Hàng ngày đến làm việc, Lục Bỉnh Thành thường đi cầu thang lên tận tầng 15 chứ không đi thang máy. Ông có ý muốn rèn luyện thể lực. Tuy đã gần năm mươi nhưng năm nào ông cũng dự thi rèn luyện thân thể, ông là quán quân chạy đường trường của cán bộ viên chức tuổi trung niên trong giáo giới.
Từ xa ông đã nhìn thấy một nữ sinh đang đứng đợi ông ở cửa phòng làm việc, đó là Chu Mẫn. Trông vẻ lo âu của cô, ông biết ngay là có chuyện không hay. Ông rảo bước đến nơi bảo Chu Mẫn vào phòng.
“Em phải thưa với thầy Thành một việc này: Diệp Hinh đi biệt tăm hai hôm, chiều qua mới về. Chúng em hỏi đi đâu, thì Hinh nhất quyết không nói. Em định sớm đến báo cáo với thầy, nhưng lại nghe nói thầy đang đi công tác ở Nam Kinh.”
Ông Thành gật đầu: ”Đúng thế. Mấy hôm trước tôi và thầy Nghê hiệu trưởng đi Nam Kinh dự hội nghị của Bộ Y Tế về vấn đề cải tiến giáo trình trường Y. Nhưng tôi cũng đã biết việc này, thầy Lý chủ nhiệm lớp các em nghe em báo cáo xong, đã gọi điện đến Nam Kinh báo ngay cho tôi biết. Sự việc khá nghiêm trọng, nên tôi đành bỏ dở hội nghị quay về để giải quyết. Em hãy nói cụ thể đi!”
Mẫn rất cảm kích đón lấy tách trà thầy Thành bưng cho cô, cô ngồi xuống ghế sô pha dành để tiếp khách: ”Chuyện là thế này ạ, buổi sang cách đây ba hôm, Hinh đến phòng bảo vệ của trường, và chiều hôm đó chúng em thấy Hinh chuẩn bị balô hành lý, rồi vội vã rời ký túc xá. Em bèn đi theo. Ra khỏi cổng trường, Hinh lên tắc xi đi luôn. Bí quá em cũng gọi tắc xi bám theo, đi đến tận ga tàu hỏa. Em thấy Hinh xếp hang mua vé đi tuyến Thượng Hải - Hàng Châu, đoán rằng bạn ấy đi về nhà. Em định đến can ngăn nhưng lại nhớ đến lời thầy dặn ‘chớ nên đánh động’; em định lên tàu bám theo, nhưng lại e sẽ rất bất nhã. Sau khi thấy Hinh lên tàu rồi, em vội trở về báo cáo với thầy Lý”
Bỉnh Thành cảm kích nhìn Chu Mẫn: “Em là một cán bộ lớp tốt, biết quan tâm đến các bạn, đã hỗ trợ rất nhiều cho công tác giáo viên của chúng tôi. Tôi nhờ thầy Lý liên lạc với mẹ của Hinh, và biết rằng bạn ấy không về nhà. Tôi gọi điện hỏi phòng bảo vệ, họ nói đúng là hôm nọ bạn Hinh có vào gặp họ, muốn hỏi các sự việc về ‘vụ án mưu sát 405’ nhưng họ không tiếp. Tối qua phòng bảo vệ còn gọi điện báo cáo tôi rằng phòng trinh sát hình sự công an huyện Nghi Hưng đã gọi điện đến trường, còn nói là không rõ vì nguyên nhân gì, họ đã tiếp xúc với Diệp Hinh!”
Mẫn hết sức kinh ngạc, trầm trồ rất chân thành: “Hiệu suất công tác của thầy thật kỳ diệu! Thầy nắm vững sự việc từng chi tiết ở xa ngàn dặm!”
Vẻ mặt thầy Thành thoáng nét ưu tư: “Thì còn cách nào khác? Bao năm nay phụ trách công tác sinh viên, hằng năm cứ đến dịp này tôi lại thấp thỏm không yên. Tuy nói ‘vụ án mưu sát 405’ không phải là vụ mưu sát thật sự, và tất nhiên không ly kỳ như vẫn đồn đại, nhưng tôi đã chứng kiến vài cô sinh viên có vấn đề tâm thần đã chọn cách ra đi như thế lòng tôi không thể không trĩu nặng. Mấy năm gần đây, hễ chớm thấy một vài dấu hiệu nảy sinh, tôi đều gắng tìm cách phòng ngừa tai họa. Nhưng các giáo viên chúng tôi đâu phải thần thông quảng đại ba đầu sáu tay gì cho cam! Chúng tôi rất cần sự hợp tác của các nòng cốt sinh viên như các em!”
“Giúp đỡ bạn cũng là bổn phận của chúng em ạ”
Bỉnh Thành chợt nhớ đến một chi tiết: ”Hôm nọ em thấy Diệp Hinh đi một mình hay là đi với ai?”
“Đi một mình ạ!”
“Em nhìn đúng thế chứ?”
“Em có thể khẳng định là chỉ có một mình Hinh xuống tắc xi rồi vào mua vé tàu, qua cửa soát vé. Nhưng có ai chờ gặp Hinh ở sân ga không thì em không rõ!”
“Tôi nhớ lần trước bạn Mẫn nói: các bạn nghĩ hình như bạn Hinh đang yêu đương. Có biết anh bạn kia là ai không?”. Ông Thành tin rằng sau ngần ấy hôm, chắc Chu Mẫn đã biết nhiều thông tin hơn.
“Không biết ạ! Có điều, chiều qua sau khi trở về, thấy bạn Hinh tỏ ra rất uể oải, buồn bã âu sầu. Chúng em lại đoán là bạn Hinh thất tình!”. Mẫn cảm thấy câu trả lời của cô đúng là chẳng đâu vào đâu: còn chưa “đoán” được người yêu của bạn là ai, mà đã đoán rằng “thất tình” ! Chi tiết này rõ ràng là vô giá trị.
“Thế thì lạ thật. Công an Nghi Xuân nói rằng còn có một cậu thanh niên đi cùng Diệp Hinh, cậu ta đang học ở trường này. Chúng tôi sẽ điều tra cho rõ.”
Chu Mẫn rất muốn biết anh chàng kia là ai, cô muốn hỏi nhưng lại nghĩ: rõ ràng là thầy Thành không có ý định nói cho cô biết, nên cô kìm lại không hỏi nữa.
Dọc đường trở về trường. Hinh nghĩ đến câu Tốn nói là “gánh nặng tình cảm”, cô muốn thôi quan hệ với Tốn nên cô chẳng thiết nghĩ đến anh ta nữa, đồng thời cũng lấy làm may mắn vì mình vẫn chưa “sa đà” vào quá sâu. Nhưng khi về đến trường, thấy Tốn im lìm chia tay với cô, thì chỉ sau vài tiếng đồng hồ cô lại thấy nhớ nhung mãnh liệt.
Mới có mấy hôm mà mình đã khó tự chủ đến thế này ư?
Thì ra, những tính cách bỗ bã bất kham, gàn dở, cũng như tài hoa của Tốn đã “đóng cọc” trong trái tim Hinh; nếu không có một cuộc “đại chiến” thì e rằng chẳng thể xua đuổi được.
Mình hãy từ từ mà quên đi vậy, nhưng mỗi khi lên lớp học chung lại vẫn cứ phải gặp mặt.
Khi Chu Mẫn và Trần Hy hỏi Hinh, ánh mắt của hai cô còn sắc hơn ánh mắt của đội trưởng trinh sát hình sự huyện Nghi Hưng. Hinh thản nhiên nhìn lại, ngầm tỏ ý bất hợp tác. Thầy Lý chủ nhiệm lớp cũng hỏi cô vừa qua đi đâu, cô đành nói là nhớ nhà nên về thăm….
Hinh thầm nhắc nhở mình phải bình tĩnh, khéo lựa mà ứng phó cho qua chuyện, để còn chuẩn bị cho các hành động tiếp theo.
Tức là phải tra cho được bí mật về “hồ sơ Nguyệt Quang xã”. Nhưng nên điều tra thế nào đây? Lúc ngồi trên tàu hỏa Hinh đã ngẫm nghĩ, cũng muốn bàn bạc vớii Tạ Tốn. Nhưng lúc đó cô đang bực anh ta, nên chính cô cũng chưa nghĩ ra, và tất nhiên chưa bàn bạc gì.
Tạ Tốn, anh đang ở đâu? Anh hãy đến giúp tôi với!
Nhưng, sang thứ hai tuần sau mới là buổi học tập trung, thậm chí cho đến nay cô vẫn chưa biết Tốn đang ở khu ký túc xá nào. Mà dù biết rồi, thì chẳng lẽ mình lại tự đến tìm gặp hay sao?
Thì giờ thì gấp, không cho phép Hinh nghĩ nhiều. Cô bèn đi gặp hội trưởng hội nhiếp ảnh Du Thư Lượng.
Lượng miễn cưỡng đi theo Hinh đến phòng quản lý hồ sơ của nhà trường, nằm trên tầng ba của khu nhà được quyên tặng mới xây dựng. Một bà tuổi trung niên là cán bộ ở đây, thấy khách là hai sinh viên, bà ngỡ ngàng, vì bao năm nay hiếm khi thấy cánh trẻ tự đến để tra hồ sơ. Hồ sơ sinh viên thuờng do văn phòng của từng phân viện quản lý, phòng này chủ yếu lưu trữ các văn bản có ý nghĩa lịch sử trong 70 năm kể từ khi thành lập trường. Các học sinh bình thường không được mượn đọc những hồ sơ này, các sinh viên còn đang học tại trường muốn đọc, cần xin các cán bộ phụ trách khoa, phòng ban các phân viên xem xét cụ thể và phê chuẩn.
“Hai anh chị muốn tìm hồ sơ gì? Sao phải mang theo máy ảnh nữa?” Vị nữ cán bộ hỏi có ý dè chừng.
“Chúng cháu muốn xem hồ sơ của phòng hồ sơ này. Nói thế có phần khó hiểu phải không ạ? Chuyện là thế này: trạm phát thanh chúng cháu muốn thực hiện một chuyên đề về phòng hồ sơ của trường. Các bác là những cán bộ cần cù thầm lặng làm việc, là những vị anh hùng không công khai xuất hiện, chúng cháu muốn đông đảo sinh viên có một nhận thức mới đối với công việc của các bác”. Hinh nói dõng dạc đường hoàng, còn Lượng thì khe khẽ lắc đầu, anh nghĩ, chỉ qua những câu nói nhăng nhít này, đủ thấy cô bạn đồng hương trông thanh tú trong sáng của anh có thể dư sức xông pha vào xã hội phức tạp.
Quả nhiên bác ta bớt cảnh giác ngay: “Các cô cậu đã nghĩ về chúng tôi như thế, thực quả hiếm thấy. Hai cô cậu định phỏng vấn như thế nào?”
“Trước tiên phiền bác giới thiệu cho chúng cháu biết về phòng hồ sơ của trường.” Hinh nói cứ như là thật.
“Để tôi nghĩ xem nên bắt đầu nói từ đâu. Phòng này được thành lập từ năm 1952, đã có lịch sử lâu đời. Hiện nay các vụ thấy nó chật chội như thế này, ngay cái cửa sổ cho thoáng khí cũng không có… bởi vì… chắc các vị cũng hiểu: phòng hồ sơ đâu phải đơn vị quan trọng như các đơn vị giảng dạy, nghiên cứu, các phòng ban hành chính, cho nên không được coi trọng cho lắm.” Rõ ràng bác ta có không ít bức xúc nhân dịp này bèn xả ra.
“Đúng thế, cháu cũng thấy lạ: một gian nhà bé thế này thì lưu trữ được mấy năm hồ sơ?”
“Tôi biết ngay là cô sẽ hỏi câu này! Các hồ sơ bình thường, ví dụ hồ sơ về cán bộ giảng viên và sinh viên đang học, đều do các phân viện và các khoa lưu trữ. Hồ sơ về sinh viên đã ra trường, cán bộ nghỉ hưu, do phòng quản lý học sinh và phòng tổ chức lưu trữ. Nếu không, toàn bộ hồ sơ sinh viên giảng viên bao nhiêu năm trời đều dồn về một nơi thì phải chất cao đến trần nhà!”
“Thế thì những tư liệu và hồ sơ thuộc loại nào do phòng lưu trữ bảo quản ạ?”
Bác cán bộ nói có vẻ tự hào: “Nói chung là tất cả các tư liệu quan trọng! Phòng này lưu trữ những tư liệu có ý nghĩa lịch sử và có giá trị tham khảo của bảy chục năm qua. Ví dụ, phòng lịch sử nhà trường, muốn viết bộ sử mới, thì trước hết cần hỏi ai? Rõ ràng là phải đến phòng chúng tôi trước! Kho tư liệu ở đây chưa dám nói là mênh mông vô tận nhưng nếu nói là tinh túy hàng đầu thì không ngoa chút nào!”
“Nói vậy tức là tư liệu phòng này lưu trữ rất phong phú, nhưng cháu vẫn không tin rằng căn phòng này có thể chứa nổi chúng!” Hinh bắt đầu tiến sâu vào vấn đề chính.
“Đương nhiên là không chứa nổi. Nơi này chỉ chứa một số rất ít những tư liệu mà người ta hay mượn đọc nhất, tuyệt đại đa số hồ sơ hiện nay vẫn chất đống trong tầng hầm của tòa nhà số 3 khu hành chính cũ, thật là gian khổ. Suốt ngày tối om, nhất là vào mùa đông - trời chưa sáng tôi đã phải đến làm, tối mịt mới tan tầm, cả ngày không trông thấy ánh mặt trời.” Bác lại đưa mắt nhìn chiếc máy ảnh mà Du Thư Lượng đang đeo: “Tôi còn nhớ các chú sinh viên ở hội nhiếp ảnh hồi ấy chưa tìm được buồng tối, nhà trường bèn bố trí cho họ chen vào chỗ chúng tôi để in tráng. Tầng hầm vốn đã thiếu không khí, có thêm họ vào, không khí càng nồng nặc chết khiếp!”
Lượng thấy bác ta cau mày, rõ ràng là vì nhớ lại cái cảnh không mấy tốt đẹp ngày xưa, anh vội nói: “Đó là các đàn anh ‘khai quốc công thần’ của hội nhiếp ảnh chúng cháu hồi đó đã làm, nay đến lượt bọn cháu đã là chưởng môn đời thứ chín, chưa từng tham dự lối đánh du kích của họ!”
Hinh cười : ”Thời kỳ lịch sử ấy thật là thú vị! Bác có thể dẫn chúng cháu đến tham quan cái tầng hầm ấy được không ạ? Chắc chắn nó sẽ là trọng điểm trong tiết mục của chúng cháu!”
Bác ta cũng cười : “Được, tôi sẽ làm hướng dẫn viên du lịch cho hai người!”
Khu nhà hành chính cũ nằm sát khu nhà giảng dạy y học cơ sở, đối xứng với hai tòa nhà giải phẫu và ghép phôi, xây gạch đỏ lốm đốm, là một trong những kiến trúc kiểu cũ của trường. Từ khi các phòng ban hành chính chuyển về khu nhà được quyên tặng mới xây, thì nơi này bỗng trở nên vắng tanh. Ngoài một vài đơn vị hậu cần vẫn còn ở lại chỗ cũ, thì các phòng khách đều tạm đóng cửa bỏ không, chờ để cho kinh tế ba đến thuê, hoặc là sẽ bị các bộ môn giảng dạy nghiên cứu của phân viện Y học cơ sở luôn luôn thiếu phòng thí nghiệm đến chiếm chỗ. Nói chung là khu này đã trở nên tẻ ngắt rất nhiều. Bác cán bộ dẫn hai sinh viên hiếu kì đi qua một quãng hành lang hơi tối, mở một cánh cửa xấu xí, bật đèn rồi bước xuống từng bậc. Đèn trên đầu hắt xuống còn tối hơn cả đèn hành lang trên kia, Hinh gần như phải dò dẫm từng bước một mới không bị ngã. Xuống hết cầu thang, phải đi chừng mươi mét trong bong tối nữa mới lờ mờ nhìn thấy hai cánh cửa lớn đang đóng im ỉm. Bác cán bộ lần tìm khắp người, rồi lấy ra một chum chìa khóa, nhìn mãi dưới ánh sang yếu ớt mới nhận ra chiếc chìa khóa đồng khá dài, rồi mở cửa.
Hinh bất giác hỏi: “Tại sao phòng hồ sơ lại đặt ở một nơi âm u thế này ạ?”
Bác ta thoáng nghĩ ngợi rồi đành nói: “Tôi chỉ muốn nói thế này - các cô cậu đừng nên đưa vào nội dung tiết mục. Tôi cho rằng, nói cho cùng, vẫn là vấn đề “không coi trọng”! Hiện nay các nơi đều gắng khai thách dịch vụ thu lợi, phòng hồ sơ chỉ là các đống giấy tờ cũ, không có đất để tổ chức dịch vụ gì. Nhà trường thì ưu ái kinh tế ba, chúng tôi đương nhiên rất muốn có phòng làm việc khang trang hơn nhưng kêu trời, trời không thấu, gọi đất, đất không hay!”
Phía trong cửa tối đen như mực, bác cán bộ bật đèn tầng hầm. Bên trong là hai hàng giá sách, có khoảng hai chục giá sách lớn, tư liệu sách vở chen nhau san sát, chất cao gần sát trần nhà. Nếu muốn tìm kiếm một thứ gì đó mà không có người hướng dẫn, thì chẳng khách nào mò kim đáy bể!
Hinh than vãn: “Lắm thứ thế này, muốn tìm cái gì đó thì gay lắm đây”
Bác ta nói : “Với người lạ thì đúng là khó, nhưng chúng tôi đã thuộc làu cách phân loại hồ sơ, thì sẽ tìm rất dễ, miễn là hồ sơ không xếp nhầm chỗ.”
“Các hồ sơ đựơc phân lọai theo trật tự gì ạ? Theo ABC hay theo số nét chữ Hán ạ?” Hinh đang rất muốn biết về hồ sơ “Nguyệt Quang xã”.
Bác cán bộ nghe viết ngay Hinh là dân “ngoại đạo”, bèn cười nói: “Việc phân loại và chỉ dẫn các thư mục cần có chuyên môn sâu, chúng tôi vốn đều học chuyên ngành hồ sơ học. Nói một cách đơn giản là, phòng chúng tôi áp dụng cách phân loại truyền thống trước kia: dựa vào niên đại và chuyên đề để phân loại. Ví dụ, trước hết xếp theo năm 91, 90…v….v… sau đó chia nhóm Đảng - chính quyền, dạy và học, nghiên cứu, đối ngọai, các trường bạn. v…v…. Đồng thời cũng có thể tra cứu theo nhiều cách, ví dụ tra theo thứ tự ABC và số nét chữ Hán. Chúng tôi đã rất tốn công sức để soạn phần giới thiệu chỉ dẫn, dám tin chắc là đã toàn diện rồi!”. Bà chỉ vào cuốn sổ dày cộp trên chiếc bàn nhỏ kê sát cửa: “Đó là phần chỉ dẫn, mỗi năm đều cải tiến một lần.”
Du Thư Lượng nghe có phần ngán ngẩm, anh chợt ngáp dài, Hinh vội lừ mắt ra hiệu anh phải nên phấn chấn lên.
“Nào là phân loại, nào là chỉ dẫn… ngán ơi là ngán! Em định tra cứu tài liệu gì thì hỏi luôn bà ấy là xong, bà ấy quá mong có người trò chuyện!” Lượng trách móc.
“Anh không thấy bác ấy nói à: muốn xem thứ gì, thì phải được trường phê duyệt đã! Em đang muốn xem một thứ có màu sắc cá nhân, thì đời nào nhà trường lại đồng ý!” Hinh nhận thấy mình đã đi vào ngõ cụt.
“Định xem thứ gì ? Thôi vậy, đã gọi là cá nhân, thì tôi có hỏi cũng vô ích thôi!”
Hinh thấy Lượng định nói gì đó nhưng lại thôi, cô nảy ra một ý: “Tất nhiên có thể nói với anh: vẫn là chuyện cũ liên quan đến ‘vụ mưu sát 405’; chắc anh cũng đã nghe nói ít nhiều? Em đang ở phòng 405, em không không lo sao được? Cho nên em muốn xem các tư liệu cũ, ít ra cũng có thể trang bị cho mình một chút tri thức. Có điều gì thì anh đừng nên giấu em.”
Lượng “à” lên một tiếng kinh ngạc nhìn Hinh một hồi rồi nói: “Tôi nói, mong em đừng giận: gần đây tôi nghe người ta nhắc đến em, nói rằng em có vẻ bí hiểm, kì cục… thì ra là vì chuyện này. Chuyện về “vụ mưu sát 405” đúng là hơi lạ lùng, nhưng em đừng nên cứ như người mất hồn vì nó, để rồi lại làm những việc quá trớn! Chưa biết chừng, trong số người chết đã có người như thế - tức là mắc chứng bệnh bức xúc cực đoan, cứ quyết dựa theo lịch sử hoặc tự nghĩ ra để thiết kế một kịch bản dẫn mình đến cái chết. Theo tôi thì Hemingway và tấn bi kịch hồi trước ở thành phố Ketchum đều có nhân tố đó. Em nên biết con người ta nếu quá đắm đuối theo một cách suy nghĩ thì hành vi sẽ tiến tới chỗ cực đoan”.
Hinh thấy hơi chột dạ, vì Lượng nói rất có lý. Trong 12 người nhảy lầu, ít nhất có 5 người đã từng đi viện tâm thần, liệu có phải lịch sử và những lời đồn đại đã gây nên hiệu ứng ám thị đối với những người chết này không? Cách thôi miên mà các bác sĩ tâm thần vẫn dùng, cũng là một loại hiệu ứng ám thị đấy thôi! Có phải chính mình đang sa vào chuyện này? Nhưng cô lại nghĩ, chính mình đã chứng kiến các hiện tượng kì dị lúc người cha qua đời và cái chết bột phát của Thẩm Vệ Thanh, thì mình sao có thể không có cảm giác về một mối nguy chứ.
“Anh nói rất có lý! Có phải gần đây anh đã lên lớp học môn bệnh học tâm thần không? ”
Hinh rất cảm kích về sự thẳng thắn và quan tâm của Lượng.
Lượng đã có phần yên tâm, gật đầu nói: “Đúng, cứ cách một tuần tôi lại đến bệnh viện tâm thần kiến tập một lần, thấy mình được hiểu biết hơn, nhưng cũng thấy rất đáng buồn. Ta nên biết rằng, với các bệnh thông thường thì phòng bệnh là chính, chú ý giữ vệ sinh, tập luyện, chế độ dinh dưỡng, không thuốc lá rượu chè… nhưng đôi khi vẫn không lại được. Còn đối với bệnh tâm thần thì có khả năng phòng bệnh nhất, nhưng người ta lại dễ lơ là, có lẽ là bởi vì cần phải lưu tâm. Người bình thường, nhất là những người như tôi, lại rất kém nhẫn nại lưu tâm. ”
“Hình như anh bỗng chín chắn lên rất nhiều, có phải anh đã “kết” một chị nào rồi phải không ạ? ” Hinh suy đoán một cách hợp lý.
“Làm gì có chuyện đó…. Em đã nói lạc đề rồi. Vì em là người rất tinh tường, tôi sẽ đưa em đến phòng nhiếp ảnh của bọn tôi, cho em xem một thứ vô cùng quan trọng. ”
Mặc kệ Hinh nài nỉ khai thác, Lượng vẫn không nói trước đó là thứ gì mà quan trọng đến thế. Về đến phòng làm việc của hội nhiếp ảnh, Lượng chúi đầu vào tủ sắt đựng tài liệu lục tìm một hồi lâu, rồi kêu lên: “Đây rồi!”. Anh quay ra tay cầm một chiếc chìa khóa dài ngoẵng bằng đồng: “Trông quen quen, đúng không? ”
Hinh reo lên một tiếng. Chiếc chìa khóa này giống hệt chiếc chìa khóa của bác cán bộ quản lý hồ sơ đã dùng để mở cửa tầng hầm.
“Em còn nhớ bác ấy nói rằng trước kia hội nhiếp ảnh đã từng dung nơi đó làm buồng tối không? Tôi mới nhớ ra rằng, khi bàn giao công việc, anh hội trưởng tiền nhiệm đã đưa cho tôi một chùm chìa khóa, trong đó có một chiếc rất cũ kỹ - anh ta cũng không rõ có thể dùng vào đâu. Khi bác cán bộ kia nhắc lại chuyện cũ thì tôi liên tưởng ngay đến nó: chắc chắn các vị nguyên lão ấy đã từng có một chiếc chìa khóa để mở phòng hồ sơ, nhưng về sau đã có căn cứ địa riêng, họ đã quên không trả chìa khóa, bèn coi như “cổ vật” để làm kỉ niệm”. Khi nói đến chỗ đắc ý nhất, Lượng vẫn giữ cái dáng vẻ cũ!
Hinh thò tay cầm, nhưng Lượng rụt ngay lại khiến Hinh chưng hửng.
“Khoan đã nào! Tôi có thể đưa cho, nhưng em phải hứa với tôi một điều”. Thấy Hinh tỏ ý hơi bực, Lượng bèn ngừng lời. Anh nhìn chiếc chìa khóa vàng xỉn, lại nhớ đến lúc nãy mình nhấn mạnh là “phải lưu tâm…. ”Lượng nghiêm nét mặt: “Hinh ạ, chúng ta là đồng hương, lâu nay anh vẫn coi Hinh như cô em gái, cho nên hôm nay anh trịnh trọng nhắc nhở em: nếu tìm ra cái hồ sơ ấy, đọc xong, em cũng khỏi cần lo lắng gì, và đừng đắm chìm trong cái chuỗi lịch sử kia nữa. Hãy thoát hẳn ra khỏi nó! Có người nói gian nhà các em đang ở có ma, lẽ nào Hinh đã nhìn thấy thật ư? Chẳng rõ người khác - kể cả cô Âu Dương Sảnh vẫn được rao lên là ‘có duyên với ma quỷ’ - có nhìn thấy thật không?. Hinh nhất thiết không được giả định mình là một ‘nạn nhân’ tương lai, để rồi đi sắm cái vai ấy!”
Câu nói sau cùng của Lượng như một luồng điện cao thế phóng vào Diệp Hinh lâu nay nhớn nhác chạy quẩn quanh một cách vô định, tinh thần bất ổn. Có lẽ mình hãy nên lắng xuống, để suy nghĩ ngiêm chỉnh xem, có phải mình đã vô tình sắp đặt một cái thòng lọng cho mình không?
Thấy Hinh ngớ ra như đã tỉnh ngộ, Lượng thấy nhẹ nhõm: “Có lẽ là tôi nói hơi căng, Hinh thấy không mấy dễ chịu. Vậy thì, tôi sẽ giữ chìa khóa này, Hinh hãy suy nghĩ cho kỹ, bao giờ cần nó, tôi sẽ đưa!”
“Cứ đưa cho em ngay bây giờ!”. Hinh nói rất rắn rỏi, khiến Lượng thấy lòng mình nặng trĩu.
Đôi mắt Hinh mở to. Thế là đã đợi đến lúc ánh đèn của chiếc đồng hồ điện tử báo thức chớp chớp ánh sáng xanh, tức là đã 12h đêm. Hôm nay sau khi ăn xong bữa tối, Hinh cảm thấy Chu Mẫn và Trần Hy luôn có ý tiếp cận cô, cả hai luôn có mặt ở ký túc xá, ở phòng tự học, kể cả khu vệ sinh… khiến cô không thể đi đến phòng hồ sơ. Phòng ký túc xá lúc này rất tĩnh mịch, có thể nghe rõ tiếng thở đều đều của từng cô gái đang say giấc nồng.
Hinh mang theo đèn pin và máy ảnh, nhẹ nhàng xuống giường rồi ra khỏi phòng. Cô đứng trong bong tối chỗ đầu giường cầu thang một lúc, biết rõ không có ai bám theo, rồi mới xuống cầu thang. Đến chỗ ngoặt cầu thang giữa tầng một và tầng hai, Hinh bò ra ngoài cửa sổ.
Một mình đi trong sân trường vắng lặng, bóng tối vây quanh, Hinh không thể nén lòng mình nghĩ đến Tạ Tốn: anh ta thật hẹp hòi, hoặc, anh ta nghĩ mình là cô gái hẹp hòi. Cứ ngỡ anh chàng rất có nghị lực, thế mà mới chỉ vấp nhẹ sao đã hạ cờ thu quân? Được thôi, mình sẽ đi đến phòng hồ sơ giữa đêm khuya, cũng là một dịp để rèn luyện lòng can đảm.
Tuy nghĩ thế, nhưng chỉ riêng lúc đi qua hành lang khá dài của khu nhà hành chính cũ. Hinh đã thấy rờn rợn. Tuy nó không tối om như khu nhà giải phẫu, còn có lác đác vài vị nghiên cứu sinh đang miệt mài làm thí nghiệm, nhưng những tiếng động bất chợt phát ra vẫn khiến Hinh giật thót tim.
Lúc bước xuống cầu thang, đèn treo trên đầu dường như vĩnh viễn lờ mờ. Nhất là khi gió lùa thốc qua hành lang thì cánh cửa nhỏ phía sau lưng mơ ra hành lang lại cót két khe khẽ khiến Hinh nghĩ rằng chuyến đi này của mình có lẽ đã quá sai lầm.
Nhưng rồi cũng đã đến trước cửa phòng hồ sơ. Tay cầm chiếc chìa khóa bằng đồng, Hinh nhẩm thề rằng, lỡ mà chìa khóa này không mở được cửa thì cô sẽ nghe lời Lượng - không hoài công để ý đến “vụ án mưu sát 405” nữa.
Nhưng đến sang sớm 16 tháng 6 thì sao? Hay là sẽ để Tạ Tốn ôm chặt lấy mình?
Hinh cũng không hiểu sao mình lại nảy ra ý nghĩ này. Mặt cô chợt nóng bừng.
Tạ Tốn chết tiệt giờ này đang ở đâu nhỉ?
Hinh bình tĩnh trở lại, tay run run, từ từ tra chiếc chìa khóa dài ngoẵng vào ổ khóa. Rồi xịch một tiếng, hai cánh cửa phòng hồ sơ mở ra.
Tim Hinh bỗng đập nhanh: có lẽ đêm nay sẽ biết rõ sự thật về “vụ án mưu sát 405”.
Dưới ánh đèn pin yếu ớt. Hinh nhanh tay lật tìm cuốn sổ chỉ dẫn dày cộp. Tra theo ABC và số nét chữ Hán, đều không thấy từ ngữ nào liên quan đến “405”, hoặc “tự sát”, ”nhảy lầu”…
Nguyệt Quang, Nguyệt Quang là gì?
Mắt Hinh sáng lên khi nhìn thấy ba chữ “Nguyệt Quang xã” trong sổ chỉ dẫn. Điều khiến cô ngạc nhiên là từ năm 1956 đến năm 1967 đều có cái từ “Nguyệt Quang xã”; và tất nhiên tất cả đều xếp vào nhóm ‘vụ án’. Cô chợt nghĩ: nếu đã xếp như thế này, có lẽ nó liên quan đến các chuyện quái dị ở phòng 405 cũng nên. Nhưng nghe nói “vụ án mưu sát 405” xảy ra sớm nhất cũng phải là năm 1977, cách xa ghi chép cuối cùng về ‘Nguyệt Quang xã’ mười năm! Liệu hai điều này có mối liên hệ gì không? Hinh ghi lại vị trí hồ sơ ‘Nguyệt Quang xã’ 1956 trên giá sách, rồi lật tìm bắt đầu từ nó. Tìm vã mồ hôi trong đám hồ sơ “vụ án” năm đó mới thấy một kẹp văn bản có tiêu đề “Nguyệt Quang xã”, nhưng Hinh lại đờ người ra. Kẹp văn bản ấy còn dày hơn vài quyển bách khoa toàn thư, rất vất vả cô mới lôi được nó ra khỏi giá sách, cô soi đèn pin lật giở, thấy toàn là những cuốn sổ công tác, bên trong ghi đặc kín chứ viết bằng bút máy. Chẳng muốn mất bao lâu nếu muốn đọc hết chúng! Hinh chợt nảy ra một ý: chi bằng hãy đọc luôn hồ sơ năm 1967, vì nó là những ghi chép cuối cùng về “vụ án”, chắc chắn phải có phần kết luận hoặc là tổng kết… hiệu quả sẽ hơn hẳn đọc lần lượt ngần ấy năm ngần ấy tư liệu tạp nham kia. Cô tra lại sổ chỉ dẫn, tìm vị trí lưu trữ hồ sơ ‘Nguyệt Quang xã’ năm 1967. Nào ngờ tìm đến vị trí đó trên giá sách thì không thấy kẹp văn bản ấy đâu. Đang cuống lên để tìm, cô bỗng bị vướng chân - cúi đầu nhìn, thì ra là một cái ghế đẩu dùng để đứng tìm.
Trừ phi đã có người vào đây lục tìm hồ sơ? Hinh tạm biết vậy đã, cô lia đèn khắp nơi và từ từ di chuyển trong căn phòng. Đi đến chỗ trong cùng, ánh đèn dừng trên chiếc bàn dài dung cho người đến đọc hồ sơ, trên bàn có một kẹp văn bản khá dày. Bước đến xem, thấy ngoài bìa viết rành rành “Nguyệt Quang xã”, ghi rõ năm 1967. Phải chăng gần đây đã có người đọc những văn bản này? Người này có thể là ai? Tay Hinh cầm đèn pin hơi run run, cô nghĩ ngay đến cái chết của Thẩm Vệ Thanh. Cảm giác bất ổn ám ảnh cô mấy hôm nay càng thêm nặng nề, hình như có một bóng đêm luôn bám theo cô, rất quỉ quyệt bí hiểm, hình như nó luôn hành động trước cô một bước, hoặc là nó đang ngăn cản cô thăm dò… Hay là, bóng đen chính là cái chết.
Ý nghĩ này chợt đến thì Hinh nghe thấy một tiếng động nhẹ, cô sợ hãi ngoảnh lại, trong bóng tối chỉ thóang thấy một cái bóng lướt trên giá sách. Hinh run run hỏi : ”Ai đấy?”
Không có tiếng trả lời. Cô chĩa đèn pin vào các giá sách phía đó, vẫn chỉ là các giá sách. Như quên hết mọi sợ hãi, cô săm săm bước đến soi đèn thật kỹ, vẫn không thấy ai. Chắc mình đã thần hồ nát thần tính đó thôi! Cô lại thở sâu thở đều, xua tan cảm giác sợ hãi ập đến cô như song thủy triều, quay trở lại bàn chăm chú nhìn tập hồ sơ này.
Bên trong tập hồ sơ có rất nhiều lọai văn bản, chắc chắn không thể nào đọc hết trong đêm nay. Hay là ôm về từ từ đọc vậy?
Nhưng lỡ bị lộ thì nhà trường sẽ thi hành kỷ luật nặng. Cô vội lội máy ảnh ra nhưng nhớ rằng phim chỉ còn chừng hơn hai chục kiểu, và cả cuốn fim sơ cua thì cũng chỉ được thêm 36 kiểu nữa thôi, mà số văn bản này có đến vài trăm trang, vậy thì những trang nào mới là quan trọng? Vả lại, chụp ở nơi này buộc phải dung đến đèn flash, và pin của đèn flash khó mà đủ sức để chụp cho hết mấy chục bức ảnh! Ta hãy chọn lọc rồi chụp một số trang quan trọng đã, để đem về nghiên cứu.
Nghĩ như vậy nên Hinh cúi xuống nghiên cứu tỉ mỉ các trang giấy đã mở ra trước mặt, trên cùng là vài trang viết bằng bút máy trên giấy viết thư, mép trên đóng dấu “Hội đồng cách mạng học viện y khoa số 2 Giang Kinh”; phía dưới
: dòng thứ nhất viết khá ngay ngắn “Báo cáo nội bộ về tình hình họat động gần đây của Nguyệt Quang xã”; nhưng phần nội dung chính thì viết theo thể Hành thư rối rít mù vì cần viết cho nhanh, cực kì khó đọc. Xét cái tiêu đề, có thể đóan rằng đây là một báo cáo mang tính tổng kết, chắc sẽ hữu ích lắm đây. Hinh chụp năm trang này để đem về nghiên cứu kỹ. Phần cuối bản thảo có ghi chú hai chữ “Tinh Hỏa” - chắc là tên người viết báo cáo. Sau mấy trang này, là một cuốn sổ trong rất chững chạc, xem kỹ, thấy nó là một cuốn nhật ký bìa cứng được bọc lụa, cầm vào thấy nó rất ưng ý. Hinh mở ra , tim cô như bị chao đi , rồi lại dâng lên cao.
Cô thấy giữa bìa và tờ giấy lót phần ruột có kẹp một mẩu giấy - chính là mẩu giấy ít hôm trước cô đã ghi số máy điện thọai - nhắn tin và đưa cho Thẩm Vệ Thanh. Hinh thấy rùng mình và ớn lạnh, lẽ nào hung thủ giết Thẩm Vệ Thanh - dù nó là người hay ma - đang bám theo mình?
Cô khẽ lẩm bẩm: rốt cuộc ngươi muốn gì? Tại sao ngươi không có gan ló mặt ra?
Rồi lại nghĩ: hay đây là linh hồn của Vệ Thanh - cũng tự đi báo tin như cha cô? Hinh nghĩ càng thấy khả năng thứ hai là lớn nhất, nhưng, rõ ràng lại là một giả thuyết quá hão huyền! Nhưng nếu giả thiết ấy là đúng thì cuốn nhật ký này chắc chắn phải chứa đựng những thông tin quan trọng. Nhưng khi lật vội vài trang, Hinh lại thấy chưng hửng, nó dày đến trên trăm trang, chữ viết vô cùng bay bướm, nhưng tựa như lối chữ Thảo tuôn nhanh như nước chảy mây vần, đọc được nó sẽ rất tốn công sức. Hinh nghĩ ngợi rồi cô bắt đầu chụp nó từ trang cuối trở lên, dự định đêm nay sẽ đọc một ít, số còn lại sẽ phóng to rồi đọc sau. Rất nhanh, cô đã chụp hết một cuốn phim; đang sẵn trong bóng tối, cô lấy phim ra luôn rồi cất vào túi quần bò. Cô lắp cuộn phim thứ hai, chụp được nửa cuốn thì có tín hiệu báo đèn flash hết điện. Hinh không chụp nữa, cô giở trang đầu cuốn nhật ký, bắt đầu đọc thật nhanh.
Hàng ngày đến làm việc, Lục Bỉnh Thành thường đi cầu thang lên tận tầng chứ không đi thang máy. Ông có ý muốn rèn luyện thể lực. Tuy đã gần năm mươi nhưng năm nào ông cũng dự thi rèn luyện thân thể, ông là quán quân chạy đường trường của cán bộ viên chức tuổi trung niên trong giáo giới.
Từ xa ông đã nhìn thấy một nữ sinh đang đứng đợi ông ở cửa phòng làm việc, đó là Chu Mẫn. Trông vẻ lo âu của cô, ông biết ngay là có chuyện không hay. Ông rảo bước đến nơi bảo Chu Mẫn vào phòng.
“Em phải thưa với thầy Thành một việc này: Diệp Hinh đi biệt tăm hai hôm, chiều qua mới về. Chúng em hỏi đi đâu, thì Hinh nhất quyết không nói. Em định sớm đến báo cáo với thầy, nhưng lại nghe nói thầy đang đi công tác ở Nam Kinh.”
Ông Thành gật đầu: ”Đúng thế. Mấy hôm trước tôi và thầy Nghê hiệu trưởng đi Nam Kinh dự hội nghị của Bộ Y Tế về vấn đề cải tiến giáo trình trường Y. Nhưng tôi cũng đã biết việc này, thầy Lý chủ nhiệm lớp các em nghe em báo cáo xong, đã gọi điện đến Nam Kinh báo ngay cho tôi biết. Sự việc khá nghiêm trọng, nên tôi đành bỏ dở hội nghị quay về để giải quyết. Em hãy nói cụ thể đi!”
Mẫn rất cảm kích đón lấy tách trà thầy Thành bưng cho cô, cô ngồi xuống ghế sô pha dành để tiếp khách: ”Chuyện là thế này ạ, buổi sang cách đây ba hôm, Hinh đến phòng bảo vệ của trường, và chiều hôm đó chúng em thấy Hinh chuẩn bị balô hành lý, rồi vội vã rời ký túc xá. Em bèn đi theo. Ra khỏi cổng trường, Hinh lên tắc xi đi luôn. Bí quá em cũng gọi tắc xi bám theo, đi đến tận ga tàu hỏa. Em thấy Hinh xếp hang mua vé đi tuyến Thượng Hải - Hàng Châu, đoán rằng bạn ấy đi về nhà. Em định đến can ngăn nhưng lại nhớ đến lời thầy dặn ‘chớ nên đánh động’; em định lên tàu bám theo, nhưng lại e sẽ rất bất nhã. Sau khi thấy Hinh lên tàu rồi, em vội trở về báo cáo với thầy Lý”
Bỉnh Thành cảm kích nhìn Chu Mẫn: “Em là một cán bộ lớp tốt, biết quan tâm đến các bạn, đã hỗ trợ rất nhiều cho công tác giáo viên của chúng tôi. Tôi nhờ thầy Lý liên lạc với mẹ của Hinh, và biết rằng bạn ấy không về nhà. Tôi gọi điện hỏi phòng bảo vệ, họ nói đúng là hôm nọ bạn Hinh có vào gặp họ, muốn hỏi các sự việc về ‘vụ án mưu sát ’ nhưng họ không tiếp. Tối qua phòng bảo vệ còn gọi điện báo cáo tôi rằng phòng trinh sát hình sự công an huyện Nghi Hưng đã gọi điện đến trường, còn nói là không rõ vì nguyên nhân gì, họ đã tiếp xúc với Diệp Hinh!”
Mẫn hết sức kinh ngạc, trầm trồ rất chân thành: “Hiệu suất công tác của thầy thật kỳ diệu! Thầy nắm vững sự việc từng chi tiết ở xa ngàn dặm!”
Vẻ mặt thầy Thành thoáng nét ưu tư: “Thì còn cách nào khác? Bao năm nay phụ trách công tác sinh viên, hằng năm cứ đến dịp này tôi lại thấp thỏm không yên. Tuy nói ‘vụ án mưu sát ’ không phải là vụ mưu sát thật sự, và tất nhiên không ly kỳ như vẫn đồn đại, nhưng tôi đã chứng kiến vài cô sinh viên có vấn đề tâm thần đã chọn cách ra đi như thế lòng tôi không thể không trĩu nặng. Mấy năm gần đây, hễ chớm thấy một vài dấu hiệu nảy sinh, tôi đều gắng tìm cách phòng ngừa tai họa. Nhưng các giáo viên chúng tôi đâu phải thần thông quảng đại ba đầu sáu tay gì cho cam! Chúng tôi rất cần sự hợp tác của các nòng cốt sinh viên như các em!”
“Giúp đỡ bạn cũng là bổn phận của chúng em ạ”
Bỉnh Thành chợt nhớ đến một chi tiết: ”Hôm nọ em thấy Diệp Hinh đi một mình hay là đi với ai?”
“Đi một mình ạ!”
“Em nhìn đúng thế chứ?”
“Em có thể khẳng định là chỉ có một mình Hinh xuống tắc xi rồi vào mua vé tàu, qua cửa soát vé. Nhưng có ai chờ gặp Hinh ở sân ga không thì em không rõ!”
“Tôi nhớ lần trước bạn Mẫn nói: các bạn nghĩ hình như bạn Hinh đang yêu đương. Có biết anh bạn kia là ai không?”. Ông Thành tin rằng sau ngần ấy hôm, chắc Chu Mẫn đã biết nhiều thông tin hơn.
“Không biết ạ! Có điều, chiều qua sau khi trở về, thấy bạn Hinh tỏ ra rất uể oải, buồn bã âu sầu. Chúng em lại đoán là bạn Hinh thất tình!”. Mẫn cảm thấy câu trả lời của cô đúng là chẳng đâu vào đâu: còn chưa “đoán” được người yêu của bạn là ai, mà đã đoán rằng “thất tình” ! Chi tiết này rõ ràng là vô giá trị.
“Thế thì lạ thật. Công an Nghi Xuân nói rằng còn có một cậu thanh niên đi cùng Diệp Hinh, cậu ta đang học ở trường này. Chúng tôi sẽ điều tra cho rõ.”
Chu Mẫn rất muốn biết anh chàng kia là ai, cô muốn hỏi nhưng lại nghĩ: rõ ràng là thầy Thành không có ý định nói cho cô biết, nên cô kìm lại không hỏi nữa.
Dọc đường trở về trường. Hinh nghĩ đến câu Tốn nói là “gánh nặng tình cảm”, cô muốn thôi quan hệ với Tốn nên cô chẳng thiết nghĩ đến anh ta nữa, đồng thời cũng lấy làm may mắn vì mình vẫn chưa “sa đà” vào quá sâu. Nhưng khi về đến trường, thấy Tốn im lìm chia tay với cô, thì chỉ sau vài tiếng đồng hồ cô lại thấy nhớ nhung mãnh liệt.
Mới có mấy hôm mà mình đã khó tự chủ đến thế này ư?
Thì ra, những tính cách bỗ bã bất kham, gàn dở, cũng như tài hoa của Tốn đã “đóng cọc” trong trái tim Hinh; nếu không có một cuộc “đại chiến” thì e rằng chẳng thể xua đuổi được.
Mình hãy từ từ mà quên đi vậy, nhưng mỗi khi lên lớp học chung lại vẫn cứ phải gặp mặt.
Khi Chu Mẫn và Trần Hy hỏi Hinh, ánh mắt của hai cô còn sắc hơn ánh mắt của đội trưởng trinh sát hình sự huyện Nghi Hưng. Hinh thản nhiên nhìn lại, ngầm tỏ ý bất hợp tác. Thầy Lý chủ nhiệm lớp cũng hỏi cô vừa qua đi đâu, cô đành nói là nhớ nhà nên về thăm….
Hinh thầm nhắc nhở mình phải bình tĩnh, khéo lựa mà ứng phó cho qua chuyện, để còn chuẩn bị cho các hành động tiếp theo.
Tức là phải tra cho được bí mật về “hồ sơ Nguyệt Quang xã”. Nhưng nên điều tra thế nào đây? Lúc ngồi trên tàu hỏa Hinh đã ngẫm nghĩ, cũng muốn bàn bạc vớii Tạ Tốn. Nhưng lúc đó cô đang bực anh ta, nên chính cô cũng chưa nghĩ ra, và tất nhiên chưa bàn bạc gì.
Tạ Tốn, anh đang ở đâu? Anh hãy đến giúp tôi với!
Nhưng, sang thứ hai tuần sau mới là buổi học tập trung, thậm chí cho đến nay cô vẫn chưa biết Tốn đang ở khu ký túc xá nào. Mà dù biết rồi, thì chẳng lẽ mình lại tự đến tìm gặp hay sao?
Thì giờ thì gấp, không cho phép Hinh nghĩ nhiều. Cô bèn đi gặp hội trưởng hội nhiếp ảnh Du Thư Lượng.
Lượng miễn cưỡng đi theo Hinh đến phòng quản lý hồ sơ của nhà trường, nằm trên tầng ba của khu nhà được quyên tặng mới xây dựng. Một bà tuổi trung niên là cán bộ ở đây, thấy khách là hai sinh viên, bà ngỡ ngàng, vì bao năm nay hiếm khi thấy cánh trẻ tự đến để tra hồ sơ. Hồ sơ sinh viên thuờng do văn phòng của từng phân viện quản lý, phòng này chủ yếu lưu trữ các văn bản có ý nghĩa lịch sử trong năm kể từ khi thành lập trường. Các học sinh bình thường không được mượn đọc những hồ sơ này, các sinh viên còn đang học tại trường muốn đọc, cần xin các cán bộ phụ trách khoa, phòng ban các phân viên xem xét cụ thể và phê chuẩn.
“Hai anh chị muốn tìm hồ sơ gì? Sao phải mang theo máy ảnh nữa?” Vị nữ cán bộ hỏi có ý dè chừng.
“Chúng cháu muốn xem hồ sơ của phòng hồ sơ này. Nói thế có phần khó hiểu phải không ạ? Chuyện là thế này: trạm phát thanh chúng cháu muốn thực hiện một chuyên đề về phòng hồ sơ của trường. Các bác là những cán bộ cần cù thầm lặng làm việc, là những vị anh hùng không công khai xuất hiện, chúng cháu muốn đông đảo sinh viên có một nhận thức mới đối với công việc của các bác”. Hinh nói dõng dạc đường hoàng, còn Lượng thì khe khẽ lắc đầu, anh nghĩ, chỉ qua những câu nói nhăng nhít này, đủ thấy cô bạn đồng hương trông thanh tú trong sáng của anh có thể dư sức xông pha vào xã hội phức tạp.
Quả nhiên bác ta bớt cảnh giác ngay: “Các cô cậu đã nghĩ về chúng tôi như thế, thực quả hiếm thấy. Hai cô cậu định phỏng vấn như thế nào?”
“Trước tiên phiền bác giới thiệu cho chúng cháu biết về phòng hồ sơ của trường.” Hinh nói cứ như là thật.
“Để tôi nghĩ xem nên bắt đầu nói từ đâu. Phòng này được thành lập từ năm , đã có lịch sử lâu đời. Hiện nay các vụ thấy nó chật chội như thế này, ngay cái cửa sổ cho thoáng khí cũng không có… bởi vì… chắc các vị cũng hiểu: phòng hồ sơ đâu phải đơn vị quan trọng như các đơn vị giảng dạy, nghiên cứu, các phòng ban hành chính, cho nên không được coi trọng cho lắm.” Rõ ràng bác ta có không ít bức xúc nhân dịp này bèn xả ra.
“Đúng thế, cháu cũng thấy lạ: một gian nhà bé thế này thì lưu trữ được mấy năm hồ sơ?”
“Tôi biết ngay là cô sẽ hỏi câu này! Các hồ sơ bình thường, ví dụ hồ sơ về cán bộ giảng viên và sinh viên đang học, đều do các phân viện và các khoa lưu trữ. Hồ sơ về sinh viên đã ra trường, cán bộ nghỉ hưu, do phòng quản lý học sinh và phòng tổ chức lưu trữ. Nếu không, toàn bộ hồ sơ sinh viên giảng viên bao nhiêu năm trời đều dồn về một nơi thì phải chất cao đến trần nhà!”
“Thế thì những tư liệu và hồ sơ thuộc loại nào do phòng lưu trữ bảo quản ạ?”
Bác cán bộ nói có vẻ tự hào: “Nói chung là tất cả các tư liệu quan trọng! Phòng này lưu trữ những tư liệu có ý nghĩa lịch sử và có giá trị tham khảo của bảy chục năm qua. Ví dụ, phòng lịch sử nhà trường, muốn viết bộ sử mới, thì trước hết cần hỏi ai? Rõ ràng là phải đến phòng chúng tôi trước! Kho tư liệu ở đây chưa dám nói là mênh mông vô tận nhưng nếu nói là tinh túy hàng đầu thì không ngoa chút nào!”
“Nói vậy tức là tư liệu phòng này lưu trữ rất phong phú, nhưng cháu vẫn không tin rằng căn phòng này có thể chứa nổi chúng!” Hinh bắt đầu tiến sâu vào vấn đề chính.
“Đương nhiên là không chứa nổi. Nơi này chỉ chứa một số rất ít những tư liệu mà người ta hay mượn đọc nhất, tuyệt đại đa số hồ sơ hiện nay vẫn chất đống trong tầng hầm của tòa nhà số khu hành chính cũ, thật là gian khổ. Suốt ngày tối om, nhất là vào mùa đông - trời chưa sáng tôi đã phải đến làm, tối mịt mới tan tầm, cả ngày không trông thấy ánh mặt trời.” Bác lại đưa mắt nhìn chiếc máy ảnh mà Du Thư Lượng đang đeo: “Tôi còn nhớ các chú sinh viên ở hội nhiếp ảnh hồi ấy chưa tìm được buồng tối, nhà trường bèn bố trí cho họ chen vào chỗ chúng tôi để in tráng. Tầng hầm vốn đã thiếu không khí, có thêm họ vào, không khí càng nồng nặc chết khiếp!”
Lượng thấy bác ta cau mày, rõ ràng là vì nhớ lại cái cảnh không mấy tốt đẹp ngày xưa, anh vội nói: “Đó là các đàn anh ‘khai quốc công thần’ của hội nhiếp ảnh chúng cháu hồi đó đã làm, nay đến lượt bọn cháu đã là chưởng môn đời thứ chín, chưa từng tham dự lối đánh du kích của họ!”
Hinh cười : ”Thời kỳ lịch sử ấy thật là thú vị! Bác có thể dẫn chúng cháu đến tham quan cái tầng hầm ấy được không ạ? Chắc chắn nó sẽ là trọng điểm trong tiết mục của chúng cháu!”
Bác ta cũng cười : “Được, tôi sẽ làm hướng dẫn viên du lịch cho hai người!”
Khu nhà hành chính cũ nằm sát khu nhà giảng dạy y học cơ sở, đối xứng với hai tòa nhà giải phẫu và ghép phôi, xây gạch đỏ lốm đốm, là một trong những kiến trúc kiểu cũ của trường. Từ khi các phòng ban hành chính chuyển về khu nhà được quyên tặng mới xây, thì nơi này bỗng trở nên vắng tanh. Ngoài một vài đơn vị hậu cần vẫn còn ở lại chỗ cũ, thì các phòng khách đều tạm đóng cửa bỏ không, chờ để cho kinh tế ba đến thuê, hoặc là sẽ bị các bộ môn giảng dạy nghiên cứu của phân viện Y học cơ sở luôn luôn thiếu phòng thí nghiệm đến chiếm chỗ. Nói chung là khu này đã trở nên tẻ ngắt rất nhiều. Bác cán bộ dẫn hai sinh viên hiếu kì đi qua một quãng hành lang hơi tối, mở một cánh cửa xấu xí, bật đèn rồi bước xuống từng bậc. Đèn trên đầu hắt xuống còn tối hơn cả đèn hành lang trên kia, Hinh gần như phải dò dẫm từng bước một mới không bị ngã. Xuống hết cầu thang, phải đi chừng mươi mét trong bong tối nữa mới lờ mờ nhìn thấy hai cánh cửa lớn đang đóng im ỉm. Bác cán bộ lần tìm khắp người, rồi lấy ra một chum chìa khóa, nhìn mãi dưới ánh sang yếu ớt mới nhận ra chiếc chìa khóa đồng khá dài, rồi mở cửa.
Hinh bất giác hỏi: “Tại sao phòng hồ sơ lại đặt ở một nơi âm u thế này ạ?”
Bác ta thoáng nghĩ ngợi rồi đành nói: “Tôi chỉ muốn nói thế này - các cô cậu đừng nên đưa vào nội dung tiết mục. Tôi cho rằng, nói cho cùng, vẫn là vấn đề “không coi trọng”! Hiện nay các nơi đều gắng khai thách dịch vụ thu lợi, phòng hồ sơ chỉ là các đống giấy tờ cũ, không có đất để tổ chức dịch vụ gì. Nhà trường thì ưu ái kinh tế ba, chúng tôi đương nhiên rất muốn có phòng làm việc khang trang hơn nhưng kêu trời, trời không thấu, gọi đất, đất không hay!”
Phía trong cửa tối đen như mực, bác cán bộ bật đèn tầng hầm. Bên trong là hai hàng giá sách, có khoảng hai chục giá sách lớn, tư liệu sách vở chen nhau san sát, chất cao gần sát trần nhà. Nếu muốn tìm kiếm một thứ gì đó mà không có người hướng dẫn, thì chẳng khách nào mò kim đáy bể!
Hinh than vãn: “Lắm thứ thế này, muốn tìm cái gì đó thì gay lắm đây”
Bác ta nói : “Với người lạ thì đúng là khó, nhưng chúng tôi đã thuộc làu cách phân loại hồ sơ, thì sẽ tìm rất dễ, miễn là hồ sơ không xếp nhầm chỗ.”
“Các hồ sơ đựơc phân lọai theo trật tự gì ạ? Theo ABC hay theo số nét chữ Hán ạ?” Hinh đang rất muốn biết về hồ sơ “Nguyệt Quang xã”.
Bác cán bộ nghe viết ngay Hinh là dân “ngoại đạo”, bèn cười nói: “Việc phân loại và chỉ dẫn các thư mục cần có chuyên môn sâu, chúng tôi vốn đều học chuyên ngành hồ sơ học. Nói một cách đơn giản là, phòng chúng tôi áp dụng cách phân loại truyền thống trước kia: dựa vào niên đại và chuyên đề để phân loại. Ví dụ, trước hết xếp theo năm , …v….v… sau đó chia nhóm Đảng - chính quyền, dạy và học, nghiên cứu, đối ngọai, các trường bạn. v…v…. Đồng thời cũng có thể tra cứu theo nhiều cách, ví dụ tra theo thứ tự ABC và số nét chữ Hán. Chúng tôi đã rất tốn công sức để soạn phần giới thiệu chỉ dẫn, dám tin chắc là đã toàn diện rồi!”. Bà chỉ vào cuốn sổ dày cộp trên chiếc bàn nhỏ kê sát cửa: “Đó là phần chỉ dẫn, mỗi năm đều cải tiến một lần.”
Du Thư Lượng nghe có phần ngán ngẩm, anh chợt ngáp dài, Hinh vội lừ mắt ra hiệu anh phải nên phấn chấn lên.
“Nào là phân loại, nào là chỉ dẫn… ngán ơi là ngán! Em định tra cứu tài liệu gì thì hỏi luôn bà ấy là xong, bà ấy quá mong có người trò chuyện!” Lượng trách móc.
“Anh không thấy bác ấy nói à: muốn xem thứ gì, thì phải được trường phê duyệt đã! Em đang muốn xem một thứ có màu sắc cá nhân, thì đời nào nhà trường lại đồng ý!” Hinh nhận thấy mình đã đi vào ngõ cụt.
“Định xem thứ gì ? Thôi vậy, đã gọi là cá nhân, thì tôi có hỏi cũng vô ích thôi!”
Hinh thấy Lượng định nói gì đó nhưng lại thôi, cô nảy ra một ý: “Tất nhiên có thể nói với anh: vẫn là chuyện cũ liên quan đến ‘vụ mưu sát ’; chắc anh cũng đã nghe nói ít nhiều? Em đang ở phòng , em không không lo sao được? Cho nên em muốn xem các tư liệu cũ, ít ra cũng có thể trang bị cho mình một chút tri thức. Có điều gì thì anh đừng nên giấu em.”
Lượng “à” lên một tiếng kinh ngạc nhìn Hinh một hồi rồi nói: “Tôi nói, mong em đừng giận: gần đây tôi nghe người ta nhắc đến em, nói rằng em có vẻ bí hiểm, kì cục… thì ra là vì chuyện này. Chuyện về “vụ mưu sát ” đúng là hơi lạ lùng, nhưng em đừng nên cứ như người mất hồn vì nó, để rồi lại làm những việc quá trớn! Chưa biết chừng, trong số người chết đã có người như thế - tức là mắc chứng bệnh bức xúc cực đoan, cứ quyết dựa theo lịch sử hoặc tự nghĩ ra để thiết kế một kịch bản dẫn mình đến cái chết. Theo tôi thì Hemingway và tấn bi kịch hồi trước ở thành phố Ketchum đều có nhân tố đó. Em nên biết con người ta nếu quá đắm đuối theo một cách suy nghĩ thì hành vi sẽ tiến tới chỗ cực đoan”.
Hinh thấy hơi chột dạ, vì Lượng nói rất có lý. Trong người nhảy lầu, ít nhất có người đã từng đi viện tâm thần, liệu có phải lịch sử và những lời đồn đại đã gây nên hiệu ứng ám thị đối với những người chết này không? Cách thôi miên mà các bác sĩ tâm thần vẫn dùng, cũng là một loại hiệu ứng ám thị đấy thôi! Có phải chính mình đang sa vào chuyện này? Nhưng cô lại nghĩ, chính mình đã chứng kiến các hiện tượng kì dị lúc người cha qua đời và cái chết bột phát của Thẩm Vệ Thanh, thì mình sao có thể không có cảm giác về một mối nguy chứ.
“Anh nói rất có lý! Có phải gần đây anh đã lên lớp học môn bệnh học tâm thần không? ”
Hinh rất cảm kích về sự thẳng thắn và quan tâm của Lượng.
Lượng đã có phần yên tâm, gật đầu nói: “Đúng, cứ cách một tuần tôi lại đến bệnh viện tâm thần kiến tập một lần, thấy mình được hiểu biết hơn, nhưng cũng thấy rất đáng buồn. Ta nên biết rằng, với các bệnh thông thường thì phòng bệnh là chính, chú ý giữ vệ sinh, tập luyện, chế độ dinh dưỡng, không thuốc lá rượu chè… nhưng đôi khi vẫn không lại được. Còn đối với bệnh tâm thần thì có khả năng phòng bệnh nhất, nhưng người ta lại dễ lơ là, có lẽ là bởi vì cần phải lưu tâm. Người bình thường, nhất là những người như tôi, lại rất kém nhẫn nại lưu tâm. ”
“Hình như anh bỗng chín chắn lên rất nhiều, có phải anh đã “kết” một chị nào rồi phải không ạ? ” Hinh suy đoán một cách hợp lý.
“Làm gì có chuyện đó…. Em đã nói lạc đề rồi. Vì em là người rất tinh tường, tôi sẽ đưa em đến phòng nhiếp ảnh của bọn tôi, cho em xem một thứ vô cùng quan trọng. ”
Mặc kệ Hinh nài nỉ khai thác, Lượng vẫn không nói trước đó là thứ gì mà quan trọng đến thế. Về đến phòng làm việc của hội nhiếp ảnh, Lượng chúi đầu vào tủ sắt đựng tài liệu lục tìm một hồi lâu, rồi kêu lên: “Đây rồi!”. Anh quay ra tay cầm một chiếc chìa khóa dài ngoẵng bằng đồng: “Trông quen quen, đúng không? ”
Hinh reo lên một tiếng. Chiếc chìa khóa này giống hệt chiếc chìa khóa của bác cán bộ quản lý hồ sơ đã dùng để mở cửa tầng hầm.
“Em còn nhớ bác ấy nói rằng trước kia hội nhiếp ảnh đã từng dung nơi đó làm buồng tối không? Tôi mới nhớ ra rằng, khi bàn giao công việc, anh hội trưởng tiền nhiệm đã đưa cho tôi một chùm chìa khóa, trong đó có một chiếc rất cũ kỹ - anh ta cũng không rõ có thể dùng vào đâu. Khi bác cán bộ kia nhắc lại chuyện cũ thì tôi liên tưởng ngay đến nó: chắc chắn các vị nguyên lão ấy đã từng có một chiếc chìa khóa để mở phòng hồ sơ, nhưng về sau đã có căn cứ địa riêng, họ đã quên không trả chìa khóa, bèn coi như “cổ vật” để làm kỉ niệm”. Khi nói đến chỗ đắc ý nhất, Lượng vẫn giữ cái dáng vẻ cũ!
Hinh thò tay cầm, nhưng Lượng rụt ngay lại khiến Hinh chưng hửng.
“Khoan đã nào! Tôi có thể đưa cho, nhưng em phải hứa với tôi một điều”. Thấy Hinh tỏ ý hơi bực, Lượng bèn ngừng lời. Anh nhìn chiếc chìa khóa vàng xỉn, lại nhớ đến lúc nãy mình nhấn mạnh là “phải lưu tâm…. ”Lượng nghiêm nét mặt: “Hinh ạ, chúng ta là đồng hương, lâu nay anh vẫn coi Hinh như cô em gái, cho nên hôm nay anh trịnh trọng nhắc nhở em: nếu tìm ra cái hồ sơ ấy, đọc xong, em cũng khỏi cần lo lắng gì, và đừng đắm chìm trong cái chuỗi lịch sử kia nữa. Hãy thoát hẳn ra khỏi nó! Có người nói gian nhà các em đang ở có ma, lẽ nào Hinh đã nhìn thấy thật ư? Chẳng rõ người khác - kể cả cô Âu Dương Sảnh vẫn được rao lên là ‘có duyên với ma quỷ’ - có nhìn thấy thật không?. Hinh nhất thiết không được giả định mình là một ‘nạn nhân’ tương lai, để rồi đi sắm cái vai ấy!”
Câu nói sau cùng của Lượng như một luồng điện cao thế phóng vào Diệp Hinh lâu nay nhớn nhác chạy quẩn quanh một cách vô định, tinh thần bất ổn. Có lẽ mình hãy nên lắng xuống, để suy nghĩ ngiêm chỉnh xem, có phải mình đã vô tình sắp đặt một cái thòng lọng cho mình không?
Thấy Hinh ngớ ra như đã tỉnh ngộ, Lượng thấy nhẹ nhõm: “Có lẽ là tôi nói hơi căng, Hinh thấy không mấy dễ chịu. Vậy thì, tôi sẽ giữ chìa khóa này, Hinh hãy suy nghĩ cho kỹ, bao giờ cần nó, tôi sẽ đưa!”
“Cứ đưa cho em ngay bây giờ!”. Hinh nói rất rắn rỏi, khiến Lượng thấy lòng mình nặng trĩu.
Đôi mắt Hinh mở to. Thế là đã đợi đến lúc ánh đèn của chiếc đồng hồ điện tử báo thức chớp chớp ánh sáng xanh, tức là đã h đêm. Hôm nay sau khi ăn xong bữa tối, Hinh cảm thấy Chu Mẫn và Trần Hy luôn có ý tiếp cận cô, cả hai luôn có mặt ở ký túc xá, ở phòng tự học, kể cả khu vệ sinh… khiến cô không thể đi đến phòng hồ sơ. Phòng ký túc xá lúc này rất tĩnh mịch, có thể nghe rõ tiếng thở đều đều của từng cô gái đang say giấc nồng.
Hinh mang theo đèn pin và máy ảnh, nhẹ nhàng xuống giường rồi ra khỏi phòng. Cô đứng trong bong tối chỗ đầu giường cầu thang một lúc, biết rõ không có ai bám theo, rồi mới xuống cầu thang. Đến chỗ ngoặt cầu thang giữa tầng một và tầng hai, Hinh bò ra ngoài cửa sổ.
Một mình đi trong sân trường vắng lặng, bóng tối vây quanh, Hinh không thể nén lòng mình nghĩ đến Tạ Tốn: anh ta thật hẹp hòi, hoặc, anh ta nghĩ mình là cô gái hẹp hòi. Cứ ngỡ anh chàng rất có nghị lực, thế mà mới chỉ vấp nhẹ sao đã hạ cờ thu quân? Được thôi, mình sẽ đi đến phòng hồ sơ giữa đêm khuya, cũng là một dịp để rèn luyện lòng can đảm.
Tuy nghĩ thế, nhưng chỉ riêng lúc đi qua hành lang khá dài của khu nhà hành chính cũ. Hinh đã thấy rờn rợn. Tuy nó không tối om như khu nhà giải phẫu, còn có lác đác vài vị nghiên cứu sinh đang miệt mài làm thí nghiệm, nhưng những tiếng động bất chợt phát ra vẫn khiến Hinh giật thót tim.
Lúc bước xuống cầu thang, đèn treo trên đầu dường như vĩnh viễn lờ mờ. Nhất là khi gió lùa thốc qua hành lang thì cánh cửa nhỏ phía sau lưng mơ ra hành lang lại cót két khe khẽ khiến Hinh nghĩ rằng chuyến đi này của mình có lẽ đã quá sai lầm.
Nhưng rồi cũng đã đến trước cửa phòng hồ sơ. Tay cầm chiếc chìa khóa bằng đồng, Hinh nhẩm thề rằng, lỡ mà chìa khóa này không mở được cửa thì cô sẽ nghe lời Lượng - không hoài công để ý đến “vụ án mưu sát ” nữa.
Nhưng đến sang sớm tháng thì sao? Hay là sẽ để Tạ Tốn ôm chặt lấy mình?
Hinh cũng không hiểu sao mình lại nảy ra ý nghĩ này. Mặt cô chợt nóng bừng.
Tạ Tốn chết tiệt giờ này đang ở đâu nhỉ?
Hinh bình tĩnh trở lại, tay run run, từ từ tra chiếc chìa khóa dài ngoẵng vào ổ khóa. Rồi xịch một tiếng, hai cánh cửa phòng hồ sơ mở ra.
Tim Hinh bỗng đập nhanh: có lẽ đêm nay sẽ biết rõ sự thật về “vụ án mưu sát ”.
Dưới ánh đèn pin yếu ớt. Hinh nhanh tay lật tìm cuốn sổ chỉ dẫn dày cộp. Tra theo ABC và số nét chữ Hán, đều không thấy từ ngữ nào liên quan đến “”, hoặc “tự sát”, ”nhảy lầu”…
Nguyệt Quang, Nguyệt Quang là gì?
Mắt Hinh sáng lên khi nhìn thấy ba chữ “Nguyệt Quang xã” trong sổ chỉ dẫn. Điều khiến cô ngạc nhiên là từ năm đến năm đều có cái từ “Nguyệt Quang xã”; và tất nhiên tất cả đều xếp vào nhóm ‘vụ án’. Cô chợt nghĩ: nếu đã xếp như thế này, có lẽ nó liên quan đến các chuyện quái dị ở phòng cũng nên. Nhưng nghe nói “vụ án mưu sát ” xảy ra sớm nhất cũng phải là năm , cách xa ghi chép cuối cùng về ‘Nguyệt Quang xã’ mười năm! Liệu hai điều này có mối liên hệ gì không? Hinh ghi lại vị trí hồ sơ ‘Nguyệt Quang xã’ trên giá sách, rồi lật tìm bắt đầu từ nó. Tìm vã mồ hôi trong đám hồ sơ “vụ án” năm đó mới thấy một kẹp văn bản có tiêu đề “Nguyệt Quang xã”, nhưng Hinh lại đờ người ra. Kẹp văn bản ấy còn dày hơn vài quyển bách khoa toàn thư, rất vất vả cô mới lôi được nó ra khỏi giá sách, cô soi đèn pin lật giở, thấy toàn là những cuốn sổ công tác, bên trong ghi đặc kín chứ viết bằng bút máy. Chẳng muốn mất bao lâu nếu muốn đọc hết chúng! Hinh chợt nảy ra một ý: chi bằng hãy đọc luôn hồ sơ năm , vì nó là những ghi chép cuối cùng về “vụ án”, chắc chắn phải có phần kết luận hoặc là tổng kết… hiệu quả sẽ hơn hẳn đọc lần lượt ngần ấy năm ngần ấy tư liệu tạp nham kia. Cô tra lại sổ chỉ dẫn, tìm vị trí lưu trữ hồ sơ ‘Nguyệt Quang xã’ năm . Nào ngờ tìm đến vị trí đó trên giá sách thì không thấy kẹp văn bản ấy đâu. Đang cuống lên để tìm, cô bỗng bị vướng chân - cúi đầu nhìn, thì ra là một cái ghế đẩu dùng để đứng tìm.
Trừ phi đã có người vào đây lục tìm hồ sơ? Hinh tạm biết vậy đã, cô lia đèn khắp nơi và từ từ di chuyển trong căn phòng. Đi đến chỗ trong cùng, ánh đèn dừng trên chiếc bàn dài dung cho người đến đọc hồ sơ, trên bàn có một kẹp văn bản khá dày. Bước đến xem, thấy ngoài bìa viết rành rành “Nguyệt Quang xã”, ghi rõ năm . Phải chăng gần đây đã có người đọc những văn bản này? Người này có thể là ai? Tay Hinh cầm đèn pin hơi run run, cô nghĩ ngay đến cái chết của Thẩm Vệ Thanh. Cảm giác bất ổn ám ảnh cô mấy hôm nay càng thêm nặng nề, hình như có một bóng đêm luôn bám theo cô, rất quỉ quyệt bí hiểm, hình như nó luôn hành động trước cô một bước, hoặc là nó đang ngăn cản cô thăm dò… Hay là, bóng đen chính là cái chết.
Ý nghĩ này chợt đến thì Hinh nghe thấy một tiếng động nhẹ, cô sợ hãi ngoảnh lại, trong bóng tối chỉ thóang thấy một cái bóng lướt trên giá sách. Hinh run run hỏi : ”Ai đấy?”
Không có tiếng trả lời. Cô chĩa đèn pin vào các giá sách phía đó, vẫn chỉ là các giá sách. Như quên hết mọi sợ hãi, cô săm săm bước đến soi đèn thật kỹ, vẫn không thấy ai. Chắc mình đã thần hồ nát thần tính đó thôi! Cô lại thở sâu thở đều, xua tan cảm giác sợ hãi ập đến cô như song thủy triều, quay trở lại bàn chăm chú nhìn tập hồ sơ này.
Bên trong tập hồ sơ có rất nhiều lọai văn bản, chắc chắn không thể nào đọc hết trong đêm nay. Hay là ôm về từ từ đọc vậy?
Nhưng lỡ bị lộ thì nhà trường sẽ thi hành kỷ luật nặng. Cô vội lội máy ảnh ra nhưng nhớ rằng phim chỉ còn chừng hơn hai chục kiểu, và cả cuốn fim sơ cua thì cũng chỉ được thêm kiểu nữa thôi, mà số văn bản này có đến vài trăm trang, vậy thì những trang nào mới là quan trọng? Vả lại, chụp ở nơi này buộc phải dung đến đèn flash, và pin của đèn flash khó mà đủ sức để chụp cho hết mấy chục bức ảnh! Ta hãy chọn lọc rồi chụp một số trang quan trọng đã, để đem về nghiên cứu.
Nghĩ như vậy nên Hinh cúi xuống nghiên cứu tỉ mỉ các trang giấy đã mở ra trước mặt, trên cùng là vài trang viết bằng bút máy trên giấy viết thư, mép trên đóng dấu “Hội đồng cách mạng học viện y khoa số Giang Kinh”; phía dưới
: dòng thứ nhất viết khá ngay ngắn “Báo cáo nội bộ về tình hình họat động gần đây của Nguyệt Quang xã”; nhưng phần nội dung chính thì viết theo thể Hành thư rối rít mù vì cần viết cho nhanh, cực kì khó đọc. Xét cái tiêu đề, có thể đóan rằng đây là một báo cáo mang tính tổng kết, chắc sẽ hữu ích lắm đây. Hinh chụp năm trang này để đem về nghiên cứu kỹ. Phần cuối bản thảo có ghi chú hai chữ “Tinh Hỏa” - chắc là tên người viết báo cáo. Sau mấy trang này, là một cuốn sổ trong rất chững chạc, xem kỹ, thấy nó là một cuốn nhật ký bìa cứng được bọc lụa, cầm vào thấy nó rất ưng ý. Hinh mở ra , tim cô như bị chao đi , rồi lại dâng lên cao.
Cô thấy giữa bìa và tờ giấy lót phần ruột có kẹp một mẩu giấy - chính là mẩu giấy ít hôm trước cô đã ghi số máy điện thọai - nhắn tin và đưa cho Thẩm Vệ Thanh. Hinh thấy rùng mình và ớn lạnh, lẽ nào hung thủ giết Thẩm Vệ Thanh - dù nó là người hay ma - đang bám theo mình?
Cô khẽ lẩm bẩm: rốt cuộc ngươi muốn gì? Tại sao ngươi không có gan ló mặt ra?
Rồi lại nghĩ: hay đây là linh hồn của Vệ Thanh - cũng tự đi báo tin như cha cô? Hinh nghĩ càng thấy khả năng thứ hai là lớn nhất, nhưng, rõ ràng lại là một giả thuyết quá hão huyền! Nhưng nếu giả thiết ấy là đúng thì cuốn nhật ký này chắc chắn phải chứa đựng những thông tin quan trọng. Nhưng khi lật vội vài trang, Hinh lại thấy chưng hửng, nó dày đến trên trăm trang, chữ viết vô cùng bay bướm, nhưng tựa như lối chữ Thảo tuôn nhanh như nước chảy mây vần, đọc được nó sẽ rất tốn công sức. Hinh nghĩ ngợi rồi cô bắt đầu chụp nó từ trang cuối trở lên, dự định đêm nay sẽ đọc một ít, số còn lại sẽ phóng to rồi đọc sau. Rất nhanh, cô đã chụp hết một cuốn phim; đang sẵn trong bóng tối, cô lấy phim ra luôn rồi cất vào túi quần bò. Cô lắp cuộn phim thứ hai, chụp được nửa cuốn thì có tín hiệu báo đèn flash hết điện. Hinh không chụp nữa, cô giở trang đầu cuốn nhật ký, bắt đầu đọc thật nhanh.