4.
Mưa có vẻ đã ngớt. Chỉ còn đâu đó tiếng sấm vẫn đánh ầm vang ở phía xa xa. Dịch Thư mở ô che mưa màu đen và lấy hai chiếc túi đựng đầy quần áo của Dịch Bách Đồng ra khỏi chiếc xe Santana, rồi đóng cửa xe lại.
Lúc quay lưng lại, ông nhìn thấy một thiếu niên có thân hình mảnh khảnh đang giơ chiếc cặp lên che mưa, dáng vẻ vội vàng sải bước nhảy khỏi vũng nước ở phía đối diện bệnh viện. Ban đầu Dịch Thư cũng không để ý lắm, nhưng càng tiến lại gần càng cảm thấy cậu ta trông rất quen. Nhìn gương mặt cậu ta khoảng mười sáu, mười bảy tuổi, chững chạc và sáng sủa, mái tóc khá mềm mại và có màu nâu nhạt trầm tĩnh.
Dịch Thư bước tới phía dưới radar ở cổng bệnh viện, đúng lúc đó ông nhìn thấy cậu thanh niên kia đang cau mày giũ nước mưa trên người.
“… Cháu là Kiều Tô đúng không?” Ông đi tới, thắc mắc hỏi.
“Vâng?” Cậu thanh niên ngẩng đầu nhìn Dịch Thư, đôi mày vẫn đang nhăn nhíu, nhưng ánh mắt có pha chút bối rối, ʺVâng... đúng rồi ạʺ.
“Đúng là cháu rồi.” Dịch Thư không còn dè dặt vì nỗi lo nhận nhầm người nữa, dáng vẻ thư thái nói, “Không ngờ có mấy năm không gặp mà cháu đã lớn thế này rồi, suýt chút nữa chú không nhận ra”.
Kiều Tô càng thêm lúng túng, mắt mở to tròn, người đàn ông đứng trước mặt cậu lúc này khoảng chừng ba mươi mấy tuổi, trông còn rất trẻ mặc dù mái tóc hai bên thái dương hơi lấm tấm bạc. Nhìn thoáng qua khuôn mặt của người đàn ông này thì cảm thấy rất xa lạ nhưng Kiều Tô cố gắng lục lọi, tìm kiếm những mảng ký ức trong đầu, cuối cùng cậu cũng tìm được manh mối về thời điểm cậu khoảng mười tuổi.
“A... Cháu nhớ ra rồi, chú là chú Dịch?” Kiều Tô sực nhớ ra và kêu lên.
Dịch Thư mỉm cười, những nếp nhăn dày đặc trên khóe mắt hằn lên rõ nét. Sau đó ông đưa tay xoa đầu Kiều Tô giống như bậc trưởng bối hiền từ, dễ mến, nói bằng giọng điệu lâu ngày gặp lại: “Lâu lắm rồi nhỉ, cậu nhóc!”.
“Vâng, lâu quá rồi mới gặp chú.” Nghe thấy từ “cậu nhóc” ‐ cách xưng hô vẫn luôn tồn tại trong kí ức, Kiều Tô tự dưng mỉm cười.
Bấm đốt ngón tay nhẩm tính, ít nhất cũng gần bảy năm lẻ ba mươi ngày không gặp rồi đấy!
Dù bờ vai và tay chân của Kiều Tô bây giờ đã phát triển ở mức ngang bằng “đàn ông” rồi nhưng bảy năm lẻ ba mươi ngày trước đây, cậu cũng chỉ là thằng ranh ở bẩn thích hì hục kéo tay áo lau nước mũi. Vì thế bây giờ Dịch Thư khó mà liên tưởng được Kiều Tô của hiện tại với thằng nhóc trong quá khứ đó. Nhưng con gái thì lại thích mẫu con trai khỏe khoắn, sáng sủa, nhìn vào ấn tượng khó phai như cậu ấy. Cho nên chuyện xưa kia cậu là thằng ranh con hay không cũng không còn quan trọng nữa.
Bước vào trong sảnh bệnh viện, Dịch Thư và Kiều Tô cùng đi về hướng thang máy đông nghẹt.
“Bây giờ cháu cao thật đấy, một mét tám chưa?” Phải thừa nhận rằng, chiều cao một mét bảy mươi bảy như Dịch Thư cũng cần phải hơi ngước đầu lên nhìn thì mới có thể ngang tầm với Kiều Tô được.
“Dạ... 181...” Cậu đã lược bỏ số thập phân “.6” ở phía sau 181.
“Ha ha, con trai mà, cao chút chẳng bao giờ lỗ cả. Chơi bóng rổ cũng dễ.” Dịch Thư nhìn đèn đỏ trên thang máy, rồi lại quay qua hỏi tiếp: “Bố mẹ cháu hiện nay thế nào?”.
Kiều Tô gật đầu, trả lời với nét mặt không vui lắm: “Vẫn khỏe ạ. Nhưng không lâu sau khi chú dọn đi thì nhà cháu cũng chuyển đi, giống như chú vậy, cũng dọn tới chỗ này. Lúc nãy vừa thấy chú, cháu chẳng dám tin trên đời có chuyện trùng hợp như vậy đâu”.
“Ha ha, trùng hợp thật đấy.” Dịch Thư cười cười. Cửa thang máy mở, đám đông nhanh chân chen vào, Kiều Tô cũng vào thang máy theo sau bước của Dịch Thư.
5.
Nghĩ lại khi ấy, còn khoảng nửa năm nữa thì Kiều Tô mới tròn mười tuổi chính xác là chín tuổi lẻ bảy tháng, nhưng người lớn thường thích “làm tròn số”, nên tới tận bây giờ Kiều Tô vẫn cảm thấy lúc đó mình mười tuổi. Cũng vào khoảng thời gian giao mùa giữa mùa mưa năm ấy, có một gia đình chuyển tới nhà cậu. Một ông bố đơn thân dẫn theo cô con gái bằng tuổi với Kiều Tô. Nghe nói đó là bạn cùng phòng thời đại học và cũng là bạn thân của bố, và họ cũng từng ở tạm đó một thời gian, hình như để tiện cho nhà đó đến bệnh viện khám bệnh gì đó. Bố bắt Kiều Tô gọi người đàn ông trẻ tuổi đó là “chú Dịch”. Kiều Tô không hề ghét chú Dịch, vì chú đối xử với cậu rất hòa nhã và thân thiết. Chỉ có đứa con gái của chú Dịch thì hoàn toàn khác. Cũng không thể nói là ghét, mà nên nói là không còn cách nào để ứng phó với cô ta. Khi cô ta ở nhờ nhà anh, lúc nào cũng nổi cáu, và còn hay khóc hét ầm ĩ lúc nửa đêm nữa, khiến Kiều Tô hay bị thức giấc.
Nhớ lại lần mà mối quan hệ giữa Kiều Tô và cô ta trở nên căng thẳng là vào một ngày cuối tuần nào đó, Kiều Tô dẫn bạn về nhà chơi điện tử. Đúng lúc cô ta vừa bước ra khỏi phòng và đụng phải đám bạn của Kiều Tô. Kiều Tô vốn cũng chẳng để ý tới cô ta, chỉ chăm chăm đưa đám bạn vào phòng mình.
Nhưng khi đi ngang qua bên cạnh cô, có đứa bạn tò mò hỏi Kiều Tô: “Ôi chao, bạn ấy là ai vậy? Xinh ra phết nhỉ…”.
Kiều Tô vểnh môi lên tỏ vẻ phản kháng, rồi cậu đưa tay áo lên để lau nước mũi, đáp lại với giọng chua chát: “Ờ, nó đó à, cả bố nó nữa, ở nhờ nhà tao, nghe mẹ tao bảo nó là độc nhãn long”.
Nghe giải thích như thế, mấy cậu bạn khác dùng ánh mắt soi mói nhìn chằm chằm vào cô bé đang đi tới góc cầu thang, sau đó xôn xao bàn tán như đàn vịt con “Ồ, hóa ra là nữ độc nhãn long à”, rồi cứ thế bước vào trong phòng.
... Không sai, chính Kiều Tô đã gây sự.
... Nhưng đó chẳng qua chỉ là trò “trả đũa” giữa đám trẻ con với nhau mà thôi.
... Chỉ thế thôi.
Nhưng cô bé đó bỗng dưng lao vào phòng của cậu, sắc giọng quát to: “Mày mới là độc nhãn long! Rút lại câu nói của mày đi”.
Đó là nỗi tức giận kinh người. Nhưng cô bé không hề khóc.
Cô bé giận dữ giật lấy chiếc tay cầm điều khiển trò chơi điện tử từ tay Kiều Tô trước ánh mắt kinh ngạc và lúng túng của đám bạn cậu, và dùng hết sức ném nó xuống đất rồi giẫm lên.
Vừa giẫm cô vừa cắn răng hét lớn: “Tao ghét trò chơi điện tử! Cấm chúng mày chơi điện tử! Tao ghét! Tao ghét nó! Tao tuyệt đối không bao giờ tha thứ cho mày đâu!”.
Về sau chú Dịch dẫn con gái rời khỏi đó. Trước khi đi, Kiều Tô vẫn còn tức tối và ấm ức đứng bên cạnh bố mẹ, nghiến răng cay cú nhìn cô bé, dù bố mẹ cậu có khuyên cậu như thế nào đi chăng nữa, nào là “Con trai đừng so đo tính toán, phải độ lượng” hay là “Chẳng qua là một cái máy điện tử thôi mà, hỏng rồi thì mua cái mới là được, có gì đáng để giận dỗi đâu”. Nhưng cậu bủn xỉn đến độ cả câu “Tạm biệt” cũng không thèm nói. Nguyên nhân chính đương nhiên là bởi cô bé đã làm hỏng chiếc máy điện tử yêu quý của cậu rồi, còn nguyên nhân phụ thì là do cô đã khiến cậu mất hết thể diện trước mặt đám bạn cậu.
Chú Dịch cảm thấy vô cùng áy náy bèn cúi người xoa đầu Kiều Tô, và nói với cậu: “Cậu nhóc, cháu đừng trách con gái chú nhé. Hồi trước Bách Đồng không như thế này đâu. Chú sẽ mua máy điện tử mới đền cho cháu, mong cháu đừng trách bạn nhé”.
Kiều Tô không nói không rằng, vẫn ương bướng không thèm mở miệng.
Khoảng một tuần sau đó, trong nhà quả nhiên nhận được bưu kiện của bưu điện ở một nơi xa lạ gửi tới. Kiều Tô tò mò mở ra xem và cậu rất kinh ngạc khi bên trong là một chiếc máy điều khiển kiểu dáng mới được gói kỹ càng giữa những miếng xốp.
Chú Dịch của cậu quả thật không nuốt lời.
Thế nhưng vào cái ngày họ đi khỏi, cậu lại chẳng hề nói được một câu “Tạm biệt”. Càng buồn cười hơn là ngay cả tên của cô bé đó cậu cũng quên khuấy đi mất. Có thể là vì từ trước tới giờ chẳng ai bảo với cậu cô bé đó tên là gì. Cậu từng đi hỏi mẹ, mẹ cậu cũng cố gắng nhớ cả nửa ngày trời, cuối cùng mẹ trả lời một câu khiến cậu cảm thấy thật thất vọng:
“... Ờ, tên gì nhỉ? Ừm… Thật không tài nào nhớ nổi cái tên đó nữa, nói chung chắc là Dịch gì gì đó! Nhưng con bé đó cũng chẳng ai ưa cả, nửa đêm cứ quấy khóc, ồn ào đến nỗi mẹ và bố con chẳng thể ngủ được. Giờ thì tốt rồi, cuối cùng nó cũng đi khỏi, tạ ơn trời Phật.”
... Cuối cùng cậu cũng chẳng biết tên cô ta là gì. Cậu cũng có chút hối hận vì chưa kịp hỏi.
Nhưng biết với không biết, thực ra cũng chẳng có gì khác biệt. Dù sao thì cũng khó mà gặp lại nhau nữa mà.
Dù lần sau có gặp lại, chắc cũng chẳng nhận ra nhau nữa đâu. Bởi cả hai đều trưởng thành cả rồi. Chắc cũng không còn nhớ đến nhau nữa. Lúc đó Kiều Tô tự thuyết phục mình như thế.
6.
Thang máy lên đến tầng thứ nhất, tầng thứ hai, tầng thứ ba, tầng thứ tư, tầng thứ năm, sau cùng dừng lại ở tầng thứ tám.
Hai người cùng bước ra khỏi thang máy. Dịch Thư chợt nhận ra điều gì đó nên vừa đi vừa hỏi Kiều Tô bên cạnh: “À này, hóa ra cháu đến bệnh viện để thăm ai à?”.
“Vâng, một người bà con.”
“Vậy à… Cũng ở tầng tám sao? Có ngại nếu chú hỏi bị bệnh gì không?”
“Dạ, cũng chẳng có gì. Cũng không hẳn là ‘bệnh’ đâu ạ!” Kiều Tô có vẻ cố ý né tránh một từ ngữ nhạy cảm nào đó rồi vội chuyển đề tài, “Đúng rồi, chú Dịch đến thăm ai vậy?”.
Dịch Thư trầm ngâm một hồi lâu sau khi nghe Kiều Tô hỏi, ông cũng không nhận ra đôi mày của mình đang nhíu lại. Một lát sau, Kiều Tô mới nghe thấy giọng nói hơi nghẹn ngào của ông: “… Con gái chú”.
... Con gái à?
Kiều Tô sững người, khóe mắt chợt ánh lên tia sáng kỳ lạ. Cậu đang tính hỏi điều gì đó thì thấy một cô y tá đang đứng chờ ngoài cửa phòng vội vã đi về hướng chú Dịch.
Dịch Thư nhìn vẻ mặt và thái độ của cô ấy, dường như nhận ra một sự khác thường nào đó, bèn hỏi: “Thế nào rồi?”.
Y tá nén giọng, nhìn Dịch Thư với vẻ mặt hoảng hốt: “Ông Dịch, cuối cùng ông đã về rồi, sang đây nhanh lên! Tình trạng con gái ông sau khi tháo gạc rất tệ…” Nghe đến câu đó, Dịch Thư chẳng nói thêm được gì nữa, quên cả việc Kiều Tô đang đứng sau lưng mình, đi thẳng vào phòng bệnh cách phía trước không xa.
Trong giây lát ông đẩy cánh cửa đi vào, Kiều Tô loáng thoáng nghe thấy giọng la hét giận dữ của một người con gái:
“... Các người là lũ lừa gạt! Các người nói là sẽ khỏi mà! Tại sao mắt phải tôi vẫn không nhìn thấy? Tại sao vẫn… ”
Cánh cửa nhanh chóng được đóng lại và âm thanh cũng bị thu gọn vào trong gian phòng nhỏ ấy. Cùng lúc đó, có hai y tá cầm quyển sổ ghi chép bước từ trong phòng ra. Họ đi về phía Kiều Tô và cậu có thể nghe rõ những lời bàn tán khe khẽ đầy vẻ ái ngại của họ:
“Ôi trời, thật là đáng thương, chị biết không, nghe nói đã phẫu thuật ghép giác mạc nhiều lần rồi, tiếc là sau đó vẫn xảy ra tình trạng giác mạc không tương thích nên bài trừ lẫn nhau…”
“Chết thật, tốn cả đống tiền đấy nhỉ? Phải rồi, chị thấy bố cô ta không? Mới ba mươi mấy tuổi mà đã già như thế rồi.”
“Ừ, vì lúc nhỏ con bé bị mảnh vỡ thủy tinh đâm vào mắt phải mà, khi ấy hầu như cả thủy tinh thể cũng rớt ra ngoài. Tôi chỉ nghe thôi mà đã thấy rùng rợn rồi.”
“Ôi, đáng thương quá. Nhưng cũng còn may không phải cả hai con mắt đều bị mù…”
Mắt phải… bị mù à…
Kiều Tô ngẩng đầu ngước nhìn phòng bệnh cách đó không xa, đôi môi mím chặt trầm ngâm trong giây lát, rồi chậm rãi xoay người đi về hướng ngược lại.
7.
Khi đi tới cuối hành lang tầng tám, Kiều Tô chợt dừng lại trước cửa một phòng bệnh, chỉnh đốn lại vạt áo của bộ đồng phục bị mưa tạt làm cho nhăn nheo.
Đúng lúc đó cô y tá trong phòng thấy cậu, chào hỏi cứ như hai người đã quen nhau thân thiết lắm rồi: “Ấy, đến rồi à?” Sau đó bước lên trước nói thêm một câu, “Hôm nay tâm trạng của cô ấy không được tốt lắm, có vẻ như cô bé đang chờ cậu sang thăm lắm đó!”.
Sau khi nghe thấy lời cô y tá nói, bóng người nãy giờ vẫn đứng bên cửa sổ ngắm nhìn bầu trời xám xịt đã ngoảnh mặt lại. Cô nhìn về phía ngoài cửa nơi Kiều Tô đang đứng, đôi môi xinh xắn nhẹ nhàng nhếch lên trên, tạo thành một đường cong thật đẹp và mềm dịu.
Kiều Tô cũng cười nhạt với cô ta. Khi cậu định bước sang chỗ cô đứng thì thấy trong tay cô đang ôm cuốn album ảnh.
Chẳng biết cơn gió từ đâu thổi tới, từng tấm ảnh trong cuốn album bị thổi lật lên, khe khẽ rớt xuống dưới chân Kiều Tô.
Cậu khom người xuống, đưa những ngón tay thon dài nhặt từng tấm ảnh một. Trước mắt cậu hiện lên nụ cười tươi tắn của bốn người trong ảnh, cùng ánh mắt thân thiết nhìn nhau giữa họ. Nụ cười tuy rạng rỡ là nhưng vẫn khiến Kiều Tô cảm thấy nhói lòng.
Dường như có một bàn tay vô hình nào đó đang bấm nút máy ảnh lần nữa, nghe “tách” một tiếng.
... Không phải quay về quá khứ, mà là quá khứ đang lặp lại.
... Vì người đó từng nói: Tất cả chỉ vừa mới bắt đầu.
... Tất cả những thứ này, chưa hề kết thúc.
8.
Kể từ khi bắt đầu, hành tinh mà chúng ta đang sống đã là hình cầu. Nếu quan sát bằng mắt thường, chắc chắn nó là hình tròn, nhưng khi đi trên mặt đất thì ta lại cảm thấy nó chắc là hình vuông. Vì nó có góc cạnh, nó giống như bị chia cắt ra thành từng mảng, từng mảng nhỏ mà mỗi người lại ở trong mỗi mảng đó.
Tuy vậy, nếu trái đất là hình chữ nhật hay hình vuông vậy tại sao sau khi chúng ta xa cách vẫn có thể vô tình gặp lại nhau?
Bởi nếu là hình vuông nó nhất định có góc cạnh.
Nó nhất định sẽ có góc vuông, nó sẽ có đường thẳng vuông góc.
Nếu ta dựa vào hình học và các định nghĩa trong vật lý để phân tích thì đây là điều chắc chắn không bao giờ xảy ra. Nếu nó là hình vuông, như thế sau khi gặp nhau rồi chia tay thì sẽ chẳng thể nào chạm mặt nhau nữa.
Nhưng, hành tinh này là hình tròn.
Vì thế chúng ta sẽ còn gặp lại nhau.
Dù có bị người ta cho rằng cuộc gặp gỡ này chẳng có gì quan trọng, nhưng nó vẫn sẽ tồn tại như một “lẽ đương nhiên” không thể nào khác được.
Dù chúng ta không thể biết hết được tất cả con người trên thế giới này, rốt cuộc là mong muốn hành tinh mà ta đang sống là hình tròn, hay là hình vuông. Hay là khao khát mãnh liệt hành tinh này là một khối lập phương mà bất kỳ lúc nào cũng có thể dễ dàng tháo ra rồi lại ghép vào với nhau.
... Nếu điều đó là sự thật thì khả năng tất cả những người đã từng gặp gỡ nhau rồi lại được trùng phùng đều sẽ trở thành “zero”.
Mưa có vẻ đã ngớt. Chỉ còn đâu đó tiếng sấm vẫn đánh ầm vang ở phía xa xa. Dịch Thư mở ô che mưa màu đen và lấy hai chiếc túi đựng đầy quần áo của Dịch Bách Đồng ra khỏi chiếc xe Santana, rồi đóng cửa xe lại.
Lúc quay lưng lại, ông nhìn thấy một thiếu niên có thân hình mảnh khảnh đang giơ chiếc cặp lên che mưa, dáng vẻ vội vàng sải bước nhảy khỏi vũng nước ở phía đối diện bệnh viện. Ban đầu Dịch Thư cũng không để ý lắm, nhưng càng tiến lại gần càng cảm thấy cậu ta trông rất quen. Nhìn gương mặt cậu ta khoảng mười sáu, mười bảy tuổi, chững chạc và sáng sủa, mái tóc khá mềm mại và có màu nâu nhạt trầm tĩnh.
Dịch Thư bước tới phía dưới radar ở cổng bệnh viện, đúng lúc đó ông nhìn thấy cậu thanh niên kia đang cau mày giũ nước mưa trên người.
“… Cháu là Kiều Tô đúng không?” Ông đi tới, thắc mắc hỏi.
“Vâng?” Cậu thanh niên ngẩng đầu nhìn Dịch Thư, đôi mày vẫn đang nhăn nhíu, nhưng ánh mắt có pha chút bối rối, ʺVâng... đúng rồi ạʺ.
“Đúng là cháu rồi.” Dịch Thư không còn dè dặt vì nỗi lo nhận nhầm người nữa, dáng vẻ thư thái nói, “Không ngờ có mấy năm không gặp mà cháu đã lớn thế này rồi, suýt chút nữa chú không nhận ra”.
Kiều Tô càng thêm lúng túng, mắt mở to tròn, người đàn ông đứng trước mặt cậu lúc này khoảng chừng ba mươi mấy tuổi, trông còn rất trẻ mặc dù mái tóc hai bên thái dương hơi lấm tấm bạc. Nhìn thoáng qua khuôn mặt của người đàn ông này thì cảm thấy rất xa lạ nhưng Kiều Tô cố gắng lục lọi, tìm kiếm những mảng ký ức trong đầu, cuối cùng cậu cũng tìm được manh mối về thời điểm cậu khoảng mười tuổi.
“A... Cháu nhớ ra rồi, chú là chú Dịch?” Kiều Tô sực nhớ ra và kêu lên.
Dịch Thư mỉm cười, những nếp nhăn dày đặc trên khóe mắt hằn lên rõ nét. Sau đó ông đưa tay xoa đầu Kiều Tô giống như bậc trưởng bối hiền từ, dễ mến, nói bằng giọng điệu lâu ngày gặp lại: “Lâu lắm rồi nhỉ, cậu nhóc!”.
“Vâng, lâu quá rồi mới gặp chú.” Nghe thấy từ “cậu nhóc” ‐ cách xưng hô vẫn luôn tồn tại trong kí ức, Kiều Tô tự dưng mỉm cười.
Bấm đốt ngón tay nhẩm tính, ít nhất cũng gần bảy năm lẻ ba mươi ngày không gặp rồi đấy!
Dù bờ vai và tay chân của Kiều Tô bây giờ đã phát triển ở mức ngang bằng “đàn ông” rồi nhưng bảy năm lẻ ba mươi ngày trước đây, cậu cũng chỉ là thằng ranh ở bẩn thích hì hục kéo tay áo lau nước mũi. Vì thế bây giờ Dịch Thư khó mà liên tưởng được Kiều Tô của hiện tại với thằng nhóc trong quá khứ đó. Nhưng con gái thì lại thích mẫu con trai khỏe khoắn, sáng sủa, nhìn vào ấn tượng khó phai như cậu ấy. Cho nên chuyện xưa kia cậu là thằng ranh con hay không cũng không còn quan trọng nữa.
Bước vào trong sảnh bệnh viện, Dịch Thư và Kiều Tô cùng đi về hướng thang máy đông nghẹt.
“Bây giờ cháu cao thật đấy, một mét tám chưa?” Phải thừa nhận rằng, chiều cao một mét bảy mươi bảy như Dịch Thư cũng cần phải hơi ngước đầu lên nhìn thì mới có thể ngang tầm với Kiều Tô được.
“Dạ... 181...” Cậu đã lược bỏ số thập phân “.6” ở phía sau 181.
“Ha ha, con trai mà, cao chút chẳng bao giờ lỗ cả. Chơi bóng rổ cũng dễ.” Dịch Thư nhìn đèn đỏ trên thang máy, rồi lại quay qua hỏi tiếp: “Bố mẹ cháu hiện nay thế nào?”.
Kiều Tô gật đầu, trả lời với nét mặt không vui lắm: “Vẫn khỏe ạ. Nhưng không lâu sau khi chú dọn đi thì nhà cháu cũng chuyển đi, giống như chú vậy, cũng dọn tới chỗ này. Lúc nãy vừa thấy chú, cháu chẳng dám tin trên đời có chuyện trùng hợp như vậy đâu”.
“Ha ha, trùng hợp thật đấy.” Dịch Thư cười cười. Cửa thang máy mở, đám đông nhanh chân chen vào, Kiều Tô cũng vào thang máy theo sau bước của Dịch Thư.
5.
Nghĩ lại khi ấy, còn khoảng nửa năm nữa thì Kiều Tô mới tròn mười tuổi chính xác là chín tuổi lẻ bảy tháng, nhưng người lớn thường thích “làm tròn số”, nên tới tận bây giờ Kiều Tô vẫn cảm thấy lúc đó mình mười tuổi. Cũng vào khoảng thời gian giao mùa giữa mùa mưa năm ấy, có một gia đình chuyển tới nhà cậu. Một ông bố đơn thân dẫn theo cô con gái bằng tuổi với Kiều Tô. Nghe nói đó là bạn cùng phòng thời đại học và cũng là bạn thân của bố, và họ cũng từng ở tạm đó một thời gian, hình như để tiện cho nhà đó đến bệnh viện khám bệnh gì đó. Bố bắt Kiều Tô gọi người đàn ông trẻ tuổi đó là “chú Dịch”. Kiều Tô không hề ghét chú Dịch, vì chú đối xử với cậu rất hòa nhã và thân thiết. Chỉ có đứa con gái của chú Dịch thì hoàn toàn khác. Cũng không thể nói là ghét, mà nên nói là không còn cách nào để ứng phó với cô ta. Khi cô ta ở nhờ nhà anh, lúc nào cũng nổi cáu, và còn hay khóc hét ầm ĩ lúc nửa đêm nữa, khiến Kiều Tô hay bị thức giấc.
Nhớ lại lần mà mối quan hệ giữa Kiều Tô và cô ta trở nên căng thẳng là vào một ngày cuối tuần nào đó, Kiều Tô dẫn bạn về nhà chơi điện tử. Đúng lúc cô ta vừa bước ra khỏi phòng và đụng phải đám bạn của Kiều Tô. Kiều Tô vốn cũng chẳng để ý tới cô ta, chỉ chăm chăm đưa đám bạn vào phòng mình.
Nhưng khi đi ngang qua bên cạnh cô, có đứa bạn tò mò hỏi Kiều Tô: “Ôi chao, bạn ấy là ai vậy? Xinh ra phết nhỉ…”.
Kiều Tô vểnh môi lên tỏ vẻ phản kháng, rồi cậu đưa tay áo lên để lau nước mũi, đáp lại với giọng chua chát: “Ờ, nó đó à, cả bố nó nữa, ở nhờ nhà tao, nghe mẹ tao bảo nó là độc nhãn long”.
Nghe giải thích như thế, mấy cậu bạn khác dùng ánh mắt soi mói nhìn chằm chằm vào cô bé đang đi tới góc cầu thang, sau đó xôn xao bàn tán như đàn vịt con “Ồ, hóa ra là nữ độc nhãn long à”, rồi cứ thế bước vào trong phòng.
... Không sai, chính Kiều Tô đã gây sự.
... Nhưng đó chẳng qua chỉ là trò “trả đũa” giữa đám trẻ con với nhau mà thôi.
... Chỉ thế thôi.
Nhưng cô bé đó bỗng dưng lao vào phòng của cậu, sắc giọng quát to: “Mày mới là độc nhãn long! Rút lại câu nói của mày đi”.
Đó là nỗi tức giận kinh người. Nhưng cô bé không hề khóc.
Cô bé giận dữ giật lấy chiếc tay cầm điều khiển trò chơi điện tử từ tay Kiều Tô trước ánh mắt kinh ngạc và lúng túng của đám bạn cậu, và dùng hết sức ném nó xuống đất rồi giẫm lên.
Vừa giẫm cô vừa cắn răng hét lớn: “Tao ghét trò chơi điện tử! Cấm chúng mày chơi điện tử! Tao ghét! Tao ghét nó! Tao tuyệt đối không bao giờ tha thứ cho mày đâu!”.
Về sau chú Dịch dẫn con gái rời khỏi đó. Trước khi đi, Kiều Tô vẫn còn tức tối và ấm ức đứng bên cạnh bố mẹ, nghiến răng cay cú nhìn cô bé, dù bố mẹ cậu có khuyên cậu như thế nào đi chăng nữa, nào là “Con trai đừng so đo tính toán, phải độ lượng” hay là “Chẳng qua là một cái máy điện tử thôi mà, hỏng rồi thì mua cái mới là được, có gì đáng để giận dỗi đâu”. Nhưng cậu bủn xỉn đến độ cả câu “Tạm biệt” cũng không thèm nói. Nguyên nhân chính đương nhiên là bởi cô bé đã làm hỏng chiếc máy điện tử yêu quý của cậu rồi, còn nguyên nhân phụ thì là do cô đã khiến cậu mất hết thể diện trước mặt đám bạn cậu.
Chú Dịch cảm thấy vô cùng áy náy bèn cúi người xoa đầu Kiều Tô, và nói với cậu: “Cậu nhóc, cháu đừng trách con gái chú nhé. Hồi trước Bách Đồng không như thế này đâu. Chú sẽ mua máy điện tử mới đền cho cháu, mong cháu đừng trách bạn nhé”.
Kiều Tô không nói không rằng, vẫn ương bướng không thèm mở miệng.
Khoảng một tuần sau đó, trong nhà quả nhiên nhận được bưu kiện của bưu điện ở một nơi xa lạ gửi tới. Kiều Tô tò mò mở ra xem và cậu rất kinh ngạc khi bên trong là một chiếc máy điều khiển kiểu dáng mới được gói kỹ càng giữa những miếng xốp.
Chú Dịch của cậu quả thật không nuốt lời.
Thế nhưng vào cái ngày họ đi khỏi, cậu lại chẳng hề nói được một câu “Tạm biệt”. Càng buồn cười hơn là ngay cả tên của cô bé đó cậu cũng quên khuấy đi mất. Có thể là vì từ trước tới giờ chẳng ai bảo với cậu cô bé đó tên là gì. Cậu từng đi hỏi mẹ, mẹ cậu cũng cố gắng nhớ cả nửa ngày trời, cuối cùng mẹ trả lời một câu khiến cậu cảm thấy thật thất vọng:
“... Ờ, tên gì nhỉ? Ừm… Thật không tài nào nhớ nổi cái tên đó nữa, nói chung chắc là Dịch gì gì đó! Nhưng con bé đó cũng chẳng ai ưa cả, nửa đêm cứ quấy khóc, ồn ào đến nỗi mẹ và bố con chẳng thể ngủ được. Giờ thì tốt rồi, cuối cùng nó cũng đi khỏi, tạ ơn trời Phật.”
... Cuối cùng cậu cũng chẳng biết tên cô ta là gì. Cậu cũng có chút hối hận vì chưa kịp hỏi.
Nhưng biết với không biết, thực ra cũng chẳng có gì khác biệt. Dù sao thì cũng khó mà gặp lại nhau nữa mà.
Dù lần sau có gặp lại, chắc cũng chẳng nhận ra nhau nữa đâu. Bởi cả hai đều trưởng thành cả rồi. Chắc cũng không còn nhớ đến nhau nữa. Lúc đó Kiều Tô tự thuyết phục mình như thế.
6.
Thang máy lên đến tầng thứ nhất, tầng thứ hai, tầng thứ ba, tầng thứ tư, tầng thứ năm, sau cùng dừng lại ở tầng thứ tám.
Hai người cùng bước ra khỏi thang máy. Dịch Thư chợt nhận ra điều gì đó nên vừa đi vừa hỏi Kiều Tô bên cạnh: “À này, hóa ra cháu đến bệnh viện để thăm ai à?”.
“Vâng, một người bà con.”
“Vậy à… Cũng ở tầng tám sao? Có ngại nếu chú hỏi bị bệnh gì không?”
“Dạ, cũng chẳng có gì. Cũng không hẳn là ‘bệnh’ đâu ạ!” Kiều Tô có vẻ cố ý né tránh một từ ngữ nhạy cảm nào đó rồi vội chuyển đề tài, “Đúng rồi, chú Dịch đến thăm ai vậy?”.
Dịch Thư trầm ngâm một hồi lâu sau khi nghe Kiều Tô hỏi, ông cũng không nhận ra đôi mày của mình đang nhíu lại. Một lát sau, Kiều Tô mới nghe thấy giọng nói hơi nghẹn ngào của ông: “… Con gái chú”.
... Con gái à?
Kiều Tô sững người, khóe mắt chợt ánh lên tia sáng kỳ lạ. Cậu đang tính hỏi điều gì đó thì thấy một cô y tá đang đứng chờ ngoài cửa phòng vội vã đi về hướng chú Dịch.
Dịch Thư nhìn vẻ mặt và thái độ của cô ấy, dường như nhận ra một sự khác thường nào đó, bèn hỏi: “Thế nào rồi?”.
Y tá nén giọng, nhìn Dịch Thư với vẻ mặt hoảng hốt: “Ông Dịch, cuối cùng ông đã về rồi, sang đây nhanh lên! Tình trạng con gái ông sau khi tháo gạc rất tệ…” Nghe đến câu đó, Dịch Thư chẳng nói thêm được gì nữa, quên cả việc Kiều Tô đang đứng sau lưng mình, đi thẳng vào phòng bệnh cách phía trước không xa.
Trong giây lát ông đẩy cánh cửa đi vào, Kiều Tô loáng thoáng nghe thấy giọng la hét giận dữ của một người con gái:
“... Các người là lũ lừa gạt! Các người nói là sẽ khỏi mà! Tại sao mắt phải tôi vẫn không nhìn thấy? Tại sao vẫn… ”
Cánh cửa nhanh chóng được đóng lại và âm thanh cũng bị thu gọn vào trong gian phòng nhỏ ấy. Cùng lúc đó, có hai y tá cầm quyển sổ ghi chép bước từ trong phòng ra. Họ đi về phía Kiều Tô và cậu có thể nghe rõ những lời bàn tán khe khẽ đầy vẻ ái ngại của họ:
“Ôi trời, thật là đáng thương, chị biết không, nghe nói đã phẫu thuật ghép giác mạc nhiều lần rồi, tiếc là sau đó vẫn xảy ra tình trạng giác mạc không tương thích nên bài trừ lẫn nhau…”
“Chết thật, tốn cả đống tiền đấy nhỉ? Phải rồi, chị thấy bố cô ta không? Mới ba mươi mấy tuổi mà đã già như thế rồi.”
“Ừ, vì lúc nhỏ con bé bị mảnh vỡ thủy tinh đâm vào mắt phải mà, khi ấy hầu như cả thủy tinh thể cũng rớt ra ngoài. Tôi chỉ nghe thôi mà đã thấy rùng rợn rồi.”
“Ôi, đáng thương quá. Nhưng cũng còn may không phải cả hai con mắt đều bị mù…”
Mắt phải… bị mù à…
Kiều Tô ngẩng đầu ngước nhìn phòng bệnh cách đó không xa, đôi môi mím chặt trầm ngâm trong giây lát, rồi chậm rãi xoay người đi về hướng ngược lại.
7.
Khi đi tới cuối hành lang tầng tám, Kiều Tô chợt dừng lại trước cửa một phòng bệnh, chỉnh đốn lại vạt áo của bộ đồng phục bị mưa tạt làm cho nhăn nheo.
Đúng lúc đó cô y tá trong phòng thấy cậu, chào hỏi cứ như hai người đã quen nhau thân thiết lắm rồi: “Ấy, đến rồi à?” Sau đó bước lên trước nói thêm một câu, “Hôm nay tâm trạng của cô ấy không được tốt lắm, có vẻ như cô bé đang chờ cậu sang thăm lắm đó!”.
Sau khi nghe thấy lời cô y tá nói, bóng người nãy giờ vẫn đứng bên cửa sổ ngắm nhìn bầu trời xám xịt đã ngoảnh mặt lại. Cô nhìn về phía ngoài cửa nơi Kiều Tô đang đứng, đôi môi xinh xắn nhẹ nhàng nhếch lên trên, tạo thành một đường cong thật đẹp và mềm dịu.
Kiều Tô cũng cười nhạt với cô ta. Khi cậu định bước sang chỗ cô đứng thì thấy trong tay cô đang ôm cuốn album ảnh.
Chẳng biết cơn gió từ đâu thổi tới, từng tấm ảnh trong cuốn album bị thổi lật lên, khe khẽ rớt xuống dưới chân Kiều Tô.
Cậu khom người xuống, đưa những ngón tay thon dài nhặt từng tấm ảnh một. Trước mắt cậu hiện lên nụ cười tươi tắn của bốn người trong ảnh, cùng ánh mắt thân thiết nhìn nhau giữa họ. Nụ cười tuy rạng rỡ là nhưng vẫn khiến Kiều Tô cảm thấy nhói lòng.
Dường như có một bàn tay vô hình nào đó đang bấm nút máy ảnh lần nữa, nghe “tách” một tiếng.
... Không phải quay về quá khứ, mà là quá khứ đang lặp lại.
... Vì người đó từng nói: Tất cả chỉ vừa mới bắt đầu.
... Tất cả những thứ này, chưa hề kết thúc.
8.
Kể từ khi bắt đầu, hành tinh mà chúng ta đang sống đã là hình cầu. Nếu quan sát bằng mắt thường, chắc chắn nó là hình tròn, nhưng khi đi trên mặt đất thì ta lại cảm thấy nó chắc là hình vuông. Vì nó có góc cạnh, nó giống như bị chia cắt ra thành từng mảng, từng mảng nhỏ mà mỗi người lại ở trong mỗi mảng đó.
Tuy vậy, nếu trái đất là hình chữ nhật hay hình vuông vậy tại sao sau khi chúng ta xa cách vẫn có thể vô tình gặp lại nhau?
Bởi nếu là hình vuông nó nhất định có góc cạnh.
Nó nhất định sẽ có góc vuông, nó sẽ có đường thẳng vuông góc.
Nếu ta dựa vào hình học và các định nghĩa trong vật lý để phân tích thì đây là điều chắc chắn không bao giờ xảy ra. Nếu nó là hình vuông, như thế sau khi gặp nhau rồi chia tay thì sẽ chẳng thể nào chạm mặt nhau nữa.
Nhưng, hành tinh này là hình tròn.
Vì thế chúng ta sẽ còn gặp lại nhau.
Dù có bị người ta cho rằng cuộc gặp gỡ này chẳng có gì quan trọng, nhưng nó vẫn sẽ tồn tại như một “lẽ đương nhiên” không thể nào khác được.
Dù chúng ta không thể biết hết được tất cả con người trên thế giới này, rốt cuộc là mong muốn hành tinh mà ta đang sống là hình tròn, hay là hình vuông. Hay là khao khát mãnh liệt hành tinh này là một khối lập phương mà bất kỳ lúc nào cũng có thể dễ dàng tháo ra rồi lại ghép vào với nhau.
... Nếu điều đó là sự thật thì khả năng tất cả những người đã từng gặp gỡ nhau rồi lại được trùng phùng đều sẽ trở thành “zero”.