Cậu nhìn có nét thật giống ông viện trưởng!” Thiện Hùng thuận miệng nhận xét.
Cặp chân mày lưỡi mác, cặp mắt hạnh nhân, chưa kể đến nụ cười khi Minh Ngọc khẽ cong khóe môi, tất cả trông thật giống ông viện trưởng. Chỉ khác là ông viện trưởng thì huyên thuyên dài dòng, còn cô thì tính tình cộc lốc.
Mà khoan đã, từ từ… Dương Minh Ngọc… Lão viện trưởng không phải tên là Dương Minh Hải sao? Hai người đều họ Dương… lại còn cùng tên lót...
Hùng lập tức hiểu ra, mắt trợn tròn, miệng há hốc, ngạc nhiên thốt lên: “Cậu là con ông viện trưởng?”
Minh Ngọc không đáp lại, chỉ gật đầu thừa nhận.
Nghe nói năm nay con ông viện trưởng cũng tham gia đi thi, không ngờ là cô nhóc này. Hèn gì cô ta rành rõi khu rừng đến thế, lại con quen biết gia đình chồn hôi, và có thêm hai con dê rừng làm thú cưỡi nữa.
“Trời!” Hùng vẫn còn rất ngạc nhiên, há hốc mồm quên không ngậm lại, cho đến khi một con bọ rừng xém chút bay vào mồm, cậu mới ngậm miệng.
“Con viện trưởng mà vẫn phải thi vô sao?” Hùng thắc mắc hỏi. “Không được tuyển thẳng à?”
Minh Ngọc phớt lờ câu hỏi của Hùng, không trả lời, chỉ chăm chú hướng dẫn con kỳ lân đi đến Đông viện.
Hai người ẩn nấp trong những cành cây, tán lá, không dám đi trên đường mòn vì sợ sẽ gặp phục kích lần nữa. Lúc này, bọn họ có rất nhiều thẻ bài trong người nên đương nhiên, họ là hai con mồi béo bở. Với lại, Hùng đang bị thương nặng, không thể giúp được gì nếu như bọn họ phải đánh nhau. Hùng vừa nãy mới bị phục kích nên nhớ đời, không phàn nàn đi đường rừng khó khăn.
Đến gần khuôn viên của Đông viện, Thiện Hùng và Minh Ngọc khẽ quan sát, thấy được một nhóm học sinh đang ăn chực gần cửa viện, chờ đợi một con mồi ngu ngu đi tới mà cướp thẻ bài của nó. Đây là chiêu mà nhiều học sinh thường dùng, chỉ ngồi há miệng chờ sung rụng1, đỡ mắc công đi tìm con mồi.
“Giờ làm sao vô?” Thiện Hùng lo lắng hỏi Minh Ngọc.
“Bay vào.” Minh Ngọc bình thản đáp lại.
Bay vào? Hùng ngơ ngác, thầm nghĩ... Bây giờ chẳng lẽ cô nhóc này muốn cưỡi chim bay vào?
Nhưng sự thật không phải dễ dàng như vậy. Minh Ngọc giơ ngón trỏ, chỉ đến một khung cửa sổ đang rộng mở trên tầng hai của Đông viện. Gần cửa sổ có một cành cây, ý của Minh Ngọc là muốn từ cành cây này nhảy vào bên trong.
Hiểu ra được ý của Minh Ngọc, Thiện Hùng cau mày bức xúc phàn nàn: “Không được à, cậu có thể trèo lên cây mà vào, còn tớ chân đi không được thì sao mà trèo cây, lại còn nhảy bổ vào cửa sổ, thế nào mà chẳng chụp ếch!”
“Không sao.” Minh Ngọc trấn an, rồi nhanh nhẹn làm một động tác nhảy xuống lưng kỳ lân. Cô cau mày nhìn Hùng một lúc, nghĩ ngợi gì đó, rồi hỏi Hùng: “Cậu nặng bao nhiêu kí?”
“Khoảng năm mươi tám.” Hùng không hiểu sao Ngọc lại hỏi cân ký của mình, nhưng vẫn đáp lại. Minh Ngọc gật đầu ừ một tiếng, rồi tìm tòi xung quanh, lượm lên một hòn đá, dùng một sợi dây thừng rắng chắc cô đã giấu sẵng trên người và cột và hòn đá, ném sợi dây vắt qua cành cây.
Hòn đá nặng, nhanh chóng vắt qua cành rồi rớt xuống đất. Cô quàng dây qua người Hùng, cột chắc, khéo léo thắt nút bồ câu ở một đầu dây, một nút thòng lọng thông dụng thường được dùng để kéo đồ nặng. Cô nhanh chóng biến sợi dây thừng thành một cần trục đơn giản, có thể kéo bằng tay.
Bây giờ, Thiện Hùng hiểu được Minh Ngọc muốn làm gì. Nhưng cậu không hiểu rõ cấu kết cần trục được thiết kế để chuyên vận chuyển vật nặng, nên cho rằng cách này thật điên rồ. Minh Ngọc chỉ là con gái, làm gì có sức kéo đứa con trai như cậu lên. Mặc dù không tin tưởng nhưng Hùng vẫn nghe lời, bám chặc vào dây.
Minh Ngọc bắt đầu kéo, từng chút, từng chút một. Tuy chậm, nhưng động tác thao luyện, không chút khó khăn. Cô đã nhiều lần làm cần trục, treo đồ ăn khi đi cắm trại, tránh không để gấu cướp đồ ăn, nên cô rất có kinh nghiệm về cách chế tạo cần trục. Cần trục cô làm, đơn giản nhưng hiệu nghiệm.
Vài phút sau, Thiện Hùng đã được kéo lên cây. Chỉ còn chút ít là đến nơi, Hùng tự lực bám lấy cành cây, dùng sức hít xà đơn, tự kéo cậu lên trên cành.
Động tác quả mạnh làm ảnh hưởng đến cái chân gãy của Hùng, nhưng cậu vẫn cắn răng chịu đựng, mặt cậu nhăn nhói, ướt đẫm mồ hôi, không biết vì bị thương quá đau, hay vì nắng hè quá oi bức.
Minh Ngọc nhìn thấy Hùng đã an toàn ngồi trên cây, cô bắt đầu tự mình leo lên theo. Lúc này, cô đã nhễ nhại mồ hôi, cả người nhem nhuốc như một hạt ngọc trai lấm tấm bùn đất, nhưng người xem vẫn có thể nhận ra vẻ đẹp quý hiếm ẩn giấu trong bùn.
Minh Ngọc không leo lên cùng một cành với Thiện Hùng, cô lo sợ cành cây không đủ sức chịu đựng được hai người. Cô đứng ở một cành thấp hơn, tay vịn vào thân cây giữ thăng bằng, khẽ bảo Thiện Hùng nhảy vào cửa sổ.
Thiện Hùng thầm niệm hai câu kinh Phật, nhắm về phía cửa sổ của viện và nhảy vào. Người cậu rớt xuống, đập lên một cái bàn gỗ bên cửa sổ rồi lộn nhào xuống đất, phát ra một tiếng ầm lớn, làm chấn động một số người ở lầu dưới của viện.
Một vị giáo sư đeo cặp kính cận màu bạc, gấp gáp chạy lên lầu hai, xem chuyện gì đã xảy ra. Ông không quá bất ngờ khi trông thấy Thiện Hùng, có vẻ như ông đã từng thấy rất nhiều học sinh đi vào học viện bằng đường cửa sổ.
Nhưng nhìn Hùng đang rất đau đớn, người đầy vết thương, chân bị gãy, được buộc vào một cành cây như một thanh nẹp để cố định, ông giáo sư vội vàng đi đến bên Hùng giúp đỡ.
Ông giáo sư chưa kịp trổ tài bác sĩ thì Minh Ngọc từ bên ngoài đã bay vào cửa sổ, thỉnh nguyên bàn tọa lên lưng ông giáo, như trời sập, làm ổng đau điếng, đầu nổi đom đóm.
Ông giáo sư bực mình đẩy Minh Ngọc ra, nhăn nhó nhìn chằm vào cô, miệng thì lẩm bẩm chửi rủa vào câu cho hả giận, trông thật là mất phong thế một người làm nghề giáo.
Bực mình một xong, ông giáo sư mới nhớ ra việc chính, hướng về phía Thiện Hùng và Minh Ngọc mà nói: “Các em phải nộp thẻ bài mời được vào học viện.”
Nghe vậy, Thiện Hùng và Minh Ngọc lục lọi trong người mình, lấy ra mấy cái thẻ bài trên cổ rồi giao cho ông giáo sư.
“Tụi em muốn ăn trước.” Thiện Hùng mở miệng nói, lo sợ ông giáo sư keo kiệt mà không cho cậu ăn.
Ông giáo sư nhận thẻ bài, mắt để ý thấy hai người này có tới sáu, bảy cái thẻ trong tay, mặt ông lộ vẻ nể phục.
“Được, thầy sẽ dẫn các em đến nhà ăn.” Ông giáo đồng ý, rồi nhìn về phía Hùng nói tiếp: “Nhưng trước tiên, vết thương của em cần được xử lý.”
Ông giáo sư liền dùng máy bộ đàm từ xa, gọi vài người mang cáng lên lầu hai giúp đưa Thiện Hùng vào phòng y tế, nơi Thiện Hùng được một vị bác sĩ riêng của học viện tận tình chăm sóc.
Mặc dù nó chỉ là một phòng y tế nhỏ nhưng nó được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại thường có trong bệnh viện, nhờ vậy mà ông bác sĩ có thể chỉnh lại xương cho Hùng, tỉ mỉ bó bột và cho Hùng uống thuốc giảm đau để giúp Hùng dễ chịu hơn.
Sau khi chữa trị xong, Hùng vẫn không có khả năng đi lại bình thường như cũ, vì vết xương gãy cần thời gian để bình phục, nhưng nói chung, cậu có thể tự mình cà nhắc bước đi, có thể đấm đá vài chiêu cầm cự, tiếp tục tham dự kỳ thi.
Trong lúc Hùng được đặc biệt chăm sóc thì Minh Ngọc rời đi, không muốn cản trở việc trị liệu.
Minh Ngọc rảo bước một mình đến phòng tắm, chậm rãi rửa mặt, chỉnh sửa lại tóc tai. Lăn lội nãy giờ trong rừng làm cho cô nhìn thật thê thảm, nhưng ít ra thì không thê thảm bằng Thiện Hùng. Nghĩ đến đó, cô cũng cảm thấy tự an ủi, tự nhìn vào trong gương, cong khóe miệng cười với bản thân để lấy lại tinh thần, bước ra khỏi phòng tắm.
Suốt đường đến Đông viện nghe Thiện Hùng than đói, Minh Ngọc cũng thấy đói theo. Cô quyết định đi đến nhà ăn lấy một phần ăn trước, sau đó mới làm bài thi.
Nghĩ vậy, Minh Ngọc bắt đầu tìm đường đến phòng ăn. Đi trong hành lang của Đông viện, cô sơ ý lạc đường đến phòng nghỉ của các giáo sư. Cô không có ý muốn quay lại, tìm đường đi ra, nhưng tò mò tiếp tục tham quang phòng giáo sư.
Mặc dù Minh Ngọc đã nhiều lần đến học viện để gặp cha cô, nhưng ngoài Tây viện và loanh hoanh trong rừng thì cô không có cơ hội đi vào các viện khác của trường. Đây là lần đầu tiên cô vào Đông viện, nên không thể kìm nén được lòng hiếu kỳ.
Dọc trên bức tường uy nghi của hành lang được treo đầy hình ảnh các vị giáo sư tiền nhiệm, được cẩn thẩn đóng trong những khung gỗ trạm trổ hoa văn điêu luyện và đầy thẩm mỹ. Dưới mỗi khuôn hình đều có một giòng chú thích ngắn nhỏ, giải thích cho người xem về sự kiện được lưu lại trong bức ảnh ở phía trên.
Minh Ngọc chậm rãi đi lang thang, ngắm nhìn những hình ảnh đầy tính chất lịch sử của học viện. Trong những hình này, có vài hình chụp người nhà của cô, ông cố Dương Đinh, người đã sáng lập ra học viện, và cha cô, ông viện trưởng Dương Minh Hải.
Dòng họ Dương nhiều đời cống hiến cho nghiệp sử học, nên sinh ra, gia đình Minh Ngọc ai cũng hi vọng cô nối nghiệp tổ tông. Cô không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ vâng lời nghe theo, cha mẹ đặt đâu thì ngồi đấy.
Đang miệt mài suy nghĩ, Minh Ngọc khẽ nghe được tiến ai rên rỉ văng vẳng đâu đây. Cô tò mò, lần theo hướng tiếng động mà đi. Cô nhớ cha cô nói rằng, trong ngày thi, tất cả các giáo sư đều bận bịu tham gia giám sát cuộc thi, thường sẽ không có ai ở phòng nghỉ. Vậy hiện giờ, ai đang ở trong phòng giáo sư? Chẳng lẽ trường có ma?
Cô lần mò dừng chân trước một căn phòng gần cuối hành lang, nơi đang truyền ra tiếng động, mắt kề sát khe cửa sổ, len lén nhìn vào bên trong.
Chú thích:
1. Há miệng chờ sung rụng: (thành ngữ) chỉ những kẻ không làm gì, chỉ muốn ăn của người khác. Truyện kể rằng, ngày xưa, có một anh lười biếng, không chịu làm lụng gì hết, ngày ngày nằm dưới gốc sung, há miệng chờ sung rụng trúng miệng thì ăn. Đợi mãi, nhưng quả nào cũng rơi trệch ra ngoài. Có một người chợt đi ngang qua đấy, anh lười nhờ lượm giùm, bỏ hộ sung vào miệng. Không ngờ, người đi đường này cũng lười không kém, dùng ngón chân, gắp sung vào miệng anh lười. Anh lười bực mình, chửi rủa: “Ôi chao, người đâu mà lười thế!”
Cặp chân mày lưỡi mác, cặp mắt hạnh nhân, chưa kể đến nụ cười khi Minh Ngọc khẽ cong khóe môi, tất cả trông thật giống ông viện trưởng. Chỉ khác là ông viện trưởng thì huyên thuyên dài dòng, còn cô thì tính tình cộc lốc.
Mà khoan đã, từ từ… Dương Minh Ngọc… Lão viện trưởng không phải tên là Dương Minh Hải sao? Hai người đều họ Dương… lại còn cùng tên lót...
Hùng lập tức hiểu ra, mắt trợn tròn, miệng há hốc, ngạc nhiên thốt lên: “Cậu là con ông viện trưởng?”
Minh Ngọc không đáp lại, chỉ gật đầu thừa nhận.
Nghe nói năm nay con ông viện trưởng cũng tham gia đi thi, không ngờ là cô nhóc này. Hèn gì cô ta rành rõi khu rừng đến thế, lại con quen biết gia đình chồn hôi, và có thêm hai con dê rừng làm thú cưỡi nữa.
“Trời!” Hùng vẫn còn rất ngạc nhiên, há hốc mồm quên không ngậm lại, cho đến khi một con bọ rừng xém chút bay vào mồm, cậu mới ngậm miệng.
“Con viện trưởng mà vẫn phải thi vô sao?” Hùng thắc mắc hỏi. “Không được tuyển thẳng à?”
Minh Ngọc phớt lờ câu hỏi của Hùng, không trả lời, chỉ chăm chú hướng dẫn con kỳ lân đi đến Đông viện.
Hai người ẩn nấp trong những cành cây, tán lá, không dám đi trên đường mòn vì sợ sẽ gặp phục kích lần nữa. Lúc này, bọn họ có rất nhiều thẻ bài trong người nên đương nhiên, họ là hai con mồi béo bở. Với lại, Hùng đang bị thương nặng, không thể giúp được gì nếu như bọn họ phải đánh nhau. Hùng vừa nãy mới bị phục kích nên nhớ đời, không phàn nàn đi đường rừng khó khăn.
Đến gần khuôn viên của Đông viện, Thiện Hùng và Minh Ngọc khẽ quan sát, thấy được một nhóm học sinh đang ăn chực gần cửa viện, chờ đợi một con mồi ngu ngu đi tới mà cướp thẻ bài của nó. Đây là chiêu mà nhiều học sinh thường dùng, chỉ ngồi há miệng chờ sung rụng1, đỡ mắc công đi tìm con mồi.
“Giờ làm sao vô?” Thiện Hùng lo lắng hỏi Minh Ngọc.
“Bay vào.” Minh Ngọc bình thản đáp lại.
Bay vào? Hùng ngơ ngác, thầm nghĩ... Bây giờ chẳng lẽ cô nhóc này muốn cưỡi chim bay vào?
Nhưng sự thật không phải dễ dàng như vậy. Minh Ngọc giơ ngón trỏ, chỉ đến một khung cửa sổ đang rộng mở trên tầng hai của Đông viện. Gần cửa sổ có một cành cây, ý của Minh Ngọc là muốn từ cành cây này nhảy vào bên trong.
Hiểu ra được ý của Minh Ngọc, Thiện Hùng cau mày bức xúc phàn nàn: “Không được à, cậu có thể trèo lên cây mà vào, còn tớ chân đi không được thì sao mà trèo cây, lại còn nhảy bổ vào cửa sổ, thế nào mà chẳng chụp ếch!”
“Không sao.” Minh Ngọc trấn an, rồi nhanh nhẹn làm một động tác nhảy xuống lưng kỳ lân. Cô cau mày nhìn Hùng một lúc, nghĩ ngợi gì đó, rồi hỏi Hùng: “Cậu nặng bao nhiêu kí?”
“Khoảng năm mươi tám.” Hùng không hiểu sao Ngọc lại hỏi cân ký của mình, nhưng vẫn đáp lại. Minh Ngọc gật đầu ừ một tiếng, rồi tìm tòi xung quanh, lượm lên một hòn đá, dùng một sợi dây thừng rắng chắc cô đã giấu sẵng trên người và cột và hòn đá, ném sợi dây vắt qua cành cây.
Hòn đá nặng, nhanh chóng vắt qua cành rồi rớt xuống đất. Cô quàng dây qua người Hùng, cột chắc, khéo léo thắt nút bồ câu ở một đầu dây, một nút thòng lọng thông dụng thường được dùng để kéo đồ nặng. Cô nhanh chóng biến sợi dây thừng thành một cần trục đơn giản, có thể kéo bằng tay.
Bây giờ, Thiện Hùng hiểu được Minh Ngọc muốn làm gì. Nhưng cậu không hiểu rõ cấu kết cần trục được thiết kế để chuyên vận chuyển vật nặng, nên cho rằng cách này thật điên rồ. Minh Ngọc chỉ là con gái, làm gì có sức kéo đứa con trai như cậu lên. Mặc dù không tin tưởng nhưng Hùng vẫn nghe lời, bám chặc vào dây.
Minh Ngọc bắt đầu kéo, từng chút, từng chút một. Tuy chậm, nhưng động tác thao luyện, không chút khó khăn. Cô đã nhiều lần làm cần trục, treo đồ ăn khi đi cắm trại, tránh không để gấu cướp đồ ăn, nên cô rất có kinh nghiệm về cách chế tạo cần trục. Cần trục cô làm, đơn giản nhưng hiệu nghiệm.
Vài phút sau, Thiện Hùng đã được kéo lên cây. Chỉ còn chút ít là đến nơi, Hùng tự lực bám lấy cành cây, dùng sức hít xà đơn, tự kéo cậu lên trên cành.
Động tác quả mạnh làm ảnh hưởng đến cái chân gãy của Hùng, nhưng cậu vẫn cắn răng chịu đựng, mặt cậu nhăn nhói, ướt đẫm mồ hôi, không biết vì bị thương quá đau, hay vì nắng hè quá oi bức.
Minh Ngọc nhìn thấy Hùng đã an toàn ngồi trên cây, cô bắt đầu tự mình leo lên theo. Lúc này, cô đã nhễ nhại mồ hôi, cả người nhem nhuốc như một hạt ngọc trai lấm tấm bùn đất, nhưng người xem vẫn có thể nhận ra vẻ đẹp quý hiếm ẩn giấu trong bùn.
Minh Ngọc không leo lên cùng một cành với Thiện Hùng, cô lo sợ cành cây không đủ sức chịu đựng được hai người. Cô đứng ở một cành thấp hơn, tay vịn vào thân cây giữ thăng bằng, khẽ bảo Thiện Hùng nhảy vào cửa sổ.
Thiện Hùng thầm niệm hai câu kinh Phật, nhắm về phía cửa sổ của viện và nhảy vào. Người cậu rớt xuống, đập lên một cái bàn gỗ bên cửa sổ rồi lộn nhào xuống đất, phát ra một tiếng ầm lớn, làm chấn động một số người ở lầu dưới của viện.
Một vị giáo sư đeo cặp kính cận màu bạc, gấp gáp chạy lên lầu hai, xem chuyện gì đã xảy ra. Ông không quá bất ngờ khi trông thấy Thiện Hùng, có vẻ như ông đã từng thấy rất nhiều học sinh đi vào học viện bằng đường cửa sổ.
Nhưng nhìn Hùng đang rất đau đớn, người đầy vết thương, chân bị gãy, được buộc vào một cành cây như một thanh nẹp để cố định, ông giáo sư vội vàng đi đến bên Hùng giúp đỡ.
Ông giáo sư chưa kịp trổ tài bác sĩ thì Minh Ngọc từ bên ngoài đã bay vào cửa sổ, thỉnh nguyên bàn tọa lên lưng ông giáo, như trời sập, làm ổng đau điếng, đầu nổi đom đóm.
Ông giáo sư bực mình đẩy Minh Ngọc ra, nhăn nhó nhìn chằm vào cô, miệng thì lẩm bẩm chửi rủa vào câu cho hả giận, trông thật là mất phong thế một người làm nghề giáo.
Bực mình một xong, ông giáo sư mới nhớ ra việc chính, hướng về phía Thiện Hùng và Minh Ngọc mà nói: “Các em phải nộp thẻ bài mời được vào học viện.”
Nghe vậy, Thiện Hùng và Minh Ngọc lục lọi trong người mình, lấy ra mấy cái thẻ bài trên cổ rồi giao cho ông giáo sư.
“Tụi em muốn ăn trước.” Thiện Hùng mở miệng nói, lo sợ ông giáo sư keo kiệt mà không cho cậu ăn.
Ông giáo sư nhận thẻ bài, mắt để ý thấy hai người này có tới sáu, bảy cái thẻ trong tay, mặt ông lộ vẻ nể phục.
“Được, thầy sẽ dẫn các em đến nhà ăn.” Ông giáo đồng ý, rồi nhìn về phía Hùng nói tiếp: “Nhưng trước tiên, vết thương của em cần được xử lý.”
Ông giáo sư liền dùng máy bộ đàm từ xa, gọi vài người mang cáng lên lầu hai giúp đưa Thiện Hùng vào phòng y tế, nơi Thiện Hùng được một vị bác sĩ riêng của học viện tận tình chăm sóc.
Mặc dù nó chỉ là một phòng y tế nhỏ nhưng nó được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại thường có trong bệnh viện, nhờ vậy mà ông bác sĩ có thể chỉnh lại xương cho Hùng, tỉ mỉ bó bột và cho Hùng uống thuốc giảm đau để giúp Hùng dễ chịu hơn.
Sau khi chữa trị xong, Hùng vẫn không có khả năng đi lại bình thường như cũ, vì vết xương gãy cần thời gian để bình phục, nhưng nói chung, cậu có thể tự mình cà nhắc bước đi, có thể đấm đá vài chiêu cầm cự, tiếp tục tham dự kỳ thi.
Trong lúc Hùng được đặc biệt chăm sóc thì Minh Ngọc rời đi, không muốn cản trở việc trị liệu.
Minh Ngọc rảo bước một mình đến phòng tắm, chậm rãi rửa mặt, chỉnh sửa lại tóc tai. Lăn lội nãy giờ trong rừng làm cho cô nhìn thật thê thảm, nhưng ít ra thì không thê thảm bằng Thiện Hùng. Nghĩ đến đó, cô cũng cảm thấy tự an ủi, tự nhìn vào trong gương, cong khóe miệng cười với bản thân để lấy lại tinh thần, bước ra khỏi phòng tắm.
Suốt đường đến Đông viện nghe Thiện Hùng than đói, Minh Ngọc cũng thấy đói theo. Cô quyết định đi đến nhà ăn lấy một phần ăn trước, sau đó mới làm bài thi.
Nghĩ vậy, Minh Ngọc bắt đầu tìm đường đến phòng ăn. Đi trong hành lang của Đông viện, cô sơ ý lạc đường đến phòng nghỉ của các giáo sư. Cô không có ý muốn quay lại, tìm đường đi ra, nhưng tò mò tiếp tục tham quang phòng giáo sư.
Mặc dù Minh Ngọc đã nhiều lần đến học viện để gặp cha cô, nhưng ngoài Tây viện và loanh hoanh trong rừng thì cô không có cơ hội đi vào các viện khác của trường. Đây là lần đầu tiên cô vào Đông viện, nên không thể kìm nén được lòng hiếu kỳ.
Dọc trên bức tường uy nghi của hành lang được treo đầy hình ảnh các vị giáo sư tiền nhiệm, được cẩn thẩn đóng trong những khung gỗ trạm trổ hoa văn điêu luyện và đầy thẩm mỹ. Dưới mỗi khuôn hình đều có một giòng chú thích ngắn nhỏ, giải thích cho người xem về sự kiện được lưu lại trong bức ảnh ở phía trên.
Minh Ngọc chậm rãi đi lang thang, ngắm nhìn những hình ảnh đầy tính chất lịch sử của học viện. Trong những hình này, có vài hình chụp người nhà của cô, ông cố Dương Đinh, người đã sáng lập ra học viện, và cha cô, ông viện trưởng Dương Minh Hải.
Dòng họ Dương nhiều đời cống hiến cho nghiệp sử học, nên sinh ra, gia đình Minh Ngọc ai cũng hi vọng cô nối nghiệp tổ tông. Cô không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ vâng lời nghe theo, cha mẹ đặt đâu thì ngồi đấy.
Đang miệt mài suy nghĩ, Minh Ngọc khẽ nghe được tiến ai rên rỉ văng vẳng đâu đây. Cô tò mò, lần theo hướng tiếng động mà đi. Cô nhớ cha cô nói rằng, trong ngày thi, tất cả các giáo sư đều bận bịu tham gia giám sát cuộc thi, thường sẽ không có ai ở phòng nghỉ. Vậy hiện giờ, ai đang ở trong phòng giáo sư? Chẳng lẽ trường có ma?
Cô lần mò dừng chân trước một căn phòng gần cuối hành lang, nơi đang truyền ra tiếng động, mắt kề sát khe cửa sổ, len lén nhìn vào bên trong.
Chú thích:
1. Há miệng chờ sung rụng: (thành ngữ) chỉ những kẻ không làm gì, chỉ muốn ăn của người khác. Truyện kể rằng, ngày xưa, có một anh lười biếng, không chịu làm lụng gì hết, ngày ngày nằm dưới gốc sung, há miệng chờ sung rụng trúng miệng thì ăn. Đợi mãi, nhưng quả nào cũng rơi trệch ra ngoài. Có một người chợt đi ngang qua đấy, anh lười nhờ lượm giùm, bỏ hộ sung vào miệng. Không ngờ, người đi đường này cũng lười không kém, dùng ngón chân, gắp sung vào miệng anh lười. Anh lười bực mình, chửi rủa: “Ôi chao, người đâu mà lười thế!”