Lời thề trong dĩ vãng đều thành mây khói. Câu chuyện của ngày hôm qua cũng đã kết thúc. Tsangyang Gyatso nên hiểu rõ, tươi héo vô ý, hợp tan tùy duyên. Chỉ là khi Ngài đứng trên bờ sông thời gian, ngắm bóng hình của kiếp phù du, vẫn cảm khái muôn vàn.
Trên đời này quả thật có quá nhiều chuyện sơ suất ngẫu nhiên, rất nhiều bỏ lỡ, rất nhiều lướt vai, khiến người dở khóc dở cười. Rất nhiều người thích sắp xếp sẵn hành trình cho mình, ghi chép hết những việc muốn làm vào trang sách của đời người. Nhưng sự đời muôn vàn biến hoá, quá trình có lẽ còn có thể đoán trước, kết cuộc lại luôn nằm ngoài dự liệu. Thế là chúng ta không ngừng thêm bớt sửa đổi tình tiết, không ngừng nhân nhượng cầu toàn, đến cuối cùng, giữa tưởng tượng và thực thế lại khác biệt một trời một vực.
Cung Potala, một tòa cung điện đẹp đẽ trên cao nguyên Tây Tạng, một sân khấu tô vẽ đậm mực của nhân gian. Biết bao linh đồng chuyển thế xóa đi quá khứ, thay đổi tâm tình ở đó. Thế nhưng không phải bạn nghe theo ai, người đó sẽ cho bạn mãn nguyện. Tsangyang Gyatso dùng thời gian ba năm, muốn đổi lấy quyền trượng cho rằng theo lý đương nhiên thuộc về Ngài, cuối cùng cũng chỉ như bọt nước, chớp mắt đã tan. Ví như chúng ta nghĩ đủ mọi cách muốn uống một tách trà, nhưng vì thời gian chờ đợi quá dài, cầm trong tay đã nguội lạnh, uống vào đã không phải là mùi vị ấy nữa. Nhưng như vậy, ít nhất chúng ta vẫn ngửi được hương thơm của trà, còn Tsangyang Gyatso, ngồi trong cung điện sâu thẳm trống trải, chỉ cảm nhận được nỗi quạnh quẽ và bất lực vô biên.
Có người nói, Tsangyang Gyatso may mắn. Giờ đây nghĩ lại, Ngài quả thật may mắn hơn Đạt Lai Lạt Ma mấy đời trước đó. Những linh đồng chuyển thế ấy từ nhỏ đã phải tiếp nhận học tập Phật giáo chính quy, họ nào có tuổi thơ vô tư, thời gian lãng mạn. Còn Tsangyang Gyatso, mười lăm năm nay không hề biết thân phận của mình, Ngài trải qua những ngày tháng đơn thuần đẹp đẽ nhất của đời người mà không có bất cứ áp lực và gánh nặng nào. Mười lăm năm dài, dùng vui vẻ của mười lăm năm, đổi lấy năm tháng sau này thân bất do kỷ, cũng là xứng đáng.
Thế nhưng không ai quy định rằng, Tsangyang Gyatso phải hài lòng, phải trả giá vì quá khứ hạnh phúc của mình. Dù Ngài ở cung Potala, khổ tu ba năm, cũng không thể bù đắp cơ duyên đã từng lỡ mất. Bắt đầu từ khi Đệ Ba Sangye Gyatso dự tính giấu không phát tang đối với cái chết của Đạt Lai thứ 5, Tsangyang Gyatso đã mất đi thời cơ tốt nhất để trở thành Đạt Lai thứ 6. Sangye Gyatso làm sao nỡ dễ dàng nhường lại chính quyền nắm giữ mấy mươi năm cho một đứa trẻ đã buông thả chốn nhân gian mười lăm năm, y thật sự yên tâm sao? Dù hiện tại Tsangyang Gyatso đã có thành quả tu luyện ba năm, đối với Sangye Gyatso, còn xa mới đủ tiêu chuẩn trong lòng y. Tài thao lược kiệt xuất của Đạt Lai thứ 5 Lobsang Gyatso đã bén rễ sâu vững trong lòng y, những thành tựu phi phàm ấy, Tsangyang Gyatso há có thể thay thế?
Do đó, dù Tsangyang Gyatso mỏi mắt trông chờ, Sangye Gyatso cũng trước sau không giao cây quyền trượng đại diện cho vương giả ấy vào tay Ngài. Tsangyang Gyatso lại chật vật sống qua hai năm trong chờ đợi và ẩn nhẫn. Hai năm này, Ngài hết sức khiến mình bình tĩnh, hòa nhã đối đãi mỗi một việc, mỗi một người. Hai năm này, Ngài khiến mình triệt để chìm đắm trong Phật pháp mênh mông, dường như muốn quên hết mọi thứ của thời niên thiếu. Không phải là quên, đúng ra là gói ghém lại quá khứ một cách hoàn hảo, cất kín ở một góc không thể dễ dàng chạm đến của nội tâm. Dù vất vả, nhưng Ngài đã làm được, kinh Phật khiến lòng Ngài dần dần bình tĩnh. Ngài tự nhủ rằng, lúc không sức đánh trả, điều duy nhất có thể làm, chính là nhịn.
Việc đời quả thật tối sáng khó đoán, buồn vui thất thường, Tsangyang Gyatso hết sức khiến mình bình tĩnh trong chờ đợi, lại vẫn bị một tin tức bất ngờ làm tổn thương cùng cực. Mẹ và hàng xóm từ Monyu xa xôi đến thăm Ngài, mang đến cho Tsangyang Gyatso nỗi kinh ngạc như đã xa cách một đời, đồng thời cũng mang đến một tin tức khiến Ngài đau buồn mãi không thôi. Tin tức này đã đập tan hoàn toàn niềm tin Ngài kiên định không dời mấy năm nay. Từ khi rời khỏi Monyu, Tsangyang Gyatso bị nhốt trong cung Potala, một chiếc lồng mỹ miều, chỉ dựa vào hồi ức đẹp đẽ ngày trước để sống qua ngày. Trong vô số giấc mơ lúc nửa đêm, Ngài đều ảo tưởng mình và ý trung nhân hò hẹn trên bãi cỏ dưới ánh trăng, nói những lời nói dịu dàng, trong mơ, Ngài ngửi mùi hương của nàng, ngắm nụ cười ngọt ngào của nàng.
Lời thề non hẹn biển,
Nàng từng trao cho ta.
Lại giống như nút thắt,
Chưa đụng đã bung ra.
Đò ngang dẫu vô tâm,
Đầu ngựa luôn ngoảnh lại[1].
Người yêu không tình nghĩa,
Quay lưng chẳng đoái hoài.
[1] Ở Tây Tạng đò ngang đều khắc ngựa gỗ, đầu ngựa ngoảnh nhìn lại phía sau.
Nàng chẳng phải mẹ sinh,
Lớn trên cây đào ấy?
Sao tình yêu của nàng,
Tàn nhanh hơn hoa vậy?
Lời thề trong dĩ vãng đều thành mây khói. Câu chuyện của ngày hôm qua cũng đã kết thúc. Tsangyang Gyatso nên hiểu rõ, tươi héo vô ý, hợp tan tùy duyên. Chỉ là khi Ngài đứng trên bờ sông thời gian, ngắm bóng hình của kiếp phù du, vẫn cảm khái muôn vàn.
Trên đời này quả thật có quá nhiều chuyện sơ suất ngẫu nhiên, rất nhiều bỏ lỡ, rất nhiều lướt vai, khiến người dở khóc dở cười. Rất nhiều người thích sắp xếp sẵn hành trình cho mình, ghi chép hết những việc muốn làm vào trang sách của đời người. Nhưng sự đời muôn vàn biến hoá, quá trình có lẽ còn có thể đoán trước, kết cuộc lại luôn nằm ngoài dự liệu. Thế là chúng ta không ngừng thêm bớt sửa đổi tình tiết, không ngừng nhân nhượng cầu toàn, đến cuối cùng, giữa tưởng tượng và thực thế lại khác biệt một trời một vực.
Cung Potala, một tòa cung điện đẹp đẽ trên cao nguyên Tây Tạng, một sân khấu tô vẽ đậm mực của nhân gian. Biết bao linh đồng chuyển thế xóa đi quá khứ, thay đổi tâm tình ở đó. Thế nhưng không phải bạn nghe theo ai, người đó sẽ cho bạn mãn nguyện. Tsangyang Gyatso dùng thời gian ba năm, muốn đổi lấy quyền trượng cho rằng theo lý đương nhiên thuộc về Ngài, cuối cùng cũng chỉ như bọt nước, chớp mắt đã tan. Ví như chúng ta nghĩ đủ mọi cách muốn uống một tách trà, nhưng vì thời gian chờ đợi quá dài, cầm trong tay đã nguội lạnh, uống vào đã không phải là mùi vị ấy nữa. Nhưng như vậy, ít nhất chúng ta vẫn ngửi được hương thơm của trà, còn Tsangyang Gyatso, ngồi trong cung điện sâu thẳm trống trải, chỉ cảm nhận được nỗi quạnh quẽ và bất lực vô biên.
Có người nói, Tsangyang Gyatso may mắn. Giờ đây nghĩ lại, Ngài quả thật may mắn hơn Đạt Lai Lạt Ma mấy đời trước đó. Những linh đồng chuyển thế ấy từ nhỏ đã phải tiếp nhận học tập Phật giáo chính quy, họ nào có tuổi thơ vô tư, thời gian lãng mạn. Còn Tsangyang Gyatso, mười lăm năm nay không hề biết thân phận của mình, Ngài trải qua những ngày tháng đơn thuần đẹp đẽ nhất của đời người mà không có bất cứ áp lực và gánh nặng nào. Mười lăm năm dài, dùng vui vẻ của mười lăm năm, đổi lấy năm tháng sau này thân bất do kỷ, cũng là xứng đáng.
Thế nhưng không ai quy định rằng, Tsangyang Gyatso phải hài lòng, phải trả giá vì quá khứ hạnh phúc của mình. Dù Ngài ở cung Potala, khổ tu ba năm, cũng không thể bù đắp cơ duyên đã từng lỡ mất. Bắt đầu từ khi Đệ Ba Sangye Gyatso dự tính giấu không phát tang đối với cái chết của Đạt Lai thứ , Tsangyang Gyatso đã mất đi thời cơ tốt nhất để trở thành Đạt Lai thứ . Sangye Gyatso làm sao nỡ dễ dàng nhường lại chính quyền nắm giữ mấy mươi năm cho một đứa trẻ đã buông thả chốn nhân gian mười lăm năm, y thật sự yên tâm sao? Dù hiện tại Tsangyang Gyatso đã có thành quả tu luyện ba năm, đối với Sangye Gyatso, còn xa mới đủ tiêu chuẩn trong lòng y. Tài thao lược kiệt xuất của Đạt Lai thứ Lobsang Gyatso đã bén rễ sâu vững trong lòng y, những thành tựu phi phàm ấy, Tsangyang Gyatso há có thể thay thế?
Do đó, dù Tsangyang Gyatso mỏi mắt trông chờ, Sangye Gyatso cũng trước sau không giao cây quyền trượng đại diện cho vương giả ấy vào tay Ngài. Tsangyang Gyatso lại chật vật sống qua hai năm trong chờ đợi và ẩn nhẫn. Hai năm này, Ngài hết sức khiến mình bình tĩnh, hòa nhã đối đãi mỗi một việc, mỗi một người. Hai năm này, Ngài khiến mình triệt để chìm đắm trong Phật pháp mênh mông, dường như muốn quên hết mọi thứ của thời niên thiếu. Không phải là quên, đúng ra là gói ghém lại quá khứ một cách hoàn hảo, cất kín ở một góc không thể dễ dàng chạm đến của nội tâm. Dù vất vả, nhưng Ngài đã làm được, kinh Phật khiến lòng Ngài dần dần bình tĩnh. Ngài tự nhủ rằng, lúc không sức đánh trả, điều duy nhất có thể làm, chính là nhịn.
Việc đời quả thật tối sáng khó đoán, buồn vui thất thường, Tsangyang Gyatso hết sức khiến mình bình tĩnh trong chờ đợi, lại vẫn bị một tin tức bất ngờ làm tổn thương cùng cực. Mẹ và hàng xóm từ Monyu xa xôi đến thăm Ngài, mang đến cho Tsangyang Gyatso nỗi kinh ngạc như đã xa cách một đời, đồng thời cũng mang đến một tin tức khiến Ngài đau buồn mãi không thôi. Tin tức này đã đập tan hoàn toàn niềm tin Ngài kiên định không dời mấy năm nay. Từ khi rời khỏi Monyu, Tsangyang Gyatso bị nhốt trong cung Potala, một chiếc lồng mỹ miều, chỉ dựa vào hồi ức đẹp đẽ ngày trước để sống qua ngày. Trong vô số giấc mơ lúc nửa đêm, Ngài đều ảo tưởng mình và ý trung nhân hò hẹn trên bãi cỏ dưới ánh trăng, nói những lời nói dịu dàng, trong mơ, Ngài ngửi mùi hương của nàng, ngắm nụ cười ngọt ngào của nàng.
Lời thề non hẹn biển,
Nàng từng trao cho ta.
Lại giống như nút thắt,
Chưa đụng đã bung ra.
Đò ngang dẫu vô tâm,
Đầu ngựa luôn ngoảnh lại[].
Người yêu không tình nghĩa,
Quay lưng chẳng đoái hoài.
[] Ở Tây Tạng đò ngang đều khắc ngựa gỗ, đầu ngựa ngoảnh nhìn lại phía sau.
Sử dụng mũi tên trái (←) hoặc phải (→) để chuyển chapter
Lời thề trong dĩ vãng đều thành mây khói. Câu chuyện của ngày hôm qua cũng đã kết thúc. Tsangyang Gyatso nên hiểu rõ, tươi héo vô ý, hợp tan tùy duyên. Chỉ là khi Ngài đứng trên bờ sông thời gian, ngắm bóng hình của kiếp phù du, vẫn cảm khái muôn vàn.
Trên đời này quả thật có quá nhiều chuyện sơ suất ngẫu nhiên, rất nhiều bỏ lỡ, rất nhiều lướt vai, khiến người dở khóc dở cười. Rất nhiều người thích sắp xếp sẵn hành trình cho mình, ghi chép hết những việc muốn làm vào trang sách của đời người. Nhưng sự đời muôn vàn biến hoá, quá trình có lẽ còn có thể đoán trước, kết cuộc lại luôn nằm ngoài dự liệu. Thế là chúng ta không ngừng thêm bớt sửa đổi tình tiết, không ngừng nhân nhượng cầu toàn, đến cuối cùng, giữa tưởng tượng và thực thế lại khác biệt một trời một vực.
Cung Potala, một tòa cung điện đẹp đẽ trên cao nguyên Tây Tạng, một sân khấu tô vẽ đậm mực của nhân gian. Biết bao linh đồng chuyển thế xóa đi quá khứ, thay đổi tâm tình ở đó. Thế nhưng không phải bạn nghe theo ai, người đó sẽ cho bạn mãn nguyện. Tsangyang Gyatso dùng thời gian ba năm, muốn đổi lấy quyền trượng cho rằng theo lý đương nhiên thuộc về Ngài, cuối cùng cũng chỉ như bọt nước, chớp mắt đã tan. Ví như chúng ta nghĩ đủ mọi cách muốn uống một tách trà, nhưng vì thời gian chờ đợi quá dài, cầm trong tay đã nguội lạnh, uống vào đã không phải là mùi vị ấy nữa. Nhưng như vậy, ít nhất chúng ta vẫn ngửi được hương thơm của trà, còn Tsangyang Gyatso, ngồi trong cung điện sâu thẳm trống trải, chỉ cảm nhận được nỗi quạnh quẽ và bất lực vô biên.
Có người nói, Tsangyang Gyatso may mắn. Giờ đây nghĩ lại, Ngài quả thật may mắn hơn Đạt Lai Lạt Ma mấy đời trước đó. Những linh đồng chuyển thế ấy từ nhỏ đã phải tiếp nhận học tập Phật giáo chính quy, họ nào có tuổi thơ vô tư, thời gian lãng mạn. Còn Tsangyang Gyatso, mười lăm năm nay không hề biết thân phận của mình, Ngài trải qua những ngày tháng đơn thuần đẹp đẽ nhất của đời người mà không có bất cứ áp lực và gánh nặng nào. Mười lăm năm dài, dùng vui vẻ của mười lăm năm, đổi lấy năm tháng sau này thân bất do kỷ, cũng là xứng đáng.
Thế nhưng không ai quy định rằng, Tsangyang Gyatso phải hài lòng, phải trả giá vì quá khứ hạnh phúc của mình. Dù Ngài ở cung Potala, khổ tu ba năm, cũng không thể bù đắp cơ duyên đã từng lỡ mất. Bắt đầu từ khi Đệ Ba Sangye Gyatso dự tính giấu không phát tang đối với cái chết của Đạt Lai thứ 5, Tsangyang Gyatso đã mất đi thời cơ tốt nhất để trở thành Đạt Lai thứ 6. Sangye Gyatso làm sao nỡ dễ dàng nhường lại chính quyền nắm giữ mấy mươi năm cho một đứa trẻ đã buông thả chốn nhân gian mười lăm năm, y thật sự yên tâm sao? Dù hiện tại Tsangyang Gyatso đã có thành quả tu luyện ba năm, đối với Sangye Gyatso, còn xa mới đủ tiêu chuẩn trong lòng y. Tài thao lược kiệt xuất của Đạt Lai thứ 5 Lobsang Gyatso đã bén rễ sâu vững trong lòng y, những thành tựu phi phàm ấy, Tsangyang Gyatso há có thể thay thế?
Do đó, dù Tsangyang Gyatso mỏi mắt trông chờ, Sangye Gyatso cũng trước sau không giao cây quyền trượng đại diện cho vương giả ấy vào tay Ngài. Tsangyang Gyatso lại chật vật sống qua hai năm trong chờ đợi và ẩn nhẫn. Hai năm này, Ngài hết sức khiến mình bình tĩnh, hòa nhã đối đãi mỗi một việc, mỗi một người. Hai năm này, Ngài khiến mình triệt để chìm đắm trong Phật pháp mênh mông, dường như muốn quên hết mọi thứ của thời niên thiếu. Không phải là quên, đúng ra là gói ghém lại quá khứ một cách hoàn hảo, cất kín ở một góc không thể dễ dàng chạm đến của nội tâm. Dù vất vả, nhưng Ngài đã làm được, kinh Phật khiến lòng Ngài dần dần bình tĩnh. Ngài tự nhủ rằng, lúc không sức đánh trả, điều duy nhất có thể làm, chính là nhịn.
Việc đời quả thật tối sáng khó đoán, buồn vui thất thường, Tsangyang Gyatso hết sức khiến mình bình tĩnh trong chờ đợi, lại vẫn bị một tin tức bất ngờ làm tổn thương cùng cực. Mẹ và hàng xóm từ Monyu xa xôi đến thăm Ngài, mang đến cho Tsangyang Gyatso nỗi kinh ngạc như đã xa cách một đời, đồng thời cũng mang đến một tin tức khiến Ngài đau buồn mãi không thôi. Tin tức này đã đập tan hoàn toàn niềm tin Ngài kiên định không dời mấy năm nay. Từ khi rời khỏi Monyu, Tsangyang Gyatso bị nhốt trong cung Potala, một chiếc lồng mỹ miều, chỉ dựa vào hồi ức đẹp đẽ ngày trước để sống qua ngày. Trong vô số giấc mơ lúc nửa đêm, Ngài đều ảo tưởng mình và ý trung nhân hò hẹn trên bãi cỏ dưới ánh trăng, nói những lời nói dịu dàng, trong mơ, Ngài ngửi mùi hương của nàng, ngắm nụ cười ngọt ngào của nàng.
Lời thề non hẹn biển,
Nàng từng trao cho ta.
Lại giống như nút thắt,
Chưa đụng đã bung ra.
Đò ngang dẫu vô tâm,
Đầu ngựa luôn ngoảnh lại[1].
Người yêu không tình nghĩa,
Quay lưng chẳng đoái hoài.
[1] Ở Tây Tạng đò ngang đều khắc ngựa gỗ, đầu ngựa ngoảnh nhìn lại phía sau.