Dù hội đồng thành phố Yarvil từng ngon ngọt vuốt ve rằng họ sẽ gánh mọi chi phí duy tu bảo trì khu nhà mới, nhưng đúng như dự đoán của ban đầu của những người dân giận dữ, chẳng bao lâu Pagford cũng phải nhận hóa đơn. Tuy phần lớn dịch vụ cho khu Fields lẫn chi phí sửa sang bảo trì nhà cửa do hội đồng Yarvil thanh toán, nhưng những khoản khác lại bị thành phố ngạo mạn đẩy sang cho thị trấn, đúng theo cái kiểu trịch thượng vốn dĩ của nó như sửa sang lối đi bộ công cộng, hệ thống thắp sáng và ghế ngồi, cả ngân sách cho xe buýt và những khu vực công cộng.
Những cây cầu trên đường từ Pagford đến Yarvil phủ đầy hình vẽ; xe buýt ở khu Fields bị phá hoại; đám choai choai khu Fields vứt đầy vỏ chai bia trong khu vui chơi và ném vỡ đèn đường. Rồi những con đường đi bộ vốn rất được khách du ngoạn ưa thích trở thành nơi đám trẻ ở Fields tụ tập và “làm nhiều trò bậy bạ khác nữa”, theo lời mẹ của Howard Mollison cay đắng nói. Thế là hội đồng khu Pagford phải dọn dẹp, sửa chữa, thay thế những cái vỡ hỏng, mà phần ngân sách Yarvil rót xuống ngay từ đầu đã không đủ cho thời gian và chi phí bỏ ra.
Dân Pagford cay cú nhất là đám trẻ khu Fields giờ thuộc khu vực được đăng ký học tại trường tiểu học thuộc nhà thờ Thánh Thomas. Bọn chúng đã có quyền khoác lên người bộ đồng phục xanh trắng kiêu hãnh, chơi trong sân cạnh tảng đá móng do quý bà Charlotte Sweetlove đích thân đặt xuống và làm điếc tai cả phòng học nhỏ bé với cái giọng sệt Yarvil chói lói.
Dân Pagford nhanh chóng nhận thấy rằng những căn nhà trong khu Fields trở thành đích nhắm của các gia đình Yarvil sống nhờ trợ cấp có con trong độ tuổi đi học; và làn sóng dịch chuyển lớn từ Cantermill Estate không ngừng vượt qua ranh giới, cứ như dân Mexico đổ vào bang Texas. Ngôi trường Thánh Thomas xinh đẹp, thỏi nam châm cuốn hút những người Pagford làm việc tại Yarvil với những lớp học xinh xắn, bàn nắp xếp, tòa nhà bằng đá lâu đời và bãi cỏ xanh mướt mát, giờ đây đứng trước nguy cơ quá tải, lúc nhúc con cái của bọn trộm cắp, nghiện ngập và lắm khi cùng mẹ mà chẳng biết cha.
Viễn cảnh ác mộng đó hóa ra không bao giờ đến, vì trường Thánh Thomas hiển nhiên chất lượng cực tốt, nhưng bù lại học sinh phải bỏ tiền mua đồng phục hoặc điền vào hàng đống đơn để chứng tỏ đủ điều kiện được trợ cấp; phải mua thẻ xe buýt, phụ huynh lại còn phải dậy sớm để lo cho bọn trẻ đến trường đúng giờ. Vài gia đình trong khu Fields thấy mấy vụ đó thật phiền hà quá sức, nên gửi con vào trường tiểu học rộng rãi được xây sau này cho dân khu Cantermill, nơi cho phép mặc thường phục. Phần lớn trẻ khu Fields một khi đã vào trường Thánh Thomas thì hòa nhập khá nhanh với bạn bè Pagford, một số đứa thậm chí còn được khen là cực ngoan. Barry Fairbrother đã trải qua thời đi học ở trường này như thế, cậu là cây chọc cười thông minh và rất được yêu mến trong lớp, chỉ thảng hoặc nhận thấy nụ cười của các bậc phụ huynh Pagford trở nên cứng đơ khi cậu nói về nơi mình ở.
Dù vậy, thi thoảng trường Thánh Thomas cũng buộc phải nhận vài đứa trẻ bất trị khu Fields. Lúc đến tuổi đi học, Krystal Weedon sống cùng bà cố ở đường Hope, vì thế trường buộc phải nhận con bé dù năm lên tám nó trở về Fields sống cùng mẹ, rành là người ta chỉ mong con bé rút khỏi trường Thánh Thomas cho rảnh nợ.
Krystal ì ạch bò qua các cấp lớp như con dê chui vào bụng trăn, nghĩa là cực kỳ lồ lộ và hai bên đều không lấy gì làm thoải mái. Nói thế không có nghĩa rằng Krystal lúc nào cũng ngồi trên lớp, dù nó phải học phần lớn các môn trong lớp một kèm một với giáo viên chuyên biệt.
Xui xẻo là Krystal lại học chung với với Lexie, cháu gái lớn của Howard và Shirley. Krystal từng tát Lexie Mollison mạnh đến rớt hai cái răng. Dù rằng hai cái răng sữa đó vốn đã lung lay lắm rồi mà chưa rụng, nhưng đối với cha mẹ ông bà của Lexie, tình tiết đó cũng chẳng giảm nhẹ tội con bé được bao nhiêu.
Viễn cảnh con gái mình phải học chung với nguyên cái lớp ấy tới tận trường cấp ba Winterdown Comprehensive đã khiến Miles và Samantha Mollison quyết định chuyển hai cô con gái về trường tư thục nội trú Yarvil, mỗi tuần về nhà một lần. Và Howard nhanh chóng lấy việc cháu gái mình vì Krystal Weedon mà phải chuyển khỏi trường đúng tuyến làm ví dụ ưa thích về ảnh hưởng kinh tởm của khu dân cư mới đến đời sống người dân Pagford.
Dù hội đồng thành phố Yarvil từng ngon ngọt vuốt ve rằng họ sẽ gánh mọi chi phí duy tu bảo trì khu nhà mới, nhưng đúng như dự đoán của ban đầu của những người dân giận dữ, chẳng bao lâu Pagford cũng phải nhận hóa đơn. Tuy phần lớn dịch vụ cho khu Fields lẫn chi phí sửa sang bảo trì nhà cửa do hội đồng Yarvil thanh toán, nhưng những khoản khác lại bị thành phố ngạo mạn đẩy sang cho thị trấn, đúng theo cái kiểu trịch thượng vốn dĩ của nó như sửa sang lối đi bộ công cộng, hệ thống thắp sáng và ghế ngồi, cả ngân sách cho xe buýt và những khu vực công cộng.
Những cây cầu trên đường từ Pagford đến Yarvil phủ đầy hình vẽ; xe buýt ở khu Fields bị phá hoại; đám choai choai khu Fields vứt đầy vỏ chai bia trong khu vui chơi và ném vỡ đèn đường. Rồi những con đường đi bộ vốn rất được khách du ngoạn ưa thích trở thành nơi đám trẻ ở Fields tụ tập và “làm nhiều trò bậy bạ khác nữa”, theo lời mẹ của Howard Mollison cay đắng nói. Thế là hội đồng khu Pagford phải dọn dẹp, sửa chữa, thay thế những cái vỡ hỏng, mà phần ngân sách Yarvil rót xuống ngay từ đầu đã không đủ cho thời gian và chi phí bỏ ra.
Dân Pagford cay cú nhất là đám trẻ khu Fields giờ thuộc khu vực được đăng ký học tại trường tiểu học thuộc nhà thờ Thánh Thomas. Bọn chúng đã có quyền khoác lên người bộ đồng phục xanh trắng kiêu hãnh, chơi trong sân cạnh tảng đá móng do quý bà Charlotte Sweetlove đích thân đặt xuống và làm điếc tai cả phòng học nhỏ bé với cái giọng sệt Yarvil chói lói.
Dân Pagford nhanh chóng nhận thấy rằng những căn nhà trong khu Fields trở thành đích nhắm của các gia đình Yarvil sống nhờ trợ cấp có con trong độ tuổi đi học; và làn sóng dịch chuyển lớn từ Cantermill Estate không ngừng vượt qua ranh giới, cứ như dân Mexico đổ vào bang Texas. Ngôi trường Thánh Thomas xinh đẹp, thỏi nam châm cuốn hút những người Pagford làm việc tại Yarvil với những lớp học xinh xắn, bàn nắp xếp, tòa nhà bằng đá lâu đời và bãi cỏ xanh mướt mát, giờ đây đứng trước nguy cơ quá tải, lúc nhúc con cái của bọn trộm cắp, nghiện ngập và lắm khi cùng mẹ mà chẳng biết cha.
Viễn cảnh ác mộng đó hóa ra không bao giờ đến, vì trường Thánh Thomas hiển nhiên chất lượng cực tốt, nhưng bù lại học sinh phải bỏ tiền mua đồng phục hoặc điền vào hàng đống đơn để chứng tỏ đủ điều kiện được trợ cấp; phải mua thẻ xe buýt, phụ huynh lại còn phải dậy sớm để lo cho bọn trẻ đến trường đúng giờ. Vài gia đình trong khu Fields thấy mấy vụ đó thật phiền hà quá sức, nên gửi con vào trường tiểu học rộng rãi được xây sau này cho dân khu Cantermill, nơi cho phép mặc thường phục. Phần lớn trẻ khu Fields một khi đã vào trường Thánh Thomas thì hòa nhập khá nhanh với bạn bè Pagford, một số đứa thậm chí còn được khen là cực ngoan. Barry Fairbrother đã trải qua thời đi học ở trường này như thế, cậu là cây chọc cười thông minh và rất được yêu mến trong lớp, chỉ thảng hoặc nhận thấy nụ cười của các bậc phụ huynh Pagford trở nên cứng đơ khi cậu nói về nơi mình ở.
Dù vậy, thi thoảng trường Thánh Thomas cũng buộc phải nhận vài đứa trẻ bất trị khu Fields. Lúc đến tuổi đi học, Krystal Weedon sống cùng bà cố ở đường Hope, vì thế trường buộc phải nhận con bé dù năm lên tám nó trở về Fields sống cùng mẹ, rành là người ta chỉ mong con bé rút khỏi trường Thánh Thomas cho rảnh nợ.
Krystal ì ạch bò qua các cấp lớp như con dê chui vào bụng trăn, nghĩa là cực kỳ lồ lộ và hai bên đều không lấy gì làm thoải mái. Nói thế không có nghĩa rằng Krystal lúc nào cũng ngồi trên lớp, dù nó phải học phần lớn các môn trong lớp một kèm một với giáo viên chuyên biệt.
Xui xẻo là Krystal lại học chung với với Lexie, cháu gái lớn của Howard và Shirley. Krystal từng tát Lexie Mollison mạnh đến rớt hai cái răng. Dù rằng hai cái răng sữa đó vốn đã lung lay lắm rồi mà chưa rụng, nhưng đối với cha mẹ ông bà của Lexie, tình tiết đó cũng chẳng giảm nhẹ tội con bé được bao nhiêu.
Viễn cảnh con gái mình phải học chung với nguyên cái lớp ấy tới tận trường cấp ba Winterdown Comprehensive đã khiến Miles và Samantha Mollison quyết định chuyển hai cô con gái về trường tư thục nội trú Yarvil, mỗi tuần về nhà một lần. Và Howard nhanh chóng lấy việc cháu gái mình vì Krystal Weedon mà phải chuyển khỏi trường đúng tuyến làm ví dụ ưa thích về ảnh hưởng kinh tởm của khu dân cư mới đến đời sống người dân Pagford.