- Tấn Đế, ngài đăng cơ tới nay, Vương triều có rất nhiều chuyện, Thái Phó đại nhân khiến cho ta đến hỏi ngài, niên hiệu vẫn còn chưa quyết định, nên lấy niên hiệu gì đây.
Diêu Cát hỏi.
Long La Phù nhìn mưa bay khắp thành, từ từ phun ra hai chữ. Nàng nói:
- Thái Vi.
- Thái Vi nguyên niên, tháng ba, Tấn Đế hạ chỉ, phong nữ thần Thái Vi là Chân Thần của nước, niên hiệu "Thái Vi"." Sử quan trong "Đế Vương Sách" đã viết như thế.
Đã lâu rồi không có một mùa hạ nhiều mưa như thế. Trời mưa thế này kéo dài suốt nửa tháng cũng không ngừng nghỉ, khiến cho dòng sông Tấn Hà mãnh liệt mênh mông phảng phất như muốn vỡ đê,
Cưu Cửu Quái Bào trên người Phong Phi Vân ngưng tụ yêu mang, hai mắt đỏ kè, tóc dài tung bay. Hắn đi trong bùn đất lầy lội dọc theo Tấn Hà một mạch về hướng nam, cũng không ai biết hắn muốn đi đâu.
Vốn hắn đã bị trọng thương trong lúc quyết đấu cùng rất nhiều cao thủ thế gia Bắc Minh. Cuối cùng lại điêu khắc "pho tượng nữ thần Tấn Hà " ở bên bờ Tấn Hà, suốt ba tháng không ngừng không nghỉ.
Mặc dù nhìn hắn giờ phút này tà khí hào hùng, nhưng mà dù sao hắn cũng là người, không phải thần, tùy thời đều có thể ngã xuống.
Đông Phương Kính Nguyệt cũng dầm trong nước mưa, đi qua những lùm bụi rậm cỏ cây, mà theo hắn từ rất xa. Bộ quần áo trắng trên người dính vào bùn lầy, mái tóc dài cũng ướt sũng. Những giọt nước to như hạt ngô lăn xuống từ trên trán của nàng, lưu lại một dấu vết đục ngầu.
Hai người đi cách nhau vài dặm, không có nói qua một câu.
Bỗng dưng, Phong Phi Vân ngừng bước chân lại, hắn xuất ra Thiên Tủy Binh Đảm, trên người hiện ra vạn con dị thú chiến hồn, trầm giọng nói:
- Cút.
Đông Phương Kính Nguyệt cũng dừng bước chân lại, không nói một lời.
- Nếu như ngươi mà không cút, lúc nào ta cũng đều có thể giết ngươi.
Âm thanh của Phong Phi Vân khàn khàn, tràn ngập khát máu, mang theo loại ánh mắt dã thú tàn nhẫn.
Nàng vẫn đứng ở nơi đó, đứng nhìn từ thật xa.
Phong Phi Vân cuối cùng là vẫn không có hoàn toàn hóa thành điên dại, hắn còn giữ lại được một tia lý trí. Bằng không hắn cũng sẽ không điêu khắc "pho tượng Nữ thần Thái Vi ", cũng sẽ không trách mắng bắt Đông Phương Kính Nguyệt rời khỏi mình. Bởi vì hắn cũng không biết chính mình khi nào sẽ hoàn toàn mất đi lý trí, biến thành một kẻ yêu ma chỉ biết điên cuồng giết chóc.
Nếu như hắn hóa thành yêu ma đích thực, người thứ nhất gặp tai ương nhất định chính là Đông Phương Kính Nguyệt đi theo phía sau hắn.
Trong đôi mắt Phong Phi Vân hiện lên vài tia đau khổ, hắn khó nhọc hỏi:
- Vì sao ngươi phải đi theo ta.
- Người và yêu có đường đi khác biệt. Ta muốn ngươi làm người, không để ngươi làm yêu ma.
Đông Phương Kính Nguyệt dừng một chút, lại nói thêm:
- Ta muốn ngươi trở về.
Một tia giằng co kia trong mắt Phong Phi Vân biến mất, chỉ còn tràn đầy khí tức tà ác, đôi mắt đỏ bừng như máu, hắn liền xông ra ngoài. Hắn nện vỡ một quả núi cao rồi bay về hướng phía nam.
Đông Phương Kính Nguyệt bay lên theo sát mà hỏi:
- Ngươi muốn đi làm gì vậy.
- Ta nguyện hóa thân làm yêu ma, tàn sát thiên hạ. Tình nguyện trở thành tội nhân thiên cổ, cũng phải hoàn thành sự nghiệp cho nữ thần Thái Vi.
Âm thanh của Phong Phi Vân tràn ngập sát ý, nhưng lại si tình như vậy, tựa như một tử thần đang tưởng nhớ, gây ra sự tổn thương nói không ra lời.
Thần Tấn Vương Triều xuất hiện một vị yêu ma khát máu, gặp người liền giết, khát máu thành tính. Một mạch từ Thần Đô về hướng nam, hắn liền giết chóc suốt dọc đường một vạn tám ngàn dặm, thây phơi trăm vạn.
Một tháng này, mọi người mở miệng nói về yêu ma mà biến sắc, chỉ e sợ là nó sẽ chém hết người trong thiên hạ.
Sau một tháng, yêu ma biến mất tung tích, sự giết chóc cũng chấm dứt.
Ở chốn thôn quê đã có người xưng hô, yêu ma khát máu chính là bị nữ thần Thái Vi thu phục. Trong lúc nhất thời, cả Trung Hoàng Phủ đều bắt đầu dựng lên miếu của nữ thần Thái Vi, hương khói cường thịnh, người đến bái kiến nối liền không dứt, khẩn cầu nữ thần Thái Vi trọn đời trấn áp yêu ma khát máu kia, không bao giờ thả hắn ra nữa mà gây họa cho chốn nhân gian,
- Có người nói rằng, yêu ma khát máu đang tàn sát liên tục các thành. Đột nhiên, yêu ma khát máu này liền ngã trên mặt đất. Một Thần Nữ áo trắng từ trên trời giáng xuống, tóm lấy yêu ma khát máu nhấc lên, sau đó bay lên trời mà đi. Từ đó về sau, yêu ma khát máu cũng không hề xuất hiện nữa. Lúc ấy có trên vạn ánh mắt đều thấy được cảnh tượng này, Thần Nữ áo trắng này khẳng định chính là nữ thần Thái Vi.
- Nữ thần Thái Vi chính là Chân Thần vì nước, vừa rồi có nói, Tấn Đế tại Bỉ Khâu Sơn tế thiên phong thiện (thời xưa chỉ vua chúa lên núi Thái Sơn cúng tế trời đất), liền tế bái nữ thần Thái Vi, châm ba cây Thiên Hương có thể cháy được ba năm không tắt.
- Mà ngay cả Tấn Yến Kinh cũng đang tế bái nữ thần Thái Vi, xem ra nữ thần Thái Vi thật là một vị Chân Thần.
...
...
Dãy núi Tề Thiên, mênh mông mà lại nguy nga, kéo dài liên miên ba mươi bảy vạn dặm, cơ hồ kéo dài qua hơn phân nửa Thần Tấn Vương Triều.
Dãy núi Tề Thiên uốn lượn mà lại khổng lồ. Nó tiếp giáp với năm phủ của Thần Tấn Vương Triều. Đó là phủ Nam Thái, phủ Cổ Cương, phủ Vạn Quáng, Tử Phủ, phủ Bắc Cương,
Nơi này có những khu rừng nguyên thủy lớn nhất, Linh Thú mạnh mẽ dữ dội nhất, dị thú, tiên quặng và linh dược quí giá hiếm có khó tìm nhất, tài nguyên phong phú, cơ hồ chiếm cứ một nửa tài nguyên tu luyện của cả Thần Tấn Vương Triều. Cũng chính bởi vì nguyên nhân này, ở trong dãy núi Tề Thiên có tiên môn san sát, tà cung Thi Động vô số.
Tại Nam Lĩnh ở phía nam dãy núi Thiên Tề, có thánh địa Đệ Nhất Thiên Hạ "Vạn Tượng Tháp",
Tại vùng trung bộ dãy núi Thiên Tề có đạo giáo thánh địa "Đạo Môn",.
Cách đạo giáo thánh địa vạn dặm về phía nam, là Phật Môn đệ nhất thánh địa "Ngự Thú Trai".
Ngoài Vạn Tượng Tháp, Đạo Môn, Ngự Thú Trai ra, còn có vài ngàn tiên môn phân bố ở trong vùng núi non trùng điệp, trong chốn Mãng Hoang đầm lầy lớn. Đi về hướng bắc thêm mười vạn dặm, còn có mấy cái truyền thừa Thi Động từ thuở xa xưa phân bố ở phủ Bắc Cương.
Đương nhiên dãy núi Tề Thiên thật sự rất mênh mông, khoảng cách giữa các tiên môn đều khá xa, chốn nào cũng có phạm vi lãnh địa thuộc về thế lực của mình.
Ngoài các tiên môn ra, còn có những cánh rừng hoang từ thuở xa xưa là dị thú Lĩnh Vực, tu tiên giả không thể đặt chân vào bên trong. Đồn đại ở chỗ sâu trong rừng hoang có Linh Thú có thể giết chết cấp bậc chân nhân chiếm cứ. Cứ đến đêm trăng tròn, tinh khí thiên địa cả một vùng vạn dặm đều sẽ phát sinh dao động kịch liệt.
Đây là hai dãy núi cao vạn thước đầy những đá xanh, còn có vách đá dốc đứng cao chót vót. Ở trên vách đá tại lưng chừng núi có một con đường núi sạn đạo cực kì nguy hiểm, một chiếc Thanh Đồng Cổ Xa đang chạy trên sạn đạo. Từ dưới chân núi nhìn lại, quả thực thật giống như Cổ Xa đang bay giữa không, bất kì lúc nào đều có thể rơi xuống, rơi tan xương nát thịt.
- Tấn Đế, ngài đăng cơ tới nay, Vương triều có rất nhiều chuyện, Thái Phó đại nhân khiến cho ta đến hỏi ngài, niên hiệu vẫn còn chưa quyết định, nên lấy niên hiệu gì đây.
Diêu Cát hỏi.
Long La Phù nhìn mưa bay khắp thành, từ từ phun ra hai chữ. Nàng nói:
- Thái Vi.
- Thái Vi nguyên niên, tháng ba, Tấn Đế hạ chỉ, phong nữ thần Thái Vi là Chân Thần của nước, niên hiệu "Thái Vi"." Sử quan trong "Đế Vương Sách" đã viết như thế.
Đã lâu rồi không có một mùa hạ nhiều mưa như thế. Trời mưa thế này kéo dài suốt nửa tháng cũng không ngừng nghỉ, khiến cho dòng sông Tấn Hà mãnh liệt mênh mông phảng phất như muốn vỡ đê,
Cưu Cửu Quái Bào trên người Phong Phi Vân ngưng tụ yêu mang, hai mắt đỏ kè, tóc dài tung bay. Hắn đi trong bùn đất lầy lội dọc theo Tấn Hà một mạch về hướng nam, cũng không ai biết hắn muốn đi đâu.
Vốn hắn đã bị trọng thương trong lúc quyết đấu cùng rất nhiều cao thủ thế gia Bắc Minh. Cuối cùng lại điêu khắc "pho tượng nữ thần Tấn Hà " ở bên bờ Tấn Hà, suốt ba tháng không ngừng không nghỉ.
Mặc dù nhìn hắn giờ phút này tà khí hào hùng, nhưng mà dù sao hắn cũng là người, không phải thần, tùy thời đều có thể ngã xuống.
Đông Phương Kính Nguyệt cũng dầm trong nước mưa, đi qua những lùm bụi rậm cỏ cây, mà theo hắn từ rất xa. Bộ quần áo trắng trên người dính vào bùn lầy, mái tóc dài cũng ướt sũng. Những giọt nước to như hạt ngô lăn xuống từ trên trán của nàng, lưu lại một dấu vết đục ngầu.
Hai người đi cách nhau vài dặm, không có nói qua một câu.
Bỗng dưng, Phong Phi Vân ngừng bước chân lại, hắn xuất ra Thiên Tủy Binh Đảm, trên người hiện ra vạn con dị thú chiến hồn, trầm giọng nói:
- Cút.
Đông Phương Kính Nguyệt cũng dừng bước chân lại, không nói một lời.
- Nếu như ngươi mà không cút, lúc nào ta cũng đều có thể giết ngươi.
Âm thanh của Phong Phi Vân khàn khàn, tràn ngập khát máu, mang theo loại ánh mắt dã thú tàn nhẫn.
Nàng vẫn đứng ở nơi đó, đứng nhìn từ thật xa.
Phong Phi Vân cuối cùng là vẫn không có hoàn toàn hóa thành điên dại, hắn còn giữ lại được một tia lý trí. Bằng không hắn cũng sẽ không điêu khắc "pho tượng Nữ thần Thái Vi ", cũng sẽ không trách mắng bắt Đông Phương Kính Nguyệt rời khỏi mình. Bởi vì hắn cũng không biết chính mình khi nào sẽ hoàn toàn mất đi lý trí, biến thành một kẻ yêu ma chỉ biết điên cuồng giết chóc.
Nếu như hắn hóa thành yêu ma đích thực, người thứ nhất gặp tai ương nhất định chính là Đông Phương Kính Nguyệt đi theo phía sau hắn.
Trong đôi mắt Phong Phi Vân hiện lên vài tia đau khổ, hắn khó nhọc hỏi:
- Vì sao ngươi phải đi theo ta.
- Người và yêu có đường đi khác biệt. Ta muốn ngươi làm người, không để ngươi làm yêu ma.
Đông Phương Kính Nguyệt dừng một chút, lại nói thêm:
- Ta muốn ngươi trở về.
Một tia giằng co kia trong mắt Phong Phi Vân biến mất, chỉ còn tràn đầy khí tức tà ác, đôi mắt đỏ bừng như máu, hắn liền xông ra ngoài. Hắn nện vỡ một quả núi cao rồi bay về hướng phía nam.
Đông Phương Kính Nguyệt bay lên theo sát mà hỏi:
- Ngươi muốn đi làm gì vậy.
- Ta nguyện hóa thân làm yêu ma, tàn sát thiên hạ. Tình nguyện trở thành tội nhân thiên cổ, cũng phải hoàn thành sự nghiệp cho nữ thần Thái Vi.
Âm thanh của Phong Phi Vân tràn ngập sát ý, nhưng lại si tình như vậy, tựa như một tử thần đang tưởng nhớ, gây ra sự tổn thương nói không ra lời.
Thần Tấn Vương Triều xuất hiện một vị yêu ma khát máu, gặp người liền giết, khát máu thành tính. Một mạch từ Thần Đô về hướng nam, hắn liền giết chóc suốt dọc đường một vạn tám ngàn dặm, thây phơi trăm vạn.
Một tháng này, mọi người mở miệng nói về yêu ma mà biến sắc, chỉ e sợ là nó sẽ chém hết người trong thiên hạ.
Sau một tháng, yêu ma biến mất tung tích, sự giết chóc cũng chấm dứt.
Ở chốn thôn quê đã có người xưng hô, yêu ma khát máu chính là bị nữ thần Thái Vi thu phục. Trong lúc nhất thời, cả Trung Hoàng Phủ đều bắt đầu dựng lên miếu của nữ thần Thái Vi, hương khói cường thịnh, người đến bái kiến nối liền không dứt, khẩn cầu nữ thần Thái Vi trọn đời trấn áp yêu ma khát máu kia, không bao giờ thả hắn ra nữa mà gây họa cho chốn nhân gian,
- Có người nói rằng, yêu ma khát máu đang tàn sát liên tục các thành. Đột nhiên, yêu ma khát máu này liền ngã trên mặt đất. Một Thần Nữ áo trắng từ trên trời giáng xuống, tóm lấy yêu ma khát máu nhấc lên, sau đó bay lên trời mà đi. Từ đó về sau, yêu ma khát máu cũng không hề xuất hiện nữa. Lúc ấy có trên vạn ánh mắt đều thấy được cảnh tượng này, Thần Nữ áo trắng này khẳng định chính là nữ thần Thái Vi.
- Nữ thần Thái Vi chính là Chân Thần vì nước, vừa rồi có nói, Tấn Đế tại Bỉ Khâu Sơn tế thiên phong thiện (thời xưa chỉ vua chúa lên núi Thái Sơn cúng tế trời đất), liền tế bái nữ thần Thái Vi, châm ba cây Thiên Hương có thể cháy được ba năm không tắt.
- Mà ngay cả Tấn Yến Kinh cũng đang tế bái nữ thần Thái Vi, xem ra nữ thần Thái Vi thật là một vị Chân Thần.
...
...
Dãy núi Tề Thiên, mênh mông mà lại nguy nga, kéo dài liên miên ba mươi bảy vạn dặm, cơ hồ kéo dài qua hơn phân nửa Thần Tấn Vương Triều.
Dãy núi Tề Thiên uốn lượn mà lại khổng lồ. Nó tiếp giáp với năm phủ của Thần Tấn Vương Triều. Đó là phủ Nam Thái, phủ Cổ Cương, phủ Vạn Quáng, Tử Phủ, phủ Bắc Cương,
Nơi này có những khu rừng nguyên thủy lớn nhất, Linh Thú mạnh mẽ dữ dội nhất, dị thú, tiên quặng và linh dược quí giá hiếm có khó tìm nhất, tài nguyên phong phú, cơ hồ chiếm cứ một nửa tài nguyên tu luyện của cả Thần Tấn Vương Triều. Cũng chính bởi vì nguyên nhân này, ở trong dãy núi Tề Thiên có tiên môn san sát, tà cung Thi Động vô số.
Tại Nam Lĩnh ở phía nam dãy núi Thiên Tề, có thánh địa Đệ Nhất Thiên Hạ "Vạn Tượng Tháp",
Tại vùng trung bộ dãy núi Thiên Tề có đạo giáo thánh địa "Đạo Môn",.
Cách đạo giáo thánh địa vạn dặm về phía nam, là Phật Môn đệ nhất thánh địa "Ngự Thú Trai".
Ngoài Vạn Tượng Tháp, Đạo Môn, Ngự Thú Trai ra, còn có vài ngàn tiên môn phân bố ở trong vùng núi non trùng điệp, trong chốn Mãng Hoang đầm lầy lớn. Đi về hướng bắc thêm mười vạn dặm, còn có mấy cái truyền thừa Thi Động từ thuở xa xưa phân bố ở phủ Bắc Cương.
Đương nhiên dãy núi Tề Thiên thật sự rất mênh mông, khoảng cách giữa các tiên môn đều khá xa, chốn nào cũng có phạm vi lãnh địa thuộc về thế lực của mình.
Ngoài các tiên môn ra, còn có những cánh rừng hoang từ thuở xa xưa là dị thú Lĩnh Vực, tu tiên giả không thể đặt chân vào bên trong. Đồn đại ở chỗ sâu trong rừng hoang có Linh Thú có thể giết chết cấp bậc chân nhân chiếm cứ. Cứ đến đêm trăng tròn, tinh khí thiên địa cả một vùng vạn dặm đều sẽ phát sinh dao động kịch liệt.
Đây là hai dãy núi cao vạn thước đầy những đá xanh, còn có vách đá dốc đứng cao chót vót. Ở trên vách đá tại lưng chừng núi có một con đường núi sạn đạo cực kì nguy hiểm, một chiếc Thanh Đồng Cổ Xa đang chạy trên sạn đạo. Từ dưới chân núi nhìn lại, quả thực thật giống như Cổ Xa đang bay giữa không, bất kì lúc nào đều có thể rơi xuống, rơi tan xương nát thịt.