Thất tịch.
Trường học tổ chức du lịch mùa hè dành riêng cho học sinh sắp lên lớp 11, nơi đến là một hòn đảo gần đó, đồng thời cũng là một khu du lịch nghỉ mát nổi tiếng. Trên đường đến hơi tập hợp, Tiểu Chi gặp một đoàn biểu tình chống hàng Nhật, tất cả đều treo khẩu hiệu: “Bảo vệ đảo Điếu Ngư”, xe taxi bị tắc nghẽn không đi tiếp được, đành tắt máy dừng lại trước ngã tư ào ạt người biểu tình. Có chàng thanh niên có vẻ là sinh viên đại học dán ngay một tấm biểu ngữ chống hàng Nhật trên cửa kính xe taxi. Cô lại nhớ đến thầy Thân Minh mười bảy năm trước, thỉnh thoảng khi nói về lịch sử Trung Quốc đương đại, thầy cũng rất nhiệt tình bày tỏ lòng yêu nước, có hôm còn lĩnh xướng cho cả lớp hát bài “Phong thái hiên ngang nhuộm máu đào”.
Phút cuối, cô lao ra đường.
Ngày nóng nực nhất của năm 2012, cả khóa học sinh gồm bốn lớp, hơn một trăm người gồm cả giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên chính khác cùng nhau bước lên du thuyền. Lần tham quan này học sinh phải tự trả chi phí, nhưng đám trẻ tiêu tiền của bố mẹ thì nào có tiếc bao giờ, chúng tụ tập lại, hào hứng trò chuyện trên trời dưới biển, chia sẻ kinh nghiệm du lịch với nhau. Có học sinh vừa du lịch tự túc từ Đài Loan về, có em mỗi năm đến kỳ nghỉ hè đều đi Disneyland Hong Kong, có em khác đã từng theo bố mẹ đi du lịch vòng quanh châu Âu.
Tiểu Chi đứng ở cuối tàu, tách ra khỏi đám đông, nhìn về phía Tư Vọng đứng cách đó hơn mười mét. Cậu nằm bò ra lan can ngắm dòng nước cuồn cuộn chảy. Vô số hải âu chao liệng bên người. Bốn bề xung quanh nồng đượm mùi muối mặn, cậu vươn tay ra che mắt, sau lưng lại nổi lên tiếng thì thào của đám bạn học: “Đồ dở hơi!”
Tư Vọng tách mình ra khỏi các bạn, đến bên cạnh bóng dáng cô độc của Tiểu Chi. Dưới ánh mặt trời, gương mặt trắng sứ của cô lấp lánh, bất chợt khiến cho các cô giáo khác phải cảm thán thời gian sao quá vô tình.
“Lần đầu tiên em thấy biển có phải không?”
Cô vô thức hỏi khẽ, ánh mắt vẫn dính chặt vào làn nước biển đục ngầu.
“Đúng vậy, em giống như ếch ngồi đáy giếng vậy, mười bảy năm nay chưa từng rời khỏi thành phố này, cũng chưa từng cảm thấy có gì phải tiếc nuối - có lẽ ý nghĩa của du lịch chẳng qua chỉ là thêm một kiểu sống vào nếp sống bình dị thường nhật mà thôi. Nhưng với người vẫn còn mang theo ký ức của kiếp trước như em, thì đã trải qua hai cuộc đời, cũng coi như là một cuộc du lịch lâu dài.”
Tiểu Chi hơi phản cảm với những lời nói ra vẻ bí ẩn huyễn hoặc này, cô không nói tiếng nào quay đầu bỏ đi. Vài tiếng sau, du thuyền cập bến hải đảo. Đó là một hòn đảo nhỏ đầy những làng chài cùng với một rặng núi cao và bãi cát trắng muốt. Thầy và trò trọ tại nhà của các ngư dân. Thầy chủ nhiệm Trương Minh Trùng dẫn đầu đội ngũ, con người đam mê nhiếp ảnh ấy lia ống kính kỹ thuật số bấm chụp lia lịa, hầu như học sinh nào cũng phải rơi vào ống kính của thầy, chỉ trừ Tư Vọng.
Thầy An dạy chính trị cứ như ruồi bâu chặt lấy Âu Dương Tiểu Chi, còn cô thì vì phép lịch sự, cứ trả lời câu được câu chăng. Hiếm khi thấy cô mặc chiếc váy hoa, gió biển thổi tung làn váy làm lộ ra đôi chân thon dài trắng muốt khiến cho đám nam sinh phải lén nhìn, còn tụi nữ sinh thì lộ ra ánh mắt ghen tị.
Chương trình du lịch hải đảo quanh đi quẩn lại cũng chỉ có vậy. Dù có biết bơi hay không thì đám học trò cũng đều hớn hở mang đồ bơi xuống biển. Sau một quá trình rèn luyện thân thể và cơ bắp, Tư Vọng trở nên nổi bật hơn cả dưới ánh mặt trời, khiến cho đám nam sinh gầy guộc yếu ớt phải xấu hổ, nữ sinh lớp khác đều đến bắt chuyện, nhưng cậu lạnh lùng từ chối tất cả, một mình tìm vỏ sò trên bãi cát, đặt con ốc biển mà tương truyền có thể qua nó nghe được tiếng sóng lên vành tai. Tiểu Chi không mang đồ bơi theo, chỉ ngồi trò chuyện với mấy cô giáo khác làm bao người cảm thấy tiếc rẻ. Gió chiều trên đảo thổi mát lạnh, quét đi khí nóng oi ả ban ngày, nhiều người ăn hải sản xong bị đau bụng, kể cả Trương Minh Tùng và thầy giáo An, hầu hết đều nằm bẹp trong phòng không chịu ra ngoài hoặc túm năm tụm ba chơi bài ba cây.
Tiểu Chi hầu như không ăn gì cả, một mình dạo bước trong thôn chài, xuyên qua những ngóc ngách vắng người rồi chui qua bụi cây rậm rạp đi ra biển.
Trên biển mọc trăng vàng.
Cảnh tượng ấy khiến người ta mãi mãi chẳng thể quên, cô ngồi trên bãi cát, ngước mắt lên nhìn biển trời xanh thẫm và vầng trăng vàng tròn vành vạnh.
Bỗng nhiên có người từ phía sau ôm chặt lấy eo cô, Tiểu Chi gào thét giãy giụa, lại có một cánh tay khác mò lên. Cô dồn hết sức chống cự, thì ra là lũ lưu manh bờ biển, có vẻ không phải là dân chài địa phương.
“Buông cô ấy ra!”
Một thiếu niên lao ra từ phía bụi cây, mặt trăng rọi sáng gương mặt Tư Vọng, Tiểu Chi nhào tới bên cạnh cậu: “Cứu tôi với!”
Đối phương là bốn gã đàn ông, chúng cảnh cáo cậu đừng chuốc họa vào thân. Tư Vọng chẳng nói chẳng rằng tập tức ra tay, mấy gã khốn kiếp máu be bét. Tiểu Chi lo lắng cậu có một mình sẽ yếu thế, cô hét lên kêu cứu khắp nơi, nhưng bãi biển về đêm không một bóng người, tiếng thét của cô bị nhấn chìm giữa muôn vàn ngọn sóng.
Năm phút sau, đã có hai tên nằm sõng xoài trên đất, hai tên còn lại chân nam đá chân chiêu bỏ chạy. Tư Vọng kéo tay cô: “Chạy mau!”
Cô dám khẳng định đám khốn nạn ấy chạy đi gọi đồng bọn, ai mà biết được chúng sẽ kéo đến bao nhiêu tên?
Gió biển ào ạt thổi giữa đêm đen, làn tóc và tà váy cô tung bay như đóa hoa nở rộ giữa biển trời. Cô chỉ chạy được vài bước là hụt hơi, Tư Vọng gần như phải dìu cô lên một mỏm núi, lần đầu tiên cổ tay cô bị nắm đến đỏ rực.
Cuối cùng họ cũng chạy tới phía bên kia hòn đảo, nơi có bãi cát hoang chưa người khai thác, sẽ chẳng có kẻ nào đuổi tới nơi này.
Ánh trăng dõi theo bóng họ, nước biển dâng lên mỗi lúc một cao, những ngọn sóng bạc đầu nghịch ngợm nhấn chìm bàn chân hai người, té lên ướt vạt váy cô. Trán và cánh tay Tư Vọng đang chảy máu, từng giọt từng giọt nhỏ tí tách xuống bãi cát dưới chân, dẫu vậy, cậu vẫn thẳng lưng đứng vững trước mặt cô. Cô cúi đầu thở dốc, mơ hồ nói một tiếng: “Cảm ơn!”
“Tại sao lại một mình ra đó?”
“Ở trong phòng bí bách quá, tôi muốn được một mình nghe tiếng biển.”
“Nghe tiếng biển?”
“Đúng thế, tôi đã nghe thấy rồi đấy.”
Tiểu Chi nhắm mắt lại lắng tai nghe, Tư Vọng xích lại gần cô, chỉ còn vài cen-ti-mét nữa thôi là đã có thể hôn lên đôi môi của cô rồi.
Cô đột ngột lùi lại nửa bước, kiểm tra vết thương của cậu: “Tư Vọng, nghe lời cô, em không nên đánh nhau nữa.”
Những ngón tay thon dài lướt qua vầng trán vương đầy máu nóng của cậu thiếu niên mười bảy bỏng rát. Dưới ánh trăng biển, gương mặt cô cũng tỏa ra ánh sáng khiến người ta chói mắt.
“Hoa nở khuyên người nhanh tay hái, đừng chờ hoa hết bẻ cành không.”
Tư Vọng khẽ lẩm nhẩm hai câu ấy, khiến cô nhớ lại một đêm xuân đầy đom đóm năm 1995, cô sánh vai dạo bước cùng thầy Thân Minh trên cánh đồng hoang đường Nam Minh, cũng khẽ khàng đọc “Áo kim tuyến” của Đỗ Thu Nương. Khi ấy, Âu Dương Tiểu Chi cả ngày mặt ủ mày chau, trong trường lại rộ lên tin đồn mới, giờ nghỉ trưa nữ sinh rỉ tai nhau, nam sinh ăn cơm trong nhà ăn cũng nghe thấy - rằng bố của Âu Dương Tiểu Chi không phải liệt sĩ gì cả, năm đó trong trận đánh trên vùng rừng núi, ông ta đào ngũ, bị sư trưởng dùng súng bắn chết, danh hiệu liệt sĩ chẳng qua là dùng tiền mua được. Còn mẹ cô là bà góa thường xuyên ra ngoài quyến rũ đàn ông...
Tiểu Chi vốn không phải đứa trẻ mồm mép, rất ít khi tám chuyện lăng nhăng, “chúng khẩu đồng từ ông sư cũng chết”. Cho dù cô có lấy chứng nhận liệt sĩ của bố cô ra cho họ xem cũng sẽ bị cho là đồ giả. Trừ bạn cùng bàn Liễu Mạn, trong lớp chẳng có nữ sinh nào chịu chơi với cô, nam sinh thì vẫn thường xuyên giúp đỡ lấy lòng cô, nhưng phản ứng của cô lạnh nhạt vẫn hoàn lạnh nhạt.
Ban đầu cô cũng là học sinh của một trường cấp 3 trọng điểm trong thành phố, nhưng môi trường đô thị phức tạp, thường xuyên có những gã lưu manh trẻ tuổi đứng ở cổng trường đợi cô, thậm chí đánh nhau vì cô. Trường học trở thành chốn thị phi, phụ huynh phản ánh bất bình, muốn nữ sinh này nhanh chóng chuyển đi, trong đó có một vị là lãnh đạo thành phố. Trường học phải chịu áp lực đáp ứng những yêu cầu quá đáng này, Tiểu Chi bị sắp xếp cho chuyển đến trường cấp 3 Nam Minh ở khu ngoại ô heo hút, đến đây cô mới có thể trốn xa khỏi lũ lưu manh ở trung tâm thành phố. Xung quanh một nữ sinh xinh đẹp bao giờ cũng đầy những lời ong tiếng ve, lời ra tiếng vào, cứ như mật ít mà ruồi thì nhiều vậy, những lời ấy đã trở thành sự bôi nhọ sỉ nhục, mưa dầm thấm lâu, giả cũng thành thật.
Ngày 23 tháng 8 năm 2012, ngày mùng bảy tháng bảy âm lịch, trên cô đảo nhỏ bé giữa muôn trùng sóng biển, bờ biển trải dài ngút ngàn khiến tầm mắt Âu Dương Tiểu Chi mơ hồ, cô vươn tay giữ phía nếp nhăn trên khóe mắt: “Xin lỗi, tôi hơi hoảng loạn... em không phải là anh ấy.”
Gió thổi mái tóc cô bay tán loạn, cô quay đầu để học sinh không thấy mình rơi lệ.
Tư Vọng vươn đôi tay đầy máu nóng sau trận ẩu đả đỡ lấy gương mặt cô, quay mặt cô về phía mình. Vết máu trên đầu ngón tay vẫn chưa khô, vài giọt dính vào cằm cô tựa như hoa mai nở rực giữa nền tuyết trắng xóa.
“Tiểu Chi, nhìn tôi này.”
Sóng biển khóc thất thanh, lệ ướt chảy vào khóe môi người con gái xinh đẹp, cô ghé sát vào tai chàng thiếu niên, hơi thở tựa hương lan: “Đưa tôi về đi, nếu có người hỏi vết thương trên đầu em, cứ nói là bị cành cây quệt rách da thôi nhé.”
Sững sờ một lúc rất lâu rồi ngón tay Tư Vọng mới từ gương mặt cô trượt xuống, đồng thời cũng giúp cô lau đi vệt máu đọng. Đêm nay Tiểu Chi ngủ cùng phòng với các giáo viên nữ khác, cô lặng nghe từng đợt sóng biển vỗ về bờ cát, tự đáy lòng cô thầm nhủ: “Anh ấy đã chết rồi...”
Trường học tổ chức du lịch mùa hè dành riêng cho học sinh sắp lên lớp 11, nơi đến là một hòn đảo gần đó, đồng thời cũng là một khu du lịch nghỉ mát nổi tiếng. Trên đường đến hơi tập hợp, Tiểu Chi gặp một đoàn biểu tình chống hàng Nhật, tất cả đều treo khẩu hiệu: “Bảo vệ đảo Điếu Ngư”, xe taxi bị tắc nghẽn không đi tiếp được, đành tắt máy dừng lại trước ngã tư ào ạt người biểu tình. Có chàng thanh niên có vẻ là sinh viên đại học dán ngay một tấm biểu ngữ chống hàng Nhật trên cửa kính xe taxi. Cô lại nhớ đến thầy Thân Minh mười bảy năm trước, thỉnh thoảng khi nói về lịch sử Trung Quốc đương đại, thầy cũng rất nhiệt tình bày tỏ lòng yêu nước, có hôm còn lĩnh xướng cho cả lớp hát bài “Phong thái hiên ngang nhuộm máu đào”.
Phút cuối, cô lao ra đường.
Ngày nóng nực nhất của năm 2012, cả khóa học sinh gồm bốn lớp, hơn một trăm người gồm cả giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên chính khác cùng nhau bước lên du thuyền. Lần tham quan này học sinh phải tự trả chi phí, nhưng đám trẻ tiêu tiền của bố mẹ thì nào có tiếc bao giờ, chúng tụ tập lại, hào hứng trò chuyện trên trời dưới biển, chia sẻ kinh nghiệm du lịch với nhau. Có học sinh vừa du lịch tự túc từ Đài Loan về, có em mỗi năm đến kỳ nghỉ hè đều đi Disneyland Hong Kong, có em khác đã từng theo bố mẹ đi du lịch vòng quanh châu Âu.
Tiểu Chi đứng ở cuối tàu, tách ra khỏi đám đông, nhìn về phía Tư Vọng đứng cách đó hơn mười mét. Cậu nằm bò ra lan can ngắm dòng nước cuồn cuộn chảy. Vô số hải âu chao liệng bên người. Bốn bề xung quanh nồng đượm mùi muối mặn, cậu vươn tay ra che mắt, sau lưng lại nổi lên tiếng thì thào của đám bạn học: “Đồ dở hơi!”
Tư Vọng tách mình ra khỏi các bạn, đến bên cạnh bóng dáng cô độc của Tiểu Chi. Dưới ánh mặt trời, gương mặt trắng sứ của cô lấp lánh, bất chợt khiến cho các cô giáo khác phải cảm thán thời gian sao quá vô tình.
“Lần đầu tiên em thấy biển có phải không?”
Cô vô thức hỏi khẽ, ánh mắt vẫn dính chặt vào làn nước biển đục ngầu.
“Đúng vậy, em giống như ếch ngồi đáy giếng vậy, mười bảy năm nay chưa từng rời khỏi thành phố này, cũng chưa từng cảm thấy có gì phải tiếc nuối - có lẽ ý nghĩa của du lịch chẳng qua chỉ là thêm một kiểu sống vào nếp sống bình dị thường nhật mà thôi. Nhưng với người vẫn còn mang theo ký ức của kiếp trước như em, thì đã trải qua hai cuộc đời, cũng coi như là một cuộc du lịch lâu dài.”
Tiểu Chi hơi phản cảm với những lời nói ra vẻ bí ẩn huyễn hoặc này, cô không nói tiếng nào quay đầu bỏ đi. Vài tiếng sau, du thuyền cập bến hải đảo. Đó là một hòn đảo nhỏ đầy những làng chài cùng với một rặng núi cao và bãi cát trắng muốt. Thầy và trò trọ tại nhà của các ngư dân. Thầy chủ nhiệm Trương Minh Trùng dẫn đầu đội ngũ, con người đam mê nhiếp ảnh ấy lia ống kính kỹ thuật số bấm chụp lia lịa, hầu như học sinh nào cũng phải rơi vào ống kính của thầy, chỉ trừ Tư Vọng.
Thầy An dạy chính trị cứ như ruồi bâu chặt lấy Âu Dương Tiểu Chi, còn cô thì vì phép lịch sự, cứ trả lời câu được câu chăng. Hiếm khi thấy cô mặc chiếc váy hoa, gió biển thổi tung làn váy làm lộ ra đôi chân thon dài trắng muốt khiến cho đám nam sinh phải lén nhìn, còn tụi nữ sinh thì lộ ra ánh mắt ghen tị.
Chương trình du lịch hải đảo quanh đi quẩn lại cũng chỉ có vậy. Dù có biết bơi hay không thì đám học trò cũng đều hớn hở mang đồ bơi xuống biển. Sau một quá trình rèn luyện thân thể và cơ bắp, Tư Vọng trở nên nổi bật hơn cả dưới ánh mặt trời, khiến cho đám nam sinh gầy guộc yếu ớt phải xấu hổ, nữ sinh lớp khác đều đến bắt chuyện, nhưng cậu lạnh lùng từ chối tất cả, một mình tìm vỏ sò trên bãi cát, đặt con ốc biển mà tương truyền có thể qua nó nghe được tiếng sóng lên vành tai. Tiểu Chi không mang đồ bơi theo, chỉ ngồi trò chuyện với mấy cô giáo khác làm bao người cảm thấy tiếc rẻ. Gió chiều trên đảo thổi mát lạnh, quét đi khí nóng oi ả ban ngày, nhiều người ăn hải sản xong bị đau bụng, kể cả Trương Minh Tùng và thầy giáo An, hầu hết đều nằm bẹp trong phòng không chịu ra ngoài hoặc túm năm tụm ba chơi bài ba cây.
Tiểu Chi hầu như không ăn gì cả, một mình dạo bước trong thôn chài, xuyên qua những ngóc ngách vắng người rồi chui qua bụi cây rậm rạp đi ra biển.
Trên biển mọc trăng vàng.
Cảnh tượng ấy khiến người ta mãi mãi chẳng thể quên, cô ngồi trên bãi cát, ngước mắt lên nhìn biển trời xanh thẫm và vầng trăng vàng tròn vành vạnh.
Bỗng nhiên có người từ phía sau ôm chặt lấy eo cô, Tiểu Chi gào thét giãy giụa, lại có một cánh tay khác mò lên. Cô dồn hết sức chống cự, thì ra là lũ lưu manh bờ biển, có vẻ không phải là dân chài địa phương.
“Buông cô ấy ra!”
Một thiếu niên lao ra từ phía bụi cây, mặt trăng rọi sáng gương mặt Tư Vọng, Tiểu Chi nhào tới bên cạnh cậu: “Cứu tôi với!”
Đối phương là bốn gã đàn ông, chúng cảnh cáo cậu đừng chuốc họa vào thân. Tư Vọng chẳng nói chẳng rằng tập tức ra tay, mấy gã khốn kiếp máu be bét. Tiểu Chi lo lắng cậu có một mình sẽ yếu thế, cô hét lên kêu cứu khắp nơi, nhưng bãi biển về đêm không một bóng người, tiếng thét của cô bị nhấn chìm giữa muôn vàn ngọn sóng.
Năm phút sau, đã có hai tên nằm sõng xoài trên đất, hai tên còn lại chân nam đá chân chiêu bỏ chạy. Tư Vọng kéo tay cô: “Chạy mau!”
Cô dám khẳng định đám khốn nạn ấy chạy đi gọi đồng bọn, ai mà biết được chúng sẽ kéo đến bao nhiêu tên?
Gió biển ào ạt thổi giữa đêm đen, làn tóc và tà váy cô tung bay như đóa hoa nở rộ giữa biển trời. Cô chỉ chạy được vài bước là hụt hơi, Tư Vọng gần như phải dìu cô lên một mỏm núi, lần đầu tiên cổ tay cô bị nắm đến đỏ rực.
Cuối cùng họ cũng chạy tới phía bên kia hòn đảo, nơi có bãi cát hoang chưa người khai thác, sẽ chẳng có kẻ nào đuổi tới nơi này.
Ánh trăng dõi theo bóng họ, nước biển dâng lên mỗi lúc một cao, những ngọn sóng bạc đầu nghịch ngợm nhấn chìm bàn chân hai người, té lên ướt vạt váy cô. Trán và cánh tay Tư Vọng đang chảy máu, từng giọt từng giọt nhỏ tí tách xuống bãi cát dưới chân, dẫu vậy, cậu vẫn thẳng lưng đứng vững trước mặt cô. Cô cúi đầu thở dốc, mơ hồ nói một tiếng: “Cảm ơn!”
“Tại sao lại một mình ra đó?”
“Ở trong phòng bí bách quá, tôi muốn được một mình nghe tiếng biển.”
“Nghe tiếng biển?”
“Đúng thế, tôi đã nghe thấy rồi đấy.”
Tiểu Chi nhắm mắt lại lắng tai nghe, Tư Vọng xích lại gần cô, chỉ còn vài cen-ti-mét nữa thôi là đã có thể hôn lên đôi môi của cô rồi.
Cô đột ngột lùi lại nửa bước, kiểm tra vết thương của cậu: “Tư Vọng, nghe lời cô, em không nên đánh nhau nữa.”
Những ngón tay thon dài lướt qua vầng trán vương đầy máu nóng của cậu thiếu niên mười bảy bỏng rát. Dưới ánh trăng biển, gương mặt cô cũng tỏa ra ánh sáng khiến người ta chói mắt.
“Hoa nở khuyên người nhanh tay hái, đừng chờ hoa hết bẻ cành không.”
Tư Vọng khẽ lẩm nhẩm hai câu ấy, khiến cô nhớ lại một đêm xuân đầy đom đóm năm 1995, cô sánh vai dạo bước cùng thầy Thân Minh trên cánh đồng hoang đường Nam Minh, cũng khẽ khàng đọc “Áo kim tuyến” của Đỗ Thu Nương. Khi ấy, Âu Dương Tiểu Chi cả ngày mặt ủ mày chau, trong trường lại rộ lên tin đồn mới, giờ nghỉ trưa nữ sinh rỉ tai nhau, nam sinh ăn cơm trong nhà ăn cũng nghe thấy - rằng bố của Âu Dương Tiểu Chi không phải liệt sĩ gì cả, năm đó trong trận đánh trên vùng rừng núi, ông ta đào ngũ, bị sư trưởng dùng súng bắn chết, danh hiệu liệt sĩ chẳng qua là dùng tiền mua được. Còn mẹ cô là bà góa thường xuyên ra ngoài quyến rũ đàn ông...
Tiểu Chi vốn không phải đứa trẻ mồm mép, rất ít khi tám chuyện lăng nhăng, “chúng khẩu đồng từ ông sư cũng chết”. Cho dù cô có lấy chứng nhận liệt sĩ của bố cô ra cho họ xem cũng sẽ bị cho là đồ giả. Trừ bạn cùng bàn Liễu Mạn, trong lớp chẳng có nữ sinh nào chịu chơi với cô, nam sinh thì vẫn thường xuyên giúp đỡ lấy lòng cô, nhưng phản ứng của cô lạnh nhạt vẫn hoàn lạnh nhạt.
Ban đầu cô cũng là học sinh của một trường cấp 3 trọng điểm trong thành phố, nhưng môi trường đô thị phức tạp, thường xuyên có những gã lưu manh trẻ tuổi đứng ở cổng trường đợi cô, thậm chí đánh nhau vì cô. Trường học trở thành chốn thị phi, phụ huynh phản ánh bất bình, muốn nữ sinh này nhanh chóng chuyển đi, trong đó có một vị là lãnh đạo thành phố. Trường học phải chịu áp lực đáp ứng những yêu cầu quá đáng này, Tiểu Chi bị sắp xếp cho chuyển đến trường cấp 3 Nam Minh ở khu ngoại ô heo hút, đến đây cô mới có thể trốn xa khỏi lũ lưu manh ở trung tâm thành phố. Xung quanh một nữ sinh xinh đẹp bao giờ cũng đầy những lời ong tiếng ve, lời ra tiếng vào, cứ như mật ít mà ruồi thì nhiều vậy, những lời ấy đã trở thành sự bôi nhọ sỉ nhục, mưa dầm thấm lâu, giả cũng thành thật.
Ngày 23 tháng 8 năm 2012, ngày mùng bảy tháng bảy âm lịch, trên cô đảo nhỏ bé giữa muôn trùng sóng biển, bờ biển trải dài ngút ngàn khiến tầm mắt Âu Dương Tiểu Chi mơ hồ, cô vươn tay giữ phía nếp nhăn trên khóe mắt: “Xin lỗi, tôi hơi hoảng loạn... em không phải là anh ấy.”
Gió thổi mái tóc cô bay tán loạn, cô quay đầu để học sinh không thấy mình rơi lệ.
Tư Vọng vươn đôi tay đầy máu nóng sau trận ẩu đả đỡ lấy gương mặt cô, quay mặt cô về phía mình. Vết máu trên đầu ngón tay vẫn chưa khô, vài giọt dính vào cằm cô tựa như hoa mai nở rực giữa nền tuyết trắng xóa.
“Tiểu Chi, nhìn tôi này.”
Sóng biển khóc thất thanh, lệ ướt chảy vào khóe môi người con gái xinh đẹp, cô ghé sát vào tai chàng thiếu niên, hơi thở tựa hương lan: “Đưa tôi về đi, nếu có người hỏi vết thương trên đầu em, cứ nói là bị cành cây quệt rách da thôi nhé.”
Sững sờ một lúc rất lâu rồi ngón tay Tư Vọng mới từ gương mặt cô trượt xuống, đồng thời cũng giúp cô lau đi vệt máu đọng. Đêm nay Tiểu Chi ngủ cùng phòng với các giáo viên nữ khác, cô lặng nghe từng đợt sóng biển vỗ về bờ cát, tự đáy lòng cô thầm nhủ: “Anh ấy đã chết rồi...”