Tạm thời không nói đến việc hai ngày này Dương Lỗi sống như thế nào, chỉ biết khi Dương Lỗi được thả ra, thế giới bên ngoài đã long trời lở đất.
Ngày La Cửu và Kiều Tân đàm phán, trận siêu đại chiến giữa hai thành phố vào cuối thế kỷ trước đã bùng nổ. Trận sống mái này còn kéo theo năm sáu đại ca giang hồ ở Tỉnh Thành và Giang Hải, Kiều Tân liên kết với vài người có quan hệ mật thiết ở Tỉnh Thành, La Cửu cũng gọi đến những thế lực yểm trợ, hôm nay đúng là phải một mất một còn, sống chết ngay trước mắt, hai bên không thể sơ sẩy được. Tuy trước đây Yến Tử Ất không đứng về phe nào cả, chỉ giữ thái độ trung lập, nhưng Yến Tử Ất và La Cửu có quan hệ thế nào chứ, trước tình hình như vậy, chẳng lẽ Yến Tử Ất có thể trơ mắt theo phe trung lập nữa hay sao? La Cửu không có đi tìm Yến Tử Ất, Yến Tử Ất cũng chẳng nói gì với ai, nhưng người của Yến Tử Ất đột nhiên xuất hiện, đột nhiên gia nhập cuộc chiến, không nói nhiều lời vô nghĩa, roẹt một tiếng, một loạt xe đen dừng lại, cả đám anh em nhảy xuống, cầm vũ khí, đâm người!
Rốt cuộc trận đại chiến hôm đó có bao nhiêu người tham dự, không ai có thể đưa ra con số chính xác. Về phần vũ khí, dao, súng đều đầy đủ. Nghe nói chỉ riêng súng ống đã có hơn hai mươi loại khác nhau, nào là súng lục năm phát, súng săn hai nòng, súng hoa cải, lúc ấy trên thị trường có bao nhiêu loại đều tập hợp đủ cả.
Dao, súng nhiều như vậy, không xảy ra án mạng là chuyện bất khả thi.
Nhưng có súng và dám nổ súng là hai khái niệm khác nhau. Có người ngày nào cũng mang súng theo bên mình, nhưng chắc gì dám bóp còi, lại có người vừa cầm súng lần đầu tiên đã dám bắn nát đầu người khác.
Trong trận chiến sinh tử này, bên La Cửu và Kiều Tân đều có người bỏ mạng, hàng chục người bị thương nặng, em ruột của Kiều Tân, Kiều Minh, gần như chặt đứt một cánh tay của Lão Lượng, cơ hồ chỉ còn da thịt dính với nhau. Phòng Vũ đập nát xương đầu gối của Kiều Minh, rồi lại dùng dao cắt luôn gân chân của gã, hai chân Kiều Minh bị phế, từ nay trở thành người tàn tật.
Trận đàm phán này La Cửu thắng rất thảm, dựa theo quy tắc giang hồ, hai bên xem như “xong” rồi, bên thua cuộc phải chấp nhận điều kiện của bên chiến thắng, hơn nữa quan trọng nhất là, mặc kệ có bao nhiêu người chết cũng không thể trả thù đối phương, đây chính là quy tắc của đàm phán, gọi là “sống chết có số”.
Thế cho nên, trận quyết chiến cuối thế kỷ này đã tiếp bước “Cuộc chiến đường sắt”, trở thành truyền thuyết mới trong giang hồ, nhưng so với bản thân cuộc chiến, chính chuyện xảy ra sau đó mới thật sự khiến mọi người bất ngờ.
Đêm hôm đó, lúc La Cửu đang ở bệnh viện trông chừng các anh em bị thương, hối hả tìm cách giải quyết hậu quả của trận chiến, lúc La Cửu chưa biết phải dọn dẹp tàn cuộc thế nào bởi sự việc đã kinh động đến cảnh sát, một sự kiện đã xảy ra.
Ngay buổi tối hôm đó, Kiều Tân nổi điên chạy đến trường trung học nội trú, bắt cóc La Văn em gái ruột của La Cửu, cưỡng hiếp cô bé.
Sáng hôm sau, La Văn bị chà đạp đến sống dở chết dở bị vứt trước cửa nhà La Cửu.
Năm nay La Văn vừa tròn 17 tuổi, kém La Cửu gần 20 tuổi, là người thân duy nhất của La Cửu trên cuộc đời này. Hai anh em sống nương tựa lẫn nhau, tình cảm rất sâu đậm.
La Cửu gia nhập xã hội đen là thế, nhưng hắn lại muốn cho La Văn một môi trường sạch sẽ nhất, hắn đưa La Văn vào trường tiểu học tốt nhất, trường trung học tốt nhất, La Văn muốn học đàn dương cầm, La Cửu mua ngay một chiếc đàn dương cầm, thậm chí nếu La Văn muốn hái sao trên trời, La Cửu cũng sẵn lòng đi hái. La Cửu một lòng muốn em gái học đến đại học, sau này gả cho một người đàng hoàng và đáng tin cậy, trải qua cuộc sống bình thường và hạnh phúc.
La Văn cũng không hề kém cạnh. La Văn xinh đẹp, ngoan hiền, thành tích ưu việt, không ai nghĩ rằng anh trai của một cô gái tốt như vậy lại là đại ca xã hội đen.
Tuy rằng La Cửu lăn lộn giang hồ đắc tội rất nhiều người, nhưng vào thập niên 80, xã hội đen vẫn biết nói đạo nghĩa, nói quy tắc, còn có chút phẩm chất của Lục Lâm hảo hán*, chuyện giang hồ sẽ giải quyết ở giang hồ, báo thù đều là oan có đầu nợ có chủ, nếu ai dám liên lụy người thân vô tội, nhất là người già, phụ nữ, trẻ em, tất sẽ bị toàn bộ người trong giới sỉ vả, hết đường lăn lộn nữa. Vì thế vào lúc đó, đối với sự an toàn của người nhà, các đại ca giang hồ vẫn tương đối yên tâm.
*Lục Lâm vốn là tên núi Đại Đồng ở Hồ Bắc, từng là căn cứ của nghĩa quân Vương Khuông, Vương Phượng thời Hán. Theo truyện xưa thời Vương Mãng, những kẻ nổi dậy chống lại triều đình tụ họp nhau ở núi Lục Lâm. Lục Lâm hảo hán chỉ người anh hùng trong dân gian, hoặc bọn cướp trộm tụ tập thành bầy.
Nhưng rồi sang đến thập niên 90, loại người như Kiều Tân xuất hiện, bọn chúng có thể mặc kệ đạo nghĩa mà khơi mào tranh chấp chỉ vì tiền, đạo nghĩa vốn chẳng có nghĩa lý gì với bọn chúng, đương nhiên cái gì bọn chúng cũng dám làm.
La Cửu sơ sót. La Cửu không theo kịp thời đại, giang hồ đã không còn là giang hồ trước đây của hắn nữa. Sơ sót của La Cửu đã hủy hoại người thân mà hắn yêu thương nhất.
Đến khi Phòng Vũ hay tin, là ở trong bệnh viện.
Hắn gặp được La Cửu. Nét mặt của La Cửu hôm đó, Phòng Vũ không thể nào quên.
Phòng Vũ tỉnh lại sau cơn hôn mê, vừa mở mắt liền nhìn thấy La Cửu.
Đó là lần cuối cùng hắn nhìn thấy La Cửu.
Lúc La Văn tám chín tuổi, La Cửu thường dẫn cô bé theo bên mình, khi đó Phòng Vũ mới mười bốn mười lăm tuổi, chỉ là thằng nhóc choai choai, La Cửu bảo Phòng Vũ giúp mình trông chừng La Văn, vì vậy Phòng Vũ thường xuyên chơi với La Văn.
Trẻ con rất thích những người chơi đùa với mình, khi còn bé La Văn cứ luôn miệng “anh Phòng Vũ”, “anh Phòng Vũ”, theo sát sau mông Phòng Vũ, hệt như một cái đuôi cắt không đứt. Đôi khi Phòng Vũ có việc, La Cửu gọi các anh em khác đến chơi với La Văn, thế nhưng cô bé không chịu ai hết, bực tức làm ầm ĩ, La Cửu không còn cách nào khác, đành phải gọi Phòng Vũ về. Phòng Vũ vừa về ôm La Văn một cái, cô bé lập tức nín khóc cười hì hì, La Cửu còn từng nói đùa, sau này cho em làm vợ anh Phòng Vũ được đấy!
Thế nhưng từ khi La Văn lên cấp hai, cô bé đột nhiên xa lánh Phòng Vũ, thỉnh thoảng Phòng Vũ nói vài câu với mình, La Văn còn tỏ ra ngượng ngùng, đỏ mặt, trốn tránh Phòng Vũ. Tuổi biết yêu lần đầu, con gái là người nhạy cảm hơn, La Văn nảy sinh tình cảm ngây thơ với Phòng Vũ, âu cũng là chuyện bình thường. Sau khi La Văn lớn lên, Phòng Vũ không thể xem La Văn như cô bé ngày xưa nữa, đã có nam nữ chi phòng*, quan hệ giữa hai người dần dần xa cách. Dĩ nhiên khi La Văn hòa nhập với cuộc sống phong phú nơi trường học, những cảm giác đầu đời dành cho Phòng Vũ cũng đổi thay, La Văn đã có cuộc sống và tình cảm của riêng mình.
*男女之防 (Nam nữ chi phòng): “phòng” ở đây là phòng bị/đề phòng, còn “chi” chắc là tân ngữ thôi, không biết dịch như nào nên để nguyên vậy, có thể hiểu là nam nữ đề phòng lẫn nhau =))
Tiếc là, giấc mộng đẹp của thiếu nữ đã tàn lụi trong một đêm.
Lúc Phòng Vũ tỉnh lại trên giường bệnh trông thấy La Cửu, hắn vẫn chưa biết La Văn đã gặp chuyện không may.
La Cửu nói với hắn: “Tôi ra ngoài một chuyến. Nếu mấy ngày nữa tôi không trở về, cậu hãy thay tôi chăm sóc Văn Văn.”
La Cửu bỏ đi.
Đây là câu nói cuối cùng mà La Cửu để lại cho Phòng Vũ.
Thi thể của Kiều Tân được tìm thấy tại một bãi rác. Lúc thi thể được lôi ra khỏi bao bố, nó giống hệt một cái hồ lô máu, toàn thân có hơn chục lỗ dao đâm và rất nhiều dấu vết bị vật nặng đánh đập. Trong đó, hạ thân bị đập đến nát bấy, trông có vẻ là kết quả của việc bị những vật như búa đập vô số lần.
Dương Lỗi bị nhốt hai ngày.
Tạm thời không nói đến việc hai ngày này Dương Lỗi sống như thế nào, chỉ biết khi Dương Lỗi được thả ra, thế giới bên ngoài đã long trời lở đất.
Ngày La Cửu và Kiều Tân đàm phán, trận siêu đại chiến giữa hai thành phố vào cuối thế kỷ trước đã bùng nổ. Trận sống mái này còn kéo theo năm sáu đại ca giang hồ ở Tỉnh Thành và Giang Hải, Kiều Tân liên kết với vài người có quan hệ mật thiết ở Tỉnh Thành, La Cửu cũng gọi đến những thế lực yểm trợ, hôm nay đúng là phải một mất một còn, sống chết ngay trước mắt, hai bên không thể sơ sẩy được. Tuy trước đây Yến Tử Ất không đứng về phe nào cả, chỉ giữ thái độ trung lập, nhưng Yến Tử Ất và La Cửu có quan hệ thế nào chứ, trước tình hình như vậy, chẳng lẽ Yến Tử Ất có thể trơ mắt theo phe trung lập nữa hay sao? La Cửu không có đi tìm Yến Tử Ất, Yến Tử Ất cũng chẳng nói gì với ai, nhưng người của Yến Tử Ất đột nhiên xuất hiện, đột nhiên gia nhập cuộc chiến, không nói nhiều lời vô nghĩa, roẹt một tiếng, một loạt xe đen dừng lại, cả đám anh em nhảy xuống, cầm vũ khí, đâm người!
Rốt cuộc trận đại chiến hôm đó có bao nhiêu người tham dự, không ai có thể đưa ra con số chính xác. Về phần vũ khí, dao, súng đều đầy đủ. Nghe nói chỉ riêng súng ống đã có hơn hai mươi loại khác nhau, nào là súng lục năm phát, súng săn hai nòng, súng hoa cải, lúc ấy trên thị trường có bao nhiêu loại đều tập hợp đủ cả.
Dao, súng nhiều như vậy, không xảy ra án mạng là chuyện bất khả thi.
Nhưng có súng và dám nổ súng là hai khái niệm khác nhau. Có người ngày nào cũng mang súng theo bên mình, nhưng chắc gì dám bóp còi, lại có người vừa cầm súng lần đầu tiên đã dám bắn nát đầu người khác.
Trong trận chiến sinh tử này, bên La Cửu và Kiều Tân đều có người bỏ mạng, hàng chục người bị thương nặng, em ruột của Kiều Tân, Kiều Minh, gần như chặt đứt một cánh tay của Lão Lượng, cơ hồ chỉ còn da thịt dính với nhau. Phòng Vũ đập nát xương đầu gối của Kiều Minh, rồi lại dùng dao cắt luôn gân chân của gã, hai chân Kiều Minh bị phế, từ nay trở thành người tàn tật.
Trận đàm phán này La Cửu thắng rất thảm, dựa theo quy tắc giang hồ, hai bên xem như “xong” rồi, bên thua cuộc phải chấp nhận điều kiện của bên chiến thắng, hơn nữa quan trọng nhất là, mặc kệ có bao nhiêu người chết cũng không thể trả thù đối phương, đây chính là quy tắc của đàm phán, gọi là “sống chết có số”.
Thế cho nên, trận quyết chiến cuối thế kỷ này đã tiếp bước “Cuộc chiến đường sắt”, trở thành truyền thuyết mới trong giang hồ, nhưng so với bản thân cuộc chiến, chính chuyện xảy ra sau đó mới thật sự khiến mọi người bất ngờ.
Đêm hôm đó, lúc La Cửu đang ở bệnh viện trông chừng các anh em bị thương, hối hả tìm cách giải quyết hậu quả của trận chiến, lúc La Cửu chưa biết phải dọn dẹp tàn cuộc thế nào bởi sự việc đã kinh động đến cảnh sát, một sự kiện đã xảy ra.
Ngay buổi tối hôm đó, Kiều Tân nổi điên chạy đến trường trung học nội trú, bắt cóc La Văn em gái ruột của La Cửu, cưỡng hiếp cô bé.
Sáng hôm sau, La Văn bị chà đạp đến sống dở chết dở bị vứt trước cửa nhà La Cửu.
Năm nay La Văn vừa tròn tuổi, kém La Cửu gần tuổi, là người thân duy nhất của La Cửu trên cuộc đời này. Hai anh em sống nương tựa lẫn nhau, tình cảm rất sâu đậm.
La Cửu gia nhập xã hội đen là thế, nhưng hắn lại muốn cho La Văn một môi trường sạch sẽ nhất, hắn đưa La Văn vào trường tiểu học tốt nhất, trường trung học tốt nhất, La Văn muốn học đàn dương cầm, La Cửu mua ngay một chiếc đàn dương cầm, thậm chí nếu La Văn muốn hái sao trên trời, La Cửu cũng sẵn lòng đi hái. La Cửu một lòng muốn em gái học đến đại học, sau này gả cho một người đàng hoàng và đáng tin cậy, trải qua cuộc sống bình thường và hạnh phúc.
La Văn cũng không hề kém cạnh. La Văn xinh đẹp, ngoan hiền, thành tích ưu việt, không ai nghĩ rằng anh trai của một cô gái tốt như vậy lại là đại ca xã hội đen.
Tuy rằng La Cửu lăn lộn giang hồ đắc tội rất nhiều người, nhưng vào thập niên , xã hội đen vẫn biết nói đạo nghĩa, nói quy tắc, còn có chút phẩm chất của Lục Lâm hảo hán, chuyện giang hồ sẽ giải quyết ở giang hồ, báo thù đều là oan có đầu nợ có chủ, nếu ai dám liên lụy người thân vô tội, nhất là người già, phụ nữ, trẻ em, tất sẽ bị toàn bộ người trong giới sỉ vả, hết đường lăn lộn nữa. Vì thế vào lúc đó, đối với sự an toàn của người nhà, các đại ca giang hồ vẫn tương đối yên tâm.
Lục Lâm vốn là tên núi Đại Đồng ở Hồ Bắc, từng là căn cứ của nghĩa quân Vương Khuông, Vương Phượng thời Hán. Theo truyện xưa thời Vương Mãng, những kẻ nổi dậy chống lại triều đình tụ họp nhau ở núi Lục Lâm. Lục Lâm hảo hán chỉ người anh hùng trong dân gian, hoặc bọn cướp trộm tụ tập thành bầy.
Nhưng rồi sang đến thập niên , loại người như Kiều Tân xuất hiện, bọn chúng có thể mặc kệ đạo nghĩa mà khơi mào tranh chấp chỉ vì tiền, đạo nghĩa vốn chẳng có nghĩa lý gì với bọn chúng, đương nhiên cái gì bọn chúng cũng dám làm.
La Cửu sơ sót. La Cửu không theo kịp thời đại, giang hồ đã không còn là giang hồ trước đây của hắn nữa. Sơ sót của La Cửu đã hủy hoại người thân mà hắn yêu thương nhất.
Đến khi Phòng Vũ hay tin, là ở trong bệnh viện.
Hắn gặp được La Cửu. Nét mặt của La Cửu hôm đó, Phòng Vũ không thể nào quên.
Phòng Vũ tỉnh lại sau cơn hôn mê, vừa mở mắt liền nhìn thấy La Cửu.
Đó là lần cuối cùng hắn nhìn thấy La Cửu.
Lúc La Văn tám chín tuổi, La Cửu thường dẫn cô bé theo bên mình, khi đó Phòng Vũ mới mười bốn mười lăm tuổi, chỉ là thằng nhóc choai choai, La Cửu bảo Phòng Vũ giúp mình trông chừng La Văn, vì vậy Phòng Vũ thường xuyên chơi với La Văn.
Trẻ con rất thích những người chơi đùa với mình, khi còn bé La Văn cứ luôn miệng “anh Phòng Vũ”, “anh Phòng Vũ”, theo sát sau mông Phòng Vũ, hệt như một cái đuôi cắt không đứt. Đôi khi Phòng Vũ có việc, La Cửu gọi các anh em khác đến chơi với La Văn, thế nhưng cô bé không chịu ai hết, bực tức làm ầm ĩ, La Cửu không còn cách nào khác, đành phải gọi Phòng Vũ về. Phòng Vũ vừa về ôm La Văn một cái, cô bé lập tức nín khóc cười hì hì, La Cửu còn từng nói đùa, sau này cho em làm vợ anh Phòng Vũ được đấy!
Thế nhưng từ khi La Văn lên cấp hai, cô bé đột nhiên xa lánh Phòng Vũ, thỉnh thoảng Phòng Vũ nói vài câu với mình, La Văn còn tỏ ra ngượng ngùng, đỏ mặt, trốn tránh Phòng Vũ. Tuổi biết yêu lần đầu, con gái là người nhạy cảm hơn, La Văn nảy sinh tình cảm ngây thơ với Phòng Vũ, âu cũng là chuyện bình thường. Sau khi La Văn lớn lên, Phòng Vũ không thể xem La Văn như cô bé ngày xưa nữa, đã có nam nữ chi phòng, quan hệ giữa hai người dần dần xa cách. Dĩ nhiên khi La Văn hòa nhập với cuộc sống phong phú nơi trường học, những cảm giác đầu đời dành cho Phòng Vũ cũng đổi thay, La Văn đã có cuộc sống và tình cảm của riêng mình.
男女之防 (Nam nữ chi phòng): “phòng” ở đây là phòng bị/đề phòng, còn “chi” chắc là tân ngữ thôi, không biết dịch như nào nên để nguyên vậy, có thể hiểu là nam nữ đề phòng lẫn nhau =))
Tiếc là, giấc mộng đẹp của thiếu nữ đã tàn lụi trong một đêm.
Lúc Phòng Vũ tỉnh lại trên giường bệnh trông thấy La Cửu, hắn vẫn chưa biết La Văn đã gặp chuyện không may.
La Cửu nói với hắn: “Tôi ra ngoài một chuyến. Nếu mấy ngày nữa tôi không trở về, cậu hãy thay tôi chăm sóc Văn Văn.”
La Cửu bỏ đi.
Đây là câu nói cuối cùng mà La Cửu để lại cho Phòng Vũ.
Thi thể của Kiều Tân được tìm thấy tại một bãi rác. Lúc thi thể được lôi ra khỏi bao bố, nó giống hệt một cái hồ lô máu, toàn thân có hơn chục lỗ dao đâm và rất nhiều dấu vết bị vật nặng đánh đập. Trong đó, hạ thân bị đập đến nát bấy, trông có vẻ là kết quả của việc bị những vật như búa đập vô số lần.
Sử dụng mũi tên trái (←) hoặc phải (→) để chuyển chapter
Dương Lỗi bị nhốt hai ngày.
Tạm thời không nói đến việc hai ngày này Dương Lỗi sống như thế nào, chỉ biết khi Dương Lỗi được thả ra, thế giới bên ngoài đã long trời lở đất.
Ngày La Cửu và Kiều Tân đàm phán, trận siêu đại chiến giữa hai thành phố vào cuối thế kỷ trước đã bùng nổ. Trận sống mái này còn kéo theo năm sáu đại ca giang hồ ở Tỉnh Thành và Giang Hải, Kiều Tân liên kết với vài người có quan hệ mật thiết ở Tỉnh Thành, La Cửu cũng gọi đến những thế lực yểm trợ, hôm nay đúng là phải một mất một còn, sống chết ngay trước mắt, hai bên không thể sơ sẩy được. Tuy trước đây Yến Tử Ất không đứng về phe nào cả, chỉ giữ thái độ trung lập, nhưng Yến Tử Ất và La Cửu có quan hệ thế nào chứ, trước tình hình như vậy, chẳng lẽ Yến Tử Ất có thể trơ mắt theo phe trung lập nữa hay sao? La Cửu không có đi tìm Yến Tử Ất, Yến Tử Ất cũng chẳng nói gì với ai, nhưng người của Yến Tử Ất đột nhiên xuất hiện, đột nhiên gia nhập cuộc chiến, không nói nhiều lời vô nghĩa, roẹt một tiếng, một loạt xe đen dừng lại, cả đám anh em nhảy xuống, cầm vũ khí, đâm người!
Rốt cuộc trận đại chiến hôm đó có bao nhiêu người tham dự, không ai có thể đưa ra con số chính xác. Về phần vũ khí, dao, súng đều đầy đủ. Nghe nói chỉ riêng súng ống đã có hơn hai mươi loại khác nhau, nào là súng lục năm phát, súng săn hai nòng, súng hoa cải, lúc ấy trên thị trường có bao nhiêu loại đều tập hợp đủ cả.
Dao, súng nhiều như vậy, không xảy ra án mạng là chuyện bất khả thi.
Nhưng có súng và dám nổ súng là hai khái niệm khác nhau. Có người ngày nào cũng mang súng theo bên mình, nhưng chắc gì dám bóp còi, lại có người vừa cầm súng lần đầu tiên đã dám bắn nát đầu người khác.
Trong trận chiến sinh tử này, bên La Cửu và Kiều Tân đều có người bỏ mạng, hàng chục người bị thương nặng, em ruột của Kiều Tân, Kiều Minh, gần như chặt đứt một cánh tay của Lão Lượng, cơ hồ chỉ còn da thịt dính với nhau. Phòng Vũ đập nát xương đầu gối của Kiều Minh, rồi lại dùng dao cắt luôn gân chân của gã, hai chân Kiều Minh bị phế, từ nay trở thành người tàn tật.
Trận đàm phán này La Cửu thắng rất thảm, dựa theo quy tắc giang hồ, hai bên xem như “xong” rồi, bên thua cuộc phải chấp nhận điều kiện của bên chiến thắng, hơn nữa quan trọng nhất là, mặc kệ có bao nhiêu người chết cũng không thể trả thù đối phương, đây chính là quy tắc của đàm phán, gọi là “sống chết có số”.
Thế cho nên, trận quyết chiến cuối thế kỷ này đã tiếp bước “Cuộc chiến đường sắt”, trở thành truyền thuyết mới trong giang hồ, nhưng so với bản thân cuộc chiến, chính chuyện xảy ra sau đó mới thật sự khiến mọi người bất ngờ.
Đêm hôm đó, lúc La Cửu đang ở bệnh viện trông chừng các anh em bị thương, hối hả tìm cách giải quyết hậu quả của trận chiến, lúc La Cửu chưa biết phải dọn dẹp tàn cuộc thế nào bởi sự việc đã kinh động đến cảnh sát, một sự kiện đã xảy ra.
Ngay buổi tối hôm đó, Kiều Tân nổi điên chạy đến trường trung học nội trú, bắt cóc La Văn em gái ruột của La Cửu, cưỡng hiếp cô bé.
Sáng hôm sau, La Văn bị chà đạp đến sống dở chết dở bị vứt trước cửa nhà La Cửu.
Năm nay La Văn vừa tròn 17 tuổi, kém La Cửu gần 20 tuổi, là người thân duy nhất của La Cửu trên cuộc đời này. Hai anh em sống nương tựa lẫn nhau, tình cảm rất sâu đậm.
La Cửu gia nhập xã hội đen là thế, nhưng hắn lại muốn cho La Văn một môi trường sạch sẽ nhất, hắn đưa La Văn vào trường tiểu học tốt nhất, trường trung học tốt nhất, La Văn muốn học đàn dương cầm, La Cửu mua ngay một chiếc đàn dương cầm, thậm chí nếu La Văn muốn hái sao trên trời, La Cửu cũng sẵn lòng đi hái. La Cửu một lòng muốn em gái học đến đại học, sau này gả cho một người đàng hoàng và đáng tin cậy, trải qua cuộc sống bình thường và hạnh phúc.
La Văn cũng không hề kém cạnh. La Văn xinh đẹp, ngoan hiền, thành tích ưu việt, không ai nghĩ rằng anh trai của một cô gái tốt như vậy lại là đại ca xã hội đen.
Tuy rằng La Cửu lăn lộn giang hồ đắc tội rất nhiều người, nhưng vào thập niên 80, xã hội đen vẫn biết nói đạo nghĩa, nói quy tắc, còn có chút phẩm chất của Lục Lâm hảo hán*, chuyện giang hồ sẽ giải quyết ở giang hồ, báo thù đều là oan có đầu nợ có chủ, nếu ai dám liên lụy người thân vô tội, nhất là người già, phụ nữ, trẻ em, tất sẽ bị toàn bộ người trong giới sỉ vả, hết đường lăn lộn nữa. Vì thế vào lúc đó, đối với sự an toàn của người nhà, các đại ca giang hồ vẫn tương đối yên tâm.
*Lục Lâm vốn là tên núi Đại Đồng ở Hồ Bắc, từng là căn cứ của nghĩa quân Vương Khuông, Vương Phượng thời Hán. Theo truyện xưa thời Vương Mãng, những kẻ nổi dậy chống lại triều đình tụ họp nhau ở núi Lục Lâm. Lục Lâm hảo hán chỉ người anh hùng trong dân gian, hoặc bọn cướp trộm tụ tập thành bầy.
Nhưng rồi sang đến thập niên 90, loại người như Kiều Tân xuất hiện, bọn chúng có thể mặc kệ đạo nghĩa mà khơi mào tranh chấp chỉ vì tiền, đạo nghĩa vốn chẳng có nghĩa lý gì với bọn chúng, đương nhiên cái gì bọn chúng cũng dám làm.
La Cửu sơ sót. La Cửu không theo kịp thời đại, giang hồ đã không còn là giang hồ trước đây của hắn nữa. Sơ sót của La Cửu đã hủy hoại người thân mà hắn yêu thương nhất.
Đến khi Phòng Vũ hay tin, là ở trong bệnh viện.
Hắn gặp được La Cửu. Nét mặt của La Cửu hôm đó, Phòng Vũ không thể nào quên.
Phòng Vũ tỉnh lại sau cơn hôn mê, vừa mở mắt liền nhìn thấy La Cửu.
Đó là lần cuối cùng hắn nhìn thấy La Cửu.
Lúc La Văn tám chín tuổi, La Cửu thường dẫn cô bé theo bên mình, khi đó Phòng Vũ mới mười bốn mười lăm tuổi, chỉ là thằng nhóc choai choai, La Cửu bảo Phòng Vũ giúp mình trông chừng La Văn, vì vậy Phòng Vũ thường xuyên chơi với La Văn.
Trẻ con rất thích những người chơi đùa với mình, khi còn bé La Văn cứ luôn miệng “anh Phòng Vũ”, “anh Phòng Vũ”, theo sát sau mông Phòng Vũ, hệt như một cái đuôi cắt không đứt. Đôi khi Phòng Vũ có việc, La Cửu gọi các anh em khác đến chơi với La Văn, thế nhưng cô bé không chịu ai hết, bực tức làm ầm ĩ, La Cửu không còn cách nào khác, đành phải gọi Phòng Vũ về. Phòng Vũ vừa về ôm La Văn một cái, cô bé lập tức nín khóc cười hì hì, La Cửu còn từng nói đùa, sau này cho em làm vợ anh Phòng Vũ được đấy!
Thế nhưng từ khi La Văn lên cấp hai, cô bé đột nhiên xa lánh Phòng Vũ, thỉnh thoảng Phòng Vũ nói vài câu với mình, La Văn còn tỏ ra ngượng ngùng, đỏ mặt, trốn tránh Phòng Vũ. Tuổi biết yêu lần đầu, con gái là người nhạy cảm hơn, La Văn nảy sinh tình cảm ngây thơ với Phòng Vũ, âu cũng là chuyện bình thường. Sau khi La Văn lớn lên, Phòng Vũ không thể xem La Văn như cô bé ngày xưa nữa, đã có nam nữ chi phòng*, quan hệ giữa hai người dần dần xa cách. Dĩ nhiên khi La Văn hòa nhập với cuộc sống phong phú nơi trường học, những cảm giác đầu đời dành cho Phòng Vũ cũng đổi thay, La Văn đã có cuộc sống và tình cảm của riêng mình.
*男女之防 (Nam nữ chi phòng): “phòng” ở đây là phòng bị/đề phòng, còn “chi” chắc là tân ngữ thôi, không biết dịch như nào nên để nguyên vậy, có thể hiểu là nam nữ đề phòng lẫn nhau =))
Tiếc là, giấc mộng đẹp của thiếu nữ đã tàn lụi trong một đêm.
Lúc Phòng Vũ tỉnh lại trên giường bệnh trông thấy La Cửu, hắn vẫn chưa biết La Văn đã gặp chuyện không may.
La Cửu nói với hắn: “Tôi ra ngoài một chuyến. Nếu mấy ngày nữa tôi không trở về, cậu hãy thay tôi chăm sóc Văn Văn.”
La Cửu bỏ đi.
Đây là câu nói cuối cùng mà La Cửu để lại cho Phòng Vũ.
Thi thể của Kiều Tân được tìm thấy tại một bãi rác. Lúc thi thể được lôi ra khỏi bao bố, nó giống hệt một cái hồ lô máu, toàn thân có hơn chục lỗ dao đâm và rất nhiều dấu vết bị vật nặng đánh đập. Trong đó, hạ thân bị đập đến nát bấy, trông có vẻ là kết quả của việc bị những vật như búa đập vô số lần.