Khi Lha-bzang Khan còn chưa thật sự phát động tiến công đối với Sangye Gyatso, Sangye Gyatso đã chọn hành động trước. Năm 1705, Sangye Gyatso mua chuộc nội thị phủ Khan, hạ độc vào thức ăn nước uống của Lha-bzang Khan. Ván cờ y tự cho là mưu tính tỉ mỉ, dễ dàng bị Lha-bzang Khan xảo quyệt nhìn thấu, gian tế phái đi không giữ lời hứa, đã bán đứng y. Một cuộc chiến tranh không thể tránh khỏi đã mở màn trong đêm tối. Vùng đất thánh khiết đã bình yên mấy mươi năm lại phải nhuộm máu tanh.
Đây là điều Tsangyang Gyatso không muốn nhìn thấy, dù Ngài xem thường kết cuộc của mình, nhưng không muốn nhìn thấy ngày càng nhiều chúng sinh hài cốt chất chồng, lưu lạc khốn khổ vì kiếp nạn lớn này. Thực ra trận chiến này không kéo dài bao lâu, Lha-bzang Khan như con sói đói khát, lòng đầy thù hận và dục vọng tham lam, giương ngọn cờ “Thanh quân trắc[2]”, rầm rộ cử binh đánh dẹp Sangye Gyatso. Những người lương thiện không bao giờ muốn chứng kiến cuộc chiến tranh tàn khốc ấy, không muốn nghe thấy tiếng mài dao xoèn xoẹt trong đêm vắng, không muốn nhìn thấy mảnh đất kia bị nhuộm đỏ bởi máu tươi.
[2] Thanh trừ loạn thần tặc tử bên cạnh nhà vua.
Bao nhiêu người khuyên ngăn đều vô ích, Lha-bzang Khan bị dục vọng quyền lực bành trướng lấp đầy suy nghĩ, đã không thể bỏ đao kiếm xuống dàn hòa. Y đã quyết chí phải giành được thắng lợi, lúc này y làm sao nỡ từ bỏ quyền lực trong tầm tay, trở lại sống những ngày yên ổn vô sự? Mưu tính nhiều năm, tâm huyết nhiều năm, há chẳng phải sẽ trôi theo dòng nước chảy về đông? Không, không tận mắt nhìn thấy Sangye Gyatso đầu rơi xuống đất, kiếp này của y sẽ không được yên ổn. Một người sinh ra vì dục vọng quyền lực, nhất định phải dùng máu tươi tế lễ chặng đường sinh mệnh trắc trở của y. Quyết đấu giữa tôn giáo và thế tục, oanh liệt mở màn, lạnh lẽo hạ màn.
Sangye Gyatso đã thua, thua thê thảm, khi chiến tranh còn chưa bắt đầu, y đã đoán trước được kết cuộc. Khoảnh khắc đầu rơi xuống đất, y dường như chẳng mảy may lưu luyến đối với thế gian tràn đầy ánh nắng này. Thứ y có thể có được, sớm đã có được; thứ không có được, dù cố gắng hết sức ra sao, cũng không thuộc về y. Có lẽ người đời không biết, cuộc chiến tranh này do Sangye Gyatso cố ý khiêu khích gây nên, y là anh hùng, anh hùng tất nhiên có cách chết của anh hùng, do đó y phải chết ở chiến trường. Chỉ có con bò Yak ngang ngạnh Lha-bzang Khan có thể đối kháng với y, Sangye Gyatso hy vọng dòng máu của mình tuôn chảy trên mảnh đất y quyến luyến suốt đời.
Cái chết thật là bi tráng thê lương. Kẻ chiến thắng Lha-bzang Khan, giây phút nhìn thấy Sangye Gyatso đầu rơi xuống đất, phải chăng thật sự khoái chí đến sung sướng lâm ly? Có lẽ y hiểu rõ hơn bất cứ ai, một ngày kia, y cũng phải đối mặt với cái chết bi tráng như vậy. Dù y ngông nghênh càn rỡ cỡ nào, trước cái chết đều phải đón nhận một cuộc chiến tranh đẫm máu, dùng nó để chứng thực ý nghĩa sinh tồn của y. Nhưng tuyệt đối không phải lúc này, Lha-bzang Khan lúc này nên kiêu ngạo tự mãn hướng lên trời cười lớn, xưng vương xưng bá với người đời, cúi đầu xưng thần trước dục vọng quyền lực.
Khoảnh khắc Sangye Gyatso chết, tràng hạt trên tay Tsangyang Gyatso bị đứt, đây là điềm báo, Tsangyang Gyatso đã biết trước kết cuộc. Kết cuộc của Sangye Gyatso chính là kết cuộc của Ngài, Ngài đã mất đi người bảo vệ cuối cùng. Nhiều năm nay, Sangye Gyatso đoạt mất quyền lợi Ngài nên hưởng, nhưng lại cho Ngài bến cảng tránh gió vững chãi. Tsangyang Gyatso không hận y, lại sinh lòng đau buồn và thương xót. Nếu nhiều năm nay không có Sangye Gyatso chủ trì cục diện chính trị Tây Tạng, Ngài làm sao có cuộc gặp gỡ đẹp đẽ trên đường phố Lhasa? Bất kể sự rời xa của cô gái Qonggyai có liên quan đến Sangye Gyatso hay không, Tsangyang Gyatso đều không muốn ghi nhớ thù hận. Ngài đã thực sự yêu và sở hữu, hạnh phúc ấy bất cứ Đạt Lai Lạt Ma nào cũng chưa từng có.
Quỳ trước Phật, Tsangyang Gyatso lần đầu tiên thành kính thừa nhận sai lầm của mình, cũng bình tĩnh chờ đợi kết cuộc bản thân có thể đoán trước. Ngài không sợ chết, nhưng dáng vẻ của Ngài mang cả tiếc nuối. Chết rồi thì không thể tụng kinh, không thể làm thơ, không thể gặp lại ý trung nhân, không thể nhìn thấy khách hành hương quỳ bái dưới chân Ngài. Ngài đột nhiên hối hận vì thói tùy tiện trong quá khứ, Ngài là Phật sống, không nên vì tình yêu cá nhân, bỏ rơi chúng sinh không quan tâm. Thật sự đã quá muộn, Sangye Gyatso vừa chết, cả cung Potala liền trở nên một tòa thành trống rỗng, còn ai có thể chỉ điểm non sông trong tòa thành này?
Dưới ánh trăng lạnh lẽo, Tsangyang Gyatso nhìn thấy bóng của mình, một cái bóng tịch mịch. Rất muốn ra đi, rời xa tòa thành này, cùng cô gái mình yêu nắm tay dạo bước hồng trần. Không trở về được nữa, điều giờ đây Ngài có thể làm, chính là bó tay chịu trói. Số phận sẽ cho Ngài phán quyết cuối cùng, dù công bằng hay không công bằng, tội của Ngài, tự mình chịu.
Dạo bước chốn hồng trần, cười ngắm cõi đời trôi nổi, chẳng qua chỉ là một áng khói mây. Nhưng thật sự mấy ai có thể hờ hững quên nhau, quên đi danh lợi, quên đi tình cảm, quên đi mọi thứ mình từng có?
Dạo bước chốn hồng trần, cười ngắm cõi đời trôi nổi, chẳng qua chỉ là một áng khói mây. Nhưng thật sự mấy ai có thể hờ hững quên nhau, quên đi danh lợi, quên đi tình cảm, quên đi mọi thứ mình từng có? Khi một ngày kia, bạn muốn bình yên sinh tồn trên đời, từ đó sống những ngày không phiền nhiễu, phải chăng như vậy, thì có thể sổ toẹt những hết thảy những rối ren trong dĩ vãng? Người từng yêu, có thể vứt bỏ, lỗi đã phạm, có thể tha thứ, lời hứa đã trao, có thể không nhất thiết thực hiện.
Chết là giải thoát, sống là gánh vác. Có người nói cái chết của Sangye Gyatso, là vì một người đàn bà, một người đàn bà từng bị y cự tuyệt. Người đàn bà này vì yêu sinh hận, lúc y rơi vào nguy hiểm, quyết liệt vung đao thay y kết liễu tất cả. Còn tôi cũng bằng lòng thêm vào một đoạn chuyện đẹp đẽ cho cái chết của Sangye Gyatso, tô vẽ sắc thái tình cảm cho cuộc sống chính trị hai mươi năm của y. Có lẽ cái chết như thế cũng là đẹp đẽ. Cái chết của anh hùng nên là trên chiến trường, da ngựa bọc thây. Anh hùng còn có một cách chết khác, chính là chết dưới kiếm của hồng nhan, làm quỷ cũng phong lưu.
Trên mảnh đất tình ca lan tỏa khắp trời ấy, dù cốt cách cứng rắn, cũng khó tránh mềm lòng trước phong hoa tuyết nguyệt. Trên cao nguyên, những con người đa tình kia mỗi ngày hát lại tình ca của Tsangyang Gyatso, cô gái xinh đẹp, chàng trai anh dũng, kể cả sư sãi trong cung Potala cũng bị tiếng hát ban đêm hấp dẫn, thường quên lật giở quyển sách kinh trên tay. Trước khi Sangye Gyatso xuống tay với Lha-bzang Khan, phải chăng vì đã nghe tình ca của Tsangyang Gyatso, mà có cảm ngộ mới đối với đời người? Phải chăng y nhớ tới cô gái thời trẻ đã phụ bạc mà sinh lòng tiếc nuối và áy náy, do đó muốn nhanh chóng kết thúc tất cả?
Cái chết của vị anh hùng trên thảo nguyên Sangye Gyatso khiến tôi cảm thấy xót xa. Dù sự nắm quyền của y thay đổi số phận một đời của Tsangyang Gyatso, nhưng y lại hiểu được đạo lý nước đầy thì tràn, thịnh cực tất suy. Vào lúc bản thân lừng lẫy nhất, y lựa chọn kiên quyết quay người, hoàn toàn bất chấp lãnh thổ mà y đã tốn tâm lực cả đời xây dựng nên. Lẽ nào y đã xem nhẹ chuyện cái chết của y sẽ đem đến một nạn hủy diệt mới cho Tsangyang Gyatso, hơn nữa chính quyền Tây Tạng sẽ rơi vào trong tay Lha-bzang Khan? Thật sự cam tâm như vậy ư? Nghiệp bá ngàn xưa đều sẽ cùng chìm xuống theo mặt trời lặn, mây khói tan biến, còn có gì không cam tâm?
Còn Lha-bzang Khan ngùn ngụt ý chí chiến đấu, bị thắng lợi và vui sướng bao bọc, làm sao chấp nhận được việc không đắp xong núi đất chỉ vì thiếu một sọt đất vào lúc này. Y trừ đi mối hiểm họa lớn âm ỉ khó đối phó là Đệ Ba Sangye Gyatso, có thể nói giống như trút bỏ gánh nặng, còn con cờ nhỏ Tsangyang Gyatso, đối với y đã không còn giá trị lợi dụng, Tsangyang Gyatso lúc này đã trở thành hòn đá ngáng chân Lha-bzang Khan một mình nắm lấy quyền lực chính trị Tây Tạng. Vị Phật sống trẻ tuổi, thân thể bạc nhược, làm sao cản nổi muôn ngàn người ngựa của Lha-bzang Khan? Muốn trừ đi Tsangyang Gyatso, đối với Lha-bzang Khan, thật chẳng tốn mảy may sức lực.
Ngài không sợ, ngồi nghiêm trang trên ngai Phật cao ngất, lần đầu tiên Tsangyang Gyatso cảm thấy mình thật giống Phật, hiền từ, ôn hòa, an lành, điềm tĩnh, thương xót. Khách hành hương đến cung Potala vẫn nườm nượp không ngớt, họ sẽ không vì cái chết của Sangye Gyatso mà rời bỏ Phật, không vì thói phóng đãng đa tình của Phật sống mà mất đi lòng kính trọng với Ngài. Họ càng không tin lời đơm đặt Lha-bzang Khan tung ra, không tin người viết những câu thơ tình cảm sâu đậm như vậy lại là Phật sống giả mạo. Chúng sinh thương tiếc Tsangyang Gyatso nặng tình và bi thương, Ngài có gút mắc tình cảm giống như dân thường, cam nguyện lưu lạc xuống nhân gian, cùng sống chết với cõi phàm, hướng đến tự do, theo đuổi tình yêu. Do đó, Tsangyang Gyatso chính là vị Phật sống chí cao vô thượng trong lòng họ, dù chuyện đời thay đổi ra sao, họ đều ủng hộ, kính yêu Ngài đến chết.
Nhưng những người hành hương lương thiện làm sao chống nổi Lha-bzang Khan hung mãnh bạo ngược? Y quyết chí phải giành được chính quyền Tây Tạng thèm muốn đã lâu, giờ đây bất cứ ai cũng không thể ngăn cản quyết định của y. Thử hỏi, ai có thể khiến nước lũ vỡ bờ dừng bước trong chớp mắt? Dù lúc này để y dùng sinh mạng đánh đổi, y cũng không tiếc. Từ xưa đến nay, biết bao người vì một cây quyền trượng, một chiếc ngai báu, một khối ngọc tỷ[] tan xương nát thịt, máu tung ba thước mà không hề nuối tiếc. Dục vọng quyền lực là độc dược, trước khi nhiễm độc, có thể bạn còn trong sạch, sau khi nhiễm rồi, nó sẽ xâm nhập vào xương tủy bạn, cả tư tưởng cũng bị ăn mòn.
[] Ngọc tỷ truyền quốc là ấn triện của hoàng đế Trung Quốc, bắt đầu từ thời nhà Tần, được truyền qua nhiều triều đại, tượng trưng cho quyền lực tối cao của hoàng đế, cũng được coi là quốc bảo. Muốn củng cố tư cách hoàng đế của mình, các vua chúa dù là cướp ngôi hay được nhường ngôi, thường tìm cách chiếm cho được ngọc tỷ.
Sử dụng mũi tên trái (←) hoặc phải (→) để chuyển chapter
Khi Lha-bzang Khan còn chưa thật sự phát động tiến công đối với Sangye Gyatso, Sangye Gyatso đã chọn hành động trước. Năm 1705, Sangye Gyatso mua chuộc nội thị phủ Khan, hạ độc vào thức ăn nước uống của Lha-bzang Khan. Ván cờ y tự cho là mưu tính tỉ mỉ, dễ dàng bị Lha-bzang Khan xảo quyệt nhìn thấu, gian tế phái đi không giữ lời hứa, đã bán đứng y. Một cuộc chiến tranh không thể tránh khỏi đã mở màn trong đêm tối. Vùng đất thánh khiết đã bình yên mấy mươi năm lại phải nhuộm máu tanh.
Đây là điều Tsangyang Gyatso không muốn nhìn thấy, dù Ngài xem thường kết cuộc của mình, nhưng không muốn nhìn thấy ngày càng nhiều chúng sinh hài cốt chất chồng, lưu lạc khốn khổ vì kiếp nạn lớn này. Thực ra trận chiến này không kéo dài bao lâu, Lha-bzang Khan như con sói đói khát, lòng đầy thù hận và dục vọng tham lam, giương ngọn cờ “Thanh quân trắc[2]”, rầm rộ cử binh đánh dẹp Sangye Gyatso. Những người lương thiện không bao giờ muốn chứng kiến cuộc chiến tranh tàn khốc ấy, không muốn nghe thấy tiếng mài dao xoèn xoẹt trong đêm vắng, không muốn nhìn thấy mảnh đất kia bị nhuộm đỏ bởi máu tươi.
[2] Thanh trừ loạn thần tặc tử bên cạnh nhà vua.
Bao nhiêu người khuyên ngăn đều vô ích, Lha-bzang Khan bị dục vọng quyền lực bành trướng lấp đầy suy nghĩ, đã không thể bỏ đao kiếm xuống dàn hòa. Y đã quyết chí phải giành được thắng lợi, lúc này y làm sao nỡ từ bỏ quyền lực trong tầm tay, trở lại sống những ngày yên ổn vô sự? Mưu tính nhiều năm, tâm huyết nhiều năm, há chẳng phải sẽ trôi theo dòng nước chảy về đông? Không, không tận mắt nhìn thấy Sangye Gyatso đầu rơi xuống đất, kiếp này của y sẽ không được yên ổn. Một người sinh ra vì dục vọng quyền lực, nhất định phải dùng máu tươi tế lễ chặng đường sinh mệnh trắc trở của y. Quyết đấu giữa tôn giáo và thế tục, oanh liệt mở màn, lạnh lẽo hạ màn.
Sangye Gyatso đã thua, thua thê thảm, khi chiến tranh còn chưa bắt đầu, y đã đoán trước được kết cuộc. Khoảnh khắc đầu rơi xuống đất, y dường như chẳng mảy may lưu luyến đối với thế gian tràn đầy ánh nắng này. Thứ y có thể có được, sớm đã có được; thứ không có được, dù cố gắng hết sức ra sao, cũng không thuộc về y. Có lẽ người đời không biết, cuộc chiến tranh này do Sangye Gyatso cố ý khiêu khích gây nên, y là anh hùng, anh hùng tất nhiên có cách chết của anh hùng, do đó y phải chết ở chiến trường. Chỉ có con bò Yak ngang ngạnh Lha-bzang Khan có thể đối kháng với y, Sangye Gyatso hy vọng dòng máu của mình tuôn chảy trên mảnh đất y quyến luyến suốt đời.
Cái chết thật là bi tráng thê lương. Kẻ chiến thắng Lha-bzang Khan, giây phút nhìn thấy Sangye Gyatso đầu rơi xuống đất, phải chăng thật sự khoái chí đến sung sướng lâm ly? Có lẽ y hiểu rõ hơn bất cứ ai, một ngày kia, y cũng phải đối mặt với cái chết bi tráng như vậy. Dù y ngông nghênh càn rỡ cỡ nào, trước cái chết đều phải đón nhận một cuộc chiến tranh đẫm máu, dùng nó để chứng thực ý nghĩa sinh tồn của y. Nhưng tuyệt đối không phải lúc này, Lha-bzang Khan lúc này nên kiêu ngạo tự mãn hướng lên trời cười lớn, xưng vương xưng bá với người đời, cúi đầu xưng thần trước dục vọng quyền lực.
Khoảnh khắc Sangye Gyatso chết, tràng hạt trên tay Tsangyang Gyatso bị đứt, đây là điềm báo, Tsangyang Gyatso đã biết trước kết cuộc. Kết cuộc của Sangye Gyatso chính là kết cuộc của Ngài, Ngài đã mất đi người bảo vệ cuối cùng. Nhiều năm nay, Sangye Gyatso đoạt mất quyền lợi Ngài nên hưởng, nhưng lại cho Ngài bến cảng tránh gió vững chãi. Tsangyang Gyatso không hận y, lại sinh lòng đau buồn và thương xót. Nếu nhiều năm nay không có Sangye Gyatso chủ trì cục diện chính trị Tây Tạng, Ngài làm sao có cuộc gặp gỡ đẹp đẽ trên đường phố Lhasa? Bất kể sự rời xa của cô gái Qonggyai có liên quan đến Sangye Gyatso hay không, Tsangyang Gyatso đều không muốn ghi nhớ thù hận. Ngài đã thực sự yêu và sở hữu, hạnh phúc ấy bất cứ Đạt Lai Lạt Ma nào cũng chưa từng có.
Quỳ trước Phật, Tsangyang Gyatso lần đầu tiên thành kính thừa nhận sai lầm của mình, cũng bình tĩnh chờ đợi kết cuộc bản thân có thể đoán trước. Ngài không sợ chết, nhưng dáng vẻ của Ngài mang cả tiếc nuối. Chết rồi thì không thể tụng kinh, không thể làm thơ, không thể gặp lại ý trung nhân, không thể nhìn thấy khách hành hương quỳ bái dưới chân Ngài. Ngài đột nhiên hối hận vì thói tùy tiện trong quá khứ, Ngài là Phật sống, không nên vì tình yêu cá nhân, bỏ rơi chúng sinh không quan tâm. Thật sự đã quá muộn, Sangye Gyatso vừa chết, cả cung Potala liền trở nên một tòa thành trống rỗng, còn ai có thể chỉ điểm non sông trong tòa thành này?
Dưới ánh trăng lạnh lẽo, Tsangyang Gyatso nhìn thấy bóng của mình, một cái bóng tịch mịch. Rất muốn ra đi, rời xa tòa thành này, cùng cô gái mình yêu nắm tay dạo bước hồng trần. Không trở về được nữa, điều giờ đây Ngài có thể làm, chính là bó tay chịu trói. Số phận sẽ cho Ngài phán quyết cuối cùng, dù công bằng hay không công bằng, tội của Ngài, tự mình chịu.