Linh mục Engman vẫn còn đọc sách trong phòng đọc, bây giờ ông đứng dậy đi xuống gác, đến gian hầm, ông nói vào lỗ thông hơi: “Không sao đâu, tôi và cha Fabbi sẽ ứng phó được với họ, nhất thiết không được nói gì.”
Sau đó ông đi đến cửa xưởng đóng sách, đẩy nhẹ cửa và giật mình. Đới Đào đứng ngay cửa, một thái độ quyết tử. Phía sau, trên chiếc bàn làm giường, Vương Phố Sinh đang sốt cao, không biết tỉnh hay ngủ. Lý Toàn Hữu để nguyên giày nằm dưới thảm, một bên vai nghiêng như sắp trườn bò.
“Chưa đến lúc vạn bất đắc dĩ, tuyệt đối không nên ra. Tôi và cha Fabbi sẽ xua họ đi.” Ông vỗ nhẹ lên vai Đới Đào và còn mỉm cười.
Linh mục Engman đến cổng, tiếng chuông vẫn liên hồi… Đêm hôm mở cửa cho người lạ là không khôn, nhưng không mở thì càng ngu. Ý nghĩ ấy cứ lượn qua lượn lại trong đầu như quả bóng bàn. Fabbi đi ra, miệng sặc hơi rượu.
Linh mục Engman mở cánh cửa nhỏ bằng quyển sách nhìn ra, đồng thời né mình sang bên, đề phòng một chiếc lưỡi lê đâm vào. Quả nhiên một chiếc lưỡi lê đâm vào thật, may mà mắt ông không chờ sẵn đó. Bên ngoài ánh đèn ô tô lọt vào khe cửa. Một xe lính Nhật chăng?
“Xin hỏi các vị cần gì?” Linh mục Engman hỏi bằng tiếng Anh.
“Mở cửa!” Câu nói tiếng Trung Quốc. Nghe nói lính Nhật đóng ở Nam Kinh năm sáu ngày đã nói thạo: “Mở cửa! Cút ra ngoài! Lương thực! Xăng! Con gái!” vì trong vài ngày họ lặp lại những từ đó hàng ngàn lần.
“Xin hỏi tôi có thể giúp được gì không?” Giọng nói bình thản đơn điệu của linh mục Engman có thể làm yên những cái đầu điên.
Báng súng trả lời. Mỗi nhát nện và khe cửa lại rộng ra một chút, trong luồng sáng của đèn ô tô, có thể nhìn rõ cái then giữa hai cánh cửa chỉ là một thanh sắt nhỏ.
“Đây là nhà thờ Mỹ, mấy chục năm trước Người Mỹ đã mua mảnh đất này! Cho các ông vào đây coi như chúng tôi đã để các ông xâm nhập lãnh thổ nước Mỹ!” Fabbi hùng biện bằng giọng Dương Châu thay cho giọng Anh ôn tồn của linh mục Engman, bọn này mềm không muốn, thử cứng xem sao.
Quả nhiên một người Trung Quốc trả lời.
“Quân đội hoàng gia Đại Nhật Bản có được tình báo chính xác là nhà thờ chứa chấp lính Trung Quốc!…”
“Nói láo!” Fabbi cắt ngang câu nói của tên Hán gian: “Quân chiếm đóng lấy cớ tìm lính Trung Quốc để cướp lương thực! Cái trò đó còn mới mẻ gì với chúng tôi?”
Bên ngoài yên một chút.
“Thưa ngài linh mục”, Hán gian nói: “Đừng nên dồn ép người có súng!”
Linh mục Engman nghe thấy tiếng động phía sau, quay lại, ông thấy một bóng người cầm súng đi đến. Xem ra lính Nhật đã biết cách vào nhà thờ mà không cần phí sức phí lời.
Linh mục Engman nói khẽ: “Họ đã vào rồi! Định làm điều xấu nhất đây.”
“Các ông như vậy là xâm lược!” Fabbi chặn kẻ xông ra cổng. “Đã nói với các ông rồi, ở đây không có lính Trung Quốc! Tôi sẽ đến khu an toàn tìm ông Rabbi!…”
Một tiếng súng nổ, Fabbi kêu lên và ngã xuống. Ông chỉ cảm thấy bị một lực rất mạnh xô vào một bên vai. Ngã xuống nền đá lạnh ông mới thấy bên vai nóng bỏng đồng thời nghe thấy tiếng linh mục Engman gào thét: “Các người dám nổ súng vào một chức sắc tòa thánh!” Ông lao đến: “Fabbi!…”
“Không sao thưa Cha,” Fabbi cảm thấy linh mục chạy đến y như hơn hai mươi năm trước Engman đã chạy từ bục giảng xuống: Hơn hai mươi năm trước linh mục Engman muốn tìm một người trẻ tuổi để trông cậy suốt đời và ông đã tìm thấy Fabbi, hơn hai mươi năm qua ông đã thỏa nguyện.
Cổng mở ra, hơn hai chục lính Nhật xông vào nhà thờ.
Linh mục Engman chạy theo sau: “Ở đây hoàn toàn không có binh sĩ Trung Quốc! Xin các ông ra ngay!”
Fabbi không thiết xem vết thương, chạy nhanh về phía cuối sân.
Trong xưởng đóng sách, hai người lính Trung Quốc đã chuẩn bị chiến đấu. Lý Toàn Hữu đứng sau cửa, tay cầm chiếc búa kiếm được trong thùng dụng cụ. Anh ta sẽ để tên lính vào rồi từ phía sau phang một búa, cướp lấy súng. Sau đó cùng với thiếu tá Đới Đào biến nơi này thành lô cốt, dùng súng và lựu đạn cướp được để đánh một trận.
Đới Đào quì sau một chiếc bàn, quay ra cửa, tay cầm một chiếc cào vẫn dùng để cào than. Anh ta tính để cho hai tên lính Nhật vào sẽ sập cửa lại, anh ta và Lý Toàn Hữu cùng tấn công, lấy bất ngờ làm ưu thế.
Anh ta nhớ lại tiếng hô vừa nãy của Fabbi và Engman: “Ở đây hoàn toàn không có binh sĩ Trung Quốc!…” Thật lạ, anh ta bắt đầu hiểu câu nói đó.
“Lý Toàn Hữu, bỏ búa xuống.” Đới Đào nói khẽ đồng thời liệng bỏ đôi giày đi.
“Thôi, không chơi nữa à?” Lý Toàn Hữu không hiểu.
“Không liều được. Nghĩ mà xem, nếu đánh có nghĩa là linh mục đã chứa chấp binh sĩ.”
“Vậy làm sao?”
Người Nhật sẽ lật tung cái nhà thờ này lên. Đám nữ sinh và đám đàn bà thì sao?”
“… Bây giờ thì sao?”
“Cởi quần áo ra, nằm ngủ. Đóng giả dân thường.”
Lý Toàn Hữu vừa vứt cái búa, đang định ghép hai cái bàn làm giường thì cửa bị đạp tung, một luồng đèn pin rọi vào.
Lý Toàn Hữu suýt nữa vớ lấy cái búa.
Linh mục Engman bình thản nói: “Họ là giáo dân, nhà bị cháy, chạy vào đây trú nhờ.”
“Đi ra!” Tên Hán gian dịch câu chữ, dịch cả giọng điệu người Nhật.
Đới Đào từ từ bò dậy, khó chịu như người đang ngủ bị đánh thức.
“Mau lên!”
Đới Đào khoác lên mình chiếc áo vét cũ của Fabbi, cũng như chiếc áo len bên trong, thoáng nhìn cũng biết không phải của anh ta, quá dài quá rộng.
Lý Toàn Hữu mặc cái áo bông dài của George Trần lại có vẻ ngắn, vạt chỉ đến đầu gối, đội chiếc mũ phớt của Fabbi, to quá, sụp đến mắt.
“Kia là ai?” Ánh đèn chiếu vào Vương Phố Sinh đang nằm.
“Đấy là thằng cháu ngoại tôi, nó ốm nặng quá, sốt cao mấy ngày rồi…”
Lý Toàn Hữu chưa nói xong, hai tên lính đã xông đến, lôi Vương Phố Sinh ra khỏi chăn, Vương Phố Sinh đã bất tỉnh nhân sự bị lôi ra sân, hoàn toàn không chống cự không giãy giụa, chỉ có thở nặng nhọc và gấp gáp, tựa hồ như cậu bé mười lăm tuổi đang thoi thóp chờ chết bị hành hạ được kích thích sống lại.
“Nó mới là đứa bé, lại ốm rất nặng!” Hai vị linh mục cầu xin.
Hai tên lính bất chấp, cứ lôi Vương Phố Sinh ra sân. Engman đi theo định tiếp tục thuyết phục nhưng một đầu lê cản lại, chiếc áo choàng lông ngỗng của ông rách toạc một miếng, lông ngỗng bay ra trắng xóa. Linh mục Engman sững người lại, mũi lê đâm sâu chút nữa thì vào tim rồi. Nhát đâm hầu như chỉ để gợi trí tưởng tượng cho ông: Mũi lê có nhọn không? Vào tim cũng dễ như thế đó. Với mũi lê như thế, trái tim là một vật mềm yếu và không biết trốn chạy. Còn lúc này Engman coi mũi lê đó là hành động thách thức, đùa giỡn với phong thái uy nghiêm của ông, tại sao có thể dùng lưỡi lê để đáp lại thái độ mềm mỏng của ông? Ông càng không buông xuôi, bước theo hai tên lính đang lôi Vương Phố Sinh: “Bỏ cậu ấy xuống!…”
Hành động mãnh liệt của Engman khiến lông ngỗng bay tung như tuyết rơi, tạo nên cơn bão tuyết nhỏ xung quanh ông.
“Hãy nhìn lên Thượng đế, buông cậu ấy ra!”
Ông lại cản hai tên lính, đồng thời bỏ áo khoác ra, cuốn vào cậu bé. Vương Phố Sinh nằm dưới đất hơi thở yếu ớt như sắp tắt.
Một viên thiếu tá đi đến, lấy mũi giày đi ngựa thúc vào cậu bé, nói một câu. Viên thông ngôn dịch câu nói đó: “Nó bị lưỡi lê đâm.”
Engman nói: “Đúng vậy.”
“Đâm ở đâu?”
“Ở nhà.”
“Không đúng, trên pháp trường. Nó là tù binh Trung Quốc được cứu ra khỏi pháp trường.”
“Pháp trường nào?” Linh mục Engman hỏi.
“Pháp trường xử bắn tù binh Trung Quốc.” Viên thông ngôn diễn tả cả sự tức tối không kìm lại được của tên chỉ huy.
“Ồ các ông bắn tù binh à?” Linh mục Engman hỏi: “Xin lỗi tôi không biết. Thì ra quân đội Nhật đặt mình ra ngoài qui pháp Genève. Viên thiếu tá có dáng người thường thấy của đàn ông Nhật, vai rộng chân ngắn, mày rậm mắt nhỏ, nếu không giết người nhiều đến mức mờ mắt thì cũng thuộc loại khôi ngô. Hắn bị Engman dồn vào chỗ bí mấy giây rồi nói với thông ngôn một câu.
“Ngài thiếu tá nói, ngài lấy nhà thờ làm chỗ chứa chấp lính Trung Quốc, bây giờ ngài chẳng còn gì để nói nữa chứ?”
“Họ làm sao có thể là lính được?” Engman chỉ vào Đới Đào và Lý Toàn Hữu đang đứng bên.
Lúc này một tên lính Nhật đẩy một người đàn ông Trung Quốc chừng bốn mươi tuổi ra. Viên thông ngôn nói: “Đây là đội viên đội chôn xác mà người Nhật thuê, ông ta bảo có hai tù binh còn sống được đưa đến đây.” Hắn quay sang người đàn ông nọ” Ông có nhận ra hai người đó không?”
Người đàn ông rất hăng hái: “Nhận ra được!” tay chỉ vào Đới Đào: “Người này là một!”
Fabbi quát lên: “Đồ chó! Mày cũng chẳng đáng là đồ chó!”
Engman biết ngay là người này không nhận ra hoặc không nhớ rõ hình dạng người được cứu.
Hai lên lính Nhật quay sang Đới Đào, trong nháy mắt tóm lấy cánh tay anh ta. Đới Đào nhịn cái đau thấu tim, mặc kệ cho họ bẻ ra đằng sau. Engman nói với người đội viên chôn xác: “Anh nói láo, lần đầu tiên trong đời anh trông thấy ông này.”
Viên thiếu tá hỏi qua phiên dịch: “Anh có nhận ra đúng là người này không?”
Fabbi Atonado dùng tiếng tiếng Dương Châu lớn tiếng: “Hắn nhận ra cái con khỉ! Hắn sủa bậy cốt giữ cái mạng sống!”
Viên thiếu tá sai dẫn Đới Đào đi, linh mục Engman bước lên định can lại nhưng bị giáng một cái tát, ông loạng choạng.
“Nhận sai người rồi!” Lý Toàn Hữu nói vội, anh ta chống gậy kéo lê cái chân đau, cố gắng đứng thẳng người lên. Lý Toàn Hữu nói với người đàn ông: “Mày nhìn kỹ tao đi, tao có phải là người mày cứu không?”
“Người ta cứu, tôi không cứu!” Người này cuống lên để lộ chân tướng.
“Mày nói là nhận ra hai người kia mà? Tại sao mày không nhận ra bố mày đây?” Lý Toàn Hữu chỉ vào mình, thái độ rất lính tráng côn đồ.
“Họ đều là dân thường!” Engman nói, ông cố vớt vát, sau đó ông đành buông xuôi như đối với chiếc xe Ford thân yêu của ông. Tuy chỉ là vớt vát nhưng ông không nề hà, ông tiến đến đỡ Đới Đào. Ông đã từng hàn huyên rất ý hợp tâm đầu với chàng trai này, ông còn muốn nói với anh ta nhiều nữa…Ông cảm thấy một cái tát nữa, tai ông ong ong, ông nhìn thấy tên chỉ huy bóp bóp bàn tay, lắc lắc cổ tay, cái tay đánh người già cũng không dễ chịu.
George Trần từ bếp đi ra có vẻ như định lau máu trên mặt vị linh mục. Khi lính Nhật áp sát nhà thờ, anh ta đang làm trò vợ chồng với Hồng Lăng; trả với giá mỗi ngày ba củ khoai. Xong công việc tốt lành, hai người ngủ say bí tỉ. Tiếng súng lính Nhật bắn Fabbi đánh thức họ dậy, anh ta dặn Hồng Lăng tìm chỗ trốn, còn mình chạy ra sân nấp sau đống củi đốt lò sưởi nhìn ra.
George Trần là một người không có chí, anh ta tin rằng mạng người quí lắm, phải cố mà sống. Gần đây kết với Hồng Lăng, anh ta cảm thấy cuộc sống thật thú vị.
Anh ta nhìn thấy áo linh mục Engman bị lưỡi lê đâm rách, lại nhìn thấy linh mục bị tát vào mặt, anh ta bất giác nắm lấy thanh củi. Vị linh mục đáng kính mà bị đối xử như thế, lũ quỷ Nhật lùn còn không đáng bưng bô cho ông! Nhưng anh ta buông thanh củi xuống, vì hai chục tên lính Nhật có súng thật đạn thật trong tay, không đùa được. Anh ta ngồi nguyên đó, tiến không được thoái không xong, vừa để cho cái tín điều “cố mà sống” lớn dần lên, vừa chửi mình vong ân bội nghĩa, không ra cái thá gì. Linh mục Engman nuôi George Trần từ khi anh ta mười ba tuổi, cho ăn cho mặc, dạy đọc chữ viết chữ, khi nhận ra rằng chẳng trông cậy được gì vào anh ta nhưng ông vẫn không mệt mỏi dạy anh ta học hành. Cho dù linh mục là người vô tư nhưng đó không phải lỗi của ông, đối với anh ta linh mục chán ghét nhiều hơn là hiền từ, anh ta còn kém xa con ngựa con rơi xuống giếng. Nhưng không có linh mục Engman thì anh ta chỉ từ một thằng ăn mày bé con trở thành người ăn mày to xác, nếu cao số thì thành người ăn mày già, sống đến hết đời, đâu có một George Trần đầu bếp của nhà thờ? Lẽ nào trước mắt Hồng Lăng tuổi xuân mơn mởn, không phải là George Trần một đầu bếp có quyền có thế và chùm chìa khóa tủ thức ăn lủng lẳng nơi dây lưng? Nghĩ đến đây anh ta trông thấy linh mục Engman bị cái tát thứ hai, chắc là gãy răng rồi, răng anh ta cũng thấy đau thay cho ông.
George Trần vừa đến gần thì bị một tên lính bắt.
“Anh ta là đầu bếp của nhà thờ!” Fabbi nói.
Viên thiếu tá hỏi người đội viên chôn xác: “Anh có nhận ra người này không?”
Người chôn xác nhìn mặt người thanh niên Trung Quốc mặt trắng bệch dưới ánh đèn pin như là đang cố nhớ lại rồi ấm ớ buông một tiếng: “Ừ.”
Engman nói: “Anh ta là trẻ mồ côi bảy năm trước tôi nhận về nuôi.”
Viên thiếu tá hỏi người chôn xác: “Trong mấy người này, ai là lính Trung Quốc?”
Người nọ cầm lấy đèn pin, soi mặt từng người.
“Tôi đã nói những người tôi thu nhận đều là dân thường, là giáo dân của nhà thờ này.” Linh mục Engman nói.
Người chôn xác chiếu đèn vào mặt Lý Toàn Hữu rồi nói: “Tôi nhận ra rồi, đúng người này.”
Đới Đào nói: “Anh nhận ra tôi kia mà, tại sao lại thành ra anh ta?”
Fabbi nói: “Cho nên anh là thằng chỉ bậy! Anh chẳng nhận ra ai cả! Đầu bếp của nhà thờ cũng là lính, mắt chó của anh mù rồi…” George Trần không dám động đậy, mắt không dám chớp chỉ dám liếc ngang, liếc qua liếc lại như đang âm mưu gì.
Viên thiếu tá tháo găng tay sờ nhẹ lên trán George Trần. Hắn muốn sờ thấy vết lõm do đội mũ lính lâu ngày. Nhưng George Trần hiểu lầm là hắn muốn chọn chỗ để chém, anh ta lùi lại theo bản năng, quay đầu đi. Viên thiếu tá tất nhiên chẳng sờ thấy gì, đang phân vân lại thấy thái độ George Trần như vậy, “soạt” một cái hắn rút kiếm ra, George Trần ôm đầu bỏ chạy. Tiếng súng nổ, George Trần gục xuống.
Đới Đào nói: “Các ông đã giết người vô tội! Tôi là lính Trung Quốc, các ông bắt tôi đi!”
Fabbi nâng George Trần dậy, George Trần giãy giụa ngày càng yếu, viên đạn xuyên thủng cuống họng.
Sau khi ngã xuống anh ta giãy giụa cuối cùng đến sát lỗ thông hơi. Phía sau tấm lưới, mười mấy cặp mắt trẻ từ trong bóng tối đang nhìn anh ta. Người đầu bếp trẻ tuổi tay nghề không cao nhưng tốt bụng, chẳng nói gì nhiều với các cô bé vậy mà khi chết lại gần các cô đến thế.
Thư Quyên lấy tay bịt miệng, nếu không cô lại gào lên như Sô-phi. Sô-phi đang được một cô khác ghì chặt vào lòng và vỗ nhè nhẹ. Mấy bạn bạo dạn bây giờ trở thành bậc đàn chị của các cô bé nhút nhát.
Viên thiếu tá nhìn kỹ Đới Đào. Lính chuyên nghiệp có thể ngửi được mùi của nhau. Hắn cảm thấy người đàn ông Trung Quốc này toát lên sự lạnh lùng và khát máu của người lính.
Hắn quay sang linh mục Engman: “Ồ, ông linh mục, vùng trung lập của người Mỹ không còn trung lập nữa hả? Ông còn phủ nhận chứa chấp kẻ thù của quân Nhật nữa hay không?”
Đới Đào nói: “Tôi tự ý nhảy tường vào, không can gì đến ông linh mục cả.”
Linh mục Engman nói “Anh ta không phải kẻ thù của quân Nhật. Không tấc sắt trong tay tất nhiên là người dân vô tội.”
Viên thiếu tá dung bàn tay đeo găng trắng ra hiệu đưa ba người Trung Quốc còn sống đi.
Fabbi nói: “Các ông nói chỉ bắt hai người! DDã bắn chết của chúng tôi một làm thuê.”
Viên thiếu tá nói: “Nếu chúng tôi phát hiện thấy bắt nhầm chúng tôi sẽ đem trả lại.”
Fabbi kêu lên: “Thế còn người chết oan?”
“Trong chiến tranh có nhiều người chết oan lắm.”
Linh mục Engman đến trước mặt viên thiếu tá: “Tôi cảnh cáo các ông một lần nữa, đây là địa bàn của nước Mỹ, trong lãnh thổ Mỹ ông nổ súng giết người, tùy tiện bắt bớ người tị nạn, ông có nghĩ đến hậu quả không?”
“Ông có biết thượng cấp của chúng tôi sẽ giải quyết hậu quả thế nào không. Họ sẽ nói: Đó chỉ là hành động mất kiểm soát của cá nhân trong quân đội, những người đó đã bị trừng trị theo quân pháp. Thực tế chẳng có ai truy cứu những “hành vi cá nhân” cả. Hiểu chưa, ông linh mục? Trong chiến tranh hành vi mất kiểm soát xảy ra từng giây đồng hồ.” Viên thiếu tá nói lưu loát, phiên dịch cũng lưu loát.
Linh mục Engman cứng lưỡi. Ông biết chính phủ Nhật sẽ chối bay mọi tội ác.
Đới Đào nói: “Thưa linh mục, xin lỗi, tôi tự ý leo tường vào đã gây cho ngài những lo lắng không cần thiết.” Anh ta giơ tay chào theo kiểu quân sự.
Theo nhận xét của Triệu Ngọc Mặc, giọng nói của Đới Đào rất đẹp. Cô quên hỏi quê anh ta ở đâu. Cũng có thể anh ta đi lính từ nhỏ, bốn bể là nhà, giọng nói pha tạp, không còn thuần khiết nữa.
Cô cứ thế giương mắt nhìn anh bị lôi đi. Ai nghĩ được anh và cô lại chia tay theo cách như vậy…
Chỉ mới tối hôm kia thôi, anh còn nói với cô rằng lẽ ra anh phải rời khỏi nhà thờ từ sớm kia, sở dĩ còn nấn ná là vì anh còn đang lặng lẽ tìm lại vũ khí. Anh nói, người đàn ông nào đã quen đeo súng lục thì giống như người đàn bà quen đeo trang sức, không có nó thấy mất tự tin. Nói thế rồi anh nháy mắt với cô. Cô hiểu, anh hẹn cô ra ngoài.
Họ lần lượt ra khỏi căn hầm. Cứ y như là một cuộc hẹn hò bí mật, mỗi cái đưa mắt đều có nghĩa. Hai người men theo chiếc cầu thang ọp ẹp leo lên cái gác chuông rệu rã. Cô nhớ lại, trong bóng tối anh chìa tay cho cô, sợ cô ngã và nói: “Coi như thám hiểm một phế tích cổ xưa.”
Gió trên gác chuông cũng khác, lạnh hơn nhưng như là gió tự do. Vì kiến trúc bị sập xệ tạo ra một không gian méo mó cho nên con người cũng phải vặn vẹo khi đi đứng hoặc ngồi trong đó. Đới Đào lấy ra một chiếc ống nhòm bỏ túi, đưa lên nhìn xung quanh rồi đưa cho cô. Phố xá mờ ảo dưới ánh trăng, tách ra những ngõ nhỏ như nhánh cây rồi nối vào các ngôi nhà như lá cây. Có điều lúc này các ngôi nhà đều đen sì. Chỉ vì đây đó còn lẹt đẹt tiếng súng mới khiến người ta nghĩ rằng đây không phải là ngôi thành đã vắng bóng con người từ ngàn năm trước mà hãy còn sinh mạng để cho cung cấp cho cuộc săn lùng bắn giết.
“Nhà các cô ở phía nào?” Đới Đào thấy cô nhìn lâu thế mới lầm tưởng là cô đang tìm sông Tần Hoài.
“Em không tìm nó,” cô cười lạnh lùng, “mà đấy đâu phải nhà em.”
Đới Đào không nói gì nữa, anh hiểu rằng sự lạnh lùng của cô là do anh gây ra.
Hai người ngồi im, lát sau anh hỏi cô nghĩ gì. Cô đang nghĩ xem có nên hỏi anh quê ở đâu, có con chưa, vợ bao nhiêu tuổi. Nhưng cô nghĩ đây là câu hỏi của người định sống với nhau lâu dài. Nếu anh hỏi cô như vậy, cô cũng lơ đi không trả lời.
Vậy cho nên cô nói: “Em nghĩ… em muốn một điếu thuốc.” Đới Đào mỉm cười: “Vừa khéo, tôi cũng đang muốn hút thuốc.”
Hai người nhìn nhau rồi lại quay ra nhìn phố xá. Nếu bây giờ được nghe tiếng rao bán thuốc lá thì có nghĩa là thành phố đã hồi sinh, hai người có thể ra ngoài. Tiếng rao bán thuốc lá là khúc dạo đầu, tiếp theo sẽ là tiếng rao bánh bao, đậu rán… Anh và cô có thể tìm quán nào đó ăn bữa tối rồi đến vũ trường nhảy đến khuya.
Có thể cô cũng nghĩ tương tự như vậy, anh nói: “Đó cũng là duyên số. Nếu không thì cái cấp trung đoàn phó bé con con như tôi làm sao mà hẹn được tiểu thư Triệu Ngọc Mặc.”
“Anh đã hẹn đâu mà biết là không được.”
“Tôi hẹn cô lên lên gác ngắm cảnh đấy thôi?” Anh cười, đầu ngoẹo sang bên, ý nói anh đang đem cái gác chuông đổ nát này và thảm cảnh ngoài kia ra chiêu đãi cô.
“Cái này cũng tính à?”
“Sao lại không tính?”
Anh đứng rất không thoải mái, có thể vì thế mà vết thương đau hơn cho nên anh hơi dịch lên phía trước gần cô. Dưới ánh trăng mờ, cô nhìn anh. Cô biết, cái nhìn của Triệu Ngọc Mặc là nghiêng nước nghiêng thành.
“Tất nhiên là không tính.” Cô nhìn anh và nói.
Anh điều khiển được một trung đoàn sĩ quan binh lính bây giờ chẳng điều khiển nổi trái tim mình. Anh sắp đổ gục nhưng vẫn đứng im, anh coi trái tim mình như một người lính bướng bỉnh nhất của trung đoàn. Anh phải sai khiến và sai khiến được.
“Thôi vậy, không tính nhé. Sau này hẹn cô đi ăn tối, đi nhảy mới tính.” Anh nói.
“Em nhớ rồi đấy nhé.” Cô nói chậm rãi: “Nếu anh không giữ lời, không đến mời em là em sẽ….” cô càng nói chậm lại.
“Cô sẽ thế nào?”
“Em sẽ đến mời anh.”
Anh bật cười: “Con gái mời con trai?”
“Em lần đầu tiên mời con trai vậy anh nên coi chừng.” Cô đưa tay xoa rất nhẹ lên má anh. Đây là động tác của gái làng chơi, mà cô cũng chẳng muốn giả làm con gái nhà lành. Với con gái nhà lành, anh chẳng được hưởng đầy đủ rồi sao! Điều cô muốn anh nhớ là cô nợ anh một buổi chiêu đãi thuần túy là kiểu gái gọi cao cấp. Vì cuộc chiêu đãi tình dục hừng hực sức sống đó, anh hãy sống, đừng có lao vào những cuộc chém giết đổ máu nữa.
“Vậy thì tôi cũng nhớ.”
“Nhớ cái gì? Nói lại nghe nào.”
“Nhớ rằng người đẹp Nam Kinh Triệu Ngọc Mặc đã hẹn, vì lời hẹn đó, tôi không được chết.” Anh cười, nửa đùa nửa thật. Đàn ông đi lính đều là cao thủ tán gái, anh cho cô thấy về khoản tán tỉnh anh chẳng hề kém cô chút nào.
Hai người xuống gác, đến hành lang thì chia tay. Anh nói cần đi gặp Fabbi. Cô hỏi muộn rồi tìm ông ấy làm gì. Anh cười vẻ thần bí.
Bây giờ Ngọc Mặc nghĩ về nụ cười cuối cùng ấy của anh.
…
Các cô nhìn qua lỗ thông hơi, thấy một tên lính Nhật đá vào người Vương Phố Sinh, vừa đá vừa quát: “Đứng dậy! Đứng dậy!”
Chú lính nhỏ đau đớn quá, kêu lên thảm thiết, các cô gái run lên.
“Một quân đội tàn nhẫn như các ông, tôi chưa hề thấy bao giờ!” Linh mục Engman chạy đến định kéo tên lính đang đạp vào bụng Vương Phố Sinh, lại một mũi lê xé rách áo ông, lông ngỗng bay ra theo sau ông: “Xin ông hãy vì thượng đế tha cho đứa bé!…”
Viên thiếu tá lấy kiếm chặn ông lại. Lý Toàn Hữu đứng cách hắn chỉ một bước chân, anh ta đột nhiên phát lực, chồm đến viên sĩ quan trẻ tuổi. Chẳng ai kịp phản ứng, hai người ôm cứng lấy nhau. Lý Toàn Hữu tay trái khóa cổ, tay phải bóp chặt khí quản viên thiếu tá. Chân tay viên thiếu tá mềm oặt, thanh gươm rơi xuống đất. Lý Toàn Hữu đổi tư thế, tay trái vẫn siết cổ hắn. Lính Nhật không dám bắn, chúng tuốt lê đến giải cứu. Khi lưỡi lê cắm vào ngực Lý Toàn Hữu cũng là lúc cổ họng viên thiếu tá bị hai chiếc kìm tay của Lý Toàn Hữu bóp muốn vỡ ra. Bọn lính dùng lưỡi lê đâm nát người Lý Toàn Hữu, cứ mỗi cơn đau, bàn tay lại siết chặt hơn. Chân tay viên thiếu tá mềm nhũn, tri giác dần dần tê dại đi.
Cuối cùng đôi tay của người lính Trung Quốc cứng lại, đôi mắt trừng trừng nhìn hắn cũng dại đi, hàm răng nghiến lại bật ra một câu nguyền rủa đủ khiến viên thiếu tá khó chịu.
Tên này vận dụng tất cả sức lực còn lại mới cố đứng vững được. Máu miệng ộc ra, chân tay tê dại dần dần thức tỉnh. Hắn biết, chỉ cần đôi tay siết cổ hắn thêm năm phút, có thể chỉ ba phút thì hắn cùng về nơi chín suối với người lính Trung Quốc này rồi. Hắn cảm thấy cổ họng đau buốt, được rồi, biết đau thế là tốt.
Viên thiếu tá ra lệnh bọn lính bắt đầu lục soát. Khắp nơi trong nhà thờ nhoang nhoáng bảy tám luồng sáng đèn pin. Linh mục Engman đứng tại chỗ chìm vào sự cầu nguyện đầy xúc động và thầm lặng. Ánh mắt Fabbi hoảng loạn nhìn theo luồng sáng sục vào xưởng đóng sách. Mười sáu chỗ nằm của các nữ sinh vẫn còn đó, mười sáu cái đệm cỏ, mười sáu cái chăn lại còn lễ phục của ban đồng ca sẽ là đầu mối lục soát của bọn Nhật. Nếu chúng giàu trí tưởng tượng, từng bộ từng bộ váy dạ thủy thủ màu đen khiến chúng liên tưởng đến những tấm thân non tơ… Ai biết được câu chuyện sẽ khủng khiếp đến mức nào!
Phát hiện ra cái lỗ lên gác hai là không khó, Fabbi nhìn thấy luồng sáng lia đến căn gác, ánh sáng lọt qua khe rèm.
Đám lính lục soát nhà ăn hầu như chẳng thu được gì, Fabbi thở phào, một cái lò nướng mới kê chặn đường xuống hầm kho, cái lò phối hợp rất hài hòa với các tủ kệ khác trong nhà bếp.
Thực ra lính Nhật vào bếp có một động cơ khác; chúng cậy cái tủ đã khóa của George Trần, lấy ra một túi khoai và nửa bao bột. Mấy chục vạn quân Nhật vào thành cũng phải chịu đói, cho nên tìm thấy lương thực là chúng reo ầm lên.
Ngay ở dưới sàn gỗ các nữ sinh và các cô gái điếm đều không chớp mắt nhìn trừng trừng lên trần hầm và nhìn ánh đèn lọt qua cửa lên xuống.
Qua tấm rèm, các cô gái điếm nghe thấy hai ba nữ sinh đang rên rỉ. Ngọc Sênh rít răng: “Các mụ tiểu thư, còn ho he tao sang bóp chết!”
Nan Ni bôi đất lên mặt. Ngọc Sênh trông thấy cũng lấy hai tay sờ xung quanh xoa bồ hóng bụi bẩn lên mặt! Ngọc Mặc chua chát cười thầm: Chúng mày không nghe à? Trong tay bọn súc sinh bà già bảy mươi cũng thành gái tơ. Chỉ có Hồng Lăng không nhìn cái cửa lên xuống hình chữ nhật. Cô đờ đẫn trong bóng tối, chốc chốc lại nấc lên thổn thức, cô nhìn rõ George Trần từ con người nhanh nhẹn hoạt bát đến lúc thành cái xác đầm đìa máu thịt, cô không thể nào thể nào tin được đó là sự thật. Cô đã qua tay vô số đàn ông nhưng trong thời khắc loạn lạc, sống nay chết mai này lại kết với George Trần, một tình yêu hiếm có đã nảy nở trong cô. Hồng Lăng nghĩ trên đời này bây giờ không còn George Trần tai vểnh chưa nói đã cười nữa. Cô không thể tin được. Cô vẫn thường nghe George Trần nói: “Thà sống hèn còn hơn là chết.” Con người một lòng một dạ cam chịu “sống hèn”, an phận giữ mình như vậy mà cũng không được toại nguyện. Hồng Lăng tê tái nghĩ: Tội nghiệp cho George Trần của tôi.
Hồng Lăng phát hiện thấy trong tay Ngọc Mặc cầm cái gì đó, một cái kéo nhỏ dùng trong việc khâu vá, nhỏ hơn bàn tay nhưng rất sắc. Cô đã thấy Ngọc Mặc dùng nó cắt chỉ, cắt hoa ngày tết, sửa lông mi cho cô, nói cắt đi vài lần lông mi sẽ đen và dày. Lông mi của Hồng Lăng đen và dày như bây giờ là nhờ cái kéo này. Nó chưa bao giờ rời khỏi Ngọc Mặc, bao giờ cũng được để chung với mấy món đồ trang sức thiết thân. Cô không biết bây giờ chị cầm nó để làm gì. Có thể chị dùng để cắt họng, cắt động mạch, để giữ thân và để báo thù cho thiếu tá Đới Đào mà chị sắp phải rời xa. Bọn Nhật sục sạo căn bếp vẫn lật hòm phá tủ, chúng nói xì xồ, mỗi tiếng phát ra lại có một hai cô bé co rúm lại.
Nan Ni nói khẽ: “Chị Ngọc Mặc, chia cho em nửa cái kéo.”
Ngọc Mặc không thèm để ý, sức nào mà tách ra được, gây tiếng động để oan gia à? Ai cũng thích cái kéo đó, cho dù nó là cái răng của con thỏ sắp chết cũng được.
Ngọc Sênh nói: “Không có kéo dùng đầu gối cũng được. Miễn sao đầu gối chưa bị giữ chặt, thúc thật mạnh lên cái ấy của nó …”
Ngọc Mặc suỵt một tiếng, bảo họ im.
Bố nuôi Ngọc Sênh là võ sĩ đánh tay không, hồi bé cô có học ở ông mấy miếng võ tay võ chân. Một phút sau cô đã quên mất sự nhắc nhở của Ngọc Mặc, lại bắt đầu dạy “võ gia truyền”. Cô bảo các bạn nếu hai tay chưa bị trói thì càng tốt, tóm vào cái ấy mà bóp cho nó không đẻ được ra súc sinh Nhật bản con nữa.
Ngọc Mặc dùng cùi chỏ thúc mạnh cô ta vì tiếng căn bếp trên đầu bỗng nhiên im ắng. Tựa hồ như ba tên lính Nhật nghe được tiếng các cô nói chuyện.
Các cô ngồi im phăng phắc, chiếc kéo trong tay Ngọc Mặc đã ướt đẫm mồ hôi. Cô chưa bao giờ yêu nó như bây giờ, cô yêu nó hơn cả chiếc nhẫn kim cương mà kẻ phụ tình đã tặng. Cô có được cái kéo từ khi mới mười ba tuổi. Bà chủ kỹ viện mất chiếc kéo dùng để khâu vá, vu cho Ngọc Mặc lấy đánh cô một trận nhừ tử. Về sau cái kéo được tìm thấy, bà chủ tặng nó cho cô như vật bồi thường vì sự sai trái của mình. Từ đó Ngọc Mặc thề sẽ vươn lên, rũ bỏ cái phận người rẻ mạt, chỉ vì cái kéo mà phải chịu nhục.
Một nữ sinh thút thít. Ngọc Mặc vén rèm lên, nghiến răng nói nhỏ: “Chúng mày khóc cái gì? Có chúng tao đây thí mạng cho còn sợ cái gì hả?”
Từ trong bóng tối, Thư Quyên nhìn bóng dáng đôi vai tròn, cái eo thon. Nhiều năm sau Thư Quyên dịch phá cách câu nói của Ngọc Mặc thành: “Tao không xuống địa ngục thì đứa nào xuống.”
Trở lại sau rèm, qua lỗ thông hơi Ngọc Mặc nhìn thấy Vương Phố Sinh không quần áo, mình quấn đầy băng bị lôi xềnh xệch ra phía cổng.
Vương Phố Sinh đau quá kêu một tiếng thật dài. Đới Đào quát lên: “Thằng bé này chẳng sống nổi hai ngày, sao lại còn….”
Câu nói của Đới Đào bị một nhát chém cắt đứt. Hai hôm trước Ngọc Mặc đã dùng lời hẹn ước ngọt ngào để giữ anh sống, anh nói anh nhớ rồi, vậy mà cái đầu chứa đựng lời hẹn ước đó đã rơi xuống đất ngay trước mắt cô!
Vương Phố Sinh không còn sức sống bỗng bật ta một tiếng kêu quái dị: “Tao giết tám đời bọn Nhật Bản!”
Viên thông ngôn không dịch câu rủa này.
Vương Phố Sinh tiếp tục la lên: “Tao giết tất cả bọn đàn bà con gái Nhật thối tha!”
Viên thiếu tá bắt viên thông ngôn dịch đơn giản câu này.
Nghe xong hắn dùng thanh kiếm đẫm máu Đới Đào đâm ngay vào ổ bụng đã nát của Vương Phố Sinh.
Ngọc Mặc láy tay úp chặt hai tai, tiếng kêu cuối cùng của Vương Phố Sinh thảm thiết quá. Mới hai ngày trước đây thôi, Đậu Hoàn còn hồn nhiên bảo sẽ gảy đàn kiếm ăn và sống với cậu lính nhỏ này đến đầu bạc răng long, giờ đây hai người đã theo nhau làm một đôi hồn ma trẻ tuổi.
Ánh đèn pin tắt, tiếng giày đinh đã xa dần về phía cổng. Tiếp theo tiếng còi ô tô “bim…” một hồi dài, sự cáo từ theo kiểu diễu võ giương oai của kẻ gây ác. Khi tiếng máy ô tô đã xa, những người đàn bà và các bé gái nhìn thấy đôi chân của linh mục Engman và của Fabbi bước đi chầm chậm, loạng choạng kinh hoàng. Hai người đang di chuyển mấy cái xác…
Ngọc Mặc khóc rưng rức. Cô lùi khỏi lỗ cửa, một tay nắm chặt cái kéo một tay quệt nước mắt, tay đầy đất khiến mặt mũi nhem nhuốc. Cô yêu thiếu tá Đới Đào, cô là người con gái đa sầu đa cảm, một trái tim có thể yêu nhiều đàn ông, cô yêu cả ba người lính này, yêu đến thắt ruột.
Lúc này là hai giờ sáng.
Linh mục Engman vẫn còn đọc sách trong phòng đọc, bây giờ ông đứng dậy đi xuống gác, đến gian hầm, ông nói vào lỗ thông hơi: “Không sao đâu, tôi và cha Fabbi sẽ ứng phó được với họ, nhất thiết không được nói gì.”
Sau đó ông đi đến cửa xưởng đóng sách, đẩy nhẹ cửa và giật mình. Đới Đào đứng ngay cửa, một thái độ quyết tử. Phía sau, trên chiếc bàn làm giường, Vương Phố Sinh đang sốt cao, không biết tỉnh hay ngủ. Lý Toàn Hữu để nguyên giày nằm dưới thảm, một bên vai nghiêng như sắp trườn bò.
“Chưa đến lúc vạn bất đắc dĩ, tuyệt đối không nên ra. Tôi và cha Fabbi sẽ xua họ đi.” Ông vỗ nhẹ lên vai Đới Đào và còn mỉm cười.
Linh mục Engman đến cổng, tiếng chuông vẫn liên hồi… Đêm hôm mở cửa cho người lạ là không khôn, nhưng không mở thì càng ngu. Ý nghĩ ấy cứ lượn qua lượn lại trong đầu như quả bóng bàn. Fabbi đi ra, miệng sặc hơi rượu.
Linh mục Engman mở cánh cửa nhỏ bằng quyển sách nhìn ra, đồng thời né mình sang bên, đề phòng một chiếc lưỡi lê đâm vào. Quả nhiên một chiếc lưỡi lê đâm vào thật, may mà mắt ông không chờ sẵn đó. Bên ngoài ánh đèn ô tô lọt vào khe cửa. Một xe lính Nhật chăng?
“Xin hỏi các vị cần gì?” Linh mục Engman hỏi bằng tiếng Anh.
“Mở cửa!” Câu nói tiếng Trung Quốc. Nghe nói lính Nhật đóng ở Nam Kinh năm sáu ngày đã nói thạo: “Mở cửa! Cút ra ngoài! Lương thực! Xăng! Con gái!” vì trong vài ngày họ lặp lại những từ đó hàng ngàn lần.
“Xin hỏi tôi có thể giúp được gì không?” Giọng nói bình thản đơn điệu của linh mục Engman có thể làm yên những cái đầu điên.
Báng súng trả lời. Mỗi nhát nện và khe cửa lại rộng ra một chút, trong luồng sáng của đèn ô tô, có thể nhìn rõ cái then giữa hai cánh cửa chỉ là một thanh sắt nhỏ.
“Đây là nhà thờ Mỹ, mấy chục năm trước Người Mỹ đã mua mảnh đất này! Cho các ông vào đây coi như chúng tôi đã để các ông xâm nhập lãnh thổ nước Mỹ!” Fabbi hùng biện bằng giọng Dương Châu thay cho giọng Anh ôn tồn của linh mục Engman, bọn này mềm không muốn, thử cứng xem sao.
Quả nhiên một người Trung Quốc trả lời.
“Quân đội hoàng gia Đại Nhật Bản có được tình báo chính xác là nhà thờ chứa chấp lính Trung Quốc!…”
“Nói láo!” Fabbi cắt ngang câu nói của tên Hán gian: “Quân chiếm đóng lấy cớ tìm lính Trung Quốc để cướp lương thực! Cái trò đó còn mới mẻ gì với chúng tôi?”
Bên ngoài yên một chút.
“Thưa ngài linh mục”, Hán gian nói: “Đừng nên dồn ép người có súng!”
Linh mục Engman nghe thấy tiếng động phía sau, quay lại, ông thấy một bóng người cầm súng đi đến. Xem ra lính Nhật đã biết cách vào nhà thờ mà không cần phí sức phí lời.
Linh mục Engman nói khẽ: “Họ đã vào rồi! Định làm điều xấu nhất đây.”
“Các ông như vậy là xâm lược!” Fabbi chặn kẻ xông ra cổng. “Đã nói với các ông rồi, ở đây không có lính Trung Quốc! Tôi sẽ đến khu an toàn tìm ông Rabbi!…”
Một tiếng súng nổ, Fabbi kêu lên và ngã xuống. Ông chỉ cảm thấy bị một lực rất mạnh xô vào một bên vai. Ngã xuống nền đá lạnh ông mới thấy bên vai nóng bỏng đồng thời nghe thấy tiếng linh mục Engman gào thét: “Các người dám nổ súng vào một chức sắc tòa thánh!” Ông lao đến: “Fabbi!…”
“Không sao thưa Cha,” Fabbi cảm thấy linh mục chạy đến y như hơn hai mươi năm trước Engman đã chạy từ bục giảng xuống: Hơn hai mươi năm trước linh mục Engman muốn tìm một người trẻ tuổi để trông cậy suốt đời và ông đã tìm thấy Fabbi, hơn hai mươi năm qua ông đã thỏa nguyện.
Cổng mở ra, hơn hai chục lính Nhật xông vào nhà thờ.
Linh mục Engman chạy theo sau: “Ở đây hoàn toàn không có binh sĩ Trung Quốc! Xin các ông ra ngay!”
Fabbi không thiết xem vết thương, chạy nhanh về phía cuối sân.
Trong xưởng đóng sách, hai người lính Trung Quốc đã chuẩn bị chiến đấu. Lý Toàn Hữu đứng sau cửa, tay cầm chiếc búa kiếm được trong thùng dụng cụ. Anh ta sẽ để tên lính vào rồi từ phía sau phang một búa, cướp lấy súng. Sau đó cùng với thiếu tá Đới Đào biến nơi này thành lô cốt, dùng súng và lựu đạn cướp được để đánh một trận.
Đới Đào quì sau một chiếc bàn, quay ra cửa, tay cầm một chiếc cào vẫn dùng để cào than. Anh ta tính để cho hai tên lính Nhật vào sẽ sập cửa lại, anh ta và Lý Toàn Hữu cùng tấn công, lấy bất ngờ làm ưu thế.
Anh ta nhớ lại tiếng hô vừa nãy của Fabbi và Engman: “Ở đây hoàn toàn không có binh sĩ Trung Quốc!…” Thật lạ, anh ta bắt đầu hiểu câu nói đó.
“Lý Toàn Hữu, bỏ búa xuống.” Đới Đào nói khẽ đồng thời liệng bỏ đôi giày đi.
“Thôi, không chơi nữa à?” Lý Toàn Hữu không hiểu.
“Không liều được. Nghĩ mà xem, nếu đánh có nghĩa là linh mục đã chứa chấp binh sĩ.”
“Vậy làm sao?”
Người Nhật sẽ lật tung cái nhà thờ này lên. Đám nữ sinh và đám đàn bà thì sao?”
“… Bây giờ thì sao?”
“Cởi quần áo ra, nằm ngủ. Đóng giả dân thường.”
Lý Toàn Hữu vừa vứt cái búa, đang định ghép hai cái bàn làm giường thì cửa bị đạp tung, một luồng đèn pin rọi vào.
Lý Toàn Hữu suýt nữa vớ lấy cái búa.
Linh mục Engman bình thản nói: “Họ là giáo dân, nhà bị cháy, chạy vào đây trú nhờ.”
“Đi ra!” Tên Hán gian dịch câu chữ, dịch cả giọng điệu người Nhật.
Đới Đào từ từ bò dậy, khó chịu như người đang ngủ bị đánh thức.
“Mau lên!”
Đới Đào khoác lên mình chiếc áo vét cũ của Fabbi, cũng như chiếc áo len bên trong, thoáng nhìn cũng biết không phải của anh ta, quá dài quá rộng.
Lý Toàn Hữu mặc cái áo bông dài của George Trần lại có vẻ ngắn, vạt chỉ đến đầu gối, đội chiếc mũ phớt của Fabbi, to quá, sụp đến mắt.
“Kia là ai?” Ánh đèn chiếu vào Vương Phố Sinh đang nằm.
“Đấy là thằng cháu ngoại tôi, nó ốm nặng quá, sốt cao mấy ngày rồi…”
Lý Toàn Hữu chưa nói xong, hai tên lính đã xông đến, lôi Vương Phố Sinh ra khỏi chăn, Vương Phố Sinh đã bất tỉnh nhân sự bị lôi ra sân, hoàn toàn không chống cự không giãy giụa, chỉ có thở nặng nhọc và gấp gáp, tựa hồ như cậu bé mười lăm tuổi đang thoi thóp chờ chết bị hành hạ được kích thích sống lại.
“Nó mới là đứa bé, lại ốm rất nặng!” Hai vị linh mục cầu xin.
Hai tên lính bất chấp, cứ lôi Vương Phố Sinh ra sân. Engman đi theo định tiếp tục thuyết phục nhưng một đầu lê cản lại, chiếc áo choàng lông ngỗng của ông rách toạc một miếng, lông ngỗng bay ra trắng xóa. Linh mục Engman sững người lại, mũi lê đâm sâu chút nữa thì vào tim rồi. Nhát đâm hầu như chỉ để gợi trí tưởng tượng cho ông: Mũi lê có nhọn không? Vào tim cũng dễ như thế đó. Với mũi lê như thế, trái tim là một vật mềm yếu và không biết trốn chạy. Còn lúc này Engman coi mũi lê đó là hành động thách thức, đùa giỡn với phong thái uy nghiêm của ông, tại sao có thể dùng lưỡi lê để đáp lại thái độ mềm mỏng của ông? Ông càng không buông xuôi, bước theo hai tên lính đang lôi Vương Phố Sinh: “Bỏ cậu ấy xuống!…”
Hành động mãnh liệt của Engman khiến lông ngỗng bay tung như tuyết rơi, tạo nên cơn bão tuyết nhỏ xung quanh ông.
“Hãy nhìn lên Thượng đế, buông cậu ấy ra!”
Ông lại cản hai tên lính, đồng thời bỏ áo khoác ra, cuốn vào cậu bé. Vương Phố Sinh nằm dưới đất hơi thở yếu ớt như sắp tắt.
Một viên thiếu tá đi đến, lấy mũi giày đi ngựa thúc vào cậu bé, nói một câu. Viên thông ngôn dịch câu nói đó: “Nó bị lưỡi lê đâm.”
Engman nói: “Đúng vậy.”
“Đâm ở đâu?”
“Ở nhà.”
“Không đúng, trên pháp trường. Nó là tù binh Trung Quốc được cứu ra khỏi pháp trường.”
“Pháp trường nào?” Linh mục Engman hỏi.
“Pháp trường xử bắn tù binh Trung Quốc.” Viên thông ngôn diễn tả cả sự tức tối không kìm lại được của tên chỉ huy.
“Ồ các ông bắn tù binh à?” Linh mục Engman hỏi: “Xin lỗi tôi không biết. Thì ra quân đội Nhật đặt mình ra ngoài qui pháp Genève. Viên thiếu tá có dáng người thường thấy của đàn ông Nhật, vai rộng chân ngắn, mày rậm mắt nhỏ, nếu không giết người nhiều đến mức mờ mắt thì cũng thuộc loại khôi ngô. Hắn bị Engman dồn vào chỗ bí mấy giây rồi nói với thông ngôn một câu.
“Ngài thiếu tá nói, ngài lấy nhà thờ làm chỗ chứa chấp lính Trung Quốc, bây giờ ngài chẳng còn gì để nói nữa chứ?”
“Họ làm sao có thể là lính được?” Engman chỉ vào Đới Đào và Lý Toàn Hữu đang đứng bên.
Lúc này một tên lính Nhật đẩy một người đàn ông Trung Quốc chừng bốn mươi tuổi ra. Viên thông ngôn nói: “Đây là đội viên đội chôn xác mà người Nhật thuê, ông ta bảo có hai tù binh còn sống được đưa đến đây.” Hắn quay sang người đàn ông nọ” Ông có nhận ra hai người đó không?”
Người đàn ông rất hăng hái: “Nhận ra được!” tay chỉ vào Đới Đào: “Người này là một!”
Fabbi quát lên: “Đồ chó! Mày cũng chẳng đáng là đồ chó!”
Engman biết ngay là người này không nhận ra hoặc không nhớ rõ hình dạng người được cứu.
Hai lên lính Nhật quay sang Đới Đào, trong nháy mắt tóm lấy cánh tay anh ta. Đới Đào nhịn cái đau thấu tim, mặc kệ cho họ bẻ ra đằng sau. Engman nói với người đội viên chôn xác: “Anh nói láo, lần đầu tiên trong đời anh trông thấy ông này.”
Viên thiếu tá hỏi qua phiên dịch: “Anh có nhận ra đúng là người này không?”
Fabbi Atonado dùng tiếng tiếng Dương Châu lớn tiếng: “Hắn nhận ra cái con khỉ! Hắn sủa bậy cốt giữ cái mạng sống!”
Viên thiếu tá sai dẫn Đới Đào đi, linh mục Engman bước lên định can lại nhưng bị giáng một cái tát, ông loạng choạng.
“Nhận sai người rồi!” Lý Toàn Hữu nói vội, anh ta chống gậy kéo lê cái chân đau, cố gắng đứng thẳng người lên. Lý Toàn Hữu nói với người đàn ông: “Mày nhìn kỹ tao đi, tao có phải là người mày cứu không?”
“Người ta cứu, tôi không cứu!” Người này cuống lên để lộ chân tướng.
“Mày nói là nhận ra hai người kia mà? Tại sao mày không nhận ra bố mày đây?” Lý Toàn Hữu chỉ vào mình, thái độ rất lính tráng côn đồ.
“Họ đều là dân thường!” Engman nói, ông cố vớt vát, sau đó ông đành buông xuôi như đối với chiếc xe Ford thân yêu của ông. Tuy chỉ là vớt vát nhưng ông không nề hà, ông tiến đến đỡ Đới Đào. Ông đã từng hàn huyên rất ý hợp tâm đầu với chàng trai này, ông còn muốn nói với anh ta nhiều nữa…Ông cảm thấy một cái tát nữa, tai ông ong ong, ông nhìn thấy tên chỉ huy bóp bóp bàn tay, lắc lắc cổ tay, cái tay đánh người già cũng không dễ chịu.
George Trần từ bếp đi ra có vẻ như định lau máu trên mặt vị linh mục. Khi lính Nhật áp sát nhà thờ, anh ta đang làm trò vợ chồng với Hồng Lăng; trả với giá mỗi ngày ba củ khoai. Xong công việc tốt lành, hai người ngủ say bí tỉ. Tiếng súng lính Nhật bắn Fabbi đánh thức họ dậy, anh ta dặn Hồng Lăng tìm chỗ trốn, còn mình chạy ra sân nấp sau đống củi đốt lò sưởi nhìn ra.
George Trần là một người không có chí, anh ta tin rằng mạng người quí lắm, phải cố mà sống. Gần đây kết với Hồng Lăng, anh ta cảm thấy cuộc sống thật thú vị.
Anh ta nhìn thấy áo linh mục Engman bị lưỡi lê đâm rách, lại nhìn thấy linh mục bị tát vào mặt, anh ta bất giác nắm lấy thanh củi. Vị linh mục đáng kính mà bị đối xử như thế, lũ quỷ Nhật lùn còn không đáng bưng bô cho ông! Nhưng anh ta buông thanh củi xuống, vì hai chục tên lính Nhật có súng thật đạn thật trong tay, không đùa được. Anh ta ngồi nguyên đó, tiến không được thoái không xong, vừa để cho cái tín điều “cố mà sống” lớn dần lên, vừa chửi mình vong ân bội nghĩa, không ra cái thá gì. Linh mục Engman nuôi George Trần từ khi anh ta mười ba tuổi, cho ăn cho mặc, dạy đọc chữ viết chữ, khi nhận ra rằng chẳng trông cậy được gì vào anh ta nhưng ông vẫn không mệt mỏi dạy anh ta học hành. Cho dù linh mục là người vô tư nhưng đó không phải lỗi của ông, đối với anh ta linh mục chán ghét nhiều hơn là hiền từ, anh ta còn kém xa con ngựa con rơi xuống giếng. Nhưng không có linh mục Engman thì anh ta chỉ từ một thằng ăn mày bé con trở thành người ăn mày to xác, nếu cao số thì thành người ăn mày già, sống đến hết đời, đâu có một George Trần đầu bếp của nhà thờ? Lẽ nào trước mắt Hồng Lăng tuổi xuân mơn mởn, không phải là George Trần một đầu bếp có quyền có thế và chùm chìa khóa tủ thức ăn lủng lẳng nơi dây lưng? Nghĩ đến đây anh ta trông thấy linh mục Engman bị cái tát thứ hai, chắc là gãy răng rồi, răng anh ta cũng thấy đau thay cho ông.
George Trần vừa đến gần thì bị một tên lính bắt.
“Anh ta là đầu bếp của nhà thờ!” Fabbi nói.
Viên thiếu tá hỏi người đội viên chôn xác: “Anh có nhận ra người này không?”
Người chôn xác nhìn mặt người thanh niên Trung Quốc mặt trắng bệch dưới ánh đèn pin như là đang cố nhớ lại rồi ấm ớ buông một tiếng: “Ừ.”
Engman nói: “Anh ta là trẻ mồ côi bảy năm trước tôi nhận về nuôi.”
Viên thiếu tá hỏi người chôn xác: “Trong mấy người này, ai là lính Trung Quốc?”
Người nọ cầm lấy đèn pin, soi mặt từng người.
“Tôi đã nói những người tôi thu nhận đều là dân thường, là giáo dân của nhà thờ này.” Linh mục Engman nói.
Người chôn xác chiếu đèn vào mặt Lý Toàn Hữu rồi nói: “Tôi nhận ra rồi, đúng người này.”
Đới Đào nói: “Anh nhận ra tôi kia mà, tại sao lại thành ra anh ta?”
Fabbi nói: “Cho nên anh là thằng chỉ bậy! Anh chẳng nhận ra ai cả! Đầu bếp của nhà thờ cũng là lính, mắt chó của anh mù rồi…” George Trần không dám động đậy, mắt không dám chớp chỉ dám liếc ngang, liếc qua liếc lại như đang âm mưu gì.
Viên thiếu tá tháo găng tay sờ nhẹ lên trán George Trần. Hắn muốn sờ thấy vết lõm do đội mũ lính lâu ngày. Nhưng George Trần hiểu lầm là hắn muốn chọn chỗ để chém, anh ta lùi lại theo bản năng, quay đầu đi. Viên thiếu tá tất nhiên chẳng sờ thấy gì, đang phân vân lại thấy thái độ George Trần như vậy, “soạt” một cái hắn rút kiếm ra, George Trần ôm đầu bỏ chạy. Tiếng súng nổ, George Trần gục xuống.
Đới Đào nói: “Các ông đã giết người vô tội! Tôi là lính Trung Quốc, các ông bắt tôi đi!”
Fabbi nâng George Trần dậy, George Trần giãy giụa ngày càng yếu, viên đạn xuyên thủng cuống họng.
Sau khi ngã xuống anh ta giãy giụa cuối cùng đến sát lỗ thông hơi. Phía sau tấm lưới, mười mấy cặp mắt trẻ từ trong bóng tối đang nhìn anh ta. Người đầu bếp trẻ tuổi tay nghề không cao nhưng tốt bụng, chẳng nói gì nhiều với các cô bé vậy mà khi chết lại gần các cô đến thế.
Thư Quyên lấy tay bịt miệng, nếu không cô lại gào lên như Sô-phi. Sô-phi đang được một cô khác ghì chặt vào lòng và vỗ nhè nhẹ. Mấy bạn bạo dạn bây giờ trở thành bậc đàn chị của các cô bé nhút nhát.
Viên thiếu tá nhìn kỹ Đới Đào. Lính chuyên nghiệp có thể ngửi được mùi của nhau. Hắn cảm thấy người đàn ông Trung Quốc này toát lên sự lạnh lùng và khát máu của người lính.
Hắn quay sang linh mục Engman: “Ồ, ông linh mục, vùng trung lập của người Mỹ không còn trung lập nữa hả? Ông còn phủ nhận chứa chấp kẻ thù của quân Nhật nữa hay không?”
Đới Đào nói: “Tôi tự ý nhảy tường vào, không can gì đến ông linh mục cả.”
Linh mục Engman nói “Anh ta không phải kẻ thù của quân Nhật. Không tấc sắt trong tay tất nhiên là người dân vô tội.”
Viên thiếu tá dung bàn tay đeo găng trắng ra hiệu đưa ba người Trung Quốc còn sống đi.
Fabbi nói: “Các ông nói chỉ bắt hai người! DDã bắn chết của chúng tôi một làm thuê.”
Viên thiếu tá nói: “Nếu chúng tôi phát hiện thấy bắt nhầm chúng tôi sẽ đem trả lại.”
Fabbi kêu lên: “Thế còn người chết oan?”
“Trong chiến tranh có nhiều người chết oan lắm.”
Linh mục Engman đến trước mặt viên thiếu tá: “Tôi cảnh cáo các ông một lần nữa, đây là địa bàn của nước Mỹ, trong lãnh thổ Mỹ ông nổ súng giết người, tùy tiện bắt bớ người tị nạn, ông có nghĩ đến hậu quả không?”
“Ông có biết thượng cấp của chúng tôi sẽ giải quyết hậu quả thế nào không. Họ sẽ nói: Đó chỉ là hành động mất kiểm soát của cá nhân trong quân đội, những người đó đã bị trừng trị theo quân pháp. Thực tế chẳng có ai truy cứu những “hành vi cá nhân” cả. Hiểu chưa, ông linh mục? Trong chiến tranh hành vi mất kiểm soát xảy ra từng giây đồng hồ.” Viên thiếu tá nói lưu loát, phiên dịch cũng lưu loát.
Linh mục Engman cứng lưỡi. Ông biết chính phủ Nhật sẽ chối bay mọi tội ác.
Đới Đào nói: “Thưa linh mục, xin lỗi, tôi tự ý leo tường vào đã gây cho ngài những lo lắng không cần thiết.” Anh ta giơ tay chào theo kiểu quân sự.
Theo nhận xét của Triệu Ngọc Mặc, giọng nói của Đới Đào rất đẹp. Cô quên hỏi quê anh ta ở đâu. Cũng có thể anh ta đi lính từ nhỏ, bốn bể là nhà, giọng nói pha tạp, không còn thuần khiết nữa.
Cô cứ thế giương mắt nhìn anh bị lôi đi. Ai nghĩ được anh và cô lại chia tay theo cách như vậy…
Chỉ mới tối hôm kia thôi, anh còn nói với cô rằng lẽ ra anh phải rời khỏi nhà thờ từ sớm kia, sở dĩ còn nấn ná là vì anh còn đang lặng lẽ tìm lại vũ khí. Anh nói, người đàn ông nào đã quen đeo súng lục thì giống như người đàn bà quen đeo trang sức, không có nó thấy mất tự tin. Nói thế rồi anh nháy mắt với cô. Cô hiểu, anh hẹn cô ra ngoài.
Họ lần lượt ra khỏi căn hầm. Cứ y như là một cuộc hẹn hò bí mật, mỗi cái đưa mắt đều có nghĩa. Hai người men theo chiếc cầu thang ọp ẹp leo lên cái gác chuông rệu rã. Cô nhớ lại, trong bóng tối anh chìa tay cho cô, sợ cô ngã và nói: “Coi như thám hiểm một phế tích cổ xưa.”
Gió trên gác chuông cũng khác, lạnh hơn nhưng như là gió tự do. Vì kiến trúc bị sập xệ tạo ra một không gian méo mó cho nên con người cũng phải vặn vẹo khi đi đứng hoặc ngồi trong đó. Đới Đào lấy ra một chiếc ống nhòm bỏ túi, đưa lên nhìn xung quanh rồi đưa cho cô. Phố xá mờ ảo dưới ánh trăng, tách ra những ngõ nhỏ như nhánh cây rồi nối vào các ngôi nhà như lá cây. Có điều lúc này các ngôi nhà đều đen sì. Chỉ vì đây đó còn lẹt đẹt tiếng súng mới khiến người ta nghĩ rằng đây không phải là ngôi thành đã vắng bóng con người từ ngàn năm trước mà hãy còn sinh mạng để cho cung cấp cho cuộc săn lùng bắn giết.
“Nhà các cô ở phía nào?” Đới Đào thấy cô nhìn lâu thế mới lầm tưởng là cô đang tìm sông Tần Hoài.
“Em không tìm nó,” cô cười lạnh lùng, “mà đấy đâu phải nhà em.”
Đới Đào không nói gì nữa, anh hiểu rằng sự lạnh lùng của cô là do anh gây ra.
Hai người ngồi im, lát sau anh hỏi cô nghĩ gì. Cô đang nghĩ xem có nên hỏi anh quê ở đâu, có con chưa, vợ bao nhiêu tuổi. Nhưng cô nghĩ đây là câu hỏi của người định sống với nhau lâu dài. Nếu anh hỏi cô như vậy, cô cũng lơ đi không trả lời.
Vậy cho nên cô nói: “Em nghĩ… em muốn một điếu thuốc.” Đới Đào mỉm cười: “Vừa khéo, tôi cũng đang muốn hút thuốc.”
Hai người nhìn nhau rồi lại quay ra nhìn phố xá. Nếu bây giờ được nghe tiếng rao bán thuốc lá thì có nghĩa là thành phố đã hồi sinh, hai người có thể ra ngoài. Tiếng rao bán thuốc lá là khúc dạo đầu, tiếp theo sẽ là tiếng rao bánh bao, đậu rán… Anh và cô có thể tìm quán nào đó ăn bữa tối rồi đến vũ trường nhảy đến khuya.
Có thể cô cũng nghĩ tương tự như vậy, anh nói: “Đó cũng là duyên số. Nếu không thì cái cấp trung đoàn phó bé con con như tôi làm sao mà hẹn được tiểu thư Triệu Ngọc Mặc.”
“Anh đã hẹn đâu mà biết là không được.”
“Tôi hẹn cô lên lên gác ngắm cảnh đấy thôi?” Anh cười, đầu ngoẹo sang bên, ý nói anh đang đem cái gác chuông đổ nát này và thảm cảnh ngoài kia ra chiêu đãi cô.
“Cái này cũng tính à?”
“Sao lại không tính?”
Anh đứng rất không thoải mái, có thể vì thế mà vết thương đau hơn cho nên anh hơi dịch lên phía trước gần cô. Dưới ánh trăng mờ, cô nhìn anh. Cô biết, cái nhìn của Triệu Ngọc Mặc là nghiêng nước nghiêng thành.
“Tất nhiên là không tính.” Cô nhìn anh và nói.
Anh điều khiển được một trung đoàn sĩ quan binh lính bây giờ chẳng điều khiển nổi trái tim mình. Anh sắp đổ gục nhưng vẫn đứng im, anh coi trái tim mình như một người lính bướng bỉnh nhất của trung đoàn. Anh phải sai khiến và sai khiến được.
“Thôi vậy, không tính nhé. Sau này hẹn cô đi ăn tối, đi nhảy mới tính.” Anh nói.
“Em nhớ rồi đấy nhé.” Cô nói chậm rãi: “Nếu anh không giữ lời, không đến mời em là em sẽ….” cô càng nói chậm lại.
“Cô sẽ thế nào?”
“Em sẽ đến mời anh.”
Anh bật cười: “Con gái mời con trai?”
“Em lần đầu tiên mời con trai vậy anh nên coi chừng.” Cô đưa tay xoa rất nhẹ lên má anh. Đây là động tác của gái làng chơi, mà cô cũng chẳng muốn giả làm con gái nhà lành. Với con gái nhà lành, anh chẳng được hưởng đầy đủ rồi sao! Điều cô muốn anh nhớ là cô nợ anh một buổi chiêu đãi thuần túy là kiểu gái gọi cao cấp. Vì cuộc chiêu đãi tình dục hừng hực sức sống đó, anh hãy sống, đừng có lao vào những cuộc chém giết đổ máu nữa.
“Vậy thì tôi cũng nhớ.”
“Nhớ cái gì? Nói lại nghe nào.”
“Nhớ rằng người đẹp Nam Kinh Triệu Ngọc Mặc đã hẹn, vì lời hẹn đó, tôi không được chết.” Anh cười, nửa đùa nửa thật. Đàn ông đi lính đều là cao thủ tán gái, anh cho cô thấy về khoản tán tỉnh anh chẳng hề kém cô chút nào.
Hai người xuống gác, đến hành lang thì chia tay. Anh nói cần đi gặp Fabbi. Cô hỏi muộn rồi tìm ông ấy làm gì. Anh cười vẻ thần bí.
Bây giờ Ngọc Mặc nghĩ về nụ cười cuối cùng ấy của anh.
…
Các cô nhìn qua lỗ thông hơi, thấy một tên lính Nhật đá vào người Vương Phố Sinh, vừa đá vừa quát: “Đứng dậy! Đứng dậy!”
Chú lính nhỏ đau đớn quá, kêu lên thảm thiết, các cô gái run lên.
“Một quân đội tàn nhẫn như các ông, tôi chưa hề thấy bao giờ!” Linh mục Engman chạy đến định kéo tên lính đang đạp vào bụng Vương Phố Sinh, lại một mũi lê xé rách áo ông, lông ngỗng bay ra theo sau ông: “Xin ông hãy vì thượng đế tha cho đứa bé!…”
Viên thiếu tá lấy kiếm chặn ông lại. Lý Toàn Hữu đứng cách hắn chỉ một bước chân, anh ta đột nhiên phát lực, chồm đến viên sĩ quan trẻ tuổi. Chẳng ai kịp phản ứng, hai người ôm cứng lấy nhau. Lý Toàn Hữu tay trái khóa cổ, tay phải bóp chặt khí quản viên thiếu tá. Chân tay viên thiếu tá mềm oặt, thanh gươm rơi xuống đất. Lý Toàn Hữu đổi tư thế, tay trái vẫn siết cổ hắn. Lính Nhật không dám bắn, chúng tuốt lê đến giải cứu. Khi lưỡi lê cắm vào ngực Lý Toàn Hữu cũng là lúc cổ họng viên thiếu tá bị hai chiếc kìm tay của Lý Toàn Hữu bóp muốn vỡ ra. Bọn lính dùng lưỡi lê đâm nát người Lý Toàn Hữu, cứ mỗi cơn đau, bàn tay lại siết chặt hơn. Chân tay viên thiếu tá mềm nhũn, tri giác dần dần tê dại đi.
Cuối cùng đôi tay của người lính Trung Quốc cứng lại, đôi mắt trừng trừng nhìn hắn cũng dại đi, hàm răng nghiến lại bật ra một câu nguyền rủa đủ khiến viên thiếu tá khó chịu.
Tên này vận dụng tất cả sức lực còn lại mới cố đứng vững được. Máu miệng ộc ra, chân tay tê dại dần dần thức tỉnh. Hắn biết, chỉ cần đôi tay siết cổ hắn thêm năm phút, có thể chỉ ba phút thì hắn cùng về nơi chín suối với người lính Trung Quốc này rồi. Hắn cảm thấy cổ họng đau buốt, được rồi, biết đau thế là tốt.
Viên thiếu tá ra lệnh bọn lính bắt đầu lục soát. Khắp nơi trong nhà thờ nhoang nhoáng bảy tám luồng sáng đèn pin. Linh mục Engman đứng tại chỗ chìm vào sự cầu nguyện đầy xúc động và thầm lặng. Ánh mắt Fabbi hoảng loạn nhìn theo luồng sáng sục vào xưởng đóng sách. Mười sáu chỗ nằm của các nữ sinh vẫn còn đó, mười sáu cái đệm cỏ, mười sáu cái chăn lại còn lễ phục của ban đồng ca sẽ là đầu mối lục soát của bọn Nhật. Nếu chúng giàu trí tưởng tượng, từng bộ từng bộ váy dạ thủy thủ màu đen khiến chúng liên tưởng đến những tấm thân non tơ… Ai biết được câu chuyện sẽ khủng khiếp đến mức nào!
Phát hiện ra cái lỗ lên gác hai là không khó, Fabbi nhìn thấy luồng sáng lia đến căn gác, ánh sáng lọt qua khe rèm.
Đám lính lục soát nhà ăn hầu như chẳng thu được gì, Fabbi thở phào, một cái lò nướng mới kê chặn đường xuống hầm kho, cái lò phối hợp rất hài hòa với các tủ kệ khác trong nhà bếp.
Thực ra lính Nhật vào bếp có một động cơ khác; chúng cậy cái tủ đã khóa của George Trần, lấy ra một túi khoai và nửa bao bột. Mấy chục vạn quân Nhật vào thành cũng phải chịu đói, cho nên tìm thấy lương thực là chúng reo ầm lên.
Ngay ở dưới sàn gỗ các nữ sinh và các cô gái điếm đều không chớp mắt nhìn trừng trừng lên trần hầm và nhìn ánh đèn lọt qua cửa lên xuống.
Qua tấm rèm, các cô gái điếm nghe thấy hai ba nữ sinh đang rên rỉ. Ngọc Sênh rít răng: “Các mụ tiểu thư, còn ho he tao sang bóp chết!”
Nan Ni bôi đất lên mặt. Ngọc Sênh trông thấy cũng lấy hai tay sờ xung quanh xoa bồ hóng bụi bẩn lên mặt! Ngọc Mặc chua chát cười thầm: Chúng mày không nghe à? Trong tay bọn súc sinh bà già bảy mươi cũng thành gái tơ. Chỉ có Hồng Lăng không nhìn cái cửa lên xuống hình chữ nhật. Cô đờ đẫn trong bóng tối, chốc chốc lại nấc lên thổn thức, cô nhìn rõ George Trần từ con người nhanh nhẹn hoạt bát đến lúc thành cái xác đầm đìa máu thịt, cô không thể nào thể nào tin được đó là sự thật. Cô đã qua tay vô số đàn ông nhưng trong thời khắc loạn lạc, sống nay chết mai này lại kết với George Trần, một tình yêu hiếm có đã nảy nở trong cô. Hồng Lăng nghĩ trên đời này bây giờ không còn George Trần tai vểnh chưa nói đã cười nữa. Cô không thể tin được. Cô vẫn thường nghe George Trần nói: “Thà sống hèn còn hơn là chết.” Con người một lòng một dạ cam chịu “sống hèn”, an phận giữ mình như vậy mà cũng không được toại nguyện. Hồng Lăng tê tái nghĩ: Tội nghiệp cho George Trần của tôi.
Hồng Lăng phát hiện thấy trong tay Ngọc Mặc cầm cái gì đó, một cái kéo nhỏ dùng trong việc khâu vá, nhỏ hơn bàn tay nhưng rất sắc. Cô đã thấy Ngọc Mặc dùng nó cắt chỉ, cắt hoa ngày tết, sửa lông mi cho cô, nói cắt đi vài lần lông mi sẽ đen và dày. Lông mi của Hồng Lăng đen và dày như bây giờ là nhờ cái kéo này. Nó chưa bao giờ rời khỏi Ngọc Mặc, bao giờ cũng được để chung với mấy món đồ trang sức thiết thân. Cô không biết bây giờ chị cầm nó để làm gì. Có thể chị dùng để cắt họng, cắt động mạch, để giữ thân và để báo thù cho thiếu tá Đới Đào mà chị sắp phải rời xa. Bọn Nhật sục sạo căn bếp vẫn lật hòm phá tủ, chúng nói xì xồ, mỗi tiếng phát ra lại có một hai cô bé co rúm lại.
Nan Ni nói khẽ: “Chị Ngọc Mặc, chia cho em nửa cái kéo.”
Ngọc Mặc không thèm để ý, sức nào mà tách ra được, gây tiếng động để oan gia à? Ai cũng thích cái kéo đó, cho dù nó là cái răng của con thỏ sắp chết cũng được.
Ngọc Sênh nói: “Không có kéo dùng đầu gối cũng được. Miễn sao đầu gối chưa bị giữ chặt, thúc thật mạnh lên cái ấy của nó …”
Ngọc Mặc suỵt một tiếng, bảo họ im.
Bố nuôi Ngọc Sênh là võ sĩ đánh tay không, hồi bé cô có học ở ông mấy miếng võ tay võ chân. Một phút sau cô đã quên mất sự nhắc nhở của Ngọc Mặc, lại bắt đầu dạy “võ gia truyền”. Cô bảo các bạn nếu hai tay chưa bị trói thì càng tốt, tóm vào cái ấy mà bóp cho nó không đẻ được ra súc sinh Nhật bản con nữa.
Ngọc Mặc dùng cùi chỏ thúc mạnh cô ta vì tiếng căn bếp trên đầu bỗng nhiên im ắng. Tựa hồ như ba tên lính Nhật nghe được tiếng các cô nói chuyện.
Các cô ngồi im phăng phắc, chiếc kéo trong tay Ngọc Mặc đã ướt đẫm mồ hôi. Cô chưa bao giờ yêu nó như bây giờ, cô yêu nó hơn cả chiếc nhẫn kim cương mà kẻ phụ tình đã tặng. Cô có được cái kéo từ khi mới mười ba tuổi. Bà chủ kỹ viện mất chiếc kéo dùng để khâu vá, vu cho Ngọc Mặc lấy đánh cô một trận nhừ tử. Về sau cái kéo được tìm thấy, bà chủ tặng nó cho cô như vật bồi thường vì sự sai trái của mình. Từ đó Ngọc Mặc thề sẽ vươn lên, rũ bỏ cái phận người rẻ mạt, chỉ vì cái kéo mà phải chịu nhục.
Một nữ sinh thút thít. Ngọc Mặc vén rèm lên, nghiến răng nói nhỏ: “Chúng mày khóc cái gì? Có chúng tao đây thí mạng cho còn sợ cái gì hả?”
Từ trong bóng tối, Thư Quyên nhìn bóng dáng đôi vai tròn, cái eo thon. Nhiều năm sau Thư Quyên dịch phá cách câu nói của Ngọc Mặc thành: “Tao không xuống địa ngục thì đứa nào xuống.”
Trở lại sau rèm, qua lỗ thông hơi Ngọc Mặc nhìn thấy Vương Phố Sinh không quần áo, mình quấn đầy băng bị lôi xềnh xệch ra phía cổng.
Vương Phố Sinh đau quá kêu một tiếng thật dài. Đới Đào quát lên: “Thằng bé này chẳng sống nổi hai ngày, sao lại còn….”
Câu nói của Đới Đào bị một nhát chém cắt đứt. Hai hôm trước Ngọc Mặc đã dùng lời hẹn ước ngọt ngào để giữ anh sống, anh nói anh nhớ rồi, vậy mà cái đầu chứa đựng lời hẹn ước đó đã rơi xuống đất ngay trước mắt cô!
Vương Phố Sinh không còn sức sống bỗng bật ta một tiếng kêu quái dị: “Tao giết tám đời bọn Nhật Bản!”
Viên thông ngôn không dịch câu rủa này.
Vương Phố Sinh tiếp tục la lên: “Tao giết tất cả bọn đàn bà con gái Nhật thối tha!”
Viên thiếu tá bắt viên thông ngôn dịch đơn giản câu này.
Nghe xong hắn dùng thanh kiếm đẫm máu Đới Đào đâm ngay vào ổ bụng đã nát của Vương Phố Sinh.
Ngọc Mặc láy tay úp chặt hai tai, tiếng kêu cuối cùng của Vương Phố Sinh thảm thiết quá. Mới hai ngày trước đây thôi, Đậu Hoàn còn hồn nhiên bảo sẽ gảy đàn kiếm ăn và sống với cậu lính nhỏ này đến đầu bạc răng long, giờ đây hai người đã theo nhau làm một đôi hồn ma trẻ tuổi.
Ánh đèn pin tắt, tiếng giày đinh đã xa dần về phía cổng. Tiếp theo tiếng còi ô tô “bim…” một hồi dài, sự cáo từ theo kiểu diễu võ giương oai của kẻ gây ác. Khi tiếng máy ô tô đã xa, những người đàn bà và các bé gái nhìn thấy đôi chân của linh mục Engman và của Fabbi bước đi chầm chậm, loạng choạng kinh hoàng. Hai người đang di chuyển mấy cái xác…
Ngọc Mặc khóc rưng rức. Cô lùi khỏi lỗ cửa, một tay nắm chặt cái kéo một tay quệt nước mắt, tay đầy đất khiến mặt mũi nhem nhuốc. Cô yêu thiếu tá Đới Đào, cô là người con gái đa sầu đa cảm, một trái tim có thể yêu nhiều đàn ông, cô yêu cả ba người lính này, yêu đến thắt ruột.
Lúc này là hai giờ sáng.