Giấc mơ đó đã bị đánh thức một cách tàn nhẫn, thậm chí còn không cho Ngài bất cứ cơ hội nào để nghỉ lấy hơi. Cô gái Monpa cùng Ngài thề non hẹn biển đã khoác áo cưới làm cô dâu của người khác. Lòng Tsangyang Gyatso triệt để tan nát bởi tin tức này, tình cảm vui vẻ ngày xưa hiện rõ mồn một trước mắt, lời thề đã trao vẫn còn quanh quẩn bên tai, vì sao chớp mắt tất cả đã ngấm ngầm thay đổi? Chẳng lẽ lời thề thật sự nhẹ nhàng như giấy mỏng? Chẳng lẽ lòng người dễ dàng thay đổi như thế? Tình yêu Ngài khổ sở si mê gìn giữ, ở nơi nàng, thật sự nhỏ bé không đáng kể như thế hay sao?
Người yêu ta tha thiết,
Bị kẻ khác cưới rồi.
Ta tương tư khổ sở,
Còn da bọc xương thôi.
Có thể dùng thòng lọng,
Để bắt được ngựa hoang.
Người thay đổi lòng dạ,
Sức thần khó giữ nàng.
Có lẽ chúng ta nên trách, thế là không công bằng cho cô gái người Monpa kia, Tsangyang Gyatso năm xưa vội vã rời đi, thậm chí không kịp nói cả một lời từ biệt. Sau khi nàng biết tin Ngài là linh đồng chuyển thế, biết họ kiếp này không còn hy vọng gặp nhau, ắt hẳn nàng đã khóc đến đứt từng khúc ruột. Mấy năm nay, họ hoàn toàn không có tin tức của nhau, chỉ có thể giữ thước phim ấm áp của quá khứ để chữa lành vết thương. Biết rõ là một sự chờ đợi không có kết cục, nhưng nàng vẫn si dại chờ ở ngã tư đường lúc ly biệt, lừa dối bản thân có lẽ sẽ có kỳ tích xảy ra. Nhưng nỗi si tình của nàng chỉ đổi lại ánh mắt khác thường của mọi người, và những lời nhiếc móc tàn nhẫn của người nhà. Khi nhiều cô gái cùng trang lứa với nàng lần lượt xuất giá, lý do mà nàng đưa ra thật là bạc nhược, yếu ớt.
Tsangyang Gyatso thật sự đã trách lầm nàng, nàng kiên trì đến cuối cùng bằng sự quyết liệt của mình. Dù người dân Monpa thuần phác đôn hậu, nhưng họ cũng không cho phép một cô gái trẻ tuổi si dại chờ đợi vì một lời ước hẹn không kỳ hạn. Bất kể nàng có bao nhiêu tuổi xuân có thể lãng phí, cũng không thể sánh với thời gian bất tận. Nếu Tsangyang Gyatso đặt mình vào hoàn cảnh của nàng mà nghĩ cho nàng, nhất định sẽ hối hận khi bản thân viết ra câu thơ tàn nhẫn như vậy. Nếu nói phụ bạc, là Ngài rời khỏi trước, tuy có nỗi khổ, nhưng rốt cuộc vẫn là Ngài phụ nàng. Từ lúc Ngài vào ở trong cung Potala, có nghĩa tất cả lời thề đều sẽ hóa thành tro bụi, Ngài chẳng có tư cách sở hữu tình yêu, chẳng có tư cách oán trách cô gái vô tội ấy thay lòng gả làm vợ người khác.
Chỉ cần Tsangyang Gyatso nhắm mắt suy nghĩ, thì có thể nhìn thấy tình cảnh thê lương của ý trung nhân, nàng chờ đợi trong tuyệt vọng, cuối cùng không chịu đựng nổi lời chỉ trích của mọi người, rưng rưng nước mắt khoác áo cưới, làm cô dâu của người khác. Suốt đời này, nàng làm sao còn có thể có được hạnh phúc chân chính? Mối tình đầu chôn trong đáy lòng, mỗi năm, nỗi nhớ đều theo cỏ xuân lan tràn, linh hồn nàng định sẵn không yên ổn vì Ngài. Nếu nàng đọc được bài thơ của Tsangyang Gyatso, lại sẽ thổn thức rơi lệ ra sao? Có lẽ chúng ta không nên oán trách ai, duyên phận bạc bẽo ấy đã khiến họ đau lòng cùng cực, làm sao nỡ chỉ trích làm thương tâm thêm.
Đây phải là lúc Tsangyang Gyatso sa sút nhất, đau khổ nhất. Kiếp sống con rối năm năm, khiến lý tưởng tự mình chấp chính của Ngài tan vỡ, giờ đây lại nếm trọn nỗi đau thất tình xé lòng, khiến Ngài nguội lòng nản chí. Vị Phật sống đau khổ tuyệt vọng không thể tịnh tâm để suy xét mọi việc. Ngài không biết, cục diện chính trị của Tây Tạng lúc đó vẫn đang lung lay trong gió, dã tâm của Lha-bzang Khan[2] khiến Đệ Ba Sangye Gyatso không dám có mảy may sơ suất. Dù không bị dục vọng quyền lực thúc đẩy, Sangye Gyatso cũng không dám giao chính quyền cho một đứa trẻ tiếp xúc sự đời chưa nhiều, chưa từng tham gia chính sự. Tsangyang Gyatso làm sao hiểu rõ, đấu tranh chính trị khốc liệt vượt xa đấu tranh tình cảm, một trận giết chóc sẽ đem đến tổn thương thê thảm nhất trần gian, sẽ khiến người dân khốn khổ. Tổn thương tình cảm tuy là địa ngục nhân gian, nhưng cá nhân so với chúng sinh, sẽ tỏ ra quá đỗi nhỏ bé.
[2] Lha-bzang Khan (La Tạng Hãn): cháu của Gushi Khan (Cố Thủy Hãn), thủ lĩnh của bộ lạc Khoshut (Hòa Thạc Đặc).
Nhà Phật tin vào nhân quả, lẽ nào tất cả cảnh ngộ hôm nay của Tsangyang Gyatso là nhân Ngài đã từng gieo, phải gặt lấy quả? Mấy năm nay, cuộc đời Ngài có biến hóa biển biếc nương dâu, đây lẽ nào chính là đau khổ mà Phật sống phải gánh chịu, cái giá phải trả ra? Nếu phải, Ngài chẳng có lời nào để nói, cứ xem là phúc báo của đời này vậy. Hy vọng trải qua kiếp nạn này, ngày tháng về sau, có thể trời cao biển rộng. Nhưng Ngài vẫn cảm thấy một nỗi tuyệt vọng trước giờ chưa từng có, vì Ngài uổng là Phật sống, đừng nói cứu giúp người đời, ngay cả bản thân mình cũng không giải thoát được.
Lời thề trong dĩ vãng đều đã thành mây khói. Câu chuyện của hôm nay cũng đã kết thúc. Tsangyang Gyatso nên hiểu rõ, tươi héo vô ý, hợp tan tùy duyên. Chỉ là khi Ngài đứng trên bờ sông thời gian, ngắm bóng hình của kiếp phù du, vẫn cảm khái muôn vàn. Đời người, thật ra chính là một cuốn sách kinh không chữ, Tsangyang Gyatso đã tu luyện nhiều năm cũng đọc không hiểu, tham không thấu. Trong lúc bất lực, Ngài đành hướng về Đức Phật, đưa ra câu hỏi hoang mang mà tình sâu.
Giấc mơ đó đã bị đánh thức một cách tàn nhẫn, thậm chí còn không cho Ngài bất cứ cơ hội nào để nghỉ lấy hơi. Cô gái Monpa cùng Ngài thề non hẹn biển đã khoác áo cưới làm cô dâu của người khác. Lòng Tsangyang Gyatso triệt để tan nát bởi tin tức này, tình cảm vui vẻ ngày xưa hiện rõ mồn một trước mắt, lời thề đã trao vẫn còn quanh quẩn bên tai, vì sao chớp mắt tất cả đã ngấm ngầm thay đổi? Chẳng lẽ lời thề thật sự nhẹ nhàng như giấy mỏng? Chẳng lẽ lòng người dễ dàng thay đổi như thế? Tình yêu Ngài khổ sở si mê gìn giữ, ở nơi nàng, thật sự nhỏ bé không đáng kể như thế hay sao?
Người yêu ta tha thiết,
Bị kẻ khác cưới rồi.
Ta tương tư khổ sở,
Còn da bọc xương thôi.
Có thể dùng thòng lọng,
Để bắt được ngựa hoang.
Người thay đổi lòng dạ,
Sức thần khó giữ nàng.
Có lẽ chúng ta nên trách, thế là không công bằng cho cô gái người Monpa kia, Tsangyang Gyatso năm xưa vội vã rời đi, thậm chí không kịp nói cả một lời từ biệt. Sau khi nàng biết tin Ngài là linh đồng chuyển thế, biết họ kiếp này không còn hy vọng gặp nhau, ắt hẳn nàng đã khóc đến đứt từng khúc ruột. Mấy năm nay, họ hoàn toàn không có tin tức của nhau, chỉ có thể giữ thước phim ấm áp của quá khứ để chữa lành vết thương. Biết rõ là một sự chờ đợi không có kết cục, nhưng nàng vẫn si dại chờ ở ngã tư đường lúc ly biệt, lừa dối bản thân có lẽ sẽ có kỳ tích xảy ra. Nhưng nỗi si tình của nàng chỉ đổi lại ánh mắt khác thường của mọi người, và những lời nhiếc móc tàn nhẫn của người nhà. Khi nhiều cô gái cùng trang lứa với nàng lần lượt xuất giá, lý do mà nàng đưa ra thật là bạc nhược, yếu ớt.
Tsangyang Gyatso thật sự đã trách lầm nàng, nàng kiên trì đến cuối cùng bằng sự quyết liệt của mình. Dù người dân Monpa thuần phác đôn hậu, nhưng họ cũng không cho phép một cô gái trẻ tuổi si dại chờ đợi vì một lời ước hẹn không kỳ hạn. Bất kể nàng có bao nhiêu tuổi xuân có thể lãng phí, cũng không thể sánh với thời gian bất tận. Nếu Tsangyang Gyatso đặt mình vào hoàn cảnh của nàng mà nghĩ cho nàng, nhất định sẽ hối hận khi bản thân viết ra câu thơ tàn nhẫn như vậy. Nếu nói phụ bạc, là Ngài rời khỏi trước, tuy có nỗi khổ, nhưng rốt cuộc vẫn là Ngài phụ nàng. Từ lúc Ngài vào ở trong cung Potala, có nghĩa tất cả lời thề đều sẽ hóa thành tro bụi, Ngài chẳng có tư cách sở hữu tình yêu, chẳng có tư cách oán trách cô gái vô tội ấy thay lòng gả làm vợ người khác.
Chỉ cần Tsangyang Gyatso nhắm mắt suy nghĩ, thì có thể nhìn thấy tình cảnh thê lương của ý trung nhân, nàng chờ đợi trong tuyệt vọng, cuối cùng không chịu đựng nổi lời chỉ trích của mọi người, rưng rưng nước mắt khoác áo cưới, làm cô dâu của người khác. Suốt đời này, nàng làm sao còn có thể có được hạnh phúc chân chính? Mối tình đầu chôn trong đáy lòng, mỗi năm, nỗi nhớ đều theo cỏ xuân lan tràn, linh hồn nàng định sẵn không yên ổn vì Ngài. Nếu nàng đọc được bài thơ của Tsangyang Gyatso, lại sẽ thổn thức rơi lệ ra sao? Có lẽ chúng ta không nên oán trách ai, duyên phận bạc bẽo ấy đã khiến họ đau lòng cùng cực, làm sao nỡ chỉ trích làm thương tâm thêm.
Đây phải là lúc Tsangyang Gyatso sa sút nhất, đau khổ nhất. Kiếp sống con rối năm năm, khiến lý tưởng tự mình chấp chính của Ngài tan vỡ, giờ đây lại nếm trọn nỗi đau thất tình xé lòng, khiến Ngài nguội lòng nản chí. Vị Phật sống đau khổ tuyệt vọng không thể tịnh tâm để suy xét mọi việc. Ngài không biết, cục diện chính trị của Tây Tạng lúc đó vẫn đang lung lay trong gió, dã tâm của Lha-bzang Khan[] khiến Đệ Ba Sangye Gyatso không dám có mảy may sơ suất. Dù không bị dục vọng quyền lực thúc đẩy, Sangye Gyatso cũng không dám giao chính quyền cho một đứa trẻ tiếp xúc sự đời chưa nhiều, chưa từng tham gia chính sự. Tsangyang Gyatso làm sao hiểu rõ, đấu tranh chính trị khốc liệt vượt xa đấu tranh tình cảm, một trận giết chóc sẽ đem đến tổn thương thê thảm nhất trần gian, sẽ khiến người dân khốn khổ. Tổn thương tình cảm tuy là địa ngục nhân gian, nhưng cá nhân so với chúng sinh, sẽ tỏ ra quá đỗi nhỏ bé.
[] Lha-bzang Khan (La Tạng Hãn): cháu của Gushi Khan (Cố Thủy Hãn), thủ lĩnh của bộ lạc Khoshut (Hòa Thạc Đặc).
Nhà Phật tin vào nhân quả, lẽ nào tất cả cảnh ngộ hôm nay của Tsangyang Gyatso là nhân Ngài đã từng gieo, phải gặt lấy quả? Mấy năm nay, cuộc đời Ngài có biến hóa biển biếc nương dâu, đây lẽ nào chính là đau khổ mà Phật sống phải gánh chịu, cái giá phải trả ra? Nếu phải, Ngài chẳng có lời nào để nói, cứ xem là phúc báo của đời này vậy. Hy vọng trải qua kiếp nạn này, ngày tháng về sau, có thể trời cao biển rộng. Nhưng Ngài vẫn cảm thấy một nỗi tuyệt vọng trước giờ chưa từng có, vì Ngài uổng là Phật sống, đừng nói cứu giúp người đời, ngay cả bản thân mình cũng không giải thoát được.
Lời thề trong dĩ vãng đều đã thành mây khói. Câu chuyện của hôm nay cũng đã kết thúc. Tsangyang Gyatso nên hiểu rõ, tươi héo vô ý, hợp tan tùy duyên. Chỉ là khi Ngài đứng trên bờ sông thời gian, ngắm bóng hình của kiếp phù du, vẫn cảm khái muôn vàn. Đời người, thật ra chính là một cuốn sách kinh không chữ, Tsangyang Gyatso đã tu luyện nhiều năm cũng đọc không hiểu, tham không thấu. Trong lúc bất lực, Ngài đành hướng về Đức Phật, đưa ra câu hỏi hoang mang mà tình sâu.
Sử dụng mũi tên trái (←) hoặc phải (→) để chuyển chapter
Giấc mơ đó đã bị đánh thức một cách tàn nhẫn, thậm chí còn không cho Ngài bất cứ cơ hội nào để nghỉ lấy hơi. Cô gái Monpa cùng Ngài thề non hẹn biển đã khoác áo cưới làm cô dâu của người khác. Lòng Tsangyang Gyatso triệt để tan nát bởi tin tức này, tình cảm vui vẻ ngày xưa hiện rõ mồn một trước mắt, lời thề đã trao vẫn còn quanh quẩn bên tai, vì sao chớp mắt tất cả đã ngấm ngầm thay đổi? Chẳng lẽ lời thề thật sự nhẹ nhàng như giấy mỏng? Chẳng lẽ lòng người dễ dàng thay đổi như thế? Tình yêu Ngài khổ sở si mê gìn giữ, ở nơi nàng, thật sự nhỏ bé không đáng kể như thế hay sao?
Người yêu ta tha thiết,
Bị kẻ khác cưới rồi.
Ta tương tư khổ sở,
Còn da bọc xương thôi.
Có thể dùng thòng lọng,
Để bắt được ngựa hoang.
Người thay đổi lòng dạ,
Sức thần khó giữ nàng.
Có lẽ chúng ta nên trách, thế là không công bằng cho cô gái người Monpa kia, Tsangyang Gyatso năm xưa vội vã rời đi, thậm chí không kịp nói cả một lời từ biệt. Sau khi nàng biết tin Ngài là linh đồng chuyển thế, biết họ kiếp này không còn hy vọng gặp nhau, ắt hẳn nàng đã khóc đến đứt từng khúc ruột. Mấy năm nay, họ hoàn toàn không có tin tức của nhau, chỉ có thể giữ thước phim ấm áp của quá khứ để chữa lành vết thương. Biết rõ là một sự chờ đợi không có kết cục, nhưng nàng vẫn si dại chờ ở ngã tư đường lúc ly biệt, lừa dối bản thân có lẽ sẽ có kỳ tích xảy ra. Nhưng nỗi si tình của nàng chỉ đổi lại ánh mắt khác thường của mọi người, và những lời nhiếc móc tàn nhẫn của người nhà. Khi nhiều cô gái cùng trang lứa với nàng lần lượt xuất giá, lý do mà nàng đưa ra thật là bạc nhược, yếu ớt.
Tsangyang Gyatso thật sự đã trách lầm nàng, nàng kiên trì đến cuối cùng bằng sự quyết liệt của mình. Dù người dân Monpa thuần phác đôn hậu, nhưng họ cũng không cho phép một cô gái trẻ tuổi si dại chờ đợi vì một lời ước hẹn không kỳ hạn. Bất kể nàng có bao nhiêu tuổi xuân có thể lãng phí, cũng không thể sánh với thời gian bất tận. Nếu Tsangyang Gyatso đặt mình vào hoàn cảnh của nàng mà nghĩ cho nàng, nhất định sẽ hối hận khi bản thân viết ra câu thơ tàn nhẫn như vậy. Nếu nói phụ bạc, là Ngài rời khỏi trước, tuy có nỗi khổ, nhưng rốt cuộc vẫn là Ngài phụ nàng. Từ lúc Ngài vào ở trong cung Potala, có nghĩa tất cả lời thề đều sẽ hóa thành tro bụi, Ngài chẳng có tư cách sở hữu tình yêu, chẳng có tư cách oán trách cô gái vô tội ấy thay lòng gả làm vợ người khác.
Chỉ cần Tsangyang Gyatso nhắm mắt suy nghĩ, thì có thể nhìn thấy tình cảnh thê lương của ý trung nhân, nàng chờ đợi trong tuyệt vọng, cuối cùng không chịu đựng nổi lời chỉ trích của mọi người, rưng rưng nước mắt khoác áo cưới, làm cô dâu của người khác. Suốt đời này, nàng làm sao còn có thể có được hạnh phúc chân chính? Mối tình đầu chôn trong đáy lòng, mỗi năm, nỗi nhớ đều theo cỏ xuân lan tràn, linh hồn nàng định sẵn không yên ổn vì Ngài. Nếu nàng đọc được bài thơ của Tsangyang Gyatso, lại sẽ thổn thức rơi lệ ra sao? Có lẽ chúng ta không nên oán trách ai, duyên phận bạc bẽo ấy đã khiến họ đau lòng cùng cực, làm sao nỡ chỉ trích làm thương tâm thêm.
Đây phải là lúc Tsangyang Gyatso sa sút nhất, đau khổ nhất. Kiếp sống con rối năm năm, khiến lý tưởng tự mình chấp chính của Ngài tan vỡ, giờ đây lại nếm trọn nỗi đau thất tình xé lòng, khiến Ngài nguội lòng nản chí. Vị Phật sống đau khổ tuyệt vọng không thể tịnh tâm để suy xét mọi việc. Ngài không biết, cục diện chính trị của Tây Tạng lúc đó vẫn đang lung lay trong gió, dã tâm của Lha-bzang Khan[2] khiến Đệ Ba Sangye Gyatso không dám có mảy may sơ suất. Dù không bị dục vọng quyền lực thúc đẩy, Sangye Gyatso cũng không dám giao chính quyền cho một đứa trẻ tiếp xúc sự đời chưa nhiều, chưa từng tham gia chính sự. Tsangyang Gyatso làm sao hiểu rõ, đấu tranh chính trị khốc liệt vượt xa đấu tranh tình cảm, một trận giết chóc sẽ đem đến tổn thương thê thảm nhất trần gian, sẽ khiến người dân khốn khổ. Tổn thương tình cảm tuy là địa ngục nhân gian, nhưng cá nhân so với chúng sinh, sẽ tỏ ra quá đỗi nhỏ bé.
[2] Lha-bzang Khan (La Tạng Hãn): cháu của Gushi Khan (Cố Thủy Hãn), thủ lĩnh của bộ lạc Khoshut (Hòa Thạc Đặc).
Nhà Phật tin vào nhân quả, lẽ nào tất cả cảnh ngộ hôm nay của Tsangyang Gyatso là nhân Ngài đã từng gieo, phải gặt lấy quả? Mấy năm nay, cuộc đời Ngài có biến hóa biển biếc nương dâu, đây lẽ nào chính là đau khổ mà Phật sống phải gánh chịu, cái giá phải trả ra? Nếu phải, Ngài chẳng có lời nào để nói, cứ xem là phúc báo của đời này vậy. Hy vọng trải qua kiếp nạn này, ngày tháng về sau, có thể trời cao biển rộng. Nhưng Ngài vẫn cảm thấy một nỗi tuyệt vọng trước giờ chưa từng có, vì Ngài uổng là Phật sống, đừng nói cứu giúp người đời, ngay cả bản thân mình cũng không giải thoát được.
Lời thề trong dĩ vãng đều đã thành mây khói. Câu chuyện của hôm nay cũng đã kết thúc. Tsangyang Gyatso nên hiểu rõ, tươi héo vô ý, hợp tan tùy duyên. Chỉ là khi Ngài đứng trên bờ sông thời gian, ngắm bóng hình của kiếp phù du, vẫn cảm khái muôn vàn. Đời người, thật ra chính là một cuốn sách kinh không chữ, Tsangyang Gyatso đã tu luyện nhiều năm cũng đọc không hiểu, tham không thấu. Trong lúc bất lực, Ngài đành hướng về Đức Phật, đưa ra câu hỏi hoang mang mà tình sâu.