Cuối tháng ba, trên chuyến bay từ Boston tới New York, trên tờ báo đặt trước mặt Giản Liêu có vô số bức ảnh Đường Vũ Huyên và ngôi sao bóng rổ mới cùng đi xem phim. Hai người trên ảnh trông vô cùng thân mật. Anh ấy liếc nhìn Hoắc Liên Ngao đang ngồi cách mình một chỗ, những bức ảnh kia dường như chẳng hề ảnh hưởng tới anh, anh đang nhắm mắt lại nghỉ ngơi.
Trong ấn tượng của Giản Liêu, Hoắc Liên Ngao là kiểu đàn ông coi trong sự nghiệp hơn phụ nữ, chí ít thì anh chưa bao giờ để phụ nữ gây ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc. Hoắc Liên Ngao còn đồng thời là một kẻ tàn nhẫn. Hai điểm này kết hợp lại khiến tốc độ tích góp tài sản của anh nhanh đến kinh người. Tuần trước, một vài phóng viên kinh tế còn hết lời tin tưởng năm sau Hoắc Liên Ngao có thể len vào câu lạc bộ năm tỷ thành viên.
Vừa xuống máy bay, Hoắc Liên Ngao đã xuất hiện tại buổi mừng công của một người bạn, chúc mừng công ty cậu ta lên sàn thị trường chứng khoán New York. Cứ cách một khoảng thời gian, Hoắc Liên Ngao lại xuất hiện trong những dịp như thế này. Đám người ấy sẽ tổ chức chia sẻ nguồn tài nguyên và những mối quan hệ rộng rãi ngay tại đây.
Mười một rưỡi, Giản Liêu lái xe đưa Hoắc Liên Ngao về nhà. Từ nhà, Giản Liêu đã nhìn thấy trước cửa nhà có khoảng mười chiếc xe màu đen đang đỗ, xếp thẳng tắp thành hình chữ nhất.
Tình huống này có hơi kỳ lạ, Giản Liêu cho xe đi chậm lại.
Dưới yêu cầu của Hoắc Liên Ngao, Giản Liêu không lái thẳng xe xuống garage mà đỗ xe lại một cách vừa vặn.
Cánh cửa của chiếc xe chính giữa mở ra, lần lượt có những người đàn ông vóc người lực lưỡng mở cửa, người cuối cùng ra khỏi xe là Hoắc Chính Khải.
Chẳng trách lại rầm rộ đến thế. Không lâu trước đây, có vài nguồn tin ngoài luồng đồn thổi Hoắc Chính Khải vì chuyện riêng đã kết ân oán với tổ chức xã hội đen, từ số lượng xe có mặt tại đây, mấy tin đồn kia cũng không phải là vô căn cứ.
Hoắc Liên Ngao không tỏ thái độ gì trước sự xuất hiện của Hoắc Chính Khải. Anh thẳng thừng mở cửa xe, thậm chí còn chẳng buồn nhìn Hoắc Chính Khải bên cạnh đang có vẻ muốn nói chuyện với mình, cứ thế bước tới trước mặt bằng tốc độ mọi khi.
Giản Liêu ôm theo cả đống tài liệu công tác đi theo sau anh. Hoắc Chính Khải khó nhọc gọi một tiếng “Liên Ngao”. Hoắc Liên Ngao làm như không nghe thấy, Giản Liêu vốn định chào hỏi nhưng cũng đành cúi đầu, bước theo anh.
Phía sau vọng tới tiếng bước chân, ba tiếng bước chân liên theo dây chuyền giẫm lên con đường nhỏ đi vào cửa lớn biệt thự, sau đó…
Giọng nói đằng sau không lớn lắm nhưng lại khá rõ nét giữa một khu biệt thự âm u và thói quen ngủ sớm vào tối thứ Hai của người Mỹ: “Liên Ngao, Hàn Tông chết rồi”.
Tính cả căn nhà của Hoắc Liên Ngao và sân quần vợt nối liền hồ bơi thì diện tích phải lên tới gần một ngàn mét vuông. Tổng thể được vây kín trong một khu tường bao, xung quanh trồng rất nhiều ngô đồng và cây cao su. Tường và cây khiến nơi này trông lại càng âm u kín đáo. Trong bầu không khí ấy, câu nói “Hàn Tông chết rồi” đạt tới hiệu quả khiến người nghe sởn tóc gáy.
Giản Liêu cảm thấy vào giây phút đó, xúc giác của mình dường như đặc biệt nhạy cảm: Đôi chân đi trước vừa đặt xuống mặt đất, đôi chân phía sau còn đang nhấc lên, câu nói đó khiến đôi chân vừa nhấc lên ngừng lại vài giây trên không trung, sau đó từ từ hạ xuống. Chân giẫm lên con đường nhỏ đầy sỏi, những vạt cỏ nhỏ mọc len lên bị bàn chân đè xuống, vang lên những tiếng sột soạt.
Hoắc Liên Ngao đi phía trước dừng bước, Giản Liêu đi ở giữa cũng khựng lại.
Hoắc Chính Khải đi sau cùng di chuyển tới trước mặt Hoắc Liên Ngao, bước chân cũng nặng nề như giọng của ông vậy: “Hàn Tông chết rồi, tối qua xảy ra tai nạn tại Tokyo, hôm nay phía bệnh viện tuyên bố không thể cấp cứu được nữa”.
Hoắc Liên Ngao vẫn chưa có phản ứng gì.
“Thi thể của Hàn Tông sẽ được đưa về Singapore vào ngày mai, Liên Ngao…” Ông ngừng một lát: “Tang lễ của Hàn Tông con hãy tham gia đi. Bố nghĩ, Khang Kiều nhất định không muốn bố xuất hiện trong tang lễ. Bố đã… đã nợ con bé quá nhiều rồi, bố không muốn vào giây phút ấy còn khiến nó không vui. Nếu con xuất hiện bố sẽ cảm thấy bớt áy náy hơn, ít nhất thì…”.
Dường như nói tới đây, Hoắc Chính Khải mới ý thức được còn có mặt người thứ ba. Ông đứng đối diện Hoắc Liên Ngao, ngọn đèn trong vườn soi rõ mọi biểu cảm trên gương mặt. Ông liếc nhìn Giản Liêu, anh ấy hiểu rằng mình không thích hợp đứng ở đây, kết cấu thành viên trong một gia đình danh vọng thường rất phức tạp và kiêng kị sâu xa.
Ôm theo tập tài liệu dày, cố gắng để tiếng bước chân của mình không làm phiền tới hai người kia, Giản Liêu đi về phía cửa. Sau khi hoàn toàn tất mọi việc, Giản Liêu đi về bằng cửa ngách để né tránh cuộc nói chuyện của hai bố con.
Nhưng đêm nay quả thật rất yên ắng, tới nỗi có những lời không nên vọng vào tai anh ấy cũng đã lọt hết.
Nhà họ Hoắc là một trong số những người đầu tiên dựa vào cái đầu để giành được của cải, tới đời Hoắc Chính Khải là lúc thịnh vượng nhất.
Hoắc Chính Khải là thương nhân đầu tiên có suy nghĩ đưa ngành bán lẻ vào Đông Nam Á. Mọi người đặt biệt danh cho ông là “ông trùm ngành bán lẻ”. Trong giới kinh doanh, Hoắc Chính Khải càng là một nhân vật đại diện cho phái cứng rắn, một khi có những quốc gia cải cách kinh tế động chạm tới lợi ích của người Hoa, ông sẵn sàng nói “No” mà không hề do dự.
Thế mà bây giờ, người được coi là cục xương khó nhằn trong mắt một số chính khác đang đứng với tư thế không thể thấp hơn: “Lúc tới đây bố đã uống không ít rượu, bố cảm thấy như vậy có lẽ dễ nói câu xin lỗi hơn”.
“Liên Ngao, xin lỗi con, hãy truyền đạt cả lời hối lỗi của bố tới cô gái tên Văn Tú Thanh, con hãy nói với cô ấy, bố sẽ có trách nhiệm và bù đắp cho những hành động sai lầm của mình.”
Cái tên Văn Tú Thanh này Giản Liêu từng nghe qua. Qua lời của một vài nhân viên lão thành trong quỹ DRL, Văn Tú Thanh là bạn gái đầu tiên của Hoắc Liên Ngao. Anh từng đưa cô ấy xuất hiện ở một số hoạt động công ích.
Cho dù ông bố đã hạ mình rất thấp, nhưng vẫn chưa được thông cảm, giọng Hoắc Liên Ngao vẫn lạnh như băng.
“Ngài Hoắc, ông nói xong chưa? Nếu nói xong rồi thì mời ông về cho.”
“Liên Ngao…”
“Còn chưa nói đủ ư? Nếu còn chưa nói đủ thì tôi nghĩ tôi đã không còn kiên nhẫn nghe tiếp nữa. Ngoài câu đầu tiên ra, những câu khác của ông đều là thừa thãi. Ngài Hoắc, nơi ông đang đứng là nhà riêng của người khác, nếu ngài Hoắc còn tiếp tục đứng ở đây thì có nghĩa là ông đang xâm nhập vào nhà người khác bất hợp pháp, tôi đành gọi cảnh sát đến giải quyết.”
Ông bố không nói thêm gì nữa.
Trên đường về nhà, Giản Liêu cứ suy tư mãi về cái tên “Hàn Tông”. Nó từng xuất hiện trong ký ức của anh ấy. Nếu Giản Liêu nhớ không nhầm thì đó là một người đàn ông châu Á trên dưới ba mươi tuổi, anh từng gặp trong một bữa tiệc. Người này quen biết với Hoắc Liên Ngao, sở dĩ bây giờ vẫn còn ấn tượng có lẽ vì thái độ của Hoắc Liên Ngao đối với người đàn ông ấy, địch ý, còn có chút coi thường.
Đó có lẽ là chuyện xảy ra vào mùa xuân năm ngoái tại một party bên bờ biển Miami. Chút xích mích giữa hai người họ xảy ra vì nguyên do thế này: Hàn Tông với tư cách là người đã chồng lại ngang nhiên có cử chỉ thân mật với một người chưa có vợ, cảnh này vừa hay bị Hoắc Liên Ngao bắt được, anh quen vợ của Hàn Tông nên Hàn Tông đành phải cố gắng giải thích.
Lúc đó Giản Liêu cũng có mặt, Hàn Tông giải thích về việc cô gái mặc bộ lễ phục hở lưng màu đỏ hồng ban nãy dựa vào lòng mình là: “Cô ấy là bạn gái của bạn tôi, bạn tôi vì chuyện nên đi ra ngoài, cô ấy uống chút rượu, tôi chăm sóc hộ cậu ấy”.
Người ấy có vẻ không giỏi ăn nói, tới mức Giản Liêu đứng bên nghe cũng cảm thấy có chút bực bội, ngược lại, Hoắc Liên Ngao lại nghe rất chăm chú và say mê.
Sau khi Hàn Tông làm rõ mối quan hệ với cô gái nọ một cách khó nhọc, Hoắc Liên Ngao đáp lại một câu không nóng không lạnh: “Hàn Tông, anh vẫn như trước, cứ nói dối là miệng lắp bắp”.
Tối đó, Hoắc Liên Ngao thể hiện một vẻ vênh váo không khác gì mùa xuân ở Miami. Anh chỉ vào người đàn ông tên Hàn Tông và nói: “Hàn Tông, tôi hy vọng anh ngày nào cũng trái ôm phải ấp đấy, tốt nhất là lòi ra hai đứa con riêng giống Hoắc Chính Khải vậy”.
Câu nói khi đó đã giúp Giản Liêu liên tưởng tới ân oán của Hoắc Liên Ngao và bố mình. Nghe nói, chuyện Hoắc Chính Khải có hai đứa con riêng, một trai một gái ở Brunei ai ai cũng biết, có điều cũng không biết sau đó ra sao, có không ít lời đồn thổi về hai đứa con riêng của ông.
Nếu người có lòng muốn tiếp tục moi móc có lẽ cũng moi được gì đó, khi đối diện với những câu hỏi có không ít phóng viên, Hoắc Chính Khải đáp rất mơ hồ, không thừa nhận mà cũng không phủ nhận.
Trở về nhà, Giản Liêu lần nhận được điện thoại của Hoắc Liên Ngao. Anh dặn dò: Đặt cho anh vé máy bay tới Singapore vào ngày mai, càng nhanh càng tốt.
Thứ ba, Giản Liêu nhận được tin toàn bộ công việc và kế hoạch tại Boston bị ngừng lại, mọi việc của hộp đêm được giao cho phó tổng giám đốc Tiêu Ân toàn quyền giải quyết, hủy toàn bộ hai buổi đấu giá đã quyết ngày tổ chức vào tháng tư, Hoắc Liên Ngao tuyên bố nghỉ ngơi một tháng.
Một loạt các hành động của Hoắc Liên Ngao khiến Giản Liêu chợt nhớ tới cuộc điện thoại anh gọi cho mình tối qua, nội dung không có vấn đề, vấn đề là ở ngữ khí.
Giản Liêu cố gắng nhớ lại: Giọng nói hơi run, cơn run rẩy đó như đang truyền đi một loại cảm xúc. Giản Liêu có thể chắc chắn rằng không có sự đau thương trong những cảm xúc ấy.
Cuộc điện thoại báo tin dữ từ Tokyo gọi đến hơi muộn. Hai mươi phút sau khi Hàn Tông được tuyên bố tử vong mới có người nhớ ra phải gọi cho người con gái tên Khang Kiều kia.
Khi Khang Kiều nhận được điện thoại là 3 giờ 58 phút chiều. Nhận máy xong, chiếc di động lập tức trượt khỏi tay cô, rơi xuống đất, phát ra một âm thanh bí bách.
Cô cúi đầu nhìn rồi cúi xuống nhặt, đặt nó về chỗ cũ, quay mặt đi.
Thứ biểu cảm duy nhất khuôn mặt ấy thể hiện ra nhợt nhạt. Cô mấp máy nói: Chu Tùng An, anh có thể đặt cho em một tấm vé máy bay tới Singapore không, càng nhanh càng tốt.
Anh giật mình, vội vàng hỏi: “Sao vậy?”.
“Hàn Tông chết rồi.” Ngữ khí tê dại bật ra câu nói ấy…
~
Pre: “Cô gái đó đúng là lòng dạ sát đá, chồng chết mà không rơi giọt nước mắt nào.”
“Cô đóng vai một cô gái đau khổ khi mất đi một nửa đúng là giống như đúc, người không biết chân tướng nhất định sẽ nghĩ: Ừm, họ nhất định là một cặp vợ chồng ân ái.”
“Tôi hy vọng cô sẽ công bố với bên ngoài, từ bỏ quyền thừa kế di sản của chồng với tư cách người vợ.”
Cuối tháng ba, trên chuyến bay từ Boston tới New York, trên tờ báo đặt trước mặt Giản Liêu có vô số bức ảnh Đường Vũ Huyên và ngôi sao bóng rổ mới cùng đi xem phim. Hai người trên ảnh trông vô cùng thân mật. Anh ấy liếc nhìn Hoắc Liên Ngao đang ngồi cách mình một chỗ, những bức ảnh kia dường như chẳng hề ảnh hưởng tới anh, anh đang nhắm mắt lại nghỉ ngơi.
Trong ấn tượng của Giản Liêu, Hoắc Liên Ngao là kiểu đàn ông coi trong sự nghiệp hơn phụ nữ, chí ít thì anh chưa bao giờ để phụ nữ gây ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc. Hoắc Liên Ngao còn đồng thời là một kẻ tàn nhẫn. Hai điểm này kết hợp lại khiến tốc độ tích góp tài sản của anh nhanh đến kinh người. Tuần trước, một vài phóng viên kinh tế còn hết lời tin tưởng năm sau Hoắc Liên Ngao có thể len vào câu lạc bộ năm tỷ thành viên.
Vừa xuống máy bay, Hoắc Liên Ngao đã xuất hiện tại buổi mừng công của một người bạn, chúc mừng công ty cậu ta lên sàn thị trường chứng khoán New York. Cứ cách một khoảng thời gian, Hoắc Liên Ngao lại xuất hiện trong những dịp như thế này. Đám người ấy sẽ tổ chức chia sẻ nguồn tài nguyên và những mối quan hệ rộng rãi ngay tại đây.
Mười một rưỡi, Giản Liêu lái xe đưa Hoắc Liên Ngao về nhà. Từ nhà, Giản Liêu đã nhìn thấy trước cửa nhà có khoảng mười chiếc xe màu đen đang đỗ, xếp thẳng tắp thành hình chữ nhất.
Tình huống này có hơi kỳ lạ, Giản Liêu cho xe đi chậm lại.
Dưới yêu cầu của Hoắc Liên Ngao, Giản Liêu không lái thẳng xe xuống garage mà đỗ xe lại một cách vừa vặn.
Cánh cửa của chiếc xe chính giữa mở ra, lần lượt có những người đàn ông vóc người lực lưỡng mở cửa, người cuối cùng ra khỏi xe là Hoắc Chính Khải.
Chẳng trách lại rầm rộ đến thế. Không lâu trước đây, có vài nguồn tin ngoài luồng đồn thổi Hoắc Chính Khải vì chuyện riêng đã kết ân oán với tổ chức xã hội đen, từ số lượng xe có mặt tại đây, mấy tin đồn kia cũng không phải là vô căn cứ.
Hoắc Liên Ngao không tỏ thái độ gì trước sự xuất hiện của Hoắc Chính Khải. Anh thẳng thừng mở cửa xe, thậm chí còn chẳng buồn nhìn Hoắc Chính Khải bên cạnh đang có vẻ muốn nói chuyện với mình, cứ thế bước tới trước mặt bằng tốc độ mọi khi.
Giản Liêu ôm theo cả đống tài liệu công tác đi theo sau anh. Hoắc Chính Khải khó nhọc gọi một tiếng “Liên Ngao”. Hoắc Liên Ngao làm như không nghe thấy, Giản Liêu vốn định chào hỏi nhưng cũng đành cúi đầu, bước theo anh.
Phía sau vọng tới tiếng bước chân, ba tiếng bước chân liên theo dây chuyền giẫm lên con đường nhỏ đi vào cửa lớn biệt thự, sau đó…
Giọng nói đằng sau không lớn lắm nhưng lại khá rõ nét giữa một khu biệt thự âm u và thói quen ngủ sớm vào tối thứ Hai của người Mỹ: “Liên Ngao, Hàn Tông chết rồi”.
Tính cả căn nhà của Hoắc Liên Ngao và sân quần vợt nối liền hồ bơi thì diện tích phải lên tới gần một ngàn mét vuông. Tổng thể được vây kín trong một khu tường bao, xung quanh trồng rất nhiều ngô đồng và cây cao su. Tường và cây khiến nơi này trông lại càng âm u kín đáo. Trong bầu không khí ấy, câu nói “Hàn Tông chết rồi” đạt tới hiệu quả khiến người nghe sởn tóc gáy.
Giản Liêu cảm thấy vào giây phút đó, xúc giác của mình dường như đặc biệt nhạy cảm: Đôi chân đi trước vừa đặt xuống mặt đất, đôi chân phía sau còn đang nhấc lên, câu nói đó khiến đôi chân vừa nhấc lên ngừng lại vài giây trên không trung, sau đó từ từ hạ xuống. Chân giẫm lên con đường nhỏ đầy sỏi, những vạt cỏ nhỏ mọc len lên bị bàn chân đè xuống, vang lên những tiếng sột soạt.
Hoắc Liên Ngao đi phía trước dừng bước, Giản Liêu đi ở giữa cũng khựng lại.
Hoắc Chính Khải đi sau cùng di chuyển tới trước mặt Hoắc Liên Ngao, bước chân cũng nặng nề như giọng của ông vậy: “Hàn Tông chết rồi, tối qua xảy ra tai nạn tại Tokyo, hôm nay phía bệnh viện tuyên bố không thể cấp cứu được nữa”.
Hoắc Liên Ngao vẫn chưa có phản ứng gì.
“Thi thể của Hàn Tông sẽ được đưa về Singapore vào ngày mai, Liên Ngao…” Ông ngừng một lát: “Tang lễ của Hàn Tông con hãy tham gia đi. Bố nghĩ, Khang Kiều nhất định không muốn bố xuất hiện trong tang lễ. Bố đã… đã nợ con bé quá nhiều rồi, bố không muốn vào giây phút ấy còn khiến nó không vui. Nếu con xuất hiện bố sẽ cảm thấy bớt áy náy hơn, ít nhất thì…”.
Dường như nói tới đây, Hoắc Chính Khải mới ý thức được còn có mặt người thứ ba. Ông đứng đối diện Hoắc Liên Ngao, ngọn đèn trong vườn soi rõ mọi biểu cảm trên gương mặt. Ông liếc nhìn Giản Liêu, anh ấy hiểu rằng mình không thích hợp đứng ở đây, kết cấu thành viên trong một gia đình danh vọng thường rất phức tạp và kiêng kị sâu xa.
Ôm theo tập tài liệu dày, cố gắng để tiếng bước chân của mình không làm phiền tới hai người kia, Giản Liêu đi về phía cửa. Sau khi hoàn toàn tất mọi việc, Giản Liêu đi về bằng cửa ngách để né tránh cuộc nói chuyện của hai bố con.
Nhưng đêm nay quả thật rất yên ắng, tới nỗi có những lời không nên vọng vào tai anh ấy cũng đã lọt hết.
Nhà họ Hoắc là một trong số những người đầu tiên dựa vào cái đầu để giành được của cải, tới đời Hoắc Chính Khải là lúc thịnh vượng nhất.
Hoắc Chính Khải là thương nhân đầu tiên có suy nghĩ đưa ngành bán lẻ vào Đông Nam Á. Mọi người đặt biệt danh cho ông là “ông trùm ngành bán lẻ”. Trong giới kinh doanh, Hoắc Chính Khải càng là một nhân vật đại diện cho phái cứng rắn, một khi có những quốc gia cải cách kinh tế động chạm tới lợi ích của người Hoa, ông sẵn sàng nói “No” mà không hề do dự.
Thế mà bây giờ, người được coi là cục xương khó nhằn trong mắt một số chính khác đang đứng với tư thế không thể thấp hơn: “Lúc tới đây bố đã uống không ít rượu, bố cảm thấy như vậy có lẽ dễ nói câu xin lỗi hơn”.
“Liên Ngao, xin lỗi con, hãy truyền đạt cả lời hối lỗi của bố tới cô gái tên Văn Tú Thanh, con hãy nói với cô ấy, bố sẽ có trách nhiệm và bù đắp cho những hành động sai lầm của mình.”
Cái tên Văn Tú Thanh này Giản Liêu từng nghe qua. Qua lời của một vài nhân viên lão thành trong quỹ DRL, Văn Tú Thanh là bạn gái đầu tiên của Hoắc Liên Ngao. Anh từng đưa cô ấy xuất hiện ở một số hoạt động công ích.
Cho dù ông bố đã hạ mình rất thấp, nhưng vẫn chưa được thông cảm, giọng Hoắc Liên Ngao vẫn lạnh như băng.
“Ngài Hoắc, ông nói xong chưa? Nếu nói xong rồi thì mời ông về cho.”
“Liên Ngao…”
“Còn chưa nói đủ ư? Nếu còn chưa nói đủ thì tôi nghĩ tôi đã không còn kiên nhẫn nghe tiếp nữa. Ngoài câu đầu tiên ra, những câu khác của ông đều là thừa thãi. Ngài Hoắc, nơi ông đang đứng là nhà riêng của người khác, nếu ngài Hoắc còn tiếp tục đứng ở đây thì có nghĩa là ông đang xâm nhập vào nhà người khác bất hợp pháp, tôi đành gọi cảnh sát đến giải quyết.”
Ông bố không nói thêm gì nữa.
Trên đường về nhà, Giản Liêu cứ suy tư mãi về cái tên “Hàn Tông”. Nó từng xuất hiện trong ký ức của anh ấy. Nếu Giản Liêu nhớ không nhầm thì đó là một người đàn ông châu Á trên dưới ba mươi tuổi, anh từng gặp trong một bữa tiệc. Người này quen biết với Hoắc Liên Ngao, sở dĩ bây giờ vẫn còn ấn tượng có lẽ vì thái độ của Hoắc Liên Ngao đối với người đàn ông ấy, địch ý, còn có chút coi thường.
Đó có lẽ là chuyện xảy ra vào mùa xuân năm ngoái tại một party bên bờ biển Miami. Chút xích mích giữa hai người họ xảy ra vì nguyên do thế này: Hàn Tông với tư cách là người đã chồng lại ngang nhiên có cử chỉ thân mật với một người chưa có vợ, cảnh này vừa hay bị Hoắc Liên Ngao bắt được, anh quen vợ của Hàn Tông nên Hàn Tông đành phải cố gắng giải thích.
Lúc đó Giản Liêu cũng có mặt, Hàn Tông giải thích về việc cô gái mặc bộ lễ phục hở lưng màu đỏ hồng ban nãy dựa vào lòng mình là: “Cô ấy là bạn gái của bạn tôi, bạn tôi vì chuyện nên đi ra ngoài, cô ấy uống chút rượu, tôi chăm sóc hộ cậu ấy”.
Người ấy có vẻ không giỏi ăn nói, tới mức Giản Liêu đứng bên nghe cũng cảm thấy có chút bực bội, ngược lại, Hoắc Liên Ngao lại nghe rất chăm chú và say mê.
Sau khi Hàn Tông làm rõ mối quan hệ với cô gái nọ một cách khó nhọc, Hoắc Liên Ngao đáp lại một câu không nóng không lạnh: “Hàn Tông, anh vẫn như trước, cứ nói dối là miệng lắp bắp”.
Tối đó, Hoắc Liên Ngao thể hiện một vẻ vênh váo không khác gì mùa xuân ở Miami. Anh chỉ vào người đàn ông tên Hàn Tông và nói: “Hàn Tông, tôi hy vọng anh ngày nào cũng trái ôm phải ấp đấy, tốt nhất là lòi ra hai đứa con riêng giống Hoắc Chính Khải vậy”.
Câu nói khi đó đã giúp Giản Liêu liên tưởng tới ân oán của Hoắc Liên Ngao và bố mình. Nghe nói, chuyện Hoắc Chính Khải có hai đứa con riêng, một trai một gái ở Brunei ai ai cũng biết, có điều cũng không biết sau đó ra sao, có không ít lời đồn thổi về hai đứa con riêng của ông.
Nếu người có lòng muốn tiếp tục moi móc có lẽ cũng moi được gì đó, khi đối diện với những câu hỏi có không ít phóng viên, Hoắc Chính Khải đáp rất mơ hồ, không thừa nhận mà cũng không phủ nhận.
Trở về nhà, Giản Liêu lần nhận được điện thoại của Hoắc Liên Ngao. Anh dặn dò: Đặt cho anh vé máy bay tới Singapore vào ngày mai, càng nhanh càng tốt.
Thứ ba, Giản Liêu nhận được tin toàn bộ công việc và kế hoạch tại Boston bị ngừng lại, mọi việc của hộp đêm được giao cho phó tổng giám đốc Tiêu Ân toàn quyền giải quyết, hủy toàn bộ hai buổi đấu giá đã quyết ngày tổ chức vào tháng tư, Hoắc Liên Ngao tuyên bố nghỉ ngơi một tháng.
Một loạt các hành động của Hoắc Liên Ngao khiến Giản Liêu chợt nhớ tới cuộc điện thoại anh gọi cho mình tối qua, nội dung không có vấn đề, vấn đề là ở ngữ khí.
Giản Liêu cố gắng nhớ lại: Giọng nói hơi run, cơn run rẩy đó như đang truyền đi một loại cảm xúc. Giản Liêu có thể chắc chắn rằng không có sự đau thương trong những cảm xúc ấy.
Cuộc điện thoại báo tin dữ từ Tokyo gọi đến hơi muộn. Hai mươi phút sau khi Hàn Tông được tuyên bố tử vong mới có người nhớ ra phải gọi cho người con gái tên Khang Kiều kia.
Khi Khang Kiều nhận được điện thoại là giờ phút chiều. Nhận máy xong, chiếc di động lập tức trượt khỏi tay cô, rơi xuống đất, phát ra một âm thanh bí bách.
Cô cúi đầu nhìn rồi cúi xuống nhặt, đặt nó về chỗ cũ, quay mặt đi.
Thứ biểu cảm duy nhất khuôn mặt ấy thể hiện ra nhợt nhạt. Cô mấp máy nói: Chu Tùng An, anh có thể đặt cho em một tấm vé máy bay tới Singapore không, càng nhanh càng tốt.
Anh giật mình, vội vàng hỏi: “Sao vậy?”.
“Hàn Tông chết rồi.” Ngữ khí tê dại bật ra câu nói ấy…
~
Pre: “Cô gái đó đúng là lòng dạ sát đá, chồng chết mà không rơi giọt nước mắt nào.”
“Cô đóng vai một cô gái đau khổ khi mất đi một nửa đúng là giống như đúc, người không biết chân tướng nhất định sẽ nghĩ: Ừm, họ nhất định là một cặp vợ chồng ân ái.”
“Tôi hy vọng cô sẽ công bố với bên ngoài, từ bỏ quyền thừa kế di sản của chồng với tư cách người vợ.”