Tôi gỡ tay anh cả ra rồi định đi vác thêm một bao nữa.
“Tống An Nhiên.”
Anh cả gọi tên tôi, bàn tay giữ tôi lại cũng đang run lên: “Em làm gì đấy?”
“Em kiếm .”
Anh cả thở dài, anh ấy cố nén cơn giận trong lòng mình lại, muốn nhẹ nhàng nói chuyện với tôi.
Nhưng tôi không định cho anh ấy cơ hội đó, gỡ tay anh ấy ra rồi đi gỡ đống hàng mới xuống.
Cánh tay trầy xước của anh cả nắm chặt cánh tay tôi.
Anh ấy bất lực lên tiếng: “Em không vác nổi đâu, coi như anh xin em đấy.”
Người gỡ hàng trên thuyền bắt đầu nhiếc, trông thấy đôi mắt đỏ hoe của anh cả, tôi đành bất lực buông tay.
Anh cả nhận lấy bao hàng rồi vác lên vai, đứng trước mặt tôi anh cả khó khăn bước từng bước. Tôi lẽo đẽo đi theo sau anh cả, anh ấy bỏ bao hàng xuống rồi đứng im tại chỗ quay lưng lại với tôi.
Mãi lâu sau tôi mới nhắm mắt lại, không tài nào chấp nhận nổi, tôi nhìn anh ấy rồi hét lên: “Không được, anh là anh cả, là cậu chủ của nhà họ Tống, là chủ nhân tương lai của nhà họ Tống, anh có biết không.”
Anh cả từng cai quản hoạt động ở bến tàu, nhưng anh ấy chỉ thờ ơ đứng bên cạnh nhìn.
Nhìn anh ấy bây giờ trắng tay, không còn ngông nghênh, tự cao tự đại, dáng vẻ nhếch nhác khuất phục trước hiện thực, tôi đau đớn thừa nhận rằng.
Cuối cùng Tiểu Bá Vương vênh váo, ngạo mạn, tiếng xấu đồn xa cũng phải nhận lấy do mình tạo ra.
Anh cả ngẩng đầu lên, cố cầm nước mắt nhằm giấu đi sự thật anh ấy đang khóc.
“Vậy em có biết, để anh nhìn thấy em tới đây vác giúp anh, chỉ là đang nhắc nhở anh, anh chỉ là một thằng bỏ đi, không làm được việc gì ra hồn, không bảo vệ được ai cũng không giữ lại được gì. Cậu chủ nhà họ Tống, chủ gia đình gì chứ, bà nó đều là đồ vô dụng hết.”
“Nhìn gia đình của mình ra nông nỗi này nhưng anh chỉ có thể nằm một chỗ, thậm chí còn không kiếm được lo cơm nước qua ngày, còn nhắc đến tự tôn làm gì chứ, anh không có tư cách, em hiểu không?”
Tôi âm thầm rụt cánh tay muốn kéo anh cả lại, có lẽ là do tôi không để ý đến, không chỉ có một mình tôi chịu đựng giày vò sự thật là mình bất tài. Mà anh cả cũng giống như tôi, trơ mắt nhìn mọi việc diễn ra nhưng lại không thể làm được gì.
Tôi ôm chặt lấy anh cả.
Tôi hiểu, tôi đều hiểu.
“Chỉ là thấy anh thế này em đau lòng lắm, anh ơi…”
Anh cả giơ tay lau đi giọt lệ vương trên khóe mắt, anh ấy vỗ lên lưng tôi rồi nói: “Anh là đàn ông, có gì phải đau lòng chứ. Anh có thể làm được cậu chủ Tống Tử Nghiêu, thì mấy việc bốc vác này anh cũng có thể làm được.”
Tôi ngẩng đầu lên, anh cả đặt tay lên vai tôi rồi nghiêm giọng.
“Thú thật bây giờ anh thấy yên lòng hơn rất nhiều, ngày trước anh luôn sống trong sợ hãi, không biết Lục Chấp sẽ còn làm gì nhà họ Tống, lại lo không biết Satoh sẽ lợi dụng, biến nhà họ Tống thành vật hy sinh gì, bây giờ chẳng còn gì, trái lại anh cũng không phải sợ nữa.”
Anh cả nhìn nét mặt tôi rồi cười nói: “Em hãy tin anh, Lê Âm luôn nói con người anh lắm khuyết điểm lại còn không biết hối cải. Giờ anh đã hạ quyết tâm sửa đổi từng cái một, bắt đầu từ việc tự lực cánh sinh. Người ta vẫn hay nói biết sai sửa sai là chuyện tốt. Nếu như anh trở nên tốt hơn, có thể Lê Âm sẽ không xem thường anh nữa. Đợi đến khi Lê Âm quay lại, có thể cô ấy sẽ nhìn anh bằng cặp mắt khác.”
Anh cả vui mừng nói rồi bất chợt cười khổ một tiếng: “Dù rằng cô ấy sẽ không về nữa.”
“Chị ấy sẽ trở lại.”
Tôi vẫn luôn giữ im lặng, nhưng câu hỏi này tôi muốn cho anh ấy một đáp án chắc chắn.
“Chị dâu nhất định sẽ quay trở lại.”
Anh cả ngẩn người sau đó anh ấy giơ tay xoa đầu tôi rồi nói: “Vậy sao?”
Anh cả nhìn chiếc thuyền phát ra tiếng kêu trên mặt biển, ánh mắt ấy là sự thành kính.
Lúc anh cả quay sang nhìn tôi, đôi mắt anh ấy rực sáng, anh ấy cười nói.
“Vậy anh cả tin em.”
Cuộc sống của nhà họ Tống bình yên đến lạ, thậm chí còn yên ổn hơn cả ngày trước.
Quen nhau qua nắm đấm bền chặt hơn việc quen nhau bằng tiền bạc nhiều.
Mẹ tôi mắng anh cả ví von vớ vẩn.
Mẹ nhận thêu đồ để kiếm thêm chút đỉnh. Bà hay ngồi trong sân, vừa phơi nắng vừa thêu thùa, cha tôi đi ngang qua hỏi bà: “Bà đang làm gì đấy.”
Mẹ tôi trả lời: “Thêu hoa đó.”
Cha xị mặt xuống rồi nói: “Bà thêu mấy cái này làm gì, có phải là tôi không nuôi nổi bà đâu, ông đây giàu nứt đố đổ vách ở cái đất này đấy.”
Mẹ mỉm cười lắc đầu: “Còn giàu sang gì nữa, cái ông này.”
Tôi ngồi bên cạnh thêu phụ bà, mẹ cứ giục tôi mau về phủ đốc quân mãi, đừng để Lục Chấp phải tức giận.
Thực tế là mẹ tôi đang sợ những tháng ngày yên ổn thế này sẽ biến mất.
Tất cả mọi người đều cho rằng Lục Chấp rất dễ nổi giận, nhưng đã qua lâu như thế, tôi thấy Lục Chấp vẫn rất bình thản, rất ít khi tâm trạng của anh bị ảnh hưởng bởi một chuyện gì đó, như thể chúng đều không xứng vậy.
Hàng ngày, cứ đến tối muộn tôi mới quay về phủ đốc quân, tài xế luôn kiên nhẫn lái xe tới đón tôi. Người trong con hẻm rỉ tai nhau bàn ra tán vào nói tôi tốt số, nhà họ Tống ngã ngựa, chỉ có tôi nhận được sự che chở của Lục Chấp, bình yên vô sự.
Thì ra, cùng là một chuyện nhưng hoàn cảnh thay đổi lại khác nhau một trời một vực như thế.
Tôi đã tìm được việc làm nhưng lại bị Lục Chấp bắt được, anh hỏi tôi có phải thiếu hay không.
Tôi nói với anh mình rất thiếu, tôi còn cha mẹ phải phụng dưỡng.
Lục Chấp nhìn tôi rất lâu, anh nói một câu: “Đợi anh điều tra xong rồi hãy đi.”
Tôi chưa từng lấy của Lục Chấp cho nhà họ Tống, một là không thể làm thế, hai là nhà họ Tống sống trong khổ sở mới là điều anh mong muốn. Một khi để anh phát hiện ra nhà họ Tống sống tốt, tôi sợ, anh sẽ lại hành động.
Giám đốc nói tôi quen làm cô chủ ăn sung mặc sướng rồi nên không làm được việc đâu, chẳng thà quay về nhà ngoan ngoãn làm bà hai.
Tôi vui mừng chạy về nói cho mẹ biết, mẹ lại cúi đầu khâu đế giày làm lơ tôi.
Lúc tôi đến gần thì phát hiện ra mẹ đang khóc.
Tôi sững sờ.
Mãi lâu sau mẹ mới nói, trông thấy tôi và anh cả vất vả như thế, bà rất đau lòng.
Thật ra tôi không cảm thấy khổ, giống như anh cả vậy, tôi cảm thấy rất yên lòng.
So với lúc trước, tôi càng thích hiện tại hơn.
Mẹ thở dài não nề, một lúc sau bà lại giục tôi mau trở về phủ đốc quân.
Câu nói mẹ tôi hay nói nhất hiện tại chính là.
Dù có khổ sở hơn nữa, qua được rồi sẽ ổn thôi.
Hiện giờ Lục Chấp và Satoh đã ở hai phe đối lập, ngay cả bằng mặt không bằng lòng cũng không muốn thể hiện nữa.
Ngày ấy tôi lấy thư mình viết cho Hứa Quân Sơ ra đếm một lượt, rồi nhận ra mình đã viết cho anh ấy hai trăm mười ba bức thư rồi.
Hứa Quân Sơ và Lê Âm đều bặt vô âm tín.
Thư của tôi chưa từng được gửi đi, cũng không biết gửi đi đâu.
Hứa Quân Sơ, năm nay Thượng Hải không có tuyết, nhà họ Tống đón Tết cũng không được đông vui, treo đèn kết hoa như năm ngoái nữa. Câu đối trước cửa nhà là do thầy giáo kế bên tặng.
Nhưng tôi được ăn bánh chẻo tự tay mình làm, còn được ăn cả nem mẹ rán, anh cả rán cháy mất mấy cái, thế mà anh ấy cũng cười mãi không thôi.
Tôi cảm thấy cứ sống thế này cũng không tệ.
Trong bữa cơm đoàn viên cha cứ đòi đi gặp phó hội trưởng gì đó suốt, cuối cùng tôi chỉ đành đi cùng ông.
Tôi nắm tay cha đi trên đường rất lâu.
Lúc đi ngang qua sạp bán đồ chiên cha cứ đứng ở đó mãi không chịu đi.
Bánh rán cái nào cái nấy được chiên vàng óng giòn tan trong chảo dầu.
Tôi có cảm giác bây giờ cha không khác gì một đứa trẻ, tôi mỉm cười mua cho cha hai cái bánh, cha cầm lấy chúng rồi bọc kín trong áo.
Tôi bảo cha hãy ăn nó nhân lúc còn nóng cha lại hất tay tôi ra rồi nghiêm giọng nói: “Mang về cho nhóc con ăn.”
Tôi ngẩn người nhìn cha.
Ngày trước cha thích gọi tôi là nhóc con nhất.
Nhìn dáng vẻ tự lẩm bẩm một mình của cha tôi mới đột nhiên hiểu ra, người cha làm mình làm mẩy cũng muốn gặp kia họ Lưu, là bạn cũ của cha, mấy năm trước ông ấy đã qua đời rồi.
Cha tôi, hình như ngay cả mình ông ấy cũng sắp không nhớ nổi nữa rồi.
Đêm giao thừa ở phủ đốc quân còn hiu quạnh hơn cả ngày thường, chỉ giữ lại một người làm già. Tôi cầm theo ít bánh chẻo về phủ đốc quân, sau khi bà ấy nếm thử còn khen tôi, hơn nữa còn nói đốc quân về chắc chắn sẽ rất vui.
Đợi tới nửa đêm cũng không đợi được Lục Chấp về, tôi không chịu nổi mà ngủ thiếp đi, định bụng sáng hôm sau sẽ hâm nóng lại cho anh thưởng thức.
Kết quả sáng hôm sau tỉnh dậy tôi mới phát hiện ra, Lục Chấp đã ăn hết những chiếc bánh chẻo nguội ngắt kia rồi.
Kỳ thực tôi đã phát hiện ra điều bất thường từ lâu, dù người có mặc đồ giống người hơn nữa thì tôi luôn có một cảm giác kỳ lạ không nói được thành lời. Tôi để mặc cho bọn họ đi theo mình, cố tình đi tới nơi đông người, đi vòng vèo xuôi ngược rồi mới vào tiệm may mượn điện thoại.
Người nghe máy là phụ tá Mã, tôi nói với anh ấy có người bám theo mình.
Lục Chấp phá lệ cho mẹ vào thăm tôi, mẹ chạy tới ôm lấy tôi rồi tức giận nói giờ gan tôi ngày càng to, bà hỏi tôi lẽ nào không sợ sao.
Sợ đến mức lòng bàn tay đổ đầy mồ hôi, vừa mới nhắm mắt là đã mơ thấy ác mộng.