Cùng với chuyến đi của Hoắc Liên Ngao, ngôi nhà xinh đẹp bên trong bức tường bao trắng hồng dài ngút tầm mắt cũng yên bình trở lại, đám người làm có vô khối thời gian để nói chuyện trên trời dưới đất.
Căn phòng của Hoắc Liên Ngao vẫn được duy trì dọn dẹp 24 tiếng một lần, bể bơi từ ba ngày làm sạch một lần chuyển thành một tuần làm sạch một lần. Các loại “Tiểu Hồng”, “Tiểu Lan”, “Tiểu Hoàng”, “Tiểu Hắc”, “Tiểu Bạch” của Hoắc Liên Ngao đậu trong garage vẫn có các thợ kỹ thuật bảo dưỡng định kỳ.
Tháng chín, tháng mười, tháng mười một trôi qua rất nhanh. Dù là tháng nào, vườn nhà họ Hoắc cũng nở đầy hoa, có màu đỏ của anh đào, màu xanh của cuối, rực rỡ vô cùng.
Khoảng thời gian này, Hoắc Tiểu Phàn lớn nhanh như thổi, chỉ trong chớp mắt đã từ một hạt đậu nhỏ xíu bổng lên thành một thiếu niên chững chạc. Điều này khiến Khang Kiều vui mừng không ngớt.
Nhưng cũng có chuyện khiến Khang Kiều phiền lòng. Từ sau khi Hoắc Liên Ngao đi, cô luôn mong ngóng trong lòng, có một ngày chiếc di động màu trắng của mình sẽ ngừng hoạt động vì khách hàng không sử dụng, nhưng đáng tiếc, Khang Kiều không đợi được như cô mong muốn.
Tháng mười một, Khang Kiều tò mò kiểm tra tiền dư trong tài khoản. Khi được biết nó vẫn còn tiền, cô cảm thấy mình cực kỳ ngốc. Bố của Hoắc Liên Ngao là Hoắc Chính Khải. Khi Iceland rơi vào khủng hoảng kinh tế, đám nhà báo nhiều chuyện đã từng tính toán hộ ông ta, tiền bạc của Hoắc Chính Khải đủ để mua hai nước Iceland vẫn còn dư.
Người thừa kế nhà họ Hoắc ăn tiêu hoang phí, một lần nạp tới mười vạn đồng Brunei tiền điện thoại. E là số tiền đó Khang Kiều có dùng cả đời cũng không hết.
Thật là, kết quả này khiến Khang Kiều bật cười khanh khách.
Vào một buổi chiều thứ Năm cuối tháng mười một, khi đi đổ rác, Khang Kiều gặp phải một chuyện, thật ra mấy chuyện kiểu này cô cũng từng gặp vài lần rồi.
Một người được vào trường nữ sinh ở Bandar Seri Begawan không giàu có thì cũng có quyền thế. Lâu dần, ngôi trường này trong mắt mọi người trở thành trung tâm quyền quý. Để thay đổi hình tượng ấy, trường đã mở cửa chiêu sinh thêm một trăm suất học, nhắm vào những con em có thành tích xuất sắc, chưa từng bị kỷ luật nhưng gia đình lại thuộc tầm trung. Một trăm học sinh này có thể được hưởng đãi ngộ đặc biệt, không mất tiền học phí.
Cùng với việc ra đời của quy định này, cũng không biết bắt đầu từ khi nào, chốc chốc lại có những cảnh tượng kiểu này xuất hiện trước mặt Khang Kiều: Ở những con đường thoát hiểm của trường học, vài nữ sinh trang điểm đậm, đeo những chiếc túi xách hàng hiệu vậy quanh một nữ sinh khác mặt mày sạch sẽ. Họ đều mặc đồng phục của trường nữ sinh.
Cô gái bị vây ở giữa cất giọng yếu ớt: “Tôi không lấy di động của cậu”. Một cô gái khác bắt đầu rú rít lên, có lẽ muốn biểu đạt rằng: Chúng tôi đều là con nhà giàu có, chúng tôi cần loại di động gì mà chẳng có? Sao chúng tôi có thể làm chuyện mất mặt như ăn cắp di động chứ? Cậu thì khác, ngay cả việc ăn no mặc ấm cậu còn gặp vấn đề, làm sao cậu có khả năng mua di động, vậy là cậu chỉ còn cách ăn cắp.
Cầm túi rác trong tay, Khang Kiều quyết định vẫn giả vờ không nhìn thấy gì như mọi lần. Cho dù cô ngăn cản được một lần thì lần sau, chuyện tương tự vẫn sẽ tái diễn.
Cô gái kia lại tiếp tục huyên thuyên, lần này liên quan tới đôi giày của cô gái bị vây quanh. Họ nói: “Cậu không còn đôi giày nào khác à? Cậu có biết giày của cậu thối cỡ nào không? Giày của cậu khiến chúng tôi có xức bao nhiêu nước hoa Chanel cũng vô ích”.
Khang Kiều vô thức nhìn lên: Hai đôi Louis Vuitton, một đôi Pula, một đôi Chanel, và một đôi giày thể thao đã bạc tới nỗi không còn nhìn rõ được màu, bây giờ nó còn bị giẫm cho bẩn thỉu hết cả.
Người đi giày thể thao lùi về sau, người đi giày xịn tiến lên từng bước, sau đó giày thể thao bị dồn vào góc tường, không còn đường lùi.
Khang Kiều dừng bước, ngẫm nghĩ rồi quay đầu, không quan tâm tới những đôi giày ấy nữa. Cô cầm túi rác, nhìn thẳng về phía trước. Nghê Hải Đường không chỉ một lần nói với cô: “Khang Kiều, đừng lo chuyện bao đồng. Nhớ kỹ, đừng mang cọc cho rêu”.
Phải, cô nhớ kỹ rồi, nhớ rất rõ ràng, thế nên bước chân của cô cực chậm, cực chậm. Cứ như vậy, sau khi vứt rác xong, khi cô đi qua thì những người đó nên dừng lại rồi chứ?
Đa phần học sinh trong trường đều ghét 100 học sinh kia. Họ chẳng thèm quan tâm tới cái di động bị mất, họ chỉ muốn tìm một cơ hội để xử lý bất kỳ ai trong số đó, bắt được, đánh cho một trận, thể hiện cảm giác hơn người, tìm chút niềm vui giữa giờ ra chơi rảnh rỗi.
Quả nhiên, khi cô đi ngang qua đó, nơi ấy đã trống trải không một bóng người.
Trên nên gạch trắng còn lưu lại một dấu máu nhỏ. Ở nơi đó, Khang Kiều nhặt được chiếc buộc tóc rơi xuống sàn, còn cả huy hiệu của trường.
Văn Tú Thanh?
Nói vậy, cô gái ban nãy bị đánh có lẽ tên là Văn Tú Thanh. Cô gái đáng thương ấy nhỏ hơn Khang Kiều một khóa, tính ra Văn Tú Thanh năm nay chắc mười lăm tuổi, cùng tuổi với Hoắc Liên Ngao.
Khi cái tên Hoắc Liên Ngao hiện lên, Khang Kiều còn tự phủi đi. Nói xong, cô bắt chước ngữ điệu của cậu chủ Liên Ngao: “Xui xẻo thật”.
Đối với Khang Kiều, Hoắc Liên Ngao là một ngôi sao chổi chính hiệu.
Sau khi lầm rầm xong, Khang Kiều bỏ chiếc huy hiệu và buộc tóc vào túi.
Tan học, Khang Kiều lần theo lớp trên chiếc huy hiệu, tìm tới phòng học của cô gái tên Văn Tú Thanh. Một cô gái tóc ngắn, mặt mũi sáng sủa khác nói cho Khang Kiều biết, giờ này có lẽ Văn Tú Thanh đang ở trên sân thượng.
“Tú Thanh cứ không vui là sẽ chạy lên sân thượng.” Cô gái tóc ngắn lẩm bẩm.
Khang Kiều vừa lên sân thượng thì nghe thấy tiếng hét inh ỏi như một kiểu xả stress. Cô gái đang nhìn lên bầu trời mà hét dáng người nhỏ bé, mái tóc khá dài xõa xuống vai bay bay theo gió. Cơn gió buổi tối khiến vạt váy xếp ly phần phật bay, giống như một chiếc đèn lông được thổi căng phồng. Lúc đó, Khang Kiều đã nghĩ, bóng dáng nhỏ bé được hoàng hôn bao bọc kia cũng khá phù hợp với hình tượng thủy thủ mặt trăng trong giới hoạt hình.
Khang Kiều đi về phía thủy thủ mặt trăng. Cô ấy sau khi xả hết mọi nỗi niềm thì quay đầu lại, khi nhìn thấy Khang Kiều bỗng sững người, rồi tỏ vẻ ngại ngùng.
Đáng tiếc, thủy thủ mặt trăng này không có đôi mắt to, mũi vểnh như trong truyện. Cô ấy trông rất bình thường, làn da trắng và đôi mắt linh hoạt trông cũng khá ưa nhìn, nhưng trên khuôn mặt có vài nét bi thương.
Văn Tú Thanh có dáng dấp như một cô em hàng xóm, cũng da vàng, tóc đen như Khang Kiều.
“Chị là…” Cô bé ấp úng.
Cô giơ tay về phía Văn Tú Thanh, xòe rộng lòng bàn tay và nói: “Trả cho em này”.
Ngập ngừng giây lát, cô bé nói “Cảm ơn” rồi nhận lấy huy hiệu và buộc tóc. Tay của cô ấy cũng bị thương.
Hoàng hôn bao la trên đỉnh đầu quá rực rỡ đến nỗi Khang Kiều không nỡ quay đi. Cô đứng song song bên cạnh Văn Tú Thanh, không ai nói gì, tóc họ chốc chốc lại chạm vào nhau trong gió.
Khi đêm xuống, chiều tàn ban nãy còn rực rỡ cũng lụi dần, cô buông tay, định quay người rời đi, bỗng Khang Kiều đột ngột nghe thấy một câu từ Văn Tú Thanh: “Bố em là một tội phạm giết người”.
Khang Kiều dừng bước.
Gió đêm cũng thổi phồng vạt váy của cô lên.
Vậy thì, lúc này đứng trên sân thượng có một đứa con gái của tội phạm giết người và một đứa con gái của người tình quyền quý nào đó.
“Bố em là một tội phạm giết người, mẹ em bán hàng rong. Mỗi tháng gia đình em được nhận tiền trợ cấp của Chính phủ. Chí ít thì bố của Khải Kỳ còn không phải là tội phạm giết người. Thế nên những người đó tự nhiên cho rằng con gái của tội phạm giết người ăn trộm di động là lẽ đương nhiên.”
“Nhưng em thật sự không làm vậy.” Cô gái bỗng hét toáng lên, giọng vọng tới dãy phòng học đối diện.
Im lặng…
Nhìn bầu trời dần dần tối đi, ngẫm nghĩ rồi Khang Kiều nói: “Sau này khi gặp phải chuyện đó cứ giao cho bảo vệ trường học xử lý, không thể để mấy người đó cầm lương mà rảnh rỗi được”.
“Còn nữa, nếu em muốn tốt nghiệp thuận lợi thì buộc phải học cách im lặng, dù lúc ấy rất muốn nói thì cũng phải quen với việc im lặng. Đi đường tốt nhất hãy nhìn xuống chân mình. Nhớ đó.”
Lời nói của Khang Kiều khiến Văn Tú Thanh khó hiểu. Xem ra cô nhóc này vẫn chưa hiểu ý nghĩa đằng sau, cô thầm thở dài trong lòng, Khang Kiều quyết định đổi một cách nói khác.
Nhìn Văn Tú Thanh, Khang Kiều nói rành mạch: “Đừng nói câu ‘Tôi không ăn trộm di động’ bằng thanh bốn, mà hãy nói bằng thanh một, hiểu không?”.
“Vì sao?” Văn Tú Thanh quay đầu lại, khuôn mặt viết rõ sự nghi hoặc.
Thở hắt ra một hơi, Khang Kiều nói: “Em cứ làm như những gì chị bảo đi”.
Thanh bốn sẽ tan ra trên bầu trời, mang theo một ý chí chiến đấu mạnh mẽ, thanh một trầm thấp yếu đuối, lấp đầy những tiêu cực.
Bấy giờ thủy thủ mặt trăng mới hiểu ra. Cô ấy quay mặt qua nhìn bầu trời đã tối đen, dường như đang cố gắng tranh đấu gì đó.
Nhìn về phía chân trời xa xăm, Khang Kiều nói: “Thanh một khi nói ra sẽ khiến em không có lực sát thương, khi gặp phải những thứ như vậy người ta không có hứng thú gì cả”.
“Chẳng phải em nói mẹ em bán hàng rong ư? Coi như vì em mẹ đi.”
Một lát sau, Văn Tú Thanh khẽ nói: “Em cảm ơn, em hiểu rồi, em sẽ nhớ kỹ lời chị nói”.
Khi Khang Kiều và Văn Tú Thanh rời khỏi đó, bầu trời đã tối đen. Cùng bước xuống cầu thang, họ nói lời tạm biệt. Cô ấy hỏi: “Em có thể hỏi tên chị được không?” Nói xong cô ấy nhìn xuống giày của Khang Kiều rồi nói một câu: “Chị và họ không giống nhau”.
Khang Kiều và Văn Tú Thanh vẫy tay tạm biệt rồi đi về hai hướng khác nhau…
Cùng với chuyến đi của Hoắc Liên Ngao, ngôi nhà xinh đẹp bên trong bức tường bao trắng hồng dài ngút tầm mắt cũng yên bình trở lại, đám người làm có vô khối thời gian để nói chuyện trên trời dưới đất.
Căn phòng của Hoắc Liên Ngao vẫn được duy trì dọn dẹp tiếng một lần, bể bơi từ ba ngày làm sạch một lần chuyển thành một tuần làm sạch một lần. Các loại “Tiểu Hồng”, “Tiểu Lan”, “Tiểu Hoàng”, “Tiểu Hắc”, “Tiểu Bạch” của Hoắc Liên Ngao đậu trong garage vẫn có các thợ kỹ thuật bảo dưỡng định kỳ.
Tháng chín, tháng mười, tháng mười một trôi qua rất nhanh. Dù là tháng nào, vườn nhà họ Hoắc cũng nở đầy hoa, có màu đỏ của anh đào, màu xanh của cuối, rực rỡ vô cùng.
Khoảng thời gian này, Hoắc Tiểu Phàn lớn nhanh như thổi, chỉ trong chớp mắt đã từ một hạt đậu nhỏ xíu bổng lên thành một thiếu niên chững chạc. Điều này khiến Khang Kiều vui mừng không ngớt.
Nhưng cũng có chuyện khiến Khang Kiều phiền lòng. Từ sau khi Hoắc Liên Ngao đi, cô luôn mong ngóng trong lòng, có một ngày chiếc di động màu trắng của mình sẽ ngừng hoạt động vì khách hàng không sử dụng, nhưng đáng tiếc, Khang Kiều không đợi được như cô mong muốn.
Tháng mười một, Khang Kiều tò mò kiểm tra tiền dư trong tài khoản. Khi được biết nó vẫn còn tiền, cô cảm thấy mình cực kỳ ngốc. Bố của Hoắc Liên Ngao là Hoắc Chính Khải. Khi Iceland rơi vào khủng hoảng kinh tế, đám nhà báo nhiều chuyện đã từng tính toán hộ ông ta, tiền bạc của Hoắc Chính Khải đủ để mua hai nước Iceland vẫn còn dư.
Người thừa kế nhà họ Hoắc ăn tiêu hoang phí, một lần nạp tới mười vạn đồng Brunei tiền điện thoại. E là số tiền đó Khang Kiều có dùng cả đời cũng không hết.
Thật là, kết quả này khiến Khang Kiều bật cười khanh khách.
Vào một buổi chiều thứ Năm cuối tháng mười một, khi đi đổ rác, Khang Kiều gặp phải một chuyện, thật ra mấy chuyện kiểu này cô cũng từng gặp vài lần rồi.
Một người được vào trường nữ sinh ở Bandar Seri Begawan không giàu có thì cũng có quyền thế. Lâu dần, ngôi trường này trong mắt mọi người trở thành trung tâm quyền quý. Để thay đổi hình tượng ấy, trường đã mở cửa chiêu sinh thêm một trăm suất học, nhắm vào những con em có thành tích xuất sắc, chưa từng bị kỷ luật nhưng gia đình lại thuộc tầm trung. Một trăm học sinh này có thể được hưởng đãi ngộ đặc biệt, không mất tiền học phí.
Cùng với việc ra đời của quy định này, cũng không biết bắt đầu từ khi nào, chốc chốc lại có những cảnh tượng kiểu này xuất hiện trước mặt Khang Kiều: Ở những con đường thoát hiểm của trường học, vài nữ sinh trang điểm đậm, đeo những chiếc túi xách hàng hiệu vậy quanh một nữ sinh khác mặt mày sạch sẽ. Họ đều mặc đồng phục của trường nữ sinh.
Cô gái bị vây ở giữa cất giọng yếu ớt: “Tôi không lấy di động của cậu”. Một cô gái khác bắt đầu rú rít lên, có lẽ muốn biểu đạt rằng: Chúng tôi đều là con nhà giàu có, chúng tôi cần loại di động gì mà chẳng có? Sao chúng tôi có thể làm chuyện mất mặt như ăn cắp di động chứ? Cậu thì khác, ngay cả việc ăn no mặc ấm cậu còn gặp vấn đề, làm sao cậu có khả năng mua di động, vậy là cậu chỉ còn cách ăn cắp.
Cầm túi rác trong tay, Khang Kiều quyết định vẫn giả vờ không nhìn thấy gì như mọi lần. Cho dù cô ngăn cản được một lần thì lần sau, chuyện tương tự vẫn sẽ tái diễn.
Cô gái kia lại tiếp tục huyên thuyên, lần này liên quan tới đôi giày của cô gái bị vây quanh. Họ nói: “Cậu không còn đôi giày nào khác à? Cậu có biết giày của cậu thối cỡ nào không? Giày của cậu khiến chúng tôi có xức bao nhiêu nước hoa Chanel cũng vô ích”.
Khang Kiều vô thức nhìn lên: Hai đôi Louis Vuitton, một đôi Pula, một đôi Chanel, và một đôi giày thể thao đã bạc tới nỗi không còn nhìn rõ được màu, bây giờ nó còn bị giẫm cho bẩn thỉu hết cả.
Người đi giày thể thao lùi về sau, người đi giày xịn tiến lên từng bước, sau đó giày thể thao bị dồn vào góc tường, không còn đường lùi.
Khang Kiều dừng bước, ngẫm nghĩ rồi quay đầu, không quan tâm tới những đôi giày ấy nữa. Cô cầm túi rác, nhìn thẳng về phía trước. Nghê Hải Đường không chỉ một lần nói với cô: “Khang Kiều, đừng lo chuyện bao đồng. Nhớ kỹ, đừng mang cọc cho rêu”.
Phải, cô nhớ kỹ rồi, nhớ rất rõ ràng, thế nên bước chân của cô cực chậm, cực chậm. Cứ như vậy, sau khi vứt rác xong, khi cô đi qua thì những người đó nên dừng lại rồi chứ?
Đa phần học sinh trong trường đều ghét học sinh kia. Họ chẳng thèm quan tâm tới cái di động bị mất, họ chỉ muốn tìm một cơ hội để xử lý bất kỳ ai trong số đó, bắt được, đánh cho một trận, thể hiện cảm giác hơn người, tìm chút niềm vui giữa giờ ra chơi rảnh rỗi.
Quả nhiên, khi cô đi ngang qua đó, nơi ấy đã trống trải không một bóng người.
Trên nên gạch trắng còn lưu lại một dấu máu nhỏ. Ở nơi đó, Khang Kiều nhặt được chiếc buộc tóc rơi xuống sàn, còn cả huy hiệu của trường.
Văn Tú Thanh?
Nói vậy, cô gái ban nãy bị đánh có lẽ tên là Văn Tú Thanh. Cô gái đáng thương ấy nhỏ hơn Khang Kiều một khóa, tính ra Văn Tú Thanh năm nay chắc mười lăm tuổi, cùng tuổi với Hoắc Liên Ngao.
Khi cái tên Hoắc Liên Ngao hiện lên, Khang Kiều còn tự phủi đi. Nói xong, cô bắt chước ngữ điệu của cậu chủ Liên Ngao: “Xui xẻo thật”.
Đối với Khang Kiều, Hoắc Liên Ngao là một ngôi sao chổi chính hiệu.
Sau khi lầm rầm xong, Khang Kiều bỏ chiếc huy hiệu và buộc tóc vào túi.
Tan học, Khang Kiều lần theo lớp trên chiếc huy hiệu, tìm tới phòng học của cô gái tên Văn Tú Thanh. Một cô gái tóc ngắn, mặt mũi sáng sủa khác nói cho Khang Kiều biết, giờ này có lẽ Văn Tú Thanh đang ở trên sân thượng.
“Tú Thanh cứ không vui là sẽ chạy lên sân thượng.” Cô gái tóc ngắn lẩm bẩm.
Khang Kiều vừa lên sân thượng thì nghe thấy tiếng hét inh ỏi như một kiểu xả stress. Cô gái đang nhìn lên bầu trời mà hét dáng người nhỏ bé, mái tóc khá dài xõa xuống vai bay bay theo gió. Cơn gió buổi tối khiến vạt váy xếp ly phần phật bay, giống như một chiếc đèn lông được thổi căng phồng. Lúc đó, Khang Kiều đã nghĩ, bóng dáng nhỏ bé được hoàng hôn bao bọc kia cũng khá phù hợp với hình tượng thủy thủ mặt trăng trong giới hoạt hình.
Khang Kiều đi về phía thủy thủ mặt trăng. Cô ấy sau khi xả hết mọi nỗi niềm thì quay đầu lại, khi nhìn thấy Khang Kiều bỗng sững người, rồi tỏ vẻ ngại ngùng.
Đáng tiếc, thủy thủ mặt trăng này không có đôi mắt to, mũi vểnh như trong truyện. Cô ấy trông rất bình thường, làn da trắng và đôi mắt linh hoạt trông cũng khá ưa nhìn, nhưng trên khuôn mặt có vài nét bi thương.
Văn Tú Thanh có dáng dấp như một cô em hàng xóm, cũng da vàng, tóc đen như Khang Kiều.
“Chị là…” Cô bé ấp úng.
Cô giơ tay về phía Văn Tú Thanh, xòe rộng lòng bàn tay và nói: “Trả cho em này”.
Ngập ngừng giây lát, cô bé nói “Cảm ơn” rồi nhận lấy huy hiệu và buộc tóc. Tay của cô ấy cũng bị thương.
Hoàng hôn bao la trên đỉnh đầu quá rực rỡ đến nỗi Khang Kiều không nỡ quay đi. Cô đứng song song bên cạnh Văn Tú Thanh, không ai nói gì, tóc họ chốc chốc lại chạm vào nhau trong gió.
Khi đêm xuống, chiều tàn ban nãy còn rực rỡ cũng lụi dần, cô buông tay, định quay người rời đi, bỗng Khang Kiều đột ngột nghe thấy một câu từ Văn Tú Thanh: “Bố em là một tội phạm giết người”.
Khang Kiều dừng bước.
Gió đêm cũng thổi phồng vạt váy của cô lên.
Vậy thì, lúc này đứng trên sân thượng có một đứa con gái của tội phạm giết người và một đứa con gái của người tình quyền quý nào đó.
“Bố em là một tội phạm giết người, mẹ em bán hàng rong. Mỗi tháng gia đình em được nhận tiền trợ cấp của Chính phủ. Chí ít thì bố của Khải Kỳ còn không phải là tội phạm giết người. Thế nên những người đó tự nhiên cho rằng con gái của tội phạm giết người ăn trộm di động là lẽ đương nhiên.”
“Nhưng em thật sự không làm vậy.” Cô gái bỗng hét toáng lên, giọng vọng tới dãy phòng học đối diện.
Im lặng…
Nhìn bầu trời dần dần tối đi, ngẫm nghĩ rồi Khang Kiều nói: “Sau này khi gặp phải chuyện đó cứ giao cho bảo vệ trường học xử lý, không thể để mấy người đó cầm lương mà rảnh rỗi được”.
“Còn nữa, nếu em muốn tốt nghiệp thuận lợi thì buộc phải học cách im lặng, dù lúc ấy rất muốn nói thì cũng phải quen với việc im lặng. Đi đường tốt nhất hãy nhìn xuống chân mình. Nhớ đó.”
Lời nói của Khang Kiều khiến Văn Tú Thanh khó hiểu. Xem ra cô nhóc này vẫn chưa hiểu ý nghĩa đằng sau, cô thầm thở dài trong lòng, Khang Kiều quyết định đổi một cách nói khác.
Nhìn Văn Tú Thanh, Khang Kiều nói rành mạch: “Đừng nói câu ‘Tôi không ăn trộm di động’ bằng thanh bốn, mà hãy nói bằng thanh một, hiểu không?”.
“Vì sao?” Văn Tú Thanh quay đầu lại, khuôn mặt viết rõ sự nghi hoặc.
Thở hắt ra một hơi, Khang Kiều nói: “Em cứ làm như những gì chị bảo đi”.
Thanh bốn sẽ tan ra trên bầu trời, mang theo một ý chí chiến đấu mạnh mẽ, thanh một trầm thấp yếu đuối, lấp đầy những tiêu cực.
Bấy giờ thủy thủ mặt trăng mới hiểu ra. Cô ấy quay mặt qua nhìn bầu trời đã tối đen, dường như đang cố gắng tranh đấu gì đó.
Nhìn về phía chân trời xa xăm, Khang Kiều nói: “Thanh một khi nói ra sẽ khiến em không có lực sát thương, khi gặp phải những thứ như vậy người ta không có hứng thú gì cả”.
“Chẳng phải em nói mẹ em bán hàng rong ư? Coi như vì em mẹ đi.”
Một lát sau, Văn Tú Thanh khẽ nói: “Em cảm ơn, em hiểu rồi, em sẽ nhớ kỹ lời chị nói”.
Khi Khang Kiều và Văn Tú Thanh rời khỏi đó, bầu trời đã tối đen. Cùng bước xuống cầu thang, họ nói lời tạm biệt. Cô ấy hỏi: “Em có thể hỏi tên chị được không?” Nói xong cô ấy nhìn xuống giày của Khang Kiều rồi nói một câu: “Chị và họ không giống nhau”.
Khang Kiều và Văn Tú Thanh vẫy tay tạm biệt rồi đi về hai hướng khác nhau…