Lúc đầu, tàu Lin-côn chạy một cách đơn điệu. Chỉ có một lần Nét Len được dịp trổ tài khiến mọi người phải kính nể. Ngày 30 tháng 6, ở độ vĩ các đảo Ma-lu-in, tàu Lin-côn bắt liên lạc với chiếc tàu đánh cá voi Môn-rô-ê đang đi ngược chiều. Nhưng tàu đó chẳng được tin gì về con cá thiết hình cả. Khi thuyền trưởng tàu Môn-rô-ê biết trên tàu bạn có Nét Len, ông ta bèn yêu cầu Nét bắn giúp con cá voi mà họ đã phát hiện ra ở vùng biển này. Vì tò mò muốn xem Nét làm ăn thế nào, thuyền trưởng Pha-ra-gút cho phép Nét sang tàu Môn-rô-ê. Cuộc săn bắn rất đạt. Nét hạ được những hai con cá voi; một con hạ tại chỗ bằng một phát trúng tim; con thứ hai thì phải săn đuổi mất mấy phút! Thật tình, tôi không dám đảm bảo tính mạng cho con cá voi nào chạm trán với Nét. Tàu lướt nhanh dọc bờ biển đông nam của Nam Mỹ, và ngày mồng 3 tháng 7 đã tới cửa vào eo biển Ma-gien-lăng. Nhưng thuyền trưởng Pha-ra-gút không muốn vào cái eo khúc khuỷu đó nên hướng tàu về mũi Hoóc. Toàn hạm tàu tán thành quyết định của thuyền trưởng. Thực tế làm gì có khả năng gặp con cá một sừng ở eo biển hẹp này! Phần lớn, thủy thủ đều đinh ninh rằng con quái vật khổng lồ không thể bơi qua được eo này. Ngày 6 tháng 7, khoảng ba giờ chiều, tàu Lin-côn vòng qua hòn đảo đơn độc, mỏm đá cực nam của Nam Mỹ mà những người đi biển Hà Lan đã lấy tên thành phố Hoóc quê hương mình để đặt cho. Vòng qua mũi Hoóc, chúng tôi hướng về phía tây bắc và sớm hôm sau tàu bắt đầu vào vùng biển Thái Bình Dương. "Chú ý đấy! Chú ý đấy!"
Thủy thủ tàu Lin-côn bảo nhau. Họ chăm chú quan sát. Món tiền thưởng hai ngàn đô-la hấp dẫn họ. Mắt họ và ống nhòm chẳng giây phút nào được nghỉ. Ngày đêm họ dõi nhìn mặt biển. Tôi không ham gì tiền thưởng nhưng cũng làm như họ. †n, tôi cũng vội, ngủ, cũng chẳng yên. Mặc dù nắng cháy và mưa xối xả, tôi vẫn không rời boong tàu. Tôi đăm đăm nhìn những ngọn sóng bạc đầu lan tận chân trời! Và đã bao lần tôi cùng anh em thủy thủ phải hồi hộp khi thấy cá voi phơi lưng đen trên mặt nước. Những lúc ấy, thủy thủ chạy ùa cả lên boong. Họ nín thở và căng mắt ra theo dõi con cá. Tôi cũng cố sức nhìn; đến mức có thể hỏng võng mô và mù mắt. Nhưng chúng tôi đều hồi hộp một cách uổng công vô ích! Nhiều lần tàu Lin-côn đã tiến sát con cá. Nhưng đó chỉ là một con cá voi hay cá nhà táng bình thường. Chúng bỏ chạy khi nghe tiếng hò hét của thủy thủ. Trời rất đẹp. Tàu chạy trong những điều kiện thuận lợi, mặc dù lúc đó đang mùa mưa lớn. Biển lặng, tầm nhìn rất xa. Nét Len vẫn tỏ vẻ hoài nghi. Anh ta cố ý không lên boong trong những giờ không phải trực. Cặp mắt tinh tường của anh ta lẽ ra có thể rất được việc. Nhưng trong mười đồng hồ thì tám tiếng anh chàng Ca-na-đa bướng bỉnh này ngồi đọc sách hay nằm khàn trong phòng. Tôi đã trách anh ta hàng trăm lần về thái độ dửng dưng này. Nét trả lời:
-ại dào, thưa giáo sư, nếu con quái vật đó có thực thì liệu ta có nhiều may mắn tìm ra nó không? Đúng là ta chỉ tìm nó một cách hú họa. Người ta bảo đã thấy nó ở phía bắc Thái Bình Dương ư? Cho là thế. Nhưng từ ngày đó tới nay đã hai tháng, mà tính con cá không thích ở lâu một chỗ! Chính ngài đã nói:
“Con cá có khả năng di chuyển với tốc độ phi thường!" Thưa giáo sư, ngài hẳn rõ hơn tôi rằng thiên nhiên không tạo ra cái gì không có mục đích. Thiên nhiên chẳng bao giờ phú cho con vật bản chất lười biếng một sự nhanh nhẹn như vậy cả. Vì vậy, nếu con cá là có thật, thì nó đã chuồn đi rất xa rồi! Tất cả vấn đề là như vậy! Chúng tôi đang đi một cách hú họa! Nhưng biết làm thế nào! Hy vọng gặp con cá thiết hình ngày càng mong manh...
Ngày 20 tháng 7, tàu vượt qua chí tuyến nam ở 105 độ kinh và ngày 27 vượt xích đạo ở kinh tuyến 110 độ. Từ đây, tàu hướng mũi về phía tây, về khu vực trung tâm của Thái Bình Dương. Thuyền trưởng Pha-ra-gút phán đoán rất có lý rằng dễ bắt gặp con cá ở những vùng biển sâu, cách xa các lục địa và đảo lớn là những nơi nó không dám đến gần. "Vùng biển gần bờ đối với nó quá rộng" -người hoa tiêu giải thích cho chúng tôi như vậy. Tàu Lin-côn chạy ngang qua các đảo Pau-mô-tu, Mác-ki-dơ, Xan-uýt, vượt chí tuyến bắc ở độ kinh 132 độ rồi tiến vào biển Trung Hoa.
Cuối cùng, chúng tôi đã tới nơi diễn ra những "chiến công" mới nhất của quái vật! Mọi sinh hoạt trên tàu đều ngưng đọng lại. Mọi người đều bị kích động đến cao độ. Chẳng ai ăn ngủ gì được. Mỗi ngày khoảng hai mươi lần chúng tôi bị nôn nao lên vì một sự tính toán lầm, hoặc vì một thủy thủ nhìn gà hóa cuốc. Thần kinh chúng tôi bị hưng phấn quá mức đến nỗi có nguy cơ sắp phản ứng lại. Và phản ứng đã xảy ra. Ba tháng, đã ba tháng ròng mà mỗi ngày dài như một thế kỷ, tàu Lin-côn rẽ sóng Thái Bình Dương để đuổi bắt những con cá voi gặp trên đường khi thì đột ngột đổi hướng, khi thì giảm tốc độ, khi lại phóng quá nhanh khiến máy móc trên tàu có thể bị hỏng. Từ bờ biển Nhật Bản đến bờ biển châu Mỹ, chẳng có chỗ nào không được xem xét kỹ... Nhưng vô ích! Biển cả vẫn hoang vắng, mịt mùng! Chẳng có một dấu hiệu gì của con cá thiết hình khổng lồ, của hòn đảo ngầm hay dải đá di động, chẳng có dấu vết gì của chiếc tàu bị đắm bập bềnh ở đây. Tóm lại, chẳng có gì lạ cả! Với tính hay dao động cố hữu của con người, đoàn thủy thủ đã đi từ cực này sang cực khác. Rất đáng buồn là những người trước kia ủng hộ cuộc thám hiểm hăng hái nhất bây giờ lại trở thành những kẻ phản đối nó kịch liệt nhất. Tình trạng bạc nhược lan tràn khắp tàu, và nếu thuyền trưởng Pha-ra-gút không hết sức kiên trì thì chắc hẳn tàu Lin-côn chẳng có điều gì đáng trách về thất bại này, vì họ đã làm mọi việc có thể làm được. Chỉ còn cách mau chóng quay tàu về nước. Một kiến nghị như thế được trao cho thuyền trưởng, nhưng Pha-ra-gút vẫn giữ ý định của mình. Anh em thủy thủ công khai tỏ vẻ bất mãn, kỷ luật trên tàu bị sa sút. Tôi không muốn nói rằng thủy thủ bắt đầu nổi loạn, nhưng sau một thời gian đấu tranh ngắn của họ, thuyền trưởng Pha-ra-gút, giống như Cô-lông xưa kia, đành phải xin hoãn trong ba ngày. Nếu trong ba ngày nữa không phát hiện ra quái vật thì tàu Lin-côn sẽ quay mũi về phía biển Châu Œu. Lời hứa của Pha-ra-gút được công bố ngày 2 tháng 11. Tinh thần của thủy thủ lại lên ngay. Họ hăm hở quan sát mặt biển, ai cũng muốn phóng tầm mắt nhìn đại dương lần cuối với hy vọng là sẽ thành công. ống nhòm lại được sử dụng...
Hai ngày đã qua. Tàu Lin-côn chạy từ từ. Các thủy thủ nghĩ ra trăm phương ngàn kế để nhử con cá đến hay để "khiêu khích" nó nếu nó đang ở vùng biển này. Từng miếng mỡ to được buộc ở phía lái khiến lũ cá mập được một phen thỏa thích! Tàu đỗ lại. Các xuồng nhỏ bơi ngang dọc xung quanh tàu, không để sót một điểm nào trên mặt biển. Chiều mùng 4 tháng 11 đã tới mà tấm màn bí mật vẫn chưa hé ra chút nào! Trưa ngày 5 tháng 11, hạn 3 ngày sắp hết. Khi chuông đồng hồ điểm tiếng cuối cùng, thuyền trưởng Pha-ra-gút, trung thành với lời hứa của mình, ra lệnh cho quay tàu về hướng đông nam và từ biệt vùng biển phía bắc Thái Bình Dương.
Tàu Lin-côn lúc đó cách bờ biển Nhật Bản không đầy hai trăm hải lý. Trời đã tối. Đồng hồ điểm tám giờ. Những đám mây dày che khuất mặt trăng lưỡi liềm. Từng làn sóng nhẹ lăn tăn bên thân tàu. Tôi đứng ở mũi tàu, tựa mình vào thành. Công-xây đứng cạnh tôi và nhìn thẳng về phía trước. Anh em thủy thủ trèo lên cao quan sát chân trời đang bị bóng đêm thu hẹp lại. Các sĩ quan dùng ống nhòm chăm chú theo dõi mặt biển đang tối dần. Đôi lúc mặt trăng lọt qua kẽ mây hắt những tia bạc xuống mặt biển màu thẫm. Nhưng mây đen lại kéo đến làm tắt ngấm ánh trăng. Nhìn Công-xây, tôi thấy anh ta lần đầu tiên hòa mình vào tâm trạng chung. Có thể là lần đầu tiên trong đời, thần kinh anh ta bị căng lên vì tò mò.
-Thế nào, Công-xây, -tôi nói, -đây là dịp cuối cùng để kiếm hai ngàn đô-la đấy.
-Thưa giáo sư, tôi xin nói là chưa bao giờ tôi trông ngóng vào món tiền thưởng đó. Giả dụ chính phủ Mỹ hứa thưởng cả một trăm ngàn đô-la, họ cũng sẽ chẳng mất đi một xu nào!
-Anh nói đúng Công-xây ạ. Thật là một việc làm ngu dại! Chúng ta đã hành động một cách hồ đồ khi nhúng tay vào việc này. Chúng ta đã lãng phí biết bao thời gian! Biết bao nhiêu lo lắng, băn khoăn vô ích. Lẽ ra ta đã về Pháp từ sáu tháng trước rồi...
-Vâng, về tới nhà giáo sư ở Viện bảo tàng Pa-ri rồi ạ! Và có lẽ tôi đã phân loại xong những khoáng vật trong bộ sưu tập của giáo sư rồi!...
-Đúng vậy, anh Công-xây ạ! Và tôi đang hình dung mọi người sẽ cười ta thế nào! Công-xây bình thản trả lời:
-Tôi nghĩ rằng người ta sẽ cười giáo sư. Tôi không biết có nên nói không? ...
-Anh cứ nói. -... và giáo sư bị cười cũng đáng.
-Sao lại thế?
-Khi đã có vinh dự được làm bác học như giáo sư thì không nên... Công-xây chưa kịp nói hết lời thì một tiếng hô lớn phá tan bầu không khí tĩnh mịch. Đó là tiếng Nét Len:
-ạ, nó kia rồi! Ngay trước mũi tàu!
Lúc đầu, tàu Lin-côn chạy một cách đơn điệu. Chỉ có một lần Nét Len được dịp trổ tài khiến mọi người phải kính nể. Ngày tháng , ở độ vĩ các đảo Ma-lu-in, tàu Lin-côn bắt liên lạc với chiếc tàu đánh cá voi Môn-rô-ê đang đi ngược chiều. Nhưng tàu đó chẳng được tin gì về con cá thiết hình cả. Khi thuyền trưởng tàu Môn-rô-ê biết trên tàu bạn có Nét Len, ông ta bèn yêu cầu Nét bắn giúp con cá voi mà họ đã phát hiện ra ở vùng biển này. Vì tò mò muốn xem Nét làm ăn thế nào, thuyền trưởng Pha-ra-gút cho phép Nét sang tàu Môn-rô-ê. Cuộc săn bắn rất đạt. Nét hạ được những hai con cá voi; một con hạ tại chỗ bằng một phát trúng tim; con thứ hai thì phải săn đuổi mất mấy phút! Thật tình, tôi không dám đảm bảo tính mạng cho con cá voi nào chạm trán với Nét. Tàu lướt nhanh dọc bờ biển đông nam của Nam Mỹ, và ngày mồng tháng đã tới cửa vào eo biển Ma-gien-lăng. Nhưng thuyền trưởng Pha-ra-gút không muốn vào cái eo khúc khuỷu đó nên hướng tàu về mũi Hoóc. Toàn hạm tàu tán thành quyết định của thuyền trưởng. Thực tế làm gì có khả năng gặp con cá một sừng ở eo biển hẹp này! Phần lớn, thủy thủ đều đinh ninh rằng con quái vật khổng lồ không thể bơi qua được eo này. Ngày tháng , khoảng ba giờ chiều, tàu Lin-côn vòng qua hòn đảo đơn độc, mỏm đá cực nam của Nam Mỹ mà những người đi biển Hà Lan đã lấy tên thành phố Hoóc quê hương mình để đặt cho. Vòng qua mũi Hoóc, chúng tôi hướng về phía tây bắc và sớm hôm sau tàu bắt đầu vào vùng biển Thái Bình Dương. "Chú ý đấy! Chú ý đấy!"
Thủy thủ tàu Lin-côn bảo nhau. Họ chăm chú quan sát. Món tiền thưởng hai ngàn đô-la hấp dẫn họ. Mắt họ và ống nhòm chẳng giây phút nào được nghỉ. Ngày đêm họ dõi nhìn mặt biển. Tôi không ham gì tiền thưởng nhưng cũng làm như họ. †n, tôi cũng vội, ngủ, cũng chẳng yên. Mặc dù nắng cháy và mưa xối xả, tôi vẫn không rời boong tàu. Tôi đăm đăm nhìn những ngọn sóng bạc đầu lan tận chân trời! Và đã bao lần tôi cùng anh em thủy thủ phải hồi hộp khi thấy cá voi phơi lưng đen trên mặt nước. Những lúc ấy, thủy thủ chạy ùa cả lên boong. Họ nín thở và căng mắt ra theo dõi con cá. Tôi cũng cố sức nhìn; đến mức có thể hỏng võng mô và mù mắt. Nhưng chúng tôi đều hồi hộp một cách uổng công vô ích! Nhiều lần tàu Lin-côn đã tiến sát con cá. Nhưng đó chỉ là một con cá voi hay cá nhà táng bình thường. Chúng bỏ chạy khi nghe tiếng hò hét của thủy thủ. Trời rất đẹp. Tàu chạy trong những điều kiện thuận lợi, mặc dù lúc đó đang mùa mưa lớn. Biển lặng, tầm nhìn rất xa. Nét Len vẫn tỏ vẻ hoài nghi. Anh ta cố ý không lên boong trong những giờ không phải trực. Cặp mắt tinh tường của anh ta lẽ ra có thể rất được việc. Nhưng trong mười đồng hồ thì tám tiếng anh chàng Ca-na-đa bướng bỉnh này ngồi đọc sách hay nằm khàn trong phòng. Tôi đã trách anh ta hàng trăm lần về thái độ dửng dưng này. Nét trả lời:
-ại dào, thưa giáo sư, nếu con quái vật đó có thực thì liệu ta có nhiều may mắn tìm ra nó không? Đúng là ta chỉ tìm nó một cách hú họa. Người ta bảo đã thấy nó ở phía bắc Thái Bình Dương ư? Cho là thế. Nhưng từ ngày đó tới nay đã hai tháng, mà tính con cá không thích ở lâu một chỗ! Chính ngài đã nói:
“Con cá có khả năng di chuyển với tốc độ phi thường!" Thưa giáo sư, ngài hẳn rõ hơn tôi rằng thiên nhiên không tạo ra cái gì không có mục đích. Thiên nhiên chẳng bao giờ phú cho con vật bản chất lười biếng một sự nhanh nhẹn như vậy cả. Vì vậy, nếu con cá là có thật, thì nó đã chuồn đi rất xa rồi! Tất cả vấn đề là như vậy! Chúng tôi đang đi một cách hú họa! Nhưng biết làm thế nào! Hy vọng gặp con cá thiết hình ngày càng mong manh...
Ngày tháng , tàu vượt qua chí tuyến nam ở độ kinh và ngày vượt xích đạo ở kinh tuyến độ. Từ đây, tàu hướng mũi về phía tây, về khu vực trung tâm của Thái Bình Dương. Thuyền trưởng Pha-ra-gút phán đoán rất có lý rằng dễ bắt gặp con cá ở những vùng biển sâu, cách xa các lục địa và đảo lớn là những nơi nó không dám đến gần. "Vùng biển gần bờ đối với nó quá rộng" -người hoa tiêu giải thích cho chúng tôi như vậy. Tàu Lin-côn chạy ngang qua các đảo Pau-mô-tu, Mác-ki-dơ, Xan-uýt, vượt chí tuyến bắc ở độ kinh độ rồi tiến vào biển Trung Hoa.
Cuối cùng, chúng tôi đã tới nơi diễn ra những "chiến công" mới nhất của quái vật! Mọi sinh hoạt trên tàu đều ngưng đọng lại. Mọi người đều bị kích động đến cao độ. Chẳng ai ăn ngủ gì được. Mỗi ngày khoảng hai mươi lần chúng tôi bị nôn nao lên vì một sự tính toán lầm, hoặc vì một thủy thủ nhìn gà hóa cuốc. Thần kinh chúng tôi bị hưng phấn quá mức đến nỗi có nguy cơ sắp phản ứng lại. Và phản ứng đã xảy ra. Ba tháng, đã ba tháng ròng mà mỗi ngày dài như một thế kỷ, tàu Lin-côn rẽ sóng Thái Bình Dương để đuổi bắt những con cá voi gặp trên đường khi thì đột ngột đổi hướng, khi thì giảm tốc độ, khi lại phóng quá nhanh khiến máy móc trên tàu có thể bị hỏng. Từ bờ biển Nhật Bản đến bờ biển châu Mỹ, chẳng có chỗ nào không được xem xét kỹ... Nhưng vô ích! Biển cả vẫn hoang vắng, mịt mùng! Chẳng có một dấu hiệu gì của con cá thiết hình khổng lồ, của hòn đảo ngầm hay dải đá di động, chẳng có dấu vết gì của chiếc tàu bị đắm bập bềnh ở đây. Tóm lại, chẳng có gì lạ cả! Với tính hay dao động cố hữu của con người, đoàn thủy thủ đã đi từ cực này sang cực khác. Rất đáng buồn là những người trước kia ủng hộ cuộc thám hiểm hăng hái nhất bây giờ lại trở thành những kẻ phản đối nó kịch liệt nhất. Tình trạng bạc nhược lan tràn khắp tàu, và nếu thuyền trưởng Pha-ra-gút không hết sức kiên trì thì chắc hẳn tàu Lin-côn chẳng có điều gì đáng trách về thất bại này, vì họ đã làm mọi việc có thể làm được. Chỉ còn cách mau chóng quay tàu về nước. Một kiến nghị như thế được trao cho thuyền trưởng, nhưng Pha-ra-gút vẫn giữ ý định của mình. Anh em thủy thủ công khai tỏ vẻ bất mãn, kỷ luật trên tàu bị sa sút. Tôi không muốn nói rằng thủy thủ bắt đầu nổi loạn, nhưng sau một thời gian đấu tranh ngắn của họ, thuyền trưởng Pha-ra-gút, giống như Cô-lông xưa kia, đành phải xin hoãn trong ba ngày. Nếu trong ba ngày nữa không phát hiện ra quái vật thì tàu Lin-côn sẽ quay mũi về phía biển Châu Œu. Lời hứa của Pha-ra-gút được công bố ngày tháng . Tinh thần của thủy thủ lại lên ngay. Họ hăm hở quan sát mặt biển, ai cũng muốn phóng tầm mắt nhìn đại dương lần cuối với hy vọng là sẽ thành công. ống nhòm lại được sử dụng...
Hai ngày đã qua. Tàu Lin-côn chạy từ từ. Các thủy thủ nghĩ ra trăm phương ngàn kế để nhử con cá đến hay để "khiêu khích" nó nếu nó đang ở vùng biển này. Từng miếng mỡ to được buộc ở phía lái khiến lũ cá mập được một phen thỏa thích! Tàu đỗ lại. Các xuồng nhỏ bơi ngang dọc xung quanh tàu, không để sót một điểm nào trên mặt biển. Chiều mùng tháng đã tới mà tấm màn bí mật vẫn chưa hé ra chút nào! Trưa ngày tháng , hạn ngày sắp hết. Khi chuông đồng hồ điểm tiếng cuối cùng, thuyền trưởng Pha-ra-gút, trung thành với lời hứa của mình, ra lệnh cho quay tàu về hướng đông nam và từ biệt vùng biển phía bắc Thái Bình Dương.
Tàu Lin-côn lúc đó cách bờ biển Nhật Bản không đầy hai trăm hải lý. Trời đã tối. Đồng hồ điểm tám giờ. Những đám mây dày che khuất mặt trăng lưỡi liềm. Từng làn sóng nhẹ lăn tăn bên thân tàu. Tôi đứng ở mũi tàu, tựa mình vào thành. Công-xây đứng cạnh tôi và nhìn thẳng về phía trước. Anh em thủy thủ trèo lên cao quan sát chân trời đang bị bóng đêm thu hẹp lại. Các sĩ quan dùng ống nhòm chăm chú theo dõi mặt biển đang tối dần. Đôi lúc mặt trăng lọt qua kẽ mây hắt những tia bạc xuống mặt biển màu thẫm. Nhưng mây đen lại kéo đến làm tắt ngấm ánh trăng. Nhìn Công-xây, tôi thấy anh ta lần đầu tiên hòa mình vào tâm trạng chung. Có thể là lần đầu tiên trong đời, thần kinh anh ta bị căng lên vì tò mò.
-Thế nào, Công-xây, -tôi nói, -đây là dịp cuối cùng để kiếm hai ngàn đô-la đấy.
-Thưa giáo sư, tôi xin nói là chưa bao giờ tôi trông ngóng vào món tiền thưởng đó. Giả dụ chính phủ Mỹ hứa thưởng cả một trăm ngàn đô-la, họ cũng sẽ chẳng mất đi một xu nào!
-Anh nói đúng Công-xây ạ. Thật là một việc làm ngu dại! Chúng ta đã hành động một cách hồ đồ khi nhúng tay vào việc này. Chúng ta đã lãng phí biết bao thời gian! Biết bao nhiêu lo lắng, băn khoăn vô ích. Lẽ ra ta đã về Pháp từ sáu tháng trước rồi...
-Vâng, về tới nhà giáo sư ở Viện bảo tàng Pa-ri rồi ạ! Và có lẽ tôi đã phân loại xong những khoáng vật trong bộ sưu tập của giáo sư rồi!...
-Đúng vậy, anh Công-xây ạ! Và tôi đang hình dung mọi người sẽ cười ta thế nào! Công-xây bình thản trả lời:
-Tôi nghĩ rằng người ta sẽ cười giáo sư. Tôi không biết có nên nói không? ...
-Anh cứ nói. -... và giáo sư bị cười cũng đáng.
-Sao lại thế?
-Khi đã có vinh dự được làm bác học như giáo sư thì không nên... Công-xây chưa kịp nói hết lời thì một tiếng hô lớn phá tan bầu không khí tĩnh mịch. Đó là tiếng Nét Len:
-ạ, nó kia rồi! Ngay trước mũi tàu!