Tuy được dặn là “ăn mặc trang trọng một chút”, nhưng rốt cuộc “trang trọng” đến mức nào, Diêu Khâm thật sự bó tay. Hơn nữa, đối với một nam sinh phải đi làm thêm để kiếm tiền sinh hoạt mà nói, trang trọng nhất chắc là đồng phục. Vì vậy, lúc Chu Văn sốt ruột chờ ở dưới nhà suốt nửa tiếng mà không thấy người đâu, định xông thẳng tận cửa tìm người thì đúng lúc Diêu Khâm thân trên để trần ra mở cửa. Thân thể mảnh khảnh trắng nõn đột nhiên xuất hiện trước mặt, không khỏi kích động Chu Văn một hồi, sau mới hồi phục tinh thần vội quay mặt đi, hai tai đã phiếm hồng. Nhưng ngay lập tức nghĩ đến chuyện gì, anh quay phắt lại, trừng mắt nhìn Diêu Khâm, nói:
– Cậu biết tôi đứng đợi bao lâu rồi không hả?
Thiếu niên không hiểu được tâm tư thầm kín của anh, mặt xịu xuống vẻ có lỗi, lí nhí đáp:
– Em xin lỗi… – Dứt lời thì đứng tránh sang một bên mời anh vào nhà, rồi nói tiếp. – Thầy dặn em ăn mặc tử tế một chút, nhưng quần áo của em không nhiều lắm, chẳng biết mặc bộ nào thì được.
Cũng không phải lần đầu đến nhà Diêu Khâm, nhưng đây là lần đầu tiên bước chân vào tận trong nhà. Không gian bên trong không rộng lắm, nhưng rất gọn gàng sạch sẽ, trên bệ cửa sổ và bàn con đều có chậu cây nhỏ, đủ thấy chủ nhà đã bỏ công trang trí thế nào. Không giống vẻ đìu hiu lạnh lẽo của căn nhà trọ một người sống, nơi đây mang lại cảm giác ấm áp và cực kỳ thoải mái. Cơn giận của Chu Văn cũng vì thế mà nguôi bớt, nhưng vẫn chưa hết hẳn, cau có nói:
– Kể cả thế thì cậu cũng phải gọi điện báo cho tôi một câu chứ?
Diêu Khâm mím môi, không nói gì, như tỏ ý rằng: em không muốn gây thêm phiền phức cho thầy. Chu Văn thấy vậy, đành phải kìm nén cơn tức, rồi đi vào phòng cậu, bắt đầu lục lọi. Diêu Khâm ngạc nhiên vì Chu Văn ấy thế mà lại biết phòng cậu ở đâu, nhưng cũng không nghĩ ngợi nhiều liền theo vào.
– Cậu vậy mà không có nổi một bộ lễ phục sao?! – Chu Văn tìm tới tìm lui, nhìn đống quần áo trước mặt mà khó tin. – Đây là quần áo của bọn tiểu học mà!
Diêu Khâm nhìn chiếc áo phông in hình siêu nhân bánh mì(1) trong tay anh mà ngượng chín mặt. Thường ngày lúc hai người ra ngoài, hầu hết cậu đều mặc đồng phục, hôm nào đến nhà thầy nấu cơm cũng chỉ mặc áo sơ mi đồng phục với quần bò, rất hiếm khi mặc đồ thường. Mà dáng người Diêu Khâm từ hồi sơ trung đến giờ chẳng khác biệt mấy, nên cũng ít đi sắm thêm quần áo mới.
Cuối cùng, Chu Văn đành phải nhét cậu vào chiếc áo phông siêu nhân bánh mỳ kia, rồi túm người lên xe, phóng thẳng đến tiệm quần áo. Trong quá trình sắm sửa, Diêu Khâm lại trầm trồ sự đại gia của thầy, rõ ràng thiết kế rất đơn giản nhưng giá lại hét đến tận trời, ấy mà thầy chẳng thèm nhíu mày cứ thế vất đồ cho cậu đi thử. Cuối cùng mới chọn ra một bộ trông vừa tiền nhất. Đợi cả hai mua sắm xong, đồng hồ đã chỉ đến gần bảy giờ tối. Ngồi trên xe, Diêu Khâm năm lần bảy lượt hỏi hai người đang đi đâu, nhưng Chu Văn chờ đến khi xe dừng bánh hẳn, mới thấp giọng nói:
– Nhà tôi.
Diêu Khâm đơ người. Lúc xe bắt đầu lên núi, Diêu Khâm cũng có nghi ngờ, nhưng vẫn chỉ là suy đoán thôi. Đến khi xuống xe, nhìn tòa biệt thự tráng lệ thắp đèn sáng rực cả một khoảng trời đêm, cậu mới cảm thấy lo sợ bất an. Chu Văn cũng không để ý thấy tâm trạng của cậu, xuống xe xong ném chìa khóa cho người canh cổng, rồi kéo cậu đi về phía biệt thự.
Bên trong rất yên tĩnh, tất nhiên cũng có thể do hiệu quả cách âm tốt. Diêu Khâm lén nhìn Chu Văn, phát hiện thấy anh hiếm khi tỏ ra nghiêm túc như bây giờ, rồi nghe thấy anh lầm bầm:
– Cầu đám kia không làm đến mức đó…
Lúc cậu định hỏi làm cái gì cơ thì anh đã đẩy cửa ra.
– Ôi chao!
– Ố ồ!
– Hú hú!
Âm thanh như tiếng pháo nổ đùng đoàng đột nhiên ập đến, tiếng nói cười của cả trai lẫn gái theo đó mà truyền đến, đâu đó còn vang tiếng trẻ con bi bô nói, còn trên đầu là vô số ruy băng kim tuyến rơi lả tả trùm lấy hai người. Ngay sau đó, là tiếng trai gái không ngừng kêu gọi:
– A! Anh ba sinh nhật vui vẻ!
– Chúc mừng sinh nhật Tiểu Văn nha!
– Cháu chúc cậu sinh nhật vui vẻ ạ!
– Chúc mừng sinh nhật!
……
Diêu Khâm tiếp tục ngây người. Hai mắt Chu Văn giật giật liên hồi, rốt cuộc không chịu nổi nữa, mới rống lên:
– Đủ rồi, đã nói không cần bày vẽ cơ mà?
Thế nhưng những người kia vẫn cứ mặc kệ anh, cuối cùng phải để một đôi vợ chồng trung niên đứng xem náo nhiệt lên tiếng:
– Được rồi, đừng trêu Tiểu Văn nữa, nó mất hứng lại không thèm nhìn mặt cả đám bay giờ.
– Vâng vâng, không đùa nữa ạ. – Một người đứng cạnh Chu Văn, tay cầm ống phụt kim tuyến, cười hì hì đáp.
Diêu Khâm nhận ra đó là bác sĩ phụ trách khám cho cậu hồi ở bệnh viện… Hóa ra bác sĩ là người thân của thầy, cậu nhớ vừa rồi người đó còn gọi thầy là “anh ba”.
Mà quan trọng hơn, hóa ra hôm nay là sinh nhật thầy.
Sau khi nhận ra điều này, Diêu Khâm đột nhiên thấy mình đến dự tay không thế này thật quá thất lễ rồi, không mang quà thăm hỏi gia đình người ta còn đỡ, nhưng ít ra cũng phải chuẩn bị quà sinh nhật cho thầy chứ.
Thế nhưng hiện tại bốn phía nam nữ già trẻ vây quanh thế này, Diêu Khâm chưa tìm được cơ hội nói chuyện với Chu Văn.
Với lại cậu không ngờ rằng một người sống một mình và hiếm khi nhắc đến người nhà như thầy lại có cả một gia tộc đằng sau chống lưng thế này. Diêu Khâm lưỡng lự không biết có nên lên tiếng chào hỏi mọi người một câu không, nhưng mà… cậu biết giới thiệu bản thân thế nào đây, chẳng lẽ nói – Chào mọi người, cháu là học sinh của thầy – đừng có giỡn chứ.
Trong khi cậu đang mải miết suy nghĩ, thì vị phu nhân trung niên ăn mặc phong nhã tiến tới – chắc đây là mẹ của thầy, bà chắp tay tươi cười với Diêu Khâm rồi nói:
– Cháu là Diêu Khâm hả, ta có nghe Chu Thủy kể về cháu.
Diêu Khâm giật mình, ánh mắt đúng lúc nhìn thấy người trẻ tuổi đứng mỉm cười đối diện mình, là vị bác sĩ kia. Sau đó, cậu mới ngại ngùng cười, lí nhí nói:
– Cháu chào bác… Chào mọi người, cháu là Diêu Khâm ạ.
Đối phương lên tiếng trước, hóa ra là để giải vây cho cậu. Thế nhưng, vì sao mọi người biết đến cậu qua lời bác sĩ Chu, chứ không phải thầy nhỉ? Nếu như thầy chưa từng đề cập đến cậu, vậy thì hôm nay cậu tự dưng xuất hiện, cũng hơi bất lịch sự nhỉ. Diêu Khâm đang định hỏi thầy cho rõ ràng, thì thấy anh đang lườm xéo bác sĩ Chu. Sau đó một bé gái chạy đến, ngước mắt hỏi Chu Văn:
– Cậu ơi, hôm nay có bánh gatô nha!
Vẻ mặt Chu Văn trở nên hiền hòa hẳn, nhưng vẫn cau mày, thoáng coi nhẹ niềm hưng phấn của bé gái:
– Đúng là trẻ con mới thích ăn cái thứ ngọt lợ đó.
– Phải ha… – Ở phía sau, một người đàn ông xấp xỉ tuổi Chu Văn, mặt mũi cũng tương tự vài phần cúi đầu che miệng cười.
Ngay tức thì, Chu Văn đen mặt lại, tức tối kéo bàn tay của Diêu Khâm đi về phía đại sảnh, thấp giọng lầm bầm:
– Nhóc con, đi thôi…
Sau đó mọi người cũng cùng nhau đi vào đại sảnh. Hát chúc mừng sinh nhật, cầu nguyện, thổi nến, cắt bánh ngọt, từng bước từng bước hoàn thành trước bản mặt đen thùi lùi của Chu Văn. Đối với những người trưởng thành tầm tuổi Chu Văn, một buổi sinh nhật như vậy quả thực hiếm thấy. Sau khi mọi người chia bánh ngọt ra xong, Chu Văn dường như chịu không thấu không khí ồn ào như sinh nhật con nít này nữa – ai đời phải bóc từng món quà một, xong còn phải phát biểu ý kiến xem thích hay không thích nữa – sau khi đưa cho Diêu Khâm một phần bánh ngọt, liền kéo người đi ra khu vườn trước nhà, mặc kệ đám người cười đùa trong đại sảnh.
Hai người ngồi trên ghế đá, phía sau cách đó không xa là khung cửa sổ dài sát đất, loáng thoáng nghe thấy tiếng nói chuyện của mọi người trong nhà. Đâu đó trong câu chuyện phiếm của mọi người, Diêu Khâm mơ hồ nghe ra được gia đình thầy có một công ty của gia tộc, anh chị em trong nhà nếu không làm việc trong công ty nhà, hay công tác trong y khoa giống bác sĩ Chu, thì cũng đều là thành phần trì thức cao cấp.
Lúc này Diêu Khâm mới ngộ ra – có lẽ không phải tiền lương của thầy cao, mà bản thân thầy cũng đã có một khoản gia tài kếch xù rồi.
– Biết thế này đã không về nhà… Đám người kia đúng là rảnh rỗi sinh nông nổi mà. – Bỗng dưng Chu Văn ngồi bên lên tiếng.
Diêu Khâm mới hồi phục tinh thần, nghe xong cũng ngẩn ra – sao nghe chẳng khác gì giọng điệu của một đứa trẻ con đang oán giận người lớn vậy? Diêu Khâm mới mở miệng hỏi dò:
– Thầy không thích sao?
Dường như tìm ra chỗ phát tiết, Chu Văn lập tức cao giọng phun một tràng:
– Tất nhiên là không rồi! Bọn họ chỉ kiếm cớ tụ tập buôn chuyện thôi, cậu không thấy bọn họ chỉ mải khoe công trạng của mình à?
Diêu Khâm cũng không vội đáp lại. Nói thật thì kể với người nhà chuyện mình đi công tác thế nào, được thăng chức ra sao cũng tốt, không như cậu, cuộc sống nhàm chán chẳng có gì đáng để khoe cả. Thế là Diêu Khâm mới thành thật:
– Đâu có ạ, em thấy mọi người chỉ đang nói đùa thôi, hơn nữa dù có kể lể chuyện công tác hay cuộc sống thì cũng rất hay mà… Em rất hâm mộ thầy đó, gia đình thầy đông vui thế này cơ mà.
Chu Văn định mở miệng phản bác, nhưng nghe đến câu cuối của cậu, dáng vẻ hùng hổ chợt xìu xuống, hậm hực nói:
– Đấy là cậu không biết đó thôi.
Diêu Khâm mỉm cười, xúc một miếng bánh ngọt, đưa tới miệng Chu Văn, rồi nói:
– Sinh nhật vui vẻ.
Một người không thích đồ ngọt như Chu Văn, nghe cậu nói, đành phải cố há miệng nuốt xuống. Vị ngọt lịm của bánh gatô lập tức tan chảy trong miệng, ngọt mà không ngán, Chu Văn không thể chê bai được gì, đành phải quay mặt đi.
Quả nhiên là thích ăn mà… Diêu Khâm lập tức đoán chắc. Lúc nãy thấy mấy anh chị em nhà thầy cười ái muội, cậu đã hơi ngờ ngợ rồi. Sau đó chính cậu cũng ăn một miếng, rồi chợt nghĩ ra chuyện gì, mới tò mò hỏi:
– Tại sao thầy lại mời em đến dự tiệc sinh nhật thầy? – Thực ra cậu muốn hỏi vì sao người nhà thầy ai cũng biết tên cậu cơ.
Chu Văn nghe cậu hỏi, lại nhíu mày, một lúc sau mới trả lời:
– … Tại Chu Thủy cứ bám lấy bọn họ nói luôn mồm rằng cậu sẽ tới.
… Hóa ra thầy cũng là bất đắc dĩ. Không hiểu tại sao, suy nghĩ ấy lại khiến cậu cảm thấy hơi buồn. Mà dường như khuôn mặt cậu chẳng giấu nổi tâm tư trong lòng, Chu Văn lập tức biết được suy nghĩ của cậu, mới đột nhiên đứng dậy, bỏ lại một câu như muốn giải thích rồi đi vào trong nhà.
– Tất nhiên tôi vốn định đưa cậu đến rồi… Tôi đi hút thuốc.
Đợi đến khi anh khuất sau cánh cửa sổ, Diêu Khâm mới tiếp tục thưởng thức miếng bánh. Sau đó, khóe miệng cậu khẽ cong lên.
——-
(1) Siêu nhân bánh mỳ (tui suýt phụt nước khi tưởng tượng cháu Khâm mặc áo in hình này =))
Tuy được dặn là “ăn mặc trang trọng một chút”, nhưng rốt cuộc “trang trọng” đến mức nào, Diêu Khâm thật sự bó tay. Hơn nữa, đối với một nam sinh phải đi làm thêm để kiếm tiền sinh hoạt mà nói, trang trọng nhất chắc là đồng phục. Vì vậy, lúc Chu Văn sốt ruột chờ ở dưới nhà suốt nửa tiếng mà không thấy người đâu, định xông thẳng tận cửa tìm người thì đúng lúc Diêu Khâm thân trên để trần ra mở cửa. Thân thể mảnh khảnh trắng nõn đột nhiên xuất hiện trước mặt, không khỏi kích động Chu Văn một hồi, sau mới hồi phục tinh thần vội quay mặt đi, hai tai đã phiếm hồng. Nhưng ngay lập tức nghĩ đến chuyện gì, anh quay phắt lại, trừng mắt nhìn Diêu Khâm, nói:
– Cậu biết tôi đứng đợi bao lâu rồi không hả?
Thiếu niên không hiểu được tâm tư thầm kín của anh, mặt xịu xuống vẻ có lỗi, lí nhí đáp:
– Em xin lỗi… – Dứt lời thì đứng tránh sang một bên mời anh vào nhà, rồi nói tiếp. – Thầy dặn em ăn mặc tử tế một chút, nhưng quần áo của em không nhiều lắm, chẳng biết mặc bộ nào thì được.
Cũng không phải lần đầu đến nhà Diêu Khâm, nhưng đây là lần đầu tiên bước chân vào tận trong nhà. Không gian bên trong không rộng lắm, nhưng rất gọn gàng sạch sẽ, trên bệ cửa sổ và bàn con đều có chậu cây nhỏ, đủ thấy chủ nhà đã bỏ công trang trí thế nào. Không giống vẻ đìu hiu lạnh lẽo của căn nhà trọ một người sống, nơi đây mang lại cảm giác ấm áp và cực kỳ thoải mái. Cơn giận của Chu Văn cũng vì thế mà nguôi bớt, nhưng vẫn chưa hết hẳn, cau có nói:
– Kể cả thế thì cậu cũng phải gọi điện báo cho tôi một câu chứ?
Diêu Khâm mím môi, không nói gì, như tỏ ý rằng: em không muốn gây thêm phiền phức cho thầy. Chu Văn thấy vậy, đành phải kìm nén cơn tức, rồi đi vào phòng cậu, bắt đầu lục lọi. Diêu Khâm ngạc nhiên vì Chu Văn ấy thế mà lại biết phòng cậu ở đâu, nhưng cũng không nghĩ ngợi nhiều liền theo vào.
– Cậu vậy mà không có nổi một bộ lễ phục sao?! – Chu Văn tìm tới tìm lui, nhìn đống quần áo trước mặt mà khó tin. – Đây là quần áo của bọn tiểu học mà!
Diêu Khâm nhìn chiếc áo phông in hình siêu nhân bánh mì() trong tay anh mà ngượng chín mặt. Thường ngày lúc hai người ra ngoài, hầu hết cậu đều mặc đồng phục, hôm nào đến nhà thầy nấu cơm cũng chỉ mặc áo sơ mi đồng phục với quần bò, rất hiếm khi mặc đồ thường. Mà dáng người Diêu Khâm từ hồi sơ trung đến giờ chẳng khác biệt mấy, nên cũng ít đi sắm thêm quần áo mới.
Cuối cùng, Chu Văn đành phải nhét cậu vào chiếc áo phông siêu nhân bánh mỳ kia, rồi túm người lên xe, phóng thẳng đến tiệm quần áo. Trong quá trình sắm sửa, Diêu Khâm lại trầm trồ sự đại gia của thầy, rõ ràng thiết kế rất đơn giản nhưng giá lại hét đến tận trời, ấy mà thầy chẳng thèm nhíu mày cứ thế vất đồ cho cậu đi thử. Cuối cùng mới chọn ra một bộ trông vừa tiền nhất. Đợi cả hai mua sắm xong, đồng hồ đã chỉ đến gần bảy giờ tối. Ngồi trên xe, Diêu Khâm năm lần bảy lượt hỏi hai người đang đi đâu, nhưng Chu Văn chờ đến khi xe dừng bánh hẳn, mới thấp giọng nói:
– Nhà tôi.
Diêu Khâm đơ người. Lúc xe bắt đầu lên núi, Diêu Khâm cũng có nghi ngờ, nhưng vẫn chỉ là suy đoán thôi. Đến khi xuống xe, nhìn tòa biệt thự tráng lệ thắp đèn sáng rực cả một khoảng trời đêm, cậu mới cảm thấy lo sợ bất an. Chu Văn cũng không để ý thấy tâm trạng của cậu, xuống xe xong ném chìa khóa cho người canh cổng, rồi kéo cậu đi về phía biệt thự.
Bên trong rất yên tĩnh, tất nhiên cũng có thể do hiệu quả cách âm tốt. Diêu Khâm lén nhìn Chu Văn, phát hiện thấy anh hiếm khi tỏ ra nghiêm túc như bây giờ, rồi nghe thấy anh lầm bầm:
– Cầu đám kia không làm đến mức đó…
Lúc cậu định hỏi làm cái gì cơ thì anh đã đẩy cửa ra.
– Ôi chao!
– Ố ồ!
– Hú hú!
Âm thanh như tiếng pháo nổ đùng đoàng đột nhiên ập đến, tiếng nói cười của cả trai lẫn gái theo đó mà truyền đến, đâu đó còn vang tiếng trẻ con bi bô nói, còn trên đầu là vô số ruy băng kim tuyến rơi lả tả trùm lấy hai người. Ngay sau đó, là tiếng trai gái không ngừng kêu gọi:
– A! Anh ba sinh nhật vui vẻ!
– Chúc mừng sinh nhật Tiểu Văn nha!
– Cháu chúc cậu sinh nhật vui vẻ ạ!
– Chúc mừng sinh nhật!
……
Diêu Khâm tiếp tục ngây người. Hai mắt Chu Văn giật giật liên hồi, rốt cuộc không chịu nổi nữa, mới rống lên:
– Đủ rồi, đã nói không cần bày vẽ cơ mà?
Thế nhưng những người kia vẫn cứ mặc kệ anh, cuối cùng phải để một đôi vợ chồng trung niên đứng xem náo nhiệt lên tiếng:
– Được rồi, đừng trêu Tiểu Văn nữa, nó mất hứng lại không thèm nhìn mặt cả đám bay giờ.
– Vâng vâng, không đùa nữa ạ. – Một người đứng cạnh Chu Văn, tay cầm ống phụt kim tuyến, cười hì hì đáp.
Diêu Khâm nhận ra đó là bác sĩ phụ trách khám cho cậu hồi ở bệnh viện… Hóa ra bác sĩ là người thân của thầy, cậu nhớ vừa rồi người đó còn gọi thầy là “anh ba”.
Mà quan trọng hơn, hóa ra hôm nay là sinh nhật thầy.
Sau khi nhận ra điều này, Diêu Khâm đột nhiên thấy mình đến dự tay không thế này thật quá thất lễ rồi, không mang quà thăm hỏi gia đình người ta còn đỡ, nhưng ít ra cũng phải chuẩn bị quà sinh nhật cho thầy chứ.
Thế nhưng hiện tại bốn phía nam nữ già trẻ vây quanh thế này, Diêu Khâm chưa tìm được cơ hội nói chuyện với Chu Văn.
Với lại cậu không ngờ rằng một người sống một mình và hiếm khi nhắc đến người nhà như thầy lại có cả một gia tộc đằng sau chống lưng thế này. Diêu Khâm lưỡng lự không biết có nên lên tiếng chào hỏi mọi người một câu không, nhưng mà… cậu biết giới thiệu bản thân thế nào đây, chẳng lẽ nói – Chào mọi người, cháu là học sinh của thầy – đừng có giỡn chứ.
Trong khi cậu đang mải miết suy nghĩ, thì vị phu nhân trung niên ăn mặc phong nhã tiến tới – chắc đây là mẹ của thầy, bà chắp tay tươi cười với Diêu Khâm rồi nói:bg-ssp-{height:px}
– Cháu là Diêu Khâm hả, ta có nghe Chu Thủy kể về cháu.
Diêu Khâm giật mình, ánh mắt đúng lúc nhìn thấy người trẻ tuổi đứng mỉm cười đối diện mình, là vị bác sĩ kia. Sau đó, cậu mới ngại ngùng cười, lí nhí nói:
– Cháu chào bác… Chào mọi người, cháu là Diêu Khâm ạ.
Đối phương lên tiếng trước, hóa ra là để giải vây cho cậu. Thế nhưng, vì sao mọi người biết đến cậu qua lời bác sĩ Chu, chứ không phải thầy nhỉ? Nếu như thầy chưa từng đề cập đến cậu, vậy thì hôm nay cậu tự dưng xuất hiện, cũng hơi bất lịch sự nhỉ. Diêu Khâm đang định hỏi thầy cho rõ ràng, thì thấy anh đang lườm xéo bác sĩ Chu. Sau đó một bé gái chạy đến, ngước mắt hỏi Chu Văn:
– Cậu ơi, hôm nay có bánh gatô nha!
Vẻ mặt Chu Văn trở nên hiền hòa hẳn, nhưng vẫn cau mày, thoáng coi nhẹ niềm hưng phấn của bé gái:
– Đúng là trẻ con mới thích ăn cái thứ ngọt lợ đó.
– Phải ha… – Ở phía sau, một người đàn ông xấp xỉ tuổi Chu Văn, mặt mũi cũng tương tự vài phần cúi đầu che miệng cười.
Ngay tức thì, Chu Văn đen mặt lại, tức tối kéo bàn tay của Diêu Khâm đi về phía đại sảnh, thấp giọng lầm bầm:
– Nhóc con, đi thôi…
Sau đó mọi người cũng cùng nhau đi vào đại sảnh. Hát chúc mừng sinh nhật, cầu nguyện, thổi nến, cắt bánh ngọt, từng bước từng bước hoàn thành trước bản mặt đen thùi lùi của Chu Văn. Đối với những người trưởng thành tầm tuổi Chu Văn, một buổi sinh nhật như vậy quả thực hiếm thấy. Sau khi mọi người chia bánh ngọt ra xong, Chu Văn dường như chịu không thấu không khí ồn ào như sinh nhật con nít này nữa – ai đời phải bóc từng món quà một, xong còn phải phát biểu ý kiến xem thích hay không thích nữa – sau khi đưa cho Diêu Khâm một phần bánh ngọt, liền kéo người đi ra khu vườn trước nhà, mặc kệ đám người cười đùa trong đại sảnh.
Hai người ngồi trên ghế đá, phía sau cách đó không xa là khung cửa sổ dài sát đất, loáng thoáng nghe thấy tiếng nói chuyện của mọi người trong nhà. Đâu đó trong câu chuyện phiếm của mọi người, Diêu Khâm mơ hồ nghe ra được gia đình thầy có một công ty của gia tộc, anh chị em trong nhà nếu không làm việc trong công ty nhà, hay công tác trong y khoa giống bác sĩ Chu, thì cũng đều là thành phần trì thức cao cấp.
Lúc này Diêu Khâm mới ngộ ra – có lẽ không phải tiền lương của thầy cao, mà bản thân thầy cũng đã có một khoản gia tài kếch xù rồi.
– Biết thế này đã không về nhà… Đám người kia đúng là rảnh rỗi sinh nông nổi mà. – Bỗng dưng Chu Văn ngồi bên lên tiếng.
Diêu Khâm mới hồi phục tinh thần, nghe xong cũng ngẩn ra – sao nghe chẳng khác gì giọng điệu của một đứa trẻ con đang oán giận người lớn vậy? Diêu Khâm mới mở miệng hỏi dò:
– Thầy không thích sao?
Dường như tìm ra chỗ phát tiết, Chu Văn lập tức cao giọng phun một tràng:
– Tất nhiên là không rồi! Bọn họ chỉ kiếm cớ tụ tập buôn chuyện thôi, cậu không thấy bọn họ chỉ mải khoe công trạng của mình à?
Diêu Khâm cũng không vội đáp lại. Nói thật thì kể với người nhà chuyện mình đi công tác thế nào, được thăng chức ra sao cũng tốt, không như cậu, cuộc sống nhàm chán chẳng có gì đáng để khoe cả. Thế là Diêu Khâm mới thành thật:
– Đâu có ạ, em thấy mọi người chỉ đang nói đùa thôi, hơn nữa dù có kể lể chuyện công tác hay cuộc sống thì cũng rất hay mà… Em rất hâm mộ thầy đó, gia đình thầy đông vui thế này cơ mà.
Chu Văn định mở miệng phản bác, nhưng nghe đến câu cuối của cậu, dáng vẻ hùng hổ chợt xìu xuống, hậm hực nói:
– Đấy là cậu không biết đó thôi.
Diêu Khâm mỉm cười, xúc một miếng bánh ngọt, đưa tới miệng Chu Văn, rồi nói:
– Sinh nhật vui vẻ.
Một người không thích đồ ngọt như Chu Văn, nghe cậu nói, đành phải cố há miệng nuốt xuống. Vị ngọt lịm của bánh gatô lập tức tan chảy trong miệng, ngọt mà không ngán, Chu Văn không thể chê bai được gì, đành phải quay mặt đi.
Quả nhiên là thích ăn mà… Diêu Khâm lập tức đoán chắc. Lúc nãy thấy mấy anh chị em nhà thầy cười ái muội, cậu đã hơi ngờ ngợ rồi. Sau đó chính cậu cũng ăn một miếng, rồi chợt nghĩ ra chuyện gì, mới tò mò hỏi:
– Tại sao thầy lại mời em đến dự tiệc sinh nhật thầy? – Thực ra cậu muốn hỏi vì sao người nhà thầy ai cũng biết tên cậu cơ.
Chu Văn nghe cậu hỏi, lại nhíu mày, một lúc sau mới trả lời:
– … Tại Chu Thủy cứ bám lấy bọn họ nói luôn mồm rằng cậu sẽ tới.
… Hóa ra thầy cũng là bất đắc dĩ. Không hiểu tại sao, suy nghĩ ấy lại khiến cậu cảm thấy hơi buồn. Mà dường như khuôn mặt cậu chẳng giấu nổi tâm tư trong lòng, Chu Văn lập tức biết được suy nghĩ của cậu, mới đột nhiên đứng dậy, bỏ lại một câu như muốn giải thích rồi đi vào trong nhà.
– Tất nhiên tôi vốn định đưa cậu đến rồi… Tôi đi hút thuốc.
Đợi đến khi anh khuất sau cánh cửa sổ, Diêu Khâm mới tiếp tục thưởng thức miếng bánh. Sau đó, khóe miệng cậu khẽ cong lên.
——-
() Siêu nhân bánh mỳ (tui suýt phụt nước khi tưởng tượng cháu Khâm mặc áo in hình này =))