Ông sâu rượu không có ở nhà, mà đang ở nhà bà góa Lý.
Lão không phải đến để dụ dỗ bà góa nhà người ta, mà là tới nhà bà góa Lý để kiếm rượu. Trong tay bà góa Lý có một môn tuyệt học, đó là rượu ngâm ô mai. Điều này đã khiến cho bà trở thành nhà giàu nổi danh trong thôn, tài sản cá nhân dường như đã có…hơn ngàn đồng?
Tất nhiên, đối với thôn dân nơi đây thì có thứ tiền cũng không thể mua được. Tiền đối với họ chỉ có một mục đích duy nhất, đó là…chuyển ra ngoài, đi tới nội thành.
Tất nhiên, cách mà lão kiếm rượu cũng hơi đặc biệt.
- Chị Lý, cho tôi thêm hai lít đi. Hai lít thôi.
Lão già mặt mũi đầy vẻ cầu khẩn, đôi mắt đục mờ trợn trừng lên nhìn về phía bà góa Lý, dù bà ta chẳng xinh đẹp chút nào.
- Ông sâu rượu, không phải là tôi là người keo kiệt, mà là ông nói lời lại không giữ lấy lời. Ông ngẫm lại coi, câu này ông nói bao nhiêu năm rồi? Mỗi lần đều chỉ biết nói mỗi câu này….
Thân hình to lớn của Bà góa Lý ngăn ở cửa sân nhỏ, không cho ông sâu rượu mò vào.
Đường Trọng xấu hổ nhìn Tô Sơn mà giải thích:
- Cô nghe thấy chứ, đàn ông Đường gia chúng tôi mới đáng là đàn ông, một câu nói mà bao nhiêu năm cũng không hề thay đổi.
- Anh có phải đàn ông Đường gia không?
Tô Sơn hỏi lại.
- Tất nhiên là có.
- Nếu như vậy thì câu nói đó của anh không hề có sức thuyết phục.
- ……………..
Lão già nghe vậy mà sắc mặt cũng không hề thay đổi, không chịu bỏ cuộc, vẻ mặt đau khổ tiếp tục lải nhải:
- Không phải là tôi không muốn thay đổi cách nói, mà là tôi không nghĩ ra được câu nào khác, ký sổ chính là ký sổ, nói gì cũng đâu có thể nào thay đổi được việc tôi thiếu tiền bà đâu.
Bà góa Lý mang dáng vóc đàn ông, người cũng hơi cơ bắp, đứng trước mặt lão già còn cao hơn lão một cái đầu.
Trên mặt bà lộ ra vẻ không kiên nhẫn, phất phất tay nói:
- Không được, không được, ông có biết là nợ tôi bao nhiêu rồi không? Hôm nay ông chủ động nhắc tới thì được, chúng ta hôm nay sẽ tính toán hết một lần, dù sao thì cũng đang rảnh rỗi mà…
- Aa, tính sổ?
Lão già vỗ vỗ đầu, giống như là nhớ ra cái gì đó, lo lắng nói:
- Bà xem tôi đãng trí chưa này, còn đang nấu cơm độn khoại nữa, tôi phải về nhanh để trông mới được. Bằng không thì chút nữa cơm nước sẽ tung tóe be bét cho xem.
Nói xong, lão ta xoay người rời đi.
Chân của lão dường như bị thương, đi đường vẫn luôn tập tà tập tễnh. Sau khi nhìn thấy Đường Trọng và Tô Sơn, lão hơi sững người chút, rồi quay ngay người lại, hét lên:
- Chị Lý, có khách nè. Khách quý đó.
Lão thấy hai người đứng ở cổng nhà bà góa Lý nên tưởng là họ đến tìm bà ta.
- Ông sâu rượu, họ tới là tìm ông đó.
Một cô bé lên tiếng nói.
Ông sâu rượu liền dừng lại, vẻ mặt kinh ngạc quay người nhìn về phía Đường Trọng và Tô Sơn.
Hai hốc mắt Đường Trọng đỏ lên, kích động bước tới, giọng run run nói:
- Ông nội, là con đây.
- Mang rượu tới không?
- …………….
Trong tim Đường Trọng cứ như bị nghìn vạn con ngựa chạy qua lại như điên. Hắn như rừng cây trong cơn gió, đứng dưới ánh dương mà run rẩy không ngừng.
Vành mắt hắn đỏ hẳn lên, từng giọt nước lăn dài trên má, đưa tay cầm chặt lấy bàn tay khô gầy to lớn của lão già, gật đầu nói:
- Có mang theo.
- Cháu trai ngoan.
Lão cũng nắm chặt tay hắn.
- Ông nội tốt.
Tô Sơn thì thấy chính mình sắp không chịu nổi nữa rồi.
Cùng nhau bước đi, Đường Trọng đã từng tưởng tượng qua bao nhiêu lần gặp mặt ông nội. Thậm chí khi còn đóng phim, hắn còn cho thiết kế một số cảnh về đề tài này.
Ví dụ như một khung cảnh lãng mạn, tuyệt đẹp:
Mặt trời chiều ngả về phía tây, toàn bộ cánh rừng đều được quét lên một ánh sáng màu đỏ, một ông già thân thể cao lớn đang chăn dê nơi sườn núi.
Đường Trọng đi từ xa tới, hắn nhìn thấy ông già, ông già cũng thấy hắn.
Vừa nhìn hắn đã nhận ngay ra ông nội của mình, ông già cũng vậy, nhận ngay ra hắn là cháu trai của ông ta.
- Ông nội, chúng ta về nhà thôi.
Hắn chủ động nói.
- Về nhà, cháu trai.
Ông già trả lời.
Vì vậy bóng lưng hai người một già một trẻ hướng về phía thôn xóm nơi xa kia mà bước tới. Tất nhiên cả hai cũng không quên đưa đám dê đang chăn kia quay về.
Ví dụ khung cảnh dã man bạo lực:
- Này lão già kia, đừng có mà rượu mời không uống lại thích uống rượu phạt hả, mau đưa cháu gái lão ra đây.
Lưu manh ác bá trong thôn hăm dọa.
- Tôi không có cháu gái.
- À, coi như được rồi. Vậy lão mau đem cái ghế gỗ hoa lê quý giá giấu trong nhà ra đây cho tôi. Đừng có nói là lão không có. Ngay cả dưới mông lão có cái gì, tôi cũng thấy được đó.
Ác bá rất thông minh, ánh mắt cũng rất tốt, không hề bị cận thị.
- Đây là ghế tổ truyền của Đường gia chúng ta (còn vì sao đồ vật tổ truyền nhà họ Đường là cái ghế ư? Hỏi tôi, tôi hỏi ai cơ chứ). Ghế còn thì người còn, ghế mất thì người cũng chết. Muốn lấy nó đi thì phải bước qua xác của lão đây đã…
- Cái già không chịu chết này, lão cho rằng chúng tôi không dám làm gì lão à?
Ác bá vung tay lên hô:
- Các anh em, ra tayđê.
Vì vậy, một đám tiểu lưu manh hét lớn phóng tới chỗ ông lão.
- Dừng tay.
Tiếng quát của một người đàn ông truyền tới.
Đương nhiên, đây là lúc nhân vật nam chính Đường Trọng của chúng ta ra sân.
Ác bá thấy có người quấy rối, liền mở miệng mắng:
- Mày là thằng cháu nội ở đâu đến? Dám làm hỏng chuyện tốt của ông nội mày đây.
- Tôi là cháu của ông ấy.
Hắn chỉ vào ông già đang ngồi ngay ngắn trên ghế.
- Tao đếch cần biết mày là ai cháu trai, tao đánh cho mày biến thành cháu trai tao.
Ác bá rất hung hăng càn quấy kêu gào.
Bốp chát bịch bịch bịch ——
Sau một phen luận bàn quyền cước, mấy tên ác bá quỳ trên mặt đất kêu rên.
- Ông nội, ông nội à, hãy tha cho đứa cháu trai không nên thân này. Tôi sai rồi, tôi không dám nữa, cái ghế hoa lên này tôi cũng không cần nữa….
- Cút đi.
Đường Trọng mắng.
Vì thế mấy tên ác bá lưu manh kia liền cúp đuôi chạy mất.
Đường Trọng quỳ xuống nghe “Phịch” một cái trước mặt ông già, sau đó dập đầu ba cái liền với ông, đầu ngẩng lên bốn mươi lăm độ, lệ rơi đầy mặt mà nói với ông già:
- Ông nội, cháu trai bất hiếu tới thăm ông đây.
Tất nhiên còn có cách khung cảnh khác như hoang đường, kịch tính, giang hồ báo thù, luân lý vô thường….
Thế nhưng, tuyệt đối không hề có cái cảnh “thích rượu như mạng” này.
Ông già ôm hai bình Mao Đài, vui vẻ dẫn đường phía trước, Đường Trọng và Tô Sơn chết lặng cất bước theo sau.
- Nhất định là có chuyện gì đó nhầm lẫn ở đây.
Đường Trọng nói.
- Thế thì xác định lại đi.
Tô Sơn gật gật đầu.
Vì vậy, Đường Trọng đi mau vài bước đuổi theo, cười ha hả nói:
- Ông à…
- Không phải lúc nãy cậu gọi tôi là ông nội sao?
- Đúng thế, ờ, cho tôi xác nhận lại chút đã, nếu nhận lầm không phải sẽ khiến cho ông tức giận hay sao? Ông à, ông họ gì?
- Họ Lão, ờ không, họ Đường.
- Vậy năm nay ông bao nhiêu?
- Bao nhiêu có phải là hỏi tuổi của lão không?
- Đúng thế đó, ông thực là văn hóa nha.
- 65.
Đường Trọng nhẩm tính ngón tay tới tận hai lần rồi mới hỏi tiếp:
- Ông có phải có một đứa con trai hay không?
- Con trai?
Ông già ngẩn ngơ một chút.
- Nói nhảm. Không có con trai thì móc đâu ra cháu trai chứ?
- Không phải, ý tôi muốn hỏi….con trai ông có phải gọi là Đường Sơn hay không?
- Đúng thế. Chính là lão đặt tên cho nó đó. Nó còn có một cái nhũ danh là Cẩu Oa Tử nữa. Cái tên ti tiện những mà dễ nuôi a.
- ……………..
Khuôn mặt Đường Trọng khẽ co giật không ngừng
Lặng lẽ quay đầu lại nhìn về phía Tô Sơn, mặt cô cũng co giật không kém.
Nhưng mà mặt Đường Trọng co rút còn kinh khủng hơn.
- Con của ông bây giờ đang ở chỗ nào?
Đường Trọng lo lắng hỏi lần nữa.
- Không biết."
Ông già ngẫm nghĩ, nói ra.
- Có khả năng còn sống, cũng có lẽ đã chết rồi. Ai mà biết được?
- Vậy năm hắn đó đi đâu vậy?
- Đi đâu hử, nó là cha mày mà còn không biết, chạy tới hỏi lão làm cái gì?
- Tôi…….
Ông già không thoải mái quay lại lườm Đường Trọng rồi hỏi:
- Rốt cục cậu có phải cháu lão không?
- Hẳn là đúng…
Đường Trọng có cảm giác muốn khóc rồi.
Ông già liền nở nụ cười rồi hỏi:
- Cháu tên gì?
- Đường Trọng.
- Là Cẩu Oa Tử đặt đúng không?
- Đúng thế.
- Thế tên ti tiện là gì?
- Tên ti tiện?
Chân Đường Trọng cũng bắt đầu co giật liên hồi, không chỉ thế mà toàn thân hắn cũng run run không ngừng:
- Cháu không có.
Ông già trừng mắt, tức giận nói:
- Cẩu Oa Tử làm cha thế à? Con cái quan trọng nhất là đặt tên để còn phòng trừ ma quỷ nữa chứ. May mắn là cháu không có việc gì, nếu xảy ra chuyện thì Đường gia không phải tuyệt tự sao, ông phải đánh gẫy cái chân chó của nó mới được.
- Dạ dạ phải.
Đường Trọng gật gù liên tục.
- Ông cần phải đánh gẫy chân chó của lão đi.
Nhưng trong lòng hắn thì lại đang thầm cảm tạ đất trời. May mắn là lão râu dài đã từ bỏ cái tập tục tốt đẹp nơi thôn quê này rồi, nếu mà hắn mang trên người cái tên “Cẩu Oa Tử Thặng Tử”, hay mấy cái tên giống thế thì hắn làm quái còn mặt mũi nào mà ra ngoài gặp người ta nữa chứ.
- Tên ti tiện thì cũng cần phải có một cái mới được.
Ông già nghiêng đầu suy nghĩ, như lão muốn tìm cho Đường Trọng một cái tên cho dễ nuôi.
- Cẩu Đản.
Tô Sơn nhỏ giọng nói.
- Đúng rồi.
Ông già vỗ mạnh lên bình rượu Mao Đài đang ôm. Sau đó lại lo lắng nhìn ngắm, sợ bị đập bể, ôm trong lòng càng thêm cẩn thận, hào hứng nói:
- Được, gọi là Cẩu Đản. Nghe rất là êm tai nha, mà lại dễ nhớ nữa. À, cháu vừa nói cháu gọi là gì ấy nhỉ?
- Đường Trọng.
Đường Trọng nhìn về phía Tô Sơn bằng một ánh mắt hình viên đạn, bởi hắn đang có ý muốn bóp chết cô rồi.
Mọi người cùng lăn lộn trong giang, tại sao lại có thể chọc loạn cho người ta một đao như thế chứ?
- Đường Trọng nè, về sau cháu gọi là Cẩu Đản nhá.
Ông già nhếch môi lên cười lớn:
- Đây là do ông đặt cho cháu đó, đừng có mà chê nó nha.
- Cháu đâu có chê.
Đường Trọng uất ức tới mức sắp khóc lên rồi.
- Đi nào, Cẩu Đản, chúng ta về nhà. Ở nhà còn có cơm khoai lang đó. Hai ông cháu chúng ta về làm chén rượu thôi.
- Vâng. Ông à, con trai ông có thực là Đường Sơn không? Đường trong “Đường Tăng”, Sơn trong “đi săn” đó? Năm nay bốn mươi mốt tuổi, mắt hai mí, rất là cao to, trên đầu còn có một vết sẹo, nghe nói khi bé bị lũ bạn dùng ná cao su bắn bị thương thì phải? Ông nghĩ kĩ lại xem sao?
Lão không phải đến để dụ dỗ bà góa nhà người ta, mà là tới nhà bà góa Lý để kiếm rượu. Trong tay bà góa Lý có một môn tuyệt học, đó là rượu ngâm ô mai. Điều này đã khiến cho bà trở thành nhà giàu nổi danh trong thôn, tài sản cá nhân dường như đã có…hơn ngàn đồng?
Tất nhiên, đối với thôn dân nơi đây thì có thứ tiền cũng không thể mua được. Tiền đối với họ chỉ có một mục đích duy nhất, đó là…chuyển ra ngoài, đi tới nội thành.
Tất nhiên, cách mà lão kiếm rượu cũng hơi đặc biệt.
- Chị Lý, cho tôi thêm hai lít đi. Hai lít thôi.
Lão già mặt mũi đầy vẻ cầu khẩn, đôi mắt đục mờ trợn trừng lên nhìn về phía bà góa Lý, dù bà ta chẳng xinh đẹp chút nào.
- Ông sâu rượu, không phải là tôi là người keo kiệt, mà là ông nói lời lại không giữ lấy lời. Ông ngẫm lại coi, câu này ông nói bao nhiêu năm rồi? Mỗi lần đều chỉ biết nói mỗi câu này….
Thân hình to lớn của Bà góa Lý ngăn ở cửa sân nhỏ, không cho ông sâu rượu mò vào.
Đường Trọng xấu hổ nhìn Tô Sơn mà giải thích:
- Cô nghe thấy chứ, đàn ông Đường gia chúng tôi mới đáng là đàn ông, một câu nói mà bao nhiêu năm cũng không hề thay đổi.
- Anh có phải đàn ông Đường gia không?
Tô Sơn hỏi lại.
- Tất nhiên là có.
- Nếu như vậy thì câu nói đó của anh không hề có sức thuyết phục.
- ……………..
Lão già nghe vậy mà sắc mặt cũng không hề thay đổi, không chịu bỏ cuộc, vẻ mặt đau khổ tiếp tục lải nhải:
- Không phải là tôi không muốn thay đổi cách nói, mà là tôi không nghĩ ra được câu nào khác, ký sổ chính là ký sổ, nói gì cũng đâu có thể nào thay đổi được việc tôi thiếu tiền bà đâu.
Bà góa Lý mang dáng vóc đàn ông, người cũng hơi cơ bắp, đứng trước mặt lão già còn cao hơn lão một cái đầu.
Trên mặt bà lộ ra vẻ không kiên nhẫn, phất phất tay nói:
- Không được, không được, ông có biết là nợ tôi bao nhiêu rồi không? Hôm nay ông chủ động nhắc tới thì được, chúng ta hôm nay sẽ tính toán hết một lần, dù sao thì cũng đang rảnh rỗi mà…
- Aa, tính sổ?
Lão già vỗ vỗ đầu, giống như là nhớ ra cái gì đó, lo lắng nói:
- Bà xem tôi đãng trí chưa này, còn đang nấu cơm độn khoại nữa, tôi phải về nhanh để trông mới được. Bằng không thì chút nữa cơm nước sẽ tung tóe be bét cho xem.
Nói xong, lão ta xoay người rời đi.
Chân của lão dường như bị thương, đi đường vẫn luôn tập tà tập tễnh. Sau khi nhìn thấy Đường Trọng và Tô Sơn, lão hơi sững người chút, rồi quay ngay người lại, hét lên:
- Chị Lý, có khách nè. Khách quý đó.
Lão thấy hai người đứng ở cổng nhà bà góa Lý nên tưởng là họ đến tìm bà ta.
- Ông sâu rượu, họ tới là tìm ông đó.
Một cô bé lên tiếng nói.
Ông sâu rượu liền dừng lại, vẻ mặt kinh ngạc quay người nhìn về phía Đường Trọng và Tô Sơn.
Hai hốc mắt Đường Trọng đỏ lên, kích động bước tới, giọng run run nói:
- Ông nội, là con đây.
- Mang rượu tới không?
- …………….
Trong tim Đường Trọng cứ như bị nghìn vạn con ngựa chạy qua lại như điên. Hắn như rừng cây trong cơn gió, đứng dưới ánh dương mà run rẩy không ngừng.
Vành mắt hắn đỏ hẳn lên, từng giọt nước lăn dài trên má, đưa tay cầm chặt lấy bàn tay khô gầy to lớn của lão già, gật đầu nói:
- Có mang theo.
- Cháu trai ngoan.
Lão cũng nắm chặt tay hắn.
- Ông nội tốt.
Tô Sơn thì thấy chính mình sắp không chịu nổi nữa rồi.
Cùng nhau bước đi, Đường Trọng đã từng tưởng tượng qua bao nhiêu lần gặp mặt ông nội. Thậm chí khi còn đóng phim, hắn còn cho thiết kế một số cảnh về đề tài này.
Ví dụ như một khung cảnh lãng mạn, tuyệt đẹp:
Mặt trời chiều ngả về phía tây, toàn bộ cánh rừng đều được quét lên một ánh sáng màu đỏ, một ông già thân thể cao lớn đang chăn dê nơi sườn núi.
Đường Trọng đi từ xa tới, hắn nhìn thấy ông già, ông già cũng thấy hắn.
Vừa nhìn hắn đã nhận ngay ra ông nội của mình, ông già cũng vậy, nhận ngay ra hắn là cháu trai của ông ta.
- Ông nội, chúng ta về nhà thôi.
Hắn chủ động nói.
- Về nhà, cháu trai.
Ông già trả lời.
Vì vậy bóng lưng hai người một già một trẻ hướng về phía thôn xóm nơi xa kia mà bước tới. Tất nhiên cả hai cũng không quên đưa đám dê đang chăn kia quay về.
Ví dụ khung cảnh dã man bạo lực:
- Này lão già kia, đừng có mà rượu mời không uống lại thích uống rượu phạt hả, mau đưa cháu gái lão ra đây.
Lưu manh ác bá trong thôn hăm dọa.
- Tôi không có cháu gái.
- À, coi như được rồi. Vậy lão mau đem cái ghế gỗ hoa lê quý giá giấu trong nhà ra đây cho tôi. Đừng có nói là lão không có. Ngay cả dưới mông lão có cái gì, tôi cũng thấy được đó.
Ác bá rất thông minh, ánh mắt cũng rất tốt, không hề bị cận thị.
- Đây là ghế tổ truyền của Đường gia chúng ta (còn vì sao đồ vật tổ truyền nhà họ Đường là cái ghế ư? Hỏi tôi, tôi hỏi ai cơ chứ). Ghế còn thì người còn, ghế mất thì người cũng chết. Muốn lấy nó đi thì phải bước qua xác của lão đây đã…
- Cái già không chịu chết này, lão cho rằng chúng tôi không dám làm gì lão à?
Ác bá vung tay lên hô:
- Các anh em, ra tayđê.
Vì vậy, một đám tiểu lưu manh hét lớn phóng tới chỗ ông lão.
- Dừng tay.
Tiếng quát của một người đàn ông truyền tới.
Đương nhiên, đây là lúc nhân vật nam chính Đường Trọng của chúng ta ra sân.
Ác bá thấy có người quấy rối, liền mở miệng mắng:
- Mày là thằng cháu nội ở đâu đến? Dám làm hỏng chuyện tốt của ông nội mày đây.
- Tôi là cháu của ông ấy.
Hắn chỉ vào ông già đang ngồi ngay ngắn trên ghế.
- Tao đếch cần biết mày là ai cháu trai, tao đánh cho mày biến thành cháu trai tao.
Ác bá rất hung hăng càn quấy kêu gào.
Bốp chát bịch bịch bịch ——
Sau một phen luận bàn quyền cước, mấy tên ác bá quỳ trên mặt đất kêu rên.
- Ông nội, ông nội à, hãy tha cho đứa cháu trai không nên thân này. Tôi sai rồi, tôi không dám nữa, cái ghế hoa lên này tôi cũng không cần nữa….
- Cút đi.
Đường Trọng mắng.
Vì thế mấy tên ác bá lưu manh kia liền cúp đuôi chạy mất.
Đường Trọng quỳ xuống nghe “Phịch” một cái trước mặt ông già, sau đó dập đầu ba cái liền với ông, đầu ngẩng lên bốn mươi lăm độ, lệ rơi đầy mặt mà nói với ông già:
- Ông nội, cháu trai bất hiếu tới thăm ông đây.
Tất nhiên còn có cách khung cảnh khác như hoang đường, kịch tính, giang hồ báo thù, luân lý vô thường….
Thế nhưng, tuyệt đối không hề có cái cảnh “thích rượu như mạng” này.
Ông già ôm hai bình Mao Đài, vui vẻ dẫn đường phía trước, Đường Trọng và Tô Sơn chết lặng cất bước theo sau.
- Nhất định là có chuyện gì đó nhầm lẫn ở đây.
Đường Trọng nói.
- Thế thì xác định lại đi.
Tô Sơn gật gật đầu.
Vì vậy, Đường Trọng đi mau vài bước đuổi theo, cười ha hả nói:
- Ông à…
- Không phải lúc nãy cậu gọi tôi là ông nội sao?
- Đúng thế, ờ, cho tôi xác nhận lại chút đã, nếu nhận lầm không phải sẽ khiến cho ông tức giận hay sao? Ông à, ông họ gì?
- Họ Lão, ờ không, họ Đường.
- Vậy năm nay ông bao nhiêu?
- Bao nhiêu có phải là hỏi tuổi của lão không?
- Đúng thế đó, ông thực là văn hóa nha.
- 65.
Đường Trọng nhẩm tính ngón tay tới tận hai lần rồi mới hỏi tiếp:
- Ông có phải có một đứa con trai hay không?
- Con trai?
Ông già ngẩn ngơ một chút.
- Nói nhảm. Không có con trai thì móc đâu ra cháu trai chứ?
- Không phải, ý tôi muốn hỏi….con trai ông có phải gọi là Đường Sơn hay không?
- Đúng thế. Chính là lão đặt tên cho nó đó. Nó còn có một cái nhũ danh là Cẩu Oa Tử nữa. Cái tên ti tiện những mà dễ nuôi a.
- ……………..
Khuôn mặt Đường Trọng khẽ co giật không ngừng
Lặng lẽ quay đầu lại nhìn về phía Tô Sơn, mặt cô cũng co giật không kém.
Nhưng mà mặt Đường Trọng co rút còn kinh khủng hơn.
- Con của ông bây giờ đang ở chỗ nào?
Đường Trọng lo lắng hỏi lần nữa.
- Không biết."
Ông già ngẫm nghĩ, nói ra.
- Có khả năng còn sống, cũng có lẽ đã chết rồi. Ai mà biết được?
- Vậy năm hắn đó đi đâu vậy?
- Đi đâu hử, nó là cha mày mà còn không biết, chạy tới hỏi lão làm cái gì?
- Tôi…….
Ông già không thoải mái quay lại lườm Đường Trọng rồi hỏi:
- Rốt cục cậu có phải cháu lão không?
- Hẳn là đúng…
Đường Trọng có cảm giác muốn khóc rồi.
Ông già liền nở nụ cười rồi hỏi:
- Cháu tên gì?
- Đường Trọng.
- Là Cẩu Oa Tử đặt đúng không?
- Đúng thế.
- Thế tên ti tiện là gì?
- Tên ti tiện?
Chân Đường Trọng cũng bắt đầu co giật liên hồi, không chỉ thế mà toàn thân hắn cũng run run không ngừng:
- Cháu không có.
Ông già trừng mắt, tức giận nói:
- Cẩu Oa Tử làm cha thế à? Con cái quan trọng nhất là đặt tên để còn phòng trừ ma quỷ nữa chứ. May mắn là cháu không có việc gì, nếu xảy ra chuyện thì Đường gia không phải tuyệt tự sao, ông phải đánh gẫy cái chân chó của nó mới được.
- Dạ dạ phải.
Đường Trọng gật gù liên tục.
- Ông cần phải đánh gẫy chân chó của lão đi.
Nhưng trong lòng hắn thì lại đang thầm cảm tạ đất trời. May mắn là lão râu dài đã từ bỏ cái tập tục tốt đẹp nơi thôn quê này rồi, nếu mà hắn mang trên người cái tên “Cẩu Oa Tử Thặng Tử”, hay mấy cái tên giống thế thì hắn làm quái còn mặt mũi nào mà ra ngoài gặp người ta nữa chứ.
- Tên ti tiện thì cũng cần phải có một cái mới được.
Ông già nghiêng đầu suy nghĩ, như lão muốn tìm cho Đường Trọng một cái tên cho dễ nuôi.
- Cẩu Đản.
Tô Sơn nhỏ giọng nói.
- Đúng rồi.
Ông già vỗ mạnh lên bình rượu Mao Đài đang ôm. Sau đó lại lo lắng nhìn ngắm, sợ bị đập bể, ôm trong lòng càng thêm cẩn thận, hào hứng nói:
- Được, gọi là Cẩu Đản. Nghe rất là êm tai nha, mà lại dễ nhớ nữa. À, cháu vừa nói cháu gọi là gì ấy nhỉ?
- Đường Trọng.
Đường Trọng nhìn về phía Tô Sơn bằng một ánh mắt hình viên đạn, bởi hắn đang có ý muốn bóp chết cô rồi.
Mọi người cùng lăn lộn trong giang, tại sao lại có thể chọc loạn cho người ta một đao như thế chứ?
- Đường Trọng nè, về sau cháu gọi là Cẩu Đản nhá.
Ông già nhếch môi lên cười lớn:
- Đây là do ông đặt cho cháu đó, đừng có mà chê nó nha.
- Cháu đâu có chê.
Đường Trọng uất ức tới mức sắp khóc lên rồi.
- Đi nào, Cẩu Đản, chúng ta về nhà. Ở nhà còn có cơm khoai lang đó. Hai ông cháu chúng ta về làm chén rượu thôi.
- Vâng. Ông à, con trai ông có thực là Đường Sơn không? Đường trong “Đường Tăng”, Sơn trong “đi săn” đó? Năm nay bốn mươi mốt tuổi, mắt hai mí, rất là cao to, trên đầu còn có một vết sẹo, nghe nói khi bé bị lũ bạn dùng ná cao su bắn bị thương thì phải? Ông nghĩ kĩ lại xem sao?