Tình ca của Ngài quanh quẩn trên cao nguyên, như áng mây đầy trời, có làn khói không dứt. Kinh phướn phấp phới trong gió, như đang vẫy tay, cũng là đang kêu gọi. Còn có những kinh luân chuyển động mãi không ngừng, kể lể những lời người đời nghe mãi không hiểu.
Dường như mọi câu chuyện đều không thiếu được một đoạn ly biệt. Nếu nói bắt đầu là vì kết thúc, thế thì gặp gỡ là để biệt ly. Trong mắt nhiều người, ly biệt nên mang một vẻ đẹp thê lương thương cảm, nhưng tôi cho rằng, có nhiều ly biệt lại đem đến cho người cảm giác như trút bỏ gánh nặng. Vì không phải cứ sống với nhau là khiến người người vui vẻ, thời gian lâu rồi thường sinh ra lòng chán ngán. Lúc đó, điều mong mỏi chính là ly biệt, dù ngắn ngủi hay lâu dài, chỉ nguyện ý xa nhau. Chưa từng nghĩ, vừa xa cách đã là một đời. Luôn muốn tìm cớ gặp lại, nhưng vẫn bị năm tháng phũ phàng, từ nay về sau, không còn gặp nhau được nữa.
“Trường đình ngoại, cổ đạo biên, phương thảo bích liên thiên[1]…” Biệt ly trong tưởng tượng nên là như vậy, đường cũ lưu luyến, trường đình tiễn biệt, người ra đi kéo vạt áo lau nước mắt, cảm thương vô hạn. “Phong tiêu tiêu hề Dịch Thủy hàn, tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn[2].” Hoặc là sông Dịch tiễn biệt, thê lương bất tận. Còn tôi luôn nghĩ đến tình cảnh ba trăm năm trước khi Tsangyang Gyatso rời đất tuyết cao nguyên, mây núi mênh mông, gió trăng lồng lộng, thì nên là một vẻ hoang vắng thế nào? Vạn vật đều đang tiễn biệt Ngài, rơi lệ vì Ngài, cảnh tượng này so với tiễn biệt ở trường đình và sông Dịch càng làm cảm động lòng người, càng bi ai thê lương.
[1] Ngoài trường đình, bên đường cũ, cỏ thơm xanh tận chân trời. Đây là ca khúc “Tống biệt”, nhạc John Pond Ordway (Mỹ), lời Lý Thúc Đồng (Trung Quốc).
[2] Gió hiu hắt chừ, sông Dịch lạnh ghê. Tráng sĩ ra đi chừ, không bao giờ về. Đây là hai câu thơ Kinh Kha ứng tác với các bạn đi tiễn ở sông Dịch, trước khi sang Tần hành thích vua Tần.
Lần này Ngài đi, giống như Kinh Kha hành thích vua Tần, vĩnh viễn không trở lại. Không ai có thể đoán trước được số mệnh tương lai của Ngài, ngay cả bản thân Ngài, đó cũng là một điều khó đoán, có thể là khởi đầu mới trong cuộc đời Ngài, có lẽ chỉ là kết thúc. Tình ca của Ngài quanh quẩn trên cao nguyên, như áng mây đầy trời, vương làn khói không dứt. Kinh phướn phấp phới trong gió, như đang vẫy tay, cũng là đang kêu gọi. Còn có những kinh luân chuyển động mãi không ngừng, kể lể những lời người đời nghe không hiểu. Có chúc phúc, có bịn rịn, có cảm thán…
Sau khi Ngài rời khỏi cung Potala, con chó vàng già từng giữ bí mật cho Phật sống cô độc chết đi. Không ai biết nó từng có lời hẹn với Đạt Lai thứ 6; những ngày ấy, chó vàng trung thành canh giữ ở cửa bên cung Potala, đợi người chủ của nó trở về trước bình minh. Nếu không phải trận tuyết lớn kia đã tiết lộ bí mật Tsangyang Gyatso một mình ra ngoài cung, con chó vàng già đến chết cũng sẽ bảo vệ người chủ trẻ tuổi. Chuyện trên đời thật sự là nhân quả liên kết với nhau, Phật sống rời khỏi cung điện đẹp đẽ sang trọng thuộc về Ngài, con chó vàng già giữ cửa dùng cái chết để chứng minh lòng kiên trinh. Chỉ là tất cả quá trình này, đều lặng lẽ âm thầm, không ai hay biết.
Năm xưa Đạt Lai thứ 5 Lobsang Gyatso dẫn mấy ngàn sư sãi, rầm rầm rộ rộ từ Lhasa xuất phát, đến thành Bắc Kinh, được vua Đại Thanh tiếp đãi với lễ tiết tối cao. Giờ đây cũng cùng là Đạt Lai Lạt Ma, nhưng Tsangyang Gyatso lại đeo hình cụ, bị áp giải về kinh. Một vị Phật sống, một tên tù phạm, giống như một vở hý kịch bi ai, một màn luân hồi buồn cười. Đạt Lai thứ 6 chẳng phải là linh đồng chuyển thế của Đạt Lai thứ 5 sao? Nếu linh hồn thật sự có thể không chết, với cống hiến của Lobsang Gyatso đối với chính giáo Tây Tạng, kiếp này sao phải chịu dày vò như thế? Chúng ta không nên hoài nghi như Lha-bzang Khan, chúng ta nên giống tất cả tín đồ Tây Tạng, tin tưởng Tsangyang Gyatso là Phật sống thật, vì Ngài có một trái tim còn từ bi đa tình hơn Phật. Ngài là lạc lối bồ đề, Phật sẽ không vì Ngài lạc lối mà lưu đày Ngài.
Ở Tây Tạng có một truyền thuyết mỹ lệ thế này, sau khi Tsangyang Gyatso đi khỏi, tất cả các cô gái từng say đắm Ngài trong thành Lhasa đều sơn phòng ốc nhà mình thành màu vàng, làm kỷ niệm vĩnh viễn. Các cô mong mỏi, biết đâu Tsangyang Gyatso sẽ bước ra từ mảng sắc vàng tươi ấm áp này, mỉm cười với họ, uống rượu ca hát cùng họ, ôm hôn họ. Truyền thuyết thật là đẹp đẽ thắm thiết, nếu tôi sống ở thành Lhasa, cũng sẽ sơn nhà mình thành màu vàng, không vì kết tình duyên với Tsangyang Gyatso, chỉ vì một câu chuyện sinh động đến nỗi có thể khiến người rơi lệ.
Ba trăm năm đã qua, rất nhiều ngôi nhà nhỏ màu vàng tươi trong truyền thuyết sớm đã không còn tồn tại nữa, thậm chí không hề để lại một dấu vết nào. Nhưng tôi tin truyền thuyết là thật, các cô gái nhất định sẽ dùng phương thức si tình để hoài niệm Dangsang Wangpo, tình lang đẹp nhất trong thành Lhasa. Ngày nay chỉ còn lại quán rượu nhỏ tên Makye Ame trên phố Barkhor, ngôi nhà nhỏ không chút bắt mắt, nhưng mỗi ngày khi đèn hoa vừa thắp lên là khách khứa ra vào tấp nập. Họ đến từ các thành phố khác nhau, mang theo bụi đất của các địa phương khác nhau, tín ngưỡng khác nhau, chỉ vì một tâm tình giống nhau. Là thơ tình của Tsangyang Gyatso đã cảm động họ, là tình yêu của Ngài đã lay động họ, do đó bằng lòng vì một truyền thuyết, đến đây nhớ lại một quãng thời gian đã trôi qua.
Thật ra thực sự có thể tìm được những gì? Nói cách khác, quán rượu nhỏ này quả đúng có lưu lại vết tích của họ chăng? Chúng ta không hề muốn dối mình dối người, nhưng thà rằng tin tưởng tất cả đều từng tồn tại, nhiều người cần dựa vào những giấc mơ tươi đẹp này để điểm tô đời sống cay đắng vô vị. Do đó mới có rất nhiều người bất chấp tất cả đeo tay nải lên hối hả đi xa, chỉ vì những câu chuyện và truyền thuyết không thể xác định. Hiện thực khiến con người con người có quá nhiều gánh nặng, không ai cam nguyện kéo kén tự buộc mình, dù vì một giấc mơ hư vô đi đến chân trời cũng không hối hận. Mê say tạm thời không có nghĩa sẽ say hoài không tỉnh, mỗi người chỉ xây đắp trong lòng một chốn thế ngoại đào nguyên nhỏ hẹp, không bị thế giới bên ngoài quấy rầy, có thể yên ổn thanh tịnh.
Trăng mùng Ba nhợt nhạt,
Tỏa sáng hết mức rồi.
Xin nàng trao thề ước,
Như trăng rằm, cho tôi.
Người tình bị trộm đi,
Ta xin xăm bói quẻ.
Nàng hồn nhiên đẹp đẽ,
Ta trong mơ chẳng quên.
Những bài tình ca đó vẫn còn, quán rượu nhỏ Makye Ame vẫn còn, nhưng chàng lãng tử tên Dangsang Wangpo đã đi đâu? Người đẹp Qonggyai Dawa Dolma đã đi đâu? Về tung tích của Dawa Dolma, có lẽ chúng ta nên có sự trình bày, người con gái Tsangyang Gyatso từng yêu ghi lòng tạc dạ, là nàng, đã thay đổi số phận cả đời của Tsangyang Gyatso. Nàng tuy quan trọng, nhưng không có Dawa Dolma, Tsangyang Gyatso cũng sẽ gặp gỡ cô gái khác trên đường phố Lhasa theo cách ấy, chỉ là tư vị khác nhau, mức độ yêu khác nhau. Tật đa tình của Ngài là bẩm sinh, những bài thơ tình ấy lưu giữ trong ký ức của Ngài, chỉ cần vừa chạm đến trái tim mềm yếu, liền ào ạt tuôn ra.
Bà chủ quán rượu nhỏ từng nói cho Dangsang Wangpo biết, Dawa Dolma, cô gái Qonggyai Ngài yêu bị cha nàng đưa về quê, định hôn sự cho nàng, làm cô dâu của người khác. Mà Tsangyang Gyatso cũng vì chuyện này đứt từng đoạn ruột, Dawa Dolma ra đi, đã dập tắt hy vọng cuối cùng của Ngài ở phàm trần. Nhưng Dawa Dolma thật sự bị gả cho người khác chăng? Nàng có phản bội lời thề năm xưa với Dangsang Wangpo không? Không, cũng như cô gái năm xưa Tsangyang Gyatso từng yêu ở Monyu, nàng cũng không bội bạc Ngài. Cô gái sống ở địa phương nhỏ Monyu ấy, đến sau này sống hay chết chẳng ai biết, nhưng chúng ta có thể đoán chắc, suốt đời nàng đều không thể hạnh phúc. Nhưng nàng gửi thân nơi làng quê nhỏ bé dân tình chất phác, đâu thể làm chuyện gì trái với đạo nghĩa, dù ngày tháng khổ sở thế nào, nàng đều phải nín nhịn.
Dawa Dolma thì khác hẳn, nàng từng phóng đãng trong thành Lhasa, từng điên cuồng trong quán rượu nhỏ, nàng dám trao ra tất cả vì tình yêu, bất chấp hậu quả. Mãi đến sau này, trên phố đồn đại lãng tử Dangsang Wangpo chính là vị Phật sống Tsangyang Gyatso sống trong cung Potala. Nàng để trong lòng, không nói, cũng không sợ, nàng thích thơ tình Ngài viết cho nàng, đọc hiểu được tình ý êm dịu ấm áp trong thơ. Nàng biết vì sao mỗi ngày trước lúc bình minh, Ngài luôn khẽ khàng vén chặt góc chăn cho nàng, sau đó một mình rời đi. Nàng đau lòng, vì nàng hiểu rõ Ngài không muốn làm vị Phật sống muôn dân quỳ bái kia, mà hướng đến khói lửa nhân gian. Do đó nàng hiến dâng cho Ngài tình yêu tốt đẹp hơn, đêm đêm nghiêng thành vì Ngài, chỉ mong có được nụ cười của Ngài.
Nhiều người không biết, tình lang đẹp đẽ nhất thành Lhasa Dangsang Wangpo, dù cùng mọi người uống rượu vui tràn, nhưng trong mắt Ngài trước sau ẩn giấu một nỗi u uất không xua tan được. Đây là điểm Ngài khác với mọi người, cũng là nguyên nhân nhiều cô gái cuồng nhiệt yêu Ngài. Ngài dùng thời gian ngắn nhất để tạo nên truyền kỳ ở quán rượu nhỏ Makye Ame. Vì sự chí tình chí tính của Ngài, nên lỗi lầm phạm phải đáng được tha thứ, nên muôn ngàn tín đồ sẽ trước sau như một, thậm chí so với lúc trước càng thêm ủng hộ Ngài, trân trọng yêu quý Ngài.
Trên thực tế, từ sau khi Dawa Dolma đi, không ai biết nàng rốt cuộc đã đi đâu. Nàng tựa như một câu đố, biến mất chẳng còn tăm tích trong lịch sử Tây Tạng. Có người nói Dawa Dolma bị Đệ Ba Sangye Gyatso phái người giết chết, sở dĩ y làm như vậy là để triệt để cắt đứt tạp niệm của Tsangyang Gyatso. Duy chỉ có cái chết mới có thể khiến người không còn vướng bận. Tsangyang Gyatso có thể hoài niệm Dawa Dolma suốt đời, nhưng không thể chọn lựa trốn đến chân trời vì nàng nữa. Đệ Ba Sangye Gyatso muốn để Tsangyang Gyatso hiểu rõ, là thói đa tình của Ngài đã hại nàng, khiến Ngài sám hối trong tội lỗi, từ đó kề cận trước Phật, đoạn tuyệt ý niệm trần tục.
Cũng có người nói Dawa Dolma không hề gả cho người khác, mà lựa chọn trở về quê nhà, một mình sống ở một nơi bí ẩn. Một gian nhà gỗ nhỏ, nuôi mấy con bò con cừu, sống rất mực giản đơn. Nàng sớm đã quên mất xa hoa từng có, chỉ muốn yên tịnh giữ gìn khói bếp bốn mùa, lòng như nước tĩnh lặng. Nàng cho rằng như vậy thì có thể giúp vị Phật sống trẻ tuổi quên nàng, cho rằng như vậy có thể giúp Ngài thoát khỏi kiếp số. Nàng đã sơ sót, Tsangyang Gyatso vốn dĩ không phải người thường, do đó số phận của Ngài đã sớm định sẵn, không ai có thể thay đổi. Ngày Tsangyang Gyatso bị quân đội của Lha-bzang Khan áp giải đi, chắc chắn nàng cũng biết, nhưng nàng không đến tiễn đưa, nàng không muốn sự xuất hiện của nàng đem đến cho Ngài càng nhiều vướng bận và thương cảm.
Điều nên qua đi đã qua đi, điều nên lãng quên đã lãng quên. Tôi tin rằng, dù kết cục cuối cùng của Tsangyang Gyatso ra sao, Dawa Dolma cũng sẽ sống thật tốt, sống đến tóc bạc da mồi, qua đó chứng minh lòng kiên trinh không dời của nàng đối với tình yêu. Mọi sự tổn thương bản thân đều là tàn nhẫn đối với người yêu, nàng phải sống tốt để Ngài yên lòng. Người thật sự từng yêu đều hiểu rõ, đều lý giải được. Phương thức yêu của mỗi người khác nhau, có những người chọn sống chết có nhau, có những người lại bằng lòng dùng thời gian một đời để hoài niệm dĩ vãng tốt đẹp.
Dawa Dolma không đến thành Lhasa nữa, nàng mất tích như một câu đố, có người cho rằng nàng chết, có người cho rằng nàng còn sống, nhưng đã chẳng còn quan trọng nữa. Bất kể năm xưa kết quả thế nào, ba trăm năm sau, nàng chỉ có thể lưu lại hồn phách, một hồn phách cô độc dạo chơi trong quán rượu nhỏ Makye Ame. Nếu linh hồn có thể nương tựa nhau, nàng và tình lang Dangsang Wangpo của nàng sẽ vĩnh viễn bên nhau ở đây, để người đa tình đời đời đến nhớ lại, đến cảm động. Có lẽ bạn, có lẽ tôi, chính là một người trong số đó.
Sử dụng mũi tên trái (←) hoặc phải (→) để chuyển chapter
Tình ca của Ngài quanh quẩn trên cao nguyên, như áng mây đầy trời, có làn khói không dứt. Kinh phướn phấp phới trong gió, như đang vẫy tay, cũng là đang kêu gọi. Còn có những kinh luân chuyển động mãi không ngừng, kể lể những lời người đời nghe mãi không hiểu.
Dường như mọi câu chuyện đều không thiếu được một đoạn ly biệt. Nếu nói bắt đầu là vì kết thúc, thế thì gặp gỡ là để biệt ly. Trong mắt nhiều người, ly biệt nên mang một vẻ đẹp thê lương thương cảm, nhưng tôi cho rằng, có nhiều ly biệt lại đem đến cho người cảm giác như trút bỏ gánh nặng. Vì không phải cứ sống với nhau là khiến người người vui vẻ, thời gian lâu rồi thường sinh ra lòng chán ngán. Lúc đó, điều mong mỏi chính là ly biệt, dù ngắn ngủi hay lâu dài, chỉ nguyện ý xa nhau. Chưa từng nghĩ, vừa xa cách đã là một đời. Luôn muốn tìm cớ gặp lại, nhưng vẫn bị năm tháng phũ phàng, từ nay về sau, không còn gặp nhau được nữa.
“Trường đình ngoại, cổ đạo biên, phương thảo bích liên thiên[1]…” Biệt ly trong tưởng tượng nên là như vậy, đường cũ lưu luyến, trường đình tiễn biệt, người ra đi kéo vạt áo lau nước mắt, cảm thương vô hạn. “Phong tiêu tiêu hề Dịch Thủy hàn, tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn[2].” Hoặc là sông Dịch tiễn biệt, thê lương bất tận. Còn tôi luôn nghĩ đến tình cảnh ba trăm năm trước khi Tsangyang Gyatso rời đất tuyết cao nguyên, mây núi mênh mông, gió trăng lồng lộng, thì nên là một vẻ hoang vắng thế nào? Vạn vật đều đang tiễn biệt Ngài, rơi lệ vì Ngài, cảnh tượng này so với tiễn biệt ở trường đình và sông Dịch càng làm cảm động lòng người, càng bi ai thê lương.
[1] Ngoài trường đình, bên đường cũ, cỏ thơm xanh tận chân trời. Đây là ca khúc “Tống biệt”, nhạc John Pond Ordway (Mỹ), lời Lý Thúc Đồng (Trung Quốc).
[2] Gió hiu hắt chừ, sông Dịch lạnh ghê. Tráng sĩ ra đi chừ, không bao giờ về. Đây là hai câu thơ Kinh Kha ứng tác với các bạn đi tiễn ở sông Dịch, trước khi sang Tần hành thích vua Tần.
Lần này Ngài đi, giống như Kinh Kha hành thích vua Tần, vĩnh viễn không trở lại. Không ai có thể đoán trước được số mệnh tương lai của Ngài, ngay cả bản thân Ngài, đó cũng là một điều khó đoán, có thể là khởi đầu mới trong cuộc đời Ngài, có lẽ chỉ là kết thúc. Tình ca của Ngài quanh quẩn trên cao nguyên, như áng mây đầy trời, vương làn khói không dứt. Kinh phướn phấp phới trong gió, như đang vẫy tay, cũng là đang kêu gọi. Còn có những kinh luân chuyển động mãi không ngừng, kể lể những lời người đời nghe không hiểu. Có chúc phúc, có bịn rịn, có cảm thán…
Sau khi Ngài rời khỏi cung Potala, con chó vàng già từng giữ bí mật cho Phật sống cô độc chết đi. Không ai biết nó từng có lời hẹn với Đạt Lai thứ 6; những ngày ấy, chó vàng trung thành canh giữ ở cửa bên cung Potala, đợi người chủ của nó trở về trước bình minh. Nếu không phải trận tuyết lớn kia đã tiết lộ bí mật Tsangyang Gyatso một mình ra ngoài cung, con chó vàng già đến chết cũng sẽ bảo vệ người chủ trẻ tuổi. Chuyện trên đời thật sự là nhân quả liên kết với nhau, Phật sống rời khỏi cung điện đẹp đẽ sang trọng thuộc về Ngài, con chó vàng già giữ cửa dùng cái chết để chứng minh lòng kiên trinh. Chỉ là tất cả quá trình này, đều lặng lẽ âm thầm, không ai hay biết.
Năm xưa Đạt Lai thứ 5 Lobsang Gyatso dẫn mấy ngàn sư sãi, rầm rầm rộ rộ từ Lhasa xuất phát, đến thành Bắc Kinh, được vua Đại Thanh tiếp đãi với lễ tiết tối cao. Giờ đây cũng cùng là Đạt Lai Lạt Ma, nhưng Tsangyang Gyatso lại đeo hình cụ, bị áp giải về kinh. Một vị Phật sống, một tên tù phạm, giống như một vở hý kịch bi ai, một màn luân hồi buồn cười. Đạt Lai thứ 6 chẳng phải là linh đồng chuyển thế của Đạt Lai thứ 5 sao? Nếu linh hồn thật sự có thể không chết, với cống hiến của Lobsang Gyatso đối với chính giáo Tây Tạng, kiếp này sao phải chịu dày vò như thế? Chúng ta không nên hoài nghi như Lha-bzang Khan, chúng ta nên giống tất cả tín đồ Tây Tạng, tin tưởng Tsangyang Gyatso là Phật sống thật, vì Ngài có một trái tim còn từ bi đa tình hơn Phật. Ngài là lạc lối bồ đề, Phật sẽ không vì Ngài lạc lối mà lưu đày Ngài.
Ở Tây Tạng có một truyền thuyết mỹ lệ thế này, sau khi Tsangyang Gyatso đi khỏi, tất cả các cô gái từng say đắm Ngài trong thành Lhasa đều sơn phòng ốc nhà mình thành màu vàng, làm kỷ niệm vĩnh viễn. Các cô mong mỏi, biết đâu Tsangyang Gyatso sẽ bước ra từ mảng sắc vàng tươi ấm áp này, mỉm cười với họ, uống rượu ca hát cùng họ, ôm hôn họ. Truyền thuyết thật là đẹp đẽ thắm thiết, nếu tôi sống ở thành Lhasa, cũng sẽ sơn nhà mình thành màu vàng, không vì kết tình duyên với Tsangyang Gyatso, chỉ vì một câu chuyện sinh động đến nỗi có thể khiến người rơi lệ.
Ba trăm năm đã qua, rất nhiều ngôi nhà nhỏ màu vàng tươi trong truyền thuyết sớm đã không còn tồn tại nữa, thậm chí không hề để lại một dấu vết nào. Nhưng tôi tin truyền thuyết là thật, các cô gái nhất định sẽ dùng phương thức si tình để hoài niệm Dangsang Wangpo, tình lang đẹp nhất trong thành Lhasa. Ngày nay chỉ còn lại quán rượu nhỏ tên Makye Ame trên phố Barkhor, ngôi nhà nhỏ không chút bắt mắt, nhưng mỗi ngày khi đèn hoa vừa thắp lên là khách khứa ra vào tấp nập. Họ đến từ các thành phố khác nhau, mang theo bụi đất của các địa phương khác nhau, tín ngưỡng khác nhau, chỉ vì một tâm tình giống nhau. Là thơ tình của Tsangyang Gyatso đã cảm động họ, là tình yêu của Ngài đã lay động họ, do đó bằng lòng vì một truyền thuyết, đến đây nhớ lại một quãng thời gian đã trôi qua.
Thật ra thực sự có thể tìm được những gì? Nói cách khác, quán rượu nhỏ này quả đúng có lưu lại vết tích của họ chăng? Chúng ta không hề muốn dối mình dối người, nhưng thà rằng tin tưởng tất cả đều từng tồn tại, nhiều người cần dựa vào những giấc mơ tươi đẹp này để điểm tô đời sống cay đắng vô vị. Do đó mới có rất nhiều người bất chấp tất cả đeo tay nải lên hối hả đi xa, chỉ vì những câu chuyện và truyền thuyết không thể xác định. Hiện thực khiến con người con người có quá nhiều gánh nặng, không ai cam nguyện kéo kén tự buộc mình, dù vì một giấc mơ hư vô đi đến chân trời cũng không hối hận. Mê say tạm thời không có nghĩa sẽ say hoài không tỉnh, mỗi người chỉ xây đắp trong lòng một chốn thế ngoại đào nguyên nhỏ hẹp, không bị thế giới bên ngoài quấy rầy, có thể yên ổn thanh tịnh.