Tôi dừng lại, bất động. Đó chính là người tôi đã được biết, một người trước kia tự hào đến thế, mạnh mẽ đến thế! Tôi đang đứng trong bóng tối. ông ấy không thể ngờ là tôi đang ở đây. Tôi thỏa thích ngắm nhìn ông, biết chắc là mình sẽ không bị phát hiện, vì con người khốn khổ ấy hiện nay đã mù. Tôi thấy ông vẫn có vẻ cao lớn như trước đây. Nét mặt ông hình như không để lộ một thảm kịch nào, trong số những thảm kịch đã làm rung chuyển, rồi phá hủy biệt trang Thornfield. Vẻ mặt ông chỉ nói lên một thứ lo âu và nhẫn nhục vô vọng. Tôi thấy đau đớn đến tận đáy lòng mình, tuy vậy, dần dần, tôi lại cảm thấy có một niềm hạnh phúc, đang lớn lên trong người mình, niềm hạnh phúc tôi sẽ được hưởng, nếu tôi muốn, khi ôm ông Rochester trong cánh tay mình, khi vuốt ve trán ông, khi hôn lên những mi mắt khép kín của ông. Nhưng tôi không biết có cái gì vẫn.kìm tôi lại. Tôi cứ đứng nguyên tại chỗ, không nhúc nhích, ngắm nhìn con người mà tôi đã từng coi là hình tượng của sự cường tráng và sự giàu có. ông vừa tiến lên, vừa do dự, bước một, hai bước dọc theo bồn cỏ, rồi dừng lại, ngẩng mặt lên trời... Hai con mắt hỏng của ông mở ra. ông dang cánh tay phải về phía trước, cánh tay kia thì vẫn gập lại trên ngực.
Ông đang tìm gì? Niềm hy vọng điên rồ nào đã khiến ông rời khỏi buồng mình? Và tôi thì đang ở đó, rất gần ông, vừa nín thở, vừa cố nén những nhịp đập của tim mình. ông vẫn nấn ná, dò hỏi bóng tối, cố chọc thủng màn đêm bí mật.
Chắc hẳn, ông thấy mình đã phí công, vô ích.
Ông dừng lại, buông tay xuống, chẳng bận tâm gì đến nước mưa đang chảy ròng ròng trên người mình... Có một người vừa ra khỏi nhà và lại gần ông Rochester. Đó là bác John. Tôi cũng nhận ra bác ngay lập tức.
- Thưa ông, - bác nói, - có lẽ ông không nên ở đây, vào giờ này, và thời tiết như thế. Mưa lạnh sẽ làm ông ốm đấy. ông nên đi vào thôi.
- Không, - ông Rochester nói. - Trái lại, tôi thấy ở đây dễ chịu hơn. Cứ để tôi ở lại đây một lúc nữa. Hãy tin tôi đi, bác John, tôi không việc gì đâu.
John vừa lắc đầu, vừa bỏ đi. ông Rochester bước thêm vài bước, rồi trượt chân, suýt ngã.
Ông hiểu là không nên nấn ná nữa. ông quay ngoắt lại, rồi chậm chạp đi vào nhà. Tôi đợi mấy phút, rồi cũng tiến bước về phía ngôi nhà cổ, và khe khẽ gõ cửa. Tôi cứ tưởng là bác John sẽ ra mở cửa, hóa ra lại là vợ bác.
- Chào bác Marie, - tôi nói... - Vâng, tôi là Jane đây... Bác đừng sợ, không phải ma đâu. Tôi thật sự vẫn còn sống đây mà. Bác có được khỏe không, hả bác Marie? Tôi rất mừng được gặp lại bác.
Marie vẫn run lẩy bẩy. Giả sử gặp ma thật, thì bác cũng chỉ xúc động đến thế là cùng. Bác không nói nên lời. Mãi sau, bác mới reo lên:
- à, cô Jane! Cô Jane! Nhưng sao lại ở đây, và đêm hôm thế này! Có thể thế được không nhỉ?
- Được đấy, bác Marie ạ. Thì đúng là tôi mà. Bác không ngờ, chứ gì, nhưng đúng là tôi mà.
Bác dẫn tôi vào một căn bếp nhỏ; bác John đang ở đây. Bác ấy cũng sửng sốt, chẳng kém gì vợ mình.
- Cô Jane, mà lại ở đây ư?.- Phải, bác John ạ, chính tôi đây. Tôi đã biết những gì đã xảy ra ở Thornfield và ông Rochester đã gặp nạn như thế nào. Bổn phận tôi là phải về đây. Bác John này, - tôi nói, - bác làm ơn đến quán trọ, mang hộ tôi cái hòm về đây, vì mai, tôi sẽ phải dùng đến nó.
- Vâng được, thưa cô.
- Còn bác Marie nữa, bác có thể cho tôi ở lại đây đêm nay không ạ?
- Thưa cô, cũng hơi khó đấy, nhưng được, chúng tôi sẽ thu xếp. ôi! Gặp lại cô, sao tôi mừng đến thế.
- Cảm ơn bác Marie. Bác hãy tin là tôi cũng mừng, không kém bác đâu, vì tôi chưa bao giờ quên được Thornfield.
Có tiếng giật chuông, ở đâu đó, trong ngôi nhà.
- ông Rochester gọi tôi đấy, - bác Marie nói, - xin phép cô cho tôi đi ra mấy phút.
- Bà Marie này, khi gặp ông Rochester, bác báo giúp với ông là có khách nhé... nhưng đừng nói tên tôi.
- ông ấy sẽ không tiếp cô đâu. ông chẳng muốn nói chuyện với ai hết.
- Bác cứ thử xem sao. - Tôi nói.
- Tôi không ngại gì đâu, nhưng rồi cô sẽ thấy...
Một lát sau, bác trở lại. Nhìn mặt bác, tôi biết ngay là cuộc trao đổi giữa bác với ông chủ đã chẳng mang lại kết quả gì.
- Ai thế? - ông ấy đã hỏi tôi. - Tôi chẳng chờ đợi ai hết... Người ta muốn gì ở tôi? Họ không thể để tôi được sống bình yên hay sao?
Vừa nói với tôi, bác Marie vừa châm lửa vào hai cây nến.
- Tôi sắp mang hai cây nến này, và cả một ít nước vào cho ông ấy đây. Mặc dù mù lòa, ông vẫn cứ muốn, tối đến, căn buồng của ông phải luôn luôn được thắp sáng.
- Tôi sẽ làm thay bác, - tôi nói. - Bác cứ để tôi làm.
Bác Marie dẫn tôi đến trước cửa phòng khách; ông Rochester đang ở trong đó. Bác để tôi vào, rồi khép cửa lại. Không khí ảm đạm trong phòng khiến tôi phải ngạc nhiên. ông Rochester đang ngồi kia, trước ngọn lửa, người nghiêng về phía lò sưởi, cùng với con chó Pilote của ông, nằm không xa ông mấy. Thấy tôi bước vào, con Pilote chồm dậy và cất tiếng sủa. ông Rochester chỉ hơi nhúc nhích. ông đòi uống.nước, và tôi đã đưa ông cốc nước, trong khi con chó tiếp tục nhảy chồm chồm trong phòng. - Tôi nghe thấy tiếng con chó. - ông Roch-ester nói. - Có chuyện gì thế? Thường thì nó có ầm ĩ thế đâu...
- Thôi nào, Pilote. - Tôi nói. - Nằm xuống!
- Marie này, - ông Rochester nói, - bác cho tôi biết chuyện gì đang xảy ra thế. Sao mà con chó cứ cuống quýt lên thế?
- Bác Marie không có ở đây, - tôi nói, - em làm thay bác ấy.
Ông tái mặt lại, bàn tay ông run lên...
- Nhưng cô là ai? Hãy cho tôi biết tên cô là gì? Tôi ra lệnh cho cô đấy. Nói đi! Ngoài Marie ra, tôi không khiến ai khác hầu tôi đâu.
- Thưa ông, xin ông hãy uống nước đi đã, em sẽ rót cốc nữa, nếu ông muốn uống thêm.
- Nhưng ai đấy? Tôi đòi hỏi cô phải cho tôi biết cô là ai đã.
- Nếu con Pilote biết nói, nó sẽ cho ông biết ngay.
- Tôi đến điên lên mất. Ai đang nói thế?
Người ấy đâu?
Rồi bàn tay còn lành lặn của ông quờ quạng trong khoảng không, cầu may. Tôi bèn nắm lấy và siết chặt bàn tay ấy.
- Đúng là nàng! Đúng là nàng! - ông nói đi, nói lại. - Đúng là nàng! Đúng là Jane! Tôi đã nhận ra cánh tay nàng, vai nàng... Có thể thế được không nhỉ? Tôi vui sướng quá. Tôi đến chết mất.
- Không, không, ông sẽ không chết! Bây giờ, em đã ở đây, gần bên ông, như trước kia. Lòng em không thay đổi. Em chưa bao giờ được nếm mùi hạnh phúc tuyệt vời đến như thế này. Em sẽ không xa rời ông nữa đâu.
- Jane, Jane, Jane! - ông nhắc đi, nhắc lại. -Đ ây là một phép mầu!
- Có thể thế thật.
- Và em đang ở đây, trong đêm tối của tôi, thực sự vẫn còn sống!
- Vâng, vâng, vẫn còn sống, ông nhận thấy rõ rồi nhé, em cũng vui sướng, không kém gì ông đâu.
- Vẫn còn sống, thực sự vẫn còn sống! Tôi thường đã nằm mơ được gặp lại em. Tôi mơ thấy được ôm chặt em trong tay, và mơ thấy em thề với tôi là sẽ không bao giờ xa rời tôi.
- Thật thế, em sẽ mãi mãi ở bên ông... Em đã đau đớn khi phải xa ông..- Khi thức dậy, tôi cũng đau đớn kinh khủng.
Tôi chỉ có một mình, lại đui mù, què cụt. Tôi chẳng dám hi vọng gì. Tôi chỉ có một lãnh địa đó là đêm tối. Biết bao lần, các giấc mơ đã lừa dối tôi, khiến tôi cứ sợ rằng tất cả những gì đang diễn ra ở đây, bây giờ, cũng chỉ là một giấc mơ khác nữa mà thôi... Tôi đang giữ được em, chạm vào người em, nghe tiếng em nói, nhưng rồi em sẽ lại biến mất... Tôi sẽ không chịu nổi cảnh bị bỏ rơi này.
Tôi cố hết sức làm cho ông được yên tâm, và nhắc đi, nhắc lại:
- Em đang ở đây... Em đang ở đây...
- Jane này, tôi cứ tưởng em đã chết vì thất vọng, hoặc chết đuối trong một dòng thác nào đó rồi.
- Thưa ông Rochester, sự thật hoàn toàn ngược lại. Bây giờ, em giàu rồi. Chú em ở Madère đã để lại cho em toàn bộ tài sản của chú. Chúng ta vẫn còn có thể được sung sướng. Nếu ông cho phép, em sẽ đến ở gần tòa nhà này của ông, trong một ngôi nhà mà em sẽ cho xây dựng. Khi nào ông muốn gặp em, ông cứ gọi, và em sẽ đến nhà ông, mà ông cũng có thể đến nhà em. Em sẽ cùng đi với ông ra ngoài. Hai tay em sẽ thay cho bàn tay đã mất của ông. Hai mắt em sẽ là hai mắt của ông.
- Jane này, - ông nói bằng một giọng xúc động, - tôi xin cảm ơn em. Bây giờ, được nghe em nói, tôi thấy mình sẽ không thể thiếu em được. Nếu em rời bỏ tôi, - thì tôi sẽ chết đấy, Jane ạ...
Ông không nói nữa. Mặt ông in dấu một tâm trạng khốn quẫn ghê gớm. Tôi đã hiểu ông.
Ông vẫn yêu tôi, nhưng biết rõ thân phận tàn phế của mình, ông không muốn nói ra điều đó, thế là tôi tiếp tục trò chuyện, bằng một giọng hồn nhiên, vui vẻ hơn.
- Bây giờ, em sẽ chăm sóc cho ông. Tóc ông dài quá rồi, Edouard ạ, em sẽ cắt tỉa cho ông.
Lại còn móng tay của ông nữa, nom chẳng khác gì những cái vuốt.
- Còn đây, - ông vừa nói, vừa giơ tôi xem cánh tay cụt của mình, - thì không có ngón, cũng chẳng có móng... Trông khiếp chưa? Em có dám nhìn không?
- Đôi mắt ông hỏng, mặt ông cháy bỏng, cánh tay ông cụt, đúng là trông rất thương tâm...
nhưng đau đớn và thương tật của ông lại càng thúc giục em phải tận tụy với ông hơn..- Cảm ơn Jane.
Với sự giúp đỡ của bác Marie, chẳng mấy chốc tôi đã làm cho căn buồng ngăn nắp và vui tươi hơn một chút. Thức ăn ngon lành dọn ra, chúng tôi ngồi vào bàn, vừa ăn, vừa chuyện trò rôm rả. ông Rochester biến đổi rất nhanh. Tôi cảm thấy rõ và cả ông cũng cảm thấy, là ở Fern-dean vẫn còn có thể có hạnh phúc. Tôi đề ra mục tiêu là làm sao cho ông được khuây khỏa.
Đôi khi, tôi tưởng mình đã hoàn toàn thành công, nhưng rồi tôi vẫn nhận thấy ông lại bị nỗi buồn xâu xé.
- Jane, Jane, - ông nói. - Em có đấy không?
Em không nghĩ gì đến chuyến đi sắp tới đấy chứ?
Em phải thông cảm với tôi, Jane ạ, vì việc em đã đến đây một cách bất ngờ, quả là một điều kì diệu. Tôi vẫn còn thấy choáng váng. Bây giờ, em đang ở đây, nhưng tôi cứ sợ em sẽ ra đi. Tôi cứ sợ sẽ chỉ còn lại một mình, trong ngôi nhà lạnh giá. Jane ơi, một chuyện như thế liệu có thể xảy ra được không?
- Xin ông hãy yên tâm. - Tôi nói.
- Nếu ngày mai, em không rời bỏ tôi, thì liệu có phải là ngày kia, hoặc có thể sau này không?... Nhưng rồi em vẫn rời bỏ tôi!
- Em đã hứa với ông rồi. ông phải tin em.
Em yêu ông mà...
- Bất chấp đôi mắt tôi, bàn tay tôi, những vết sẹo của tôi... Bất chấp là tôi xấu xí. Có đúng thế không?
- Đúng, - tôi nói với một giọng đùa cợt...
- ông xấu xí thật... nhưng là một kiểu xấu xí mà em thích. Nhưng ông cho phép em được tạm biệt, để ngày mai, em vẫn khỏe khoắn để có thể mang đồ ăn, thức uống đến hầu ông.
Trong nhà này, em sẽ có rất nhiều việc để làm đấy.
Tôi đã qua một đêm dễ chịu, và ngày hôm sau mới sáng sớm, tôi đã nghe thấy ông đi lại, hết buồng này, sang buồng khác, rồi xuống nhà, gần như cùng lúc với bác Marie.
- Marie này, - ông nói, - bác đã để cô Eyre ngủ ở đâu đấy? Cốt là bác không để cô ấy phải ở một buồng quá lạnh giá. Hôm qua, cô ấy mệt lắm đấy. Bác có để cô ấy phải thiếu thốn gì không?
Tôi rời khỏi buồng mình, không gây tiếng động, rồi bước vào buồng ông Rochester, mà không để ông biết được sự có mặt của mình..Thế là tôi tha hồ ngắm nhìn ông. Dáng vẻ ông làm tôi phải kinh ngạc. Khác nào một vật trôi giạt ở bờ biển! - Tôi nghĩ bụng. - Mình cần phải có những nỗ lực siêu phàm, để có thể nhen lại ngọn lửa sống đã gần như tắt ngấm trong con người ông...
Tôi dừng lại, bất động. Đó chính là người tôi đã được biết, một người trước kia tự hào đến thế, mạnh mẽ đến thế! Tôi đang đứng trong bóng tối. ông ấy không thể ngờ là tôi đang ở đây. Tôi thỏa thích ngắm nhìn ông, biết chắc là mình sẽ không bị phát hiện, vì con người khốn khổ ấy hiện nay đã mù. Tôi thấy ông vẫn có vẻ cao lớn như trước đây. Nét mặt ông hình như không để lộ một thảm kịch nào, trong số những thảm kịch đã làm rung chuyển, rồi phá hủy biệt trang Thornfield. Vẻ mặt ông chỉ nói lên một thứ lo âu và nhẫn nhục vô vọng. Tôi thấy đau đớn đến tận đáy lòng mình, tuy vậy, dần dần, tôi lại cảm thấy có một niềm hạnh phúc, đang lớn lên trong người mình, niềm hạnh phúc tôi sẽ được hưởng, nếu tôi muốn, khi ôm ông Rochester trong cánh tay mình, khi vuốt ve trán ông, khi hôn lên những mi mắt khép kín của ông. Nhưng tôi không biết có cái gì vẫn.kìm tôi lại. Tôi cứ đứng nguyên tại chỗ, không nhúc nhích, ngắm nhìn con người mà tôi đã từng coi là hình tượng của sự cường tráng và sự giàu có. ông vừa tiến lên, vừa do dự, bước một, hai bước dọc theo bồn cỏ, rồi dừng lại, ngẩng mặt lên trời... Hai con mắt hỏng của ông mở ra. ông dang cánh tay phải về phía trước, cánh tay kia thì vẫn gập lại trên ngực.
Ông đang tìm gì? Niềm hy vọng điên rồ nào đã khiến ông rời khỏi buồng mình? Và tôi thì đang ở đó, rất gần ông, vừa nín thở, vừa cố nén những nhịp đập của tim mình. ông vẫn nấn ná, dò hỏi bóng tối, cố chọc thủng màn đêm bí mật.
Chắc hẳn, ông thấy mình đã phí công, vô ích.
Ông dừng lại, buông tay xuống, chẳng bận tâm gì đến nước mưa đang chảy ròng ròng trên người mình... Có một người vừa ra khỏi nhà và lại gần ông Rochester. Đó là bác John. Tôi cũng nhận ra bác ngay lập tức.
- Thưa ông, - bác nói, - có lẽ ông không nên ở đây, vào giờ này, và thời tiết như thế. Mưa lạnh sẽ làm ông ốm đấy. ông nên đi vào thôi.
- Không, - ông Rochester nói. - Trái lại, tôi thấy ở đây dễ chịu hơn. Cứ để tôi ở lại đây một lúc nữa. Hãy tin tôi đi, bác John, tôi không việc gì đâu.
John vừa lắc đầu, vừa bỏ đi. ông Rochester bước thêm vài bước, rồi trượt chân, suýt ngã.
Ông hiểu là không nên nấn ná nữa. ông quay ngoắt lại, rồi chậm chạp đi vào nhà. Tôi đợi mấy phút, rồi cũng tiến bước về phía ngôi nhà cổ, và khe khẽ gõ cửa. Tôi cứ tưởng là bác John sẽ ra mở cửa, hóa ra lại là vợ bác.
- Chào bác Marie, - tôi nói... - Vâng, tôi là Jane đây... Bác đừng sợ, không phải ma đâu. Tôi thật sự vẫn còn sống đây mà. Bác có được khỏe không, hả bác Marie? Tôi rất mừng được gặp lại bác.
Marie vẫn run lẩy bẩy. Giả sử gặp ma thật, thì bác cũng chỉ xúc động đến thế là cùng. Bác không nói nên lời. Mãi sau, bác mới reo lên:
- à, cô Jane! Cô Jane! Nhưng sao lại ở đây, và đêm hôm thế này! Có thể thế được không nhỉ?
- Được đấy, bác Marie ạ. Thì đúng là tôi mà. Bác không ngờ, chứ gì, nhưng đúng là tôi mà.
Bác dẫn tôi vào một căn bếp nhỏ; bác John đang ở đây. Bác ấy cũng sửng sốt, chẳng kém gì vợ mình.
- Cô Jane, mà lại ở đây ư?.- Phải, bác John ạ, chính tôi đây. Tôi đã biết những gì đã xảy ra ở Thornfield và ông Rochester đã gặp nạn như thế nào. Bổn phận tôi là phải về đây. Bác John này, - tôi nói, - bác làm ơn đến quán trọ, mang hộ tôi cái hòm về đây, vì mai, tôi sẽ phải dùng đến nó.
- Vâng được, thưa cô.
- Còn bác Marie nữa, bác có thể cho tôi ở lại đây đêm nay không ạ?
- Thưa cô, cũng hơi khó đấy, nhưng được, chúng tôi sẽ thu xếp. ôi! Gặp lại cô, sao tôi mừng đến thế.
- Cảm ơn bác Marie. Bác hãy tin là tôi cũng mừng, không kém bác đâu, vì tôi chưa bao giờ quên được Thornfield.
Có tiếng giật chuông, ở đâu đó, trong ngôi nhà.
- ông Rochester gọi tôi đấy, - bác Marie nói, - xin phép cô cho tôi đi ra mấy phút.
- Bà Marie này, khi gặp ông Rochester, bác báo giúp với ông là có khách nhé... nhưng đừng nói tên tôi.
- ông ấy sẽ không tiếp cô đâu. ông chẳng muốn nói chuyện với ai hết.
- Bác cứ thử xem sao. - Tôi nói.
- Tôi không ngại gì đâu, nhưng rồi cô sẽ thấy...
Một lát sau, bác trở lại. Nhìn mặt bác, tôi biết ngay là cuộc trao đổi giữa bác với ông chủ đã chẳng mang lại kết quả gì.
- Ai thế? - ông ấy đã hỏi tôi. - Tôi chẳng chờ đợi ai hết... Người ta muốn gì ở tôi? Họ không thể để tôi được sống bình yên hay sao?
Vừa nói với tôi, bác Marie vừa châm lửa vào hai cây nến.
- Tôi sắp mang hai cây nến này, và cả một ít nước vào cho ông ấy đây. Mặc dù mù lòa, ông vẫn cứ muốn, tối đến, căn buồng của ông phải luôn luôn được thắp sáng.
- Tôi sẽ làm thay bác, - tôi nói. - Bác cứ để tôi làm.
Bác Marie dẫn tôi đến trước cửa phòng khách; ông Rochester đang ở trong đó. Bác để tôi vào, rồi khép cửa lại. Không khí ảm đạm trong phòng khiến tôi phải ngạc nhiên. ông Rochester đang ngồi kia, trước ngọn lửa, người nghiêng về phía lò sưởi, cùng với con chó Pilote của ông, nằm không xa ông mấy. Thấy tôi bước vào, con Pilote chồm dậy và cất tiếng sủa. ông Rochester chỉ hơi nhúc nhích. ông đòi uống.nước, và tôi đã đưa ông cốc nước, trong khi con chó tiếp tục nhảy chồm chồm trong phòng. - Tôi nghe thấy tiếng con chó. - ông Roch-ester nói. - Có chuyện gì thế? Thường thì nó có ầm ĩ thế đâu...
- Thôi nào, Pilote. - Tôi nói. - Nằm xuống!
- Marie này, - ông Rochester nói, - bác cho tôi biết chuyện gì đang xảy ra thế. Sao mà con chó cứ cuống quýt lên thế?
- Bác Marie không có ở đây, - tôi nói, - em làm thay bác ấy.
Ông tái mặt lại, bàn tay ông run lên...
- Nhưng cô là ai? Hãy cho tôi biết tên cô là gì? Tôi ra lệnh cho cô đấy. Nói đi! Ngoài Marie ra, tôi không khiến ai khác hầu tôi đâu.
- Thưa ông, xin ông hãy uống nước đi đã, em sẽ rót cốc nữa, nếu ông muốn uống thêm.
- Nhưng ai đấy? Tôi đòi hỏi cô phải cho tôi biết cô là ai đã.
- Nếu con Pilote biết nói, nó sẽ cho ông biết ngay.
- Tôi đến điên lên mất. Ai đang nói thế?
Người ấy đâu?
Rồi bàn tay còn lành lặn của ông quờ quạng trong khoảng không, cầu may. Tôi bèn nắm lấy và siết chặt bàn tay ấy.
- Đúng là nàng! Đúng là nàng! - ông nói đi, nói lại. - Đúng là nàng! Đúng là Jane! Tôi đã nhận ra cánh tay nàng, vai nàng... Có thể thế được không nhỉ? Tôi vui sướng quá. Tôi đến chết mất.
- Không, không, ông sẽ không chết! Bây giờ, em đã ở đây, gần bên ông, như trước kia. Lòng em không thay đổi. Em chưa bao giờ được nếm mùi hạnh phúc tuyệt vời đến như thế này. Em sẽ không xa rời ông nữa đâu.
- Jane, Jane, Jane! - ông nhắc đi, nhắc lại. -Đ ây là một phép mầu!
- Có thể thế thật.
- Và em đang ở đây, trong đêm tối của tôi, thực sự vẫn còn sống!
- Vâng, vâng, vẫn còn sống, ông nhận thấy rõ rồi nhé, em cũng vui sướng, không kém gì ông đâu.
- Vẫn còn sống, thực sự vẫn còn sống! Tôi thường đã nằm mơ được gặp lại em. Tôi mơ thấy được ôm chặt em trong tay, và mơ thấy em thề với tôi là sẽ không bao giờ xa rời tôi.
- Thật thế, em sẽ mãi mãi ở bên ông... Em đã đau đớn khi phải xa ông..- Khi thức dậy, tôi cũng đau đớn kinh khủng.
Tôi chỉ có một mình, lại đui mù, què cụt. Tôi chẳng dám hi vọng gì. Tôi chỉ có một lãnh địa đó là đêm tối. Biết bao lần, các giấc mơ đã lừa dối tôi, khiến tôi cứ sợ rằng tất cả những gì đang diễn ra ở đây, bây giờ, cũng chỉ là một giấc mơ khác nữa mà thôi... Tôi đang giữ được em, chạm vào người em, nghe tiếng em nói, nhưng rồi em sẽ lại biến mất... Tôi sẽ không chịu nổi cảnh bị bỏ rơi này.
Tôi cố hết sức làm cho ông được yên tâm, và nhắc đi, nhắc lại:
- Em đang ở đây... Em đang ở đây...
- Jane này, tôi cứ tưởng em đã chết vì thất vọng, hoặc chết đuối trong một dòng thác nào đó rồi.
- Thưa ông Rochester, sự thật hoàn toàn ngược lại. Bây giờ, em giàu rồi. Chú em ở Madère đã để lại cho em toàn bộ tài sản của chú. Chúng ta vẫn còn có thể được sung sướng. Nếu ông cho phép, em sẽ đến ở gần tòa nhà này của ông, trong một ngôi nhà mà em sẽ cho xây dựng. Khi nào ông muốn gặp em, ông cứ gọi, và em sẽ đến nhà ông, mà ông cũng có thể đến nhà em. Em sẽ cùng đi với ông ra ngoài. Hai tay em sẽ thay cho bàn tay đã mất của ông. Hai mắt em sẽ là hai mắt của ông.
- Jane này, - ông nói bằng một giọng xúc động, - tôi xin cảm ơn em. Bây giờ, được nghe em nói, tôi thấy mình sẽ không thể thiếu em được. Nếu em rời bỏ tôi, - thì tôi sẽ chết đấy, Jane ạ...
Ông không nói nữa. Mặt ông in dấu một tâm trạng khốn quẫn ghê gớm. Tôi đã hiểu ông.
Ông vẫn yêu tôi, nhưng biết rõ thân phận tàn phế của mình, ông không muốn nói ra điều đó, thế là tôi tiếp tục trò chuyện, bằng một giọng hồn nhiên, vui vẻ hơn.
- Bây giờ, em sẽ chăm sóc cho ông. Tóc ông dài quá rồi, Edouard ạ, em sẽ cắt tỉa cho ông.
Lại còn móng tay của ông nữa, nom chẳng khác gì những cái vuốt.
- Còn đây, - ông vừa nói, vừa giơ tôi xem cánh tay cụt của mình, - thì không có ngón, cũng chẳng có móng... Trông khiếp chưa? Em có dám nhìn không?
- Đôi mắt ông hỏng, mặt ông cháy bỏng, cánh tay ông cụt, đúng là trông rất thương tâm...
nhưng đau đớn và thương tật của ông lại càng thúc giục em phải tận tụy với ông hơn..- Cảm ơn Jane.
Với sự giúp đỡ của bác Marie, chẳng mấy chốc tôi đã làm cho căn buồng ngăn nắp và vui tươi hơn một chút. Thức ăn ngon lành dọn ra, chúng tôi ngồi vào bàn, vừa ăn, vừa chuyện trò rôm rả. ông Rochester biến đổi rất nhanh. Tôi cảm thấy rõ và cả ông cũng cảm thấy, là ở Fern-dean vẫn còn có thể có hạnh phúc. Tôi đề ra mục tiêu là làm sao cho ông được khuây khỏa.
Đôi khi, tôi tưởng mình đã hoàn toàn thành công, nhưng rồi tôi vẫn nhận thấy ông lại bị nỗi buồn xâu xé.
- Jane, Jane, - ông nói. - Em có đấy không?
Em không nghĩ gì đến chuyến đi sắp tới đấy chứ?
Em phải thông cảm với tôi, Jane ạ, vì việc em đã đến đây một cách bất ngờ, quả là một điều kì diệu. Tôi vẫn còn thấy choáng váng. Bây giờ, em đang ở đây, nhưng tôi cứ sợ em sẽ ra đi. Tôi cứ sợ sẽ chỉ còn lại một mình, trong ngôi nhà lạnh giá. Jane ơi, một chuyện như thế liệu có thể xảy ra được không?
- Xin ông hãy yên tâm. - Tôi nói.
- Nếu ngày mai, em không rời bỏ tôi, thì liệu có phải là ngày kia, hoặc có thể sau này không?... Nhưng rồi em vẫn rời bỏ tôi!
- Em đã hứa với ông rồi. ông phải tin em.
Em yêu ông mà...
- Bất chấp đôi mắt tôi, bàn tay tôi, những vết sẹo của tôi... Bất chấp là tôi xấu xí. Có đúng thế không?
- Đúng, - tôi nói với một giọng đùa cợt...
- ông xấu xí thật... nhưng là một kiểu xấu xí mà em thích. Nhưng ông cho phép em được tạm biệt, để ngày mai, em vẫn khỏe khoắn để có thể mang đồ ăn, thức uống đến hầu ông.
Trong nhà này, em sẽ có rất nhiều việc để làm đấy.
Tôi đã qua một đêm dễ chịu, và ngày hôm sau mới sáng sớm, tôi đã nghe thấy ông đi lại, hết buồng này, sang buồng khác, rồi xuống nhà, gần như cùng lúc với bác Marie.
- Marie này, - ông nói, - bác đã để cô Eyre ngủ ở đâu đấy? Cốt là bác không để cô ấy phải ở một buồng quá lạnh giá. Hôm qua, cô ấy mệt lắm đấy. Bác có để cô ấy phải thiếu thốn gì không?
Tôi rời khỏi buồng mình, không gây tiếng động, rồi bước vào buồng ông Rochester, mà không để ông biết được sự có mặt của mình..Thế là tôi tha hồ ngắm nhìn ông. Dáng vẻ ông làm tôi phải kinh ngạc. Khác nào một vật trôi giạt ở bờ biển! - Tôi nghĩ bụng. - Mình cần phải có những nỗ lực siêu phàm, để có thể nhen lại ngọn lửa sống đã gần như tắt ngấm trong con người ông...