Trên con đường núi ngoằn ngoèo có một hán tử tuổi trạc ngũ tuần, tay cầm chiếc tẩu thuốc dài đang thảnh thơi rít thuốc.
Hai bên đường hoa cỏ cây cối rườm rà, mấy đóa hoa cúc dại càng nổi bật hơn, gió núi thổi đến, hương thơm thoảng đưa.
Người đó chẳng phải là văn nhân nho sĩ, ông ta là võ sư đất Nhữ Châu miền Hà Nam tên gọi Quảng Liên.
Ông ta không phải đến đây du sơn ngoạn thủy, thôn trang phía trước có nhà người thân gia. Thân gia của ông họ Phùng tên là Quảng Triều, cũng là một võ sư. Con trai của Phùng Quảng Triều là Phùng Anh Kỳ cưới con gái của ông ta là Quảng Luyện Hà, năm ngoái đã hạ sinh được một đôi bé gái, hôm nay là ngày tròn một tuổi của chúng, ông ta đến uống rượu “trảo châu”. “Trảo châu” là phong tục ở quê hương họ, trong ngày tròn một tuổi của con cái, cha mẹ bày tất cả lễ vật trước mặt đứa bé để cho nó tự “bắt”, từ đó cha mẹ có thể đoán được tương lai của con cái thông qua những vật nó đã “bắt”.
“Người ta bảo hai đứa cháu gái của mình là ngọc nữ hạ phàm, Luyện Hà thật có phước. Ừ, hôm nay mình phải xem cho kỹ đồng tiền của chúng, kẻo Luyện Hà lại cười mình”. Số là hai đứa cháu gái sinh đôi của ông ta không những xinh xắn mà trông chẳng khác gì nhau, trên má mỗi đứa đều có một cái lún đồng tiền. Điểm khác nhau là lún đồng tiền của cô chị thì bên trái, còn của cô em thì bên phải.
Ông ta đang nghĩ đến hai đứa cháu gái yêu của mình thì chợt nghe văng vẳng có người nói chuyện.
“Không sai chứ?” “Đúng thế. Đứa trẻ ấy, ta...”
Tựa như có hai người đang nói chuyện, nghe tiếng được tiếng mất. Quảng Liên chăm chú nghe kỹ, lại nghe được một câu tương đối đầy đủ: “Giao tình của họ không tầm thường”. Nhưng câu sau thì lại không rõ: “Đã có... người đó nhất định...” giọng nói càng lúc càng nhỏ, cuối cùng thì chẳng nghe gì được.
Hai người này đã bước ra khỏi thôn, nhưng Quảng Liên từ trên cao nhìn xuống tuy không thấy rõ mặt họ nhưng có thể nhìn ra bóng dáng của họ. Ông ta quen tất cả mọi người trong thôn, nhưng hai người này rõ ràng là người lạ.
Quảng Liên nổi lòng nghe ngờ, thầm nhủ: “Nghe khẩu khí của bọn chúng, hình như đến đây dò hỏi chuyện gì đấy, chỉ là không biết là nhân vật của hắc đạo hay công sai của bạch đạo?”
Người trong thôn toàn là dân thường, chỉ có một hộ khác lạ, đó chính là thân gia của ông ta, Phùng Quảng Triều. Thời còn trẻ Phùng Quảng Triều cũng từng đi lại trên giang hồ, nhưng năm ba mươi hai tuổi thì đã qui ẩn cố hương, đóng cửa tạ khách. Ông ta ẩn cư ở quê cũ thấm thoắt đã được mười năm. Bằng hữu võ lâm cũng hỏi tại sao đang tuổi tráng niên mà đã qui ẩn, ông ta thường lảng sang chuyện khác hoặc mỉm cười không đáp.
Quảng Liên cũng chẳng biết nguyên nhân, nhưng ông ta biết trong mười năm này Phùng Quảng Triều thực sự đã không bước chân ra giang hồ. Ông ta tuy chỉ mới bốn mươi hai tuổi, trẻ hơn Quảng Liên đến sáu tuổi, nhưng đã là một người già lòng như nước lặng. Từ sau khi ông ta có cháu nội thì không hỏi đến chuyện bên ngoài nữa, chỉ vui vầy với con cháu.
Quảng Liên còn biết ông ta không bao giờ tham gia những bang hội phản Thanh, tuy họ bất mãn chuyện người Mãn Châu vào Trung Hoa áp bức người Hán. Nhưng nền móng của triều đình đại Thanh đã vững chắc, Lúc này là năm Khang Hy thứ bốn mươi lăm, người Mãn Thanh đã đặt nền thống trị ở Trung Hoa được sáu mươi ba năm. Bất mãn cũng đâu phải là cách? Bao nhiêu bậc nghĩa sĩ cũng chỉ có thể im lặng nhẫn nhục, lặng lẽ chờ đời thời cơ, huống chi họ chỉ là dân thường.
Lúc này hai người ấy đã biến mất, Quảng Liên lại ngẫm nghĩ mấy câu nói rời rạc của họ: “Đứa trẻ mà chúng nói là ai? Nghe khẩu khí của người ấy hình hư quen biết với đứa trẻ này, đương nhiên không thể là hai đứa cháu ngoại của mình? Đứa trẻ ấy có liên quan gì đến người mà chúng vừa mới nói? Mình đều biết bằng hữu của Quảng Triều, có lẽ người thân thiết với ông ta chỉ có mình. Ông ta đã sớm không còn qua lại với bằng hữu trên giang hồ, vậy thì còn ai nữa? Nhưng ‘người ấy’ có phải là mình không?”
Ông ta ngẫm nghĩ một hồi mà vẫn chẳng ra, cuối cùng quyết định: “Câu chuyện của hai người này chưa chắc có liên quan đến thân gia của mình; không chừng bọn chúng chẳng phải điều tra gì cả, chắc là chỉ đoán mò mà thôi! Mặc bọn chúng, mình phải mau đến thăm hai đứa cháu ngoại đáng yêu mới được. Gặp Quảng Triều rồi tính tiếp”. Ông ta lại nhét thuốc vào tẩu, rồi tiếp tục thong thả đi về phía trước.
Nơi luyện võ của nhà họ Phùng ngay rìa thôn, từ xa Quảng Liên có thể thấy một thiếu niên lưng ong tay vượn mày kiếm mắt sáng xoay chuyển nhanh như gió, lúc thì hạ người sát xuống đất tựa như tê giác ngắm trăng, lúc thì vung tay phóng vọt người lên như đại bàng tung cánh. Quảng Liên thầm nhủ: “Ông thân gia thường khen đứa học trò mới nhận thông minh giỏi dang, xem ra chẳng sai tí nào, nhưng không biết đây là môn công phu gì?”
Phùng Quảng Triều có hai đệ tử, đại đệ tử Vương Lăng, ba năm trước học xong xuất sư, làm bảo tiêu ở kinh đô. thiếu niên đang luyện võ trên sân tên gọi Đường Hiểu Lan, là nhị đệ tử. Đường Hiểu Lan có lai lịch rất kỳ lạ, Quảng Liên cũng không biết chàng là người ở đâu. Ngày nọ Phùng Quảng Triều chợt dắt theo một thiếu niên tuổi khoảng đôi chín đến bái kiến ông ta. Bảo rằng đó là học trò mới nhận, Đường Hiểu Lan nói giọng quan ngoại nhưng mắt thanh mày tú trông rất hiền lành. Phùng Quảng Triều chưa bao giờ ra quan ngoại, làm sao nhận một học trò nói giọng quan ngoại, Quảng Liên nghĩ mãi không ra, cũng đã hỏi riêng ông thân gia nhưng ông ta chẳng chịu nói rõ. Đã là người trong võ lâm thì không nên hỏi chuyện bí mật của người ta, Quảng Liên cũng đành thôi. Hôm nay thật trùng hợp, Quảng Liên đã gặp Đường Hiểu Lan luyện võ, ông ta nhìn kỹ một hồi, không khỏi cả kinh thất sắc!
Đường Hiểu Lan triển khai thân pháp càng lúc càng nhanh, cây hòe bên sân bị gió thổi xào xạc, từng phiến lá rơi xuống lả tả, Quảng Liên nhìn kỹ mà không biết ám khí gì, xem lại thân pháp và thủ pháp của chàng thì đó không phải là công phu như Phách không chưởng, và lại nếu bị chưởng phong chấn động thì là phải rơi xuống hàng đống chứ không phải từng phiến rơi xuống nhẹ nhàng như bị người ta ngắt thả xuống. Quảng Liên nhận ra Đường Hiểu Lan đã dùng loại ám khí nhỏ như Mai Hoa châm đâm cho cuống lá rơi xuống. Ám khí như Mai Hoa châm rất nhẹ, bởi vậy muốn phóng trúng vào mục tiêu cực kỳ khó. Thế nhưng nay Đường Hiểu Lan có thể đánh rơi lá cây cách ba trượng, quả thực lực cổ tay rất mạnh, mắt rất tinh, dù các bậc võ sư thành danh cũng hiếm thấy, chẳng qua chàng chỉ mới theo Phùng Quảng Triều được hơn một năm, làm sao chàng có thể luyện được công phu như thế? Vả lại Quảng Liên cũng biết ông thân gia của mình chẳng hề biết Mai Hoa châm.
Quảng Liên lại nghĩ: “Chả lẽ hắn biết võ công rồi mới theo Quảng Triều, vậy sư phụ trước đây của hắn là ai, hắn đã có công phu như thế cần gì phải đến tìm Phùng Quảng Triều. Ông ta tuy cao minh hơn mình nhưng trên giang hồ cũng không phải là hảo thủ thuộc hàng nhất lưu. Sư phụ trước đây của hắn chắc chắn cao minh hơn Quảng Triều nhiều”.
Đường Hiểu Lan luyện được một hồi thì đột nhiên ngừng bước, rút ra một thanh kiếm dài hơn ba thước lia lên không trung, thanh kiếm đâm trái chém phải, nhanh tựa như khỉ vượn, nhẹ nhàng như ly miêu, kiếm hoa lả tả, loang loáng dưới ánh nắng sớm. Quảng Liên càng thêm kinh ngạc, nghĩ bụng Phùng Quảng Triều xưa nay nổi danh bởi ngón Lục Hợp thương, làm sao có thể dạy học trò dùng kiếm? Vả lại kiếm pháp của Đường Hiểu Lan nhanh nhạy tuyệt luân, người có thể dạy bộ kiếm pháp này không phải là tông sư của một phái thì cũng là một kiếm khách thành danh.
Quảng Liên càng lúc càng ngạc nhiên, đang đứng ngẩn người ra thì chợt thấy Đường Hiểu Lan múa kiếm thành một vòng tròn, giơ ngang kiếm trước ngực, tay phải đặt lên thân kiếm, cuối người nói: “Đệ tử mới luyện kiếm cũng còn sơ hở, xin đừng cười chê, có phải tiền bối đến tìm gia sư đấy không?” Phùng Quảng Liên thầm bực dọc: “Cái gì mà tiền bối với chẳng tiền bối, chả lẽ tên tiểu tử nhà ngươi không nhận ra ta?” đang định mắng chàng thì chợt nghe một tiếng hú dài vọng tới, trong sân xuất hiện một người để râu ba chòm, tay cầm cây quạt xếp, trông nhẹ nhàng như thần tiên. Xem ra đó là một nho sinh tuổi hơn tứ tuần. Thân pháp của người này nhanh đến mức khó hình dung, Quảng Liên không biết y đến từ lúc nào, sao có thể đột nhiên nhảy vọt vào trong sân tựa như trên trời giáng xuống, dưới đất chui lên. Người khách phe phẩy cây quạt lông, cười nói: “Đã lâu ta không thấy ai sử dụng bộ kiếm pháp này, ngươi đã có được ba phần hỏa hầu, không nên khiêm nhường, dựa vào bộ kiếm pháp này ngươi có thể đủ gầy dựng tên tuổi trên giang hồ! Nào, nào, ta sẽ chỉ ngươi vài chiêu!” rồi y xếp cây quạt lông lại, vẫy tay Đường Hiểu Lan nói: “Ta không cần dùng binh khí đổi chiêu với ngươi, ngươi đến đây, xem thử Truy Phong kiếm pháp của ngươi có thể chạm vào vạt áo của ta được không!”
Đường Hiểu Lan hơi chần chừ, quái khách lại cười nói: “Ngươi cứ yên tâm, lệnh sư sẽ không trách ngươi đâu, mười năm trước ông ta mới biết bộ kiếm pháp này, đã từng đổi chiêu luyện kiếm với ta đến mười ngày mới xong”.
Đường Hiểu Lan chợt biến sắc, cao giọng nói: “Nhờ Quảng lão bá đến bẩm báo gia sư, tôi phải tiếp lão tiền bối vài chiêu”. Rồi cây thanh cương kiếm đâm ngược ra, quái khách chỉ hơi lắc người, Đường Hiểu Lan đã đâm hụt, chàng phóng người đánh ra một chiêu Quái mãng phiên thân, người xoay theo thế, kiếm quyết tay trái chỉ lên trên, tay phải cầm kiếm hất lên, lại chém soạt vào mạch môn của quái khách, quái khách vung tay, cả cười nói: “Mau thì có mau, nhưng vẫn chưa chính xác!” y đang lơ lửng người trên cao, đột nhiên hạ người xuống, Đường Hiểu Lan thu người đánh hất lên một kiếm, chợt nghe tiếng gió lướt qua, mũi chân của quái khách đã điểm nhẹ trên vai chàng, lộn người ra sau lưng chàng. Nếu quái khách đạp mạnh thì Đường Hiểu Lan chắc chắn sẽ bị gãy xương vai! Đường Hiểu Lan thất kinh, thân pháp của quái khách ấy không những rất nhanh mà còn có thể thu phát tùy ý. Chỉ mỗi công phu này cũng đã hơn sư phụ của chàng rất nhiều.
Không những Đường Hiểu Lan lo lắng mà cả Quảng Liên cũng kinh hãi hơn! Ông ta vốn muốn vào thông báo cho Phùng Quảng Triều nhưng vì tò mò nên muốn xem một lúc, nào ngờ chỉ trong kkh, đôi bên đã đổi nhau mấy chiêu hiểm hóc, ông ta nào dám chần chừ, vội vàng chạy về phía nhà họ Phùng, sau lưng còn nghe tiếng quái khách buông giọng cười: “Ồ, mấy chiêu này cũng rất khá, vững vàng hơn lúc nãy nhiều!” Quảng Liên không quay đầu lại, chạy một mạch đến nhà họ Phùng!
Phùng Quảng Triều đang ngồi hút thuốc suông trong sân, thấy Quảng Liên hớt hải chạy vào thì bật cười nói: “Ông thân gia đến thăm cháu gái cũng không cần gấp gáp như thế!” Quảng Liên ném lễ vật xuống đất, kéo Phùng Quảng Triều chạy, nói: “Thân gia, học trò của ông đánh nhau với người ta bên ngoài, ông mau ra xem thử!”
Quảng Liên lo lắng quái khách lúc nãy là kẻ địch của Phùng Quảng Triều có ý đến trả thù, nên rước tiên đánh bại học trò sau đó sẽ đến lượt sư phụ.
Phùng Quảng Triều vừa nghe thì đã chạy nhanh hơn nhưng vẫn khí định thần nhàn mỉm cười nói: “Ai thế? Chắc Hiểu Lan có thể chống đỡ được vài ba chiêu!”
Sân luyện võ cách cửa nhà họ Phùng khoảng trăm bước, hai người chạy một lát đã tới. Người trong sân đang đánh nhau rất kịch liệt, chợt nghe soạt một tiếng, quái khách phóng vọt ra khỏi sân, trong tay đang cầm cây trường kiếm của Đường Hiểu Lan. Còn Đường Hiểu Lan thì đã ngã xuống đất chân chổng lên trời. Quảng Liên điểm hai chân xuống đất định phóng vọt ra cứu người, Phùng Quảng Triều đã giữ tay ông lại, cười với người khách rằng: “Tôi tưởng là ai, té ra là ông! Học trò của tôi thế nào, ông đánh hắn ra nông nỗi thế này là quà gặp mặt cho tôi đấy sao? Ha ha!” học trò bị người ta đánh ngã mà ông ta vẫn không hề nổi cáu.
Quái khách buông giọng cười: “Mười năm không gặp, học trò của ông cũng cao minh thật!” rồi phẩy ống tay áo, chỉ thấy ống tay áo đã bị lưỡi kiếm chém mất một mảng. Té ra ông ta thấy Phùng Quảng Triều đến hơi phân tâm thì Đường Hiểu Lan đã nhanh chóng đâm một kiếm xuống hạ bàn, ông ta buộc phải thu chỏ về thúc tới, đánh ngã Đường Hiểu Lan nhưng áo cũng bị Đường Hiểu Lan cắt đứt một mảng.
Phùng Quảng Triều cười: “Ai bảo ông già mà không nên nết, bắt nạt bọn tiểu bối!”
Quái khách phẫy nhẹ cây quạt, cười rằng: “Tôi tặng cho học trò của ông một phần quà mà kẻ làm sư phụ không chịu đáp tạ, lại bảo tôi bức hiếp, người ta nghe thấy há chẳng phải sẽ cười vỡ bụng hay sao!”
Lúc này Đường Hiểu Lan đã bò dậy, chàng chạy đến trước mặt quái khách, quỳ xuống hành đại lễ, miệng nói: “Đa tạ lão tiền bối chỉ điểm!” quái khách kéo chàng dậy, nói: “Kiếm pháp của ngươi cao minh hơn ta dự liệu rất nhiều, ta vốn tưởng ngươi chẳng thể chạm được vào áo của ta, không ngờ ngươi có thể chém rách bộ quần áo ta vừa mới may”.
Phùng Quảng Triều nhảy vọt vào giữa sân, cười ha hả: “Chả lẽ tôi không biết ông đã chỉ điểm cho tiểu đồ, ông hãy yên tâm, nhà tôi tuy nghèo nhưng có thể thường nổi bộ áo trường sam. Nào, nào, ông hãy gặp thân gia của tôi, tiểu nhi đã thành hôn. Hỡi ơi, thời gian trôi qua thật nhanh!” rồi vẫy tay, Phùng Quảng Triều bước vào, vừa kinh ngạc vừa hổ thẹn, thầm nhủ: “Mình chưa bao giờ nghe Quảng Triều nói có một bằng hữu võ nghệ cao cường như thế, thật hổ thẹn, mình đã không nhận ra y chỉ muốn chỉ điểm cho Hiểu Lan”.
Đường Hiểu Lan khổ luyện Truy Phong kiếm thức, nhưng một năm qua chưa bao giờ thử dùng để ứng địch, lúc nãy mới thực sự tiếp chiêu, quái khách vừa ra tay vừa chỉ điểm cho chàng, đương nhiên khiến chàng hiểu biết ra rất nhiều. Chàng đứng bên cạnh lắng nghe sư phụ nói chuyện.
Phùng Quảng Triều vuốt râu nói: “Đồ nhi, món quà gặp mặt của sư bá giành cho con không nhỏ tí nào, té một lần cũng đáng lắm, thân gia, chắc ông đã từng nghe tên của người khách này, ông ta chính là bậc danh túc Vô Cực kiếm Chung Vạn Đường!”
Phùng Quảng Liên kêu ôi chao lên một tiếng rồi nói: “Té ra là Chung lão sư, chả trách nào lợi hại đến thế!”
Sư tổ của Chung Vạn Đường là thần y Phó Thanh Chủ, người sống vào cuối thời Minh đầu thời Thanh, nên ông ta cũng thông hiểu y thuật, khi đi lại trên giang hồ cũng mang theo túi thuốc và bảo kiếm, cũng đã làm không ít chuyện hiệp nghĩa, nhưng mười năm gần đây cũng giống như Phùng Quảng Triều, ông ta đột nhiên mai danh ẩn tích. Quảng Liên không ngờ kiếm khách lừng lẫy giang hồ này đột nhiên đến miền quê hẻo lánh, vả lại còn là hảo hữu của thân gia.
Phùng Quảng Triều bước tới, nói: “Tôi biết ông sẽ đến, nhưng không ngờ ông đến sớm như thế!” Chung Vạn Đường nói: “Đúng thế, sớm ba ngày, ông vẫn còn nhớ kỹ cái hẹn mười năm trước!” Phùng Quảng Triều nói: “Ba ngày nữa là Trung Thu, lẽ nào tôi không nhớ? Này, ông đến đây thật đúng lúc, tôi tuy tóc chưa bạc nhưng đã làm tổ phụ! Hôm nay hai đứa cháu gái của tôi vừa tròn một tuổi, ông cũng đến xem chúng trảo châu!” Chung Vạn Đường nói: “Cả con trai của ông tôi chưa gặp, giờ đây ông đã có cháu nội. Phùng lão đệ, ông có phước hơn lão già này nhiều!” Phùng Quảng Triều cười nói: “Tôi làm tổ phụ mà vẫn chưa nhận già, ông đã bảo mình là già?” hai người vừa nói vừa cười, đi thẳng tới nhà họ Phùng.
Con trai của Phùng Quảng Triều là Phùng Anh Kỳ hành đại lễ bái kiến tiền bối xong, Quảng Luyện Hà cũng bế hai con ra cho Chung Vạn Đường xem!
Hai bé gái đẹp tựa như ngọc, hai đôi mắt tròn xoe cứ nhìn xung quanh, khuôn mặt giống nhau như tạc, khi cười thì cùng cười, khi khóc thì cùng khóc, tựa như tâm trạng cũng giống nhau! Chung Vạn Đường ngẩn người ra nhìn, khen rằng: “Lão đệ, Vương mẫu nương nương, Quan âm Bồ Tát đều tặng ngọc nữ cho đệ, chắc là đệ mừng lắm đây!” Phùng Quảng Triều cười nói: “Tôi chỉ cười huynh già mà chẳng nên nết, cứ cười như hai đứa cháu của tôi!” ông ta ngừng lại rồi nói: “Hai đứa trẻ này rất ngoan, nhưng có một điều không được!” Quảng Luyện Hà vội vàng hỏi: “Công công, có chuyện gì vẫn chưa được?” Phùng Quảng Triều vuốt râu cười nói: “Chúng ra đời cùng một lúc, ta chưa phân biệt nổi đứa nào là tỷ, đứa nào là muội. Này, con nói cho ta nghe thử xem, đâu là Anh nhi, đâu là Lâm nhi”.
Té ra cô chị tên Phùng Anh, cô em tên Phùng Lâm. Nhưng Phùng Quảng Triều không phân biệt nổi.
Quảng Luyện Hà nói: “Bình thường con cũng chẳng nhận ra! Trừ phi trêu chúng cười mới phân biệt được đâu là tỷ đâu là muội!” Phùng Quảng Triều ngạc nhiên nói: “Ồ, rắc rối như thế ư? Chúng cười có điều gì lạ?” Quảng Luyện Hà bế một đứa lên làm mặt xấu khẽ nói: “Ngoan nào, cười cho công công xem!” trêu một hồi, cả hai bế gái nhoẻn miệng cười, trên má mỗi cô bé đều có một cái lún đồng tiền, Quảng Luyện Hà nói: “Công công, người đã thấy chưa? Một đứa có lún đồng tiên bên trái, một đứa có lún đồng tiền bên phải”. Hai đứa trẻ lại nhoẻn miệng cười, Phùng Quảng Triều nhìn kỹ lại quả nhiên là thế, ông ta vui đến nỗi cười ha hả. Quảng Luyện Hà nói: “Đứa có lún đồng tiền bên trái là tỷ tỷ, đứa có lún đồng tiền bên phải là muội muội, công công đứng nhớ nhầm đấy!”
Bạn cũ gặp nhau, cháu gái tròn tuổi, Phùng Quảng Triều rất vui mừng, ông ta cứ cười cười nói nói, đến giờ ngọ thì Quảng Luyện Hà đã chuẩn bị xong, nói với công công rằng: “Đến giờ Anh nhi và Lâm nhi trảo châu!” nhà họ Phùng không mời thân hữu khác, nhưng quà bày trên cái bàn tròn phủ vải đỏ thì không ít, có đồ chơi, bánh kẹo, phấn son, gương soi, còn có cả vàng bạc.
Chung Vạn Đường nói: “Hay lắm, ta cũng bỏ vào hai món, nếu bọn trẻ chụp được thì ta sẽ tặng làm quà gặp mặt”. Nói rồi lấy một bộ nhuyễn giáp tơ vàng, bộ nhuyễn giáp này vốn là của Phó Thanh Chủ, ông ta săn được một con quái thú tên gọi kim mao hống ở núi Hy Mã Lạp Nhã, sau đó bảo thợ khéo lột da của nó rồi dùng tơ vàng kết thành, đến nay thì truyền cho Chung Vạn Đường. Bộ áo giáp này có thể chống lại đao kiếm, quý giá vô cùng! Phùng Quảng Triều thấy ông ta lấy món bảo vật ra thì thất kinh nói: “Lão ca, sao lại thế? Đó là bảo vật của quý phái!” Chung Vạn Đường nói: “Ông đã quá coi thường phái Vô Cực chúng tôi. Báu vật truyền đời của phái chúng tôi là y dược và kiếm thuật chứ không phải bộ nhuyễn giáp này. Đây là do năm xưa Phó sư tổ rong chơi nhân gian, tình cờ lấy được mà thôi”.
Phùng Quảng Triều vẫn thấy không ổn, đang định từ chối thì Chung Vạn Đường đã lấy ra món quà thứ hai, nói: “Món quà này chẳng quý giá bằng nhuyễn giáp tơ vàng nhưng là thứ ta thích nhất trong đời”. Đó là một cây trủy thủ dài năm tấc, điều kỳ lạ là cây trủy thủ đen bóng, cả lưỡi cũng phát ra ánh sáng màu đen. Té ra đó là loại ám khí nổi tiếng của Chung Vạn Đường tên gọi Đoạt Mệnh thần đao. Bậc nữ hiệp tiền bối của phái Vô Cực, một trong Thiên Sơn thất kiếm là Mạo Hoàn Liên, năm xưa khi đi theo Phó Thanh Chủ học võ nghệ sử dụng loại ám khí tên gọi Đoạt mệnh thần sa. Loại ám khí này có độc, nếu chẳng may bị dính phải, trong vòng mười hai canh giờ nếu không có thuốc giải thì độc phát thân vong. Khi Chung Vạn Đường học được môn ám khí này, cảm thấy Đoạt mệnh thần sa có ưu điểm mà cũng có khuyết điểm, ưu điểm là chỉ cần vãi ra một nắm thì có thể lấy ít địch nhiều, khuyết điểm là không thể đánh tầm xa, kẻ địch cách ba trượng thì khó trúng. Chung Vạn Đường dùng thuốc độc luyện thần sa để ngâm phi đao, cây phi đao này sắc bén vô cùng, vì đã được tẩm độc nên thấy máu là phong hầu. Phùng Quảng Triều thấy ông ta lấy ra thì im lặng không nói, cảm thấy loại ám khí này quái hiểm độc, không hợp với nữ nhi. Nhưng thấy Chung Vạn Đường đang cao hứng nên cũng đành thôi. Chung Vạn Đường đút phi đao vào một cái túi da, cười nói: “Nếu đứa nào lấy được, ta sẽ dạy cho nó loại ám khí này”.
Sau khi bày xong lễ vật, Quảng Luyện Hà bế hai đứa bé bắt đàu trảo châu. Kể ra cũng thật kỳ lạ, ngay từ ban đầu hai bé gái đã chụp một thanh kiếm gỗ, Chung Vạn Đường cười nói: “Hay lắm, chúng đều muốn làm nữ hiệp khách, e rằng ông phải truyền tất cả tuyệt kỹ cho chúng”.
Lúc này đứa trẻ lại với tay ra, Quảng Luyện Hà đi quanh chiếc bàn một vòng, Phùng Anh đưa tay chụp lấy bộ nhuyễn giáp tơ vàng. Phùng Quảng Triều nói: “Hay lắm, con thật biết xem hàng, đã lấy vật báu của người ta!” Phùng Lâm thì mở đôi mắt vừa to vừa tròn nhìn một hồi, Phùng Quảng Triều rất lấy làm lạ, chỉ thấy Quảng Luyện Hà bế cô bé lại đi một vòng quanh bàn, cô bé bất chợt kêu a a, Quảng Luyện Hà ngừng lại, nhìn xem cô bé làm gì. Chỉ thấy bàn tay nhỏ nhắn của cô bé thò ra, xé tung vật trên bàn, Quảng Luyện Hà trách: “Con lại nghịch phá nữa rồi!” Phùng Lâm kêu a a một hồi thì chợt chụp lấy cây phi đao có độc! Phùng Quảng Triều nhíu mày im lặng không nói. Chung Vạn Đường thì mừng rỡ: “Hay lắm, nó đã nhìn ra tuyệt chiêu của tôi. Lão Phùng, khi nó lớn lên, ông hãy để cho tôi dạy nó, tôi sẽ nhận nó làm học trò”. Phùng Quảng Triều cười gượng: “Còn gì tốt bằng, nhưng tôi chỉ sợ sau này nó sẽ trở thành một Công chúa ngang ngạnh!”
Trảo châu xong, cả hai người bằng hữu lại trò chuyện một hồi, chỉ nghe Chung Vạn Đường nói: “Sau khi đại hiệp tiền bối Lăng Vị Phong chết đi, nghe nói Chưởng môn chi phía Bắc của phái Võ Đang Quế Trọng Minh cũng qua đời. Mà kiếm khách ở Trung Nguyên lại không bằng các bậc tiền bối lúc trước nữa!” hai người than thở một hồi, Phùng Quảng Liên càng rầu rĩ hơn. Đến chiều bên ngoài chó sủa ầm ĩ, tiếp theo là những tiếng kêu gào, tựa như đã hoảng sợ trước việc gì rất quái dị, Quảng Liên nói: “Thân gia, để tôi ra ngoài xem thử là ai tới”. Bước ra cửa, chỉ cảm thấy một luồng máu tanh xộc vào mũi, đang ngạc nhiên thì có một hán tử cao gầy, râu ria xồm xoàm, tay cầm một cái túi da đang sải bước tới!
Quảng Liên rùng mình, bước lên chặn lại hỏi: “Thế nào? Tìm ai đấy?” hán tử ấy chẳng màng đến ông ta, vung hai tay một cái, Quảng Liên chỉ cảm thấy một nguồn lực lớn dồn tới, thế là thân người bị bay bổng vào trong nhà, khi bò dậy thì người ấy đã bước vào sảnh đường, Phùng Quảng Triều và Chung Vạn Đường kêu hoảng, vừa kêu được một tiếng: “Châu đại hiệp, ông sao thế?” người ấy đã ngã bổ xuống đất, thều thào nói: “Đem thuốc kim sang và giải độc tán đến đây!” rồi chỉ rùng mình một cái thì ngất đi. Quảng Liên kinh hoảng đến sững người, chẳng nói ra lời. Phùng Quảng Triều kêu lên: “Thân gia, mau, mau đóng cửa lớn lại!” Quảng Liên biết chuyện này rất Quảng Triều nên vội vang chạy ra đóng cửa, chỉ thấy Chung Vạn Đường đã đỡ người ấy lên giường, mở áo kiểm tra vết thương cho y. Lúc này Quảng Liên mới chú ý rằng, hán tử này sắc mặt vàng vọt, có lẽ đã năm mươi tuổi, chiếc áo chẻn trên người nhuốm đầy máu, mùi máu tanh nồng, chắc là đã trúng loại ám khí gì rất độc, đang gấp tìm thuốc chữa trị nên chẳng màng đến mình mà đã xông thẳng vào.
Chung Vạn Đường mở áo của hán tử ấy ra, sắc mặt tái nhợt. Phùng Quảng Triều run rẩy nói: “Đây là ám khí gì?” Quảng Liên bước tới gần xem, chỉ thấy trên ngực người ấy hình như bị vuốt sắt cào trúng, nhưng lại cũng giống bị trủy thủ vạch bị thương, mỗi vết thương đều hằn sâu như nhau, trông rất ngay ngắn, xếp thành hình bán cầu, trông giống như bị một đôi tay chụp vào ngực, nhưng đếm kỹ lại có đến hơn mười vạch, rõ ràng không phải là bị cào, vả lại chỉ lực của người ta cũng không đến nỗi lợi hại như thế. Đang lúc này, chợt nghe Phùng Anh Kỳ kêu hoảng: “Cha, đầu người!” Phùng Anh Kỳ nhất thời tò mò, mở cái túi da của quái khách ra, hai cái đầu người máu thịt bầy nhầy lăn ra tựa như hai quả bóng da, mùi máu xộc vào mũi khiến người ta muốn nôn. Phùng Quảng Triều mắng: “Sao con lại cứ mở đồ của người ta! Con biết ông ta là ai không?” rồi vội vàng bỏ cái đầu người vào trong túi da. Chung Vạn Đường vẫn lẳng lặng bôi thuốc cho quái khách ấy, Phùng Quảng Triều nói: “Có cứu được không?” Chung Vạn Đường nói: “Ám khí của các nhà các phái, dù không thấy tôi cũng đã từng nghe qua, chỉ có loại ám khí này tôi chẳng nghe chẳng thấy. Chất độc tẩm trên ám khí không phải là khổng tước đảm cũng là hạc đỉnh hồng, e rằng rất khó trị. Tôi dùng thuốc giải của Đoạt Mệnh thần đao thử xem, nếu Châu đại hiệp nội lực thâm hậu có lẽ vẫn còn sinh cơ”.
Sau khi được bôi thuốc, hơi thở của quái khách dày hơn, nhưng vẫn còn chưa tỉnh. Phùng Quảng Triều quỳ xuống, cung kính thay áo cho y, lau sạch vết máu, lúc đó mới thở dài nói với Phùng Anh Kỳ: “Con có biết đây là ai không? Ông ta là sư tổ của con!” Quảng Liên ngạc nhiên nói: “Quang Triều, sư phụ của ông Lục Hợp Thương Dư Đại Trang chẳng phải đã qua đời rồi sao? Ở đâu lại có một sư phụ nữa?” Phùng Quảng Triều cười khổ nói: “Có lẽ tôi gọi ông ta là sư phụ cũng hơi gượng ép, tôi chỉ là đồ đệ ký danh của ông ta. Anh nhi, con phải quỳ xuống dập đầu ba cái, sư phụ tuy đang hôn mê nhưng không thể bỏ lễ nghi!” Phùng Anh Kỳ quỳ xuống dập đầu, Đường Hiểu Lan cũng quỳ bên cạnh khóc thút thít, Phùng Quảng Triều đỡ chàng dậy nói: “Không uổng Châu bá bá thương yêu con, con đúng là người có tình nghĩa”. Quảng Liên nghe xong thì càng ngạc nhiên hơn, quái khách này được Chung Vạn Đường gọi là đại hiệp, lại là bá bá của Đường Hiểu Lan. Vả lại quái khách này xem ra không quá năm mươi, cũng không lớn hơn Phùng Quảng Triều bao nhiêu, thế nhưng lại là sư phụ của ông ta.
Phùng Anh Kỳ dập đầu ba cái rõ to rồi đứng dậy, Phùng Quảng Triều mới nói: “Sư tổ của con tên gọi Châu Thanh, là đệ tử ký danh của Thiên Sơn kiếm khách Lăng Vị Phong!” Phùng Quảng Liên thất kinh, thầm nhủ “Chả trách nào lại lợi hại như thế, sau khi trọng thương mà vẫn còn có thể hất ngã ta!”
Phùng Quảng Triều lại nói: “Năm Khang Hy đầu tiên, Lăng Vị Phong bị đồng môn sư huynh Sở Chiêu Nam dắt quân bao vây, nhốt tại cung Bố Đạt Lạp ở La Sa Tây Tạng, sau đó được một thị vệ triều Thanh giúp đỡ chạy thoát. Lăng Vị Phong vì báo đáp y nên đã dạy y Truy Phong kiếm pháp, nhận y là đệ tử ký danh (không phải thu nhận học trò chính thức). Thị vệ này chính là Châu sư tổ của con!” có nhiều bậc tiền bối trong võ lâm biết câu chuyện này (chú thích: Mời xem bộ truyện “Thất Kiếm Hạ Thiên Sơn”) Phùng Anh Kỳ lần đầu tiên nghe được chuyện ấy, chàng ta há hốc mồm chẳng nói lời nào, không ngờ rằng cha của mình lại có dây mơ rễ má với bậc kiếm khách tiền bối Lăng Vị Phong.
Phùng Quảng Triều nhấp một ngụm trà, lại nói với Quảng Liên: “Ông thân gia, không phải tôi cố tình giấu ông, nhưng vì ông là người thật thà, biết xong chuyện này chắc sẽ hoảng lên. Lăng Vị Phong ẩn cư ở Thiên Sơn, triều đình chẳng làm gì được ông ta. Còn Châu Thanh là khâm phạm bị truy đuổi hơn ba mươi năm nay!” Chung Vạn Đường mỉm cười nói: “Châu đại hiệp né tránh quan sai, còn tôi thì tránh kẻ thù, ít khi lộ mặt trên giang hồ, hơn mười năm nay tôi cũng buồn chết đi được!” Phùng Quảng Triều hơi ngập ngừng rồi tiếp tục nói: “Ông thân gia, đêm nay ông đã thấy rồi đấy, tôi cũng không cần giấu ông. Xem ra Châu đại hiệp chắc chắn bị kẻ cường địch đánh bị thương, bọn chúng sớm muộn cũng sẽ tới đây, tôi xin gởi gắm cháu ngoại cho ông, ông hãy dắt bọn chúng trốn đi! Ông là một võ sư an phận thủ thường, trên giang hồ ít có người biết ông, triều đình cũng không để ý đến ông!” Quảng Liên mới vỡ lẽ ra: “Té ra hai tên ấy đã nói đến Châu Thanh”. Thế rồi mới khảng khái bảo: “Ông thân gia, sao lại nói thế? Tôi tuy bỏ võ theo nghề nông nhưng cũng là một hán tử đầy nhiệt huyết, chúng ta có nạn cùng gánh, nếu kẻ địch đuổi đến đây, chúng ta sẽ cùng nhau xông ra!” Phùng Quảng Triều mỉm cười: “Cũng mong là có thể xông ra được, nói ra mong ông đừng giận, với mấy món công phu mèo ba cẳng của chúng ta, chỉ e không thể chống lại nổi cường địch!” Quảng Liên thấy cả Châu Thanh mà còn bị như thế, biết Phùng Quảng Triều chẳng nói ngoa, thở dài nói: “Sáng sớm ngày mai tôi sẽ dắt Anh nhi và Lâm nhi đến Loan Châu tìm sư huynh của tôi”.
Phùng Quảng Triều sờ trán Châu Thanh, thấy ông ta vẫn chưa tỉnh, lại nói tiếp: “Ông thân gia, mười năm trước tôi về quê qui ẩn, bằng hữu trên giang hồ đều rất lấy làm lạ, ông cũng hỏi tôi, lúc ấy tôi không dám nói, giờ đây có thể cho ông biết, khi đó tôi vừa mới theo Châu đại hiệp học được Truy Phong kiếm pháp, chính Châu đại hiệp đã bảo tôi qui ẩn!” Phùng Anh Kỳ mở to mắt hỏi: “Cha, tại sao cha học được Truy Phong kiếm pháp mà lại không dạy con, chỉ dạy con Lục hợp đại thương. Có phải Đường sư đệ luyện Truy Phong kiếm pháp không?” Phùng Quảng Triều khẽ gật đầu. Phùng Anh Kỳ lộ vẻ không vui, trách cha mình tại sao thiên vị, chỉ truyền Truy Phong kiếm pháp cho người ngoài mà không truyền cho con trai. Phùng Quảng Triều tựa như hiểu được lòng dạ chàng ta, chợt nói: “Con hiểu cái gì? Ta không muốn liên lụy đến con!” Đường Hiểu Lan đứng bên cạnh mà hai mắt đỏ ửng tựa như muốn khóc.
Phùng Quảng Triều vuốt râu chép miệng, thầm nhủ: “Chi bằng cứ nói ra để bọn chúng khỏi ghen tị nhau”. Thế rồi nắm tay con trai, từ tốn nói: “Cha được tổ sư truyền cho Truy Phong kiếm pháp là vì Đường sư đệ của con. Để cha kể con nghe, con sẽ biết cha không chịu dạy kiếm thuật cho con. Mười năm trước, ta ra miền tái ngoại, ngày nọ đi ngang qua miếu Bách Linh, lúc này trời đã về chiều, chợt nghe tiếng quát tháo vọng tới, ta thấy có hơn mười tên cường đồ bao vây một thiếu phụ, đôi bên đánh nhau rất hăng! Kiếm pháp của thiếu phụ ấy hiểm hóc lạ thường, đã có mấy tên cường đồ bị thương, nhưng bọn chúng vẫn bao vây chặt. Thiếu phụ tay phải cầm kiếm, tay trái dắt theo một đứa trẻ khoảng bảy tám tuổi, chỉ có thể phòng ngự chứ không thể tấn công. Trong lúc kịch chiến thiếu phụ vì bảo vệ cho đứa trẻ ấy mà nhiều lần gặp nguy hiểm. Khi ta chạy tới nơi thì nghe thiếu phụ ấy kêu lớn: ‘Các người muốn lấy mạng ta cũng được, sao lại cứ phải hại con trai ta?’ bà không kêu thì còn khá, đến khi kêu lên thì đao thương kiếm kích của bọn cường đồ nhất tề đâm về phía đứa trẻ, thiếu phụ vung kiếm chặn trước gạt sau, tựa như một vòng ngân hồng che đến gió mưa không lọt. Nhưng bà ta bảo vệ được cho con trai của mình còn mình thì rơi vào nguy hiểm, chỉ nghe bà ta kêu thảm mấy tiếng, rõ ràng đã bị trọng thương. Ta không kìm được, mặc cho võ công của mình còn kém, thế là thúc ngựa từ trên đồi phóng thẳng xuống bất ngờ đâm ngã hai tên cường đồ, xông vào giữa trận chiến, thiếu phụ ấy thấy ta xông tới thì ném đứa trẻ lên lưng, kêu lên: ‘Nghĩa sĩ, xin gởi đứa trẻ này cho ông, ông hãy xông ra ngoài!’ bà ta vung kiếm nhanh như gió chặn bọn cường đồ lại. Ta bế đứa trẻ cố gắng chạy ra còn thiếu phụ thì yểm hộ mở ra một đường máu cho ta. Nhưng vừa xông ra khỏi vòng vây, ta liền nghe sau lưng có tiếng kêu thảm, thiếu phụ ấy đã trúng độc thủ! Ta quay lại nhìn, một mũi ám tiễn bất ngờ bắn tới, ngực ta đau nhói ngã xuống ngựa, đứa trẻ cũng văng theo, nó khóc òa lên. Bọn cường đồ xông tới, trong lúc chìm vào cơn mê ta còn nghe một tiếng quát lớn: ‘Bọn chuột nhắt dám lớn gan!’ một bóng người từ trên sườn núi phóng xuống, ta nằm phục ở dưới đất nên chỉ nghe tiếng kim khí giao nhau, rồi lại nghe tiếng cười dài, ta cố mở hai mắt dùng tay chống người dậy nhìn qua, chỉ thấy phía trước mặt có vô số bóng đen, một mảng ngân quang bay lượn, tất cả hòa vào nhau, trong đó có một luồng bạch quang chói mắt, luồn qua lách lại giữa vô số bóng đen nhanh như điện chớp, ánh bạch quang đi đến đâu bóng đen tản mát, luồng bạch quang ấy đuổi theo nhanh như tên bắn, lúc chạy về phía Đông, lúc chạy về phía Tây, chỉ trong chớp mắt bóng đen đã bị quét sạch, ánh bạch quang thu lại, giữa cánh đồng trống trải chỉ còn lại một hán tử cao lớn, người ấy bước đến đỡ ta, nói: ‘Nghĩa sĩ, ngươi có sao không?’ ta vốn đau muốn ngất đi, thấy trận kịch đấu ấy thì sợ đến nỗi há mồm trợn mắt, trái lại chẳng còn thấy đau nữa, ta nói: ‘Ngài có phải là kiếm tiên không?’ người ấy mỉm cười, lấy thuốc kim sang bôi cho ta rồi nói: ‘Trong thiên hạ có khối người có công phu như ta!’ lúc ấy đứa trẻ đã bò dậy, ôm chân người ấy khóc rằng: ‘Châu bá bá, Châu bá bá, mẹ của con đâu?’.” Ông ta kể đến đây Đường Hiểu Lan đã ứa nước mắt!
Phùng Quảng Liên nghĩ thầm: “Lẽ nào đứa trẻ mà hai tên ấy nói chính là Đường Hiểu Lan?” Ông ta nghĩ chưa xong thì quả nhiên Phùng Quảng Triều chỉ Đường Hiểu Lan nói: “Đứa trẻ ấy chính là hắn!” ông ta ngập ngừng, nhấp một ngụm trà rồi tiếp tục nói: “Hán tử cao lớn chính là sư phụ Châu Thanh của ta sau này. Ông ta nghe Hiểu Lan nói thì cười rầu rĩ mà rằng: ‘Cậu bé, cậu vẫn còn nhớ đến ta, nhưng ta thì đến muộn!’ rồi ông ta cầm tay Hiểu Lan dắt đi tìm xác của thiếu phụ, trầm giọng nói: ‘Mẹ của con vì bảo vệ cho con đã bị kẻ địch giết hại, nhưng bá bá đã giết chết bọn chúng. Con phải làm một đứa trẻ tốt, sau này báo thù cho cha của con!’ Đường Hiểu Lan rất lanh lợi, khóc một hồi thì ôm Châu đại hiệp nói rằng: ‘Bá bá, xin người hãy dạy võ công cho con’. Châu đại hiệp nói: ‘Chỉ cần con làm một đứa trẻ tốt...’ đến đây thì ông ta nghẹn ngào không nói được nữa. Ông ta dùng kiếm đào một cái hố, chôn mẹ của Hiểu Lan rồi nói với ta rằng: ‘Vợ chồng họ là bằng hữu thân nhất của tôi, tôi đã sớm đoán được có ngày hôm nay nhưng vẫn đến muộn một bước’. Lúc đó tôi đã bôi thuốc xong, tuy đã hết đau nhưng không thể cử động được, Châu đại hiệp đỡ tôi lên lưng ngựa, ôm đứa trẻ phóng ngựa chạy theo. Sáng sớm này hôm sau thì đến một căn cổ miếu, theo Châu đại hiệp nói, nơi này chính là vùng Đồ Cổ Lý Khắc gần ranh giới Hồi Cương. Hòa thượng trong miếu là bằng hữu của người. Tôi tịnh dưỡng mấy ngày trong miếu, thương thế dần dần giảm bớt. Tôi nài nỉ người nhận tôi làm học trò, người suy nghĩ một đêm mới nói với tôi rằng: ‘Thấy lời lẽ và hành động của ngươi, ta đoán ngươi là người có nghĩa khí. Có điều tuổi tác chúng ta không hơn kém nhau bao nhiêu, vả lại ta quanh năm suốt tháng lưu lạc, lại là khâm phạm của triều đình, chẳng rảnh dạy cho ngươi. Thế này nhé, ta sẽ truyền cho ngươi một bài kiếm pháp và một loại ám khí, chúng ta cứ coi nhau là bằng hữu, không theo danh nghĩa thầy trò’. Ta kiên quyết không chịu, cuối cùng đôi bên đều lùi bước, ông ta chấp nhận ta là đệ tử ký danh. Châu đại hiệp bỏ ra bảy ngày dạy Truy Phong kiếm pháp và Phi mãng ám khí cho ta, người bảo rằng: ‘Ngươi đừng coi thường hai món công phu này, đó là võ công của Thiên Sơn kiếm khách Lăng Vị Phong! Truy Phong kiếm pháp nhanh nhẹn tuyệt luân, là những chiêu số tấn công mạnh nhất trong Thiên Sơn kiếm pháp, Phi mãng ám khí được cải biến từ món ám khí Thiên Sơn thần mãng đã nổi tiếng từ lâu của Lăng đại hiệp, nhưng phi mãng nhỏ hơn thần mãng nhiều, nó được luyện từ ngũ kim, trông giống như Mai Hoa châm, chuyên tấn công vào huyệt đạo, mắt hoặc tai của kẻ địch. Sau khi luyện thành, trên giang hồ hiếm thấy địch thủ! Có điều ta phải nhắc trước ngươi không được khoe khoang, nếu không sẽ gặp họa sát thân! Không được ta cho phép thì không truyền cho kẻ khác, tuy thân thiết như vợ con cũng không được truyền thụ. Ngươi có chịu không?’ ta vội vàng chấp nhận. Châu đại hiệp lại nói: ‘Không phải ta cố ý giấu nghề mà bởi bên trong có lý lẽ khác. Ngươi có biết ta là ai không? Ta là Châu Thanh đệ tử ký danh của Lăng Vị Phong, nay là khâm phạm của triều đình, hai mươi năm trước là vệ sĩ đại nội. Ở Trung Nguyên chỉ có một mình ta biết Truy Phong kiếm pháp của Lăng Vị Phong, nếu ngươi để lộ ra, chắc chắn sẽ bị bọn ưng khuyển của triều đình nhận ra, lập tức sẽ mang họa diệt môn. Ngươi có hiểu chưa?’ Sau bảy ngày, ta đã học xong kiếm thức, Châu đại hiệp lại nói: ‘Ở miền Hà Nam có một kỳ nhân đương thế võ công chẳng kém gì ta, ông ta là truyền nhân của Vô Cực kiếm ngoại hiệu Phong Trần Y Ẩn Chung Vạn Đường, ông ta tuy không hiểu Truy Phong kiếm pháp nhưng Vô Cực kiếm của ông ta chuyên lấy nhu khắc cương, tương phản tương thành với Truy Phong kiếm pháp. Giờ đây ngươi đã hiểu đại khái kiếm thức, ta không còn thời giờ dạy cho ngươi nữa, ngươi hãy đem vật này đến núi Phục Ngưu tìm ông ta, nhờ ông ta tiếp chiêu luyện kiếm với ngươi, như thế đôi bên đều có ích!’.” Phùng Quảng Triều kể đến đây thì Châu Thanh chợt cựa mình. Chung Vạn Đường vội vàng bắt mạch cho ông ta, nói: “Nội công của Châu đại hiệp thật cao cường, xem ra không bao lâu nữa sẽ tỉnh lại. Có điều bị trúng độc quá nặng, thuốc giải kém sau khi tỉnh dậy cần phải dùng khí công trị liệu thêm ba ngày nữa”.
Phùng Quảng Triều thở phào, tiếp tục kể: “Khi sắp giã biệt, Châu đại hiệp còn nói với ta rằng: ‘Ta và hào kiệt năm tỉnh phía Bắc cứ năm năm gặp nhau một lần, ngày Trung Thu vào mười năm sau sẽ là lần hẹn thứ hai, địa điểm là ở núi Thái Hàng tại Hà Nam. Chung Vạn Đường vì né tránh kẻ thù, chắc cũng không tham gia lần thịnh hội này, ngươi hãy bảo ông ta đến nhà ngươi vào tết Trung Thu mười năm sau, có lẽ ta sẽ tiện đường ghé ngang qua. Lúc đó chúng ta lại sẽ trò chuyện’ không ngờ chưa tới kỳ hẹn mà hai người đã gặp nhau!”
Chung Vạn Đường mỉm cười, nói: “Lúc đầu ta ẩn cư ở núi Phụng Ngưu, hai năm trước bị kẻ địch phát hiện, ta chỉ đành tìm nơi khác lẩn tránh. Không ngờ mấy ngày trước nghe tin đồn rằng hai kẻ thù của ta đã đến nơi ấy, nên ta vội vàng xin phép chủ nhà, giả vờ bảo rằng về quê thăm người thân, thực ra là đến thăm ông”. Phùng Quảng Triều giật mình, hỏi: “Sao lại có chủ nhà nào ở đây?” Chung Vạn Đường nói: “Hai năm nay ta đi dạy học”. Phùng Quảng Triều rất lấy làm ngạc nhiên, hỏi: “Là bằng hữu nào trên giang hồ mà có thể mời được Phong Trần Y Ẩn?” Chung Vạn Đường lại cười: “Ta dạy cho một đứa trẻ nghịch ngợm nhất trên đời này, cha của nó chẳng có liên quan gì đến bằng hữu trên võ lâm nhưng lại liên quan rất nhiều đến quan phủ Hà Nam!” Phùng Quảng Triều càng ngạc nhiên hơn, đang định hỏi thì Chung Vạn Đường đã hỏi ngược lại: “Vậy có phải Châu đại hiệp đã bảo ông dạy cho Hiểu Lan không?”
Phùng Quảng Triều nói: “Đúng thế. Vào tết Đoan Ngọ năm ngoái, đứa trẻ này mang thư của Châu đại hiệp đến, trong thư bảo rằng nó đã lớn, ông ta không thể cứ dắt nó lang thang trên giang hồ mãi, lại không muốn làm lở giở việc học công phu của nó nên mới bảo nó đến học Truy Phong kiếm pháp và Phi mãng ám khí của tôi”.
Nói đến đây, Đường Hiểu Lan chợt bảo: “Ồ, Châu bá bá đã tỉnh!” Phùng Quảng Triều vội vàng bước tới xem, chỉ thấy Châu Thanh chậm rãi mở mắt, khẽ nói: “Phùng lão đệ, đã khiến ngươi lo lắng!” Phùng Quảng Triều vội vàng nói: “Châu lão sư, người thấy thế nào?” “Hãy đem túi da của ta đến đây!” Đường Hiểu Lan cầm đem tới đưa cho ông ta. Châu Thanh mở cái túi da, đột nhiên ngồi dậy, thò tay vào trong người, khép ba ngón tay lại búng vào túi da một cái, chỉ trong chốc lát hai cái đầu người đã biến thành máu! Lại cười ha hả nói rằng: “Đủ cả vốn lẫn lời, ta chết cũng đáng!” Chung Vạn Đường nói: “Với công lực của ông, tịnh tọa ba ngày là có thể trị thương!” Châu Thanh cười nói: “Ai bảo cần phải tịnh tọa ba ngày, ta chỉ ngồi chốc lát thì sức lực sẽ hồi phục, ta sẽ ra đi ngay. Nếu cứ chần chừ nữa sẽ liên lụy đến các người!” Phùng Quảng Triều nói: “Sư phụ có nạn, đệ tử muôn chết không từ”. Châu Thanh nói: “Ta cũng chẳng phải là đối thủ của bọn chúng, huống chi là ngươi!” Chung Vạn Đường nói: “Kẻ địch nào mà lợi hại đến thế?” bản lĩnh của Chung Vạn Đường chẳng kém gì Châu Thanh, ông ta thầm nhủ: “Sau khi bị thương nặng mà Châu Thanh có thể chạy đến đây, vậy mình ít nhất cũng có thể chặn bọn chúng lại”. Châu Thanh chẳng nói lời nào, chỉ vào vết thương nơi ngực bảo: “Các người có thấy chỗ này không?” Chung Vạn Đường đang định hỏi ông ta bị thương bởi ám khí gì, Châu Thanh đã lấy ra một vật tròn trịa trong túi da ở phía sau lưng!
Té ra đó là một trái cầu bằng sắt, bên ngoài chẳng có gì kỳ lạ. Châu Thanh dùng lực xoay một cái, trái cầu ấy đột nhiên bật ra, bên trong có chứa mười mấy ngọn đao bén, mỗi ngọn dài không quá năm tấc, trong suốt mỏng như lá liễu, xếp thành một hình vòng cung trông như cánh chim giang ra. Châu Thanh nói: “Lần này ta từ kinh đô bị đuổi đến đến đây, cuối cùng đã bị trúng loại ám khí này! Ta giết hai người, đoạt được một cái, bọn chúng mới không dám đuổi theo gấp!” Chung Vạn Đường thấy món ám khí rất kỳ lạ. Châu Thanh nói: “Loại ám khí này tên gọi Huyết Trích Tử. Ta cũng chỉ thấy lần đầu tiên, chỉ cần bấm cái lẫy thì khoái đao bên trong sẽ xoay tròn như bánh xe, trái cầu mở ra chụp vào đầu người và lập tức khép lại, lúc đó đầu người đã bị cắt! Đoản đao bên trong đều được tẩm độc, dù không bị nó cắt đầu, chỉ cần bị nó đả thương thì cũng mất mạng. Lần này ta bị mười mấy trái Huyết Trích Tử vây công, nhất thời tránh không được nên bị thương! Nếu các người đơn đả độc đấu với Huyết Trích Tử phải dùng ám khí đánh rơi nó hoặc dùng khinh công né tránh. Nếu bị Huyết Trích Tử vây công, chắc chắn sẽ nguy hiểm muôn phần!”
Chung Vạn Đường đứng dậy, nói: “Nếu địch không lại, chúng ta hãy đi thôi! Tôi cùng ông đến núi Thái Hàng, trên đường sẽ dùng thuốc giữ khí ở đơn điền cho ông, đến gần núi Thái Hàng thì không sợ nữa. Mấy ngày nay hào kiệt năm tỉnh phía Bắc đang lần lượt kéo tới, lúc đó chúng ta cũng không cần sợ Huyết Trích Tử!” Châu Thanh mở mắt hỏi: “Ông không sợ kẻ thù sao?” Chung Vạn Đường nói: “Lúc này còn sợ cái gì nữa? Bình thường thì tránh bọn chúng, lúc này cũng đành phải liều mạng!” Châu Thanh lắc đầu, Chung Vạn Đường vội nói: “Ông không đi được, tôi sẽ cõng ông!” Châu Thanh nói: “Thong thả đã!” rồi nhảy xuống giường đặt tai xuống lắng nghe, nói: “Từ xa có tiếng ngựa hí, giờ chạy ra chắc chắn sẽ gặp bọn chúng!” Chung Vạn Đường thổi tắt lửa trong lò sưởi, nói: “Chúng ta đừng lên tiếng, nếu bọn chúng đến đây, lúc đó mới liều mạng!”
Trong bóng tối Châu Thanh rút ra một thanh bảo kiếm, lập tức ánh hàn quang lấp lánh chiếu vào mặt. Chung Vạn Đường khẽ nói: “Hãy cất vào! Đợi kẻ địch đến cửa rút ra cũng không muộn!” Châu Thanh tra kiếm vào vỏ, kéo Đường Hiểu Lan đến sát bên cạnh, khẽ nói: “Thanh kiếm này trao cho con, đây chính là kiếm của tổ sư gia Lăng Vị Phong truyền lại, tên gọi Du Long kiếm!” Chung Vạn Đường thất kinh, Du Long kiếm là một trong hai món báu vật trấn sơn của phái Thiên Sơn, mấy mươi năm trước phản đồ Sở Chiêu Nam của Hối Minh thiền sư đã từng dùng thanh kiếm này trấn áp giang hồ. Không ngờ Lăng Vị Phong đã tặng cho Châu Thanh nay lại truyền cho Đường Hiểu Lan. Ông ta không khỏi lấy làm lo lắng cho Đường Hiểu Lan, sợ rằng võ công của chàng không đủ giữ kiếm. Trong bóng tối Châu Thanh lại nắm tay Chung Vạn Đường, nói bên tai ông ta: “Lão đệ, chúng ta hiếm khi gặp nhau, hôm nay e rằng sẽ âm dương cách biệt. Kẻ thù của lão đệ đã đến nơi, đệ còn tránh ở nơi nào?” tình nghĩa của hai người vững bên như sắt đá, Chung Vạn Đường ứa nước mắt, cũng khẽ nói: “Đa tạ quan tâm. Mấy năm nay đệ dạy học ở huyện Trần Lưu”.
Châu Thanh chợt nói: “Có phải là nhà họ Niên không?”
Chung Vạn Đường nói: “Đúng thế!”
Châu Thanh chợt kêu lên: “Đệ đã dạy được đồ đệ giỏi!” câu này chắc có nội tình gì nữa, nhưng ngay lúc này ông ta như phát giác ra điều gì, vội vàng nói: “Đến rồi! Im lặng!” Chung Vạn Đường thấy ngạc nhiên, không tiện hỏi dấn tới, chỉ đành nằm xuống đất, một hồi sau đã nghe tiếng vó ngựa lọc cọc chạy đến trước cửa. Chính là:
Nửa đêm ngựa đuổi tới, làng vắng có ngọa long.
Muốn biết sau đó thế nào, mời xem hồi sau sẽ rõ.
Kiếm đảm cầm tâm nói cùng ai, giang hồ phiêu bạc ba nữ hiệp.
Trải bao năm tháng, hoa niên tựa làn khói.
Xa xăm trời chiều lạnh, tịch mịch đường núi vắng.
Bay đến tận chân trời, một mình tự về tổ.
(Tự đề “giang hồ tam nữ hiệp”, theo điệu Bồ tát man)
Trên con đường núi ngoằn ngoèo có một hán tử tuổi trạc ngũ tuần, tay cầm chiếc tẩu thuốc dài đang thảnh thơi rít thuốc.
Hai bên đường hoa cỏ cây cối rườm rà, mấy đóa hoa cúc dại càng nổi bật hơn, gió núi thổi đến, hương thơm thoảng đưa.
Người đó chẳng phải là văn nhân nho sĩ, ông ta là võ sư đất Nhữ Châu miền Hà Nam tên gọi Quảng Liên.
Ông ta không phải đến đây du sơn ngoạn thủy, thôn trang phía trước có nhà người thân gia. Thân gia của ông họ Phùng tên là Quảng Triều, cũng là một võ sư. Con trai của Phùng Quảng Triều là Phùng Anh Kỳ cưới con gái của ông ta là Quảng Luyện Hà, năm ngoái đã hạ sinh được một đôi bé gái, hôm nay là ngày tròn một tuổi của chúng, ông ta đến uống rượu “trảo châu”. “Trảo châu” là phong tục ở quê hương họ, trong ngày tròn một tuổi của con cái, cha mẹ bày tất cả lễ vật trước mặt đứa bé để cho nó tự “bắt”, từ đó cha mẹ có thể đoán được tương lai của con cái thông qua những vật nó đã “bắt”.
“Người ta bảo hai đứa cháu gái của mình là ngọc nữ hạ phàm, Luyện Hà thật có phước. Ừ, hôm nay mình phải xem cho kỹ đồng tiền của chúng, kẻo Luyện Hà lại cười mình”. Số là hai đứa cháu gái sinh đôi của ông ta không những xinh xắn mà trông chẳng khác gì nhau, trên má mỗi đứa đều có một cái lún đồng tiền. Điểm khác nhau là lún đồng tiền của cô chị thì bên trái, còn của cô em thì bên phải.
Ông ta đang nghĩ đến hai đứa cháu gái yêu của mình thì chợt nghe văng vẳng có người nói chuyện.
“Không sai chứ?” “Đúng thế. Đứa trẻ ấy, ta...”
Tựa như có hai người đang nói chuyện, nghe tiếng được tiếng mất. Quảng Liên chăm chú nghe kỹ, lại nghe được một câu tương đối đầy đủ: “Giao tình của họ không tầm thường”. Nhưng câu sau thì lại không rõ: “Đã có... người đó nhất định...” giọng nói càng lúc càng nhỏ, cuối cùng thì chẳng nghe gì được.
Hai người này đã bước ra khỏi thôn, nhưng Quảng Liên từ trên cao nhìn xuống tuy không thấy rõ mặt họ nhưng có thể nhìn ra bóng dáng của họ. Ông ta quen tất cả mọi người trong thôn, nhưng hai người này rõ ràng là người lạ.
Quảng Liên nổi lòng nghe ngờ, thầm nhủ: “Nghe khẩu khí của bọn chúng, hình như đến đây dò hỏi chuyện gì đấy, chỉ là không biết là nhân vật của hắc đạo hay công sai của bạch đạo?”
Người trong thôn toàn là dân thường, chỉ có một hộ khác lạ, đó chính là thân gia của ông ta, Phùng Quảng Triều. Thời còn trẻ Phùng Quảng Triều cũng từng đi lại trên giang hồ, nhưng năm ba mươi hai tuổi thì đã qui ẩn cố hương, đóng cửa tạ khách. Ông ta ẩn cư ở quê cũ thấm thoắt đã được mười năm. Bằng hữu võ lâm cũng hỏi tại sao đang tuổi tráng niên mà đã qui ẩn, ông ta thường lảng sang chuyện khác hoặc mỉm cười không đáp.
Quảng Liên cũng chẳng biết nguyên nhân, nhưng ông ta biết trong mười năm này Phùng Quảng Triều thực sự đã không bước chân ra giang hồ. Ông ta tuy chỉ mới bốn mươi hai tuổi, trẻ hơn Quảng Liên đến sáu tuổi, nhưng đã là một người già lòng như nước lặng. Từ sau khi ông ta có cháu nội thì không hỏi đến chuyện bên ngoài nữa, chỉ vui vầy với con cháu.
Quảng Liên còn biết ông ta không bao giờ tham gia những bang hội phản Thanh, tuy họ bất mãn chuyện người Mãn Châu vào Trung Hoa áp bức người Hán. Nhưng nền móng của triều đình đại Thanh đã vững chắc, Lúc này là năm Khang Hy thứ bốn mươi lăm, người Mãn Thanh đã đặt nền thống trị ở Trung Hoa được sáu mươi ba năm. Bất mãn cũng đâu phải là cách? Bao nhiêu bậc nghĩa sĩ cũng chỉ có thể im lặng nhẫn nhục, lặng lẽ chờ đời thời cơ, huống chi họ chỉ là dân thường.
Lúc này hai người ấy đã biến mất, Quảng Liên lại ngẫm nghĩ mấy câu nói rời rạc của họ: “Đứa trẻ mà chúng nói là ai? Nghe khẩu khí của người ấy hình hư quen biết với đứa trẻ này, đương nhiên không thể là hai đứa cháu ngoại của mình? Đứa trẻ ấy có liên quan gì đến người mà chúng vừa mới nói? Mình đều biết bằng hữu của Quảng Triều, có lẽ người thân thiết với ông ta chỉ có mình. Ông ta đã sớm không còn qua lại với bằng hữu trên giang hồ, vậy thì còn ai nữa? Nhưng ‘người ấy’ có phải là mình không?”
Ông ta ngẫm nghĩ một hồi mà vẫn chẳng ra, cuối cùng quyết định: “Câu chuyện của hai người này chưa chắc có liên quan đến thân gia của mình; không chừng bọn chúng chẳng phải điều tra gì cả, chắc là chỉ đoán mò mà thôi! Mặc bọn chúng, mình phải mau đến thăm hai đứa cháu ngoại đáng yêu mới được. Gặp Quảng Triều rồi tính tiếp”. Ông ta lại nhét thuốc vào tẩu, rồi tiếp tục thong thả đi về phía trước.
Nơi luyện võ của nhà họ Phùng ngay rìa thôn, từ xa Quảng Liên có thể thấy một thiếu niên lưng ong tay vượn mày kiếm mắt sáng xoay chuyển nhanh như gió, lúc thì hạ người sát xuống đất tựa như tê giác ngắm trăng, lúc thì vung tay phóng vọt người lên như đại bàng tung cánh. Quảng Liên thầm nhủ: “Ông thân gia thường khen đứa học trò mới nhận thông minh giỏi dang, xem ra chẳng sai tí nào, nhưng không biết đây là môn công phu gì?”
Phùng Quảng Triều có hai đệ tử, đại đệ tử Vương Lăng, ba năm trước học xong xuất sư, làm bảo tiêu ở kinh đô. thiếu niên đang luyện võ trên sân tên gọi Đường Hiểu Lan, là nhị đệ tử. Đường Hiểu Lan có lai lịch rất kỳ lạ, Quảng Liên cũng không biết chàng là người ở đâu. Ngày nọ Phùng Quảng Triều chợt dắt theo một thiếu niên tuổi khoảng đôi chín đến bái kiến ông ta. Bảo rằng đó là học trò mới nhận, Đường Hiểu Lan nói giọng quan ngoại nhưng mắt thanh mày tú trông rất hiền lành. Phùng Quảng Triều chưa bao giờ ra quan ngoại, làm sao nhận một học trò nói giọng quan ngoại, Quảng Liên nghĩ mãi không ra, cũng đã hỏi riêng ông thân gia nhưng ông ta chẳng chịu nói rõ. Đã là người trong võ lâm thì không nên hỏi chuyện bí mật của người ta, Quảng Liên cũng đành thôi. Hôm nay thật trùng hợp, Quảng Liên đã gặp Đường Hiểu Lan luyện võ, ông ta nhìn kỹ một hồi, không khỏi cả kinh thất sắc!
Đường Hiểu Lan triển khai thân pháp càng lúc càng nhanh, cây hòe bên sân bị gió thổi xào xạc, từng phiến lá rơi xuống lả tả, Quảng Liên nhìn kỹ mà không biết ám khí gì, xem lại thân pháp và thủ pháp của chàng thì đó không phải là công phu như Phách không chưởng, và lại nếu bị chưởng phong chấn động thì là phải rơi xuống hàng đống chứ không phải từng phiến rơi xuống nhẹ nhàng như bị người ta ngắt thả xuống. Quảng Liên nhận ra Đường Hiểu Lan đã dùng loại ám khí nhỏ như Mai Hoa châm đâm cho cuống lá rơi xuống. Ám khí như Mai Hoa châm rất nhẹ, bởi vậy muốn phóng trúng vào mục tiêu cực kỳ khó. Thế nhưng nay Đường Hiểu Lan có thể đánh rơi lá cây cách ba trượng, quả thực lực cổ tay rất mạnh, mắt rất tinh, dù các bậc võ sư thành danh cũng hiếm thấy, chẳng qua chàng chỉ mới theo Phùng Quảng Triều được hơn một năm, làm sao chàng có thể luyện được công phu như thế? Vả lại Quảng Liên cũng biết ông thân gia của mình chẳng hề biết Mai Hoa châm.
Quảng Liên lại nghĩ: “Chả lẽ hắn biết võ công rồi mới theo Quảng Triều, vậy sư phụ trước đây của hắn là ai, hắn đã có công phu như thế cần gì phải đến tìm Phùng Quảng Triều. Ông ta tuy cao minh hơn mình nhưng trên giang hồ cũng không phải là hảo thủ thuộc hàng nhất lưu. Sư phụ trước đây của hắn chắc chắn cao minh hơn Quảng Triều nhiều”.
Đường Hiểu Lan luyện được một hồi thì đột nhiên ngừng bước, rút ra một thanh kiếm dài hơn ba thước lia lên không trung, thanh kiếm đâm trái chém phải, nhanh tựa như khỉ vượn, nhẹ nhàng như ly miêu, kiếm hoa lả tả, loang loáng dưới ánh nắng sớm. Quảng Liên càng thêm kinh ngạc, nghĩ bụng Phùng Quảng Triều xưa nay nổi danh bởi ngón Lục Hợp thương, làm sao có thể dạy học trò dùng kiếm? Vả lại kiếm pháp của Đường Hiểu Lan nhanh nhạy tuyệt luân, người có thể dạy bộ kiếm pháp này không phải là tông sư của một phái thì cũng là một kiếm khách thành danh.
Quảng Liên càng lúc càng ngạc nhiên, đang đứng ngẩn người ra thì chợt thấy Đường Hiểu Lan múa kiếm thành một vòng tròn, giơ ngang kiếm trước ngực, tay phải đặt lên thân kiếm, cuối người nói: “Đệ tử mới luyện kiếm cũng còn sơ hở, xin đừng cười chê, có phải tiền bối đến tìm gia sư đấy không?” Phùng Quảng Liên thầm bực dọc: “Cái gì mà tiền bối với chẳng tiền bối, chả lẽ tên tiểu tử nhà ngươi không nhận ra ta?” đang định mắng chàng thì chợt nghe một tiếng hú dài vọng tới, trong sân xuất hiện một người để râu ba chòm, tay cầm cây quạt xếp, trông nhẹ nhàng như thần tiên. Xem ra đó là một nho sinh tuổi hơn tứ tuần. Thân pháp của người này nhanh đến mức khó hình dung, Quảng Liên không biết y đến từ lúc nào, sao có thể đột nhiên nhảy vọt vào trong sân tựa như trên trời giáng xuống, dưới đất chui lên. Người khách phe phẩy cây quạt lông, cười nói: “Đã lâu ta không thấy ai sử dụng bộ kiếm pháp này, ngươi đã có được ba phần hỏa hầu, không nên khiêm nhường, dựa vào bộ kiếm pháp này ngươi có thể đủ gầy dựng tên tuổi trên giang hồ! Nào, nào, ta sẽ chỉ ngươi vài chiêu!” rồi y xếp cây quạt lông lại, vẫy tay Đường Hiểu Lan nói: “Ta không cần dùng binh khí đổi chiêu với ngươi, ngươi đến đây, xem thử Truy Phong kiếm pháp của ngươi có thể chạm vào vạt áo của ta được không!”
Đường Hiểu Lan hơi chần chừ, quái khách lại cười nói: “Ngươi cứ yên tâm, lệnh sư sẽ không trách ngươi đâu, mười năm trước ông ta mới biết bộ kiếm pháp này, đã từng đổi chiêu luyện kiếm với ta đến mười ngày mới xong”.
Đường Hiểu Lan chợt biến sắc, cao giọng nói: “Nhờ Quảng lão bá đến bẩm báo gia sư, tôi phải tiếp lão tiền bối vài chiêu”. Rồi cây thanh cương kiếm đâm ngược ra, quái khách chỉ hơi lắc người, Đường Hiểu Lan đã đâm hụt, chàng phóng người đánh ra một chiêu Quái mãng phiên thân, người xoay theo thế, kiếm quyết tay trái chỉ lên trên, tay phải cầm kiếm hất lên, lại chém soạt vào mạch môn của quái khách, quái khách vung tay, cả cười nói: “Mau thì có mau, nhưng vẫn chưa chính xác!” y đang lơ lửng người trên cao, đột nhiên hạ người xuống, Đường Hiểu Lan thu người đánh hất lên một kiếm, chợt nghe tiếng gió lướt qua, mũi chân của quái khách đã điểm nhẹ trên vai chàng, lộn người ra sau lưng chàng. Nếu quái khách đạp mạnh thì Đường Hiểu Lan chắc chắn sẽ bị gãy xương vai! Đường Hiểu Lan thất kinh, thân pháp của quái khách ấy không những rất nhanh mà còn có thể thu phát tùy ý. Chỉ mỗi công phu này cũng đã hơn sư phụ của chàng rất nhiều.
Không những Đường Hiểu Lan lo lắng mà cả Quảng Liên cũng kinh hãi hơn! Ông ta vốn muốn vào thông báo cho Phùng Quảng Triều nhưng vì tò mò nên muốn xem một lúc, nào ngờ chỉ trong kkh, đôi bên đã đổi nhau mấy chiêu hiểm hóc, ông ta nào dám chần chừ, vội vàng chạy về phía nhà họ Phùng, sau lưng còn nghe tiếng quái khách buông giọng cười: “Ồ, mấy chiêu này cũng rất khá, vững vàng hơn lúc nãy nhiều!” Quảng Liên không quay đầu lại, chạy một mạch đến nhà họ Phùng!
Phùng Quảng Triều đang ngồi hút thuốc suông trong sân, thấy Quảng Liên hớt hải chạy vào thì bật cười nói: “Ông thân gia đến thăm cháu gái cũng không cần gấp gáp như thế!” Quảng Liên ném lễ vật xuống đất, kéo Phùng Quảng Triều chạy, nói: “Thân gia, học trò của ông đánh nhau với người ta bên ngoài, ông mau ra xem thử!”
Quảng Liên lo lắng quái khách lúc nãy là kẻ địch của Phùng Quảng Triều có ý đến trả thù, nên rước tiên đánh bại học trò sau đó sẽ đến lượt sư phụ.
Phùng Quảng Triều vừa nghe thì đã chạy nhanh hơn nhưng vẫn khí định thần nhàn mỉm cười nói: “Ai thế? Chắc Hiểu Lan có thể chống đỡ được vài ba chiêu!”
Sân luyện võ cách cửa nhà họ Phùng khoảng trăm bước, hai người chạy một lát đã tới. Người trong sân đang đánh nhau rất kịch liệt, chợt nghe soạt một tiếng, quái khách phóng vọt ra khỏi sân, trong tay đang cầm cây trường kiếm của Đường Hiểu Lan. Còn Đường Hiểu Lan thì đã ngã xuống đất chân chổng lên trời. Quảng Liên điểm hai chân xuống đất định phóng vọt ra cứu người, Phùng Quảng Triều đã giữ tay ông lại, cười với người khách rằng: “Tôi tưởng là ai, té ra là ông! Học trò của tôi thế nào, ông đánh hắn ra nông nỗi thế này là quà gặp mặt cho tôi đấy sao? Ha ha!” học trò bị người ta đánh ngã mà ông ta vẫn không hề nổi cáu.
Quái khách buông giọng cười: “Mười năm không gặp, học trò của ông cũng cao minh thật!” rồi phẩy ống tay áo, chỉ thấy ống tay áo đã bị lưỡi kiếm chém mất một mảng. Té ra ông ta thấy Phùng Quảng Triều đến hơi phân tâm thì Đường Hiểu Lan đã nhanh chóng đâm một kiếm xuống hạ bàn, ông ta buộc phải thu chỏ về thúc tới, đánh ngã Đường Hiểu Lan nhưng áo cũng bị Đường Hiểu Lan cắt đứt một mảng.
Phùng Quảng Triều cười: “Ai bảo ông già mà không nên nết, bắt nạt bọn tiểu bối!”
Quái khách phẫy nhẹ cây quạt, cười rằng: “Tôi tặng cho học trò của ông một phần quà mà kẻ làm sư phụ không chịu đáp tạ, lại bảo tôi bức hiếp, người ta nghe thấy há chẳng phải sẽ cười vỡ bụng hay sao!”
Lúc này Đường Hiểu Lan đã bò dậy, chàng chạy đến trước mặt quái khách, quỳ xuống hành đại lễ, miệng nói: “Đa tạ lão tiền bối chỉ điểm!” quái khách kéo chàng dậy, nói: “Kiếm pháp của ngươi cao minh hơn ta dự liệu rất nhiều, ta vốn tưởng ngươi chẳng thể chạm được vào áo của ta, không ngờ ngươi có thể chém rách bộ quần áo ta vừa mới may”.
Phùng Quảng Triều nhảy vọt vào giữa sân, cười ha hả: “Chả lẽ tôi không biết ông đã chỉ điểm cho tiểu đồ, ông hãy yên tâm, nhà tôi tuy nghèo nhưng có thể thường nổi bộ áo trường sam. Nào, nào, ông hãy gặp thân gia của tôi, tiểu nhi đã thành hôn. Hỡi ơi, thời gian trôi qua thật nhanh!” rồi vẫy tay, Phùng Quảng Triều bước vào, vừa kinh ngạc vừa hổ thẹn, thầm nhủ: “Mình chưa bao giờ nghe Quảng Triều nói có một bằng hữu võ nghệ cao cường như thế, thật hổ thẹn, mình đã không nhận ra y chỉ muốn chỉ điểm cho Hiểu Lan”.
Đường Hiểu Lan khổ luyện Truy Phong kiếm thức, nhưng một năm qua chưa bao giờ thử dùng để ứng địch, lúc nãy mới thực sự tiếp chiêu, quái khách vừa ra tay vừa chỉ điểm cho chàng, đương nhiên khiến chàng hiểu biết ra rất nhiều. Chàng đứng bên cạnh lắng nghe sư phụ nói chuyện.
Phùng Quảng Triều vuốt râu nói: “Đồ nhi, món quà gặp mặt của sư bá giành cho con không nhỏ tí nào, té một lần cũng đáng lắm, thân gia, chắc ông đã từng nghe tên của người khách này, ông ta chính là bậc danh túc Vô Cực kiếm Chung Vạn Đường!”
Phùng Quảng Liên kêu ôi chao lên một tiếng rồi nói: “Té ra là Chung lão sư, chả trách nào lợi hại đến thế!”
Sư tổ của Chung Vạn Đường là thần y Phó Thanh Chủ, người sống vào cuối thời Minh đầu thời Thanh, nên ông ta cũng thông hiểu y thuật, khi đi lại trên giang hồ cũng mang theo túi thuốc và bảo kiếm, cũng đã làm không ít chuyện hiệp nghĩa, nhưng mười năm gần đây cũng giống như Phùng Quảng Triều, ông ta đột nhiên mai danh ẩn tích. Quảng Liên không ngờ kiếm khách lừng lẫy giang hồ này đột nhiên đến miền quê hẻo lánh, vả lại còn là hảo hữu của thân gia.
Phùng Quảng Triều bước tới, nói: “Tôi biết ông sẽ đến, nhưng không ngờ ông đến sớm như thế!” Chung Vạn Đường nói: “Đúng thế, sớm ba ngày, ông vẫn còn nhớ kỹ cái hẹn mười năm trước!” Phùng Quảng Triều nói: “Ba ngày nữa là Trung Thu, lẽ nào tôi không nhớ? Này, ông đến đây thật đúng lúc, tôi tuy tóc chưa bạc nhưng đã làm tổ phụ! Hôm nay hai đứa cháu gái của tôi vừa tròn một tuổi, ông cũng đến xem chúng trảo châu!” Chung Vạn Đường nói: “Cả con trai của ông tôi chưa gặp, giờ đây ông đã có cháu nội. Phùng lão đệ, ông có phước hơn lão già này nhiều!” Phùng Quảng Triều cười nói: “Tôi làm tổ phụ mà vẫn chưa nhận già, ông đã bảo mình là già?” hai người vừa nói vừa cười, đi thẳng tới nhà họ Phùng.
Con trai của Phùng Quảng Triều là Phùng Anh Kỳ hành đại lễ bái kiến tiền bối xong, Quảng Luyện Hà cũng bế hai con ra cho Chung Vạn Đường xem!
Hai bé gái đẹp tựa như ngọc, hai đôi mắt tròn xoe cứ nhìn xung quanh, khuôn mặt giống nhau như tạc, khi cười thì cùng cười, khi khóc thì cùng khóc, tựa như tâm trạng cũng giống nhau! Chung Vạn Đường ngẩn người ra nhìn, khen rằng: “Lão đệ, Vương mẫu nương nương, Quan âm Bồ Tát đều tặng ngọc nữ cho đệ, chắc là đệ mừng lắm đây!” Phùng Quảng Triều cười nói: “Tôi chỉ cười huynh già mà chẳng nên nết, cứ cười như hai đứa cháu của tôi!” ông ta ngừng lại rồi nói: “Hai đứa trẻ này rất ngoan, nhưng có một điều không được!” Quảng Luyện Hà vội vàng hỏi: “Công công, có chuyện gì vẫn chưa được?” Phùng Quảng Triều vuốt râu cười nói: “Chúng ra đời cùng một lúc, ta chưa phân biệt nổi đứa nào là tỷ, đứa nào là muội. Này, con nói cho ta nghe thử xem, đâu là Anh nhi, đâu là Lâm nhi”.
Té ra cô chị tên Phùng Anh, cô em tên Phùng Lâm. Nhưng Phùng Quảng Triều không phân biệt nổi.
Quảng Luyện Hà nói: “Bình thường con cũng chẳng nhận ra! Trừ phi trêu chúng cười mới phân biệt được đâu là tỷ đâu là muội!” Phùng Quảng Triều ngạc nhiên nói: “Ồ, rắc rối như thế ư? Chúng cười có điều gì lạ?” Quảng Luyện Hà bế một đứa lên làm mặt xấu khẽ nói: “Ngoan nào, cười cho công công xem!” trêu một hồi, cả hai bế gái nhoẻn miệng cười, trên má mỗi cô bé đều có một cái lún đồng tiền, Quảng Luyện Hà nói: “Công công, người đã thấy chưa? Một đứa có lún đồng tiên bên trái, một đứa có lún đồng tiền bên phải”. Hai đứa trẻ lại nhoẻn miệng cười, Phùng Quảng Triều nhìn kỹ lại quả nhiên là thế, ông ta vui đến nỗi cười ha hả. Quảng Luyện Hà nói: “Đứa có lún đồng tiền bên trái là tỷ tỷ, đứa có lún đồng tiền bên phải là muội muội, công công đứng nhớ nhầm đấy!”
Bạn cũ gặp nhau, cháu gái tròn tuổi, Phùng Quảng Triều rất vui mừng, ông ta cứ cười cười nói nói, đến giờ ngọ thì Quảng Luyện Hà đã chuẩn bị xong, nói với công công rằng: “Đến giờ Anh nhi và Lâm nhi trảo châu!” nhà họ Phùng không mời thân hữu khác, nhưng quà bày trên cái bàn tròn phủ vải đỏ thì không ít, có đồ chơi, bánh kẹo, phấn son, gương soi, còn có cả vàng bạc.
Chung Vạn Đường nói: “Hay lắm, ta cũng bỏ vào hai món, nếu bọn trẻ chụp được thì ta sẽ tặng làm quà gặp mặt”. Nói rồi lấy một bộ nhuyễn giáp tơ vàng, bộ nhuyễn giáp này vốn là của Phó Thanh Chủ, ông ta săn được một con quái thú tên gọi kim mao hống ở núi Hy Mã Lạp Nhã, sau đó bảo thợ khéo lột da của nó rồi dùng tơ vàng kết thành, đến nay thì truyền cho Chung Vạn Đường. Bộ áo giáp này có thể chống lại đao kiếm, quý giá vô cùng! Phùng Quảng Triều thấy ông ta lấy món bảo vật ra thì thất kinh nói: “Lão ca, sao lại thế? Đó là bảo vật của quý phái!” Chung Vạn Đường nói: “Ông đã quá coi thường phái Vô Cực chúng tôi. Báu vật truyền đời của phái chúng tôi là y dược và kiếm thuật chứ không phải bộ nhuyễn giáp này. Đây là do năm xưa Phó sư tổ rong chơi nhân gian, tình cờ lấy được mà thôi”.
Phùng Quảng Triều vẫn thấy không ổn, đang định từ chối thì Chung Vạn Đường đã lấy ra món quà thứ hai, nói: “Món quà này chẳng quý giá bằng nhuyễn giáp tơ vàng nhưng là thứ ta thích nhất trong đời”. Đó là một cây trủy thủ dài năm tấc, điều kỳ lạ là cây trủy thủ đen bóng, cả lưỡi cũng phát ra ánh sáng màu đen. Té ra đó là loại ám khí nổi tiếng của Chung Vạn Đường tên gọi Đoạt Mệnh thần đao. Bậc nữ hiệp tiền bối của phái Vô Cực, một trong Thiên Sơn thất kiếm là Mạo Hoàn Liên, năm xưa khi đi theo Phó Thanh Chủ học võ nghệ sử dụng loại ám khí tên gọi Đoạt mệnh thần sa. Loại ám khí này có độc, nếu chẳng may bị dính phải, trong vòng mười hai canh giờ nếu không có thuốc giải thì độc phát thân vong. Khi Chung Vạn Đường học được môn ám khí này, cảm thấy Đoạt mệnh thần sa có ưu điểm mà cũng có khuyết điểm, ưu điểm là chỉ cần vãi ra một nắm thì có thể lấy ít địch nhiều, khuyết điểm là không thể đánh tầm xa, kẻ địch cách ba trượng thì khó trúng. Chung Vạn Đường dùng thuốc độc luyện thần sa để ngâm phi đao, cây phi đao này sắc bén vô cùng, vì đã được tẩm độc nên thấy máu là phong hầu. Phùng Quảng Triều thấy ông ta lấy ra thì im lặng không nói, cảm thấy loại ám khí này quái hiểm độc, không hợp với nữ nhi. Nhưng thấy Chung Vạn Đường đang cao hứng nên cũng đành thôi. Chung Vạn Đường đút phi đao vào một cái túi da, cười nói: “Nếu đứa nào lấy được, ta sẽ dạy cho nó loại ám khí này”.
Sau khi bày xong lễ vật, Quảng Luyện Hà bế hai đứa bé bắt đàu trảo châu. Kể ra cũng thật kỳ lạ, ngay từ ban đầu hai bé gái đã chụp một thanh kiếm gỗ, Chung Vạn Đường cười nói: “Hay lắm, chúng đều muốn làm nữ hiệp khách, e rằng ông phải truyền tất cả tuyệt kỹ cho chúng”.
Lúc này đứa trẻ lại với tay ra, Quảng Luyện Hà đi quanh chiếc bàn một vòng, Phùng Anh đưa tay chụp lấy bộ nhuyễn giáp tơ vàng. Phùng Quảng Triều nói: “Hay lắm, con thật biết xem hàng, đã lấy vật báu của người ta!” Phùng Lâm thì mở đôi mắt vừa to vừa tròn nhìn một hồi, Phùng Quảng Triều rất lấy làm lạ, chỉ thấy Quảng Luyện Hà bế cô bé lại đi một vòng quanh bàn, cô bé bất chợt kêu a a, Quảng Luyện Hà ngừng lại, nhìn xem cô bé làm gì. Chỉ thấy bàn tay nhỏ nhắn của cô bé thò ra, xé tung vật trên bàn, Quảng Luyện Hà trách: “Con lại nghịch phá nữa rồi!” Phùng Lâm kêu a a một hồi thì chợt chụp lấy cây phi đao có độc! Phùng Quảng Triều nhíu mày im lặng không nói. Chung Vạn Đường thì mừng rỡ: “Hay lắm, nó đã nhìn ra tuyệt chiêu của tôi. Lão Phùng, khi nó lớn lên, ông hãy để cho tôi dạy nó, tôi sẽ nhận nó làm học trò”. Phùng Quảng Triều cười gượng: “Còn gì tốt bằng, nhưng tôi chỉ sợ sau này nó sẽ trở thành một Công chúa ngang ngạnh!”
Trảo châu xong, cả hai người bằng hữu lại trò chuyện một hồi, chỉ nghe Chung Vạn Đường nói: “Sau khi đại hiệp tiền bối Lăng Vị Phong chết đi, nghe nói Chưởng môn chi phía Bắc của phái Võ Đang Quế Trọng Minh cũng qua đời. Mà kiếm khách ở Trung Nguyên lại không bằng các bậc tiền bối lúc trước nữa!” hai người than thở một hồi, Phùng Quảng Liên càng rầu rĩ hơn. Đến chiều bên ngoài chó sủa ầm ĩ, tiếp theo là những tiếng kêu gào, tựa như đã hoảng sợ trước việc gì rất quái dị, Quảng Liên nói: “Thân gia, để tôi ra ngoài xem thử là ai tới”. Bước ra cửa, chỉ cảm thấy một luồng máu tanh xộc vào mũi, đang ngạc nhiên thì có một hán tử cao gầy, râu ria xồm xoàm, tay cầm một cái túi da đang sải bước tới!
Quảng Liên rùng mình, bước lên chặn lại hỏi: “Thế nào? Tìm ai đấy?” hán tử ấy chẳng màng đến ông ta, vung hai tay một cái, Quảng Liên chỉ cảm thấy một nguồn lực lớn dồn tới, thế là thân người bị bay bổng vào trong nhà, khi bò dậy thì người ấy đã bước vào sảnh đường, Phùng Quảng Triều và Chung Vạn Đường kêu hoảng, vừa kêu được một tiếng: “Châu đại hiệp, ông sao thế?” người ấy đã ngã bổ xuống đất, thều thào nói: “Đem thuốc kim sang và giải độc tán đến đây!” rồi chỉ rùng mình một cái thì ngất đi. Quảng Liên kinh hoảng đến sững người, chẳng nói ra lời. Phùng Quảng Triều kêu lên: “Thân gia, mau, mau đóng cửa lớn lại!” Quảng Liên biết chuyện này rất Quảng Triều nên vội vang chạy ra đóng cửa, chỉ thấy Chung Vạn Đường đã đỡ người ấy lên giường, mở áo kiểm tra vết thương cho y. Lúc này Quảng Liên mới chú ý rằng, hán tử này sắc mặt vàng vọt, có lẽ đã năm mươi tuổi, chiếc áo chẻn trên người nhuốm đầy máu, mùi máu tanh nồng, chắc là đã trúng loại ám khí gì rất độc, đang gấp tìm thuốc chữa trị nên chẳng màng đến mình mà đã xông thẳng vào.
Chung Vạn Đường mở áo của hán tử ấy ra, sắc mặt tái nhợt. Phùng Quảng Triều run rẩy nói: “Đây là ám khí gì?” Quảng Liên bước tới gần xem, chỉ thấy trên ngực người ấy hình như bị vuốt sắt cào trúng, nhưng lại cũng giống bị trủy thủ vạch bị thương, mỗi vết thương đều hằn sâu như nhau, trông rất ngay ngắn, xếp thành hình bán cầu, trông giống như bị một đôi tay chụp vào ngực, nhưng đếm kỹ lại có đến hơn mười vạch, rõ ràng không phải là bị cào, vả lại chỉ lực của người ta cũng không đến nỗi lợi hại như thế. Đang lúc này, chợt nghe Phùng Anh Kỳ kêu hoảng: “Cha, đầu người!” Phùng Anh Kỳ nhất thời tò mò, mở cái túi da của quái khách ra, hai cái đầu người máu thịt bầy nhầy lăn ra tựa như hai quả bóng da, mùi máu xộc vào mũi khiến người ta muốn nôn. Phùng Quảng Triều mắng: “Sao con lại cứ mở đồ của người ta! Con biết ông ta là ai không?” rồi vội vàng bỏ cái đầu người vào trong túi da. Chung Vạn Đường vẫn lẳng lặng bôi thuốc cho quái khách ấy, Phùng Quảng Triều nói: “Có cứu được không?” Chung Vạn Đường nói: “Ám khí của các nhà các phái, dù không thấy tôi cũng đã từng nghe qua, chỉ có loại ám khí này tôi chẳng nghe chẳng thấy. Chất độc tẩm trên ám khí không phải là khổng tước đảm cũng là hạc đỉnh hồng, e rằng rất khó trị. Tôi dùng thuốc giải của Đoạt Mệnh thần đao thử xem, nếu Châu đại hiệp nội lực thâm hậu có lẽ vẫn còn sinh cơ”.
Sau khi được bôi thuốc, hơi thở của quái khách dày hơn, nhưng vẫn còn chưa tỉnh. Phùng Quảng Triều quỳ xuống, cung kính thay áo cho y, lau sạch vết máu, lúc đó mới thở dài nói với Phùng Anh Kỳ: “Con có biết đây là ai không? Ông ta là sư tổ của con!” Quảng Liên ngạc nhiên nói: “Quang Triều, sư phụ của ông Lục Hợp Thương Dư Đại Trang chẳng phải đã qua đời rồi sao? Ở đâu lại có một sư phụ nữa?” Phùng Quảng Triều cười khổ nói: “Có lẽ tôi gọi ông ta là sư phụ cũng hơi gượng ép, tôi chỉ là đồ đệ ký danh của ông ta. Anh nhi, con phải quỳ xuống dập đầu ba cái, sư phụ tuy đang hôn mê nhưng không thể bỏ lễ nghi!” Phùng Anh Kỳ quỳ xuống dập đầu, Đường Hiểu Lan cũng quỳ bên cạnh khóc thút thít, Phùng Quảng Triều đỡ chàng dậy nói: “Không uổng Châu bá bá thương yêu con, con đúng là người có tình nghĩa”. Quảng Liên nghe xong thì càng ngạc nhiên hơn, quái khách này được Chung Vạn Đường gọi là đại hiệp, lại là bá bá của Đường Hiểu Lan. Vả lại quái khách này xem ra không quá năm mươi, cũng không lớn hơn Phùng Quảng Triều bao nhiêu, thế nhưng lại là sư phụ của ông ta.
Phùng Anh Kỳ dập đầu ba cái rõ to rồi đứng dậy, Phùng Quảng Triều mới nói: “Sư tổ của con tên gọi Châu Thanh, là đệ tử ký danh của Thiên Sơn kiếm khách Lăng Vị Phong!” Phùng Quảng Liên thất kinh, thầm nhủ “Chả trách nào lại lợi hại như thế, sau khi trọng thương mà vẫn còn có thể hất ngã ta!”
Phùng Quảng Triều lại nói: “Năm Khang Hy đầu tiên, Lăng Vị Phong bị đồng môn sư huynh Sở Chiêu Nam dắt quân bao vây, nhốt tại cung Bố Đạt Lạp ở La Sa Tây Tạng, sau đó được một thị vệ triều Thanh giúp đỡ chạy thoát. Lăng Vị Phong vì báo đáp y nên đã dạy y Truy Phong kiếm pháp, nhận y là đệ tử ký danh (không phải thu nhận học trò chính thức). Thị vệ này chính là Châu sư tổ của con!” có nhiều bậc tiền bối trong võ lâm biết câu chuyện này (chú thích: Mời xem bộ truyện “Thất Kiếm Hạ Thiên Sơn”) Phùng Anh Kỳ lần đầu tiên nghe được chuyện ấy, chàng ta há hốc mồm chẳng nói lời nào, không ngờ rằng cha của mình lại có dây mơ rễ má với bậc kiếm khách tiền bối Lăng Vị Phong.
Phùng Quảng Triều nhấp một ngụm trà, lại nói với Quảng Liên: “Ông thân gia, không phải tôi cố tình giấu ông, nhưng vì ông là người thật thà, biết xong chuyện này chắc sẽ hoảng lên. Lăng Vị Phong ẩn cư ở Thiên Sơn, triều đình chẳng làm gì được ông ta. Còn Châu Thanh là khâm phạm bị truy đuổi hơn ba mươi năm nay!” Chung Vạn Đường mỉm cười nói: “Châu đại hiệp né tránh quan sai, còn tôi thì tránh kẻ thù, ít khi lộ mặt trên giang hồ, hơn mười năm nay tôi cũng buồn chết đi được!” Phùng Quảng Triều hơi ngập ngừng rồi tiếp tục nói: “Ông thân gia, đêm nay ông đã thấy rồi đấy, tôi cũng không cần giấu ông. Xem ra Châu đại hiệp chắc chắn bị kẻ cường địch đánh bị thương, bọn chúng sớm muộn cũng sẽ tới đây, tôi xin gởi gắm cháu ngoại cho ông, ông hãy dắt bọn chúng trốn đi! Ông là một võ sư an phận thủ thường, trên giang hồ ít có người biết ông, triều đình cũng không để ý đến ông!” Quảng Liên mới vỡ lẽ ra: “Té ra hai tên ấy đã nói đến Châu Thanh”. Thế rồi mới khảng khái bảo: “Ông thân gia, sao lại nói thế? Tôi tuy bỏ võ theo nghề nông nhưng cũng là một hán tử đầy nhiệt huyết, chúng ta có nạn cùng gánh, nếu kẻ địch đuổi đến đây, chúng ta sẽ cùng nhau xông ra!” Phùng Quảng Triều mỉm cười: “Cũng mong là có thể xông ra được, nói ra mong ông đừng giận, với mấy món công phu mèo ba cẳng của chúng ta, chỉ e không thể chống lại nổi cường địch!” Quảng Liên thấy cả Châu Thanh mà còn bị như thế, biết Phùng Quảng Triều chẳng nói ngoa, thở dài nói: “Sáng sớm ngày mai tôi sẽ dắt Anh nhi và Lâm nhi đến Loan Châu tìm sư huynh của tôi”.
Phùng Quảng Triều sờ trán Châu Thanh, thấy ông ta vẫn chưa tỉnh, lại nói tiếp: “Ông thân gia, mười năm trước tôi về quê qui ẩn, bằng hữu trên giang hồ đều rất lấy làm lạ, ông cũng hỏi tôi, lúc ấy tôi không dám nói, giờ đây có thể cho ông biết, khi đó tôi vừa mới theo Châu đại hiệp học được Truy Phong kiếm pháp, chính Châu đại hiệp đã bảo tôi qui ẩn!” Phùng Anh Kỳ mở to mắt hỏi: “Cha, tại sao cha học được Truy Phong kiếm pháp mà lại không dạy con, chỉ dạy con Lục hợp đại thương. Có phải Đường sư đệ luyện Truy Phong kiếm pháp không?” Phùng Quảng Triều khẽ gật đầu. Phùng Anh Kỳ lộ vẻ không vui, trách cha mình tại sao thiên vị, chỉ truyền Truy Phong kiếm pháp cho người ngoài mà không truyền cho con trai. Phùng Quảng Triều tựa như hiểu được lòng dạ chàng ta, chợt nói: “Con hiểu cái gì? Ta không muốn liên lụy đến con!” Đường Hiểu Lan đứng bên cạnh mà hai mắt đỏ ửng tựa như muốn khóc.
Phùng Quảng Triều vuốt râu chép miệng, thầm nhủ: “Chi bằng cứ nói ra để bọn chúng khỏi ghen tị nhau”. Thế rồi nắm tay con trai, từ tốn nói: “Cha được tổ sư truyền cho Truy Phong kiếm pháp là vì Đường sư đệ của con. Để cha kể con nghe, con sẽ biết cha không chịu dạy kiếm thuật cho con. Mười năm trước, ta ra miền tái ngoại, ngày nọ đi ngang qua miếu Bách Linh, lúc này trời đã về chiều, chợt nghe tiếng quát tháo vọng tới, ta thấy có hơn mười tên cường đồ bao vây một thiếu phụ, đôi bên đánh nhau rất hăng! Kiếm pháp của thiếu phụ ấy hiểm hóc lạ thường, đã có mấy tên cường đồ bị thương, nhưng bọn chúng vẫn bao vây chặt. Thiếu phụ tay phải cầm kiếm, tay trái dắt theo một đứa trẻ khoảng bảy tám tuổi, chỉ có thể phòng ngự chứ không thể tấn công. Trong lúc kịch chiến thiếu phụ vì bảo vệ cho đứa trẻ ấy mà nhiều lần gặp nguy hiểm. Khi ta chạy tới nơi thì nghe thiếu phụ ấy kêu lớn: ‘Các người muốn lấy mạng ta cũng được, sao lại cứ phải hại con trai ta?’ bà không kêu thì còn khá, đến khi kêu lên thì đao thương kiếm kích của bọn cường đồ nhất tề đâm về phía đứa trẻ, thiếu phụ vung kiếm chặn trước gạt sau, tựa như một vòng ngân hồng che đến gió mưa không lọt. Nhưng bà ta bảo vệ được cho con trai của mình còn mình thì rơi vào nguy hiểm, chỉ nghe bà ta kêu thảm mấy tiếng, rõ ràng đã bị trọng thương. Ta không kìm được, mặc cho võ công của mình còn kém, thế là thúc ngựa từ trên đồi phóng thẳng xuống bất ngờ đâm ngã hai tên cường đồ, xông vào giữa trận chiến, thiếu phụ ấy thấy ta xông tới thì ném đứa trẻ lên lưng, kêu lên: ‘Nghĩa sĩ, xin gởi đứa trẻ này cho ông, ông hãy xông ra ngoài!’ bà ta vung kiếm nhanh như gió chặn bọn cường đồ lại. Ta bế đứa trẻ cố gắng chạy ra còn thiếu phụ thì yểm hộ mở ra một đường máu cho ta. Nhưng vừa xông ra khỏi vòng vây, ta liền nghe sau lưng có tiếng kêu thảm, thiếu phụ ấy đã trúng độc thủ! Ta quay lại nhìn, một mũi ám tiễn bất ngờ bắn tới, ngực ta đau nhói ngã xuống ngựa, đứa trẻ cũng văng theo, nó khóc òa lên. Bọn cường đồ xông tới, trong lúc chìm vào cơn mê ta còn nghe một tiếng quát lớn: ‘Bọn chuột nhắt dám lớn gan!’ một bóng người từ trên sườn núi phóng xuống, ta nằm phục ở dưới đất nên chỉ nghe tiếng kim khí giao nhau, rồi lại nghe tiếng cười dài, ta cố mở hai mắt dùng tay chống người dậy nhìn qua, chỉ thấy phía trước mặt có vô số bóng đen, một mảng ngân quang bay lượn, tất cả hòa vào nhau, trong đó có một luồng bạch quang chói mắt, luồn qua lách lại giữa vô số bóng đen nhanh như điện chớp, ánh bạch quang đi đến đâu bóng đen tản mát, luồng bạch quang ấy đuổi theo nhanh như tên bắn, lúc chạy về phía Đông, lúc chạy về phía Tây, chỉ trong chớp mắt bóng đen đã bị quét sạch, ánh bạch quang thu lại, giữa cánh đồng trống trải chỉ còn lại một hán tử cao lớn, người ấy bước đến đỡ ta, nói: ‘Nghĩa sĩ, ngươi có sao không?’ ta vốn đau muốn ngất đi, thấy trận kịch đấu ấy thì sợ đến nỗi há mồm trợn mắt, trái lại chẳng còn thấy đau nữa, ta nói: ‘Ngài có phải là kiếm tiên không?’ người ấy mỉm cười, lấy thuốc kim sang bôi cho ta rồi nói: ‘Trong thiên hạ có khối người có công phu như ta!’ lúc ấy đứa trẻ đã bò dậy, ôm chân người ấy khóc rằng: ‘Châu bá bá, Châu bá bá, mẹ của con đâu?’.” Ông ta kể đến đây Đường Hiểu Lan đã ứa nước mắt!
Phùng Quảng Liên nghĩ thầm: “Lẽ nào đứa trẻ mà hai tên ấy nói chính là Đường Hiểu Lan?” Ông ta nghĩ chưa xong thì quả nhiên Phùng Quảng Triều chỉ Đường Hiểu Lan nói: “Đứa trẻ ấy chính là hắn!” ông ta ngập ngừng, nhấp một ngụm trà rồi tiếp tục nói: “Hán tử cao lớn chính là sư phụ Châu Thanh của ta sau này. Ông ta nghe Hiểu Lan nói thì cười rầu rĩ mà rằng: ‘Cậu bé, cậu vẫn còn nhớ đến ta, nhưng ta thì đến muộn!’ rồi ông ta cầm tay Hiểu Lan dắt đi tìm xác của thiếu phụ, trầm giọng nói: ‘Mẹ của con vì bảo vệ cho con đã bị kẻ địch giết hại, nhưng bá bá đã giết chết bọn chúng. Con phải làm một đứa trẻ tốt, sau này báo thù cho cha của con!’ Đường Hiểu Lan rất lanh lợi, khóc một hồi thì ôm Châu đại hiệp nói rằng: ‘Bá bá, xin người hãy dạy võ công cho con’. Châu đại hiệp nói: ‘Chỉ cần con làm một đứa trẻ tốt...’ đến đây thì ông ta nghẹn ngào không nói được nữa. Ông ta dùng kiếm đào một cái hố, chôn mẹ của Hiểu Lan rồi nói với ta rằng: ‘Vợ chồng họ là bằng hữu thân nhất của tôi, tôi đã sớm đoán được có ngày hôm nay nhưng vẫn đến muộn một bước’. Lúc đó tôi đã bôi thuốc xong, tuy đã hết đau nhưng không thể cử động được, Châu đại hiệp đỡ tôi lên lưng ngựa, ôm đứa trẻ phóng ngựa chạy theo. Sáng sớm này hôm sau thì đến một căn cổ miếu, theo Châu đại hiệp nói, nơi này chính là vùng Đồ Cổ Lý Khắc gần ranh giới Hồi Cương. Hòa thượng trong miếu là bằng hữu của người. Tôi tịnh dưỡng mấy ngày trong miếu, thương thế dần dần giảm bớt. Tôi nài nỉ người nhận tôi làm học trò, người suy nghĩ một đêm mới nói với tôi rằng: ‘Thấy lời lẽ và hành động của ngươi, ta đoán ngươi là người có nghĩa khí. Có điều tuổi tác chúng ta không hơn kém nhau bao nhiêu, vả lại ta quanh năm suốt tháng lưu lạc, lại là khâm phạm của triều đình, chẳng rảnh dạy cho ngươi. Thế này nhé, ta sẽ truyền cho ngươi một bài kiếm pháp và một loại ám khí, chúng ta cứ coi nhau là bằng hữu, không theo danh nghĩa thầy trò’. Ta kiên quyết không chịu, cuối cùng đôi bên đều lùi bước, ông ta chấp nhận ta là đệ tử ký danh. Châu đại hiệp bỏ ra bảy ngày dạy Truy Phong kiếm pháp và Phi mãng ám khí cho ta, người bảo rằng: ‘Ngươi đừng coi thường hai món công phu này, đó là võ công của Thiên Sơn kiếm khách Lăng Vị Phong! Truy Phong kiếm pháp nhanh nhẹn tuyệt luân, là những chiêu số tấn công mạnh nhất trong Thiên Sơn kiếm pháp, Phi mãng ám khí được cải biến từ món ám khí Thiên Sơn thần mãng đã nổi tiếng từ lâu của Lăng đại hiệp, nhưng phi mãng nhỏ hơn thần mãng nhiều, nó được luyện từ ngũ kim, trông giống như Mai Hoa châm, chuyên tấn công vào huyệt đạo, mắt hoặc tai của kẻ địch. Sau khi luyện thành, trên giang hồ hiếm thấy địch thủ! Có điều ta phải nhắc trước ngươi không được khoe khoang, nếu không sẽ gặp họa sát thân! Không được ta cho phép thì không truyền cho kẻ khác, tuy thân thiết như vợ con cũng không được truyền thụ. Ngươi có chịu không?’ ta vội vàng chấp nhận. Châu đại hiệp lại nói: ‘Không phải ta cố ý giấu nghề mà bởi bên trong có lý lẽ khác. Ngươi có biết ta là ai không? Ta là Châu Thanh đệ tử ký danh của Lăng Vị Phong, nay là khâm phạm của triều đình, hai mươi năm trước là vệ sĩ đại nội. Ở Trung Nguyên chỉ có một mình ta biết Truy Phong kiếm pháp của Lăng Vị Phong, nếu ngươi để lộ ra, chắc chắn sẽ bị bọn ưng khuyển của triều đình nhận ra, lập tức sẽ mang họa diệt môn. Ngươi có hiểu chưa?’ Sau bảy ngày, ta đã học xong kiếm thức, Châu đại hiệp lại nói: ‘Ở miền Hà Nam có một kỳ nhân đương thế võ công chẳng kém gì ta, ông ta là truyền nhân của Vô Cực kiếm ngoại hiệu Phong Trần Y Ẩn Chung Vạn Đường, ông ta tuy không hiểu Truy Phong kiếm pháp nhưng Vô Cực kiếm của ông ta chuyên lấy nhu khắc cương, tương phản tương thành với Truy Phong kiếm pháp. Giờ đây ngươi đã hiểu đại khái kiếm thức, ta không còn thời giờ dạy cho ngươi nữa, ngươi hãy đem vật này đến núi Phục Ngưu tìm ông ta, nhờ ông ta tiếp chiêu luyện kiếm với ngươi, như thế đôi bên đều có ích!’.” Phùng Quảng Triều kể đến đây thì Châu Thanh chợt cựa mình. Chung Vạn Đường vội vàng bắt mạch cho ông ta, nói: “Nội công của Châu đại hiệp thật cao cường, xem ra không bao lâu nữa sẽ tỉnh lại. Có điều bị trúng độc quá nặng, thuốc giải kém sau khi tỉnh dậy cần phải dùng khí công trị liệu thêm ba ngày nữa”.
Phùng Quảng Triều thở phào, tiếp tục kể: “Khi sắp giã biệt, Châu đại hiệp còn nói với ta rằng: ‘Ta và hào kiệt năm tỉnh phía Bắc cứ năm năm gặp nhau một lần, ngày Trung Thu vào mười năm sau sẽ là lần hẹn thứ hai, địa điểm là ở núi Thái Hàng tại Hà Nam. Chung Vạn Đường vì né tránh kẻ thù, chắc cũng không tham gia lần thịnh hội này, ngươi hãy bảo ông ta đến nhà ngươi vào tết Trung Thu mười năm sau, có lẽ ta sẽ tiện đường ghé ngang qua. Lúc đó chúng ta lại sẽ trò chuyện’ không ngờ chưa tới kỳ hẹn mà hai người đã gặp nhau!”
Chung Vạn Đường mỉm cười, nói: “Lúc đầu ta ẩn cư ở núi Phụng Ngưu, hai năm trước bị kẻ địch phát hiện, ta chỉ đành tìm nơi khác lẩn tránh. Không ngờ mấy ngày trước nghe tin đồn rằng hai kẻ thù của ta đã đến nơi ấy, nên ta vội vàng xin phép chủ nhà, giả vờ bảo rằng về quê thăm người thân, thực ra là đến thăm ông”. Phùng Quảng Triều giật mình, hỏi: “Sao lại có chủ nhà nào ở đây?” Chung Vạn Đường nói: “Hai năm nay ta đi dạy học”. Phùng Quảng Triều rất lấy làm ngạc nhiên, hỏi: “Là bằng hữu nào trên giang hồ mà có thể mời được Phong Trần Y Ẩn?” Chung Vạn Đường lại cười: “Ta dạy cho một đứa trẻ nghịch ngợm nhất trên đời này, cha của nó chẳng có liên quan gì đến bằng hữu trên võ lâm nhưng lại liên quan rất nhiều đến quan phủ Hà Nam!” Phùng Quảng Triều càng ngạc nhiên hơn, đang định hỏi thì Chung Vạn Đường đã hỏi ngược lại: “Vậy có phải Châu đại hiệp đã bảo ông dạy cho Hiểu Lan không?”
Phùng Quảng Triều nói: “Đúng thế. Vào tết Đoan Ngọ năm ngoái, đứa trẻ này mang thư của Châu đại hiệp đến, trong thư bảo rằng nó đã lớn, ông ta không thể cứ dắt nó lang thang trên giang hồ mãi, lại không muốn làm lở giở việc học công phu của nó nên mới bảo nó đến học Truy Phong kiếm pháp và Phi mãng ám khí của tôi”.
Nói đến đây, Đường Hiểu Lan chợt bảo: “Ồ, Châu bá bá đã tỉnh!” Phùng Quảng Triều vội vàng bước tới xem, chỉ thấy Châu Thanh chậm rãi mở mắt, khẽ nói: “Phùng lão đệ, đã khiến ngươi lo lắng!” Phùng Quảng Triều vội vàng nói: “Châu lão sư, người thấy thế nào?” “Hãy đem túi da của ta đến đây!” Đường Hiểu Lan cầm đem tới đưa cho ông ta. Châu Thanh mở cái túi da, đột nhiên ngồi dậy, thò tay vào trong người, khép ba ngón tay lại búng vào túi da một cái, chỉ trong chốc lát hai cái đầu người đã biến thành máu! Lại cười ha hả nói rằng: “Đủ cả vốn lẫn lời, ta chết cũng đáng!” Chung Vạn Đường nói: “Với công lực của ông, tịnh tọa ba ngày là có thể trị thương!” Châu Thanh cười nói: “Ai bảo cần phải tịnh tọa ba ngày, ta chỉ ngồi chốc lát thì sức lực sẽ hồi phục, ta sẽ ra đi ngay. Nếu cứ chần chừ nữa sẽ liên lụy đến các người!” Phùng Quảng Triều nói: “Sư phụ có nạn, đệ tử muôn chết không từ”. Châu Thanh nói: “Ta cũng chẳng phải là đối thủ của bọn chúng, huống chi là ngươi!” Chung Vạn Đường nói: “Kẻ địch nào mà lợi hại đến thế?” bản lĩnh của Chung Vạn Đường chẳng kém gì Châu Thanh, ông ta thầm nhủ: “Sau khi bị thương nặng mà Châu Thanh có thể chạy đến đây, vậy mình ít nhất cũng có thể chặn bọn chúng lại”. Châu Thanh chẳng nói lời nào, chỉ vào vết thương nơi ngực bảo: “Các người có thấy chỗ này không?” Chung Vạn Đường đang định hỏi ông ta bị thương bởi ám khí gì, Châu Thanh đã lấy ra một vật tròn trịa trong túi da ở phía sau lưng!
Té ra đó là một trái cầu bằng sắt, bên ngoài chẳng có gì kỳ lạ. Châu Thanh dùng lực xoay một cái, trái cầu ấy đột nhiên bật ra, bên trong có chứa mười mấy ngọn đao bén, mỗi ngọn dài không quá năm tấc, trong suốt mỏng như lá liễu, xếp thành một hình vòng cung trông như cánh chim giang ra. Châu Thanh nói: “Lần này ta từ kinh đô bị đuổi đến đến đây, cuối cùng đã bị trúng loại ám khí này! Ta giết hai người, đoạt được một cái, bọn chúng mới không dám đuổi theo gấp!” Chung Vạn Đường thấy món ám khí rất kỳ lạ. Châu Thanh nói: “Loại ám khí này tên gọi Huyết Trích Tử. Ta cũng chỉ thấy lần đầu tiên, chỉ cần bấm cái lẫy thì khoái đao bên trong sẽ xoay tròn như bánh xe, trái cầu mở ra chụp vào đầu người và lập tức khép lại, lúc đó đầu người đã bị cắt! Đoản đao bên trong đều được tẩm độc, dù không bị nó cắt đầu, chỉ cần bị nó đả thương thì cũng mất mạng. Lần này ta bị mười mấy trái Huyết Trích Tử vây công, nhất thời tránh không được nên bị thương! Nếu các người đơn đả độc đấu với Huyết Trích Tử phải dùng ám khí đánh rơi nó hoặc dùng khinh công né tránh. Nếu bị Huyết Trích Tử vây công, chắc chắn sẽ nguy hiểm muôn phần!”
Chung Vạn Đường đứng dậy, nói: “Nếu địch không lại, chúng ta hãy đi thôi! Tôi cùng ông đến núi Thái Hàng, trên đường sẽ dùng thuốc giữ khí ở đơn điền cho ông, đến gần núi Thái Hàng thì không sợ nữa. Mấy ngày nay hào kiệt năm tỉnh phía Bắc đang lần lượt kéo tới, lúc đó chúng ta cũng không cần sợ Huyết Trích Tử!” Châu Thanh mở mắt hỏi: “Ông không sợ kẻ thù sao?” Chung Vạn Đường nói: “Lúc này còn sợ cái gì nữa? Bình thường thì tránh bọn chúng, lúc này cũng đành phải liều mạng!” Châu Thanh lắc đầu, Chung Vạn Đường vội nói: “Ông không đi được, tôi sẽ cõng ông!” Châu Thanh nói: “Thong thả đã!” rồi nhảy xuống giường đặt tai xuống lắng nghe, nói: “Từ xa có tiếng ngựa hí, giờ chạy ra chắc chắn sẽ gặp bọn chúng!” Chung Vạn Đường thổi tắt lửa trong lò sưởi, nói: “Chúng ta đừng lên tiếng, nếu bọn chúng đến đây, lúc đó mới liều mạng!”
Trong bóng tối Châu Thanh rút ra một thanh bảo kiếm, lập tức ánh hàn quang lấp lánh chiếu vào mặt. Chung Vạn Đường khẽ nói: “Hãy cất vào! Đợi kẻ địch đến cửa rút ra cũng không muộn!” Châu Thanh tra kiếm vào vỏ, kéo Đường Hiểu Lan đến sát bên cạnh, khẽ nói: “Thanh kiếm này trao cho con, đây chính là kiếm của tổ sư gia Lăng Vị Phong truyền lại, tên gọi Du Long kiếm!” Chung Vạn Đường thất kinh, Du Long kiếm là một trong hai món báu vật trấn sơn của phái Thiên Sơn, mấy mươi năm trước phản đồ Sở Chiêu Nam của Hối Minh thiền sư đã từng dùng thanh kiếm này trấn áp giang hồ. Không ngờ Lăng Vị Phong đã tặng cho Châu Thanh nay lại truyền cho Đường Hiểu Lan. Ông ta không khỏi lấy làm lo lắng cho Đường Hiểu Lan, sợ rằng võ công của chàng không đủ giữ kiếm. Trong bóng tối Châu Thanh lại nắm tay Chung Vạn Đường, nói bên tai ông ta: “Lão đệ, chúng ta hiếm khi gặp nhau, hôm nay e rằng sẽ âm dương cách biệt. Kẻ thù của lão đệ đã đến nơi, đệ còn tránh ở nơi nào?” tình nghĩa của hai người vững bên như sắt đá, Chung Vạn Đường ứa nước mắt, cũng khẽ nói: “Đa tạ quan tâm. Mấy năm nay đệ dạy học ở huyện Trần Lưu”.
Châu Thanh chợt nói: “Có phải là nhà họ Niên không?”
Chung Vạn Đường nói: “Đúng thế!”
Châu Thanh chợt kêu lên: “Đệ đã dạy được đồ đệ giỏi!” câu này chắc có nội tình gì nữa, nhưng ngay lúc này ông ta như phát giác ra điều gì, vội vàng nói: “Đến rồi! Im lặng!” Chung Vạn Đường thấy ngạc nhiên, không tiện hỏi dấn tới, chỉ đành nằm xuống đất, một hồi sau đã nghe tiếng vó ngựa lọc cọc chạy đến trước cửa. Chính là:
Trên con đường núi ngoằn ngoèo có một hán tử tuổi trạc ngũ tuần, tay cầm chiếc tẩu thuốc dài đang thảnh thơi rít thuốc.
Hai bên đường hoa cỏ cây cối rườm rà, mấy đóa hoa cúc dại càng nổi bật hơn, gió núi thổi đến, hương thơm thoảng đưa.
Người đó chẳng phải là văn nhân nho sĩ, ông ta là võ sư đất Nhữ Châu miền Hà Nam tên gọi Quảng Liên.
Ông ta không phải đến đây du sơn ngoạn thủy, thôn trang phía trước có nhà người thân gia. Thân gia của ông họ Phùng tên là Quảng Triều, cũng là một võ sư. Con trai của Phùng Quảng Triều là Phùng Anh Kỳ cưới con gái của ông ta là Quảng Luyện Hà, năm ngoái đã hạ sinh được một đôi bé gái, hôm nay là ngày tròn một tuổi của chúng, ông ta đến uống rượu “trảo châu”. “Trảo châu” là phong tục ở quê hương họ, trong ngày tròn một tuổi của con cái, cha mẹ bày tất cả lễ vật trước mặt đứa bé để cho nó tự “bắt”, từ đó cha mẹ có thể đoán được tương lai của con cái thông qua những vật nó đã “bắt”.
“Người ta bảo hai đứa cháu gái của mình là ngọc nữ hạ phàm, Luyện Hà thật có phước. Ừ, hôm nay mình phải xem cho kỹ đồng tiền của chúng, kẻo Luyện Hà lại cười mình”. Số là hai đứa cháu gái sinh đôi của ông ta không những xinh xắn mà trông chẳng khác gì nhau, trên má mỗi đứa đều có một cái lún đồng tiền. Điểm khác nhau là lún đồng tiền của cô chị thì bên trái, còn của cô em thì bên phải.
Ông ta đang nghĩ đến hai đứa cháu gái yêu của mình thì chợt nghe văng vẳng có người nói chuyện.
“Không sai chứ?” “Đúng thế. Đứa trẻ ấy, ta...”
Tựa như có hai người đang nói chuyện, nghe tiếng được tiếng mất. Quảng Liên chăm chú nghe kỹ, lại nghe được một câu tương đối đầy đủ: “Giao tình của họ không tầm thường”. Nhưng câu sau thì lại không rõ: “Đã có... người đó nhất định...” giọng nói càng lúc càng nhỏ, cuối cùng thì chẳng nghe gì được.
Hai người này đã bước ra khỏi thôn, nhưng Quảng Liên từ trên cao nhìn xuống tuy không thấy rõ mặt họ nhưng có thể nhìn ra bóng dáng của họ. Ông ta quen tất cả mọi người trong thôn, nhưng hai người này rõ ràng là người lạ.
Quảng Liên nổi lòng nghe ngờ, thầm nhủ: “Nghe khẩu khí của bọn chúng, hình như đến đây dò hỏi chuyện gì đấy, chỉ là không biết là nhân vật của hắc đạo hay công sai của bạch đạo?”
Người trong thôn toàn là dân thường, chỉ có một hộ khác lạ, đó chính là thân gia của ông ta, Phùng Quảng Triều. Thời còn trẻ Phùng Quảng Triều cũng từng đi lại trên giang hồ, nhưng năm ba mươi hai tuổi thì đã qui ẩn cố hương, đóng cửa tạ khách. Ông ta ẩn cư ở quê cũ thấm thoắt đã được mười năm. Bằng hữu võ lâm cũng hỏi tại sao đang tuổi tráng niên mà đã qui ẩn, ông ta thường lảng sang chuyện khác hoặc mỉm cười không đáp.
Quảng Liên cũng chẳng biết nguyên nhân, nhưng ông ta biết trong mười năm này Phùng Quảng Triều thực sự đã không bước chân ra giang hồ. Ông ta tuy chỉ mới bốn mươi hai tuổi, trẻ hơn Quảng Liên đến sáu tuổi, nhưng đã là một người già lòng như nước lặng. Từ sau khi ông ta có cháu nội thì không hỏi đến chuyện bên ngoài nữa, chỉ vui vầy với con cháu.
Quảng Liên còn biết ông ta không bao giờ tham gia những bang hội phản Thanh, tuy họ bất mãn chuyện người Mãn Châu vào Trung Hoa áp bức người Hán. Nhưng nền móng của triều đình đại Thanh đã vững chắc, Lúc này là năm Khang Hy thứ bốn mươi lăm, người Mãn Thanh đã đặt nền thống trị ở Trung Hoa được sáu mươi ba năm. Bất mãn cũng đâu phải là cách? Bao nhiêu bậc nghĩa sĩ cũng chỉ có thể im lặng nhẫn nhục, lặng lẽ chờ đời thời cơ, huống chi họ chỉ là dân thường.
Lúc này hai người ấy đã biến mất, Quảng Liên lại ngẫm nghĩ mấy câu nói rời rạc của họ: “Đứa trẻ mà chúng nói là ai? Nghe khẩu khí của người ấy hình hư quen biết với đứa trẻ này, đương nhiên không thể là hai đứa cháu ngoại của mình? Đứa trẻ ấy có liên quan gì đến người mà chúng vừa mới nói? Mình đều biết bằng hữu của Quảng Triều, có lẽ người thân thiết với ông ta chỉ có mình. Ông ta đã sớm không còn qua lại với bằng hữu trên giang hồ, vậy thì còn ai nữa? Nhưng ‘người ấy’ có phải là mình không?”
Ông ta ngẫm nghĩ một hồi mà vẫn chẳng ra, cuối cùng quyết định: “Câu chuyện của hai người này chưa chắc có liên quan đến thân gia của mình; không chừng bọn chúng chẳng phải điều tra gì cả, chắc là chỉ đoán mò mà thôi! Mặc bọn chúng, mình phải mau đến thăm hai đứa cháu ngoại đáng yêu mới được. Gặp Quảng Triều rồi tính tiếp”. Ông ta lại nhét thuốc vào tẩu, rồi tiếp tục thong thả đi về phía trước.
Nơi luyện võ của nhà họ Phùng ngay rìa thôn, từ xa Quảng Liên có thể thấy một thiếu niên lưng ong tay vượn mày kiếm mắt sáng xoay chuyển nhanh như gió, lúc thì hạ người sát xuống đất tựa như tê giác ngắm trăng, lúc thì vung tay phóng vọt người lên như đại bàng tung cánh. Quảng Liên thầm nhủ: “Ông thân gia thường khen đứa học trò mới nhận thông minh giỏi dang, xem ra chẳng sai tí nào, nhưng không biết đây là môn công phu gì?”
Phùng Quảng Triều có hai đệ tử, đại đệ tử Vương Lăng, ba năm trước học xong xuất sư, làm bảo tiêu ở kinh đô. thiếu niên đang luyện võ trên sân tên gọi Đường Hiểu Lan, là nhị đệ tử. Đường Hiểu Lan có lai lịch rất kỳ lạ, Quảng Liên cũng không biết chàng là người ở đâu. Ngày nọ Phùng Quảng Triều chợt dắt theo một thiếu niên tuổi khoảng đôi chín đến bái kiến ông ta. Bảo rằng đó là học trò mới nhận, Đường Hiểu Lan nói giọng quan ngoại nhưng mắt thanh mày tú trông rất hiền lành. Phùng Quảng Triều chưa bao giờ ra quan ngoại, làm sao nhận một học trò nói giọng quan ngoại, Quảng Liên nghĩ mãi không ra, cũng đã hỏi riêng ông thân gia nhưng ông ta chẳng chịu nói rõ. Đã là người trong võ lâm thì không nên hỏi chuyện bí mật của người ta, Quảng Liên cũng đành thôi. Hôm nay thật trùng hợp, Quảng Liên đã gặp Đường Hiểu Lan luyện võ, ông ta nhìn kỹ một hồi, không khỏi cả kinh thất sắc!
Đường Hiểu Lan triển khai thân pháp càng lúc càng nhanh, cây hòe bên sân bị gió thổi xào xạc, từng phiến lá rơi xuống lả tả, Quảng Liên nhìn kỹ mà không biết ám khí gì, xem lại thân pháp và thủ pháp của chàng thì đó không phải là công phu như Phách không chưởng, và lại nếu bị chưởng phong chấn động thì là phải rơi xuống hàng đống chứ không phải từng phiến rơi xuống nhẹ nhàng như bị người ta ngắt thả xuống. Quảng Liên nhận ra Đường Hiểu Lan đã dùng loại ám khí nhỏ như Mai Hoa châm đâm cho cuống lá rơi xuống. Ám khí như Mai Hoa châm rất nhẹ, bởi vậy muốn phóng trúng vào mục tiêu cực kỳ khó. Thế nhưng nay Đường Hiểu Lan có thể đánh rơi lá cây cách ba trượng, quả thực lực cổ tay rất mạnh, mắt rất tinh, dù các bậc võ sư thành danh cũng hiếm thấy, chẳng qua chàng chỉ mới theo Phùng Quảng Triều được hơn một năm, làm sao chàng có thể luyện được công phu như thế? Vả lại Quảng Liên cũng biết ông thân gia của mình chẳng hề biết Mai Hoa châm.
Quảng Liên lại nghĩ: “Chả lẽ hắn biết võ công rồi mới theo Quảng Triều, vậy sư phụ trước đây của hắn là ai, hắn đã có công phu như thế cần gì phải đến tìm Phùng Quảng Triều. Ông ta tuy cao minh hơn mình nhưng trên giang hồ cũng không phải là hảo thủ thuộc hàng nhất lưu. Sư phụ trước đây của hắn chắc chắn cao minh hơn Quảng Triều nhiều”.
Đường Hiểu Lan luyện được một hồi thì đột nhiên ngừng bước, rút ra một thanh kiếm dài hơn ba thước lia lên không trung, thanh kiếm đâm trái chém phải, nhanh tựa như khỉ vượn, nhẹ nhàng như ly miêu, kiếm hoa lả tả, loang loáng dưới ánh nắng sớm. Quảng Liên càng thêm kinh ngạc, nghĩ bụng Phùng Quảng Triều xưa nay nổi danh bởi ngón Lục Hợp thương, làm sao có thể dạy học trò dùng kiếm? Vả lại kiếm pháp của Đường Hiểu Lan nhanh nhạy tuyệt luân, người có thể dạy bộ kiếm pháp này không phải là tông sư của một phái thì cũng là một kiếm khách thành danh.
Quảng Liên càng lúc càng ngạc nhiên, đang đứng ngẩn người ra thì chợt thấy Đường Hiểu Lan múa kiếm thành một vòng tròn, giơ ngang kiếm trước ngực, tay phải đặt lên thân kiếm, cuối người nói: “Đệ tử mới luyện kiếm cũng còn sơ hở, xin đừng cười chê, có phải tiền bối đến tìm gia sư đấy không?” Phùng Quảng Liên thầm bực dọc: “Cái gì mà tiền bối với chẳng tiền bối, chả lẽ tên tiểu tử nhà ngươi không nhận ra ta?” đang định mắng chàng thì chợt nghe một tiếng hú dài vọng tới, trong sân xuất hiện một người để râu ba chòm, tay cầm cây quạt xếp, trông nhẹ nhàng như thần tiên. Xem ra đó là một nho sinh tuổi hơn tứ tuần. Thân pháp của người này nhanh đến mức khó hình dung, Quảng Liên không biết y đến từ lúc nào, sao có thể đột nhiên nhảy vọt vào trong sân tựa như trên trời giáng xuống, dưới đất chui lên. Người khách phe phẩy cây quạt lông, cười nói: “Đã lâu ta không thấy ai sử dụng bộ kiếm pháp này, ngươi đã có được ba phần hỏa hầu, không nên khiêm nhường, dựa vào bộ kiếm pháp này ngươi có thể đủ gầy dựng tên tuổi trên giang hồ! Nào, nào, ta sẽ chỉ ngươi vài chiêu!” rồi y xếp cây quạt lông lại, vẫy tay Đường Hiểu Lan nói: “Ta không cần dùng binh khí đổi chiêu với ngươi, ngươi đến đây, xem thử Truy Phong kiếm pháp của ngươi có thể chạm vào vạt áo của ta được không!”
Đường Hiểu Lan hơi chần chừ, quái khách lại cười nói: “Ngươi cứ yên tâm, lệnh sư sẽ không trách ngươi đâu, mười năm trước ông ta mới biết bộ kiếm pháp này, đã từng đổi chiêu luyện kiếm với ta đến mười ngày mới xong”.
Đường Hiểu Lan chợt biến sắc, cao giọng nói: “Nhờ Quảng lão bá đến bẩm báo gia sư, tôi phải tiếp lão tiền bối vài chiêu”. Rồi cây thanh cương kiếm đâm ngược ra, quái khách chỉ hơi lắc người, Đường Hiểu Lan đã đâm hụt, chàng phóng người đánh ra một chiêu Quái mãng phiên thân, người xoay theo thế, kiếm quyết tay trái chỉ lên trên, tay phải cầm kiếm hất lên, lại chém soạt vào mạch môn của quái khách, quái khách vung tay, cả cười nói: “Mau thì có mau, nhưng vẫn chưa chính xác!” y đang lơ lửng người trên cao, đột nhiên hạ người xuống, Đường Hiểu Lan thu người đánh hất lên một kiếm, chợt nghe tiếng gió lướt qua, mũi chân của quái khách đã điểm nhẹ trên vai chàng, lộn người ra sau lưng chàng. Nếu quái khách đạp mạnh thì Đường Hiểu Lan chắc chắn sẽ bị gãy xương vai! Đường Hiểu Lan thất kinh, thân pháp của quái khách ấy không những rất nhanh mà còn có thể thu phát tùy ý. Chỉ mỗi công phu này cũng đã hơn sư phụ của chàng rất nhiều.
Không những Đường Hiểu Lan lo lắng mà cả Quảng Liên cũng kinh hãi hơn! Ông ta vốn muốn vào thông báo cho Phùng Quảng Triều nhưng vì tò mò nên muốn xem một lúc, nào ngờ chỉ trong kkh, đôi bên đã đổi nhau mấy chiêu hiểm hóc, ông ta nào dám chần chừ, vội vàng chạy về phía nhà họ Phùng, sau lưng còn nghe tiếng quái khách buông giọng cười: “Ồ, mấy chiêu này cũng rất khá, vững vàng hơn lúc nãy nhiều!” Quảng Liên không quay đầu lại, chạy một mạch đến nhà họ Phùng!
Phùng Quảng Triều đang ngồi hút thuốc suông trong sân, thấy Quảng Liên hớt hải chạy vào thì bật cười nói: “Ông thân gia đến thăm cháu gái cũng không cần gấp gáp như thế!” Quảng Liên ném lễ vật xuống đất, kéo Phùng Quảng Triều chạy, nói: “Thân gia, học trò của ông đánh nhau với người ta bên ngoài, ông mau ra xem thử!”
Quảng Liên lo lắng quái khách lúc nãy là kẻ địch của Phùng Quảng Triều có ý đến trả thù, nên rước tiên đánh bại học trò sau đó sẽ đến lượt sư phụ.
Phùng Quảng Triều vừa nghe thì đã chạy nhanh hơn nhưng vẫn khí định thần nhàn mỉm cười nói: “Ai thế? Chắc Hiểu Lan có thể chống đỡ được vài ba chiêu!”
Sân luyện võ cách cửa nhà họ Phùng khoảng trăm bước, hai người chạy một lát đã tới. Người trong sân đang đánh nhau rất kịch liệt, chợt nghe soạt một tiếng, quái khách phóng vọt ra khỏi sân, trong tay đang cầm cây trường kiếm của Đường Hiểu Lan. Còn Đường Hiểu Lan thì đã ngã xuống đất chân chổng lên trời. Quảng Liên điểm hai chân xuống đất định phóng vọt ra cứu người, Phùng Quảng Triều đã giữ tay ông lại, cười với người khách rằng: “Tôi tưởng là ai, té ra là ông! Học trò của tôi thế nào, ông đánh hắn ra nông nỗi thế này là quà gặp mặt cho tôi đấy sao? Ha ha!” học trò bị người ta đánh ngã mà ông ta vẫn không hề nổi cáu.
Quái khách buông giọng cười: “Mười năm không gặp, học trò của ông cũng cao minh thật!” rồi phẩy ống tay áo, chỉ thấy ống tay áo đã bị lưỡi kiếm chém mất một mảng. Té ra ông ta thấy Phùng Quảng Triều đến hơi phân tâm thì Đường Hiểu Lan đã nhanh chóng đâm một kiếm xuống hạ bàn, ông ta buộc phải thu chỏ về thúc tới, đánh ngã Đường Hiểu Lan nhưng áo cũng bị Đường Hiểu Lan cắt đứt một mảng.
Phùng Quảng Triều cười: “Ai bảo ông già mà không nên nết, bắt nạt bọn tiểu bối!”
Quái khách phẫy nhẹ cây quạt, cười rằng: “Tôi tặng cho học trò của ông một phần quà mà kẻ làm sư phụ không chịu đáp tạ, lại bảo tôi bức hiếp, người ta nghe thấy há chẳng phải sẽ cười vỡ bụng hay sao!”
Lúc này Đường Hiểu Lan đã bò dậy, chàng chạy đến trước mặt quái khách, quỳ xuống hành đại lễ, miệng nói: “Đa tạ lão tiền bối chỉ điểm!” quái khách kéo chàng dậy, nói: “Kiếm pháp của ngươi cao minh hơn ta dự liệu rất nhiều, ta vốn tưởng ngươi chẳng thể chạm được vào áo của ta, không ngờ ngươi có thể chém rách bộ quần áo ta vừa mới may”.
Phùng Quảng Triều nhảy vọt vào giữa sân, cười ha hả: “Chả lẽ tôi không biết ông đã chỉ điểm cho tiểu đồ, ông hãy yên tâm, nhà tôi tuy nghèo nhưng có thể thường nổi bộ áo trường sam. Nào, nào, ông hãy gặp thân gia của tôi, tiểu nhi đã thành hôn. Hỡi ơi, thời gian trôi qua thật nhanh!” rồi vẫy tay, Phùng Quảng Triều bước vào, vừa kinh ngạc vừa hổ thẹn, thầm nhủ: “Mình chưa bao giờ nghe Quảng Triều nói có một bằng hữu võ nghệ cao cường như thế, thật hổ thẹn, mình đã không nhận ra y chỉ muốn chỉ điểm cho Hiểu Lan”.
Đường Hiểu Lan khổ luyện Truy Phong kiếm thức, nhưng một năm qua chưa bao giờ thử dùng để ứng địch, lúc nãy mới thực sự tiếp chiêu, quái khách vừa ra tay vừa chỉ điểm cho chàng, đương nhiên khiến chàng hiểu biết ra rất nhiều. Chàng đứng bên cạnh lắng nghe sư phụ nói chuyện.
Phùng Quảng Triều vuốt râu nói: “Đồ nhi, món quà gặp mặt của sư bá giành cho con không nhỏ tí nào, té một lần cũng đáng lắm, thân gia, chắc ông đã từng nghe tên của người khách này, ông ta chính là bậc danh túc Vô Cực kiếm Chung Vạn Đường!”
Phùng Quảng Liên kêu ôi chao lên một tiếng rồi nói: “Té ra là Chung lão sư, chả trách nào lợi hại đến thế!”
Sư tổ của Chung Vạn Đường là thần y Phó Thanh Chủ, người sống vào cuối thời Minh đầu thời Thanh, nên ông ta cũng thông hiểu y thuật, khi đi lại trên giang hồ cũng mang theo túi thuốc và bảo kiếm, cũng đã làm không ít chuyện hiệp nghĩa, nhưng mười năm gần đây cũng giống như Phùng Quảng Triều, ông ta đột nhiên mai danh ẩn tích. Quảng Liên không ngờ kiếm khách lừng lẫy giang hồ này đột nhiên đến miền quê hẻo lánh, vả lại còn là hảo hữu của thân gia.
Phùng Quảng Triều bước tới, nói: “Tôi biết ông sẽ đến, nhưng không ngờ ông đến sớm như thế!” Chung Vạn Đường nói: “Đúng thế, sớm ba ngày, ông vẫn còn nhớ kỹ cái hẹn mười năm trước!” Phùng Quảng Triều nói: “Ba ngày nữa là Trung Thu, lẽ nào tôi không nhớ? Này, ông đến đây thật đúng lúc, tôi tuy tóc chưa bạc nhưng đã làm tổ phụ! Hôm nay hai đứa cháu gái của tôi vừa tròn một tuổi, ông cũng đến xem chúng trảo châu!” Chung Vạn Đường nói: “Cả con trai của ông tôi chưa gặp, giờ đây ông đã có cháu nội. Phùng lão đệ, ông có phước hơn lão già này nhiều!” Phùng Quảng Triều cười nói: “Tôi làm tổ phụ mà vẫn chưa nhận già, ông đã bảo mình là già?” hai người vừa nói vừa cười, đi thẳng tới nhà họ Phùng.
Con trai của Phùng Quảng Triều là Phùng Anh Kỳ hành đại lễ bái kiến tiền bối xong, Quảng Luyện Hà cũng bế hai con ra cho Chung Vạn Đường xem!
Hai bé gái đẹp tựa như ngọc, hai đôi mắt tròn xoe cứ nhìn xung quanh, khuôn mặt giống nhau như tạc, khi cười thì cùng cười, khi khóc thì cùng khóc, tựa như tâm trạng cũng giống nhau! Chung Vạn Đường ngẩn người ra nhìn, khen rằng: “Lão đệ, Vương mẫu nương nương, Quan âm Bồ Tát đều tặng ngọc nữ cho đệ, chắc là đệ mừng lắm đây!” Phùng Quảng Triều cười nói: “Tôi chỉ cười huynh già mà chẳng nên nết, cứ cười như hai đứa cháu của tôi!” ông ta ngừng lại rồi nói: “Hai đứa trẻ này rất ngoan, nhưng có một điều không được!” Quảng Luyện Hà vội vàng hỏi: “Công công, có chuyện gì vẫn chưa được?” Phùng Quảng Triều vuốt râu cười nói: “Chúng ra đời cùng một lúc, ta chưa phân biệt nổi đứa nào là tỷ, đứa nào là muội. Này, con nói cho ta nghe thử xem, đâu là Anh nhi, đâu là Lâm nhi”.
Té ra cô chị tên Phùng Anh, cô em tên Phùng Lâm. Nhưng Phùng Quảng Triều không phân biệt nổi.
Quảng Luyện Hà nói: “Bình thường con cũng chẳng nhận ra! Trừ phi trêu chúng cười mới phân biệt được đâu là tỷ đâu là muội!” Phùng Quảng Triều ngạc nhiên nói: “Ồ, rắc rối như thế ư? Chúng cười có điều gì lạ?” Quảng Luyện Hà bế một đứa lên làm mặt xấu khẽ nói: “Ngoan nào, cười cho công công xem!” trêu một hồi, cả hai bế gái nhoẻn miệng cười, trên má mỗi cô bé đều có một cái lún đồng tiền, Quảng Luyện Hà nói: “Công công, người đã thấy chưa? Một đứa có lún đồng tiên bên trái, một đứa có lún đồng tiền bên phải”. Hai đứa trẻ lại nhoẻn miệng cười, Phùng Quảng Triều nhìn kỹ lại quả nhiên là thế, ông ta vui đến nỗi cười ha hả. Quảng Luyện Hà nói: “Đứa có lún đồng tiền bên trái là tỷ tỷ, đứa có lún đồng tiền bên phải là muội muội, công công đứng nhớ nhầm đấy!”
Bạn cũ gặp nhau, cháu gái tròn tuổi, Phùng Quảng Triều rất vui mừng, ông ta cứ cười cười nói nói, đến giờ ngọ thì Quảng Luyện Hà đã chuẩn bị xong, nói với công công rằng: “Đến giờ Anh nhi và Lâm nhi trảo châu!” nhà họ Phùng không mời thân hữu khác, nhưng quà bày trên cái bàn tròn phủ vải đỏ thì không ít, có đồ chơi, bánh kẹo, phấn son, gương soi, còn có cả vàng bạc.
Chung Vạn Đường nói: “Hay lắm, ta cũng bỏ vào hai món, nếu bọn trẻ chụp được thì ta sẽ tặng làm quà gặp mặt”. Nói rồi lấy một bộ nhuyễn giáp tơ vàng, bộ nhuyễn giáp này vốn là của Phó Thanh Chủ, ông ta săn được một con quái thú tên gọi kim mao hống ở núi Hy Mã Lạp Nhã, sau đó bảo thợ khéo lột da của nó rồi dùng tơ vàng kết thành, đến nay thì truyền cho Chung Vạn Đường. Bộ áo giáp này có thể chống lại đao kiếm, quý giá vô cùng! Phùng Quảng Triều thấy ông ta lấy món bảo vật ra thì thất kinh nói: “Lão ca, sao lại thế? Đó là bảo vật của quý phái!” Chung Vạn Đường nói: “Ông đã quá coi thường phái Vô Cực chúng tôi. Báu vật truyền đời của phái chúng tôi là y dược và kiếm thuật chứ không phải bộ nhuyễn giáp này. Đây là do năm xưa Phó sư tổ rong chơi nhân gian, tình cờ lấy được mà thôi”.
Phùng Quảng Triều vẫn thấy không ổn, đang định từ chối thì Chung Vạn Đường đã lấy ra món quà thứ hai, nói: “Món quà này chẳng quý giá bằng nhuyễn giáp tơ vàng nhưng là thứ ta thích nhất trong đời”. Đó là một cây trủy thủ dài năm tấc, điều kỳ lạ là cây trủy thủ đen bóng, cả lưỡi cũng phát ra ánh sáng màu đen. Té ra đó là loại ám khí nổi tiếng của Chung Vạn Đường tên gọi Đoạt Mệnh thần đao. Bậc nữ hiệp tiền bối của phái Vô Cực, một trong Thiên Sơn thất kiếm là Mạo Hoàn Liên, năm xưa khi đi theo Phó Thanh Chủ học võ nghệ sử dụng loại ám khí tên gọi Đoạt mệnh thần sa. Loại ám khí này có độc, nếu chẳng may bị dính phải, trong vòng mười hai canh giờ nếu không có thuốc giải thì độc phát thân vong. Khi Chung Vạn Đường học được môn ám khí này, cảm thấy Đoạt mệnh thần sa có ưu điểm mà cũng có khuyết điểm, ưu điểm là chỉ cần vãi ra một nắm thì có thể lấy ít địch nhiều, khuyết điểm là không thể đánh tầm xa, kẻ địch cách ba trượng thì khó trúng. Chung Vạn Đường dùng thuốc độc luyện thần sa để ngâm phi đao, cây phi đao này sắc bén vô cùng, vì đã được tẩm độc nên thấy máu là phong hầu. Phùng Quảng Triều thấy ông ta lấy ra thì im lặng không nói, cảm thấy loại ám khí này quái hiểm độc, không hợp với nữ nhi. Nhưng thấy Chung Vạn Đường đang cao hứng nên cũng đành thôi. Chung Vạn Đường đút phi đao vào một cái túi da, cười nói: “Nếu đứa nào lấy được, ta sẽ dạy cho nó loại ám khí này”.
Sau khi bày xong lễ vật, Quảng Luyện Hà bế hai đứa bé bắt đàu trảo châu. Kể ra cũng thật kỳ lạ, ngay từ ban đầu hai bé gái đã chụp một thanh kiếm gỗ, Chung Vạn Đường cười nói: “Hay lắm, chúng đều muốn làm nữ hiệp khách, e rằng ông phải truyền tất cả tuyệt kỹ cho chúng”.
Lúc này đứa trẻ lại với tay ra, Quảng Luyện Hà đi quanh chiếc bàn một vòng, Phùng Anh đưa tay chụp lấy bộ nhuyễn giáp tơ vàng. Phùng Quảng Triều nói: “Hay lắm, con thật biết xem hàng, đã lấy vật báu của người ta!” Phùng Lâm thì mở đôi mắt vừa to vừa tròn nhìn một hồi, Phùng Quảng Triều rất lấy làm lạ, chỉ thấy Quảng Luyện Hà bế cô bé lại đi một vòng quanh bàn, cô bé bất chợt kêu a a, Quảng Luyện Hà ngừng lại, nhìn xem cô bé làm gì. Chỉ thấy bàn tay nhỏ nhắn của cô bé thò ra, xé tung vật trên bàn, Quảng Luyện Hà trách: “Con lại nghịch phá nữa rồi!” Phùng Lâm kêu a a một hồi thì chợt chụp lấy cây phi đao có độc! Phùng Quảng Triều nhíu mày im lặng không nói. Chung Vạn Đường thì mừng rỡ: “Hay lắm, nó đã nhìn ra tuyệt chiêu của tôi. Lão Phùng, khi nó lớn lên, ông hãy để cho tôi dạy nó, tôi sẽ nhận nó làm học trò”. Phùng Quảng Triều cười gượng: “Còn gì tốt bằng, nhưng tôi chỉ sợ sau này nó sẽ trở thành một Công chúa ngang ngạnh!”
Trảo châu xong, cả hai người bằng hữu lại trò chuyện một hồi, chỉ nghe Chung Vạn Đường nói: “Sau khi đại hiệp tiền bối Lăng Vị Phong chết đi, nghe nói Chưởng môn chi phía Bắc của phái Võ Đang Quế Trọng Minh cũng qua đời. Mà kiếm khách ở Trung Nguyên lại không bằng các bậc tiền bối lúc trước nữa!” hai người than thở một hồi, Phùng Quảng Liên càng rầu rĩ hơn. Đến chiều bên ngoài chó sủa ầm ĩ, tiếp theo là những tiếng kêu gào, tựa như đã hoảng sợ trước việc gì rất quái dị, Quảng Liên nói: “Thân gia, để tôi ra ngoài xem thử là ai tới”. Bước ra cửa, chỉ cảm thấy một luồng máu tanh xộc vào mũi, đang ngạc nhiên thì có một hán tử cao gầy, râu ria xồm xoàm, tay cầm một cái túi da đang sải bước tới!
Quảng Liên rùng mình, bước lên chặn lại hỏi: “Thế nào? Tìm ai đấy?” hán tử ấy chẳng màng đến ông ta, vung hai tay một cái, Quảng Liên chỉ cảm thấy một nguồn lực lớn dồn tới, thế là thân người bị bay bổng vào trong nhà, khi bò dậy thì người ấy đã bước vào sảnh đường, Phùng Quảng Triều và Chung Vạn Đường kêu hoảng, vừa kêu được một tiếng: “Châu đại hiệp, ông sao thế?” người ấy đã ngã bổ xuống đất, thều thào nói: “Đem thuốc kim sang và giải độc tán đến đây!” rồi chỉ rùng mình một cái thì ngất đi. Quảng Liên kinh hoảng đến sững người, chẳng nói ra lời. Phùng Quảng Triều kêu lên: “Thân gia, mau, mau đóng cửa lớn lại!” Quảng Liên biết chuyện này rất Quảng Triều nên vội vang chạy ra đóng cửa, chỉ thấy Chung Vạn Đường đã đỡ người ấy lên giường, mở áo kiểm tra vết thương cho y. Lúc này Quảng Liên mới chú ý rằng, hán tử này sắc mặt vàng vọt, có lẽ đã năm mươi tuổi, chiếc áo chẻn trên người nhuốm đầy máu, mùi máu tanh nồng, chắc là đã trúng loại ám khí gì rất độc, đang gấp tìm thuốc chữa trị nên chẳng màng đến mình mà đã xông thẳng vào.
Chung Vạn Đường mở áo của hán tử ấy ra, sắc mặt tái nhợt. Phùng Quảng Triều run rẩy nói: “Đây là ám khí gì?” Quảng Liên bước tới gần xem, chỉ thấy trên ngực người ấy hình như bị vuốt sắt cào trúng, nhưng lại cũng giống bị trủy thủ vạch bị thương, mỗi vết thương đều hằn sâu như nhau, trông rất ngay ngắn, xếp thành hình bán cầu, trông giống như bị một đôi tay chụp vào ngực, nhưng đếm kỹ lại có đến hơn mười vạch, rõ ràng không phải là bị cào, vả lại chỉ lực của người ta cũng không đến nỗi lợi hại như thế. Đang lúc này, chợt nghe Phùng Anh Kỳ kêu hoảng: “Cha, đầu người!” Phùng Anh Kỳ nhất thời tò mò, mở cái túi da của quái khách ra, hai cái đầu người máu thịt bầy nhầy lăn ra tựa như hai quả bóng da, mùi máu xộc vào mũi khiến người ta muốn nôn. Phùng Quảng Triều mắng: “Sao con lại cứ mở đồ của người ta! Con biết ông ta là ai không?” rồi vội vàng bỏ cái đầu người vào trong túi da. Chung Vạn Đường vẫn lẳng lặng bôi thuốc cho quái khách ấy, Phùng Quảng Triều nói: “Có cứu được không?” Chung Vạn Đường nói: “Ám khí của các nhà các phái, dù không thấy tôi cũng đã từng nghe qua, chỉ có loại ám khí này tôi chẳng nghe chẳng thấy. Chất độc tẩm trên ám khí không phải là khổng tước đảm cũng là hạc đỉnh hồng, e rằng rất khó trị. Tôi dùng thuốc giải của Đoạt Mệnh thần đao thử xem, nếu Châu đại hiệp nội lực thâm hậu có lẽ vẫn còn sinh cơ”.
Sau khi được bôi thuốc, hơi thở của quái khách dày hơn, nhưng vẫn còn chưa tỉnh. Phùng Quảng Triều quỳ xuống, cung kính thay áo cho y, lau sạch vết máu, lúc đó mới thở dài nói với Phùng Anh Kỳ: “Con có biết đây là ai không? Ông ta là sư tổ của con!” Quảng Liên ngạc nhiên nói: “Quang Triều, sư phụ của ông Lục Hợp Thương Dư Đại Trang chẳng phải đã qua đời rồi sao? Ở đâu lại có một sư phụ nữa?” Phùng Quảng Triều cười khổ nói: “Có lẽ tôi gọi ông ta là sư phụ cũng hơi gượng ép, tôi chỉ là đồ đệ ký danh của ông ta. Anh nhi, con phải quỳ xuống dập đầu ba cái, sư phụ tuy đang hôn mê nhưng không thể bỏ lễ nghi!” Phùng Anh Kỳ quỳ xuống dập đầu, Đường Hiểu Lan cũng quỳ bên cạnh khóc thút thít, Phùng Quảng Triều đỡ chàng dậy nói: “Không uổng Châu bá bá thương yêu con, con đúng là người có tình nghĩa”. Quảng Liên nghe xong thì càng ngạc nhiên hơn, quái khách này được Chung Vạn Đường gọi là đại hiệp, lại là bá bá của Đường Hiểu Lan. Vả lại quái khách này xem ra không quá năm mươi, cũng không lớn hơn Phùng Quảng Triều bao nhiêu, thế nhưng lại là sư phụ của ông ta.
Phùng Anh Kỳ dập đầu ba cái rõ to rồi đứng dậy, Phùng Quảng Triều mới nói: “Sư tổ của con tên gọi Châu Thanh, là đệ tử ký danh của Thiên Sơn kiếm khách Lăng Vị Phong!” Phùng Quảng Liên thất kinh, thầm nhủ “Chả trách nào lại lợi hại như thế, sau khi trọng thương mà vẫn còn có thể hất ngã ta!”
Phùng Quảng Triều lại nói: “Năm Khang Hy đầu tiên, Lăng Vị Phong bị đồng môn sư huynh Sở Chiêu Nam dắt quân bao vây, nhốt tại cung Bố Đạt Lạp ở La Sa Tây Tạng, sau đó được một thị vệ triều Thanh giúp đỡ chạy thoát. Lăng Vị Phong vì báo đáp y nên đã dạy y Truy Phong kiếm pháp, nhận y là đệ tử ký danh (không phải thu nhận học trò chính thức). Thị vệ này chính là Châu sư tổ của con!” có nhiều bậc tiền bối trong võ lâm biết câu chuyện này (chú thích: Mời xem bộ truyện “Thất Kiếm Hạ Thiên Sơn”) Phùng Anh Kỳ lần đầu tiên nghe được chuyện ấy, chàng ta há hốc mồm chẳng nói lời nào, không ngờ rằng cha của mình lại có dây mơ rễ má với bậc kiếm khách tiền bối Lăng Vị Phong.
Phùng Quảng Triều nhấp một ngụm trà, lại nói với Quảng Liên: “Ông thân gia, không phải tôi cố tình giấu ông, nhưng vì ông là người thật thà, biết xong chuyện này chắc sẽ hoảng lên. Lăng Vị Phong ẩn cư ở Thiên Sơn, triều đình chẳng làm gì được ông ta. Còn Châu Thanh là khâm phạm bị truy đuổi hơn ba mươi năm nay!” Chung Vạn Đường mỉm cười nói: “Châu đại hiệp né tránh quan sai, còn tôi thì tránh kẻ thù, ít khi lộ mặt trên giang hồ, hơn mười năm nay tôi cũng buồn chết đi được!” Phùng Quảng Triều hơi ngập ngừng rồi tiếp tục nói: “Ông thân gia, đêm nay ông đã thấy rồi đấy, tôi cũng không cần giấu ông. Xem ra Châu đại hiệp chắc chắn bị kẻ cường địch đánh bị thương, bọn chúng sớm muộn cũng sẽ tới đây, tôi xin gởi gắm cháu ngoại cho ông, ông hãy dắt bọn chúng trốn đi! Ông là một võ sư an phận thủ thường, trên giang hồ ít có người biết ông, triều đình cũng không để ý đến ông!” Quảng Liên mới vỡ lẽ ra: “Té ra hai tên ấy đã nói đến Châu Thanh”. Thế rồi mới khảng khái bảo: “Ông thân gia, sao lại nói thế? Tôi tuy bỏ võ theo nghề nông nhưng cũng là một hán tử đầy nhiệt huyết, chúng ta có nạn cùng gánh, nếu kẻ địch đuổi đến đây, chúng ta sẽ cùng nhau xông ra!” Phùng Quảng Triều mỉm cười: “Cũng mong là có thể xông ra được, nói ra mong ông đừng giận, với mấy món công phu mèo ba cẳng của chúng ta, chỉ e không thể chống lại nổi cường địch!” Quảng Liên thấy cả Châu Thanh mà còn bị như thế, biết Phùng Quảng Triều chẳng nói ngoa, thở dài nói: “Sáng sớm ngày mai tôi sẽ dắt Anh nhi và Lâm nhi đến Loan Châu tìm sư huynh của tôi”.
Phùng Quảng Triều sờ trán Châu Thanh, thấy ông ta vẫn chưa tỉnh, lại nói tiếp: “Ông thân gia, mười năm trước tôi về quê qui ẩn, bằng hữu trên giang hồ đều rất lấy làm lạ, ông cũng hỏi tôi, lúc ấy tôi không dám nói, giờ đây có thể cho ông biết, khi đó tôi vừa mới theo Châu đại hiệp học được Truy Phong kiếm pháp, chính Châu đại hiệp đã bảo tôi qui ẩn!” Phùng Anh Kỳ mở to mắt hỏi: “Cha, tại sao cha học được Truy Phong kiếm pháp mà lại không dạy con, chỉ dạy con Lục hợp đại thương. Có phải Đường sư đệ luyện Truy Phong kiếm pháp không?” Phùng Quảng Triều khẽ gật đầu. Phùng Anh Kỳ lộ vẻ không vui, trách cha mình tại sao thiên vị, chỉ truyền Truy Phong kiếm pháp cho người ngoài mà không truyền cho con trai. Phùng Quảng Triều tựa như hiểu được lòng dạ chàng ta, chợt nói: “Con hiểu cái gì? Ta không muốn liên lụy đến con!” Đường Hiểu Lan đứng bên cạnh mà hai mắt đỏ ửng tựa như muốn khóc.
Phùng Quảng Triều vuốt râu chép miệng, thầm nhủ: “Chi bằng cứ nói ra để bọn chúng khỏi ghen tị nhau”. Thế rồi nắm tay con trai, từ tốn nói: “Cha được tổ sư truyền cho Truy Phong kiếm pháp là vì Đường sư đệ của con. Để cha kể con nghe, con sẽ biết cha không chịu dạy kiếm thuật cho con. Mười năm trước, ta ra miền tái ngoại, ngày nọ đi ngang qua miếu Bách Linh, lúc này trời đã về chiều, chợt nghe tiếng quát tháo vọng tới, ta thấy có hơn mười tên cường đồ bao vây một thiếu phụ, đôi bên đánh nhau rất hăng! Kiếm pháp của thiếu phụ ấy hiểm hóc lạ thường, đã có mấy tên cường đồ bị thương, nhưng bọn chúng vẫn bao vây chặt. Thiếu phụ tay phải cầm kiếm, tay trái dắt theo một đứa trẻ khoảng bảy tám tuổi, chỉ có thể phòng ngự chứ không thể tấn công. Trong lúc kịch chiến thiếu phụ vì bảo vệ cho đứa trẻ ấy mà nhiều lần gặp nguy hiểm. Khi ta chạy tới nơi thì nghe thiếu phụ ấy kêu lớn: ‘Các người muốn lấy mạng ta cũng được, sao lại cứ phải hại con trai ta?’ bà không kêu thì còn khá, đến khi kêu lên thì đao thương kiếm kích của bọn cường đồ nhất tề đâm về phía đứa trẻ, thiếu phụ vung kiếm chặn trước gạt sau, tựa như một vòng ngân hồng che đến gió mưa không lọt. Nhưng bà ta bảo vệ được cho con trai của mình còn mình thì rơi vào nguy hiểm, chỉ nghe bà ta kêu thảm mấy tiếng, rõ ràng đã bị trọng thương. Ta không kìm được, mặc cho võ công của mình còn kém, thế là thúc ngựa từ trên đồi phóng thẳng xuống bất ngờ đâm ngã hai tên cường đồ, xông vào giữa trận chiến, thiếu phụ ấy thấy ta xông tới thì ném đứa trẻ lên lưng, kêu lên: ‘Nghĩa sĩ, xin gởi đứa trẻ này cho ông, ông hãy xông ra ngoài!’ bà ta vung kiếm nhanh như gió chặn bọn cường đồ lại. Ta bế đứa trẻ cố gắng chạy ra còn thiếu phụ thì yểm hộ mở ra một đường máu cho ta. Nhưng vừa xông ra khỏi vòng vây, ta liền nghe sau lưng có tiếng kêu thảm, thiếu phụ ấy đã trúng độc thủ! Ta quay lại nhìn, một mũi ám tiễn bất ngờ bắn tới, ngực ta đau nhói ngã xuống ngựa, đứa trẻ cũng văng theo, nó khóc òa lên. Bọn cường đồ xông tới, trong lúc chìm vào cơn mê ta còn nghe một tiếng quát lớn: ‘Bọn chuột nhắt dám lớn gan!’ một bóng người từ trên sườn núi phóng xuống, ta nằm phục ở dưới đất nên chỉ nghe tiếng kim khí giao nhau, rồi lại nghe tiếng cười dài, ta cố mở hai mắt dùng tay chống người dậy nhìn qua, chỉ thấy phía trước mặt có vô số bóng đen, một mảng ngân quang bay lượn, tất cả hòa vào nhau, trong đó có một luồng bạch quang chói mắt, luồn qua lách lại giữa vô số bóng đen nhanh như điện chớp, ánh bạch quang đi đến đâu bóng đen tản mát, luồng bạch quang ấy đuổi theo nhanh như tên bắn, lúc chạy về phía Đông, lúc chạy về phía Tây, chỉ trong chớp mắt bóng đen đã bị quét sạch, ánh bạch quang thu lại, giữa cánh đồng trống trải chỉ còn lại một hán tử cao lớn, người ấy bước đến đỡ ta, nói: ‘Nghĩa sĩ, ngươi có sao không?’ ta vốn đau muốn ngất đi, thấy trận kịch đấu ấy thì sợ đến nỗi há mồm trợn mắt, trái lại chẳng còn thấy đau nữa, ta nói: ‘Ngài có phải là kiếm tiên không?’ người ấy mỉm cười, lấy thuốc kim sang bôi cho ta rồi nói: ‘Trong thiên hạ có khối người có công phu như ta!’ lúc ấy đứa trẻ đã bò dậy, ôm chân người ấy khóc rằng: ‘Châu bá bá, Châu bá bá, mẹ của con đâu?’.” Ông ta kể đến đây Đường Hiểu Lan đã ứa nước mắt!
Phùng Quảng Liên nghĩ thầm: “Lẽ nào đứa trẻ mà hai tên ấy nói chính là Đường Hiểu Lan?” Ông ta nghĩ chưa xong thì quả nhiên Phùng Quảng Triều chỉ Đường Hiểu Lan nói: “Đứa trẻ ấy chính là hắn!” ông ta ngập ngừng, nhấp một ngụm trà rồi tiếp tục nói: “Hán tử cao lớn chính là sư phụ Châu Thanh của ta sau này. Ông ta nghe Hiểu Lan nói thì cười rầu rĩ mà rằng: ‘Cậu bé, cậu vẫn còn nhớ đến ta, nhưng ta thì đến muộn!’ rồi ông ta cầm tay Hiểu Lan dắt đi tìm xác của thiếu phụ, trầm giọng nói: ‘Mẹ của con vì bảo vệ cho con đã bị kẻ địch giết hại, nhưng bá bá đã giết chết bọn chúng. Con phải làm một đứa trẻ tốt, sau này báo thù cho cha của con!’ Đường Hiểu Lan rất lanh lợi, khóc một hồi thì ôm Châu đại hiệp nói rằng: ‘Bá bá, xin người hãy dạy võ công cho con’. Châu đại hiệp nói: ‘Chỉ cần con làm một đứa trẻ tốt...’ đến đây thì ông ta nghẹn ngào không nói được nữa. Ông ta dùng kiếm đào một cái hố, chôn mẹ của Hiểu Lan rồi nói với ta rằng: ‘Vợ chồng họ là bằng hữu thân nhất của tôi, tôi đã sớm đoán được có ngày hôm nay nhưng vẫn đến muộn một bước’. Lúc đó tôi đã bôi thuốc xong, tuy đã hết đau nhưng không thể cử động được, Châu đại hiệp đỡ tôi lên lưng ngựa, ôm đứa trẻ phóng ngựa chạy theo. Sáng sớm này hôm sau thì đến một căn cổ miếu, theo Châu đại hiệp nói, nơi này chính là vùng Đồ Cổ Lý Khắc gần ranh giới Hồi Cương. Hòa thượng trong miếu là bằng hữu của người. Tôi tịnh dưỡng mấy ngày trong miếu, thương thế dần dần giảm bớt. Tôi nài nỉ người nhận tôi làm học trò, người suy nghĩ một đêm mới nói với tôi rằng: ‘Thấy lời lẽ và hành động của ngươi, ta đoán ngươi là người có nghĩa khí. Có điều tuổi tác chúng ta không hơn kém nhau bao nhiêu, vả lại ta quanh năm suốt tháng lưu lạc, lại là khâm phạm của triều đình, chẳng rảnh dạy cho ngươi. Thế này nhé, ta sẽ truyền cho ngươi một bài kiếm pháp và một loại ám khí, chúng ta cứ coi nhau là bằng hữu, không theo danh nghĩa thầy trò’. Ta kiên quyết không chịu, cuối cùng đôi bên đều lùi bước, ông ta chấp nhận ta là đệ tử ký danh. Châu đại hiệp bỏ ra bảy ngày dạy Truy Phong kiếm pháp và Phi mãng ám khí cho ta, người bảo rằng: ‘Ngươi đừng coi thường hai món công phu này, đó là võ công của Thiên Sơn kiếm khách Lăng Vị Phong! Truy Phong kiếm pháp nhanh nhẹn tuyệt luân, là những chiêu số tấn công mạnh nhất trong Thiên Sơn kiếm pháp, Phi mãng ám khí được cải biến từ món ám khí Thiên Sơn thần mãng đã nổi tiếng từ lâu của Lăng đại hiệp, nhưng phi mãng nhỏ hơn thần mãng nhiều, nó được luyện từ ngũ kim, trông giống như Mai Hoa châm, chuyên tấn công vào huyệt đạo, mắt hoặc tai của kẻ địch. Sau khi luyện thành, trên giang hồ hiếm thấy địch thủ! Có điều ta phải nhắc trước ngươi không được khoe khoang, nếu không sẽ gặp họa sát thân! Không được ta cho phép thì không truyền cho kẻ khác, tuy thân thiết như vợ con cũng không được truyền thụ. Ngươi có chịu không?’ ta vội vàng chấp nhận. Châu đại hiệp lại nói: ‘Không phải ta cố ý giấu nghề mà bởi bên trong có lý lẽ khác. Ngươi có biết ta là ai không? Ta là Châu Thanh đệ tử ký danh của Lăng Vị Phong, nay là khâm phạm của triều đình, hai mươi năm trước là vệ sĩ đại nội. Ở Trung Nguyên chỉ có một mình ta biết Truy Phong kiếm pháp của Lăng Vị Phong, nếu ngươi để lộ ra, chắc chắn sẽ bị bọn ưng khuyển của triều đình nhận ra, lập tức sẽ mang họa diệt môn. Ngươi có hiểu chưa?’ Sau bảy ngày, ta đã học xong kiếm thức, Châu đại hiệp lại nói: ‘Ở miền Hà Nam có một kỳ nhân đương thế võ công chẳng kém gì ta, ông ta là truyền nhân của Vô Cực kiếm ngoại hiệu Phong Trần Y Ẩn Chung Vạn Đường, ông ta tuy không hiểu Truy Phong kiếm pháp nhưng Vô Cực kiếm của ông ta chuyên lấy nhu khắc cương, tương phản tương thành với Truy Phong kiếm pháp. Giờ đây ngươi đã hiểu đại khái kiếm thức, ta không còn thời giờ dạy cho ngươi nữa, ngươi hãy đem vật này đến núi Phục Ngưu tìm ông ta, nhờ ông ta tiếp chiêu luyện kiếm với ngươi, như thế đôi bên đều có ích!’.” Phùng Quảng Triều kể đến đây thì Châu Thanh chợt cựa mình. Chung Vạn Đường vội vàng bắt mạch cho ông ta, nói: “Nội công của Châu đại hiệp thật cao cường, xem ra không bao lâu nữa sẽ tỉnh lại. Có điều bị trúng độc quá nặng, thuốc giải kém sau khi tỉnh dậy cần phải dùng khí công trị liệu thêm ba ngày nữa”.
Phùng Quảng Triều thở phào, tiếp tục kể: “Khi sắp giã biệt, Châu đại hiệp còn nói với ta rằng: ‘Ta và hào kiệt năm tỉnh phía Bắc cứ năm năm gặp nhau một lần, ngày Trung Thu vào mười năm sau sẽ là lần hẹn thứ hai, địa điểm là ở núi Thái Hàng tại Hà Nam. Chung Vạn Đường vì né tránh kẻ thù, chắc cũng không tham gia lần thịnh hội này, ngươi hãy bảo ông ta đến nhà ngươi vào tết Trung Thu mười năm sau, có lẽ ta sẽ tiện đường ghé ngang qua. Lúc đó chúng ta lại sẽ trò chuyện’ không ngờ chưa tới kỳ hẹn mà hai người đã gặp nhau!”
Chung Vạn Đường mỉm cười, nói: “Lúc đầu ta ẩn cư ở núi Phụng Ngưu, hai năm trước bị kẻ địch phát hiện, ta chỉ đành tìm nơi khác lẩn tránh. Không ngờ mấy ngày trước nghe tin đồn rằng hai kẻ thù của ta đã đến nơi ấy, nên ta vội vàng xin phép chủ nhà, giả vờ bảo rằng về quê thăm người thân, thực ra là đến thăm ông”. Phùng Quảng Triều giật mình, hỏi: “Sao lại có chủ nhà nào ở đây?” Chung Vạn Đường nói: “Hai năm nay ta đi dạy học”. Phùng Quảng Triều rất lấy làm ngạc nhiên, hỏi: “Là bằng hữu nào trên giang hồ mà có thể mời được Phong Trần Y Ẩn?” Chung Vạn Đường lại cười: “Ta dạy cho một đứa trẻ nghịch ngợm nhất trên đời này, cha của nó chẳng có liên quan gì đến bằng hữu trên võ lâm nhưng lại liên quan rất nhiều đến quan phủ Hà Nam!” Phùng Quảng Triều càng ngạc nhiên hơn, đang định hỏi thì Chung Vạn Đường đã hỏi ngược lại: “Vậy có phải Châu đại hiệp đã bảo ông dạy cho Hiểu Lan không?”
Phùng Quảng Triều nói: “Đúng thế. Vào tết Đoan Ngọ năm ngoái, đứa trẻ này mang thư của Châu đại hiệp đến, trong thư bảo rằng nó đã lớn, ông ta không thể cứ dắt nó lang thang trên giang hồ mãi, lại không muốn làm lở giở việc học công phu của nó nên mới bảo nó đến học Truy Phong kiếm pháp và Phi mãng ám khí của tôi”.
Nói đến đây, Đường Hiểu Lan chợt bảo: “Ồ, Châu bá bá đã tỉnh!” Phùng Quảng Triều vội vàng bước tới xem, chỉ thấy Châu Thanh chậm rãi mở mắt, khẽ nói: “Phùng lão đệ, đã khiến ngươi lo lắng!” Phùng Quảng Triều vội vàng nói: “Châu lão sư, người thấy thế nào?” “Hãy đem túi da của ta đến đây!” Đường Hiểu Lan cầm đem tới đưa cho ông ta. Châu Thanh mở cái túi da, đột nhiên ngồi dậy, thò tay vào trong người, khép ba ngón tay lại búng vào túi da một cái, chỉ trong chốc lát hai cái đầu người đã biến thành máu! Lại cười ha hả nói rằng: “Đủ cả vốn lẫn lời, ta chết cũng đáng!” Chung Vạn Đường nói: “Với công lực của ông, tịnh tọa ba ngày là có thể trị thương!” Châu Thanh cười nói: “Ai bảo cần phải tịnh tọa ba ngày, ta chỉ ngồi chốc lát thì sức lực sẽ hồi phục, ta sẽ ra đi ngay. Nếu cứ chần chừ nữa sẽ liên lụy đến các người!” Phùng Quảng Triều nói: “Sư phụ có nạn, đệ tử muôn chết không từ”. Châu Thanh nói: “Ta cũng chẳng phải là đối thủ của bọn chúng, huống chi là ngươi!” Chung Vạn Đường nói: “Kẻ địch nào mà lợi hại đến thế?” bản lĩnh của Chung Vạn Đường chẳng kém gì Châu Thanh, ông ta thầm nhủ: “Sau khi bị thương nặng mà Châu Thanh có thể chạy đến đây, vậy mình ít nhất cũng có thể chặn bọn chúng lại”. Châu Thanh chẳng nói lời nào, chỉ vào vết thương nơi ngực bảo: “Các người có thấy chỗ này không?” Chung Vạn Đường đang định hỏi ông ta bị thương bởi ám khí gì, Châu Thanh đã lấy ra một vật tròn trịa trong túi da ở phía sau lưng!
Té ra đó là một trái cầu bằng sắt, bên ngoài chẳng có gì kỳ lạ. Châu Thanh dùng lực xoay một cái, trái cầu ấy đột nhiên bật ra, bên trong có chứa mười mấy ngọn đao bén, mỗi ngọn dài không quá năm tấc, trong suốt mỏng như lá liễu, xếp thành một hình vòng cung trông như cánh chim giang ra. Châu Thanh nói: “Lần này ta từ kinh đô bị đuổi đến đến đây, cuối cùng đã bị trúng loại ám khí này! Ta giết hai người, đoạt được một cái, bọn chúng mới không dám đuổi theo gấp!” Chung Vạn Đường thấy món ám khí rất kỳ lạ. Châu Thanh nói: “Loại ám khí này tên gọi Huyết Trích Tử. Ta cũng chỉ thấy lần đầu tiên, chỉ cần bấm cái lẫy thì khoái đao bên trong sẽ xoay tròn như bánh xe, trái cầu mở ra chụp vào đầu người và lập tức khép lại, lúc đó đầu người đã bị cắt! Đoản đao bên trong đều được tẩm độc, dù không bị nó cắt đầu, chỉ cần bị nó đả thương thì cũng mất mạng. Lần này ta bị mười mấy trái Huyết Trích Tử vây công, nhất thời tránh không được nên bị thương! Nếu các người đơn đả độc đấu với Huyết Trích Tử phải dùng ám khí đánh rơi nó hoặc dùng khinh công né tránh. Nếu bị Huyết Trích Tử vây công, chắc chắn sẽ nguy hiểm muôn phần!”
Chung Vạn Đường đứng dậy, nói: “Nếu địch không lại, chúng ta hãy đi thôi! Tôi cùng ông đến núi Thái Hàng, trên đường sẽ dùng thuốc giữ khí ở đơn điền cho ông, đến gần núi Thái Hàng thì không sợ nữa. Mấy ngày nay hào kiệt năm tỉnh phía Bắc đang lần lượt kéo tới, lúc đó chúng ta cũng không cần sợ Huyết Trích Tử!” Châu Thanh mở mắt hỏi: “Ông không sợ kẻ thù sao?” Chung Vạn Đường nói: “Lúc này còn sợ cái gì nữa? Bình thường thì tránh bọn chúng, lúc này cũng đành phải liều mạng!” Châu Thanh lắc đầu, Chung Vạn Đường vội nói: “Ông không đi được, tôi sẽ cõng ông!” Châu Thanh nói: “Thong thả đã!” rồi nhảy xuống giường đặt tai xuống lắng nghe, nói: “Từ xa có tiếng ngựa hí, giờ chạy ra chắc chắn sẽ gặp bọn chúng!” Chung Vạn Đường thổi tắt lửa trong lò sưởi, nói: “Chúng ta đừng lên tiếng, nếu bọn chúng đến đây, lúc đó mới liều mạng!”
Trong bóng tối Châu Thanh rút ra một thanh bảo kiếm, lập tức ánh hàn quang lấp lánh chiếu vào mặt. Chung Vạn Đường khẽ nói: “Hãy cất vào! Đợi kẻ địch đến cửa rút ra cũng không muộn!” Châu Thanh tra kiếm vào vỏ, kéo Đường Hiểu Lan đến sát bên cạnh, khẽ nói: “Thanh kiếm này trao cho con, đây chính là kiếm của tổ sư gia Lăng Vị Phong truyền lại, tên gọi Du Long kiếm!” Chung Vạn Đường thất kinh, Du Long kiếm là một trong hai món báu vật trấn sơn của phái Thiên Sơn, mấy mươi năm trước phản đồ Sở Chiêu Nam của Hối Minh thiền sư đã từng dùng thanh kiếm này trấn áp giang hồ. Không ngờ Lăng Vị Phong đã tặng cho Châu Thanh nay lại truyền cho Đường Hiểu Lan. Ông ta không khỏi lấy làm lo lắng cho Đường Hiểu Lan, sợ rằng võ công của chàng không đủ giữ kiếm. Trong bóng tối Châu Thanh lại nắm tay Chung Vạn Đường, nói bên tai ông ta: “Lão đệ, chúng ta hiếm khi gặp nhau, hôm nay e rằng sẽ âm dương cách biệt. Kẻ thù của lão đệ đã đến nơi, đệ còn tránh ở nơi nào?” tình nghĩa của hai người vững bên như sắt đá, Chung Vạn Đường ứa nước mắt, cũng khẽ nói: “Đa tạ quan tâm. Mấy năm nay đệ dạy học ở huyện Trần Lưu”.
Châu Thanh chợt nói: “Có phải là nhà họ Niên không?”
Chung Vạn Đường nói: “Đúng thế!”
Châu Thanh chợt kêu lên: “Đệ đã dạy được đồ đệ giỏi!” câu này chắc có nội tình gì nữa, nhưng ngay lúc này ông ta như phát giác ra điều gì, vội vàng nói: “Đến rồi! Im lặng!” Chung Vạn Đường thấy ngạc nhiên, không tiện hỏi dấn tới, chỉ đành nằm xuống đất, một hồi sau đã nghe tiếng vó ngựa lọc cọc chạy đến trước cửa. Chính là: