Nếu không vì một ngày mưa sau này thì sân thượng ấy và buổi hoàng hôn với nắng chiều rải khắp bầu trời cũng sẽ nhanh chóng vì vùi lấp như một khúc xen ngang nhỏ bé năm mười tám tuổi của Khang Kiều.
Nhưng vì ngày mưa ấy tới, khúc xen ngang này lại được phóng to ra vô hạn, trở nên không thể rõ nét hơn: Thủy thủ mặt trăng tên Văn Tú Thanh, bố của cô ấy là một tội phạm giết người.
Từ xa, Khang Kiều đã nhìn thấy Chu Tùng An đợi ở cổng trường. Co bước chậm chạp, bước chân hơi do dự, sau đó nhanh dần.
Khang Kiều đi về phía Chu Tùng An, anh ấy vẫn đón lấy ba lô của cô như mọi lần. Anh ấy nói: “Anh đưa em về”.
Lúc này đây, hai người ngồi trong xe đã không còn là Chu Tùng An và Khang Kiều của trước kia nữa. Không, có lẽ nói một cách chính xác hơn thì anh ấy vẫn vậy, chỉ có Khang Kiều là thay đổi, ít nhất thì cô cũng không tìm lại được tâm trạng để hét vào mặt Chu Tùng An.
Thi thoảng, Khang Kiều lại nảy sinh một sự bài xích với Chu Tùng An: Vì sao chú Mark mà Hoắc Tiểu Phàn nhắc đến lại là bác cả của anh ấy? Nhưng loại bài xích này cũng tan như mây khói cùng với nụ cười thoải mái của anh ấy. Sau đó cô tự nhủ với lòng mình: Cứ như vậy, trên đời chỉ có một người có thể dứt khoát làm ra mười hai vị kem cho cô thoải mái lựa chọn mà thôi.
Dựa đầu vào cửa kính, cô uể oải nhìn ra thế giới bên ngoài, nhưng rồi nhanh chóng ngồi thẳng người lại sau khi nghe Chu Tùng An hỏi: “Hoắc Liên Ngao vẫn ổn chứ?”.
Cô trả lời: “Vấn đề này anh không nên hỏi em, làm sao em biết được anh ta có ổn hay không?”.
Cậu chủ Liên Ngao làm sao lại không ổn được. Buổi triển lãm tranh do bà ngoại của Hoắc Liên Ngao tổ chức khiến thiếu niên phương Đông mười lăm tuổi đó được vỗ ngực ta đây. Lời trình bày của anh khiến những người tham quan có ấn tượng sâu sắc. Họ không quá chú trọng đến những bức tranh, ngược lại một tác phẩm do Hoắc Liên Ngao tiện tay bôi ra thì lại có một cái giá không tệ, người đấu giá nó nghe nói là công chúa của một quốc đảo nào đó.
Chu Tùng An đưa một tay lên xoa đầu cô: “Vừa nhắc tới Hoắc Liên Ngao, sao em xù lông lên như nhím vậy?”.
Khang Kiều gạt tay anh ấy ra, lại nghiêng đầu nhìn cửa sổ, sau đó…
“Đầu gỗ.”
Tiếng “đầu gỗ” của Chu Tùng An một lần nữa khiến cô ngồi thẳng người. Cô chau mày, quay sang trừng mắt: “Anh gọi một tiếng nữa thử xem”.
Chu Tùng An làm thinh: “Giáng Sinh này chúng ta đi chơi nhé”.
Giáng Sinh?
“Giáng Sinh còn xa mà.” Khang Kiều vô thức nói.
Chu Tùng An chỉ vào những biển quảng cáo mừng Giáng Sinh của một vài cửa hàng bên đường: “Không xa nữa đâu, chỉ còn một tháng nữa thôi, chớp mắt là hết một tháng ấy mà”.
Câu nói của Chu Tùng An khiến Khang Kiều thót tim. Không, không, cô không muốn Giáng Sinh tới nhanh như vậy, chính xác hơn là cô sợ khoảng thời gian chớp mắt đã qua như lời Chu Tùng An nói.
Thời gian trôi nhanh như bay. Khang Kiều chỉ sợ chớp mắt tháng sáu lại tới, sợ rằng khi đó chiếc di động màu trắng sẽ lại réo rắt mỗi tối.
Trong khoảng thời gian Hoắc Liên Ngao đi vắng, tối nào Khang Kiều cũng xuất hiện ảo giác rằng tiếng chuông của chiếc di động ấy đang kêu.
Cô dỏng tai lắng nghe, mồ hôi lấm tấm rỉ ra.
Quả thật, Giáng Sinh tới chỉ là chuyện trong chớp mắt.
Đêm Noel, trên bờ biển Bandar Seri Begawan, Khang Kiều và Chu Tùng An đứng dựa vào chiếc cột đèn, một trái một phải, nhìn những con người đang chúc mừng Giáng Sinh trên chiếc du thuyền gần đó. Chu Tùng An bất ngờ nói: “Anh đợi em đến năm hai mươi tuổi”.
Bóng mọi người trên du thuyền phản chiếu xuống mặt biển nhiều màu rực rỡ, ánh mắt cô vô thức bám theo những âm thanh ấy.
“Vì sao?”
“Vì anh có thể chắc chắn một chuyện, khi em tròn hai mươi tuổi, em sẽ không còn giống em gái anh. Khi em hai mươi tuổi, chúng ta sẽ có thể làm rất nhiều chuyện, như đi xem phim, đi du lịch, hoặc ngồi cả một buổi chiều trong một nhà hàng yên tĩnh nào đó.”
Trên bãi cát có người nhẹ nhàng nhảy múa theo điệu nhạc. Những đôi tình nhân trẻ trung ngồi trên cát dựa đầu vào nhau. Đám trẻ tay cầm pháo bông chạy đi chạy lại. Cô nhìn theo chúng, cho tới khi cây pháo lụi tàn, bỗng nhiên nghĩ ra gì đó, cô rời lưng khỏi cột đèn.
Khang Kiều nói với Chu Tùng An: “Tùng An, em không thích nghe mấy lời anh vừa nói”.
Nói xong, Khang Kiều đi về phía bờ biển, phía sau có tiếng bước chân đuổi theo. Chu Tùng An hỏi với sau lưng cô: “Tiếp theo đây chúng ta đi đâu?”.
Cô giơ tay lên nhìn giờ: “Em phải về rồi, em còn phải cùng mẹ tham gia bữa tiệc của bạn bà”.
Chiếc Bentley màu trắng ngọc đỗ ở đó rất chói mắt, đó là quà Giáng Sinh Nghê Hải Đường tặng cho Khang Kiều. Cô vừa lấy được bằng lái xe. Mở cửa ra, cô hỏi Chu Tùng An: “Anh có muốn em đưa anh về không?”.
Anh ấy đứng đó, cách cô khoảng ba bước chân. Ánh mắt anh ấy dừng lại trên chiếc xe của cô, rồi quay sang nhìn cô, cuối cùng lắc đầu.
Chiếc xe men theo bờ biển lao vút đi rất nhanh, chắc mấy chốc đã bỏ xa Chu Tùng An vẫn còn đứng đực như tưởng đá, cho khi tới khuất hẳn.
Giáng Sinh qua đi, năm 2004 cũng tới rất nhanh.
Khi tiếng chuông của năm mới vang lên, chiếc di động màu trắng đột ngột kêu vang. Lúc đó, Khang Kiều và Nghê Hải Đường đều có mặt, họ đang tham gia một bữa tiệc quyên góp.
Nghê Hải Đường đi tập trung tinh thần xem màn biểu diễn của những đứa trẻ. Khang Kiều rảo bước rời khỏi hội trường, mở cửa một phòng đạo cụ rồi bắt máy.
Giọng nói ở đầu kia vừa xa vừa gần, xa lạ lại rất đỗi quen thuộc: “Sao bây giờ mới bắt máy?”.
“Có chuyện gì sao?” Khang Kiều hỏi.
“Ồ…” Giọng nói vô thức bị kéo dài ra: “Đã từng nghe nói chưa? Giáo viên vì muốn kiểm tra học sinh xem có nghe lời mình không, giáo viên nói sẽ ra ngoài một lát, các em hãy ngoan ngoãn làm bài tập nhé. Thân phận của tôi bây giờ chính là người giáo viên kia, còn em chính là học sinh. Tôi chỉ muốn kiểm tra xem em có ngoan ngoãn nghe lời tôi, lúc nào cũng mang theo di động bên người không thôi”.
Lời nói của Hoắc Liên Ngao khiến Khang Kiều câm nín trong lòng. Cô cầm điện thoại đứng ngẩn người. Ở bên kia, Hoắc Liên Ngao lại vờ vịt thở dài: “Em lúc nào cũng có bản lĩnh nhắc nhở tôi đừng quên biệt danh của em”.
“Ừm.” Khang Kiều bật ra.
Sau đó.
“Đầu gỗ, chúc mừng năm mới.” Một giọng nói rất khẽ, rất nhẹ vọng vài tai cô, giọng nói ấy vang lên cùng tiếng chuông chào năm 2004.
Bất thình lình, nó cũng khiến trái tim Khang Kiều rung rinh.
Ngoài cửa sổ, bầu trời thành phố đang nổi lên những màn pháo hoa rực rỡ.
Giữa ánh sáng pháo hoa…
“Tôi căn giờ có chuẩn không?” Anh hỏi cô, còn hỏi rất nhẹ nhàng.
Giọng nói đó khiến Khang Kiều bỗng dưng cảm thấy bực bội, sao lại gọi điện thoại vào lúc này. Gọi thì cũng được thôi nhưng vì sao bỗng dưng thay đổi ngữ khí, lại nói gì mà chúc mừng năm mới.
“Còn chuyện gì không?” Khang Kiều nói khô khốc: “Tôi và mẹ tôi đang ở ngoài”.
“Em đang giục tôi ngắt máy đấy à?” Giọng Hoắc Liên Ngao có chút không vui.
Lúc này, sự thay đổi ấy khiến Khang Kiều thở nhẹ nhàng hơn. Cô khẽ nói: “Không phải, bây giờ tôi có rất nhiều thời gian, anh còn việc gì muốn nói không?”.
Ở phía kia có một giọng nữ gọi Hoắc Liên Ngao.
Tiếng “Liên Ngao, mau qua đây” mang theo chút nũng nịu của một cô gái Nhật Bản.
“Tôi ngắt máy đây.” Hoắc Liên Ngao nói với cô.
“Được.” Khang Kiều trả lời, tuân thủ đúng theo những gì trước đây cậu chủ Liên Ngao bảo cô. Chỉ có anh được ngắt máy.
Khi Khang Kiều tưởng anh đã chuẩn bị dừng cuộc gọi thì cô lại nghe thấy một tiếng “Đầu gỗ”.
“Gì vậy?” Cô hỏi theo đúng nguyên tắc.
“Em thích màu gì?”
“Hả?”
“Vì học sinh có thái độ không tệ nên giáo viên quyết định thưởng cho học sinh.”
“Á?”
“Đồ ngốc!” Đầu kia chịu không nổi, mắng một tiếng: “Nói cho tôi biết màu em thích”.
Đây là lần đầu tiên có người hỏi Khang Kiều vấn đề này.
“Màu xanh dương và màu trắng.” Cô đáp bằng một ngữ điệu rất chậm rãi.
Còn chưa đợi cô nói hết câu, Hoắc Liên Ngao đã ngắt máy.
Chiếc di động Blackberry màu trắng được bỏ vào trong túi xách. Khi Khang Kiều trở lại hội trường, màn pháo hoa vẫn đang tiếp diễn. Nghê Hải Đường và những người bạn mặc lễ phục đang đứng trước cửa sổ ngắm pháo hoa.
Cô tìm một vị trí bên cạnh bà, buông thõng tay, quay mặt ra phía cửa sổ. Giữa màn pháo hoa, Nghê Hải Đường nắm lấy tay Khang Kiều.
Bà nói: “Khang Kiều, năm mới vui vẻ”. Bà nói: “Khang Kiều, hãy tin mẹ, mẹ và con chắc chăn sẽ ngày càng sống tốt hơn, năm sau tốt hơn năm trước”.
Nhưng Nghê Hải Đường lúc này không biết rằng ông trời không cho bà cơ hội để tốt hơn.
Năm 2004 trở thành nỗi đau thắt ruột gan của Khang Kiều, giây phút này cùng câu nói của bà biến thành miệng vết thương không thể chạm vào.
Cùng với bước chân của năm mới, vương quốc bán lẻ của Hoắc Chính Khải cũng được mở rộng. Ông ta không còn thỏa mãn với việc thống lĩnh riêng thị trường bán lẻ nữa, cùng phải sự thành công khi thu mua được một vài công ty linh kiện ô tô của Nhật Bản, Hoắc Chính Khải tuyên bố: Ông ta muốn sưu tầm thêm ô tô vào danh sách bán lẻ của mình. Cùng với đó, vô số các tờ báo cũng đưa tin ông ta và gia đình Fukuda đang có quan hệ tốt đẹp.
Đám ký giả nhanh chóng lần theo, tìm được thông tin cậu chủ nhà họ Hoắc và thiên kim nhà Fukuda không những học chung trường mà còn chung lớp, hơn nữa hai người họ rất có khả năng phát triển thành mối quan hệ người yêu. Trong lúc những tin tức lá cải ấy được tung ra, Hoắc Chính Khải đang chuẩn bị chính thức đưa vào vận hành siêu thị mà mình đã chuẩn bị suốt hai năm trời ở Tokyo.
Ông ta thật sự mua được chiếc xe hơi cao cấp tại đây. Hôm ấy, Hoắc Liên Ngao cùng Fukuda Masako xuất hiện ở nghi lễ khai trương siêu thị. Không ít các nhân vật trong giới chính trị cũng tới chúc mừng. Nghi lễ diễn ra hết sức hoàn tráng. Ngay ngày hôm đó, lượng bán ra của siêu thị đã lập kỷ lục mới trong vài năm gần đây. Hoắc Liên Ngao và Masako cũng trở thành hình tượng kim đồng ngọc nữ trong mắt mọi người, cho dù trước mặt phóng viên, họ kiên quyết chỉ nhận là bạn bè tốt.
Đối mặt với sự nổi bật của Hoắc Liên Ngao, Nghê Hải Đường cũng không còn phẫn nộ như trước nữa. Bà chỉ liếc nhìn chiếc ti vi đang đưa tin cuộc phỏng vấn của anh rồi lạnh lùng buông một tiếng: “Đồ gây họa!”.
Tiếng ấy Khang Kiều nghe rất rõ. “Chị, chị móc mắt con gấu của em ra rồi”, Hoắc Tiểu Phàn cạy cổ tay cô và nói.
Cô nhanh chóng kiếm tìm Nghê Hải Đường. Bà đã rời khỏi phòng khách, cũng không hiểu vì sao Khang Kiều cảm thấy nhẹ lòng.
Mắt con gấu bị móc ra rơi xuống đất, chú gấu đang rất dễ thương vì thiếu một con mắt mà trở nên thảm thương. Cô che đi rồi cười trừ với thằng bé: “Thứ cũ không đi, thứ mới không tới, hôm nào chị mua cho em con khác”.
Một chập tối ngày Chủ Nhật của tháng tư, quản gia Diêu đón Hoắc Tiểu Phàn đi nói là muốn nó nghe điện thoại, biểu cảm trên khuôn mặt ông ấy rất phức tạp.
Khoảng nửa tiếng sau, Hoắc Tiểu Phàn trở về, nó tự lẩm bẩm: “Mình có thêm ông nội lúc nào nhỉ?”.
Khi đó, Nghê Hải Đường đang học trà đạo trong phòng trà với sư phụ từ Triều Châu tới. Khang Kiều vì lo cho thằng bé nên cũng tới phòng trà. Câu nói của Hoắc Tiểu Phàn khiến Nghê Hải Đường ra hiệu cho cô tắt nhạc đi, sư phụ Triều Châu cũng rời đi.
“Ông cụ nói chuyện với con bảo con gọi ông ấy là ông nội, ông ấy nói hôm nào có thời gian sẽ bảo mẹ đưa con tới Singapore thăm ông.” Hoắc Tiểu Phan mang tới một thông tin như thế.
Nghê Hải Đường tái mặt, sau đó lập tức đỏ bừng, cuối cùng trở lại bình thường, nhìn Hoắc Tiểu Phàn sững cả người.
“Thì ra con cũng có ông nội như mấy bạn trên ti vi.” Hoắc Tiểu Phàn tự lẩm bẩm.
Dưới sự ra hiệu của Nghê Hải Đường, Hoắc Tiểu Phàn đi từng bước về phía bà. Bà ôm chầm lấy nó, nhẹ nhàng nói: “Phải, Tiểu Phàn cũng có ông nội như các bạn trên ti vi”.
Thấy Nghê Hải Đường nói những lời ấy, Khang Kiều lặng lẽ rơi nước mắt. Nếu là một năm trước, những giọt nước mắt này có thể là vì cô, nhưng bây giờ, cô tin rằng chúng thuộc về Tiểu Phàn.
Tiểu Phàn của cô được bố của bố nó thừa nhận rồi.
Cuộc điện thoại ấy bắt đầu được lan đi khắp nhà họ Hoắc. Khang Kiều tin rằng không lâu sau những lời này cũng sẽ truyền tới tai Hoắc Liên Ngao.
Tháng năm, sóng yên biển lặng.
Tháng sáu, có lẽ vì quan hệ với cụ Hoắc, có lẽ vì gần đây Nghê Hải Đường sống khép mình, làm việc tốt nên được tiếng thơm, cũng có lẽ vì Hoắc Chính Khải hứng lên trong một chốc nào đó, một buổi chiều đầu tháng sáu, Nghê Hải Đường lần đầu tiên được xuất hiện công khai với tư cách là một đôi với Hoắc Chính Khải.
Báo chí cũng tiến hành viết bài về sự kiện này. Những bài báo đó khiến Khang Kiều hơi bất an, chỉ sợ Hoắc Liên Ngao nhìn thấy sẽ lại giở trò hộ chiếu bị thu giữ. Ngược lại Nghê Hải Đường không quá coi trọng việc này. Bà nói với Khang Kiều bà không còn ôm bất kỳ hy vọng gì với Hoắc Chính Khải nữa, chính vì không hy vọng thế nên sẽ không thất vọng.
Cuối tháng sáu, người nhà họ Hoắc lại bận rộn: Cậu chủ Liên Ngao của họ sắp trở về.
Ngày Hoắc Liên Ngao trở về cũng là ngày đầu tiên trường học cho nghỉ hè. Hôm ấy, Khang Kiều tham gia buổi chia tay các thầy cô lớp dương cầm. Cô giáo người Na Uy sắp trở về quê hương của mình.
“Có người ở quê nhà đợi cô, cô sẽ trở về lấy chồng.” Cô gái trẻ với máu tóc xoăn vàng dịu dàng tuyên bố.
Buổi chia tay kéo dài từ trưa tới tận tối. Hôm ấy Khang Kiều lần đầu tiên được nếm mùi rượu. Đến tận giây phút chia tay, men rượu mới lộ rõ.
Cô dừng lại, ngẩng đầu lên nhìn trời. Ừm, hôm nay sao dường như rất lớn. Cô cứ đứng thất thần nhìn bầu trời sao như thế, sau đó nghe thấy giọng một người đàn ông gọi tên mình rất dễ nghe.
“Khang Kiều.”
Cô dỏng tai lắng nghe, giọng nói này vừa lạ vừa quen. Vào một đêm đẫm sương thế này, những ngọn đèn trong vườn khiến những giọt sương đọng trên lá và hơi nước lãng đãng trong không trung như được bao bọc bởi một quầng sáng.
Thì ra, uống rượu xong thế giới sẽ đẹp hơn, chẳng thích Nghê Hải Đường thích uống rượu, thì ra là vậy.
Trong vô số quầng sáng đang trôi nổi ấy, có một bóng hình cao gầy đang phản chiếu xuống mặt nước. Cái bóng đó bước từng bước về phía cô. Cô chút cảm xúc cùng với hương cocktail Ireland ngọt ngào còn đọng trên đầu lưỡi cô. Oa, đầu lưỡi đã chảy mật ra rồi.
Cô lẩm bẩm:
Đứa trẻ đi rất lâu trong khu rừng tối tăm cuối cùng cũng hoàn thành lần cầu nguyện thứ một nghìn. Kỵ sỹ trẻ cưỡi ngựa từ trên trời bước xuống.
Người trước mặt chẳng phỉa là kỵ sỹ đen ư?
Cô giơ tay, cười ngọt ngào: “Hi, kỵ sỹ đen!”.
Sau đó, có một giọng nói không hợp cảnh vang lên: “Nói cái quái gì vậy?”, “Em uống rượu?”, “Đúng là muốn chết, một năm không gặp đã thành ma men rồi à?”, “Còn nữa, ai cho em tới vườn hoa của mẹ tôi?”, “Ôi, tóc em hôi chết đi được, như con heo bị hun chết ấy”.
Giọng nói của kỵ sỹ đen giao lại giống Hoắc Liên Ngao nhỉ, hơn nữa ngữ điệu cũng giống. Phủi phui, một đêm đẹp thế này không thích hợp cho cái tên đó xuất hiện.
Đây là một đêm đẫm sương khuya, trên đầu có vô vàn vì sao lấp lánh, xung quanh có hương hoa mê người. Anh và cô đều đã là người trưởng thành, anh mặc chiếc áo sơ mi có đính những chiếc cúc thủy tinh màu lam, cô lần đầu tiên đi giày cao gót màu trắng bạc, giống hệt như ánh trăng.
Họ gặp lại nhau trong vườn hoa của mẹ anh.
Lần đầu tiên anh nhìn thấy cô đi giày cao gót, có điều kết quả không hợp ý người lắm. Cô đi đường cứ loạng choạng tưởng ngã. Anh đi theo sau cô, lúc nào cũng phải đề phòng không để cô ngã. Anh không thể để con ma men này phá hoại hoa trong vườn của mẹ được.
Ánh mắt cô dồn cả vào những chiếc cúc áo thủy tinh. Cô bắt đầu hát, hát những giai điệu cũ mà chỉ mình cô nghe hiểu: Twinkle, twinkle little star…
Dần dần, vườn hoa vọng tới những tiếng thì thầm: “Tôi nói này, đầu gỗ, em im miệng đi, khó nghe chết được, cứ như tiếng quạ kêu ấy”.
“Em học người ta đi giày cao gót làm gì chứ?”, “Ngã rồi chứ gì? Em cứ đi theo style thôn quê còn tốt hơn”, “Đau không?”, “Để tôi xem nào…”
Dần dần, những tiếng thì thầm ấy cũng tan nát trong tiếng răng lưỡi giao hòa, chẳng biết là ai hôn ai trước.
Khang Kiều không ngờ một buổi ăn uống cũng khiến cô say đến bất tỉnh nhân sự. Thôi được, cốc có hơi to, ký ức mơ hồ cuối cùng của cô dừng lại ở cái bóng cao gầy đi về phía mình.
Ừm, lúc đó cô còn tưởng anh là kỵ sỹ đen. Trên đời làm gì có kỵ sỹ đen? Đó nhất định là ảo giác. Ừm, cô tự tưởng tượng ra mình hôn kỵ sỹ đen, tay vô thức sờ lên môi mình, tư duy bay xa…
Hoắc Tiểu Phàn mở cửa đi vào ngắt ngang dòng suy nghĩ của Khang Kiều.
Dưới cái nhìn kỳ vọng của thằng bé, Khang Kiều mở chiếc hộp đươc được bọc rất đẹp ra, sau từng tầng từng lớp, cô nhìn thấy một chiếc khuyên tai hình lợn con, còn là con lợn màu hồng.
Bên tai vang lên tiếng Tiểu Phàn khoa trương: “Chị, đẹp quá đi. Con lợn dễ thương quá. Anh Liên Ngao nói nó rất hợp với chị, anh Liên Ngao còn nói chị đeo lên chắc chắn là cực đẹp”.
Hoắc Tiểu Phàn thật thích hợp làm vai truyền lời.
Khang Kiều không thể tưởng tượng được mình mà đeo hai con lợn lên tai sẽ ra cái bộ dạng gì. Điều duy nhất cô có thể khẳng định là vẻ mặt giận dữ của Nghê Hải Đường: “Khang Kiều, mẹ xin con bỏ chút công sức ăn mặc cho tử tế vào”.
Vừa ném khuyên tai con lợn qua một bên, cô lại phải cẩn thận bỏ nó vào hộp theo lời kháng nghị của Hoắc Tiểu Phàn, sau đó đặt chiếc hộp vào trong hộp trang sức. Lúc ấy thằng bé mới tươi tỉnh. Qua biểu cảm của nó, Khang Kiều suy đoán món quà Hoắc Liên Ngao tặng nó lần này chắc chắn rất hợp ý.
Nhà họ Hoắc ồn ào từ sáng sớm. Cục du lịch Brunei cử đội nhiếp ảnh tới đây lấy bối cảnh. Chính phủ gần đây sắp tung ra một clip quảng bá cho du lịch Brunei. Căn nhà đẹp nhất tại Bandar Seri Begawan dĩ nhiên cũng là một trong số các bối cảnh. Để hợp tác, Hoàng thất đã tổ chức rất nhiều chủ đề liên hoan.
Từ sáng sớm, Hoắc Liên Ngao đã được xe của Hoàng thất đón đi. Tối nay họ sẽ tổ chức một vũ hội hoành tráng. Nghe nói Hoàng thái hậu đã chỉ điểm Hoắc Liên Ngao nhảy điệu thứ hai với bà ấy trong buổi tiệc.
Tám rưỡi, trang web của Hoàng thất tung ra một bức ảnh. Giữa khung cảnh lung linh lấp lánh, Hoắc Liên Ngao mặc quân phục màu trắng đang lướt nhẹ nhàng cùng Hoàng thái hậu quý phái và tao nhã.
Bức ảnh đó khiến Khang Kiều có chút mơ hồ.
Nhiếp ảnh gia bắt được giây phút động lòng người nhất: Riềm áo vàng như lúa mạch rủ xuống theo bờ vai tới tận túi áo, vòng qua túi áo, chiếc huy chương cũng lấp lánh sáng người. Họ xoay tròn, bước đi, lùi lại, nghiêng người, nhìn nhau…
Bức ảnh dừng lại ở giây phút nhìn nhau, nụ cười đọng lại rất hợp với độ cong trên mí mắt dài của anh, cùng với những riềm áo tung bay, nhà nhiếp ảnh bấm “tách” một tiếng.
Cô ngẩn người nhìn: Hoắc Liên Ngao trưởng thành rồi.
Lớn đến nỗi cô cũng trở nên hoang mang.
Lớn đến nỗi cô bắt đầu lao đi trong đường hầm thời gian: Hoắc Liên Ngao, anh quay lại, anh sắp ra khỏi bức ảnh rồi, hãy trở về buổi tối hôm đó, trở về là cậu nhóc trong bức ảnh lần đầu tiên cô nhìn thấy.
Tối nay, Khang Kiều mơ một giấc mơ ly kỳ, trong mơ cô loáng thoáng nghe thấy Nghê Hải Đường nói Hoắc Liên Ngao là “tai họa”.
Phải, Hoắc Liên Ngao là tai họa.
Nếu không vì một ngày mưa sau này thì sân thượng ấy và buổi hoàng hôn với nắng chiều rải khắp bầu trời cũng sẽ nhanh chóng vì vùi lấp như một khúc xen ngang nhỏ bé năm mười tám tuổi của Khang Kiều.
Nhưng vì ngày mưa ấy tới, khúc xen ngang này lại được phóng to ra vô hạn, trở nên không thể rõ nét hơn: Thủy thủ mặt trăng tên Văn Tú Thanh, bố của cô ấy là một tội phạm giết người.
Từ xa, Khang Kiều đã nhìn thấy Chu Tùng An đợi ở cổng trường. Co bước chậm chạp, bước chân hơi do dự, sau đó nhanh dần.
Khang Kiều đi về phía Chu Tùng An, anh ấy vẫn đón lấy ba lô của cô như mọi lần. Anh ấy nói: “Anh đưa em về”.
Lúc này đây, hai người ngồi trong xe đã không còn là Chu Tùng An và Khang Kiều của trước kia nữa. Không, có lẽ nói một cách chính xác hơn thì anh ấy vẫn vậy, chỉ có Khang Kiều là thay đổi, ít nhất thì cô cũng không tìm lại được tâm trạng để hét vào mặt Chu Tùng An.
Thi thoảng, Khang Kiều lại nảy sinh một sự bài xích với Chu Tùng An: Vì sao chú Mark mà Hoắc Tiểu Phàn nhắc đến lại là bác cả của anh ấy? Nhưng loại bài xích này cũng tan như mây khói cùng với nụ cười thoải mái của anh ấy. Sau đó cô tự nhủ với lòng mình: Cứ như vậy, trên đời chỉ có một người có thể dứt khoát làm ra mười hai vị kem cho cô thoải mái lựa chọn mà thôi.
Dựa đầu vào cửa kính, cô uể oải nhìn ra thế giới bên ngoài, nhưng rồi nhanh chóng ngồi thẳng người lại sau khi nghe Chu Tùng An hỏi: “Hoắc Liên Ngao vẫn ổn chứ?”.
Cô trả lời: “Vấn đề này anh không nên hỏi em, làm sao em biết được anh ta có ổn hay không?”.
Cậu chủ Liên Ngao làm sao lại không ổn được. Buổi triển lãm tranh do bà ngoại của Hoắc Liên Ngao tổ chức khiến thiếu niên phương Đông mười lăm tuổi đó được vỗ ngực ta đây. Lời trình bày của anh khiến những người tham quan có ấn tượng sâu sắc. Họ không quá chú trọng đến những bức tranh, ngược lại một tác phẩm do Hoắc Liên Ngao tiện tay bôi ra thì lại có một cái giá không tệ, người đấu giá nó nghe nói là công chúa của một quốc đảo nào đó.
Chu Tùng An đưa một tay lên xoa đầu cô: “Vừa nhắc tới Hoắc Liên Ngao, sao em xù lông lên như nhím vậy?”.
Khang Kiều gạt tay anh ấy ra, lại nghiêng đầu nhìn cửa sổ, sau đó…
“Đầu gỗ.”
Tiếng “đầu gỗ” của Chu Tùng An một lần nữa khiến cô ngồi thẳng người. Cô chau mày, quay sang trừng mắt: “Anh gọi một tiếng nữa thử xem”.
Chu Tùng An làm thinh: “Giáng Sinh này chúng ta đi chơi nhé”.
Giáng Sinh?
“Giáng Sinh còn xa mà.” Khang Kiều vô thức nói.
Chu Tùng An chỉ vào những biển quảng cáo mừng Giáng Sinh của một vài cửa hàng bên đường: “Không xa nữa đâu, chỉ còn một tháng nữa thôi, chớp mắt là hết một tháng ấy mà”.
Câu nói của Chu Tùng An khiến Khang Kiều thót tim. Không, không, cô không muốn Giáng Sinh tới nhanh như vậy, chính xác hơn là cô sợ khoảng thời gian chớp mắt đã qua như lời Chu Tùng An nói.
Thời gian trôi nhanh như bay. Khang Kiều chỉ sợ chớp mắt tháng sáu lại tới, sợ rằng khi đó chiếc di động màu trắng sẽ lại réo rắt mỗi tối.
Trong khoảng thời gian Hoắc Liên Ngao đi vắng, tối nào Khang Kiều cũng xuất hiện ảo giác rằng tiếng chuông của chiếc di động ấy đang kêu.
Cô dỏng tai lắng nghe, mồ hôi lấm tấm rỉ ra.
Quả thật, Giáng Sinh tới chỉ là chuyện trong chớp mắt.
Đêm Noel, trên bờ biển Bandar Seri Begawan, Khang Kiều và Chu Tùng An đứng dựa vào chiếc cột đèn, một trái một phải, nhìn những con người đang chúc mừng Giáng Sinh trên chiếc du thuyền gần đó. Chu Tùng An bất ngờ nói: “Anh đợi em đến năm hai mươi tuổi”.
Bóng mọi người trên du thuyền phản chiếu xuống mặt biển nhiều màu rực rỡ, ánh mắt cô vô thức bám theo những âm thanh ấy.
“Vì sao?”
“Vì anh có thể chắc chắn một chuyện, khi em tròn hai mươi tuổi, em sẽ không còn giống em gái anh. Khi em hai mươi tuổi, chúng ta sẽ có thể làm rất nhiều chuyện, như đi xem phim, đi du lịch, hoặc ngồi cả một buổi chiều trong một nhà hàng yên tĩnh nào đó.”
Trên bãi cát có người nhẹ nhàng nhảy múa theo điệu nhạc. Những đôi tình nhân trẻ trung ngồi trên cát dựa đầu vào nhau. Đám trẻ tay cầm pháo bông chạy đi chạy lại. Cô nhìn theo chúng, cho tới khi cây pháo lụi tàn, bỗng nhiên nghĩ ra gì đó, cô rời lưng khỏi cột đèn.
Khang Kiều nói với Chu Tùng An: “Tùng An, em không thích nghe mấy lời anh vừa nói”.
Nói xong, Khang Kiều đi về phía bờ biển, phía sau có tiếng bước chân đuổi theo. Chu Tùng An hỏi với sau lưng cô: “Tiếp theo đây chúng ta đi đâu?”.
Cô giơ tay lên nhìn giờ: “Em phải về rồi, em còn phải cùng mẹ tham gia bữa tiệc của bạn bà”.
Chiếc Bentley màu trắng ngọc đỗ ở đó rất chói mắt, đó là quà Giáng Sinh Nghê Hải Đường tặng cho Khang Kiều. Cô vừa lấy được bằng lái xe. Mở cửa ra, cô hỏi Chu Tùng An: “Anh có muốn em đưa anh về không?”.
Anh ấy đứng đó, cách cô khoảng ba bước chân. Ánh mắt anh ấy dừng lại trên chiếc xe của cô, rồi quay sang nhìn cô, cuối cùng lắc đầu.
Chiếc xe men theo bờ biển lao vút đi rất nhanh, chắc mấy chốc đã bỏ xa Chu Tùng An vẫn còn đứng đực như tưởng đá, cho khi tới khuất hẳn.
Giáng Sinh qua đi, năm cũng tới rất nhanh.
Khi tiếng chuông của năm mới vang lên, chiếc di động màu trắng đột ngột kêu vang. Lúc đó, Khang Kiều và Nghê Hải Đường đều có mặt, họ đang tham gia một bữa tiệc quyên góp.
Nghê Hải Đường đi tập trung tinh thần xem màn biểu diễn của những đứa trẻ. Khang Kiều rảo bước rời khỏi hội trường, mở cửa một phòng đạo cụ rồi bắt máy.
Giọng nói ở đầu kia vừa xa vừa gần, xa lạ lại rất đỗi quen thuộc: “Sao bây giờ mới bắt máy?”.
“Có chuyện gì sao?” Khang Kiều hỏi.
“Ồ…” Giọng nói vô thức bị kéo dài ra: “Đã từng nghe nói chưa? Giáo viên vì muốn kiểm tra học sinh xem có nghe lời mình không, giáo viên nói sẽ ra ngoài một lát, các em hãy ngoan ngoãn làm bài tập nhé. Thân phận của tôi bây giờ chính là người giáo viên kia, còn em chính là học sinh. Tôi chỉ muốn kiểm tra xem em có ngoan ngoãn nghe lời tôi, lúc nào cũng mang theo di động bên người không thôi”.
Lời nói của Hoắc Liên Ngao khiến Khang Kiều câm nín trong lòng. Cô cầm điện thoại đứng ngẩn người. Ở bên kia, Hoắc Liên Ngao lại vờ vịt thở dài: “Em lúc nào cũng có bản lĩnh nhắc nhở tôi đừng quên biệt danh của em”.
“Ừm.” Khang Kiều bật ra.
Sau đó.
“Đầu gỗ, chúc mừng năm mới.” Một giọng nói rất khẽ, rất nhẹ vọng vài tai cô, giọng nói ấy vang lên cùng tiếng chuông chào năm .
Bất thình lình, nó cũng khiến trái tim Khang Kiều rung rinh.
Ngoài cửa sổ, bầu trời thành phố đang nổi lên những màn pháo hoa rực rỡ.
Giữa ánh sáng pháo hoa…
“Tôi căn giờ có chuẩn không?” Anh hỏi cô, còn hỏi rất nhẹ nhàng.
Giọng nói đó khiến Khang Kiều bỗng dưng cảm thấy bực bội, sao lại gọi điện thoại vào lúc này. Gọi thì cũng được thôi nhưng vì sao bỗng dưng thay đổi ngữ khí, lại nói gì mà chúc mừng năm mới.
“Còn chuyện gì không?” Khang Kiều nói khô khốc: “Tôi và mẹ tôi đang ở ngoài”.
“Em đang giục tôi ngắt máy đấy à?” Giọng Hoắc Liên Ngao có chút không vui.
Lúc này, sự thay đổi ấy khiến Khang Kiều thở nhẹ nhàng hơn. Cô khẽ nói: “Không phải, bây giờ tôi có rất nhiều thời gian, anh còn việc gì muốn nói không?”.
Ở phía kia có một giọng nữ gọi Hoắc Liên Ngao.
Tiếng “Liên Ngao, mau qua đây” mang theo chút nũng nịu của một cô gái Nhật Bản.
“Tôi ngắt máy đây.” Hoắc Liên Ngao nói với cô.
“Được.” Khang Kiều trả lời, tuân thủ đúng theo những gì trước đây cậu chủ Liên Ngao bảo cô. Chỉ có anh được ngắt máy.
Khi Khang Kiều tưởng anh đã chuẩn bị dừng cuộc gọi thì cô lại nghe thấy một tiếng “Đầu gỗ”.
“Gì vậy?” Cô hỏi theo đúng nguyên tắc.
“Em thích màu gì?”
“Hả?”
“Vì học sinh có thái độ không tệ nên giáo viên quyết định thưởng cho học sinh.”
“Á?”
“Đồ ngốc!” Đầu kia chịu không nổi, mắng một tiếng: “Nói cho tôi biết màu em thích”.
Đây là lần đầu tiên có người hỏi Khang Kiều vấn đề này.
“Màu xanh dương và màu trắng.” Cô đáp bằng một ngữ điệu rất chậm rãi.
Còn chưa đợi cô nói hết câu, Hoắc Liên Ngao đã ngắt máy.
Chiếc di động Blackberry màu trắng được bỏ vào trong túi xách. Khi Khang Kiều trở lại hội trường, màn pháo hoa vẫn đang tiếp diễn. Nghê Hải Đường và những người bạn mặc lễ phục đang đứng trước cửa sổ ngắm pháo hoa.
Cô tìm một vị trí bên cạnh bà, buông thõng tay, quay mặt ra phía cửa sổ. Giữa màn pháo hoa, Nghê Hải Đường nắm lấy tay Khang Kiều.
Bà nói: “Khang Kiều, năm mới vui vẻ”. Bà nói: “Khang Kiều, hãy tin mẹ, mẹ và con chắc chăn sẽ ngày càng sống tốt hơn, năm sau tốt hơn năm trước”.
Nhưng Nghê Hải Đường lúc này không biết rằng ông trời không cho bà cơ hội để tốt hơn.
Năm trở thành nỗi đau thắt ruột gan của Khang Kiều, giây phút này cùng câu nói của bà biến thành miệng vết thương không thể chạm vào.
Cùng với bước chân của năm mới, vương quốc bán lẻ của Hoắc Chính Khải cũng được mở rộng. Ông ta không còn thỏa mãn với việc thống lĩnh riêng thị trường bán lẻ nữa, cùng phải sự thành công khi thu mua được một vài công ty linh kiện ô tô của Nhật Bản, Hoắc Chính Khải tuyên bố: Ông ta muốn sưu tầm thêm ô tô vào danh sách bán lẻ của mình. Cùng với đó, vô số các tờ báo cũng đưa tin ông ta và gia đình Fukuda đang có quan hệ tốt đẹp.
Đám ký giả nhanh chóng lần theo, tìm được thông tin cậu chủ nhà họ Hoắc và thiên kim nhà Fukuda không những học chung trường mà còn chung lớp, hơn nữa hai người họ rất có khả năng phát triển thành mối quan hệ người yêu. Trong lúc những tin tức lá cải ấy được tung ra, Hoắc Chính Khải đang chuẩn bị chính thức đưa vào vận hành siêu thị mà mình đã chuẩn bị suốt hai năm trời ở Tokyo.
Ông ta thật sự mua được chiếc xe hơi cao cấp tại đây. Hôm ấy, Hoắc Liên Ngao cùng Fukuda Masako xuất hiện ở nghi lễ khai trương siêu thị. Không ít các nhân vật trong giới chính trị cũng tới chúc mừng. Nghi lễ diễn ra hết sức hoàn tráng. Ngay ngày hôm đó, lượng bán ra của siêu thị đã lập kỷ lục mới trong vài năm gần đây. Hoắc Liên Ngao và Masako cũng trở thành hình tượng kim đồng ngọc nữ trong mắt mọi người, cho dù trước mặt phóng viên, họ kiên quyết chỉ nhận là bạn bè tốt.
Đối mặt với sự nổi bật của Hoắc Liên Ngao, Nghê Hải Đường cũng không còn phẫn nộ như trước nữa. Bà chỉ liếc nhìn chiếc ti vi đang đưa tin cuộc phỏng vấn của anh rồi lạnh lùng buông một tiếng: “Đồ gây họa!”.
Tiếng ấy Khang Kiều nghe rất rõ. “Chị, chị móc mắt con gấu của em ra rồi”, Hoắc Tiểu Phàn cạy cổ tay cô và nói.
Cô nhanh chóng kiếm tìm Nghê Hải Đường. Bà đã rời khỏi phòng khách, cũng không hiểu vì sao Khang Kiều cảm thấy nhẹ lòng.
Mắt con gấu bị móc ra rơi xuống đất, chú gấu đang rất dễ thương vì thiếu một con mắt mà trở nên thảm thương. Cô che đi rồi cười trừ với thằng bé: “Thứ cũ không đi, thứ mới không tới, hôm nào chị mua cho em con khác”.
Một chập tối ngày Chủ Nhật của tháng tư, quản gia Diêu đón Hoắc Tiểu Phàn đi nói là muốn nó nghe điện thoại, biểu cảm trên khuôn mặt ông ấy rất phức tạp.
Khoảng nửa tiếng sau, Hoắc Tiểu Phàn trở về, nó tự lẩm bẩm: “Mình có thêm ông nội lúc nào nhỉ?”.
Khi đó, Nghê Hải Đường đang học trà đạo trong phòng trà với sư phụ từ Triều Châu tới. Khang Kiều vì lo cho thằng bé nên cũng tới phòng trà. Câu nói của Hoắc Tiểu Phàn khiến Nghê Hải Đường ra hiệu cho cô tắt nhạc đi, sư phụ Triều Châu cũng rời đi.
“Ông cụ nói chuyện với con bảo con gọi ông ấy là ông nội, ông ấy nói hôm nào có thời gian sẽ bảo mẹ đưa con tới Singapore thăm ông.” Hoắc Tiểu Phan mang tới một thông tin như thế.
Nghê Hải Đường tái mặt, sau đó lập tức đỏ bừng, cuối cùng trở lại bình thường, nhìn Hoắc Tiểu Phàn sững cả người.
“Thì ra con cũng có ông nội như mấy bạn trên ti vi.” Hoắc Tiểu Phàn tự lẩm bẩm.
Dưới sự ra hiệu của Nghê Hải Đường, Hoắc Tiểu Phàn đi từng bước về phía bà. Bà ôm chầm lấy nó, nhẹ nhàng nói: “Phải, Tiểu Phàn cũng có ông nội như các bạn trên ti vi”.
Thấy Nghê Hải Đường nói những lời ấy, Khang Kiều lặng lẽ rơi nước mắt. Nếu là một năm trước, những giọt nước mắt này có thể là vì cô, nhưng bây giờ, cô tin rằng chúng thuộc về Tiểu Phàn.
Tiểu Phàn của cô được bố của bố nó thừa nhận rồi.
Cuộc điện thoại ấy bắt đầu được lan đi khắp nhà họ Hoắc. Khang Kiều tin rằng không lâu sau những lời này cũng sẽ truyền tới tai Hoắc Liên Ngao.
Tháng năm, sóng yên biển lặng.
Tháng sáu, có lẽ vì quan hệ với cụ Hoắc, có lẽ vì gần đây Nghê Hải Đường sống khép mình, làm việc tốt nên được tiếng thơm, cũng có lẽ vì Hoắc Chính Khải hứng lên trong một chốc nào đó, một buổi chiều đầu tháng sáu, Nghê Hải Đường lần đầu tiên được xuất hiện công khai với tư cách là một đôi với Hoắc Chính Khải.
Báo chí cũng tiến hành viết bài về sự kiện này. Những bài báo đó khiến Khang Kiều hơi bất an, chỉ sợ Hoắc Liên Ngao nhìn thấy sẽ lại giở trò hộ chiếu bị thu giữ. Ngược lại Nghê Hải Đường không quá coi trọng việc này. Bà nói với Khang Kiều bà không còn ôm bất kỳ hy vọng gì với Hoắc Chính Khải nữa, chính vì không hy vọng thế nên sẽ không thất vọng.
Cuối tháng sáu, người nhà họ Hoắc lại bận rộn: Cậu chủ Liên Ngao của họ sắp trở về.
Ngày Hoắc Liên Ngao trở về cũng là ngày đầu tiên trường học cho nghỉ hè. Hôm ấy, Khang Kiều tham gia buổi chia tay các thầy cô lớp dương cầm. Cô giáo người Na Uy sắp trở về quê hương của mình.
“Có người ở quê nhà đợi cô, cô sẽ trở về lấy chồng.” Cô gái trẻ với máu tóc xoăn vàng dịu dàng tuyên bố.
Buổi chia tay kéo dài từ trưa tới tận tối. Hôm ấy Khang Kiều lần đầu tiên được nếm mùi rượu. Đến tận giây phút chia tay, men rượu mới lộ rõ.
Cô dừng lại, ngẩng đầu lên nhìn trời. Ừm, hôm nay sao dường như rất lớn. Cô cứ đứng thất thần nhìn bầu trời sao như thế, sau đó nghe thấy giọng một người đàn ông gọi tên mình rất dễ nghe.
“Khang Kiều.”
Cô dỏng tai lắng nghe, giọng nói này vừa lạ vừa quen. Vào một đêm đẫm sương thế này, những ngọn đèn trong vườn khiến những giọt sương đọng trên lá và hơi nước lãng đãng trong không trung như được bao bọc bởi một quầng sáng.
Thì ra, uống rượu xong thế giới sẽ đẹp hơn, chẳng thích Nghê Hải Đường thích uống rượu, thì ra là vậy.
Trong vô số quầng sáng đang trôi nổi ấy, có một bóng hình cao gầy đang phản chiếu xuống mặt nước. Cái bóng đó bước từng bước về phía cô. Cô chút cảm xúc cùng với hương cocktail Ireland ngọt ngào còn đọng trên đầu lưỡi cô. Oa, đầu lưỡi đã chảy mật ra rồi.
Cô lẩm bẩm:
Đứa trẻ đi rất lâu trong khu rừng tối tăm cuối cùng cũng hoàn thành lần cầu nguyện thứ một nghìn. Kỵ sỹ trẻ cưỡi ngựa từ trên trời bước xuống.
Người trước mặt chẳng phỉa là kỵ sỹ đen ư?
Cô giơ tay, cười ngọt ngào: “Hi, kỵ sỹ đen!”.
Sau đó, có một giọng nói không hợp cảnh vang lên: “Nói cái quái gì vậy?”, “Em uống rượu?”, “Đúng là muốn chết, một năm không gặp đã thành ma men rồi à?”, “Còn nữa, ai cho em tới vườn hoa của mẹ tôi?”, “Ôi, tóc em hôi chết đi được, như con heo bị hun chết ấy”.
Giọng nói của kỵ sỹ đen giao lại giống Hoắc Liên Ngao nhỉ, hơn nữa ngữ điệu cũng giống. Phủi phui, một đêm đẹp thế này không thích hợp cho cái tên đó xuất hiện.
Đây là một đêm đẫm sương khuya, trên đầu có vô vàn vì sao lấp lánh, xung quanh có hương hoa mê người. Anh và cô đều đã là người trưởng thành, anh mặc chiếc áo sơ mi có đính những chiếc cúc thủy tinh màu lam, cô lần đầu tiên đi giày cao gót màu trắng bạc, giống hệt như ánh trăng.
Họ gặp lại nhau trong vườn hoa của mẹ anh.
Lần đầu tiên anh nhìn thấy cô đi giày cao gót, có điều kết quả không hợp ý người lắm. Cô đi đường cứ loạng choạng tưởng ngã. Anh đi theo sau cô, lúc nào cũng phải đề phòng không để cô ngã. Anh không thể để con ma men này phá hoại hoa trong vườn của mẹ được.
Ánh mắt cô dồn cả vào những chiếc cúc áo thủy tinh. Cô bắt đầu hát, hát những giai điệu cũ mà chỉ mình cô nghe hiểu: Twinkle, twinkle little star…
Dần dần, vườn hoa vọng tới những tiếng thì thầm: “Tôi nói này, đầu gỗ, em im miệng đi, khó nghe chết được, cứ như tiếng quạ kêu ấy”.
“Em học người ta đi giày cao gót làm gì chứ?”, “Ngã rồi chứ gì? Em cứ đi theo style thôn quê còn tốt hơn”, “Đau không?”, “Để tôi xem nào…”
Dần dần, những tiếng thì thầm ấy cũng tan nát trong tiếng răng lưỡi giao hòa, chẳng biết là ai hôn ai trước.
Khang Kiều không ngờ một buổi ăn uống cũng khiến cô say đến bất tỉnh nhân sự. Thôi được, cốc có hơi to, ký ức mơ hồ cuối cùng của cô dừng lại ở cái bóng cao gầy đi về phía mình.
Ừm, lúc đó cô còn tưởng anh là kỵ sỹ đen. Trên đời làm gì có kỵ sỹ đen? Đó nhất định là ảo giác. Ừm, cô tự tưởng tượng ra mình hôn kỵ sỹ đen, tay vô thức sờ lên môi mình, tư duy bay xa…
Hoắc Tiểu Phàn mở cửa đi vào ngắt ngang dòng suy nghĩ của Khang Kiều.
Dưới cái nhìn kỳ vọng của thằng bé, Khang Kiều mở chiếc hộp đươc được bọc rất đẹp ra, sau từng tầng từng lớp, cô nhìn thấy một chiếc khuyên tai hình lợn con, còn là con lợn màu hồng.
Bên tai vang lên tiếng Tiểu Phàn khoa trương: “Chị, đẹp quá đi. Con lợn dễ thương quá. Anh Liên Ngao nói nó rất hợp với chị, anh Liên Ngao còn nói chị đeo lên chắc chắn là cực đẹp”.
Hoắc Tiểu Phàn thật thích hợp làm vai truyền lời.
Khang Kiều không thể tưởng tượng được mình mà đeo hai con lợn lên tai sẽ ra cái bộ dạng gì. Điều duy nhất cô có thể khẳng định là vẻ mặt giận dữ của Nghê Hải Đường: “Khang Kiều, mẹ xin con bỏ chút công sức ăn mặc cho tử tế vào”.
Vừa ném khuyên tai con lợn qua một bên, cô lại phải cẩn thận bỏ nó vào hộp theo lời kháng nghị của Hoắc Tiểu Phàn, sau đó đặt chiếc hộp vào trong hộp trang sức. Lúc ấy thằng bé mới tươi tỉnh. Qua biểu cảm của nó, Khang Kiều suy đoán món quà Hoắc Liên Ngao tặng nó lần này chắc chắn rất hợp ý.
Nhà họ Hoắc ồn ào từ sáng sớm. Cục du lịch Brunei cử đội nhiếp ảnh tới đây lấy bối cảnh. Chính phủ gần đây sắp tung ra một clip quảng bá cho du lịch Brunei. Căn nhà đẹp nhất tại Bandar Seri Begawan dĩ nhiên cũng là một trong số các bối cảnh. Để hợp tác, Hoàng thất đã tổ chức rất nhiều chủ đề liên hoan.
Từ sáng sớm, Hoắc Liên Ngao đã được xe của Hoàng thất đón đi. Tối nay họ sẽ tổ chức một vũ hội hoành tráng. Nghe nói Hoàng thái hậu đã chỉ điểm Hoắc Liên Ngao nhảy điệu thứ hai với bà ấy trong buổi tiệc.
Tám rưỡi, trang web của Hoàng thất tung ra một bức ảnh. Giữa khung cảnh lung linh lấp lánh, Hoắc Liên Ngao mặc quân phục màu trắng đang lướt nhẹ nhàng cùng Hoàng thái hậu quý phái và tao nhã.
Bức ảnh đó khiến Khang Kiều có chút mơ hồ.
Nhiếp ảnh gia bắt được giây phút động lòng người nhất: Riềm áo vàng như lúa mạch rủ xuống theo bờ vai tới tận túi áo, vòng qua túi áo, chiếc huy chương cũng lấp lánh sáng người. Họ xoay tròn, bước đi, lùi lại, nghiêng người, nhìn nhau…
Bức ảnh dừng lại ở giây phút nhìn nhau, nụ cười đọng lại rất hợp với độ cong trên mí mắt dài của anh, cùng với những riềm áo tung bay, nhà nhiếp ảnh bấm “tách” một tiếng.
Cô ngẩn người nhìn: Hoắc Liên Ngao trưởng thành rồi.
Lớn đến nỗi cô cũng trở nên hoang mang.
Lớn đến nỗi cô bắt đầu lao đi trong đường hầm thời gian: Hoắc Liên Ngao, anh quay lại, anh sắp ra khỏi bức ảnh rồi, hãy trở về buổi tối hôm đó, trở về là cậu nhóc trong bức ảnh lần đầu tiên cô nhìn thấy.
Tối nay, Khang Kiều mơ một giấc mơ ly kỳ, trong mơ cô loáng thoáng nghe thấy Nghê Hải Đường nói Hoắc Liên Ngao là “tai họa”.
Phải, Hoắc Liên Ngao là tai họa.