mắt đã đóng băng, sau đó bị ném vào chảo lửa. Trong lòng nóng rực, nhưng cơ thể cứng ngắc, ngay cả môi cũng không thể chuyển động.
Tôi nghe tiếng ông ấy thở dài.
“Hôm nọ con nhờ chị hai con đến nói chuyện ta đã sớm biết sẽ có ngày này, không nghĩ lại tới nhanh như vậy.”
Giọng nói của ông trầm tĩnh, tôi biết ông đang nhìn tôi, tôi miễn cưỡng ngẩng đầu, chạm vào ánh mắt ông, ông liền rời đi.
“Chuyện của các con ta đã biết. Ta không phản đối, cũng không ủng hộ. Con đã khôn lớn rồi, ta không muốn can thiệp chuyện của con nữa, các con sau này… tự thu xếp ổn thỏa.”
Anh khàn giọng đồng ý, rồi kéo tôi đi. Tôi nghe thấy âm thanh của chén trà mẻ trên bàn cùng tiếng thở dài não nề: “Có thời gian thì hãy dẫn hắn đến gặp cha con.”
Bước chân anh ngưng lại, trên mặt đau thương hờ hững nói: “Con biết rồi.”
Anh kéo tôi ra cửa, ánh mặt trời từ trên cao chiếu xuống, chói đến nỗi không mở mắt được.
Anh nói: “Chúng ta chỉ còn lại nhau thôi.”
Tôi không làm quá, giả vờ không phát hiện ra nước mắt từ khóe mi anh chảy xuống.
Tôi không thể thờ cúng cha anh, ngày đó chúng tôi đi thăm mộ, một người phụ nữ cổ quàng khăn dài đứng trước mộ liền quay lại, nhìn anh gắt gao, từng câu từng chữ nói: “Con mà tiến lên một bước, ta sẽ tự sát ở đây.”
Tôi có cảm giác toàn thân anh cứng đờ, ánh mắt tiêu tan.
Người phụ nữ quỵ khóc ở mộ bia được một lúc rồi cầm theo túi xách đi thẳng, không quay đầu lại.
Một lúc sau, tôi nghe anh khàn giọng gọi một tiếng: “Mẹ.”
Sau đó tôi mới biết, đó chính là mẹ của anh, không phải là vợ của cha nuôi, mà là mẹ sinh thành.
Anh cố cười nói với tôi: “Không sao, dù gì anh cũng chỉ mới gặp có vào lần, cũng không nói chuyện nhiều.”
“Anh còn có em.”
Yết hầu tôi khô khốc, cảm thấy lời an ủi của mình thật nhạt nhẽo.
Anh mỉm cười gật gật đầu.
“Ừ, anh còn có em.”
Thật ra câu này phải là “em chỉ có anh”.
~~~~
“Hình như đã lớn thêm một chút.” – Anh chỉ vào bé mèo con trong góc tường nói.
Tôi lấy ruốc trong túi ra, xé bao bì.
“Mấy hôm nay không thấy, em còn tưởng nó bị mấy ngày đại tuyết làm chết cóng rồi.”
Tôi cười nói, vỗ vỗ tay đứng lên. Một tay anh che dù, một tay giúp tôi phủi tuyết trên góc áo.
“Nào có dễ chết như vậy, không phải mỗi này em đều cho nó ăn sao?”
Tôi đẩy tay anh ra.
“Được rồi, đừng phủi nữa, lạnh quá đi.”
Mèo con trong góc tường rụt người lại nhìn chằm chằm vào hai chúng tôi, tựa hồ bất cứ lúc nào cũng có thể nhảy dựng lên. Tôi nhìn bộ dáng cảnh giác của nó, nhịn không được bật cười.
Hình như nó bị tiếng cười của tôi dọa nhảy dựng lên, “meo” một tiếng vụt lên thùng rác ngồi, rồi lại luyến tiếc bịch ruốc, chần chừ mãi không chịu đi.
Một bé mèo đen khác không biết từ đâu chui ra, vèo một tiếng ngậm lấy bịch ruốc ném qua cho nó, nó đón lấy bịch ruốc, nhảy vọt lên thành tường không thấy đâu nữa. Quay đầu lại tìm con mèo đen nọ, cũng đã sớm chạy mất dạng rồi.
Tôi bực mình sờ sờ mũi mắng: “Đúng là con vật nhỏ không biết phân biệt người tốt.”
“Nhưng không phải chỉ là con vật nhỏ thôi sao?” – Anh hờ hững nói.
Anh không thích mèo, mà thích chó. Trước đây chúng tôi cũng đã từng nuôi một con, nhưng rồi chết già, sau đó không nuôi thêm nữa.
Vậy nên tôi nghĩ, nếu như tôi đi rồi, còn anh phải làm sao đây? Đằng nào rồi cũng sẽ có một ngày tôi phải rời xa anh.
Mùa xuân ở phương bắc rất dài, rất âm u, khó có thể thấy ánh mặt trời. Tảng sáng, tuyết đọng trên đường vẫn chưa được dọn sạch, mỗi dấu chân là một hố lớn. Tôi nắm tay anh, đi thong thả trên đường không bóng người.
Đây là thời điểm chúng tôi tản bộ. Cố ý tránh đám đông, cố ý tránh xe cộ, nhưng thỉnh thoảng vẫn có vài ông lão hay bà lão dậy sớm tập thể dục nhìn thấy chúng tôi nắm tay nhau, tựa như nhìn thấy thứ gì bẩn thỉu, đều quay đầu bỏ đi.
Chuyện này, chúng tôi đã học được cách không để ý.
Bọn họ nhìn bọn họ, chúng tôi dắt chúng tôi. Lúc tôi trong cơn phẫn nộ vì ánh mắt của họ, anh chỉ cười cười nói nói. Tôi lại không thể rộng lượng giống anh được. Tôi ghét ánh mắt của họ, ghét bọn họ tự cho mình là đúng.
Thế nhưng là người nhà lại càng ghét, so với bọn họ càng khắc cốt ghi tâm vẻ mặt đó. Gương mặt quen thuộc này, bỗng nhiên méo mó thành một hình dáng khác, giống như thân thể bị ma quỷ chiếm hữu, làm cho người ta vừa cảm thấy xa lạ, vừa cảm thấy sợ hãi.
Tôi đã cho là mình sẽ không để ý.
Thời điểm quyết định công khai cho gia đình muốn ở bên anh, tôi cười vui vẻ, vô tư nói: “Vậy thì cứ nói đi”. Nhưng khi đứng trước mặt người nhà rồi, tôi mới biết muốn nói câu “con thích anh ấy, con muốn ở bên anh ấy” không phải “vậy cứ nói đi” là có thể nói được.
Cha và mẹ mặt tái mét, sau đó, cha y hệt con bò đực giận dữ hít thở, thân hình cao lớn run rẩy đứng lên, đưa tay lên, vung mạnh lên mặt tôi.
Tôi bị đánh ngã xuống.
Thật tàn nhẫn.
Thế nên trong lòng tôi không mảy may có chút áy náy, phẫn nộ lên men, lúc thấy cha đưa tay lên tát vào mặt anh thì hoàn toàn bộc phát.
Ký ức đoạn tiếp theo giống như mảnh thủy tinh vỡ, góc cạnh và sắc bén, chạm vào sẽ lập tức bị thương, cũng không thể nào ghép lại hoàn chỉnh được.
Chỉ còn mơ hồ nhớ lúc đó mẹ nức nở không biết phải làm sao, chị lớn tiếng gì đó với cha, anh ôm tôi người thương tích, tựa như sợ bị tách ra nên nắm thật chặt tay tôi.
“Bất hiếu. Mày là đứa bất hiếu!”
Cha tôi thấy tôi chống đối lại càng nổi trận lôi đình, sau khi quát mắng xong mới gào lên một câu: “Từ nay về sau, đừng gọi tao là cha nữa.”
Tôi thờ ơ ừ hử một tiếng. Nghĩ thầm là ông ấy đã nói không phải vậy thì không phải.
Tôi liều mạng muốn nói với anh vào câu trêu đùa, nhưng khi mở miệng mới phát hiện ra mình không nói được. Như có bức tường chặn trong họng, nặng nề, khó hiểu, vừa chua xót vừa cay đắng.
Đây là lần đầu tiên tôi ý thức được, họ chính là người nhà của tôi, là một phần không thể chia cắt trong cuộc đời này. Bất kể là họ đã làm gì, họ cũng đều đã cho tôi một mái nhà.
Thế nhưng, lần đầu tiên tôi biết được, lại ở trong hoàn cảnh này.
Tôi bỗng nhiên nhớ ra trước đây thật lâu, bác tôi nói với mẹ là: “Nhóc con kia có phải có vấn đề gì không, em xem mắt nó kìa, cảm thấy thật… đáng sợ.” Mẹ tôi im lặng một lúc, nhỏ giọng nói đầy kiên định: “Nó là con em.” Khi đó tôi trốn bên ngoài cửa sổ, bị bệ cửa cao che lấp cả thân người nhỏ bé. Tôi không hiểu ý bác ấy nói gì, chỉ mơ hồ cảm thấy mình không giống những đứa trẻ khác, sợ không giống người bình thường, tôi cố gắng ngụy trang cho giống, càng ngụy trang lại càng không giống được. Nhưng trong nháy mắt, đáy lòng bất an thơ ngây kia đã bị một câu nói “nó là con em” của mẹ san bằng, tôi là con của mẹ, vậy là đủ rồi.
Mẹ đã cho tôi lời nói an ủi đó, sau nhiều năm như vậy mới nhớ lại, tôi đã không còn là con của mẹ nữa.
Anh nắm lấy tay tôi, nắm rất chặt, tôi dùng lực nắm chặt anh hơn nữa, hít sâu rồi đứng lên.
“Đi thôi, đến nhà anh.”
Ánh mắt anh đầy lo lắng, nhìn tôi, ôm tôi thật chặt, anh không biết tất cả ngụy trang của tôi đều bị thời khắc ấy đánh vỡ, không chỉ có nước mắt, trong lòng cũng giống như bị nước nhấn chìm, lạnh lẽo đến câm lặng.
Cha ruột của anh đã hy sinh trong chiến tranh, người nuôi anh khôn lớn là chiến hữu của ông. Lúc tôi thấy ông ấy, tóc ông đã bạc trắng. Anh nói tôi rằng, từ nhỏ cha nuôi đã đặt hy vọng vào anh rất nhiều, đặc biệt nghiêm khắc với anh, nhưng cũng rất bao dung. Từ khi ấy anh đã biết ông không phải là cha ruột mình, thậm chí có lần ông còn dẫn anh đến thăm mộ cha ruột, nhưng anh vẫn gọi ông ấy là cha.
Ánh mắt của ông rất nhạy cảm, mặc dù đã đến tuổi già, nhưng sức sống vẫn còn dồi dào. Lúc ông nhìn chúng tôi, đôi mắt đục ngầu tỏa ra ánh sáng sắc nhọn, làm tôi nghĩ đến vùng đất của chim ưng lẫm liệt, tuyệt nhiên bất khả xâm phạm.
Chẳng vì lý do gì, tôi chợt buông tay anh ra.
Tôi không thể tưởng tượng ra được ông có thể chịu nổi đả kích lúc nổi giận hoặc bộ dạng lúc chán nản.Tôi không muốn cứ như thế mà vạch trần sự thật tàn khốc của một người không có gì so sánh được trong lòng ông ấy, tôi không muốn anh với ông ấy lặp lại cái bi kịch tôi và cha tôi vừa xảy ra… Tôi không sợ, chỉ là tôi một chút xíu cũng không đành lòng.
Trong lòng tôi tự giễu chẳng ra làm sao cả. Anh cũng không cho phép tôi lui bước. Anh kéo tay tôi tới trước mặt ông tuyên bố: “Cha, đây là người yêu con.”
Tôi nghĩ bản thân mình trong nháy mắt đã đóng băng, sau đó bị ném vào chảo lửa. Trong lòng nóng rực, nhưng cơ thể cứng ngắc, ngay cả môi cũng không thể chuyển động.
Tôi nghe tiếng ông ấy thở dài.
“Hôm nọ con nhờ chị hai con đến nói chuyện ta đã sớm biết sẽ có ngày này, không nghĩ lại tới nhanh như vậy.”
Giọng nói của ông trầm tĩnh, tôi biết ông đang nhìn tôi, tôi miễn cưỡng ngẩng đầu, chạm vào ánh mắt ông, ông liền rời đi.
“Chuyện của các con ta đã biết. Ta không phản đối, cũng không ủng hộ. Con đã khôn lớn rồi, ta không muốn can thiệp chuyện của con nữa, các con sau này… tự thu xếp ổn thỏa.”
Anh khàn giọng đồng ý, rồi kéo tôi đi. Tôi nghe thấy âm thanh của chén trà mẻ trên bàn cùng tiếng thở dài não nề: “Có thời gian thì hãy dẫn hắn đến gặp cha con.”
Bước chân anh ngưng lại, trên mặt đau thương hờ hững nói: “Con biết rồi.”
Anh kéo tôi ra cửa, ánh mặt trời từ trên cao chiếu xuống, chói đến nỗi không mở mắt được.
Anh nói: “Chúng ta chỉ còn lại nhau thôi.”
Tôi không làm quá, giả vờ không phát hiện ra nước mắt từ khóe mi anh chảy xuống.
Tôi không thể thờ cúng cha anh, ngày đó chúng tôi đi thăm mộ, một người phụ nữ cổ quàng khăn dài đứng trước mộ liền quay lại, nhìn anh gắt gao, từng câu từng chữ nói: “Con mà tiến lên một bước, ta sẽ tự sát ở đây.”
Tôi có cảm giác toàn thân anh cứng đờ, ánh mắt tiêu tan.
Người phụ nữ quỵ khóc ở mộ bia được một lúc rồi cầm theo túi xách đi thẳng, không quay đầu lại.
Một lúc sau, tôi nghe anh khàn giọng gọi một tiếng: “Mẹ.”
Sau đó tôi mới biết, đó chính là mẹ của anh, không phải là vợ của cha nuôi, mà là mẹ sinh thành.
Anh cố cười nói với tôi: “Không sao, dù gì anh cũng chỉ mới gặp có vào lần, cũng không nói chuyện nhiều.”
“Anh còn có em.”
Yết hầu tôi khô khốc, cảm thấy lời an ủi của mình thật nhạt nhẽo.
Anh mỉm cười gật gật đầu.
“Ừ, anh còn có em.”
Thật ra câu này phải là “em chỉ có anh”.
~~~~
“Hình như đã lớn thêm một chút.” – Anh chỉ vào bé mèo con trong góc tường nói.
Tôi lấy ruốc trong túi ra, xé bao bì.
“Mấy hôm nay không thấy, em còn tưởng nó bị mấy ngày đại tuyết làm chết cóng rồi.”
Tôi cười nói, vỗ vỗ tay đứng lên. Một tay anh che dù, một tay giúp tôi phủi tuyết trên góc áo.
“Nào có dễ chết như vậy, không phải mỗi này em đều cho nó ăn sao?”
Tôi đẩy tay anh ra.
“Được rồi, đừng phủi nữa, lạnh quá đi.”
Mèo con trong góc tường rụt người lại nhìn chằm chằm vào hai chúng tôi, tựa hồ bất cứ lúc nào cũng có thể nhảy dựng lên. Tôi nhìn bộ dáng cảnh giác của nó, nhịn không được bật cười.
Hình như nó bị tiếng cười của tôi dọa nhảy dựng lên, “meo” một tiếng vụt lên thùng rác ngồi, rồi lại luyến tiếc bịch ruốc, chần chừ mãi không chịu đi.
Một bé mèo đen khác không biết từ đâu chui ra, vèo một tiếng ngậm lấy bịch ruốc ném qua cho nó, nó đón lấy bịch ruốc, nhảy vọt lên thành tường không thấy đâu nữa. Quay đầu lại tìm con mèo đen nọ, cũng đã sớm chạy mất dạng rồi.
Tôi bực mình sờ sờ mũi mắng: “Đúng là con vật nhỏ không biết phân biệt người tốt.”
“Nhưng không phải chỉ là con vật nhỏ thôi sao?” – Anh hờ hững nói.
Anh không thích mèo, mà thích chó. Trước đây chúng tôi cũng đã từng nuôi một con, nhưng rồi chết già, sau đó không nuôi thêm nữa.
Vậy nên tôi nghĩ, nếu như tôi đi rồi, còn anh phải làm sao đây? Đằng nào rồi cũng sẽ có một ngày tôi phải rời xa anh.