Trải qua bao nhiêu xuân đi thu đến, trước sau không thể đo đạc dặm đường hồng trần rốt cuộc còn bao xa. Khi bạn mệt mỏi cũng không thể dừng lại nghỉ ngơi, vì thời gian cứ luôn vội vã đuổi theo, từ bờ bên này đuổi sang bờ bên kia.
Trải qua bao nhiêu xuân đi thu đến, trước sau không thể đo đạc dặm đường hồng trần rốt cuộc còn bao xa. Khi bạn mệt mỏi cũng không thể dừng lại nghỉ ngơi, vì thời gian cứ luôn vội vã đuổi theo, từ bờ bên này đuổi sang bờ bên kia. Một ngày nọ bạn dừng bước, có nghĩa là hành trình sinh mệnh sắp sửa kết thúc, mà bạn cũng đã hoàn thành sứ mệnh sinh tồn của mình. Có những người chán ngán phàm trần, một lòng cầu dĩnh ngộ siêu thoát, làm một ngọn cỏ gốc cây yên tịnh trước Phật, thấm nhuộm linh tính của Thiền. Có những người lại nguyện ý rời xa cảnh Thiền, cam nguyện rơi vào lưới trần, lưu lạc nơi thời loạn lạc, sống tỉnh táo mà đau khổ.
Rốt cuộc cũng có người không tin, Tsangyang Gyatso có thể giữ được bình tĩnh khi đối mặt với phán quyết. Ngài chẳng phải là một vị tình tăng ư? Ngài đúng ra phải nhu nhược, e sợ hết thảy gió mưa rung chuyển trên đời, mọi tổn thương đối với Ngài sẽ là chí mệnh. Chúng ta vẫn tranh luận, những thứ Tsangyang Gyatso có được và mất đi, rốt cuộc thứ nào nhiều hơn, thứ nào ít hơn. Không ai có thể đưa ra một câu trả lời chính xác, vì theo đuổi và mộng tưởng của mỗi người khác nhau. Còn tôi tin chắc, đời này Tsangyang Gyatso đã được sống trong hạnh phúc, tuy tình yêu Ngài muốn không có kết quả, nhưng Ngài lại từng chân thực sở hữu. Địa vị Phật sống của Ngài dù lung lay sắp đổ, nhưng muôn ngàn khách hành hương lại chưa từng từ bỏ Ngài. Lịch sử cũng vì sự tồn tại của Ngài mà ghi lại một nét bút sâu sắc, để chúng ta đời sau ghi nhớ.
Lha-bzang Khan trình thư cho Khang Hy sẽ có kết cuộc thế nào, không cần nói cũng rõ. Vua Khang Hy anh minh, từ khi đăng cơ năm tám tuổi đến nay chưa từng dám xem nhẹ giang sơn. Nhà vua nam chinh bắc chiến mấy mươi trận, luôn nhìn sự đời mờ mịt một cách sáng suốt tỉnh táo. Lần này, Lha-bzang Khan dâng thư, dụng ý là gì, nhà vua xem qua đã rõ. Thật ra về lời đồn liên quan đến Tsangyang Gyatso, Khang Hy cũng nghe được không ít, nhà vua không hề có lòng thù địch đối với vị Phật sống trẻ tuổi mà lại đa tình này. Nhà vua từng phái người đến Tây Tạng điều tra chân thân của vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 6, tuy không có kết quả xác định, nhưng nhà vua có thể dự cảm vị Phật sống này tuyệt đối không phải người thường.
Chỉ là đế quốc Đại Thanh lúc này tuy có thể xem là thái bình thịnh thế, nhưng non sông ôn nhu phương Nam không hề khiến Khang Hy một mực mê muội. Nhà vua biết rõ phiến loạn trên thảo nguyên sẽ không ngừng nghỉ, nhiều con sói xám vì không được thỏa mãn, vẫn sẽ tru lên trong đêm vắng khiến nhà vua không thể yên lòng. Lần này Lha-bzang Khan tuy giúp nhà vua trừ đi Sangye Gyatso tinh khôn mạnh mẽ, nhưng thế lực của con sói giảo quyệt Lha-bzang Khan cũng nhờ đó được mở rộng. Dù Khang Hy không cần e dè y, nhưng vẫn không thể xem thường sự tồn tại của y. Khang Hy không thể không biết, Lha-bzang Khan đến tìm nhà vua mượn dao giết người, loại trừ được Tsangyang Gyatso, Lha-bzang Khan sẽ chẳng cần kiêng kỵ, nắm giữ quyền lực chính giáo Tây Tạng.
Khang Hy không có ý đặt Tsangyang Gyatso vào chỗ chết, thậm chí vào lúc nửa đêm không người, nhà vua thi thoảng còn lật xem tập thơ sứ giả mang từ Tây Tạng về. Nhà vua gần như không dám tin, những câu thơ nặng tình đẹp đẽ đó lại do một vị Phật sống ngồi thiền trên mây, vốn nên cắt đứt hết thảy ý nghĩ trần tục viết ra. Nhà vua bỗng nhiên bắt đầu có đôi chút kính phục, đôi chút yêu thích đối với Ngài, vì nhà vua biết Tsangyang Gyatso ngồi ở tầm cao muôn dân không thể với tới, nhưng Ngài lại dám lưu đày bản thân xuống phàm trần, nhàn du chốn dân gian, yêu cuồng nhiệt, sống chân thực. Còn Khang Hy cũng có ngôi cao như vậy nhưng lại bị giang sơn trói buộc, chẳng khi nào dám buông thả. Tsangyang Gyatso có thể sống vì lòng mình, theo đuổi tình yêu thế tục, mà Khang Hy lại phải sống vì muôn dân trăm họ, sớm đã đánh mất bản thân.
Nhà vua là quân vương, phải bảo vệ đất nước của mình, con dân của mình. Còn tình cảm cá nhân vĩnh viễn chỉ là nhỏ bé, một vị quân chủ anh minh, mãi mãi đều không thể có tình cảm mềm yếu, nếu không nhất định sẽ tạo nên đổ vỡ càng lớn. Chính trị là vô tình, bao nhiêu người phải làm vật bồi táng của nó, nhưng nó vẫn chưa thỏa mãn, một mực lạnh lùng đòi lấy. Rất đáng tiếc, Tsangyang Gyatso định sẵn phải làm vật hy sinh của chính trị, đây là điều duy nhất Ngài có thể làm được. Dù Khang Hy có lòng bảo vệ Ngài, cũng đã quá muộn.
Một vở kịch diễn đến cao trào thì không thể thay đổi vai chính. Dù bao nhiêu người không ngừng rơi lệ, chung quy vẫn phải diễn nốt kết cuộc. Đã là người xem, hà tất phải coi là thật, đã là thanh y[1], việc gì phải thương tâm. Tsangyang Gyatso không có lòng làm thanh y trong kịch, nhưng Ngài lại nhất thiết phải đeo tấm mặt nạ, lúc thì là Phật sống, lúc thì là lãng tử, trong thời gian vô tình, thực hiện luân hồi bi ai. Mọi người đều cho rằng Ngài có quyền lực chí cao vô thượng, chỉ bản thân Ngài mới hiểu rõ, mình đã sống một cách hèn mọn biết bao. Chẳng qua muốn cùng ý trung nhân ở bên nhau, chẳng qua muốn vẽ mày cho nàng suốt đời, cuối cùng trở thành mê muội mà cuộc đời này khó vượt qua.
[1] Thanh y: một vai diễn trong hý khúc, mặc áo màu xanh.
Khang Hy sáng suốt không xử sự theo tình cảm, cục diện chính trị Tây Tạng cần được ổn định, không thể dẫn đến rối loạn lớn hơn bởi một Tsangyang Gyatso. Nếu nói chính trị là một canh bạc, mọi đồ vật đều có thể làm con tính, nhưng giang sơn lại không thể đem ra cược, vì không thua nổi. Nhà vua trước giờ đều không mạo hiểm, đừng nói là vì Tsangyang Gyatso, dù là vì tình cảm của bản thân, nhà vua cũng không dám. Do đó Khang Hy biết rõ mình là lưỡi đao sắc bén Lha-bzang Khan mượn để giết Tsangyang Gyatso, cũng đành dốc túi trao ra. Đây là một mũi tên độc Lha-bzang Khan chuẩn bị sẵn sàng, y cầm chắc sẽ khiến Tsangyang Gyatso đứt ruột.
Cứ xem như là sự trừng phạt mà một vị Phật sống phạm giới cần gánh chịu, vì cục diện chính trị Tây Tạng, vì giang sơn Đại Thanh, Khang Hy hy sinh Ngài, cũng không tiếc. Chỉ mong sự hy sinh ấy, có thể khiến mảnh đất này từ đâu không còn sát phạt máu tanh, trở lại thánh khiết và bình yên như lúc trước. Người dân lương thiện có thể hạnh phúc chăn thả, vui vẻ ca hát, đời đời kiếp kiếp an cư lạc nghiệp trên thảo nguyên. Khang Hy rốt cuộc vẫn hao tổn tâm tư, nhà vua phái Thị lang[2] Hách Thọ đến Tây Tạng, sắc phong Lha-bzang Khan làm “Dực Pháp Công Thuận Hãn[3]”, ban cho y một chiếc ấn vàng. Ra lệnh phế bỏ chức vị ở cung Potala của Tsangyang Gyatso, “chấp hiến kinh sư”.
[2] Thị lang: Chức quan thời xưa. Thời Minh Thanh, Thị lang tương đương Thứ trưởng các bộ của chính phủ, địa vị sau Thượng thư (tương đương Bộ trường).
[2] Dực Phát: Phò tá, giúp đỡ Phật pháp.
Chấp hiến kinh sư, chính là áp giải Tsangyang Gyatso từ Tây Tạng về kinh. Trong mắt người khác đây là trừng phạt nghiêm khắc đối với Tsangyang Gyatso, thực ra là cách Khang Hy bảo vệ Ngài. Vì Khang Hy hiểu rõ, Tsangyang Gyatso bị phế bỏ chức vị ở Tây Tạng thì sẽ là tù nhân dưới thềm của Lha-bzang Khan, nhưng Ngài vẫn được muôn dân ủng hộ, với cá tính của Lha-bzang Khan, làm sao dễ dàng tha cho một người lúc nào cũng mang lại mối uy hiếp cho y? Do đó Khang Hy sai người áp giải Tsangyang Gyatso đến kinh thành, giúp Ngài thoát khỏi sự mưu hại của Lha-bzang Khan. Trước tiên phải giữ được tính mệnh thì sau này mới có thể tính toán về sự đi hay ở của Ngài.
Bất kể Tsangyang Gyatso có phải là linh đồng chuyển thế thật sự hay không, đã từng phạm sai lầm thế nào, nhưng Ngài chung quy vẫn là một người chí tình chí tính. Cá tính từ bi mềm yếu của Ngài trước giờ không gây tổn hại cho một ai, lại bị người khác thao túng số phận một cách vô tội. Đồng thời Ngài trải qua lễ lớn tọa sàng, từng được muôn dân quỳ bái, từng vào ở trong cung Potala, từng làm vương giả chân chính. Một vị vương giả, dù cùng đường bí lối, cũng không nên bị chà đạp đến mức chẳng còn tôn nghiêm. Nhưng Khang Hy cũng không thể cho Ngài tự do, vì với tính tình của Ngài, chỉ cần vừa cởi áo sư, chắc chắn sẽ tiếp tục du hý hồng trần. Lúc đó, với địa vị của Ngài trong lòng dân chúng Tây Tạng, họ sẽ hết sức ủng hộ Ngài, lẽ nào lại chẳng gây nên một trận gió mưa chẳng thể ngăn cản?
Cách làm của Khang Hy có thể nói dụng tâm vất vả, nhưng người hiểu rõ lại có mấy ai? Khi sứ giả phái đi truyền đạt ý chỉ của vua Đại Thanh sẽ gây nên sóng to gió lớn dường nào? Trăng có tối sáng tròn khuyết, người cũng như vậy, khi bạn khuyết mờ, có lẽ chính là lúc người khác tròn sáng. Lha-bzang Khan cuối cùng cũng thỏa nguyện giành được quyền lực mình muốn, trừ đi tâm phúc đại họa Sangye Gyatso, lại sắp sửa đuổi được Đạt Lai thứ 6 Tsangyang Gyatso. Từ đây mảnh đất Tây Tạng sẽ mặc cho con chim ưng hùng mạnh này dang cánh ngang dọc, khi tâm nguyện cả đời y được thỏa mãn, phải chăng cũng sẽ có một chút trống vắng nhạt nhòa?
Mỗi người đang sống đều có trách nhiệm, nhưng những điều này cũng chỉ là khói bụi rơi trên vạt áo, vừa thổi đã tan. Đối với những bóng lưng đã không thể níu giữ, thành tâm nói một tiếng trân trọng, chẳng phải là tốt hơn hay sao?
Hãy làm một đám mây trôi ngẫu nhiên bồng bềnh trên bầu trời, đi lướt qua tất cả vinh nhục của phàm trần, còn những bụi hồng hối hả đi đến đầu kia chỉ là khói lửa của người khác, chúng ta chẳng cần tốn công để ý. Dù là như thế, nhưng chúng ta vẫn sẽ lạc lối vì những vẻ đẹp hư ảo, sẽ rầu rĩ vì một câu chuyện không có kết cuộc. Mỗi một lần quay đầu, đều là vì có người và việc không thể cắt bỏ, mỗi một lần thương cảm, đều là vì hồng trần còn có bận tâm khó dứt. Mỗi người đang sống đều có trách nhiệm, nhưng những điều này cũng chỉ là khói bụi rơi trên vạt áo, vừa thổi đã tan. Đối với những bóng lưng đã không thể níu giữ, thành tâm nói một tiếng trân trọng, chẳng phải là tốt hơn hay sao?
Khi những người dân lương thiện vẫn đang chăn thả trên thảo nguyên, truyền xướng tình ca tuyệt diệu mà Phật sống viết, Lha-bzang Khan đã nôn nóng đem thánh chỉ của Khang Hy đến nơi. Cung Potala thần thánh trang nghiêm tụ tập rất nhiều sư sãi, còn có những người hành hương gió bụi dặm trường. Cái chết của Sangye Gyatso khiến họ đã có dự đoán nhạy cảm, biết vị Phật sống tôn quý của họ sắp sửa phải đương đầu với một tai kiếp lớn. Họ quyết ý ở bên Ngài cùng chống chọi lại trận gió bão này, dùng nó để chứng minh lòng kính yêu của họ đối với Phật sống và tín ngưỡng cháy mãi không tắt trong lòng.
Chấp hiến kinh sư. Lha-bzang Khan ra vẻ trịnh trọng truyền đạt ý chỉ của vua Khang Hy, nụ cười hơi nhếch trên khóe miệng và ý chế giễu nhiệt liệt trong lòng y, thoáng nhìn đã thấy rõ mồn một dưới ánh dương. Y không nói dối, tất cả những điều này đều là sự thật, bên trên có con dấu Khang Hy tự tay đóng. Lha-bzang Khan giảo quyệt khiến cho vua Đại Thanh tin Đạt Lai thứ không phải là Phật sống thật, dễ dàng phá hủy giang sơn Đệ Ba Sangye Gyatso mười mấy năm khổ tâm vun vén. Hiện giờ y không cần tự mình ra tay, chỉ cần mượn chỉ thị của nhà vua giết chết Tsangyang Gyatso. Giải về kinh thành, Tsangyang Gyatso sẽ chịu một số phận ra sao? Chẳng ai đoán biết được, nhưng bất cứ ai cũng hiểu rõ, vua Đại Thanh uy nghiêm làm sao có thể tha thứ cho một vị Phật sống giả, một lãng tử mê rượu háo sắc?
Vị Phật sống chí cao vô thượng trong lòng họ chẳng bao lâu nữa sẽ trở thành một tên tù nhân, chuyến đi này mây núi muôn dặm, lành dữ khó lường, còn có ngày trở lại hay sao? Những người dân chất phác lương thiện ấy trước giờ đều tin tưởng tất cả sinh linh trên mảnh đất này đều có tình cảm, núi thần hồ thánh, cỏ xanh bò cừu, đều hiểu được lời nói của họ, có cùng tín ngưỡng. Vị Phật sống mà họ thành kính lễ bái sớm đã bén rễ trong lòng họ, bất cứ lời đơm đặt nào đối với họ cũng là nói nhảm, vào tai này ra tai kia.
Các sư nhất trí không chịu thừa nhận cách nói của Lha-bzang Khan, yêu cầu biện hộ với vua Khang Hy, nói Đạt Lai thứ Tsangyang Gyatso là lạc lối bồ đề, là du hý tam muội[]. Lạc lối, đúng vậy, Ngài là một gốc bồ đề mọc trước Phật, vì tuổi trẻ vô tri, không chống nổi những cám dỗ của khói lửa nhân gian, sa nhầm lưới trần, kết một cuộc tình duyên. Ai chẳng từng có thời trai trẻ, ai chẳng từng phạm phải lỗi lầm, Phật không phải từ bi hay sao? Chẳng lẽ một đứa trẻ lầm đường lạc lối không nên được tha thứ, không nên được bỏ qua?
[] Du hý tam muội: Tam muội là dịch âm chữ Phạn “samādhi”, nghĩa là chính định, dùng công tu hành trừ sạch được hết trần duyên mà nhập vào cõi mầu, rỗng không vắng lặng. Du hý tam muội: nhập định xuất định thuần mặc tự nhiên.
Phật chẳng phải đã nói quay đầu là bờ ư? Nếu Ngài bằng lòng quay đầu, lỗi đã phạm được đền bù, tất cả chẳng phải có thể làm lại từ đầu sao? Hoa rối mờ mắt người, tình yêu đẹp đẽ chính là một cảnh hoa nở rực rỡ, mà Tsangyang Gyatso vì trẻ tuổi đa tình, bị vẻ xán lạn che mờ đôi mắt, xét về tình thì có thể tha thứ. Phật trước giờ đều không trừng phạt chúng sinh, chỉ dẫn dắt những người lỡ bước lạc lối vào đường ngay, khiến người tu dưỡng không đủ đọc lại kinh văn, tham ngộ bồ đề.
Du hý tam muội cũng là như thế, Tsangyang Gyatso chỉ là một đứa trẻ hiểu đời chưa sâu, không thể chịu nổi cám dỗ của tình yêu, nếm trộm trái cấm. Ngài chẳng qua chỉ muốn cùng ý trung nhân nắm tay dạo bước hồng trần, yêu hết mình một lần, dùng tuổi thanh xuân đổi lấy một lần tim đập mạnh. Trước giờ chưa từng hỏi sẽ có hậu quả ra sao, Ngài thậm chí còn ấu trĩ cho rằng, mình không hại người chính là từ bi lớn nhất. Tsangyang Gyatso viết thơ tình chỉ để bày tỏ tình cảm chân thực trong lòng, cũng chưa từng nghĩ những vần thơ này sẽ lưu truyền đến dân gian. Ngài đến phố Barkhor uống rượu, gặp gỡ cô gái Qonggyai, cũng chỉ là để khuây khỏa nỗi buồn, chưa từng nghĩ chuyện này lại trở thành lý do Lha-bzang Khan dùng để loại bỏ Ngài.
Trò chơi của một cá nhân, bi ai của muôn ngàn người. Thân là Phật sống, không thể bài trừ tất cả tạp niệm, không thể tâm thần bình tĩnh, Ngài có lỗi. Nhưng lỗi của Ngài, không có nghĩa Ngài không phải Đạt Lai thật. Bất cứ ai cũng biết, đây là cái cớ Lha-bzang Khan dùng để đối phó Tsangyang Gyatso, mà lời biện hộ các vị sư già đưa ra đã trở thành nói suông, không mảy may tác dụng. Y muôn dặm xa xôi đi đến kinh thành, xin về thánh chỉ của vua Đại Thanh, làm gì có chuyện vì mấy vị sư già mà từ bỏ quyền lực địa vị y chìa tay lấy được. Không có đất vãn hồi, mặc cho họ đầm đìa nước mắt biện hộ van nài, lòng dạ lạnh lùng cứng rắn của Lha-bzang Khan chẳng mảy may lay động.
Tsangyang Gyatso một mình ngồi yên trên lầu mé bên của cung Potala, Ngài không thể không biết thế giới ngoài kia đã rối ren đến mức nào. Ngài không sợ chết, nhưng Ngài không nỡ rời mảnh đất đã bao dung Ngài, tôn vinh Ngài, không nỡ rời dân chúng đã tin tưởng Ngài, phụng dưỡng Ngài. Ngài không thể không biết, lần này đặt chân lên con đường núi cao sông rộng, sau này sống chết chưa rõ, cũng chẳng còn có ngày trở về. Ngắm Phật một lần nữa, điều Ngài có thể làm chỉ là than thở. Nếu không phải Ngài buông thả, có lẽ Đệ Ba Sangye Gyatso sẽ không chết, dù y nắm chặt cây quyền trượng vốn thuộc về Phật sống, nhưng y cũng có một trái tim yêu quý muôn dân Tây Tạng.
Sangye Gyatso nào đã thật sự làm tổn thương Tsangyang Gyatso? Y không tín nhiệm Ngài, là bởi trong mắt Sangye Gyatso, Tsangyang Gyatso chỉ là một đứa bé nhu nhược đa tình. Ngài không có dục vọng đối với chính trị, do đó không gánh vác nổi lá cờ nặng nề của chính giáo Tây Tạng. Tất cả những gì y làm, không chỉ là vì thỏa mãn dục vọng và chí hướng cá nhân đối với quyền lực, dù chiếc ngai báu nạm vàng dát ngọc kia khiến y từng mất ngủ lúc nửa đêm, nhưng đây không phải là vương vị thế tục. Có lẽ tắm máu hăng hái chiến đấu, dốc hết tất cả sống mái một trận có thể đổi lại áo rồng bọc thân, chuyển thế của Phật sống sớm đã có nhân duyên từ trước, thứ Sangye Gyatso có thể có được là quyền lực thật sự, chiếc ngai báu kia mãi mãi là trang sức chạm trổ hư cấu trong mộng, chẳng chút dây mơ rễ má với y.
Náo kịch đã tạo thành, chưa chờ tới kết cuộc cuối cùng thì người xem còn chưa thể ra về. Cung Potala lúc này bị bao vây đến giọt nước không lọt, mọi người từ các ngóc ngách trên cao nguyên núi tuyết hội tụ về bên Đạt Lai, rạp mình quỳ lạy trên quảng trường cung điện. Gió xuân se lạnh lướt qua vạt áo họ, lướt qua khuôn mặt đầm đìa nước mắt của họ. “Nếu Đại sư này không phải là chuyển sinh của Đạt Lai thứ , ma quỷ đập nát đầu ta.” Đây là lời họ nói, rất thành khẩn, rất kiên định, vừa nói vừa khóc.
Những người dân hiền lành xưa nay chưa từng trách móc việc làm rời kinh phản đạo của Phật sống. Hành vi hoang đường mà trong mắt Lha-bzang Khan cho là không thể tha thứ, thì trong lòng chúng sinh lại là sự cố chấp của vị Phật sống dám vì tình yêu bất chấp bản thân. Nhưng lòng dạ rộng rãi và trái tim từ bi của họ không thể sửa đổi giới luật nghiêm ngặt Phật tổ quy định ra, không thể vượt qua rào cản cấm đoán của thế tục. Họ bất lực tụ tập một chỗ, quỳ bái trên mặt đất băng giá, đau lòng khôn xiết.
Nỗi lưu luyến và lòng kính yêu của họ đối với Tsangyang Gyatso càng chọc giận Lha-bzang Khan. Nhưng Tsangyang Gyatso không đợi quân đội của Lha-bzang Khan ra tay, đã ra khỏi gác bên, bình tĩnh đối diện với Lha-bzang Khan. Mấy giây ngắn ngủi, đôi mắt trong sáng kia khiến Lha-bzang Khan cảm thấy kinh hoảng vô cớ. Y thừa nhận một cách sâu sắc, chàng trai vô cùng tuấn tú trước mắt chính là Đạt Lai thật sự. Biết rõ là sai lầm, y vẫn phải đã sai thì sai luôn, chỉ cần trừ bỏ Ngài, cung Potala vàng son rực rỡ này từ nay sẽ là vương quốc của y. Y sẽ thay thế Sangye Gyatso thống lĩnh muôn dân Tây Tạng, dù họ có ủng hộ y hay không, y chỉ cần kết quả.
Nhìn dân chúng quỳ đầy trên mặt đất, Tsangyang Gyatso bình tĩnh cuối cùng cũng không thể kìm nén được, để dòng lệ nhạt nhòa đôi mắt. Ngài thực sự động lòng vì những chúng sinh tín ngưỡng Ngài một cách đơn thuần này. Thói ngỗ ngược trong quá khứ đã là một tàn cục không thể thu dọn, bày trên khám thờ Phật rộng lớn của cung Potala, tán loạn bừa bộn. Kết cuộc ấy khiến Tsangyang Gyatso trong lòng hổ thẹn, thẹn với chúng sinh, thẹn với Phật tổ, cũng thẹn với giai nhân. Vinh dự và ân sủng được hưởng nhiều năm nay đã đến lúc phải trả lại, bao gồm buồn khổ bị cầm tù, cũng đã đến lúc cần kết thúc.
Sử dụng mũi tên trái (←) hoặc phải (→) để chuyển chapter
Trải qua bao nhiêu xuân đi thu đến, trước sau không thể đo đạc dặm đường hồng trần rốt cuộc còn bao xa. Khi bạn mệt mỏi cũng không thể dừng lại nghỉ ngơi, vì thời gian cứ luôn vội vã đuổi theo, từ bờ bên này đuổi sang bờ bên kia.
Trải qua bao nhiêu xuân đi thu đến, trước sau không thể đo đạc dặm đường hồng trần rốt cuộc còn bao xa. Khi bạn mệt mỏi cũng không thể dừng lại nghỉ ngơi, vì thời gian cứ luôn vội vã đuổi theo, từ bờ bên này đuổi sang bờ bên kia. Một ngày nọ bạn dừng bước, có nghĩa là hành trình sinh mệnh sắp sửa kết thúc, mà bạn cũng đã hoàn thành sứ mệnh sinh tồn của mình. Có những người chán ngán phàm trần, một lòng cầu dĩnh ngộ siêu thoát, làm một ngọn cỏ gốc cây yên tịnh trước Phật, thấm nhuộm linh tính của Thiền. Có những người lại nguyện ý rời xa cảnh Thiền, cam nguyện rơi vào lưới trần, lưu lạc nơi thời loạn lạc, sống tỉnh táo mà đau khổ.
Rốt cuộc cũng có người không tin, Tsangyang Gyatso có thể giữ được bình tĩnh khi đối mặt với phán quyết. Ngài chẳng phải là một vị tình tăng ư? Ngài đúng ra phải nhu nhược, e sợ hết thảy gió mưa rung chuyển trên đời, mọi tổn thương đối với Ngài sẽ là chí mệnh. Chúng ta vẫn tranh luận, những thứ Tsangyang Gyatso có được và mất đi, rốt cuộc thứ nào nhiều hơn, thứ nào ít hơn. Không ai có thể đưa ra một câu trả lời chính xác, vì theo đuổi và mộng tưởng của mỗi người khác nhau. Còn tôi tin chắc, đời này Tsangyang Gyatso đã được sống trong hạnh phúc, tuy tình yêu Ngài muốn không có kết quả, nhưng Ngài lại từng chân thực sở hữu. Địa vị Phật sống của Ngài dù lung lay sắp đổ, nhưng muôn ngàn khách hành hương lại chưa từng từ bỏ Ngài. Lịch sử cũng vì sự tồn tại của Ngài mà ghi lại một nét bút sâu sắc, để chúng ta đời sau ghi nhớ.
Lha-bzang Khan trình thư cho Khang Hy sẽ có kết cuộc thế nào, không cần nói cũng rõ. Vua Khang Hy anh minh, từ khi đăng cơ năm tám tuổi đến nay chưa từng dám xem nhẹ giang sơn. Nhà vua nam chinh bắc chiến mấy mươi trận, luôn nhìn sự đời mờ mịt một cách sáng suốt tỉnh táo. Lần này, Lha-bzang Khan dâng thư, dụng ý là gì, nhà vua xem qua đã rõ. Thật ra về lời đồn liên quan đến Tsangyang Gyatso, Khang Hy cũng nghe được không ít, nhà vua không hề có lòng thù địch đối với vị Phật sống trẻ tuổi mà lại đa tình này. Nhà vua từng phái người đến Tây Tạng điều tra chân thân của vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 6, tuy không có kết quả xác định, nhưng nhà vua có thể dự cảm vị Phật sống này tuyệt đối không phải người thường.
Chỉ là đế quốc Đại Thanh lúc này tuy có thể xem là thái bình thịnh thế, nhưng non sông ôn nhu phương Nam không hề khiến Khang Hy một mực mê muội. Nhà vua biết rõ phiến loạn trên thảo nguyên sẽ không ngừng nghỉ, nhiều con sói xám vì không được thỏa mãn, vẫn sẽ tru lên trong đêm vắng khiến nhà vua không thể yên lòng. Lần này Lha-bzang Khan tuy giúp nhà vua trừ đi Sangye Gyatso tinh khôn mạnh mẽ, nhưng thế lực của con sói giảo quyệt Lha-bzang Khan cũng nhờ đó được mở rộng. Dù Khang Hy không cần e dè y, nhưng vẫn không thể xem thường sự tồn tại của y. Khang Hy không thể không biết, Lha-bzang Khan đến tìm nhà vua mượn dao giết người, loại trừ được Tsangyang Gyatso, Lha-bzang Khan sẽ chẳng cần kiêng kỵ, nắm giữ quyền lực chính giáo Tây Tạng.
Khang Hy không có ý đặt Tsangyang Gyatso vào chỗ chết, thậm chí vào lúc nửa đêm không người, nhà vua thi thoảng còn lật xem tập thơ sứ giả mang từ Tây Tạng về. Nhà vua gần như không dám tin, những câu thơ nặng tình đẹp đẽ đó lại do một vị Phật sống ngồi thiền trên mây, vốn nên cắt đứt hết thảy ý nghĩ trần tục viết ra. Nhà vua bỗng nhiên bắt đầu có đôi chút kính phục, đôi chút yêu thích đối với Ngài, vì nhà vua biết Tsangyang Gyatso ngồi ở tầm cao muôn dân không thể với tới, nhưng Ngài lại dám lưu đày bản thân xuống phàm trần, nhàn du chốn dân gian, yêu cuồng nhiệt, sống chân thực. Còn Khang Hy cũng có ngôi cao như vậy nhưng lại bị giang sơn trói buộc, chẳng khi nào dám buông thả. Tsangyang Gyatso có thể sống vì lòng mình, theo đuổi tình yêu thế tục, mà Khang Hy lại phải sống vì muôn dân trăm họ, sớm đã đánh mất bản thân.
Nhà vua là quân vương, phải bảo vệ đất nước của mình, con dân của mình. Còn tình cảm cá nhân vĩnh viễn chỉ là nhỏ bé, một vị quân chủ anh minh, mãi mãi đều không thể có tình cảm mềm yếu, nếu không nhất định sẽ tạo nên đổ vỡ càng lớn. Chính trị là vô tình, bao nhiêu người phải làm vật bồi táng của nó, nhưng nó vẫn chưa thỏa mãn, một mực lạnh lùng đòi lấy. Rất đáng tiếc, Tsangyang Gyatso định sẵn phải làm vật hy sinh của chính trị, đây là điều duy nhất Ngài có thể làm được. Dù Khang Hy có lòng bảo vệ Ngài, cũng đã quá muộn.
Một vở kịch diễn đến cao trào thì không thể thay đổi vai chính. Dù bao nhiêu người không ngừng rơi lệ, chung quy vẫn phải diễn nốt kết cuộc. Đã là người xem, hà tất phải coi là thật, đã là thanh y[1], việc gì phải thương tâm. Tsangyang Gyatso không có lòng làm thanh y trong kịch, nhưng Ngài lại nhất thiết phải đeo tấm mặt nạ, lúc thì là Phật sống, lúc thì là lãng tử, trong thời gian vô tình, thực hiện luân hồi bi ai. Mọi người đều cho rằng Ngài có quyền lực chí cao vô thượng, chỉ bản thân Ngài mới hiểu rõ, mình đã sống một cách hèn mọn biết bao. Chẳng qua muốn cùng ý trung nhân ở bên nhau, chẳng qua muốn vẽ mày cho nàng suốt đời, cuối cùng trở thành mê muội mà cuộc đời này khó vượt qua.
[1] Thanh y: một vai diễn trong hý khúc, mặc áo màu xanh.
Khang Hy sáng suốt không xử sự theo tình cảm, cục diện chính trị Tây Tạng cần được ổn định, không thể dẫn đến rối loạn lớn hơn bởi một Tsangyang Gyatso. Nếu nói chính trị là một canh bạc, mọi đồ vật đều có thể làm con tính, nhưng giang sơn lại không thể đem ra cược, vì không thua nổi. Nhà vua trước giờ đều không mạo hiểm, đừng nói là vì Tsangyang Gyatso, dù là vì tình cảm của bản thân, nhà vua cũng không dám. Do đó Khang Hy biết rõ mình là lưỡi đao sắc bén Lha-bzang Khan mượn để giết Tsangyang Gyatso, cũng đành dốc túi trao ra. Đây là một mũi tên độc Lha-bzang Khan chuẩn bị sẵn sàng, y cầm chắc sẽ khiến Tsangyang Gyatso đứt ruột.
Cứ xem như là sự trừng phạt mà một vị Phật sống phạm giới cần gánh chịu, vì cục diện chính trị Tây Tạng, vì giang sơn Đại Thanh, Khang Hy hy sinh Ngài, cũng không tiếc. Chỉ mong sự hy sinh ấy, có thể khiến mảnh đất này từ đâu không còn sát phạt máu tanh, trở lại thánh khiết và bình yên như lúc trước. Người dân lương thiện có thể hạnh phúc chăn thả, vui vẻ ca hát, đời đời kiếp kiếp an cư lạc nghiệp trên thảo nguyên. Khang Hy rốt cuộc vẫn hao tổn tâm tư, nhà vua phái Thị lang[2] Hách Thọ đến Tây Tạng, sắc phong Lha-bzang Khan làm “Dực Pháp Công Thuận Hãn[3]”, ban cho y một chiếc ấn vàng. Ra lệnh phế bỏ chức vị ở cung Potala của Tsangyang Gyatso, “chấp hiến kinh sư”.
[2] Thị lang: Chức quan thời xưa. Thời Minh Thanh, Thị lang tương đương Thứ trưởng các bộ của chính phủ, địa vị sau Thượng thư (tương đương Bộ trường).
[2] Dực Phát: Phò tá, giúp đỡ Phật pháp.
Chấp hiến kinh sư, chính là áp giải Tsangyang Gyatso từ Tây Tạng về kinh. Trong mắt người khác đây là trừng phạt nghiêm khắc đối với Tsangyang Gyatso, thực ra là cách Khang Hy bảo vệ Ngài. Vì Khang Hy hiểu rõ, Tsangyang Gyatso bị phế bỏ chức vị ở Tây Tạng thì sẽ là tù nhân dưới thềm của Lha-bzang Khan, nhưng Ngài vẫn được muôn dân ủng hộ, với cá tính của Lha-bzang Khan, làm sao dễ dàng tha cho một người lúc nào cũng mang lại mối uy hiếp cho y? Do đó Khang Hy sai người áp giải Tsangyang Gyatso đến kinh thành, giúp Ngài thoát khỏi sự mưu hại của Lha-bzang Khan. Trước tiên phải giữ được tính mệnh thì sau này mới có thể tính toán về sự đi hay ở của Ngài.
Bất kể Tsangyang Gyatso có phải là linh đồng chuyển thế thật sự hay không, đã từng phạm sai lầm thế nào, nhưng Ngài chung quy vẫn là một người chí tình chí tính. Cá tính từ bi mềm yếu của Ngài trước giờ không gây tổn hại cho một ai, lại bị người khác thao túng số phận một cách vô tội. Đồng thời Ngài trải qua lễ lớn tọa sàng, từng được muôn dân quỳ bái, từng vào ở trong cung Potala, từng làm vương giả chân chính. Một vị vương giả, dù cùng đường bí lối, cũng không nên bị chà đạp đến mức chẳng còn tôn nghiêm. Nhưng Khang Hy cũng không thể cho Ngài tự do, vì với tính tình của Ngài, chỉ cần vừa cởi áo sư, chắc chắn sẽ tiếp tục du hý hồng trần. Lúc đó, với địa vị của Ngài trong lòng dân chúng Tây Tạng, họ sẽ hết sức ủng hộ Ngài, lẽ nào lại chẳng gây nên một trận gió mưa chẳng thể ngăn cản?
Cách làm của Khang Hy có thể nói dụng tâm vất vả, nhưng người hiểu rõ lại có mấy ai? Khi sứ giả phái đi truyền đạt ý chỉ của vua Đại Thanh sẽ gây nên sóng to gió lớn dường nào? Trăng có tối sáng tròn khuyết, người cũng như vậy, khi bạn khuyết mờ, có lẽ chính là lúc người khác tròn sáng. Lha-bzang Khan cuối cùng cũng thỏa nguyện giành được quyền lực mình muốn, trừ đi tâm phúc đại họa Sangye Gyatso, lại sắp sửa đuổi được Đạt Lai thứ 6 Tsangyang Gyatso. Từ đây mảnh đất Tây Tạng sẽ mặc cho con chim ưng hùng mạnh này dang cánh ngang dọc, khi tâm nguyện cả đời y được thỏa mãn, phải chăng cũng sẽ có một chút trống vắng nhạt nhòa?