Nếu trên đời này có ai đó khiến bạn không từ bỏ được, có việc gì khiến bạn phiền não khổ sở, nên học cách dửng dưng quên đi, chọn lựa kề cận một cảnh đẹp, làm một người yên tịnh từ bi.
Yêu một người có lẽ chỉ là trong chớp mắt, quên một người lại có thể cần cả một đời. Biết rõ như thế, nhưng nhiều người vẫn phải yêu, thậm chí ngàn dặm xa xôi truy tìm tình yêu, muốn kết một đoạn tình duyên trong kiếp này, để tuổi xuân không hối, đời người không tiếc. Có điều tình yêu cần trao ra, cần gánh vác, dù phụ bạc cũng phải nhẫn nhịn, dù phản bội cũng cần khoan dung. Dẫu có một ngày mất đi, dùng thời gian trọn đời để gìn giữ hoài tưởng, cũng sẽ không cảm thấy nặng nề mệt nhọc, tình yêu như vậy, mới được xem là tình yêu chân chính.
Yêu một phong cảnh cũng như vậy, chỉ là gặp gỡ trong thoáng chốc, cần dùng cả đời ghi nhớ. Thật ra tôi không phải là người thích phiêu bạt, chưa hề nguyện ý vắng lạnh đi lại trên đường, thậm chí e sợ như bèo trôi không gốc không rễ lênh đênh. Tôi khát khao yên ổn, dù một gian nhà nhỏ hẹp đơn sơ, cũng đủ để đặt xuống một linh hồn chán ngán trôi giạt. Nếu có thể, đời này sẽ ở dưới một gốc hoa mai, lặng nghe dòng chảy thời gian, cùng khói lửa nhân gian hững hờ đi lướt qua nhau.
Có lẽ chúng ta thường hay được nghe một câu chuyện thế này, một người cực kỳ tàn nhẫn, ngẫu nhiên gặp được một vị cao tăng, nghe sư giảng kinh nói thiền, chợt tỉnh ngộ, bèn quyết ý bỏ dao đồ tể xuống, từ đó cải tà quy chính. Hoặc gặp một thước phim chất phác cảm động nào đó, một phong cảnh khiến y trong lòng xao xuyến, bèn hối hận vì ban đầu không làm khác đi, thề chết làm người lương thiện. Lúc đó, Phật có tha thứ cho y không? Người đời có dung nạp y không? Có, nhiều sai lầm đều đáng được khoan dung tha thứ. Nếu trên đời này có ai đó khiến bạn không từ bỏ được, có việc gì khiến bạn phiền não khổ sở, nên học cách dửng dưng quên đi, chọn lựa kề cận một cảnh đẹp, làm một người yên tịnh từ bi.
Ở nơi xa xôi ấy, không biết là gió mát mời gọi, hay là mây trắng vẫy tay, nhiều người đã gặp gỡ hồ Thanh Hải như thế. Độ sâu thẳm của vùng nước trong xanh đó mang sự quen thuộc và cảm động khiến người vừa gặp đã xiêu lòng. Chẳng ai hay biết hồ này rốt cuộc từ đâu đến, dừng đỗ đã bao năm trên cao nguyên này. Nó ẩn giấu vẻ đẹp của mình, chẳng phải sợ người đời quấy nhiễu. Biết bao khách qua đường vội vã tìm kiếm nó, lưu lại truyền thuyết và câu chuyện ở đây, hồ Thanh Hải đều thuần túy trước sau như một.
Có người nói, đây là quê hương của linh hồn, chỉ thích hợp cho linh hồn cư trú. Còn thân thể của chúng ta, dù đến được chốn này rồi vẫn phải rời đi. Đó là vì chúng ta không có nổi sự tốt đẹp quá đỗi thuần túy, không có nổi thì chỉ có thể cất kín trong lòng, để chờ năm tháng sau này từ từ nhớ lại. Mỗi năm thường có nhiều loại chim muông di cư đến đây, chúng nguyện ý dừng bước vì mảng xanh trong này, an gia lạc hộ, đời đời sinh sôi ở hồ Thanh Hải. Còn hồ Thanh Hải cũng cho chúng gửi gắm mộng tưởng, gửi gắm hạnh phúc.
Khi chúng ta thiết tha mải miết ngắm nhìn mặt nước hồ dưới trời xanh đất tuyết này, sẽ không nén được suy tư, màu lam trong vắt ấy là giọt nước mắt công chúa Văn Thành để lại khi dõi về Trường An[1] ư? Hay là lời than thở Tsangyang Gyatso đánh rơi khi đi đến nơi này? Năm tháng đã để rơi một số câu chuyện ở hồ Thanh Hải, những câu chuyện này lại được cất giữ trong bộ sách cổ của hồ, để chúng ta đọc đi đọc lại. Những năm qua, biết bao người vội vã đến hồ Thanh Hải, rốt cuộc là vì hồ nước này, hay là vì câu chuyện từng xảy ra ở đây? Nếu là nước hồ, vì sao nó không chút đổi sắc, vẫn có thể bình yên không gợn sóng như thế? Nếu là câu chuyện, đời người mây nước, chúng ta đến cuối cùng còn tìm được những gì?
[1] Trường An: kinh đô nhà Đường, nay là thành phố Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Con người khi đắc ý ngược lại sẽ sinh ra nhiều dục vọng, khi thất ý lại rất dễ thỏa mãn. Đây là một mảnh đất cằn cỗi mà màu mỡ, khi bạn đến cảm thấy chẳng có gì cả, khi bạn đi lại cảm thấy tay nải đã bị thời gian và câu chuyện của cao nguyên nhét đầy. Dù không đích thân đến, chỉ mượn một tấm ảnh, cũng sẽ ngã vào trong hồ nước xang lam sâu thẳm đó, cam nguyện mơ một giấc mơ đi xa. Ký ức lờ mờ sẽ đưa chúng ta rời đến niên đại xa xôi, muốn thử tìm kiếm biển biếc nương dâu của quá khứ từ trong một mặt nước hồ.
Ba trăm năm trước, Tsangyang Gyatso bị sứ giả Khang Hy phái đi và quân đội của Lha-bzang Khan áp giải đến đây, ở bên hồ Thanh Hải, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì? Cái ngày lẫn lộn khó phân đó, đến nay vẫn khiến người ta không ngừng truy cứu, nhưng trước sau không tìm được một chút manh mối nào. Lịch sử cũng từng đưa ra nhiều ghi chép, nhưng trước sau không có một câu trả lời xác định. Có lẽ vì sự phi phàm của Tsangyang Gyatso, mọi người bằng lòng rằng kết thúc đó là một câu đố vĩnh viễn không thể giải đáp, như vậy trong lòng một vạn người, sẽ có thể sinh ra một vạn kiểu tưởng tượng.
Lịch sử xưa nay không có chân thực tuyệt đối, trải qua gọt giũa trau chuốt của muôn ngàn người đời, nó sớm đã mất đi dáng vẻ ban đầu, chỉ lưu lại một số dấu vết thoắt ẩn thoắt hiện, chờ người sau suy đoán tìm tòi. Biết bao chân tướng chìm sâu trong nước biếc trời cao, chẳng có lấy một bọt sóng đẹp đẽ. Hồ Thanh Hải không lời, nó là tượng trưng của thần linh, tỏ tường tất cả quá khứ, nhưng không thể để chân tướng bộc bạch. Chân tướng ẩn náu trong nước hồ, hóa thành bí mật vĩnh viễn.
Ở hồ Thanh Hải, có nhiều tin đồn dân gian, bởi vì hư ảo mà càng mê ly. Những tin đồn đó giống như thơ tình của Tsangyang Gyatso, có thể diễn dịch ra hơn trăm thứ câu chữ khác nhau, chúng ta chỉ cần chọn một bản mình thích là được. Duy có một bản không ai chịu tin, không một ai tin cuộc đời của Tsangyang Gyatso sẽ chung kết hạ màn ở hồ Thanh Hải. Ngài là Phật sống, là tượng trưng của thần, không ai có thể hỏi tội Ngài, có thể giam cầm cuộc đời Ngài, càng không ai có thể sắp xếp kết cuộc của Ngài. Dù chết, cũng nên có cách chết của Phật sống, chết một cách cao ngạo.
Có người suy đoán, hay là Tsangyang Gyatso nhìn thấy mặt nước hồ này, liền không muốn rời khỏi nữa. Cuối cùng Ngài vẫn không thể rời được núi thần hồ thánh nơi đây, không rời được các tín đồ ủng hộ Ngài, do đó Ngài không cam lòng bị lưu đày, thà rằng lẳng lặng ẩn tích ở đây. Hoặc giả Ngài đã sớm sắp xếp sẵn một kết cuộc như câu đố cho bản thân, chính là vì muốn người đời mãi mãi không thể quên Ngài. Ngài là Phật sống, không cần giao phó với bất cứ ai, đối với Ngài, vua chúa nhân gian chẳng qua chỉ là một kiểu tồn tại hão.
Vì Ngài coi khinh kiếp sống qua ngày, hay là số mệnh có sắp xếp khác? Tóm lại chẳng nơi nào có thể tìm được. Cảnh giới tối cao nhà Phật nói là Niết bàn[2] sống lại, chẳng lẽ Tsangyang Gyatso mượn nước hồ này, đạp sóng ngồi thuyền, đến bờ bên kia, ngắm hoa sen Ban Nhược nở rộ? Nhưng bao nhiêu người vì tìm kiếm Ngài, trăng mờ bến đò, lang thang không chốn nương thân ở đây, mà vẫn si tâm không đổi. Song chung quy có một vầng mặt trời đỏ canh giữ ở đây, ánh vàng lóng lánh ấy như ánh sáng của từ bi, ánh sáng của cát tường tỏa ra từ giữa vầng trán Phật tổ, vô tư chiếu rọi khắp đất đai non sông. Mọi người tắm gội trong ánh vàng, có thể hưởng thụ sự bình đẳng và khoan hậu mà thiên nhiên ban cho.
[2] Niết bàn: là từ được dịch âm từ gốc tiếng Phạn “nirvāṇa”, nghĩa là bị dập tắt, thổi tắt. Thuật ngữ nirvāṇa cũng được dịch nghĩa là Diệt, Diệt tận, Diệt độ, Tịch diệt, Bất sinh, Viên tịch, và vì sự tịch diệt được hiểu là mục đích tối cao trong đạo Phật nên nirvāṇa cũng được dịch ý là Giải thoát, Vô vi, An lạc.
Đã ba trăm năm, không biết là thời gian vô tình, hay là con người vô tình, chúng ta thật sự không cần so đo tính toán. Trầm ngâm suy nghĩ, không biết người thế nào mới có thể đổi sắc cùng nước hồ Thanh Hải, tình cảm thế nào mới có thể sánh ngang với vẻ đẹp trong thơ ca của Tsangyang Gyatso? Lưu lại, phải chăng là chờ đợi hư vọng? Rời đi, lại phải chăng là tràn đầy buồn rầu? Lúc đến, cho rằng nơi đây chính là quê hương, khoác tay nải lên, vẫn làm lại khách qua đường như cũ.
Thế gian biết bao việc không lời kể được, không dạng hình dung, chỉ là một áng mây màu lững lờ, một luồng gió mát rong ruổi. Thứ chúng ta có thể nắm bắt chẳng qua chỉ là chút ít hư ảo, nhưng vẫn cam nguyện mê muội vì hư ảo.
Năm tháng luôn lưu lại cho chúng ta quá nhiều câu đố, vậy thì ai là người giải đố? Chính vì có nhiều nghi vấn không thể giải đáp như thế, mới khiến con người càng thêm khao khát tìm hiểu đối với chuyện xưa không tỏ tung tích. Bao nhiêu chuyện đời mịt mùng chìm vào sông bể thời gian, chúng ta có thể vớt lại được bao nhiêu? Cũng tựa như mặt hồ Thanh Hải thần bí này, nó trong trẻo êm đềm như thế, dù lặn xuống đáy hồ liệu có thể lượm lặt được thứ gì? Một mảnh chéo áo tàn khuyết? Một chiếc kinh luân rỉ sét? Một chuỗi tràng hạt mục nát? Hay một bộ hài cốt cô độc?
Thế gian biết bao việc không lời kể được, không dạng hình dung, chỉ là một áng mây màu lững lờ, một luồng gió mát rong ruổi. Thứ chúng ta có thể nắm bắt chẳng qua chỉ là chút ít hư ảo, nhưng vẫn cam nguyện mê muội vì hư ảo. Lịch sử lúc thì cho chúng ta nội hàm dày nặng, lúc lại giống như hồng hoang mênh mông, bước chân vào chỉ nhìn thấy khói vắng đại mạc, trăng khuyết tường đổ. Có những biến số là ý trời, có những biến số là người định, năm xưa nếu vua Khang Hy không ban xuống đạo chỉ lệnh kia, Tsangyang Gyatso sẽ không bị giải về kinh. Thế thì hồ Thanh Hải sẽ chẳng có có một huyền cơ không giải nổi, đến nay vẫn mơ hồ hư ảo trong cõi hoang nguyên tịch mịch.
Đó là một chặng hành trình dài dằng dặc, đội ngũ áp giải Tsangyang Gyatso xuất phát từ cung Potala của thành Lhasa, dọc đường trải qua đủ mọi cảnh sắc địa phương, cả quá trình tiến bước rất chậm chạp. Một đội ngũ tổ hợp bởi người của cả mấy dân tộc Hán, Mãn, Tạng, Mông, chuyến đi này của họ chỉ có một mục đích, nghe theo mệnh lệnh của vua Khang Hy và Lha-bzang Khan, áp giải Đạt Lai Lạt Ma thứ Tsangyang Gyatso vào kinh. Hành trình xa thẳm, đường núi hiểm trở, vùng đất hoang vắng này không có liễu khói thuyền sơn của Giang Nam, không có kim phấn phồn hoa của kinh đô, trống trải đến dường như không có bờ bến. Năm xưa Đạt Lai thứ được long trọng mời vào kinh, trên đường vinh quang vô cùng, giờ đây Đạt Lai thứ lại đeo hình cụ, chịu đủ dày vò dọc đường.
Trong đội ngũ áp giải Tsangyang Gyatso, có nhiều người là binh lính Mông Cổ, phần lớn lại là đệ tử Hoàng Giáo, họ cũng có lòng kính trọng đối với vị Phật sống trẻ tuổi này. Dù họ phải nghe lệnh Lha-bzang Khan, nhưng không quá đỗi làm khó Tsangyang Gyatso; trong lòng họ, Ngài chỉ là Phật sống gặp nạn, chứ chẳng phải Đạt Lai giả như Lha-bzang Khan rêu rao. Ngay cả sứ giả của Đại Thanh, suốt dọc đường tiếp xúc gần gũi với Tsangyang Gyatso cũng bị lòng từ bi của Ngài làm cảm động, lại nghe thơ tình của Ngài, càng thêm khẳng định Ngài chính là Phật sống thật. Vì vậy họ rất mực chăm sóc Tsangyang Gyatso, thay vì nói là áp giải, chi bằng nói là hộ tống.
Chung quy vẫn là núi cao đường xa, nhiều năm nay, vị Phật sống đã ở quen trong cung Potala hoa lệ, sống cuộc sống áo đẹp cơm ngon, nào đã từng chịu nỗi khổ lưu lạc cùng khốn dường này. Họ đã vượt qua núi tuyết mênh mang, vượt qua sa mạc hoang nguyên, dọc đường gặp phải vô số kiểu thời tiết thiên nhiên khắc nghiệt, thậm chí có một số binh sĩ không chịu nổi dày vò đã chết trên đường, bị âm thầm lặng lẽ chôn trong hoang mạc. Chẳng ai hay biết sự tồn tại của họ, họ bình thường đến nỗi giống như cỏ cây chốn cao nguyên, vì Tsangyang Gyatso, mới có một chặng hành trình không bình thường thế này. Nhưng mọi người cuối cùng cũng chỉ ghi nhớ Tsangyang Gyatso, còn họ chỉ là một vài nốt điểm xuyết trong sinh mệnh của Ngài.
Trải qua mấy tháng lặn lội dặm trường, khi họ đến thảo nguyên hồ Thanh Hải, vị Phật sống phong lưu tiêu sái ấy lúc này đã gầy trơ xương. Từng xiết bao hy vọng bản thân làm một khách qua đường, dắt cô gái mình thương, giục ngựa tung vó, rời xa non nước nơi đây, tìm một khách sạn nhân sinh, làm chốn về của kiếp này. Nhưng giờ đây Ngài e sợ kiếp lưu lạc ấy, bởi vì Ngài đã mất đi người con gái có thể gửi gắm cho Ngài, mất đi địa vị Phật sống Ngài từng kháng cự. Ngài là tù nhân, không biết nên lấy gì để chứng minh bản thân vốn trong sạch chẳng có gì cả. Nói cách khác, tâm tư của Ngài, nào đã thật sự có người hiểu được.
Đây là một vùng đất tin vào số mệnh, trong khói lửa đều lan tỏa hơi thở của số mệnh. Hồ Thanh Hải, biết bao người cầu nguyện ở đây, nhưng nó cho được bao nhiêu người tròn vẹn? Biết bao người ném đá vào trong hồ, là vì họ tin tưởng hồ Thanh Hải trước sau sẽ cho nhân gian một giao phó công bằng. Người đến nơi này đều sẽ cầu phúc cho Tsangyang Gyatso, dù có tin số mệnh hay không, có tín ngưỡng giống nhau hay không, đều nguyện ý vì hồ thánh, vì Đạt Lai thứ , lưu lại lời chúc phúc vĩnh viễn. Dẫu Ngài sớm đã biến mất không còn tăm tích trên thế gian này, sớm đã không rõ về đâu, nhưng chúng ta vẫn tin tưởng linh hồn của Ngài sẽ quanh quẩn ở đây, chỉ để đền đáp muôn ngàn chúng sinh vì Ngài bôn ba rong ruổi.
“Thanh Sử Cảo[]” từng ghi chép, hồ Thanh Hải chính là nơi vùi xương của Tsangyang Gyatso. Trên đường đến kinh thành, Đạt Lai thứ tuổi mới hai mươi lăm, bị bệnh và qua đời ở hồ Thanh Hải, gửi gắm sinh mệnh cho làn nước hồ xanh thẳm trong veo đó. Nhưng ghi chép sơ sài như thế làm sao khiến mọi người tin phục? Dân gian sau đó lại có nhiều cách nói khác nhau đối với tung tích của Tsangyang Gyatso. Câu đố về sự sống chết của Ngài, lưu lại tại hồ Thanh Hải, nước hồ trầm mặc, không cho bạn một lời giải đáp. Và câu đố về cái chết của Tsangyang Gyatso đã thành một án treo không thể phá giải trong lịch sử và Phật giáo Tạng truyền.
[] Thanh Sử Cảo: bản thảo một bộ tư liệu lịch sử về thời nhà Thanh, bắt đầu từ khi Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích lập ra nhà Thanh vào năm đến khi Cách mạng Tân Hợi kết thúc sự thống trị của nhà Thanh vào năm .
Về tung tích của Ngài, truyền thuyết quá nhiều, rất đỗi thần bí, lại rất đỗi buồn đẹp. Có người nói Ngài đi đến hồ Thanh Hải, mắc một trận bệnh nặng rồi qua đời ở đây. Cũng có người nói trên đường đi Ngài đã bị Lha-bzang Khan bí mật giết hại, mục đích là không cho Ngài có cơ hội gặp được vua Đại Thanh, có thể gây hậu họa khôn lường. Cũng có người nói, cuối cùng ngài bị vua Khang Hy giam cầm ở núi Ngũ Đài[], u uất mà qua đời. Truyền thuyết cuối cùng được nhiều người mong mỏi là Tsangyang Gyatso gặp được quan áp giải tốt bụng, đã mạo hiểm tự mình thả Ngài. Từ đó Ngài mai danh ẩn tính, làm một người chăn nuôi bình thường bên hồ Thanh Hải, thơ rượu phong lưu, sống hết cuộc đời còn lại.
[] Núi Ngũ Đài: còn gọi là núi Thanh Lương, nằm trong địa phận huyện Ngũ Đài, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, là một trong tứ đại Phật giáo danh sơn tại Trung Quốc, được đưa vào danh sách di sản thế giới của UNESCO năm . Núi Ngũ Đài được coi là đạo tràng của Bồ Tát Văn Thù, và cũng có quan hệ lâu dài với Phật giáo Tây Tạng.
Những chuyện này đều chỉ là truyền thuyết, là dân chúng đã tô vẽ thêm từng nét màu sắc thần bí mà lãng mạn cho vị tình tăng giàu thần thái truyền kỳ này. Kỳ thực chúng ta đều là tướng bại dưới tay của năm tháng, bất kể số mệnh của Tsangyang Gyatso thuộc về truyền thuyết nào, cuối cùng đều trở về chốn gió bụi vô tận. Ngài chết năm hai mươi lăm tuổi, hay sống đến tóc bạc phơ phơ, cũng chỉ là sự dài ngắn của sinh mệnh, quá trình khác nhau, kết cuộc lại giống nhau. Nhưng tận sâu thẳm nội tâm chúng ta luôn có một khát vọng, cũng giống như xem một vở kịch, càng khúc chiết thì càng sinh động, người diễn nhập vai, người xem cũng không thoát ra được.
Có lẽ Tsangyang Gyatso thật sự bệnh chết tại hồ Thanh Hải, Ngài không chịu nổi nỗi khổ lưu lạc, mắc một trận bệnh nặng, không chữa trị được mà qua đời. Nhưng không ai bằng lòng chấp nhận cái chết của Ngài, thà rằng tin Ngài chớp nhoáng ẩn tích, kín đáo không tăm hơi. Lha-bzang Khan sẽ không bí mật giết chết Ngài ở giữa đường, nếu thật sự muốn Ngài chết, Tsangyang Gyatso có lẽ đã không bước được ra khỏi cung Potala. Đệ Ba Sangye Gyatso lòng dạ sâu xa, cũng phải đầu rơi xuống đất trước mặt y, huống hồ chỉ là Tsangyang Gyatso mềm yếu cô độc. Ngài cũng không bị giam cầm ở núi Ngũ Đài, nếu thật sự bị Khang Hy giam cầm, thế thì trong sử Thanh sẽ có ghi chép chi tiết, không cần để lại một câu đố, khiến người đời nhọc lòng suy đoán.
Tsangyang Gyatso thật sự lưu lại hồ Thanh Hải ư? Phải chăng đã xảy ra một câu chuyện tình yêu đơn giản đẹp đẽ với một cô gái chăn cừu nơi này, thần linh của hồ Thanh Hải đã đáp ứng tâm nguyện của Ngài, để Ngài thơ rượu phong lưu sống hết một đời ở vùng đất yên bình này? Chắc chắn không thể là như thế, Ngài là Phật sống, Ngài nên nghĩ cách bước ra khỏi đường quanh bến mê của trần thế, sao lại có thể sa vào lưới trần, cam nguyện một đời lem luốc bùn đất? Hơn nữa nhân gian rối ren, nào đã có sự tròn vẹn Ngài mong muốn, sự tròn vẹn chẳng phụ Như Lai chẳng phụ nàng ấy? Ngài chọn cung Potala, suốt đời là Phật, thì phải phụ lòng giai nhân. Ngài chọn tiêu dao hồng trần, cùng người đẹp hoan ái, thì định sẵn sẽ phản bội Phật tổ. Do đó, chúng sinh cũng không thể sắp xếp một kết cục hoàn mỹ cho Tsangyang Gyatso.
Ngắm hồ Thanh Hải lần nữa, nó vẫn lặng yên. Mấy trăm năm rồi, nó mang nặng bí mật không thể giải đáp này, bị người đời truy hỏi vô số lần, chẳng lẽ thật sự không mệt mỏi chút nào? Chắc là không mệt, nếu không, làm sao êm đềm phẳng lặng như thế, làm sao trong trẻo tinh khiết như thế. Chỉ có trong gió nhẹ, mặt nước hồ ấy lăn tăn gợn sóng, như có tâm nguyện chưa thỏa, muốn kể với chúng ta.
Rốt cuộc đã ẩn giấu bí mật gì không cho ai biết? Người tên là Tsangyang Gyatso ấy, cuối cùng đã đi đến chốn nào? Truyền kỳ đời này của Ngài thật sự đã kết thúc, hay là vừa mới bắt đầu? Hồ Thanh Hải, là duyên đi của Ngài, hay là duyên đến của Ngài?
Sử dụng mũi tên trái (←) hoặc phải (→) để chuyển chapter
Nếu trên đời này có ai đó khiến bạn không từ bỏ được, có việc gì khiến bạn phiền não khổ sở, nên học cách dửng dưng quên đi, chọn lựa kề cận một cảnh đẹp, làm một người yên tịnh từ bi.
Yêu một người có lẽ chỉ là trong chớp mắt, quên một người lại có thể cần cả một đời. Biết rõ như thế, nhưng nhiều người vẫn phải yêu, thậm chí ngàn dặm xa xôi truy tìm tình yêu, muốn kết một đoạn tình duyên trong kiếp này, để tuổi xuân không hối, đời người không tiếc. Có điều tình yêu cần trao ra, cần gánh vác, dù phụ bạc cũng phải nhẫn nhịn, dù phản bội cũng cần khoan dung. Dẫu có một ngày mất đi, dùng thời gian trọn đời để gìn giữ hoài tưởng, cũng sẽ không cảm thấy nặng nề mệt nhọc, tình yêu như vậy, mới được xem là tình yêu chân chính.
Yêu một phong cảnh cũng như vậy, chỉ là gặp gỡ trong thoáng chốc, cần dùng cả đời ghi nhớ. Thật ra tôi không phải là người thích phiêu bạt, chưa hề nguyện ý vắng lạnh đi lại trên đường, thậm chí e sợ như bèo trôi không gốc không rễ lênh đênh. Tôi khát khao yên ổn, dù một gian nhà nhỏ hẹp đơn sơ, cũng đủ để đặt xuống một linh hồn chán ngán trôi giạt. Nếu có thể, đời này sẽ ở dưới một gốc hoa mai, lặng nghe dòng chảy thời gian, cùng khói lửa nhân gian hững hờ đi lướt qua nhau.
Có lẽ chúng ta thường hay được nghe một câu chuyện thế này, một người cực kỳ tàn nhẫn, ngẫu nhiên gặp được một vị cao tăng, nghe sư giảng kinh nói thiền, chợt tỉnh ngộ, bèn quyết ý bỏ dao đồ tể xuống, từ đó cải tà quy chính. Hoặc gặp một thước phim chất phác cảm động nào đó, một phong cảnh khiến y trong lòng xao xuyến, bèn hối hận vì ban đầu không làm khác đi, thề chết làm người lương thiện. Lúc đó, Phật có tha thứ cho y không? Người đời có dung nạp y không? Có, nhiều sai lầm đều đáng được khoan dung tha thứ. Nếu trên đời này có ai đó khiến bạn không từ bỏ được, có việc gì khiến bạn phiền não khổ sở, nên học cách dửng dưng quên đi, chọn lựa kề cận một cảnh đẹp, làm một người yên tịnh từ bi.
Ở nơi xa xôi ấy, không biết là gió mát mời gọi, hay là mây trắng vẫy tay, nhiều người đã gặp gỡ hồ Thanh Hải như thế. Độ sâu thẳm của vùng nước trong xanh đó mang sự quen thuộc và cảm động khiến người vừa gặp đã xiêu lòng. Chẳng ai hay biết hồ này rốt cuộc từ đâu đến, dừng đỗ đã bao năm trên cao nguyên này. Nó ẩn giấu vẻ đẹp của mình, chẳng phải sợ người đời quấy nhiễu. Biết bao khách qua đường vội vã tìm kiếm nó, lưu lại truyền thuyết và câu chuyện ở đây, hồ Thanh Hải đều thuần túy trước sau như một.
Có người nói, đây là quê hương của linh hồn, chỉ thích hợp cho linh hồn cư trú. Còn thân thể của chúng ta, dù đến được chốn này rồi vẫn phải rời đi. Đó là vì chúng ta không có nổi sự tốt đẹp quá đỗi thuần túy, không có nổi thì chỉ có thể cất kín trong lòng, để chờ năm tháng sau này từ từ nhớ lại. Mỗi năm thường có nhiều loại chim muông di cư đến đây, chúng nguyện ý dừng bước vì mảng xanh trong này, an gia lạc hộ, đời đời sinh sôi ở hồ Thanh Hải. Còn hồ Thanh Hải cũng cho chúng gửi gắm mộng tưởng, gửi gắm hạnh phúc.
Khi chúng ta thiết tha mải miết ngắm nhìn mặt nước hồ dưới trời xanh đất tuyết này, sẽ không nén được suy tư, màu lam trong vắt ấy là giọt nước mắt công chúa Văn Thành để lại khi dõi về Trường An[1] ư? Hay là lời than thở Tsangyang Gyatso đánh rơi khi đi đến nơi này? Năm tháng đã để rơi một số câu chuyện ở hồ Thanh Hải, những câu chuyện này lại được cất giữ trong bộ sách cổ của hồ, để chúng ta đọc đi đọc lại. Những năm qua, biết bao người vội vã đến hồ Thanh Hải, rốt cuộc là vì hồ nước này, hay là vì câu chuyện từng xảy ra ở đây? Nếu là nước hồ, vì sao nó không chút đổi sắc, vẫn có thể bình yên không gợn sóng như thế? Nếu là câu chuyện, đời người mây nước, chúng ta đến cuối cùng còn tìm được những gì?
[1] Trường An: kinh đô nhà Đường, nay là thành phố Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Con người khi đắc ý ngược lại sẽ sinh ra nhiều dục vọng, khi thất ý lại rất dễ thỏa mãn. Đây là một mảnh đất cằn cỗi mà màu mỡ, khi bạn đến cảm thấy chẳng có gì cả, khi bạn đi lại cảm thấy tay nải đã bị thời gian và câu chuyện của cao nguyên nhét đầy. Dù không đích thân đến, chỉ mượn một tấm ảnh, cũng sẽ ngã vào trong hồ nước xang lam sâu thẳm đó, cam nguyện mơ một giấc mơ đi xa. Ký ức lờ mờ sẽ đưa chúng ta rời đến niên đại xa xôi, muốn thử tìm kiếm biển biếc nương dâu của quá khứ từ trong một mặt nước hồ.
Ba trăm năm trước, Tsangyang Gyatso bị sứ giả Khang Hy phái đi và quân đội của Lha-bzang Khan áp giải đến đây, ở bên hồ Thanh Hải, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì? Cái ngày lẫn lộn khó phân đó, đến nay vẫn khiến người ta không ngừng truy cứu, nhưng trước sau không tìm được một chút manh mối nào. Lịch sử cũng từng đưa ra nhiều ghi chép, nhưng trước sau không có một câu trả lời xác định. Có lẽ vì sự phi phàm của Tsangyang Gyatso, mọi người bằng lòng rằng kết thúc đó là một câu đố vĩnh viễn không thể giải đáp, như vậy trong lòng một vạn người, sẽ có thể sinh ra một vạn kiểu tưởng tượng.
Lịch sử xưa nay không có chân thực tuyệt đối, trải qua gọt giũa trau chuốt của muôn ngàn người đời, nó sớm đã mất đi dáng vẻ ban đầu, chỉ lưu lại một số dấu vết thoắt ẩn thoắt hiện, chờ người sau suy đoán tìm tòi. Biết bao chân tướng chìm sâu trong nước biếc trời cao, chẳng có lấy một bọt sóng đẹp đẽ. Hồ Thanh Hải không lời, nó là tượng trưng của thần linh, tỏ tường tất cả quá khứ, nhưng không thể để chân tướng bộc bạch. Chân tướng ẩn náu trong nước hồ, hóa thành bí mật vĩnh viễn.
Ở hồ Thanh Hải, có nhiều tin đồn dân gian, bởi vì hư ảo mà càng mê ly. Những tin đồn đó giống như thơ tình của Tsangyang Gyatso, có thể diễn dịch ra hơn trăm thứ câu chữ khác nhau, chúng ta chỉ cần chọn một bản mình thích là được. Duy có một bản không ai chịu tin, không một ai tin cuộc đời của Tsangyang Gyatso sẽ chung kết hạ màn ở hồ Thanh Hải. Ngài là Phật sống, là tượng trưng của thần, không ai có thể hỏi tội Ngài, có thể giam cầm cuộc đời Ngài, càng không ai có thể sắp xếp kết cuộc của Ngài. Dù chết, cũng nên có cách chết của Phật sống, chết một cách cao ngạo.
Có người suy đoán, hay là Tsangyang Gyatso nhìn thấy mặt nước hồ này, liền không muốn rời khỏi nữa. Cuối cùng Ngài vẫn không thể rời được núi thần hồ thánh nơi đây, không rời được các tín đồ ủng hộ Ngài, do đó Ngài không cam lòng bị lưu đày, thà rằng lẳng lặng ẩn tích ở đây. Hoặc giả Ngài đã sớm sắp xếp sẵn một kết cuộc như câu đố cho bản thân, chính là vì muốn người đời mãi mãi không thể quên Ngài. Ngài là Phật sống, không cần giao phó với bất cứ ai, đối với Ngài, vua chúa nhân gian chẳng qua chỉ là một kiểu tồn tại hão.
Vì Ngài coi khinh kiếp sống qua ngày, hay là số mệnh có sắp xếp khác? Tóm lại chẳng nơi nào có thể tìm được. Cảnh giới tối cao nhà Phật nói là Niết bàn[2] sống lại, chẳng lẽ Tsangyang Gyatso mượn nước hồ này, đạp sóng ngồi thuyền, đến bờ bên kia, ngắm hoa sen Ban Nhược nở rộ? Nhưng bao nhiêu người vì tìm kiếm Ngài, trăng mờ bến đò, lang thang không chốn nương thân ở đây, mà vẫn si tâm không đổi. Song chung quy có một vầng mặt trời đỏ canh giữ ở đây, ánh vàng lóng lánh ấy như ánh sáng của từ bi, ánh sáng của cát tường tỏa ra từ giữa vầng trán Phật tổ, vô tư chiếu rọi khắp đất đai non sông. Mọi người tắm gội trong ánh vàng, có thể hưởng thụ sự bình đẳng và khoan hậu mà thiên nhiên ban cho.
[2] Niết bàn: là từ được dịch âm từ gốc tiếng Phạn “nirvāṇa”, nghĩa là bị dập tắt, thổi tắt. Thuật ngữ nirvāṇa cũng được dịch nghĩa là Diệt, Diệt tận, Diệt độ, Tịch diệt, Bất sinh, Viên tịch, và vì sự tịch diệt được hiểu là mục đích tối cao trong đạo Phật nên nirvāṇa cũng được dịch ý là Giải thoát, Vô vi, An lạc.
Đã ba trăm năm, không biết là thời gian vô tình, hay là con người vô tình, chúng ta thật sự không cần so đo tính toán. Trầm ngâm suy nghĩ, không biết người thế nào mới có thể đổi sắc cùng nước hồ Thanh Hải, tình cảm thế nào mới có thể sánh ngang với vẻ đẹp trong thơ ca của Tsangyang Gyatso? Lưu lại, phải chăng là chờ đợi hư vọng? Rời đi, lại phải chăng là tràn đầy buồn rầu? Lúc đến, cho rằng nơi đây chính là quê hương, khoác tay nải lên, vẫn làm lại khách qua đường như cũ.