Hai người cũng không nhắc lại chuyện vừa rồi, lặng lẽ thả bước men theo bờ hồ. Bất chợt Đoàn Phi Ưng thất thanh hét lớn: “Hoa tuyết liên nở rồi!”
Trầm Nhạn Thạch đưa mắt theo ngón tay thì thấy một đóa hoa trắng muốt kiêu sa nở rộ trên đỉnh vách đá cheo leo. Phong thái tuyệt sắc vươn cao từ vách núi không tiêm nhiễm bụi trần chính là loài hoa tương truyền hiếm thấy, Thiên Sơn tuyết liên.
Đã nghe qua danh của Thiên Sơn tuyết liên nhưng y chưa hề nghĩ kiếp này lại có diễm phúc được tận mắt chiêm ngưỡng, thấy lòng mình bỡ ngỡ trước tư thái văn nhã thoát lệ của đóa hoa ấy. Trầm Nhạn Thạch rung cảm ngâm nga: “Sỉ vu chúng thảo chi vi ngũ, hà đình đình nhi độc phương…”
Đoàn Phi Ưng nối theo: “Hà bất vi nhân chi sở thưởng hề, thâm sơn cùng cốc ủy nghiêm sương?”
[12: E lệ cùng cỏ cây chúng bạn, sao mảnh mai sắc thơm duy chỉ.Sao vươn nơi người không thưởng ngắm, thâm sơn cùng cốc góp nhặt sương mai?(Trong bài “Ưu bát la hoa ca” của đại thi nhân Sầm Tham岑参 đời Đường, Phỉ Thúy dịch.)]
Đây là hai câu thơ vịnh tuyết liên của đại thi nhân Sầm Tham đời Đường, cũng không được lưu truyền rộng rãi mấy. Y không ngờ Đoàn Phi Ưng cũng biết hai câu thơ này, không khỏi ngây người nhìn hắn.
Hắn thấy vậy liền khinh khỉnh hừ một tiếng: “Ngươi xem ta là gì chứ? Không ngờ ta cũng biết ngâm thơ chứ gì? Đừng coi thường người khác quá!”
Bị đối phương dò được suy nghĩ của mình, lại nhìn thấy khuôn mặt Đoàn Phi Ưng tức giận vô cùng thú vị khiến Trầm Nhạn Thạch vô thức bật cười khúc khích.
Phải là Đoàn Phi Ưng trước đây hắn đã cáu tiết lên rồi, nhưng ngắm nụ cười duyên ấy làm hắn ngây dại cả người.
Đấy là nụ cười không chút phòng bị e dè, tận lòng thỏa ý cười vang. Nét cười rực rỡ xuất phát từ nội tâm tuyệt nhiên không giống nụ cười trước đây Đoàn Phi Ưng chứng kiến, hắn mới phát giác hóa ra có người khi cười tươi lên lại biến thành một con người hoàn toàn khác thế này.
Hắn ngộ ra trước đây đã sai lầm rồi, kẻ nào dám nói Trầm Nhạn Thạch tướng mạo tầm thường chứ? Biểu cảm tươi cười của y là tuyệt mỹ nhất trên đời này, rung động lòng người khôn xiết, chỉ muốn hái nụ cười đó vĩnh viễn cất giấu trong tay.
Hắn bất giác buột miệng: “Ngươi cười nhìn rất đẹp, nên cười nhiều lên mới phải.”
Nào ngờ lại khiến Trầm Nhạn Thạch ngẩn người, nụ cười trên môi tắt lịm, y ngoảnh đầu đi.
Lại thích làm trái lời hắn! Cơn bất mãn sôi sục trào dâng trong lòng Đoàn Phi Ưng, hắn cau có áp trụ khuôn cằm Trầm Nhạn Thạch: “Ta bảo ngươi cười cho ta coi!”
Trầm Nhạn Thạch ngoan ngoãn nghe theo nhoẻn miệng cười, tuy cũng rất nhu hòa nhưng đã không còn nét kinh diễm sáng chói kia.
Đoàn Phi Ưng thô bạo hất tay ra chỉ vào vách núi quát tướng: “Trầm Nhạn Thạch, ngươi rõ là người cũng như tên, ngang bướng hệt vách đá này!”
Trầm Nhạn Thạch vẫn thản nhiên cười lại: “Nếu được như vách đá ở đây cũng không tồi chút nào. Vách đá cheo leo dựng đứng xuất thế khỏi cảnh trần gian, dần theo tự nhiên xói mòn không lưu chút vết tích, tự do tự tại thoát khỏi những giẫm đạp bon chen. Trên đời này có bao người muốn cầu giống vậy cũng cầu không ra.”
Hắn cười khẩy một cái ra mặt: “Ngươi tưởng mình siêu phàm xuất thế lắm sao? Làm gì có chuyện tốt đẹp vậy. Hãy coi đóa tuyết liên cao ngất kia, có nở ở chỗ cheo leo như vậy ta vẫn có biện pháp hái nó xuống.”
“Ngươi muốn hái hoa tuyết liên?” Trầm Nhạn Thạch thấy đỉnh núi này cao ít nhất cũng phải hơn trăm trượng, vách đá sắc cạnh như dao, lại trơn tuột nhẵn bóng hoàn toàn không có chỗ tựa chân, dù khinh công cao cường đến mấy cũng sợ khó lòng leo lên nổi.
[13: 1 trượng = 10 m, 100 trượng = 1000 m.]
Đoàn Phi Ưng thấy sắc mặt y tỏ vẻ hoài nghi thì lòng háo thắng càng dấy cao hơn nữa, nhất quyết phải hái thứ hoa đó cho bằng được. Ngẫm kỹ thì loại tâm tình này cũng giống như mối tình đầu tràn trề sung mãn của thiếu niên vậy, cứ một hai muốn khoe mã trước mặt tình nhân để tỏ rõ bản lĩnh oai phong của mình. Tuy nhiên lỡ có ai trót nói ra câu này thì dù đánh chết hắn cũng tuyệt đối không thừa nhận, còn không quên ban thưởng một chưởng chí mạng cho kẻ đó nữa.
Đoàn cung chủ của chúng ta khoan thai đi tới trước mỏm đá, ngạo nghễ hất hàm với Trần Nhạn Thạch một cái, thở một hơi thị uy nhún người phóng vút lên cao!
Cú nhảy này dễ phải đến mười trượng là ít, cho dù có là Vân Trung Phiêu được giang hồ mệnh danh khinh công thượng thừa đi nữa cũng chưa chắc nhảy cao vậy. Đoàn Phi Ưng trông thấy độ lực giảm dần mà không chút hoang mang, rút trủy thủ trong ngực ra cắm phập vào vách đá, mượn thế nhảy lên tiếp, cứ thế lập đi lập lại một hồi thoáng chốc đã lên tới đỉnh núi. Hắn hái đóa tuyết liên rồi cũng không vội trở xuống mà còn làm dáng treo mình trên vách đá, đắc ý vẫy tay về hướng Trầm Nhạn Thạch.
Trầm Nhạn Thạch dõi nhìn theo mà thấy đầu xoay vần, thầm nghĩ thảo nào ngày trước phụ thân ra lệnh không cho phép bọn họ báo thù. Với võ công của hắn, dù cho y và Phượng Cử có luyện đến cả đời cũng sợ không phải là đối thủ.
Thình lình tay Đoàn Phi Ưng sẩy khỏi vách đá rớt xuống đám tuyết tùng bên dưới, không thấy bóng dáng hắn đâu.
“Đoàn Phi Ưng?!” Trầm Nhạn Thạch sấn lên thất kinh gọi hắn.
Từ chỗ cao ngất đó ngã xuống thì làm sao sống sót nổi? Thật không thể tin đường đường là nhất đại cao thủ lại mất mạng một cách hồ đồ thế này. Lòng Trầm Nhạn Thạch dấy lên một cảm giác mù mờ nhưng không cách nào vui sướng cho nổi.
Thình lình một đóa tuyết liên trắng nõn chắn ngang trước mắt, một giọng trêu đùa rầm rì bên tai y: “Ta còn tưởng ngươi chỉ mong sao ta chết đi chứ.”
Ngước nhìn theo thanh âm đó thì thấy một bóng người đứng sát bên mình từ lúc nào, trên gương mặt còn lộ ra ý cười tươi rói. Không phải Đoàn Phi Ưng thì còn ai trồng khoai đất này?
Trầm Nhạn Thạch sững người trong thoáng chốc, hiểu ra hắn đang bỡn cợt mình, y mới lấy lại giọng bình tĩnh: “Xin hỏi Đoàn cung chủ năm nay bao nhiêu niên kỷ rồi?”
“Vừa đúng nhi lập chi niên, để làm gì?”
Còn làm gì sao? Một người nam tử đã ba mươi tuổi mà tâm tính vẫn hồ nháo như một đứa trẻ, ngươi bảo y phải làm thế nào đây?
Thời gian bên nhau càng lâu càng phát hiện ở một góc độ nào đó Đoàn Phi Ưng chẳng khác tiểu hài tử là mấy. Lúc nào hắn cũng tùy hứng mà làm, lại thêm tính bá đạo ngang tàng, luôn tự cho mình là đúng nhưng không bao giờ chịu thừa nhận tính ấu trĩ đó.
Chủ kiến của người này cũng mỗi ngày mỗi thay đổi, trước đây thì dốc sức dằn vặt Trầm Nhạn Thạch khốn đốn không thôi, hiện tại lại đối xử với y rất mực tốt, tìm đủ trăm phương ngàn kế chỉ để làm y mỉm cười. Đã vậy cách thức luôn thiên biến vạn hóa làm người ta có chút dở khóc dở cười, chẳng những vậy, lúc thất bại lại trừng mắt y như thể chất vấn: Ngươi tại sao còn không cười hả?
Lão thiên gia ơi, y đã đau đầu đến gần chết rồi, làm sao còn hơi sức mà cười nổi đây?
Thế mới thấm tháp cái gì gọi là đạo cao một thước, ma cao một trượng mà.
***
Nửa tháng cứ thế trôi qua, Nhạc Tử Thanh vẫn không có tin tức gì trong khi còn chưa tìm ra nơi giam Thiệu Vân Dương ở đâu. Có lần y bâng quơ hỏi thử Đoàn Phi Ưng, hậu quả chuốc lấy là bị giày vò suốt đêm.
Hơn nữa gần đây Đoàn Phi Ưng hầu như không để cho y được tự chủ chuyện gì. Lúc ăn cơm cũng phải đứng hầu bên hắn, khi ngủ cũng phải ngủ cùng, bình thường lại phải lẽo đẽo theo sau lưng hắn, ngay cả lúc luyện công cũng muốn y ở một bên nhìn.
Khi Trầm Nhạn Thạch hỏi hắn: “Ngươi không sợ ta học lén sao?”
Câu trả lời của hắn khiến người ta phải hộc máu: “Công phu của ta cỡ thứ tầm thường cũng học được sao?”
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, người này cuồng ngạo không phải hoàn toàn không có lý. Tuy mỗi chiêu thức của hắn thoạt nhìn không có gì đặc sắc, thế mà ngũ hành sứ giả bốn người liên thủ dùng hết công lực cũng không làm khó dễ được hắn. Dù không muốn nhưng Trầm Nhạn Thạch cũng phải thừa nhận, tư chất người này vốn được thiên phú ưu ái sẵn. Nếu không phải vì nóng lòng cầu đại sự, hắn dốc lòng tu luyện thêm vài năm nữa thì ngay cả phụ thân cũng chưa chắc là đối thủ của hắn.
Trầm Nhạn Thạch vốn không thích gì hắn, thậm chí vẫn còn ý oán hận vô cùng, nhưng tận đáy lòng y đã có chút bội phục.
Nhưng chỉ giới hạn trong võ công của hắn là hết.
***
Trời Hồ tháng tám tuyết bay sang, trên núi cao tuyết càng rơi sớm hơn. Bầu trời trước đó không chút dấu hiệu mà vừa thức dậy Bích Du Cung đã ngập trong màn tuyết, bạt vào mắt một màu trắng xóa bao la. Tuyết vờn bay trong không trung tựa lông thiên nga, lại có phần thoảng như tơ liễu, bông tuyết lất tất rơi như phấn hoa mỗi lúc mỗi dày đặc, tưởng như không nhấn chìm Bích Du Cung dưới mấy tầng tuyết thì sẽ không thôi nghỉ.
[14: Trong bài “Bạch tuyết ca tống Vũ phán quan quy kinh” của Sầm Tham, bản dịch của Nguyễn Phước Hậu.]
“Nơi các ngươi ở không có tuyết sao? Nhìn bộ dáng ngươi như chưa từng thấy tuyết bao giờ vậy.”
“Đương nhiên là có, chỉ có điều không lớn đến thế này thôi.” Trầm Nhạn Thạch đứng cạnh bậc cửa, thỉnh thoảng vươn tay hứng vài bông tuyết, hờ hững trả lời hắn. Tâm tư vì câu nói đó đã sớm trôi đến quê nhà xa xôi nghìn dặm.
“Mùa đông hằng năm tuyết rơi đến mấy trận liền. Đám hài tử vừa thấy tuyết là sung sướng vô cùng, rủ nhau đi chơi đắp người tuyết, ném tuyết…”
“Đắp người tuyết với ném tuyết là cái gì?” Đoàn Phi Ưng nhíu mày khó hiểu, bộ dáng dễ chừng là không biết thật.
“Ngươi chưa từng chơi mấy trò này? Sao lại thế được? Nơi này thể nào tuyết cũng rơi dày đặc mà?”
“Bảo chưa từng chơi là chưa từng chơi. Hồi đó tất cả đều bận luyện công, ai rảnh đi chơi chứ?”
Nguyên chủ nhân trước của Bích Du Cung, Tiêu Bích Hải là một người say mê võ thuật cuồng điên. Từ nhỏ Đoàn Phi Ưng đã theo ông, trong ký ức sư phụ chỉ toàn bắt hắn luyện công và luyện công, tuyệt đối không cho phép hắn phân tán tư tưởng. Sau khi bại trận dưới tay Trầm Thành Phong, ông càng dồn hết hy vọng vào đồ nhi của mình, phương pháp răn dạy gần như trở thành hà khắc. Tuy ngũ hành sứ giả
cùng trưởng thành với Đoàn Phi Ưng nhưng bọn họ luôn đối xử với hắn như chủ nhân của mình, tất nhiên sao cả gan không biết tôn ti trật tự mà chơi đùa bát nháo cho được. Đừng nói là đắp người tuyết, ngay cả những thứ bình thường trẻ con chơi đùa Đoàn Phi Ưng còn chưa từng nghe nói nữa là.
Trầm Nhạn Thạch chợt thương xót cho con người này hơn. Khó trách sao võ công hắn lại cao cường tới vậy, hóa ra tất cả niềm vui thời thơ ấu đã bị tước đoạt.
Khi khổng khi không Đoàn Phi Ưng bất ngờ đề xuất: “Ngươi nói chơi mấy trò này vui lắm sao?” Nếu để y chơi đùa cho thỏa chắc sẽ chịu cười mà ha? Hắn nắm tay Trầm Nhạn Thạch kéo đi, “Chúng ta đi đắp người tuyết đi!”
“Hả?” Trời hỡi ơi, ngươi bao nhiêu tuổi đầu rồi vậy?
Nhưng đôi khi người lớn chơi đùa lại hào hứng gấp đôi hài tử nữa. Ban đầu Trầm Nhạn Thạch còn cười Đoàn Phi Ưng giống hệt một đứa trẻ lớn xác, không ngờ cả mình cũng ham chơi như vậy.
Mấy năm nay gặp phải nhiều chuyện phiền nhiễu đã khiến Trầm Nhạn Thạch vơi đi phần nào nét vô tư ngày xưa. Bây giờ chơi đùa thỏa thích lại khiến bản thân có cảm giác như đã quay về thời gian trước.
Hai người cùng nhau bắt tay làm, chẳng mấy chốc một người tuyết cao to đã hoàn thành. Đoàn Phi Ưng ngắm tới ngắm lui ra chiều đắc ý vô cùng, nhưng vẫn thấy như thiếu gì đó, chốc sau mới bật nói: “Ngươi thấy người tuyết này cô đơn không hả? Chúng ta đắp thêm một đứa nữa để bọn chúng nắm tay nhau đi.”
Hắn không đợi Trầm Nhạn thạch trả lời liền bắt tay làm thêm người tuyết nữa. Đã làm qua một lần nên Đoàn Phi Ưng ra dáng rất mực thông thạo, trong phút chốc hai người tuyết đã có đôi có cặp nắm tay đứng giữa sân.
Bất giác Trầm Nhạn Thạch ngẩn ngơ nhìn hai người tuyết trước mặt, tâm tư hồi tưởng lại chuyện mười năm về trước.
Đó là năm đầu tiên Tử Thanh đến sống ở Trầm gia. Năm ấy Trầm gia trang cũng ngập chìm trong tuyết trắng kín trời thế này, Tử Thanh và Phượng Cử đang nhốn nháo đắp người tuyết trong sân. Khi đó phụ thân không để cho mình chơi đùa với bọn họ, thậm chí không được đến gần họ nửa bước, cho nên bản thân chỉ có thể nấp sau cửa nguyệt lượng lén nhìn đầy thèm muốn.
Lòng vẫn trông mong cả hai sẽ bất chợt phát hiện ra mình, sẽ lên tiếng rủ mình chơi chung — Nhưng đến tận bây giờ họ vẫn chưa phát hiện.
Vẫn chưa một lần phát hiện ra mình.
Trầm Nhạn Thạch đứng đằng xa trông thấy Tử Thanh và Phượng Cử đắp hai người tuyết rất lớn đang nắm tay nhau. Tử Thanh thấy bàn tay của Phượng Cử đông lạnh tới rát đỏ nên cầm tay cẩn thận chà sát cho đệ ấy, nhẹ nhàng hà hơi sưởi ấm đôi tay ấy. Ánh mắt ngập tràn yêu thương đó, cả đời Trầm Nhạn Thạch cũng không thể nào quên.
Sau đó tự mình cũng đi đắp một người tuyết, nhưng không có ai đắp thêm người tuyết nữa để chúng có đôi có bạn. Bộ dáng người tuyết đứng trông thật lẻ loi, thật cô quạnh làm sao. Tất nhiên cũng không có ai sưởi ấm bàn tay đông lạnh cho mình, cảm giác tay tê cóng thật rất đau rát, nên từ đó về sau không còn một mình đắp người tuyết nữa…
“Ngươi đang ngây ngốc gì đó?”
Ngây ngốc… sao? Thật đúng là, mỗi lần nhớ đến chuyện cũ không hiểu sao bản thân cứ thẫn người ra.
“Tay ngươi đông cứng hết rồi, sao không chịu được lạnh vầy hả? Người Trung Nguyên các người thiệt yếu ớt quá!”
Một bàn tay to lớn nắm lấy tay của mình nhẹ nhàng chà sát, hắn thấy lâu quá không ấm gì liền bỏ luôn hai tay vào ***g ngực.
“Y chang cục đá vậy, ngươi là kẻ luyện võ thiệt sao?” Tuy đối phương luôn miệng phàn nàn nhưng động tác trên tay lại thập phần dịu dàng nâng niu.
Trầm Nhạn Thạch thẫn thờ cả người, khuôn mặt người đối diện dần nhòe đi, mãi khi chỉ còn đọng lại đôi mắt dịu dàng trìu mến ấy. Cảm giác hấp hởi khi được nhìn thấy, rộn rã khi được…
Không kềm lòng mà nở một nụ cười tuyệt diễm.
***
“Mấy ngày nay ngươi đắc ý đủ chưa hả?”
Thanh âm cay nghiệt truyền tới bên tai, dĩ nhiên là từ người đã lâu không làm khó dễ y, Liệt Hỏa sứ.
Trầm Nhạn Thạch bình thản đáp lời: “Liệt Hỏa sứ nói sai rồi. Người bị cầm tù sống chuỗi ngày chưa hết bữa sớm đã lo bữa tối, làm sao có gì đắc ý cho được?”
Y không muốn dây dưa với người này làm gì nên nói xong thì nghiêng người lách sang bên, nào ngờ cũng bị Liệt Hỏa sứ ngáng đường.
“Ngươi không hả hê trong bụng sao? Trước đây là Thanh Mộc sứ, bây giờ lại đến chủ nhân, tất cả đều bị ngươi mê hoặc tới lú lẫn đầu óc hết rồi. Cả hai đều bị ngươi vờn trong lòng bàn tay đến điên đảo thần trí mà còn không biết gì, ngươi không đắc ý cũng uổng phí rồi!”
Hắn nâng khuôn mặt Trầm Nhạn Thạch lên soi mói: “Nhìn sao cũng không thấy ngươi có sức quyết rũ chỗ nào. Chỉ bằng gương mặt tầm thường này cũng cám dỗ nam nhân được sao?”
Đây đúng là sỉ nhục quá đáng rồi. Sắc mặt của Trầm Nhạn Thạch chuyển màu tái nhợt, vừa muốn phản bác lại hắn nhưng nghĩ ngợi thoáng chốc đã đổi ý. Lời nói của hắn tuy rằng khó nghe nhưng cũng là sự thật. Thiệu Vân Dương vì y mới phản bội lại Bích Du Cung, hiện tại hắn sống chết thế nào còn chưa biết, nơi giam cầm ở đâu càng không hay. Những hành động kỳ quái của Đoàn Phi Ưng mấy ngày nay, bản thân ít nhiều cũng hiểu ra.
Có điều việc này không cần người ngoài can thiệp.
“Nếu không có chuyện gì thì ta đi trước.”
Thấy Trầm Nhạn Thạch nói đi là đi ngay không chút chần chừ, Liệt Hỏa sứ vừa nóng vừa bực, giậm chân hét tướng lên: “Thiệu Vân Dương vì ngươi đang phải chịu biết bao khổ sở, trong khi ngươi lại ở đây tiêu diêu khoái hoạt thế này. Ngươi có còn lương tâm không hả!”
Cái gì? Trầm Nhạn Thạch quay ngoắt lại: “Ngươi biết hắn ở đâu?”
“Ta nói ra ngươi chịu đi cứu hắn sao?”
“Xin Liệt Hỏa sứ nói cho ta biết.” Thần sắc Trầm Nhạn Thạch nghiêm nghị lập tức, đôi mắt toát ra dũng khí kiên định.
Liệt Hỏa sứ nhìn đôi mắt không hề dao động của y hồi lâu, khẽ cắn môi, chốc sau như đã quyết định xong: “Nếu cứu được hắn ra, ân oán giữa ta và ngươi coi như xóa bỏ từ đây.”
Chú thích:
Thiên Sơn tuyết liên:
Loài hoa quen tai nhưng lạ mắt này vốn tồn tại cả ngoài đời chứ không chỉ hiện hữu trong tiểu thuyết kiếm hiệp mà thôi. Vị dược học gia Triệu Học Mẫn đã viết những dòng cảm khái về loài hoa này:
“Giữa vùng núi quanh năm bao phủ tuyết trắng lại có một loại hoa kỳ lạ. Hoa cánh trắng vàng, nhụy đỏ tím mọc trên tuyết trắng này thuộc họ nhà Cúc nhưng bông lại to như bông hoa sen. Giữa tuyết lại có hoa, là đệ nhất mỹ nhân trên đỉnh núi Thiên Sơn này.”
Loài hoa này được tìm thấy lần đầu tiên vào đời Thanh tại vùng núi Thiên Sơn thuộc tỉnh Tân Cương, Trung Quốc cho nên nó được gọi là “Thiên Sơn tuyết liên.” Ngoài ra loài hoa này còn được gọi là đại bao tuyết liên, hà liên, hoa ưu bát la. Tuyết liên sống ở độ cao 3000-3500m so với mực nước biển.
Thiên Sơn tuyết liên là lớp thực vật hạt kín, thuộc cây hai lá mầm. Loài hoa này là dạng thân thảo sống lâu năm, điểm đặc biệt là tuy mất đến 5 năm mới nở hoa O.o nhưng khi hoa nở rồi lại tồn tại đến những 8 tháng. Toàn thân tuyết liên được một lớp lông tơ màu trắng hoặc màu vàng nhạt bao phủ, thân màu sáng chắc nịch cao chừng 10-20 cm (xấp xỉ một gang tay rưỡi), rễ màu nâu đậm. Lá hình kim to bản đầu nhọn mọc dày đặc xen kẽ lẫn nhau, không cuống, dài 2~10 cm, rộng 0.5~1.5 cm, mép lá có răng cưa và được một lớp mao tơ trắng bao bọc.
Hạt màu nâu của hoa dẹt và dài chừng 7mm, không có gờ rõ ràng, có 2 tầng lông mao, ngoài ngắn trong dài. Hạt của hoa tuyết liên chỉ nảy mầm trong nhiệt độ dưới 0 độ C, phát triển tốt nhất trong khoảng dưới âm 20 độ C, nhưng trong 2 tháng đầu từ khi nảy mầm nó có thể chịu được nhiệt độ 20 độ C. Thời kỳ nở hoa vào độ tháng 6 và tháng 7. Hoa tuyết liên sinh trưởng ở vùng núi cao, nhất là ở những kẽ đá nham thạch có cát bồi trong mạch nước ngầm.
Hoa tuyết liên là loại hoa lưỡng tính, nở thành cụm rất xum xuê, mỗi cụm dài 1.5-2.5 cm. Cánh hoa dạng xoan bao bọc lấy nhụy màu tím sậm, cánh hoa dài khoảng 1.2 cm, không có mao tơ nhưng ánh sắc bóng loáng, cả tán và đài hoa đều dài như nhau. Phần giữa có chất cỏ nhưng rìa thì không, có ba đường gân nổi. Khi tuyết liên nở thì cánh xếp thành nhiều tầng mỏng dánh màu trắng hoặc hơi ngả vàng. Vì hình dáng yêu kiều của nó, người dân Tân Cương thường nói sở dĩ tuyết liên có hình dáng mỹ miều như vậy là do nó được kết *** từ gió, mây và tuyết mà thành.
Thiên Sơn tuyết liên phân bố chủ yếu ở vùng Tứ Xuyên, Vân Nam và vùng tự trị Tây Tạng.
Thiên Sơn tuyết liên vốn đã được dùng trong y dược từ hằng trăm năm nay. Theo sách y học ghi chép thì tuyết liên có khả năng giải độc, chữa trị các bệnh liên quan tới phổi, bế kinh, thân thể đau nhức và các bệnh liên quan đến phong thấp. Thiên sơn tuyết liên rất giàu protein và các loại axitamin, có thể điều tiết được độ toan kiềm trong cơ thể người, có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, chống mệt mỏi, chống lão hoá. Ngoài ra người ta còn dùng loại hoa này để bồi bổ sinh lực cho phái nam. Có điều tuyết liên có thể làm co tử cung nên loại hoa này bị cấm sử dụng cho phụ nữ đang mang thai, vì nó sẽ dẫn tới sảy thai hoặc thai chết trong khi sử dụng O-o. Có tin đồn thổi là sau khi ăn loài hoa này người ta có thể cởi trần đi trong tuyết mà không thấy lạnh. Nhưng cũng có những loại hoa tuyết liên mang độc tố nên phải ép hết chất độc ra mới có thể sắc thuốc được.
Bài thơ “Ưu bát la hoa ca” của đại thi nhân Sầm Tham 岑参 đời Đường.
优钵罗花歌
白山南, 赤山北.
其间有花人不识,
绿茎碧叶好颜色.
叶六瓣, 花九房.
夜掩朝开多异香,
何不生彼中国兮生西方.
移根在庭, 媚我公堂.
耻与众草之为伍,
何亭亭而独芳.
何不为人之所赏兮,
深山穷谷委严霜.
吾窃悲阳关道路长,
曾不得献于君王.
Ưu bát la hoa ca
Bạch sơn nam, xích sơn bắc.
Kỳ gian hữu hoa nhân bất thức,
lục hành bích diệp hảo nhan sắc.
Diệp lục biện, hoa cửu phòng.
Dạ yểm triêu khai đa dị hương,
hà bất sinh bỉ Trung Quốc hề sinh Tây phương?
Di căn tại đình, mị ngã công đường.
Sỉ dữ chúng thảo chi vi ngũ,
hà đình đình nhi độc phương.
Hà bất vi nhân chi sở thưởng hề,
thâm sơn cùng cốc ủy nghiêm sương.
Ngô thiết bi Dương Quan đạo lộ trường, tằng bất đắc hiến vu quân vương.
Khúc ca hoa ưu bát la
Trắng muốt núi nam, thẫm núi bắc.
Thế gian quên lãng một đóa hoa, thân xanh lá bích thuận nhu hòa.
Sáu cánh lá, buồng hoa chín tầng.
Đêm về khép kín *** sương nở hương lạ kỳ, sao cớ không nở nơi Trung Quốc lại chọn miền phương Tây?
Mong dời về sân đình tô đẹp công đường ta.
E lệ cùng cỏ cây chúng bạn, sao mảnh mai sắc thơm duy chỉ.
Sao vươn nơi người không thưởng ngắm, thâm sơn cùng cốc góp nhặt sương mai?
Ta xót thương con đường Dương Quan đăng đẳng, từng chẳng được cống hiến quân vương.
(Phỉ Thúy dịch)
“Ưu” trong ưu việt, “bát” trong bát sứ dùng đựng thuốc ngày xưa, “la” trong thiên la địa võng.
Dãy núi Thiên Sơn là một phần của đai kiến tạo sơn Himalaya, do các mảng kiến tạo nên Ấn Độ và Á-Âu mà hình thành. Nó kéo dài khoảng 2.800 km, là một trong những dãy núi dài nhất ở Trung Á.
Đỉnh Pobeda là đỉnh cao nhất trong dãy Thiên Sơn với độ cao 7.439 m và là đỉnh cao nhất ở Kyrgyzstan, nằm trên biên giới với Trung Quốc. Đỉnh cao thứ hai là Khan Tengri có độ cao 7.010 m, nằm trên biên giới Kazakhstan-Kyrgyzstan. Hai đỉnh núi này được phân loại là hai đỉnh cao trên 7.000 m về phía bắc của thế giới. (vi.wikipedia.org)
“Nhi lập chi niên” là cách nói rút gọn của “tam thập nhi lập,” xuất xứ từ 《Luận ngữ – Vi chính论语 – 为政》của Khổng Tử. Ông viết: “Ngô thập hữu ngũ, nhi chí vu học. Tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục. Bất du củ. 吾十有五, 而志于学. 三十而立, 四十而不惑, 五十而知天命, 六十而耳顺, 七十而从心所欲. 不逾矩.”
“Ta tuy mười phần chỉ đạt đến năm nhưng nuôi chí lớn học tập. Tam thập thì độc lập dựng nghiệp, đến tứ tuần đã sáng suốt, ngũ tuần đoán ý mệnh trời, lục tuần thuận buồm xuôi gió, thất thập thỏa ý tùy nghi. Chẳng hề vượt phép tắc.”
Dựa theo đó mà người Hoa đã lưu truyền câu nói quen thuộc: “Nhị thập nhược quán, tam thập nhi lập, tứ thập bất hoặc, ngũ thập tri thiên mệnh, lục thập hoa giáp tử, thất thập cổ lai hy, bát thập vi mạo điệt chi niên. 二十弱冠, 三十而立, 四十不惑, 五十知天命, 六十花甲子, 七十古来稀, 八十为耄耋之年.”
Nhị thập nhược quán: Nam tử ngày xưa đến tuổi hai mươi sẽ làm lễ đội mũ, cho nên người đời gọi nam nhân hai mươi tuổi là ‘nhược quán.’
Tam thập nhi lập: theo Khổng Tử thì người ba mươi tuổi thì đã có thể độc lập, tự mình chịu trách nhiệm lèo lái mọi sự. Đồng thời người ta quan niệm ba mươi là lúc gầy dựng sự nghiệp và thành gia lập thất.
Tứ thập bất hoặc: cũng vậy, những người tứ tuần đã trải qua không ít việc nên có sự phán đoán sáng suốt, ít khi lầm lạc nông nổi như giới trẻ.
Ngũ thập tri thiên mệnh: đến ngũ tuần xem như đoán được mệnh trời.
Lục thập hoa giáp tử: người Việt chúng ta gọi là 60 can chi, hay thiên can địa chi hay thập can thập nhị chi, dùng để chỉ hệ thống đánh chu kỳ rất cổ xưa của người Hoa, hợp thành một chuỗi 60 can chi để chỉ ngày giờ tháng năm cũng như dùng trong âm lịch.
Can gồm 10 can: giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý.
Chi gồm 12 chi trong chiêm *** của Trung Quốc: tý, sửu (TQ dùng bò còn VN dùng trâu), dần, mão (TQ: thỏ, VN: mèo), thìn, tỵ, ngọ, mùi (TQ: cừu, VN: dê), thân, dậu, tuất, hợi.
Tương truyền xưa kia người lập ra thập can và thập nhị chi này là Đại Nhiêu để giúp người dân tính toán thời gian. (vi.wikipedia.org)
Giờ Tý (23-1 giờ): Lúc chuột đang hoạt động mạnh.
Giờ Sửu (1-3 giờ): Lúc trâu chuẩn bị đi cày.
Giờ Dần (3-5 giờ): Lúc hổ hung hãn nhất.
Giờ Mão (5-7 giờ): Lúc trăng vẫn còn chiếu sáng.
Giờ Thìn (7-9 giờ): Lúc đàn rồng quây mưa (quần long hành vũ).
Giờ Tỵ (9-11 giờ): Lúc rắn không hại người.
Giờ Ngọ (11-13 giờ): Ngựa có dương tính cao nên được xếp vào giữa trưa.
Giờ Mùi (13-15 giờ): Lúc dê ăn cỏ không ảnh hưởng tới việc cây cỏ mọc lại.
Giờ Thân (15-17 giờ): Lúc khỉ thích hú.
Giờ Dậu (17-19 giờ): Lúc gà bắt đầu vào chuồng.
Giờ Tuất (19-21 giờ): Lúc chó phải trông nhà.
Giờ Hợi (21-23 giờ): Lúc lợn ngủ say nhất.
Lần lượt ghép 10 can vào 12 chi, sau đó cứ lập lại cho đến 60 là bội số nhỏ nhất của 10 và 12, ta sẽ được 60 can chi.
Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mẹo, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu, Giáp Tuất, Ất Hợi,
Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mẹo, Canh Thìn, Tân Tỵ, Nhâm Ngọ, Quý Mùi, Giáp Thân, Ất Dậu, Bính Tuất, Đinh Hợi,
Mậu Tý, Kỷ Sửu, Canh Dần, Tân Mẹo, Nhâm Thìn, Quý Tỵ, Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu, Mậu Tuất, Kỷ Hợi,
Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mẹo, Giáp Thìn, Ất Tỵ, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Mậu Thân, Kỷ Dậu, Canh Tuất, Tân Hợi,
Nhâm Tý, Quý Sửu, Giáp Dần, Ất Mẹo, Bính Thìn, Đinh Tỵ, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Canh Thân, Tân Dậu, Nhâm Tuất, Quý Hợi.
Lục tuần thì đã gần hết một đời người rồi.
Thất thập cổ lai hy: ngày xưa người sống đến bảy mươi tuổi là đã hiếm thấy lắm rồi, cũng là câu người Việt ta quen thuộc hơn cả.
Bát thập vi mạo điệt chi niên: sống đến hàng tám mươi thì gọi là thượng thọ.
Bài thơ “Bạch tuyết ca tống Vũ phán quan quy kinh” của thi nhân Sầm Tham.
白雪歌送武判官歸京
北風捲地白草折,
胡天八月即飛雪.
忽如一夜春風來,
千樹萬樹梨花開.
散入珠簾濕羅幕,
狐裘不煖錦衾薄.
將軍角弓不得控,
都護鐵衣冷猶著.
瀚海闌干百丈冰,
愁雲黲淡萬里凝.
中軍置酒飲歸客,
胡琴琵琶與羌笛.
紛紛暮雪下轅門,
風掣紅旗凍不翻.
輪臺東門送君去,
去時雪滿天山路.
山迴路轉不見君,
雪上空留馬行處.
Bạch tuyết ca tống Vũ phán quan quy kinh
Bắc phong quyển địa bạch thảo chiết,
Hồ thiên bát nguyệt tức phi tuyết.
Hốt như nhất dạ xuân phong lai,
Thiên thụ vạn thụ lê hoa khai.
Tán nhập châu liêm thấp la mạc,
Hồ cừu bất noãn cẩm khâm bạc.
Tướng quân giác cung bất đắc khống,
Đô hộ thiết y lãnh do trước.
Hãn hải lan can bách trượng băng,
Sầu vân ảm đạm vạn lý ngưng.
Trung tâm trí tửu ẩm quy khách,
Hồ cầm tỳ bà dữ Khương địch.
Phân phân mộ tuyết hạ viên môn,
Phong chế hồng kỳ đống bất phiên.
Luân đài đông môn tống quân khứ,
Khứ thời tuyết mãn Thiên Sơn lộ.
Sơn hồi lộ chuyển bất kiến quân,
Tuyết thượng không lưu mã hành xứ.
Bạch tuyết ca tiễn Vũ phán quan hồi kinh
Gió bấc đất khô trắng cỏ tàn,
Trời Hồ tháng tám tuyết bay sang.
Dường như đêm gió xuân về lại,
Ngàn vạn hoa lê nở rộn ràng.
Tan tác bay khua rèm lụa ướt,
Áo cừu không ấm mỏng chăn màn.
Tướng không giương nổi cung sừng giác,
Giáp lạnh đô quan mặc chẳng màng.
Trăm trượng đóng băng mù biển cát,
Mây sầu vạn dặm phủ giăng giăng.
Trong quân bày tiệc đưa quan khách,
Hòa điệu Hồ, Tỳ tiếng sáo Khương.
Chiều tối tuyết rơi ngoài cửa trại,
Giá băng không động lá cờ hồng.
Lúc đi Thiên lộ trời đầy tuyết,
Tiển bạn Luân Đài phía cửa đông.
Đường núi loanh quanh đâu thấy bóng,
Chỉ còn dấu ngựa tuyết in không.
(Bản dịch của Nguyễn Phước Hậu)
Trầm Nhạn Thạch đưa mắt theo ngón tay thì thấy một đóa hoa trắng muốt kiêu sa nở rộ trên đỉnh vách đá cheo leo. Phong thái tuyệt sắc vươn cao từ vách núi không tiêm nhiễm bụi trần chính là loài hoa tương truyền hiếm thấy, Thiên Sơn tuyết liên.
Đã nghe qua danh của Thiên Sơn tuyết liên nhưng y chưa hề nghĩ kiếp này lại có diễm phúc được tận mắt chiêm ngưỡng, thấy lòng mình bỡ ngỡ trước tư thái văn nhã thoát lệ của đóa hoa ấy. Trầm Nhạn Thạch rung cảm ngâm nga: “Sỉ vu chúng thảo chi vi ngũ, hà đình đình nhi độc phương…”
Đoàn Phi Ưng nối theo: “Hà bất vi nhân chi sở thưởng hề, thâm sơn cùng cốc ủy nghiêm sương?”
[12: E lệ cùng cỏ cây chúng bạn, sao mảnh mai sắc thơm duy chỉ.Sao vươn nơi người không thưởng ngắm, thâm sơn cùng cốc góp nhặt sương mai?(Trong bài “Ưu bát la hoa ca” của đại thi nhân Sầm Tham岑参 đời Đường, Phỉ Thúy dịch.)]
Đây là hai câu thơ vịnh tuyết liên của đại thi nhân Sầm Tham đời Đường, cũng không được lưu truyền rộng rãi mấy. Y không ngờ Đoàn Phi Ưng cũng biết hai câu thơ này, không khỏi ngây người nhìn hắn.
Hắn thấy vậy liền khinh khỉnh hừ một tiếng: “Ngươi xem ta là gì chứ? Không ngờ ta cũng biết ngâm thơ chứ gì? Đừng coi thường người khác quá!”
Bị đối phương dò được suy nghĩ của mình, lại nhìn thấy khuôn mặt Đoàn Phi Ưng tức giận vô cùng thú vị khiến Trầm Nhạn Thạch vô thức bật cười khúc khích.
Phải là Đoàn Phi Ưng trước đây hắn đã cáu tiết lên rồi, nhưng ngắm nụ cười duyên ấy làm hắn ngây dại cả người.
Đấy là nụ cười không chút phòng bị e dè, tận lòng thỏa ý cười vang. Nét cười rực rỡ xuất phát từ nội tâm tuyệt nhiên không giống nụ cười trước đây Đoàn Phi Ưng chứng kiến, hắn mới phát giác hóa ra có người khi cười tươi lên lại biến thành một con người hoàn toàn khác thế này.
Hắn ngộ ra trước đây đã sai lầm rồi, kẻ nào dám nói Trầm Nhạn Thạch tướng mạo tầm thường chứ? Biểu cảm tươi cười của y là tuyệt mỹ nhất trên đời này, rung động lòng người khôn xiết, chỉ muốn hái nụ cười đó vĩnh viễn cất giấu trong tay.
Hắn bất giác buột miệng: “Ngươi cười nhìn rất đẹp, nên cười nhiều lên mới phải.”
Nào ngờ lại khiến Trầm Nhạn Thạch ngẩn người, nụ cười trên môi tắt lịm, y ngoảnh đầu đi.
Lại thích làm trái lời hắn! Cơn bất mãn sôi sục trào dâng trong lòng Đoàn Phi Ưng, hắn cau có áp trụ khuôn cằm Trầm Nhạn Thạch: “Ta bảo ngươi cười cho ta coi!”
Trầm Nhạn Thạch ngoan ngoãn nghe theo nhoẻn miệng cười, tuy cũng rất nhu hòa nhưng đã không còn nét kinh diễm sáng chói kia.
Đoàn Phi Ưng thô bạo hất tay ra chỉ vào vách núi quát tướng: “Trầm Nhạn Thạch, ngươi rõ là người cũng như tên, ngang bướng hệt vách đá này!”
Trầm Nhạn Thạch vẫn thản nhiên cười lại: “Nếu được như vách đá ở đây cũng không tồi chút nào. Vách đá cheo leo dựng đứng xuất thế khỏi cảnh trần gian, dần theo tự nhiên xói mòn không lưu chút vết tích, tự do tự tại thoát khỏi những giẫm đạp bon chen. Trên đời này có bao người muốn cầu giống vậy cũng cầu không ra.”
Hắn cười khẩy một cái ra mặt: “Ngươi tưởng mình siêu phàm xuất thế lắm sao? Làm gì có chuyện tốt đẹp vậy. Hãy coi đóa tuyết liên cao ngất kia, có nở ở chỗ cheo leo như vậy ta vẫn có biện pháp hái nó xuống.”
“Ngươi muốn hái hoa tuyết liên?” Trầm Nhạn Thạch thấy đỉnh núi này cao ít nhất cũng phải hơn trăm trượng, vách đá sắc cạnh như dao, lại trơn tuột nhẵn bóng hoàn toàn không có chỗ tựa chân, dù khinh công cao cường đến mấy cũng sợ khó lòng leo lên nổi.
[13: 1 trượng = 10 m, 100 trượng = 1000 m.]
Đoàn Phi Ưng thấy sắc mặt y tỏ vẻ hoài nghi thì lòng háo thắng càng dấy cao hơn nữa, nhất quyết phải hái thứ hoa đó cho bằng được. Ngẫm kỹ thì loại tâm tình này cũng giống như mối tình đầu tràn trề sung mãn của thiếu niên vậy, cứ một hai muốn khoe mã trước mặt tình nhân để tỏ rõ bản lĩnh oai phong của mình. Tuy nhiên lỡ có ai trót nói ra câu này thì dù đánh chết hắn cũng tuyệt đối không thừa nhận, còn không quên ban thưởng một chưởng chí mạng cho kẻ đó nữa.
Đoàn cung chủ của chúng ta khoan thai đi tới trước mỏm đá, ngạo nghễ hất hàm với Trần Nhạn Thạch một cái, thở một hơi thị uy nhún người phóng vút lên cao!
Cú nhảy này dễ phải đến mười trượng là ít, cho dù có là Vân Trung Phiêu được giang hồ mệnh danh khinh công thượng thừa đi nữa cũng chưa chắc nhảy cao vậy. Đoàn Phi Ưng trông thấy độ lực giảm dần mà không chút hoang mang, rút trủy thủ trong ngực ra cắm phập vào vách đá, mượn thế nhảy lên tiếp, cứ thế lập đi lập lại một hồi thoáng chốc đã lên tới đỉnh núi. Hắn hái đóa tuyết liên rồi cũng không vội trở xuống mà còn làm dáng treo mình trên vách đá, đắc ý vẫy tay về hướng Trầm Nhạn Thạch.
Trầm Nhạn Thạch dõi nhìn theo mà thấy đầu xoay vần, thầm nghĩ thảo nào ngày trước phụ thân ra lệnh không cho phép bọn họ báo thù. Với võ công của hắn, dù cho y và Phượng Cử có luyện đến cả đời cũng sợ không phải là đối thủ.
Thình lình tay Đoàn Phi Ưng sẩy khỏi vách đá rớt xuống đám tuyết tùng bên dưới, không thấy bóng dáng hắn đâu.
“Đoàn Phi Ưng?!” Trầm Nhạn Thạch sấn lên thất kinh gọi hắn.
Từ chỗ cao ngất đó ngã xuống thì làm sao sống sót nổi? Thật không thể tin đường đường là nhất đại cao thủ lại mất mạng một cách hồ đồ thế này. Lòng Trầm Nhạn Thạch dấy lên một cảm giác mù mờ nhưng không cách nào vui sướng cho nổi.
Thình lình một đóa tuyết liên trắng nõn chắn ngang trước mắt, một giọng trêu đùa rầm rì bên tai y: “Ta còn tưởng ngươi chỉ mong sao ta chết đi chứ.”
Ngước nhìn theo thanh âm đó thì thấy một bóng người đứng sát bên mình từ lúc nào, trên gương mặt còn lộ ra ý cười tươi rói. Không phải Đoàn Phi Ưng thì còn ai trồng khoai đất này?
Trầm Nhạn Thạch sững người trong thoáng chốc, hiểu ra hắn đang bỡn cợt mình, y mới lấy lại giọng bình tĩnh: “Xin hỏi Đoàn cung chủ năm nay bao nhiêu niên kỷ rồi?”
“Vừa đúng nhi lập chi niên, để làm gì?”
Còn làm gì sao? Một người nam tử đã ba mươi tuổi mà tâm tính vẫn hồ nháo như một đứa trẻ, ngươi bảo y phải làm thế nào đây?
Thời gian bên nhau càng lâu càng phát hiện ở một góc độ nào đó Đoàn Phi Ưng chẳng khác tiểu hài tử là mấy. Lúc nào hắn cũng tùy hứng mà làm, lại thêm tính bá đạo ngang tàng, luôn tự cho mình là đúng nhưng không bao giờ chịu thừa nhận tính ấu trĩ đó.
Chủ kiến của người này cũng mỗi ngày mỗi thay đổi, trước đây thì dốc sức dằn vặt Trầm Nhạn Thạch khốn đốn không thôi, hiện tại lại đối xử với y rất mực tốt, tìm đủ trăm phương ngàn kế chỉ để làm y mỉm cười. Đã vậy cách thức luôn thiên biến vạn hóa làm người ta có chút dở khóc dở cười, chẳng những vậy, lúc thất bại lại trừng mắt y như thể chất vấn: Ngươi tại sao còn không cười hả?
Lão thiên gia ơi, y đã đau đầu đến gần chết rồi, làm sao còn hơi sức mà cười nổi đây?
Thế mới thấm tháp cái gì gọi là đạo cao một thước, ma cao một trượng mà.
***
Nửa tháng cứ thế trôi qua, Nhạc Tử Thanh vẫn không có tin tức gì trong khi còn chưa tìm ra nơi giam Thiệu Vân Dương ở đâu. Có lần y bâng quơ hỏi thử Đoàn Phi Ưng, hậu quả chuốc lấy là bị giày vò suốt đêm.
Hơn nữa gần đây Đoàn Phi Ưng hầu như không để cho y được tự chủ chuyện gì. Lúc ăn cơm cũng phải đứng hầu bên hắn, khi ngủ cũng phải ngủ cùng, bình thường lại phải lẽo đẽo theo sau lưng hắn, ngay cả lúc luyện công cũng muốn y ở một bên nhìn.
Khi Trầm Nhạn Thạch hỏi hắn: “Ngươi không sợ ta học lén sao?”
Câu trả lời của hắn khiến người ta phải hộc máu: “Công phu của ta cỡ thứ tầm thường cũng học được sao?”
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, người này cuồng ngạo không phải hoàn toàn không có lý. Tuy mỗi chiêu thức của hắn thoạt nhìn không có gì đặc sắc, thế mà ngũ hành sứ giả bốn người liên thủ dùng hết công lực cũng không làm khó dễ được hắn. Dù không muốn nhưng Trầm Nhạn Thạch cũng phải thừa nhận, tư chất người này vốn được thiên phú ưu ái sẵn. Nếu không phải vì nóng lòng cầu đại sự, hắn dốc lòng tu luyện thêm vài năm nữa thì ngay cả phụ thân cũng chưa chắc là đối thủ của hắn.
Trầm Nhạn Thạch vốn không thích gì hắn, thậm chí vẫn còn ý oán hận vô cùng, nhưng tận đáy lòng y đã có chút bội phục.
Nhưng chỉ giới hạn trong võ công của hắn là hết.
***
Trời Hồ tháng tám tuyết bay sang, trên núi cao tuyết càng rơi sớm hơn. Bầu trời trước đó không chút dấu hiệu mà vừa thức dậy Bích Du Cung đã ngập trong màn tuyết, bạt vào mắt một màu trắng xóa bao la. Tuyết vờn bay trong không trung tựa lông thiên nga, lại có phần thoảng như tơ liễu, bông tuyết lất tất rơi như phấn hoa mỗi lúc mỗi dày đặc, tưởng như không nhấn chìm Bích Du Cung dưới mấy tầng tuyết thì sẽ không thôi nghỉ.
[14: Trong bài “Bạch tuyết ca tống Vũ phán quan quy kinh” của Sầm Tham, bản dịch của Nguyễn Phước Hậu.]
“Nơi các ngươi ở không có tuyết sao? Nhìn bộ dáng ngươi như chưa từng thấy tuyết bao giờ vậy.”
“Đương nhiên là có, chỉ có điều không lớn đến thế này thôi.” Trầm Nhạn Thạch đứng cạnh bậc cửa, thỉnh thoảng vươn tay hứng vài bông tuyết, hờ hững trả lời hắn. Tâm tư vì câu nói đó đã sớm trôi đến quê nhà xa xôi nghìn dặm.
“Mùa đông hằng năm tuyết rơi đến mấy trận liền. Đám hài tử vừa thấy tuyết là sung sướng vô cùng, rủ nhau đi chơi đắp người tuyết, ném tuyết…”
“Đắp người tuyết với ném tuyết là cái gì?” Đoàn Phi Ưng nhíu mày khó hiểu, bộ dáng dễ chừng là không biết thật.
“Ngươi chưa từng chơi mấy trò này? Sao lại thế được? Nơi này thể nào tuyết cũng rơi dày đặc mà?”
“Bảo chưa từng chơi là chưa từng chơi. Hồi đó tất cả đều bận luyện công, ai rảnh đi chơi chứ?”
Nguyên chủ nhân trước của Bích Du Cung, Tiêu Bích Hải là một người say mê võ thuật cuồng điên. Từ nhỏ Đoàn Phi Ưng đã theo ông, trong ký ức sư phụ chỉ toàn bắt hắn luyện công và luyện công, tuyệt đối không cho phép hắn phân tán tư tưởng. Sau khi bại trận dưới tay Trầm Thành Phong, ông càng dồn hết hy vọng vào đồ nhi của mình, phương pháp răn dạy gần như trở thành hà khắc. Tuy ngũ hành sứ giả
cùng trưởng thành với Đoàn Phi Ưng nhưng bọn họ luôn đối xử với hắn như chủ nhân của mình, tất nhiên sao cả gan không biết tôn ti trật tự mà chơi đùa bát nháo cho được. Đừng nói là đắp người tuyết, ngay cả những thứ bình thường trẻ con chơi đùa Đoàn Phi Ưng còn chưa từng nghe nói nữa là.
Trầm Nhạn Thạch chợt thương xót cho con người này hơn. Khó trách sao võ công hắn lại cao cường tới vậy, hóa ra tất cả niềm vui thời thơ ấu đã bị tước đoạt.
Khi khổng khi không Đoàn Phi Ưng bất ngờ đề xuất: “Ngươi nói chơi mấy trò này vui lắm sao?” Nếu để y chơi đùa cho thỏa chắc sẽ chịu cười mà ha? Hắn nắm tay Trầm Nhạn Thạch kéo đi, “Chúng ta đi đắp người tuyết đi!”
“Hả?” Trời hỡi ơi, ngươi bao nhiêu tuổi đầu rồi vậy?
Nhưng đôi khi người lớn chơi đùa lại hào hứng gấp đôi hài tử nữa. Ban đầu Trầm Nhạn Thạch còn cười Đoàn Phi Ưng giống hệt một đứa trẻ lớn xác, không ngờ cả mình cũng ham chơi như vậy.
Mấy năm nay gặp phải nhiều chuyện phiền nhiễu đã khiến Trầm Nhạn Thạch vơi đi phần nào nét vô tư ngày xưa. Bây giờ chơi đùa thỏa thích lại khiến bản thân có cảm giác như đã quay về thời gian trước.
Hai người cùng nhau bắt tay làm, chẳng mấy chốc một người tuyết cao to đã hoàn thành. Đoàn Phi Ưng ngắm tới ngắm lui ra chiều đắc ý vô cùng, nhưng vẫn thấy như thiếu gì đó, chốc sau mới bật nói: “Ngươi thấy người tuyết này cô đơn không hả? Chúng ta đắp thêm một đứa nữa để bọn chúng nắm tay nhau đi.”
Hắn không đợi Trầm Nhạn thạch trả lời liền bắt tay làm thêm người tuyết nữa. Đã làm qua một lần nên Đoàn Phi Ưng ra dáng rất mực thông thạo, trong phút chốc hai người tuyết đã có đôi có cặp nắm tay đứng giữa sân.
Bất giác Trầm Nhạn Thạch ngẩn ngơ nhìn hai người tuyết trước mặt, tâm tư hồi tưởng lại chuyện mười năm về trước.
Đó là năm đầu tiên Tử Thanh đến sống ở Trầm gia. Năm ấy Trầm gia trang cũng ngập chìm trong tuyết trắng kín trời thế này, Tử Thanh và Phượng Cử đang nhốn nháo đắp người tuyết trong sân. Khi đó phụ thân không để cho mình chơi đùa với bọn họ, thậm chí không được đến gần họ nửa bước, cho nên bản thân chỉ có thể nấp sau cửa nguyệt lượng lén nhìn đầy thèm muốn.
Lòng vẫn trông mong cả hai sẽ bất chợt phát hiện ra mình, sẽ lên tiếng rủ mình chơi chung — Nhưng đến tận bây giờ họ vẫn chưa phát hiện.
Vẫn chưa một lần phát hiện ra mình.
Trầm Nhạn Thạch đứng đằng xa trông thấy Tử Thanh và Phượng Cử đắp hai người tuyết rất lớn đang nắm tay nhau. Tử Thanh thấy bàn tay của Phượng Cử đông lạnh tới rát đỏ nên cầm tay cẩn thận chà sát cho đệ ấy, nhẹ nhàng hà hơi sưởi ấm đôi tay ấy. Ánh mắt ngập tràn yêu thương đó, cả đời Trầm Nhạn Thạch cũng không thể nào quên.
Sau đó tự mình cũng đi đắp một người tuyết, nhưng không có ai đắp thêm người tuyết nữa để chúng có đôi có bạn. Bộ dáng người tuyết đứng trông thật lẻ loi, thật cô quạnh làm sao. Tất nhiên cũng không có ai sưởi ấm bàn tay đông lạnh cho mình, cảm giác tay tê cóng thật rất đau rát, nên từ đó về sau không còn một mình đắp người tuyết nữa…
“Ngươi đang ngây ngốc gì đó?”
Ngây ngốc… sao? Thật đúng là, mỗi lần nhớ đến chuyện cũ không hiểu sao bản thân cứ thẫn người ra.
“Tay ngươi đông cứng hết rồi, sao không chịu được lạnh vầy hả? Người Trung Nguyên các người thiệt yếu ớt quá!”
Một bàn tay to lớn nắm lấy tay của mình nhẹ nhàng chà sát, hắn thấy lâu quá không ấm gì liền bỏ luôn hai tay vào ***g ngực.
“Y chang cục đá vậy, ngươi là kẻ luyện võ thiệt sao?” Tuy đối phương luôn miệng phàn nàn nhưng động tác trên tay lại thập phần dịu dàng nâng niu.
Trầm Nhạn Thạch thẫn thờ cả người, khuôn mặt người đối diện dần nhòe đi, mãi khi chỉ còn đọng lại đôi mắt dịu dàng trìu mến ấy. Cảm giác hấp hởi khi được nhìn thấy, rộn rã khi được…
Không kềm lòng mà nở một nụ cười tuyệt diễm.
***
“Mấy ngày nay ngươi đắc ý đủ chưa hả?”
Thanh âm cay nghiệt truyền tới bên tai, dĩ nhiên là từ người đã lâu không làm khó dễ y, Liệt Hỏa sứ.
Trầm Nhạn Thạch bình thản đáp lời: “Liệt Hỏa sứ nói sai rồi. Người bị cầm tù sống chuỗi ngày chưa hết bữa sớm đã lo bữa tối, làm sao có gì đắc ý cho được?”
Y không muốn dây dưa với người này làm gì nên nói xong thì nghiêng người lách sang bên, nào ngờ cũng bị Liệt Hỏa sứ ngáng đường.
“Ngươi không hả hê trong bụng sao? Trước đây là Thanh Mộc sứ, bây giờ lại đến chủ nhân, tất cả đều bị ngươi mê hoặc tới lú lẫn đầu óc hết rồi. Cả hai đều bị ngươi vờn trong lòng bàn tay đến điên đảo thần trí mà còn không biết gì, ngươi không đắc ý cũng uổng phí rồi!”
Hắn nâng khuôn mặt Trầm Nhạn Thạch lên soi mói: “Nhìn sao cũng không thấy ngươi có sức quyết rũ chỗ nào. Chỉ bằng gương mặt tầm thường này cũng cám dỗ nam nhân được sao?”
Đây đúng là sỉ nhục quá đáng rồi. Sắc mặt của Trầm Nhạn Thạch chuyển màu tái nhợt, vừa muốn phản bác lại hắn nhưng nghĩ ngợi thoáng chốc đã đổi ý. Lời nói của hắn tuy rằng khó nghe nhưng cũng là sự thật. Thiệu Vân Dương vì y mới phản bội lại Bích Du Cung, hiện tại hắn sống chết thế nào còn chưa biết, nơi giam cầm ở đâu càng không hay. Những hành động kỳ quái của Đoàn Phi Ưng mấy ngày nay, bản thân ít nhiều cũng hiểu ra.
Có điều việc này không cần người ngoài can thiệp.
“Nếu không có chuyện gì thì ta đi trước.”
Thấy Trầm Nhạn Thạch nói đi là đi ngay không chút chần chừ, Liệt Hỏa sứ vừa nóng vừa bực, giậm chân hét tướng lên: “Thiệu Vân Dương vì ngươi đang phải chịu biết bao khổ sở, trong khi ngươi lại ở đây tiêu diêu khoái hoạt thế này. Ngươi có còn lương tâm không hả!”
Cái gì? Trầm Nhạn Thạch quay ngoắt lại: “Ngươi biết hắn ở đâu?”
“Ta nói ra ngươi chịu đi cứu hắn sao?”
“Xin Liệt Hỏa sứ nói cho ta biết.” Thần sắc Trầm Nhạn Thạch nghiêm nghị lập tức, đôi mắt toát ra dũng khí kiên định.
Liệt Hỏa sứ nhìn đôi mắt không hề dao động của y hồi lâu, khẽ cắn môi, chốc sau như đã quyết định xong: “Nếu cứu được hắn ra, ân oán giữa ta và ngươi coi như xóa bỏ từ đây.”
Chú thích:
Thiên Sơn tuyết liên:
Loài hoa quen tai nhưng lạ mắt này vốn tồn tại cả ngoài đời chứ không chỉ hiện hữu trong tiểu thuyết kiếm hiệp mà thôi. Vị dược học gia Triệu Học Mẫn đã viết những dòng cảm khái về loài hoa này:
“Giữa vùng núi quanh năm bao phủ tuyết trắng lại có một loại hoa kỳ lạ. Hoa cánh trắng vàng, nhụy đỏ tím mọc trên tuyết trắng này thuộc họ nhà Cúc nhưng bông lại to như bông hoa sen. Giữa tuyết lại có hoa, là đệ nhất mỹ nhân trên đỉnh núi Thiên Sơn này.”
Loài hoa này được tìm thấy lần đầu tiên vào đời Thanh tại vùng núi Thiên Sơn thuộc tỉnh Tân Cương, Trung Quốc cho nên nó được gọi là “Thiên Sơn tuyết liên.” Ngoài ra loài hoa này còn được gọi là đại bao tuyết liên, hà liên, hoa ưu bát la. Tuyết liên sống ở độ cao 3000-3500m so với mực nước biển.
Thiên Sơn tuyết liên là lớp thực vật hạt kín, thuộc cây hai lá mầm. Loài hoa này là dạng thân thảo sống lâu năm, điểm đặc biệt là tuy mất đến 5 năm mới nở hoa O.o nhưng khi hoa nở rồi lại tồn tại đến những 8 tháng. Toàn thân tuyết liên được một lớp lông tơ màu trắng hoặc màu vàng nhạt bao phủ, thân màu sáng chắc nịch cao chừng 10-20 cm (xấp xỉ một gang tay rưỡi), rễ màu nâu đậm. Lá hình kim to bản đầu nhọn mọc dày đặc xen kẽ lẫn nhau, không cuống, dài 2~10 cm, rộng 0.5~1.5 cm, mép lá có răng cưa và được một lớp mao tơ trắng bao bọc.
Hạt màu nâu của hoa dẹt và dài chừng 7mm, không có gờ rõ ràng, có 2 tầng lông mao, ngoài ngắn trong dài. Hạt của hoa tuyết liên chỉ nảy mầm trong nhiệt độ dưới 0 độ C, phát triển tốt nhất trong khoảng dưới âm 20 độ C, nhưng trong 2 tháng đầu từ khi nảy mầm nó có thể chịu được nhiệt độ 20 độ C. Thời kỳ nở hoa vào độ tháng 6 và tháng 7. Hoa tuyết liên sinh trưởng ở vùng núi cao, nhất là ở những kẽ đá nham thạch có cát bồi trong mạch nước ngầm.
Hoa tuyết liên là loại hoa lưỡng tính, nở thành cụm rất xum xuê, mỗi cụm dài 1.5-2.5 cm. Cánh hoa dạng xoan bao bọc lấy nhụy màu tím sậm, cánh hoa dài khoảng 1.2 cm, không có mao tơ nhưng ánh sắc bóng loáng, cả tán và đài hoa đều dài như nhau. Phần giữa có chất cỏ nhưng rìa thì không, có ba đường gân nổi. Khi tuyết liên nở thì cánh xếp thành nhiều tầng mỏng dánh màu trắng hoặc hơi ngả vàng. Vì hình dáng yêu kiều của nó, người dân Tân Cương thường nói sở dĩ tuyết liên có hình dáng mỹ miều như vậy là do nó được kết *** từ gió, mây và tuyết mà thành.
Thiên Sơn tuyết liên phân bố chủ yếu ở vùng Tứ Xuyên, Vân Nam và vùng tự trị Tây Tạng.
Thiên Sơn tuyết liên vốn đã được dùng trong y dược từ hằng trăm năm nay. Theo sách y học ghi chép thì tuyết liên có khả năng giải độc, chữa trị các bệnh liên quan tới phổi, bế kinh, thân thể đau nhức và các bệnh liên quan đến phong thấp. Thiên sơn tuyết liên rất giàu protein và các loại axitamin, có thể điều tiết được độ toan kiềm trong cơ thể người, có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, chống mệt mỏi, chống lão hoá. Ngoài ra người ta còn dùng loại hoa này để bồi bổ sinh lực cho phái nam. Có điều tuyết liên có thể làm co tử cung nên loại hoa này bị cấm sử dụng cho phụ nữ đang mang thai, vì nó sẽ dẫn tới sảy thai hoặc thai chết trong khi sử dụng O-o. Có tin đồn thổi là sau khi ăn loài hoa này người ta có thể cởi trần đi trong tuyết mà không thấy lạnh. Nhưng cũng có những loại hoa tuyết liên mang độc tố nên phải ép hết chất độc ra mới có thể sắc thuốc được.
Bài thơ “Ưu bát la hoa ca” của đại thi nhân Sầm Tham 岑参 đời Đường.
优钵罗花歌
白山南, 赤山北.
其间有花人不识,
绿茎碧叶好颜色.
叶六瓣, 花九房.
夜掩朝开多异香,
何不生彼中国兮生西方.
移根在庭, 媚我公堂.
耻与众草之为伍,
何亭亭而独芳.
何不为人之所赏兮,
深山穷谷委严霜.
吾窃悲阳关道路长,
曾不得献于君王.
Ưu bát la hoa ca
Bạch sơn nam, xích sơn bắc.
Kỳ gian hữu hoa nhân bất thức,
lục hành bích diệp hảo nhan sắc.
Diệp lục biện, hoa cửu phòng.
Dạ yểm triêu khai đa dị hương,
hà bất sinh bỉ Trung Quốc hề sinh Tây phương?
Di căn tại đình, mị ngã công đường.
Sỉ dữ chúng thảo chi vi ngũ,
hà đình đình nhi độc phương.
Hà bất vi nhân chi sở thưởng hề,
thâm sơn cùng cốc ủy nghiêm sương.
Ngô thiết bi Dương Quan đạo lộ trường, tằng bất đắc hiến vu quân vương.
Khúc ca hoa ưu bát la
Trắng muốt núi nam, thẫm núi bắc.
Thế gian quên lãng một đóa hoa, thân xanh lá bích thuận nhu hòa.
Sáu cánh lá, buồng hoa chín tầng.
Đêm về khép kín *** sương nở hương lạ kỳ, sao cớ không nở nơi Trung Quốc lại chọn miền phương Tây?
Mong dời về sân đình tô đẹp công đường ta.
E lệ cùng cỏ cây chúng bạn, sao mảnh mai sắc thơm duy chỉ.
Sao vươn nơi người không thưởng ngắm, thâm sơn cùng cốc góp nhặt sương mai?
Ta xót thương con đường Dương Quan đăng đẳng, từng chẳng được cống hiến quân vương.
(Phỉ Thúy dịch)
“Ưu” trong ưu việt, “bát” trong bát sứ dùng đựng thuốc ngày xưa, “la” trong thiên la địa võng.
Dãy núi Thiên Sơn là một phần của đai kiến tạo sơn Himalaya, do các mảng kiến tạo nên Ấn Độ và Á-Âu mà hình thành. Nó kéo dài khoảng 2.800 km, là một trong những dãy núi dài nhất ở Trung Á.
Đỉnh Pobeda là đỉnh cao nhất trong dãy Thiên Sơn với độ cao 7.439 m và là đỉnh cao nhất ở Kyrgyzstan, nằm trên biên giới với Trung Quốc. Đỉnh cao thứ hai là Khan Tengri có độ cao 7.010 m, nằm trên biên giới Kazakhstan-Kyrgyzstan. Hai đỉnh núi này được phân loại là hai đỉnh cao trên 7.000 m về phía bắc của thế giới. (vi.wikipedia.org)
“Nhi lập chi niên” là cách nói rút gọn của “tam thập nhi lập,” xuất xứ từ 《Luận ngữ – Vi chính论语 – 为政》của Khổng Tử. Ông viết: “Ngô thập hữu ngũ, nhi chí vu học. Tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục. Bất du củ. 吾十有五, 而志于学. 三十而立, 四十而不惑, 五十而知天命, 六十而耳顺, 七十而从心所欲. 不逾矩.”
“Ta tuy mười phần chỉ đạt đến năm nhưng nuôi chí lớn học tập. Tam thập thì độc lập dựng nghiệp, đến tứ tuần đã sáng suốt, ngũ tuần đoán ý mệnh trời, lục tuần thuận buồm xuôi gió, thất thập thỏa ý tùy nghi. Chẳng hề vượt phép tắc.”
Dựa theo đó mà người Hoa đã lưu truyền câu nói quen thuộc: “Nhị thập nhược quán, tam thập nhi lập, tứ thập bất hoặc, ngũ thập tri thiên mệnh, lục thập hoa giáp tử, thất thập cổ lai hy, bát thập vi mạo điệt chi niên. 二十弱冠, 三十而立, 四十不惑, 五十知天命, 六十花甲子, 七十古来稀, 八十为耄耋之年.”
Nhị thập nhược quán: Nam tử ngày xưa đến tuổi hai mươi sẽ làm lễ đội mũ, cho nên người đời gọi nam nhân hai mươi tuổi là ‘nhược quán.’
Tam thập nhi lập: theo Khổng Tử thì người ba mươi tuổi thì đã có thể độc lập, tự mình chịu trách nhiệm lèo lái mọi sự. Đồng thời người ta quan niệm ba mươi là lúc gầy dựng sự nghiệp và thành gia lập thất.
Tứ thập bất hoặc: cũng vậy, những người tứ tuần đã trải qua không ít việc nên có sự phán đoán sáng suốt, ít khi lầm lạc nông nổi như giới trẻ.
Ngũ thập tri thiên mệnh: đến ngũ tuần xem như đoán được mệnh trời.
Lục thập hoa giáp tử: người Việt chúng ta gọi là 60 can chi, hay thiên can địa chi hay thập can thập nhị chi, dùng để chỉ hệ thống đánh chu kỳ rất cổ xưa của người Hoa, hợp thành một chuỗi 60 can chi để chỉ ngày giờ tháng năm cũng như dùng trong âm lịch.
Can gồm 10 can: giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý.
Chi gồm 12 chi trong chiêm *** của Trung Quốc: tý, sửu (TQ dùng bò còn VN dùng trâu), dần, mão (TQ: thỏ, VN: mèo), thìn, tỵ, ngọ, mùi (TQ: cừu, VN: dê), thân, dậu, tuất, hợi.
Tương truyền xưa kia người lập ra thập can và thập nhị chi này là Đại Nhiêu để giúp người dân tính toán thời gian. (vi.wikipedia.org)
Giờ Tý (23-1 giờ): Lúc chuột đang hoạt động mạnh.
Giờ Sửu (1-3 giờ): Lúc trâu chuẩn bị đi cày.
Giờ Dần (3-5 giờ): Lúc hổ hung hãn nhất.
Giờ Mão (5-7 giờ): Lúc trăng vẫn còn chiếu sáng.
Giờ Thìn (7-9 giờ): Lúc đàn rồng quây mưa (quần long hành vũ).
Giờ Tỵ (9-11 giờ): Lúc rắn không hại người.
Giờ Ngọ (11-13 giờ): Ngựa có dương tính cao nên được xếp vào giữa trưa.
Giờ Mùi (13-15 giờ): Lúc dê ăn cỏ không ảnh hưởng tới việc cây cỏ mọc lại.
Giờ Thân (15-17 giờ): Lúc khỉ thích hú.
Giờ Dậu (17-19 giờ): Lúc gà bắt đầu vào chuồng.
Giờ Tuất (19-21 giờ): Lúc chó phải trông nhà.
Giờ Hợi (21-23 giờ): Lúc lợn ngủ say nhất.
Lần lượt ghép 10 can vào 12 chi, sau đó cứ lập lại cho đến 60 là bội số nhỏ nhất của 10 và 12, ta sẽ được 60 can chi.
Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mẹo, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu, Giáp Tuất, Ất Hợi,
Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mẹo, Canh Thìn, Tân Tỵ, Nhâm Ngọ, Quý Mùi, Giáp Thân, Ất Dậu, Bính Tuất, Đinh Hợi,
Mậu Tý, Kỷ Sửu, Canh Dần, Tân Mẹo, Nhâm Thìn, Quý Tỵ, Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu, Mậu Tuất, Kỷ Hợi,
Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mẹo, Giáp Thìn, Ất Tỵ, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Mậu Thân, Kỷ Dậu, Canh Tuất, Tân Hợi,
Nhâm Tý, Quý Sửu, Giáp Dần, Ất Mẹo, Bính Thìn, Đinh Tỵ, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Canh Thân, Tân Dậu, Nhâm Tuất, Quý Hợi.
Lục tuần thì đã gần hết một đời người rồi.
Thất thập cổ lai hy: ngày xưa người sống đến bảy mươi tuổi là đã hiếm thấy lắm rồi, cũng là câu người Việt ta quen thuộc hơn cả.
Bát thập vi mạo điệt chi niên: sống đến hàng tám mươi thì gọi là thượng thọ.
Bài thơ “Bạch tuyết ca tống Vũ phán quan quy kinh” của thi nhân Sầm Tham.
白雪歌送武判官歸京
北風捲地白草折,
胡天八月即飛雪.
忽如一夜春風來,
千樹萬樹梨花開.
散入珠簾濕羅幕,
狐裘不煖錦衾薄.
將軍角弓不得控,
都護鐵衣冷猶著.
瀚海闌干百丈冰,
愁雲黲淡萬里凝.
中軍置酒飲歸客,
胡琴琵琶與羌笛.
紛紛暮雪下轅門,
風掣紅旗凍不翻.
輪臺東門送君去,
去時雪滿天山路.
山迴路轉不見君,
雪上空留馬行處.
Bạch tuyết ca tống Vũ phán quan quy kinh
Bắc phong quyển địa bạch thảo chiết,
Hồ thiên bát nguyệt tức phi tuyết.
Hốt như nhất dạ xuân phong lai,
Thiên thụ vạn thụ lê hoa khai.
Tán nhập châu liêm thấp la mạc,
Hồ cừu bất noãn cẩm khâm bạc.
Tướng quân giác cung bất đắc khống,
Đô hộ thiết y lãnh do trước.
Hãn hải lan can bách trượng băng,
Sầu vân ảm đạm vạn lý ngưng.
Trung tâm trí tửu ẩm quy khách,
Hồ cầm tỳ bà dữ Khương địch.
Phân phân mộ tuyết hạ viên môn,
Phong chế hồng kỳ đống bất phiên.
Luân đài đông môn tống quân khứ,
Khứ thời tuyết mãn Thiên Sơn lộ.
Sơn hồi lộ chuyển bất kiến quân,
Tuyết thượng không lưu mã hành xứ.
Bạch tuyết ca tiễn Vũ phán quan hồi kinh
Gió bấc đất khô trắng cỏ tàn,
Trời Hồ tháng tám tuyết bay sang.
Dường như đêm gió xuân về lại,
Ngàn vạn hoa lê nở rộn ràng.
Tan tác bay khua rèm lụa ướt,
Áo cừu không ấm mỏng chăn màn.
Tướng không giương nổi cung sừng giác,
Giáp lạnh đô quan mặc chẳng màng.
Trăm trượng đóng băng mù biển cát,
Mây sầu vạn dặm phủ giăng giăng.
Trong quân bày tiệc đưa quan khách,
Hòa điệu Hồ, Tỳ tiếng sáo Khương.
Chiều tối tuyết rơi ngoài cửa trại,
Giá băng không động lá cờ hồng.
Lúc đi Thiên lộ trời đầy tuyết,
Tiển bạn Luân Đài phía cửa đông.
Đường núi loanh quanh đâu thấy bóng,
Chỉ còn dấu ngựa tuyết in không.
(Bản dịch của Nguyễn Phước Hậu)