Những câu thơ bay tới tấp như bươm bướm, vượt qua thảo nguyên, bay qua biển xanh, dừng lại ở những nơi cần tình cảm ấm áp. Chỉ là những bài thơ tình này có nhiều bản dịch, chúng ta có thể lựa chọn một bản mình yêu thích, sao chép cầm đọc.
Một kẻ hờ hững tín ngưỡng sẽ không hiểu tín ngưỡng trong lòng người chiếm vị trí quan trọng đến thế nào. Trên truyền hình và tranh ảnh trên mạng, chúng ta thường được thấy cảnh nhiều người Tạng hành hương đi đến tu viện làm lễ. Họ nhất bộ nhất bái, vái lạy trời xanh, cúi đầu xuống đất mẹ, thành kính đến nỗi khiến người xem rơi lệ. Những người này, không kể nam nữ, không kể già trẻ, không kể sang hèn, đều dùng cùng một phương thức, đi đến điện thờ thần thánh trong lòng. Họ không cần phải thề ước, chỉ vì tín ngưỡng trong lòng, nguyện ý gió mưa vẫn lên đường, quỳ mãi không dậy.
Trong lòng những người này, Phật là thần thánh không thể xâm phạm, là ký thác lâu dài về tinh thần kiếp này của họ. Trước lòng thành kính và si tình của họ, vẻ cao quý của chúng ta trở nên thật là hèn mọn. Mỗi khi tôi nhìn thấy những hình ảnh này, thường không nén nổi xúc động mà hỏi bản thân: “Ngươi hạnh phúc không?” Được sống yên ổn là một việc hạnh phúc biết bao. Đây là một nhóm người hiền lành, lòng từ bi của họ sẽ khiến chúng ta dạt dào cảm động. Mọi tội ác và chiến tranh, đều là sự trừng phạt đối với bản thân, là tượng trưng của nhu nhược bi ai và vô tri ngang ngược. Trên mảnh đấy tràn trề linh tính này, mọi người đều trở nên tươi cười rạng rỡ, mọi trái tim đều nên tinh khiết không vương bụi trần.
Dù trên đường đến Tây Tạng, hay ở mỗi ngóc ngách của cõi trần, đều lưu truyền thơ của Đạt Lai thứ 6 Tsangyang Gyatso. Những câu thơ bay tới tấp như bươm bướm, vượt qua thảo nguyên, bay qua biển xanh, dừng lại ở những nơi cần tình cảm ấm áp. Chỉ là những bài thơ tình này có nhiều bản dịch, chúng ta có thể lựa chọn một bản mình yêu thích, sao chép cầm đọc. Thậm chí thêm bớt sửa đổi theo sở thích và cảm giác của mình, dốc hết khả năng khiến mình cảm động. Những bài thơ tình và thiền hòa quyện này, giống như một làn gió mát dịu, vuốt ve lòng người. Nơi chúng đến, hoang nguyên mọc lên đầy hoa, sa mạc tuôn chảy suối mát.
Lúc đó, hai con bò Yak[1] giận dữ trên cao nguyên, Lha-bzang Khan và Sangye Gyatso đã mở màn một cuộc chiến lớn đẫm máu long trời lở đất. Còn Tsangyang Gyatso ngồi trên điện mé bên của cung Potala, nhắm mắt niệm kinh, viết tiếp những bản tình ca, bình tĩnh chờ đợi kết cục liên quan với Ngài. Nếu Phật muốn Ngài trả hết nợ của kiếp trước, thế thì tình ca chính là an ủi duy nhất của Ngài trong kiếp này. Có người nói, Tsangyang Gyatso sinh ra vì Phật, cũng có người nói, Ngài sinh ra vì tình, cũng có người nói Ngài sinh ra vì văn chương, xưa nay chưa ai từng nói Ngài sinh ra vì bản thân.
[1] Bò Yak hay Bò Tây Tạng là một loài bò lông dài được tìm thấy trong suốt khu vực Himalaya ở miền nam Trung Á, bao gồm cao nguyên Thanh Tạng và xa về phía bắc tới tận Mông Cổ. Bộ lông dài và rậm bờm xờm giúp chúng không bị lạnh.
Dù trong mắt Sangye Gyatso, Tsangyang Gyatso là một Đạt Lai Lạt Ma ích kỷ, Ngài kém xa Đạt Lai thứ 5 thao lược kiệt xuất, nhưng có lúc y lại không thể không cảm động bởi sự đa tình của đứa trẻ này. Chỉ đáng tiếc họ sinh ra đã bị cuốn vào trong cục diện chính trị rối ren, muốn thoát thân đã là điều không thể. Sangye Gyatso biết, y đã chẳng còn sức khuyên nhủ thuyết phục Tsangyang Gyatso, tất cả đã quá muộn. Số mệnh Ngài định sẵn chỉ thích hợp làm một vị tình tăng, dùng tình cảm lay động lòng người, đối với Ngài, mọi tranh đấu đều là tàn nhẫn.
Trước uy hiếp hùng hổ của Lha-bzang Khan, Sangye Gyatso xưa nay vốn thâm trầm nhiều mưu lại có đôi chút cảm giác lực bất tòng tâm. Chẳng lẽ y đã già rồi sao? Không, Sangye Gyatso đang tuổi bốn mươi, có tinh lực dồi dào và sinh mệnh thịnh vượng. Một mình nắm giữ chính quyền Tây Tạng hai mươi năm, trải qua biết bao gió mưa, chẳng phải đều là một mình y tự gánh vác vượt qua hay sao? Nhưng y dường như đã chán nản với tranh đấu và sát phạt, mỗi lần y tĩnh tọa trong điện thờ cung Potala, phát hiện ra cố gắng một đời của mình cũng chỉ là làm không công cho người khác hưởng. Người chúng sinh quỳ bái vẫn là vị Phật sống không lo chính sự kia, dù Ngài phạm phải sai lầm không thể tha thứ, cũng không hề ảnh hưởng đến địa vị tôn quý của Ngài trong lòng người đời.
Sangye Gyatso thật sự là người chiến thắng sao? Y có quyền lực tối cao, Phật sống là con rối của y, thế nhưng y rốt cuộc cũng chỉ là Đệ Ba, vĩnh viễn cũng không thể trở thành Phật sống, không thể danh chính ngôn thuận ngồi trên ngai Phật cao ngất, được khách hành hương thành kính quỳ bái. Đã đến lúc cần phân thắng bại, bất kể thành công hay thất bại, y đều phải dốc hết toàn lực sống mái một trận. Tranh đoạt kéo dài khiến y mệt mỏi không chịu nổi, cuộc sống cả ngày lo sợ không yên, thật sự đã trải qua quá đủ rồi.
Khi Lha-bzang Khan còn chưa thật sự phát động tiến công đối với Sangye Gyatso, Sangye Gyatso đã chọn hành động trước. Năm , Sangye Gyatso mua chuộc nội thị phủ Khan, hạ độc vào thức ăn nước uống của Lha-bzang Khan. Ván cờ y tự cho là mưu tính tỉ mỉ, dễ dàng bị Lha-bzang Khan xảo quyệt nhìn thấu, gian tế phái đi không giữ lời hứa, đã bán đứng y. Một cuộc chiến tranh không thể tránh khỏi đã mở màn trong đêm tối. Vùng đất thánh khiết đã bình yên mấy mươi năm lại phải nhuộm máu tanh.
Đây là điều Tsangyang Gyatso không muốn nhìn thấy, dù Ngài xem thường kết cuộc của mình, nhưng không muốn nhìn thấy ngày càng nhiều chúng sinh hài cốt chất chồng, lưu lạc khốn khổ vì kiếp nạn lớn này. Thực ra trận chiến này không kéo dài bao lâu, Lha-bzang Khan như con sói đói khát, lòng đầy thù hận và dục vọng tham lam, giương ngọn cờ “Thanh quân trắc[]”, rầm rộ cử binh đánh dẹp Sangye Gyatso. Những người lương thiện không bao giờ muốn chứng kiến cuộc chiến tranh tàn khốc ấy, không muốn nghe thấy tiếng mài dao xoèn xoẹt trong đêm vắng, không muốn nhìn thấy mảnh đất kia bị nhuộm đỏ bởi máu tươi.
[] Thanh trừ loạn thần tặc tử bên cạnh nhà vua.
Bao nhiêu người khuyên ngăn đều vô ích, Lha-bzang Khan bị dục vọng quyền lực bành trướng lấp đầy suy nghĩ, đã không thể bỏ đao kiếm xuống dàn hòa. Y đã quyết chí phải giành được thắng lợi, lúc này y làm sao nỡ từ bỏ quyền lực trong tầm tay, trở lại sống những ngày yên ổn vô sự? Mưu tính nhiều năm, tâm huyết nhiều năm, há chẳng phải sẽ trôi theo dòng nước chảy về đông? Không, không tận mắt nhìn thấy Sangye Gyatso đầu rơi xuống đất, kiếp này của y sẽ không được yên ổn. Một người sinh ra vì dục vọng quyền lực, nhất định phải dùng máu tươi tế lễ chặng đường sinh mệnh trắc trở của y. Quyết đấu giữa tôn giáo và thế tục, oanh liệt mở màn, lạnh lẽo hạ màn.
Sangye Gyatso đã thua, thua thê thảm, khi chiến tranh còn chưa bắt đầu, y đã đoán trước được kết cuộc. Khoảnh khắc đầu rơi xuống đất, y dường như chẳng mảy may lưu luyến đối với thế gian tràn đầy ánh nắng này. Thứ y có thể có được, sớm đã có được; thứ không có được, dù cố gắng hết sức ra sao, cũng không thuộc về y. Có lẽ người đời không biết, cuộc chiến tranh này do Sangye Gyatso cố ý khiêu khích gây nên, y là anh hùng, anh hùng tất nhiên có cách chết của anh hùng, do đó y phải chết ở chiến trường. Chỉ có con bò Yak ngang ngạnh Lha-bzang Khan có thể đối kháng với y, Sangye Gyatso hy vọng dòng máu của mình tuôn chảy trên mảnh đất y quyến luyến suốt đời.
Cái chết thật là bi tráng thê lương. Kẻ chiến thắng Lha-bzang Khan, giây phút nhìn thấy Sangye Gyatso đầu rơi xuống đất, phải chăng thật sự khoái chí đến sung sướng lâm ly? Có lẽ y hiểu rõ hơn bất cứ ai, một ngày kia, y cũng phải đối mặt với cái chết bi tráng như vậy. Dù y ngông nghênh càn rỡ cỡ nào, trước cái chết đều phải đón nhận một cuộc chiến tranh đẫm máu, dùng nó để chứng thực ý nghĩa sinh tồn của y. Nhưng tuyệt đối không phải lúc này, Lha-bzang Khan lúc này nên kiêu ngạo tự mãn hướng lên trời cười lớn, xưng vương xưng bá với người đời, cúi đầu xưng thần trước dục vọng quyền lực.
Khoảnh khắc Sangye Gyatso chết, tràng hạt trên tay Tsangyang Gyatso bị đứt, đây là điềm báo, Tsangyang Gyatso đã biết trước kết cuộc. Kết cuộc của Sangye Gyatso chính là kết cuộc của Ngài, Ngài đã mất đi người bảo vệ cuối cùng. Nhiều năm nay, Sangye Gyatso đoạt mất quyền lợi Ngài nên hưởng, nhưng lại cho Ngài bến cảng tránh gió vững chãi. Tsangyang Gyatso không hận y, lại sinh lòng đau buồn và thương xót. Nếu nhiều năm nay không có Sangye Gyatso chủ trì cục diện chính trị Tây Tạng, Ngài làm sao có cuộc gặp gỡ đẹp đẽ trên đường phố Lhasa? Bất kể sự rời xa của cô gái Qonggyai có liên quan đến Sangye Gyatso hay không, Tsangyang Gyatso đều không muốn ghi nhớ thù hận. Ngài đã thực sự yêu và sở hữu, hạnh phúc ấy bất cứ Đạt Lai Lạt Ma nào cũng chưa từng có.
Quỳ trước Phật, Tsangyang Gyatso lần đầu tiên thành kính thừa nhận sai lầm của mình, cũng bình tĩnh chờ đợi kết cuộc bản thân có thể đoán trước. Ngài không sợ chết, nhưng dáng vẻ của Ngài mang cả tiếc nuối. Chết rồi thì không thể tụng kinh, không thể làm thơ, không thể gặp lại ý trung nhân, không thể nhìn thấy khách hành hương quỳ bái dưới chân Ngài. Ngài đột nhiên hối hận vì thói tùy tiện trong quá khứ, Ngài là Phật sống, không nên vì tình yêu cá nhân, bỏ rơi chúng sinh không quan tâm. Thật sự đã quá muộn, Sangye Gyatso vừa chết, cả cung Potala liền trở nên một tòa thành trống rỗng, còn ai có thể chỉ điểm non sông trong tòa thành này?
Dưới ánh trăng lạnh lẽo, Tsangyang Gyatso nhìn thấy bóng của mình, một cái bóng tịch mịch. Rất muốn ra đi, rời xa tòa thành này, cùng cô gái mình yêu nắm tay dạo bước hồng trần. Không trở về được nữa, điều giờ đây Ngài có thể làm, chính là bó tay chịu trói. Số phận sẽ cho Ngài phán quyết cuối cùng, dù công bằng hay không công bằng, tội của Ngài, tự mình chịu.
Sử dụng mũi tên trái (←) hoặc phải (→) để chuyển chapter
Những câu thơ bay tới tấp như bươm bướm, vượt qua thảo nguyên, bay qua biển xanh, dừng lại ở những nơi cần tình cảm ấm áp. Chỉ là những bài thơ tình này có nhiều bản dịch, chúng ta có thể lựa chọn một bản mình yêu thích, sao chép cầm đọc.
Một kẻ hờ hững tín ngưỡng sẽ không hiểu tín ngưỡng trong lòng người chiếm vị trí quan trọng đến thế nào. Trên truyền hình và tranh ảnh trên mạng, chúng ta thường được thấy cảnh nhiều người Tạng hành hương đi đến tu viện làm lễ. Họ nhất bộ nhất bái, vái lạy trời xanh, cúi đầu xuống đất mẹ, thành kính đến nỗi khiến người xem rơi lệ. Những người này, không kể nam nữ, không kể già trẻ, không kể sang hèn, đều dùng cùng một phương thức, đi đến điện thờ thần thánh trong lòng. Họ không cần phải thề ước, chỉ vì tín ngưỡng trong lòng, nguyện ý gió mưa vẫn lên đường, quỳ mãi không dậy.
Trong lòng những người này, Phật là thần thánh không thể xâm phạm, là ký thác lâu dài về tinh thần kiếp này của họ. Trước lòng thành kính và si tình của họ, vẻ cao quý của chúng ta trở nên thật là hèn mọn. Mỗi khi tôi nhìn thấy những hình ảnh này, thường không nén nổi xúc động mà hỏi bản thân: “Ngươi hạnh phúc không?” Được sống yên ổn là một việc hạnh phúc biết bao. Đây là một nhóm người hiền lành, lòng từ bi của họ sẽ khiến chúng ta dạt dào cảm động. Mọi tội ác và chiến tranh, đều là sự trừng phạt đối với bản thân, là tượng trưng của nhu nhược bi ai và vô tri ngang ngược. Trên mảnh đấy tràn trề linh tính này, mọi người đều trở nên tươi cười rạng rỡ, mọi trái tim đều nên tinh khiết không vương bụi trần.
Dù trên đường đến Tây Tạng, hay ở mỗi ngóc ngách của cõi trần, đều lưu truyền thơ của Đạt Lai thứ 6 Tsangyang Gyatso. Những câu thơ bay tới tấp như bươm bướm, vượt qua thảo nguyên, bay qua biển xanh, dừng lại ở những nơi cần tình cảm ấm áp. Chỉ là những bài thơ tình này có nhiều bản dịch, chúng ta có thể lựa chọn một bản mình yêu thích, sao chép cầm đọc. Thậm chí thêm bớt sửa đổi theo sở thích và cảm giác của mình, dốc hết khả năng khiến mình cảm động. Những bài thơ tình và thiền hòa quyện này, giống như một làn gió mát dịu, vuốt ve lòng người. Nơi chúng đến, hoang nguyên mọc lên đầy hoa, sa mạc tuôn chảy suối mát.
Lúc đó, hai con bò Yak[1] giận dữ trên cao nguyên, Lha-bzang Khan và Sangye Gyatso đã mở màn một cuộc chiến lớn đẫm máu long trời lở đất. Còn Tsangyang Gyatso ngồi trên điện mé bên của cung Potala, nhắm mắt niệm kinh, viết tiếp những bản tình ca, bình tĩnh chờ đợi kết cục liên quan với Ngài. Nếu Phật muốn Ngài trả hết nợ của kiếp trước, thế thì tình ca chính là an ủi duy nhất của Ngài trong kiếp này. Có người nói, Tsangyang Gyatso sinh ra vì Phật, cũng có người nói, Ngài sinh ra vì tình, cũng có người nói Ngài sinh ra vì văn chương, xưa nay chưa ai từng nói Ngài sinh ra vì bản thân.
[1] Bò Yak hay Bò Tây Tạng là một loài bò lông dài được tìm thấy trong suốt khu vực Himalaya ở miền nam Trung Á, bao gồm cao nguyên Thanh Tạng và xa về phía bắc tới tận Mông Cổ. Bộ lông dài và rậm bờm xờm giúp chúng không bị lạnh.
Dù trong mắt Sangye Gyatso, Tsangyang Gyatso là một Đạt Lai Lạt Ma ích kỷ, Ngài kém xa Đạt Lai thứ 5 thao lược kiệt xuất, nhưng có lúc y lại không thể không cảm động bởi sự đa tình của đứa trẻ này. Chỉ đáng tiếc họ sinh ra đã bị cuốn vào trong cục diện chính trị rối ren, muốn thoát thân đã là điều không thể. Sangye Gyatso biết, y đã chẳng còn sức khuyên nhủ thuyết phục Tsangyang Gyatso, tất cả đã quá muộn. Số mệnh Ngài định sẵn chỉ thích hợp làm một vị tình tăng, dùng tình cảm lay động lòng người, đối với Ngài, mọi tranh đấu đều là tàn nhẫn.
Trước uy hiếp hùng hổ của Lha-bzang Khan, Sangye Gyatso xưa nay vốn thâm trầm nhiều mưu lại có đôi chút cảm giác lực bất tòng tâm. Chẳng lẽ y đã già rồi sao? Không, Sangye Gyatso đang tuổi bốn mươi, có tinh lực dồi dào và sinh mệnh thịnh vượng. Một mình nắm giữ chính quyền Tây Tạng hai mươi năm, trải qua biết bao gió mưa, chẳng phải đều là một mình y tự gánh vác vượt qua hay sao? Nhưng y dường như đã chán nản với tranh đấu và sát phạt, mỗi lần y tĩnh tọa trong điện thờ cung Potala, phát hiện ra cố gắng một đời của mình cũng chỉ là làm không công cho người khác hưởng. Người chúng sinh quỳ bái vẫn là vị Phật sống không lo chính sự kia, dù Ngài phạm phải sai lầm không thể tha thứ, cũng không hề ảnh hưởng đến địa vị tôn quý của Ngài trong lòng người đời.
Sangye Gyatso thật sự là người chiến thắng sao? Y có quyền lực tối cao, Phật sống là con rối của y, thế nhưng y rốt cuộc cũng chỉ là Đệ Ba, vĩnh viễn cũng không thể trở thành Phật sống, không thể danh chính ngôn thuận ngồi trên ngai Phật cao ngất, được khách hành hương thành kính quỳ bái. Đã đến lúc cần phân thắng bại, bất kể thành công hay thất bại, y đều phải dốc hết toàn lực sống mái một trận. Tranh đoạt kéo dài khiến y mệt mỏi không chịu nổi, cuộc sống cả ngày lo sợ không yên, thật sự đã trải qua quá đủ rồi.