Cuối cùng, ngày trọng đại đã tới. Chúng tôi đã kết hôn với nhau, mà không hề báo tin cho ai biết. Trong nhà thờ, chỉ có ông Roch-ester, vị mục sư, người phụ lễ và tôi.
Khi trở về nhà, tôi đi tìm gặp bác Marie ở trong bếp.
- Bác Marie ơi, - tôi nói một cách rất đơn giản, - giờ đây, tôi là bà Rochester đấy, bác ạ.
Đúng, đúng, tôi đã là bà Rochester được mấy phút rồi.
Bác Marie và bác John vốn không phải là những người quen bộc lộ tình cảm. Mọi việc diễn ra gần như bình thường.
Bác Marie vẫn không buông cái thìa bác đang dùng để tưới nước xốt lên hai con gà giò bác đang quay trên bếp..- Thì ra là thế, - bác nói. - Sáng nay, tôi có trông thấy cô và ông chủ đi ra, nhưng không ngờ là ra nhà thờ để làm lễ cưới.
Còn bác John thì cười rộ.
- ạ, là là! - Bác nói. - Tôi đã bảo Marie rằng thế nào rồi cũng thế mà. Tôi xin chúc ông bà chủ rất nhiều hạnh phúc. ông bà rất xứng đáng được như vậy mà.
- Cảm ơn bác John. Hôm nay là ngày vui của chúng tôi, nên ông Rochester có nhờ tôi gửi đến hai bác, tờ giấy bạc này.
Tôi viết thư báo hỉ cho các bạn tôi ở Moor-House.
Diana và Marie đã trả lời ngay. Các chị mừng cho tôi, và cũng chúc tôi được hưởng nhiều hạnh phúc.
Diana bảo sẽ đến thăm tôi, nhưng muốn chờ cho qua tuần trăng mật đã.
Tôi viết thư cả cho anh Saint - John, nhưng không thấy anh trả lời. Sáu tháng sau, anh mới cho tôi biết tin tức về mình, nhưng có ý không đả động gì đến cuộc hôn nhân của tôi.
Còn Adèle? Cô bé Adèle, học trò tôi, bây giờ ra sao?
ại! Tôi chưa quên nó đâu, nên, sau khi đã xếp đặt nhà cửa gọn gàng, và ổn định xong nơi ăn, chốn ở của mình, tôi quyết định xin phép chồng tôi, đến trường thăm nó.
- ở đây, em thấy không vui lắm. - Nó bảo tôi thế.
- Được rồi, - tôi nói. - Em sẽ về Ferndean với cô. Em sẽ lại là học trò của cô, và cô sẽ lại là cô giáo của em, như trước kia.
Đứa bé rất phấn khởi, nhưng tôi đã nhận ra ngay là không thể làm thế được. Tôi không còn một phút nào dành riêng cho tôi, mà chồng tôi thì luôn luôn cần đến tôi.
Thế là tôi tìm ra, ở gần Ferndean, có một ngôi trường hoàn toàn thích hợp. ở đó, quy chế mềm dẻo hơn nhiều, và việc giảng dạy cũng có phương pháp hơn.
Tôi chăm lo cho Adèle, như một người mẹ chăm lo cho con mình. Nó thích học ở trường mới, và tiếp thu được một nền học vấn vững vàng.
Rồi thời gian trôi qua. Một hôm, em đã về ở hẳn nhà chúng tôi. Em đã trở thành một cô gái xinh đẹp. Tôi coi em như một người bạn và thích ở bên em. Em cũng không quên ơn chúng tôi, và đã đền đáp lại chúng tôi gấp trăm lần, những gì chúng tôi đã làm cho em..Như thế là chúng ta đang nhẹ nhàng đi đến phần kết thúc câu chuyện của tôi. Câu chuyện sẽ hoàn toàn chấm dứt, sau khi tôi nói với bạn đọc chút ít về cuộc đời làm vợ của mình và nói về tình hình hiện nay của mấy người tôi quen biết.
Những năm sau khi lấy chồng đã củng cố thêm tình yêu của tôi với người mình yêu. Chưa từng có người vợ nào yêu thương, chăm sóc chồng hơn tôi. Đôi khi, tôi thấy hình như mình vừa là máu thịt, vừa là linh hồn của chồng mình.
Mỗi khi ở bên nhau, chúng tôi thấy cái gì cũng tốt đẹp, và được nếm trải một trạng thái cô đơn thú vị. Và chúng tôi mỉm cười với nhau. Đôi khi, tôi cứ tự hỏi là phải chăng chính việc chồng tôi bị hỏng mắt, đã khiến chúng tôi gần gũi nhau hơn. Vì như thế, tôi đã trở thành mắt ông, cũng như đã trở thành bàn tay phải của ông. Nhờ có tôi, ông nhìn thấy được tạo vật, ông đọc được sách. Và không bao giờ tôi thấy chán vì phải nhìn hộ ông, và diễn tả lại bằng lời nói, cảnh tượng đồng ruộng, cây cối, thành thị, sông ngòi, trời mây, ánh nắng, những phong cảnh trước mặt, thời tiết lúc đó, gợi lên bằng lời nói, những gì ánh sáng không thể rọi vào mắt ông được nữa.
Không bao giờ tôi thấy chán vì phải đọc sách cho ông nghe; không bao giờ tôi thấy chán vì phải dắt ông đến nơi ông thích, hoặc vì phải làm bất cứ việc gì, ông muốn tôi làm. Trong khi giúp ông làm những việc tuy thật đáng buồn ấy, tôi đã cảm thấy một niềm vui thích đầy đủ nhất, tuyệt diệu nhất, vì khi nhờ tôi làm hộ, ông không hề đau đớn, xấu hổ, hay tủi nhục gì cả. ông yêu tôi hết sức chân thành, nên không hề cảm thấy ngại ngùng khi phải nhờ tôi giúp đỡ. ông cũng cảm thấy tôi yêu ông thắm thiết, nên cho rằng để cho tôi được chăm sóc ông cũng là thỏa mãn những mong muốn êm dịu nhất của tôi.
Một hôm, tôi đã bị xúc động mạnh.
Đó là vào khoảng gần tròn hai năm sau ngày cưới. Chồng tôi đang đọc, cho tôi viết thư, như thường lệ các buổi sáng. Bất thình lình, ông cúi xuống bên tôi, và hỏi:
- Jane này, em đeo cái gì xung quanh cổ đấy?
- à, một sợi dây đồng hồ bằng vàng. - Tôi rất sửng sốt, trả lời ông.
- Jane này, hình như tôi thấy nó sáng lóng lánh. Và em đang mặc áo dài màu xanh nhạt phải không?
Đúng là tôi đang mặc một chiếc áo như thế thật.
Lúc đó, ông mới cho tôi biết rằng từ ít lâu nay, ông cảm thấy như đám sương mù làm tối.một bên mắt ông, đã bớt dày đặc, và bây giờ, thì ông biết chắc chắn là thế.
Ông và tôi bèn cùng đi Luân Đôn. ông nhờ một bác sĩ nhãn khoa lỗi lạc nổi tiếng khám mắt cho mình.
Sau khi được điều trị rất cẩn thận, Edouard Rochester đã hoàn toàn lấy lại được ánh sáng.
Hiện nay, ông chưa nhìn được rõ ràng lắm.
Ông chưa đọc, hay viết được nhiều, nhưng có thể đi một mình, không cần ai dắt. Đối với ông, bầu trời không còn là một vệt trắng, mặt đất không còn là một khoảng trống nữa.
Thế rồi, khi đón đứa con đầu lòng vào cánh tay mình, ông bỗng reo lên:
- Jane này, nó có đôi mắt của tôi ngày xưa!
ại! Tôi sung sướng quá!
Trong dịp này, ông lại thực lòng nhận thấy là Chúa đã nhân từ giảm nhẹ sự trừng phạt cho ông.
Cuộc sống của Edouard và tôi càng ngày càng hạnh phúc. Và nhất là vì những người mà chúng tôi yêu quý nhất cũng có hạnh phúc.
Diana và Marie Rivers cũng đều đã lấy chồng. Diana đã kết hôn với một sĩ quan hải quân, có nhiều triển vọng rực rỡ. Marie thì đã trở thành vợ một mục sư, bạn của anh trai chị là Saint - John. Cả hai cặp vợ chồng ấy đều đang sống hòa thuận, hài lòng về tình cảm, như vợ chồng tôi.
Còn về Saint - John, chắc bạn đọc cũng đoán ra được, anh đã không thể tiếp túc sống ở nước Anh. Anh cũng quyết chí xả thân để hoàn tất số phận mình đã chọn. Anh đã sang ấn Độ. Saint - John là một con người chính trực.
Anh đã sống trong cảnh cô đơn, chỉ một lòng, một dạ, hoàn tất những hành động cao cả.
Thực sự, anh chỉ có một tình yêu duy nhất, luôn luôn ám ảnh mình: Tình yêu nhân loại.
Hiện nay, Saint - John đang ốm nặng. Những lá thư anh gửi về làm tôi cảm động, phát khóc.
Tôi biết là chẳng bao lâu nữa, mình sẽ không còn nhận được một lá thư nào có chữ kí của anh. Rồi ra, một người xa lạ sẽ viết thư cho tôi, báo tin Saint - John đã dũng cảm từ giã thế giới này, cũng giản dị như anh đã sống. Và, trong thâm tâm, tôi sẽ không nổi dậy chống lại số phận, mà sẽ nghiêng mình tưởng nhớ đến anh và tiếng thơm anh để lại....
Cuối cùng, ngày trọng đại đã tới. Chúng tôi đã kết hôn với nhau, mà không hề báo tin cho ai biết. Trong nhà thờ, chỉ có ông Roch-ester, vị mục sư, người phụ lễ và tôi.
Khi trở về nhà, tôi đi tìm gặp bác Marie ở trong bếp.
- Bác Marie ơi, - tôi nói một cách rất đơn giản, - giờ đây, tôi là bà Rochester đấy, bác ạ.
Đúng, đúng, tôi đã là bà Rochester được mấy phút rồi.
Bác Marie và bác John vốn không phải là những người quen bộc lộ tình cảm. Mọi việc diễn ra gần như bình thường.
Bác Marie vẫn không buông cái thìa bác đang dùng để tưới nước xốt lên hai con gà giò bác đang quay trên bếp..- Thì ra là thế, - bác nói. - Sáng nay, tôi có trông thấy cô và ông chủ đi ra, nhưng không ngờ là ra nhà thờ để làm lễ cưới.
Còn bác John thì cười rộ.
- ạ, là là! - Bác nói. - Tôi đã bảo Marie rằng thế nào rồi cũng thế mà. Tôi xin chúc ông bà chủ rất nhiều hạnh phúc. ông bà rất xứng đáng được như vậy mà.
- Cảm ơn bác John. Hôm nay là ngày vui của chúng tôi, nên ông Rochester có nhờ tôi gửi đến hai bác, tờ giấy bạc này.
Tôi viết thư báo hỉ cho các bạn tôi ở Moor-House.
Diana và Marie đã trả lời ngay. Các chị mừng cho tôi, và cũng chúc tôi được hưởng nhiều hạnh phúc.
Diana bảo sẽ đến thăm tôi, nhưng muốn chờ cho qua tuần trăng mật đã.
Tôi viết thư cả cho anh Saint - John, nhưng không thấy anh trả lời. Sáu tháng sau, anh mới cho tôi biết tin tức về mình, nhưng có ý không đả động gì đến cuộc hôn nhân của tôi.
Còn Adèle? Cô bé Adèle, học trò tôi, bây giờ ra sao?
ại! Tôi chưa quên nó đâu, nên, sau khi đã xếp đặt nhà cửa gọn gàng, và ổn định xong nơi ăn, chốn ở của mình, tôi quyết định xin phép chồng tôi, đến trường thăm nó.
- ở đây, em thấy không vui lắm. - Nó bảo tôi thế.
- Được rồi, - tôi nói. - Em sẽ về Ferndean với cô. Em sẽ lại là học trò của cô, và cô sẽ lại là cô giáo của em, như trước kia.
Đứa bé rất phấn khởi, nhưng tôi đã nhận ra ngay là không thể làm thế được. Tôi không còn một phút nào dành riêng cho tôi, mà chồng tôi thì luôn luôn cần đến tôi.
Thế là tôi tìm ra, ở gần Ferndean, có một ngôi trường hoàn toàn thích hợp. ở đó, quy chế mềm dẻo hơn nhiều, và việc giảng dạy cũng có phương pháp hơn.
Tôi chăm lo cho Adèle, như một người mẹ chăm lo cho con mình. Nó thích học ở trường mới, và tiếp thu được một nền học vấn vững vàng.
Rồi thời gian trôi qua. Một hôm, em đã về ở hẳn nhà chúng tôi. Em đã trở thành một cô gái xinh đẹp. Tôi coi em như một người bạn và thích ở bên em. Em cũng không quên ơn chúng tôi, và đã đền đáp lại chúng tôi gấp trăm lần, những gì chúng tôi đã làm cho em..Như thế là chúng ta đang nhẹ nhàng đi đến phần kết thúc câu chuyện của tôi. Câu chuyện sẽ hoàn toàn chấm dứt, sau khi tôi nói với bạn đọc chút ít về cuộc đời làm vợ của mình và nói về tình hình hiện nay của mấy người tôi quen biết.
Những năm sau khi lấy chồng đã củng cố thêm tình yêu của tôi với người mình yêu. Chưa từng có người vợ nào yêu thương, chăm sóc chồng hơn tôi. Đôi khi, tôi thấy hình như mình vừa là máu thịt, vừa là linh hồn của chồng mình.
Mỗi khi ở bên nhau, chúng tôi thấy cái gì cũng tốt đẹp, và được nếm trải một trạng thái cô đơn thú vị. Và chúng tôi mỉm cười với nhau. Đôi khi, tôi cứ tự hỏi là phải chăng chính việc chồng tôi bị hỏng mắt, đã khiến chúng tôi gần gũi nhau hơn. Vì như thế, tôi đã trở thành mắt ông, cũng như đã trở thành bàn tay phải của ông. Nhờ có tôi, ông nhìn thấy được tạo vật, ông đọc được sách. Và không bao giờ tôi thấy chán vì phải nhìn hộ ông, và diễn tả lại bằng lời nói, cảnh tượng đồng ruộng, cây cối, thành thị, sông ngòi, trời mây, ánh nắng, những phong cảnh trước mặt, thời tiết lúc đó, gợi lên bằng lời nói, những gì ánh sáng không thể rọi vào mắt ông được nữa.
Không bao giờ tôi thấy chán vì phải đọc sách cho ông nghe; không bao giờ tôi thấy chán vì phải dắt ông đến nơi ông thích, hoặc vì phải làm bất cứ việc gì, ông muốn tôi làm. Trong khi giúp ông làm những việc tuy thật đáng buồn ấy, tôi đã cảm thấy một niềm vui thích đầy đủ nhất, tuyệt diệu nhất, vì khi nhờ tôi làm hộ, ông không hề đau đớn, xấu hổ, hay tủi nhục gì cả. ông yêu tôi hết sức chân thành, nên không hề cảm thấy ngại ngùng khi phải nhờ tôi giúp đỡ. ông cũng cảm thấy tôi yêu ông thắm thiết, nên cho rằng để cho tôi được chăm sóc ông cũng là thỏa mãn những mong muốn êm dịu nhất của tôi.
Một hôm, tôi đã bị xúc động mạnh.
Đó là vào khoảng gần tròn hai năm sau ngày cưới. Chồng tôi đang đọc, cho tôi viết thư, như thường lệ các buổi sáng. Bất thình lình, ông cúi xuống bên tôi, và hỏi:
- Jane này, em đeo cái gì xung quanh cổ đấy?
- à, một sợi dây đồng hồ bằng vàng. - Tôi rất sửng sốt, trả lời ông.
- Jane này, hình như tôi thấy nó sáng lóng lánh. Và em đang mặc áo dài màu xanh nhạt phải không?
Đúng là tôi đang mặc một chiếc áo như thế thật.
Lúc đó, ông mới cho tôi biết rằng từ ít lâu nay, ông cảm thấy như đám sương mù làm tối.một bên mắt ông, đã bớt dày đặc, và bây giờ, thì ông biết chắc chắn là thế.
Ông và tôi bèn cùng đi Luân Đôn. ông nhờ một bác sĩ nhãn khoa lỗi lạc nổi tiếng khám mắt cho mình.
Sau khi được điều trị rất cẩn thận, Edouard Rochester đã hoàn toàn lấy lại được ánh sáng.
Hiện nay, ông chưa nhìn được rõ ràng lắm.
Ông chưa đọc, hay viết được nhiều, nhưng có thể đi một mình, không cần ai dắt. Đối với ông, bầu trời không còn là một vệt trắng, mặt đất không còn là một khoảng trống nữa.
Thế rồi, khi đón đứa con đầu lòng vào cánh tay mình, ông bỗng reo lên:
- Jane này, nó có đôi mắt của tôi ngày xưa!
ại! Tôi sung sướng quá!
Trong dịp này, ông lại thực lòng nhận thấy là Chúa đã nhân từ giảm nhẹ sự trừng phạt cho ông.
Cuộc sống của Edouard và tôi càng ngày càng hạnh phúc. Và nhất là vì những người mà chúng tôi yêu quý nhất cũng có hạnh phúc.
Diana và Marie Rivers cũng đều đã lấy chồng. Diana đã kết hôn với một sĩ quan hải quân, có nhiều triển vọng rực rỡ. Marie thì đã trở thành vợ một mục sư, bạn của anh trai chị là Saint - John. Cả hai cặp vợ chồng ấy đều đang sống hòa thuận, hài lòng về tình cảm, như vợ chồng tôi.
Còn về Saint - John, chắc bạn đọc cũng đoán ra được, anh đã không thể tiếp túc sống ở nước Anh. Anh cũng quyết chí xả thân để hoàn tất số phận mình đã chọn. Anh đã sang ấn Độ. Saint - John là một con người chính trực.
Anh đã sống trong cảnh cô đơn, chỉ một lòng, một dạ, hoàn tất những hành động cao cả.
Thực sự, anh chỉ có một tình yêu duy nhất, luôn luôn ám ảnh mình: Tình yêu nhân loại.
Hiện nay, Saint - John đang ốm nặng. Những lá thư anh gửi về làm tôi cảm động, phát khóc.
Tôi biết là chẳng bao lâu nữa, mình sẽ không còn nhận được một lá thư nào có chữ kí của anh. Rồi ra, một người xa lạ sẽ viết thư cho tôi, báo tin Saint - John đã dũng cảm từ giã thế giới này, cũng giản dị như anh đã sống. Và, trong thâm tâm, tôi sẽ không nổi dậy chống lại số phận, mà sẽ nghiêng mình tưởng nhớ đến anh và tiếng thơm anh để lại....