- Hây da! Cào... cào! Ta cào...
Mặt đất bây giờ thật ẩm ướt, trận mưa tối qua dường như muốn trút hết nỗi oán hận với người đẹp như tôi nên đặc biệt lớn, ào ào đổ suốt đêm. Mảnh đất trước mặt vừa bừa bãi vừa lầy lội, kéo hết đám cỏ kia chất thành một đống xong tôi liền thở hổn hển. Việc tôi cày như trâu ở đây cũng chẳng có gì lạ, đây là hành vi “chuộc tội” mà thầy Sơn nói đến... lao động công ích.
“Tôi nguyền rủa ông đi vệ sinh không có giấy chùi, đánh rắm không kịp nín thở, bỏ bom bị bắt nơi công cộng! Ông thầy khốn nạn!“. Tôi nghiến răng chửi thầm.
Tìm một chỗ có bóng râm tôi ngồi bệt xuống uống nước, lấy tay lau mồ hôi trên trán đưa mắt nhìn sang bên trái, Nghiêm tổng quản vẫn đang hì hục cuốc đất theo tiêu chuẩn con nhà giàu, tôi bất mãn lên tiếng:
- Chị Nghiêm làm ơn tập trung cuốc cho đàng hoàng đi! Chị cứ khều khều từng cọng, sợ cỏ bị đau à? - Tôi mỉa mai.
- Thì tôi đang cố đây! Cậu nhiều chuyện vừa thôi! - Cậu ta nhìn tôi hằn học.
Tôi nheo mắt.
- Nhiều chuyện cơ đấy! Cậu nhìn lại mình đi, lao động mà mặc đồng phục lại còn bỏ thùng gọn gàng, cậu nghĩ mình đang đi catwalk chắc!
Cậu ta đỏ mặt, gân cổ lên cãi:
- Thì tôi có bao giờ bị phạt đâu mà biết! Tất cả cũng vì cậu hại tôi, cậu thử nhìn lại mình đi!
- Tôi thì sao? Ngay cả kiến thức căn bản cũng không biết, cậu đúng là thằng ngốc! Đừng đổ lỗi cho tôi, là do cậu hùa theo, bà đây không ép cậu nhá! - Tôi hếch mặt.
- Tôi ngốc! Hừ, còn đỡ hơn đứa dở hơi mang ủng mặc áo mưa dưới trời nắng như cô! - Cậu ta phản bác.
- Bà đây là chuẩn bị chu đáo, chú không biết gì thì đừng nói!
Hiện tại tên Nghiêm đang “bình phẩm” trang phục yêu dấu của tôi, áo khoác chống nắng vạt dài qua đầu gối màu dạ quang và đôi ủng đi mưa. Với kinh nghiệm bao năm bị phạt đi lao động những thứ tôi đang mặc là không thể thiếu, thầy cô không dễ gì cho học sinh nhởn nhơ khi phạm tội nên chắc chắn sẽ phải lao động khổ sai, trường hợp rõ ràng nhất ở đây chính là việc ông thầy Sơn nhờ thằng cha bảo vệ giao công việc nặng nhọc cho chúng tôi. Còn lý do tôi gọi bác bảo vệ già thường thấy là thằng cha bởi vì hôm nay con của ổng đi trực. Tên này có khuôn mặt non choẹt, nói chuyện rặc tiếng địa phương, mắt xếch cộng thêm hàng lông mày rậm rạp qua bao ngày tháng không tỉa tót đã thành rừng Amazon khiến tôi phát ói. Dù sao cũng không thể trông mặt mà bắt hình dong, tôi nhẹ nhàng trưng ra bộ mặt lấy lòng mong cậu ta “thả lỏng” một chút. Nhưng người xấu thì tâm địa nhỏ nhen, tên khốn này được ông thầy cáo già dặn dò kỹ lưỡng đọc to danh sách công việc cho bọn tôi.
Vốn dĩ tôi nghĩ mình thuộc dạng “luồn lách” rất giỏi nhưng xem ra núi cao còn có núi cao hơn, ông thầy đã suy tính chặn mọi đường sống của tôi. Đầu tiên là công việc mà tôi tưởng chừng có thể làm qua loa cho có, chưa vui vẻ trong lòng thì thằng chả phán luôn một câu “làm xong mới được về, không xong thì ở lại tới tối, tôi sẽ chụp hình gửi thầy Sơn kiểm tra“.
“Má nó, cần hiệu quả và năng suất, tên này mà là nhà tư bản thì đố ai moi được đồng xu cắc bạc nào! Gian vừa thôi“.
Thứ hai là việc định nhờ người làm hộ, tôi đã điều tra thứ bảy và chủ nhật lao công trường sẽ tổng vệ sinh nên chuẩn bị một khoản tiền kha khá, người ta nói có tiền mua tiên cũng được, tôi hiện tại có tiền trong tay thì dại gì không xài, nghĩ lại ngày xưa lớp tôi toàn góp tiền thuê người cắt cỏ đấy thôi. Tên bảo vệ này dường như biết trước suy nghĩ của tôi nên chọn địa điểm lao động cách xa dãy phòng học, ngoài ra còn tịch thu ba lô có ví tiền và điện thoại bên trong với lý do không được phép làm việc riêng.
“Thằng chó! Tưởng đây là quân đội sao? Quyền công dân đâu... Thế là hết gọi sự hỗ trợ từ bên ngoài rồi! Hu hu!“. Tôi than thở.
Thứ ba là đồ ăn vặt, vì cái túi đang nằm trong phòng bảo vệ nên không thể lấy được, nói thẳng ra là được nhìn chứ không được sờ, cái này còn đau hơn gấp ngàn lần, điều đảm bảo bây giờ chính là chìa khoá tủ đang nằm trong tay tôi kèm theo hai chai nước được khuyến mãi thêm.
“Bánh tráng dầu, xoài ướp lạnh, ô mai, bánh snack, kẹo trái cây, trà sữa, nước cam ép... đồ ăn, công sức chuẩn bị của tôi... hức...”
Đấy, trên đây chính là “viễn cảnh” mà nửa tiếng trước phải gánh chịu hỏi tại sao tôi không cáu cho được.
Trời nắng gắt, không khí lại nóng bức, mùi đất nồng nhức cả mũi, chúng tôi cứ tôi tôi cậu cậu thêm nửa tiếng đồng hồ mãi không dứt. Cuối cùng vì khát khô cổ mà phải dừng lại uống nước, tôi nuốt một ngụm lớn vào trong miệng sau đó ợ một tiếng rõ to.
“Sảng khoái quá!“. Tôi cảm thán.
- Cậu làm ơn ý tứ dùm! Con gái gì mà thô tục! - Tên Nghiêm cau mặt.
Lần này tôi chọn lọc từ ngữ cẩn thận khiến cậu ta cứng họng không dám cãi.
- Nghiêm à! Tuyết thô tục nhưng bãi cỏ này là do Tuyết cạo hết đấy ạ! Nghiêm tốt nhất hãy im lặng giữ áo trắng tinh mà nhặt cỏ đi! - Tôi “nhả” từng chữ, chậm chậm.
Quả nhiên cậu ta đứng hình không nói câu nào nữa. Tôi xoay người tìm bao rác trong lòng thì mỉa mai tên thái giám kia.
“Không có tôi thì tới sáng mai cuốc cũng chưa xong, một tên nhà giàu vô tích sự có mỗi mấy cây mà làm chả ra gì! Hừ, ai bảo là nữ chính sẽ được người khác giúp đỡ, thương yêu thế nào. Tôi phải tự mình làm hết tất cả mọi việc đây này!“. Tôi bất mãn.
Sau khi cuốc đất xong hai chúng tôi liền khiêng hai bao đựng cỏ đến khu nhà kính trồng cây xanh, nằm biệt lập ở một khu rừng, tôi khiêng một bao, thái giám kéo lê một bao gồng mình đuổi theo. Khu nhà này phục vụ cho thầy cô dạy môn sinh học và chăm sóc cây cảnh của trường, kế bên là một khu lầu treo rất nhiều chậu hoa kiểng, nhiều nhất là phong lan tím, xương rồng cùng vài loại hoa bé tí ti lá màu xanh non mà tôi không biết tên. Việc tôi cần làm là đổ hết đám cỏ vào một cái máng ở bên trái dãy nhà, sau khi cỏ khô và chết sẽ dùng bón đất. Tôi phủi phủi đất bám trên tay chuẩn bị tìm chỗ rửa thì đột ngột phía trên rơi xuống một vật...
“Choang...”
Mảnh vỡ văng ra khắp nơi, trắng tinh, bóng loáng, cây xương rồng nằm chễm chệ trên chân... Tôi tròn mặt nhìn.
“Lạy trời! Ba centimet nữa thôi!”
Hỏi chân tôi cảm giác ra sao à? Xin thưa, hơi ngứa... Còn lý do có lẽ vì tôi mặc ủng lâu chưa kịp tháo nên vi khuẩn sinh sôi dẫn đến ngứa.
“Cộp, cộp...”
Có tiếng bước chân nhẹ phía trên lầu tôi nhanh chóng xoay người nhìn lên nhưng... không thấy ai cả, tiếng động dần biến mất, cơn gió lùa qua chiếc chuông gió bằng gỗ treo trên trần nhà phát ra âm thanh tong tong, tinh tinh âm u khó tả, tiếng nhạc vang lên thật rõ ràng trong một khung cảnh yên tĩnh đến đáng sợ...
Nuốt nuốt nước bọt, đồng hồ vừa kịp báo mười hai giờ trưa, ánh nắng gay gắt... chợt nhớ đến vài vụ tự tử ở ban công toà nhà này hôm qua Nguyệt mới kể.
Tôi run rẩy sống lưng vội đá văng cây xương rồng trên chân, quay đầu định bỏ chạy, đột nhiên có thứ gì đó lành lạnh áp lên má...
“Mẹ ơi...”
- Á... á... á...!
...
*Bon Weekend: chúc cuối tuần vui vẻ (tiếng Pháp)
Tôi và tên Nghiêm " hẹn hò" ở phòng ăn. Khi biết được tôi đưa cậu ta đến đây, cậu ta tỏ vẻ không vui.
- Không phải là đi hẹn hò sao?
- Thì hẹn hò đó!
Cậu ta ủ rũ.
- Tôi tưởng...
Tôi thắc mắc hỏi:
- Cậu tưởng là gì? Hẹn hò như người yêu chắc?
Cậu ta im lặng cúi đầu, thở dài.
- Sao lại tỏ vẻ chán nản vậy? Tôi rủ cậu xuống đây mà, vui lên đi chứ tôi mời cậu uống nước!
- Vậy tại sao lại nói câu đó...
Cậu ta lẩm bẩm.
- Cậu nói gì, câu nào?
" Thật là, không biết tên này nghĩ gì nữa..."
- Tôi chỉ không muốn chúng ta cãi nhau nữa nên nói đại thôi, với lại cậu có quyền không đi, nếu đã đi thì chúng ta coi như làm hòa mà!
Cậu ta bĩu môi.
- Biết rồi!
Tôi chọc.
- Đừng nói là cậu thích tôi nhé! Nói cho biết luôn cậu xấu trai lắm tôi không thích đâu! Hề hề!
- Thích hồi nào? Tôi không có, mà rõ ràng tôi đẹp hơn cậu!
- Cậu là con trai mà so với tôi làm gì? Bê đê à?
- Bê đê cái đầu cậu! Cậu nhìn lại mình đi nam không ra nam nữ không ra nữ!
Thông thường, khi đứa con gái nào bị chửi kiểu này cũng sẽ cãi lại hoặc xông lên đánh cho cậu ta một trận, nhưng mà tôi thì khác. Tôi rất bình tĩnh.
- Cậu thấy tôi có nữ tính không?
Lấy tay che miệng cười duyên.
Cậu ta ngạc nhiên nói:
- Cậu bị điên à, cậu mà nữ tính thì con gái thế giới này thành đàn ông hết rồi!
- Vậy tôi có xinh đẹp không?
- Mặt mẹt của cậu là cái mâm thử hỏi đẹp không!
Tôi cười thật tươi rồi nói tiếp:
- Vậy tôi có đáng yêu đến mức đàn ông vừa gặp là yêu không?
- Ơ...
Cậu ta lắp bắp.
- Yêu... Yêu cái nỗi gì, con trai vừa thấy cậu là chạy mất dép!
- Thật à?
Tôi cắn cắn móng tay.
- Thì... Thật!
- Vậy sao cậu không chạy đi?
Tôi thều thào nói, hai mắt khép hờ, tay vò vò mép áo. Cậu ta bắt đầu luống cuống.
- Tôi... Tôi, cậu giận à?
- Thôi đừng nói nữa tôi biết rồi!
- Này, cho tôi xin...
Tôi cười to.
- Cậu là thái giám không phải con trai cần gì phải xách dép nhỉ... Hahaha!
Cậu ta hét lên:
- Này, vừa phải thôi chứ! Cậu vui như vậy còn giả bộ đáng thương làm gì?
Lấy tay vỗ vỗ vai cậu ta.
- Tôi không có giả bộ, cậu càng chê tôi càng thích đó nha!
- Chê đi! Chê đi!
Gạt tay tôi xuống, cậu ta nói:
- Mệt, cậu tư duy không được bình thường tôi không nói nữa, tôi đi đây.
Nói xong liền bỏ đi mất. Để lại tôi gọi với phía sau.
- Này, này...
- ...
Gió thổi xào xạc qua đám lá cây, mang trong mình niềm vui nho nhỏ tôi ngẩng mặt lên hưởng thụ làn gió mát này.
" Bà nó, cúp học mới tuyệt vời làm sao..."
...
Buổi học hôm đó, mọi việc diễn ra đều bình thường, chỉ trừ việc hai đứa bị ghi vào sổ đầu bài và lớp bị cô cho một giờ D đỏ chói. Lý do là tôi canh giờ về lớp không đúng, cô giáo phát hiện hai chúng tôi không đứng phạt bên ngoài mà cúp tiết đi chơi.
" Hu hu sai lầm lớn mà... Lần sau phải về sớm hơn phút, không biết có bị đì không..."
Tôi an ủi chính bản thân mình bằng cách khoe với Nguyệt việc bố mua cho chiếc xe đạp điện.
"Sau này có thể đi mà không sợ bị rượt nữa rồi... Yeah..."
Nguyệt hỏi tôi kiểu dáng thế nào, có màu gì. Tôi không chắc chắn nên đoán là cùng kiểu xe, yên cao, xe có thể màu xanh hoặc đen vì tôi thích hai màu đó.
Sau đó chúng tôi chào tạm biệt nhau ra về, hơi tiếc là không đi ăn vặt chung được vì Nguyệt có việc bận. Lủi thủi một mình ra đến tận cổng thì có một người nắm vai tôi. Quay đầu sang nhìn thì...
- Là bạn à?
- Là mình đây! Cho mình xin lỗi việc vừa nãy nhé... Bọn kia đi ngang qua, mình sợ quá nên trốn mất, nên để bạn...
Người đang nói chuyện với tôi đây chính là cô bạn trong phòng vệ sinh lúc sáng. Tôi tỏ thái độ lạnh nhạt.
- À, bạn mình cũng đưa đồ thay cho rồi, không sao hết!
- Mình... Mình...
- Bạn đừng lo nữa, về đi! À mà nhà bạn ở đâu?
" Thật lòng thì tôi cũng không thích cô bạn này cho lắm, lý do thì tôi cũng không biết nữa..."
Cô bạn nắm chặt tay tôi, dáng vẻ khẩn khoản, đôi mắt ầng ậng nước như sắp tuôn ra đến nơi.
- Mình thành thật xin lỗi bạn rất nhiều, mình rất tiếc khi thấy bạn phải chịu oan, trong khi mình phải là người bị như thế!
- Thì mình đã nói là không sao mà!
- Mình không có người bạn nào cả, sau chuyện này mình hy vọng sẽ được kết bạn với cậu! Làm ơn đi mà, mình sẽ tự giải quyết vấn đề của mình, nhất định sẽ không làm liên lụy đến cậu đâu!
- Ờ thì...
Nắm chặt tay.
- Đi mà!
- Ừ, được rồi!
Cô bạn vui mừng, kéo tay tôi đi tung tăng. Tôi nhìn lại bàn tay.
" Bàn tay bị bóp mạnh thật, lằn cả vết đỏ, sao tôi cứ có cảm giác không ổn vậy trời..."
Hai người chúng tôi vừa đi vừa nói chuyện. Cô bạn tự giới thiệu tên là Lâm Tố Như, học lớp B, là lớp phó văn thể mỹ. Đang nói cô bạn liền kéo tôi vào một con đường khác, chưa kịp hỏi tại sao thì chúng tôi bị một nhóm người chặn đường.
Nhóm gồm nhiều người mặc đồng phục trường tôi và số ít mặc đồng phục trường khác. Trong đó có nhiều đứa con gái rất cao, to con. Đặc biệt chú ý đến một bạn nữ rất đẹp, trang điểm đậm khác biệt nhất trong đó. Cô bạn đó cất lời:
- Con chó kia, sáng nay làm hụt bây giờ tao đập mày một trận là huề vốn... Haha...
" Bà nó, giọng chua khiếp ồm ồm nữa, tỉ lệ một trời một vực với khuôn mặt, không biết cô ta có phẫu thuật thẫm mỹ không trời!"
- Ha ha ha tụi bây coi nó dắt bạn đi chịu trận chung cho đỡ buồn kìa!
- Ừ, ha ha ha ha...
Một tràng cười hùa theo.
Tôi thử nói nhỏ vào tai cô bạn, muốn hỏi chắc chắn có phải tụi buổi sáng không, cô bạn gật đầu nói phải còn nói người chị họ của cậu ta là người trang điểm kia. Tôi nghĩ lần này mình phải tự giải quyết việc này.
Tôi rống lên, bắt chước mấy bà đánh ghen trong chợ:
- Bọn chó tụi bây dội nước bà buổi sáng phải không?
Bọn người kia giật mình, có lẽ không ngờ tôi chính là người họ đổ nước buổi sáng, lại không ngờ tôi hổ báo như vậy.
- Đứa nào cầm đầu, bước ra! Bà đây phải báo cáo cho trường đuổi học tụi bây!
Bọn học sinh trường tôi có vẻ sợ nên không ai dám nói tiếng nào.
" Đuổi học đó, không phải chỉ cánh cáo thôi đâu".
Người ta nói người đi trước mới là người thắng, tôi dằn mặt tụi nó trước thì đã có ưu thế rồi.
Bọn học sinh trường khác vẫn không sợ, quát:
- Mẹ kiếp, mày nghĩ mày là ai! Bọn kia không dám đánh thì tụi tao đánh!
Bọn chúng hùng hổ xông lên, tôi thét tiếp:
- Bọn mày thử đánh tao xem, người vào được trường tao thì nhà phải có điều kiện, bố tao làm chức to kiện tụi mày là quá dễ dàng!
" Xin lỗi bố, con đành dùm bố làm lá chắn..."
- Mày... Mày... Mày nghĩ hù được tao à!
- Không tin mày cứ thử đi, để xem tụi trường tao bảo vệ tụi bây đến lúc nào. Tao sẽ khiến tụi bây không còn đường nào mà đi học nữa!
- Mày... Mày...
Tôi hếch mặt.
- Tao sao? Ngon nhào vô!
" Má, tôi bây giờ là dân du côn rồi!"
Sau đó, bọn đó vì không có lá gan dám thử nên lục tục kéo nhau về. Trước khi về còn nói một câu:
- Tụi bây hãy đợi đấy!!!
Vâng, câu mở đầu mọi huyết hải thâm thù, giang hồ dậy sóng của các bạn.
Câu nói dặn dò của sói với thỏ trong phim hoạt hình.
Và câu nói hẹn tái đấu, vớt vát của kẻ thù khi bại trận...
" Trời ạ, sao không có câu nào mới mẻ hơn chứ!"
...
Chuyện sau đó thì cô bạn kia tự đón taxi rồi về, còn cảm ơn tôi rất nhiều. Cô bạn nói không thể ngờ tôi lại mạnh mẽ đến vậy. Tôi cười xoà cho qua, thật ra là vì khi sống trong thế giới này tôi đã bị "bắt nạt" nhiều quá nên giờ phải vùng lên thôi. Thêm nữa là cảm giác của tôi với cô bạn Tố Như này chính là...
" Cô ta đang lợi dụng tôi thì phải, cái cách làm quen kết bạn đột ngột, cho đến lúc bị tụi kia chặn đường, có quá nhiều trùng hợp..."
...
Về tới nhà thì gặp chị Tâm, chị ấy nói xe đã gửi tới đặt ở trong gara, còn nói bố tôi mua thêm một vài phụ kiện để làm quà cũng để trong đó. Chị ấy nói bố chọn theo sở thích của tôi nên hy vọng tôi sẽ thích.
Háo hức vào bên trong khui hàng thì...
Một chiếc xe màu hồng phấn có hình Hello Kitty.
Yên xe thấp màu hồng đậm.
Một bình nước màu hồng dâu gắn trên xe.
Một cái nón bảo hiểm bi chấm hồng.
Cùng một số phụ kiện bao tay, đệm chân, móc khóa hồng hồng sau đó nữa tôi không muốn kể.
Tôi gào.
Tôi thét.
- Từ khi nào mà màu hồng thành màu chủ đạo của tôi vậy, tôi muốn trả hàng!
- Ngày xưa ông cua mẹ tôi cách nào vậy hả?
...
Sau chuyện này tôi rút ra một kinh nghiệm xương máu.
"Đừng bao giờ tin vào con mắt thẩm mỹ của đàn ông!"
_______________