Trời tháng Giêng thật đẹp. Một lớp tuyết mỏng phủ lên mặt đường, mặt nước và trên bùn nom loang loáng như một tấm gương vĩ đại lấp lánh phảnchiếu ánh mặt trời. Trời xanh mầu ngọc bích, không một gợn mây vương,trong vắt.
Mặt đất khô cứng, những cọng cỏ ngắn, dòn, rào rạo dưới mỗi bước chân như khi người ta dẫm trên lối đi trải sỏi vụn.
Quanh vùng, trên những lối đi nhỏ hẹp cạnh hàng giậu thưa, vầng dương chiếu sáng và sưởi ấm bầu không khí trong lành, tinh khiết. Hương vịđầu xuân thoang thoảng, e ấp và đầy quyến rũ.
Song ở đây, trên đồng hoang, cái lạnh cắt da của những ngày đông tànvẫn còn nấn ná, chưa lui. Mary đang đi dạo trên đồng hoang, một mình.Gió buốt lướt trên mặt cô gái. Nàng băn khoăn tự hỏi: sao ngọn Kilmarbây giờ không còn giữ vẻ rùng rợn, đầy đe dọa như trước? Sao nó chỉ còn là ngọn đồi có những chóp nhọn chia chỉa vươn lên nom hùng vĩ, âm udưới vòm trời? Phải chăng sự sợ hãi trước kia đã làm cô mù quáng, không nhận ra vẻ đẹp thiên nhiên của nó? Hay vì kinh tởm lữ quán Giao Mai và Joss Merlyn mà Mary ghét lây cả cảnh vật xung quanh?
Kìa! Đồng hoang vẫn biệt lập, lạnh lùng, các ngọn đồi vẫn không hiếu khách, song dưới mắt cô gái bây giờ chúng chả còn chút gì bí ẩn, ghêngười. Thật vậy, Mary nhìn cảnh vật bằng đôi mắt bình thản, dửng dưng.
Bây giờ đây, Mary Yellan hoàn toàn được tự do, nàng có thể đi đâu tùy thích. Ý tưởng của cô gái hướng về Helford yêu dấu và những đồng bằngxanh ngắt hiền hòa của miền Nam. Cô tha thiết muốn gặp lại làng mạccùng những khuôn mặt quen thuộc. A! Helford! Nơi đó dòng sông rộngtrong suốt chảy qua; Mary nhớ từng tiếng động, phân biệt từng mùi thơm,nàng nhớ từng con suối nhỏ chảy ngoằn ngoèo gây nên tiếng róc rách êmtai như khúc nhạc thiên nhiên đầy quyến rũ!
Nơi đó là nơi người ta có thể yên lòng nghỉ ngơi sau những giờ nhọc nhằn ở ngoài đồng, trong trại.
Mùa hạ, lá rì rào, một thứ âm nhạc êm dịu khác thứ nhạc suối xôn xao. Rồi đông về, dù khẳng khiu cành, trơ trụi lá, ngàn cây vẫn là nơi trúẩn cho khách lỡ bộ đường.
Chao! Mary ao ước được nhìn lại bầy chim bay lượn trên các tàng cây, nhìn các cánh bướm nhởn nhơ trên nội cỏ, khát khao nghe tiếng hót véovon của một loài chim lạ, như tiếng mời gọi ân cần, như lời khuyến khích cô gái quê cô thêm phấn khởi, tay vuốt mồ hôi, quên cả nỗi nhọc nhằn.
Mary thèm nghe tiếng động quen thuộc của nông trại biết là chừng nào; tiếng gà mái cục tác khi làm tổ, tiếng gà trống gáy ó o, tiếng đànngỗng kíu kít, bầy vịt bì bõm lội dưới ao và kêu quàng quạc.
Nàng nôn nao cảm thấy như hơi thở ấm của bầy cò quyện lẫn trong không gian làm ấm cả tay nàng và tiếng bước chân nặng nề của chúng như đánhnhịp với con tim cô gái. Nàng nhớ cả mùi phân nồng ngây ngây ở trongchuồng.
Và cái tiếng gầu va chạm vào thành giếng sao cũng làm nàng xúc động,bồi hồi? Mary nghĩ rằng mình sẽ sung sướng vô vàn khi được đứng tựa vào hàng rào mỗi chiều, ngắm con đường làng nhỏ bé, chào một người bạn điqua, nhất là nhìn làn khói xanh thoát lên từ ống khói của các ngôi nhàlân cận.
Việc đồng áng là sở thích của Mary: mỗi sáng, nàng dậy sớm xách nướcxong, cô gái duyệt qua một vòng giữa đám gia súc thân yêu như vị tướnglãnh duyệt xét đám binh sĩ dưới quyền; mà tiếng kêu đòi của chúng vớinàng khác nào khúc nhạc binh hùng dũng!
Rồi đây, Mary sẽ ra công lao tác, sự cố gắng đem lại cho nàng niềmvui, và cũng là kẻ thù của sự buồn phiền. Mary tin là mình sẽ tìm thấybình yên cho tâm hồn như mọi người trong giòng họ Yellan chất phác củamình. Nàng thuộc về ĐẤT như họ, dính liền vào ĐẤT như họ vậy; một ngàykia, ĐẤT lại sẽ cũng ấp ủ nàng như họ. Phải! Mary đã sinh ra tại đâyvà nàng cũng sẽ chết tại đây.
Sự cô độc không đáng ngại đối với cô gái quê. Một nông dân khôngbiết đến cô độc; cả ngày làm việc, đêm tối thẳng giấc trên giường. Nàng há không định sống như thế từ lâu đó ư? Nàng tin mình đã chọn đúng conđường tốt và sẽ không do dự. Nàng sẽ từ biệt gia đình ông Bassat naymai...
Nàng không hợp với nếp sống trưởng giả của họ, tuy là họ tốt, quá tốt đối với nàng. Họ biết nàng không còn ai là thân nhân nên hết sức nàinỉ nàng ở lại với gia đình họ.
Bà vợ viện cớ ông tòa hay vắng nhà, mình cần một người bạn nhỏ và một người săn sóc các con bà. Ông chồng thì nói:
- Mary! Cô trẻ quá và đẹp quá, không thể sống một mình. Cô cứ xemđây là gia đình cô. Vợ tôi và tôi đều quí mến cô. Thiếu gì việc cho cô làm? Cắt hoa trang hoàng nhà cửa này, viết thư hộ nhà tôi này, la rầylũ trẻ này... Tôi biết cô không thích ở không, cô sẽ không ở không đâu.
Các con của ông bà cũng quí mến Mary. Henry tỏ ý muốn tặng chi MaryYellan con ngựa quí của nó, con ngựa mà các em nó, nó cũng không chođụng đến.
Trong phòng khác, bà Bassat không ngớt dỗ dành Mary:
- Một ngày kia, cô sẽ lập gia đình. Không ai có thể sống cô độc suốt đời, nhưng trở về Helford cô sẽ buồn... và nếu lấy chồng, tôi tiếc chocô...
- Thưa bà, tiếc về cái gì, kia ạ?
- Cô sẽ làm vợ một nông dân... Tôi không bao giờ muốn thấy cô vất vả lao tác, Mary! Tôi không nói quá đâu: cô xứng được sung sướng, nhànnhã...
Mary đỏ mặt, nhưng đôi mắt cô xa vời làm người đàn bà tế nhị ngừng lại, kêu lên:
- Mary! Cô nhớ Helford đến thế kia ư?
Cô gái gật đầu, không nói nhưng nét mặt cô như nói rất nhiều. Bà Bassat hỏi :
- Thế sao, sau khi mẹ chết cô không ở yên tại Helford mà dấn thân đến chỗ miệng hùm, nọc rắn như thế, hở Mary?
- Thưa bà - Mary cố dấu vẻ bực bội - chỉ vì tôi phải theo ý muốn củamẹ tôi: đến ở với dì, Mẹ tôi bảo con gái không thể ở một mình...
Bà Bassat chộp lấy cơ hội tốt:
- Đó! Cô thấy chưa? Cô ở lại với chúng tôi là phải, chắc là ý kiến tôi không trái với mẹ cô. Cô nghĩ kỹ đi!
Một lần nữa Mary cố gượng cười tỏ lời cảm ơn ông bà nhưng vẫn khôngnhận lời ở lại. Hai người không hiểu được lòng hoài hương của cô gáiquê, họ cho là vì quá xáo động tinh thần trong những ngày qua nên cô gái thẫn thờ, buồn bã.
Họ cố giúp nàng khuây khỏa, nhưng mọi cố gắng của họ đều vô ích, nếukhông muốn nói là làm cô gái khổ sở bực bội, khó thở hơn.
Nhà ông bà Bassat luôn luôn có tiệc tùng, hội họp, khách khứa thườngxuyên. Hai ông bà muốn Mary có mặt trong những buổi tiệc, cuộc họp đó. Họ giới thiệu nàng với thực khách - đám thực khách nhà giàu, thuộcthành phần trưởng giả như họ - với bạn bè, với những tiểu thư, công tử,với những bà mệnh phụ rỗi việc, dông dài, giết thì giờ trong các buổitiếp tân hay ngoài phố.
Ông bà Bassat nói đến Mary, đến những hành động nàng như nói đến mộtthần tượng, coi nàng như bậc nữ anh hùng, làm cho có kẻ yếu tim phải tựa ra sau ghế dựa mà thở dốc! Có người ỷ vào địa vị và tuổi tác của họ,họ gọi Mary ra trước mặt, nhìn nàng chăm chăm từ gót đến đầu... Bọnthanh niên nam nữ thì khá hơn, họ không bày tỏ lộ liễu sự ngạc nhiên vềcô gái quê, nhưng họ xì xầm bàn tán ngay sau lưng nàng, hay trong mộtgóc xa xa...
Mary, vì để tỏ lòng kính trọng ân nhân nên không lộ vẻ bất mãn ramặt, song cô gái hết sức khổ tâm. Nàng không thuộc vào tầng lớp xã hộinày, không thuộc vào giai cấp này. Cuộc sống nhàn nhã không thích hợpvới nàng. Mary chỉ yên ổn, thanh thản trong lòng khi được hít thở bầukhông khí của trang trại, nhìn thấy dòng sông, dòng suối ở Helford yêudấu. Tay nàng quen lao tác mất rồi. Hơi hướm của đất đai, của hoa mầu, của phân phóng đem lại nàng tin yêu, vui vẻ. Tiếng động của chim chóc, của gia súc làm nàng phấn khởi hơn là điệu nhạc nhàm tai ở dưới mái nhà này. Cái gì cũng xa lạ, như quá khổ, cũng không hợp với kích thướctinh thần của Mary!
Trong nhà của vợ chồng ông tòa, Mary chỉ tìm thấy chút hòa hợp, chútan ủi nơi bác Richards quê mùa chân thật. Bác có cái gì gần gũi hợp với Mary. Richards ưa đùa, hay khôi hài làm cô gái quên đi đôi phần phiềnmuộn. Bác có những nhận xét rất tinh tế, một đôi khi; chẳng hạn có lầnbác bảo Mary:
- Này, cô trông cái nhà cô Helen kia, tôi cam đoan là nếu cô ta không tô môi, vẽ mắt cô ta còn xấu hơn con ma lem. Cô ấy thua cô xa, cô thấykhông?
Mary cười, gặng:
- Thua tôi? Về cái gì?
Richards xua xua hai tay:
- Về tất cả: sắc đẹp, lòng can đảm, sự thông minh, tháo vát... Mànày (bác thấp giọng) dù cho cô ta có vẽ vời trang điểm đến mức nào cô ta vẫn xấu, không thể so bì được với cô.
Mary bật cười:
- Thôi! Bác đùng có tôn tôi lên ngai hoàng hậu, tôi sợ phải ngồi trên đó mà chịu chuyện quần thần...
Cả hai cùng cười to, vui vẻ. Rồi thình lình, Richards lập nghiêm:
- Mary! Altarnun đang khuyết một chân linh mục phó, cô còn chần chờchi nữa, hãy ứng cử đi! Tôi cá là cô sẽ đắc cử, cô sẽ khá hơn linh mụccũ, vị linh mục giả, người đã làm cô...
Chợt, Richards ngưng bặt vì thấy Mary cau mặt, thở dài. Bác ta áy náy:
- Mary! Xin lỗi cô nhé! Tôi vô tâm vô tứ, tôi không cố ý...
- Không! Bác đừng quan tâm... tôi chả buồn đâu. Tôi cảm ơn bác nhiều lắm đó, nếu bác không đến kịp...
Tuy miệng nói thế, Mary không khỏi rùng mình. Theo lời bà Bassat kểlại lúc nàng tỉnh dậy trên giường thì đàn chó xúm đến toan vồ xé cô nếuRichards không đến kịp, cứu cô. Bác mở trói cho cô, tháo khăn bịtmiệng, lay gọi mãi mà Mary vẫn mê man. Ông Bassat cũng có mặt tại đó,ông tức tốc cho lệnh vực Mary về và mời bác sĩ đến ngay.
Mặt xanh nhợt, hơi thở dồn dập, bà Bassat nhắc đến bệnh trạng Marytrong những ngày nàng nằm liệt bằng giọng xót thương và sợ hãi. Marycũng hiểu, tuy nàng không bị thương nặng nhưng khắp người nàng sây sátvì đá nhọn và gai cào. Mary ê ẩm, nhức nhối còn hơn cái đêm bị bọn Joss trói, lôi ra bờ biển.
Nàng được nghe ngoài bà Bassat còn nhiều người kể lại cuộc bao vây,săn đuổi theo người đàn ông đầu não, người gây ra nhiều chuyện kinh động cả nước Anh vì những vụ đắm tàu tàn nhẫn. Chỉ mình Richards là lúngtúng, không bao giờ muốn nhắc đến công mình đã cứu Mary.
- À! Cô cứ nói, nếu lúc đó tôi không tới kịp thì cũng có người khác:Jean Merlyn, ông tòa, Jimmy những 50 mạng đi theo chứ bộ mình tôi sao?
Mary giật mình, nghe tim đập rộn trong lồng ngực: nhiều ngày qua,không một ai nhắc đến tên Jean. Mà nàng thì rất nóng muốn biết tin anhnhưng vẫn giữ ý không dám hỏi. Mary chả biết mở lời ra sao cả. Người ta sẽ nghĩ sao về nàng? Sao nàng lại quan tâm đến Jean Merlyn em traiJoss, tên trộm ngựa của chính ông tòa?
Mary chăm chú lắng nghe Richards nói chuyện. Nàng chỉ mong bác tanói thêm về Jean Merlyn, nhưng lần nào, bác thao thao về điều khác:
- Mary Yellan! Tôi cá với cô (ấy, bác ta ưa dùng tiếng cá cũng nhưcác người trưởng giả nói đến hai tiếng cam đoan) bây giờ không còn mộttên buôn lậu, cướp biển nào lảng vảng ngang lữ quán Giao Mai nữa. Tintôi đi! Rồi đây, tôi sẽ đem gia nhân đến, quét sạch mạng nhện, lau chùi bụi bặm, sửa sang lữ quán cho thật khang trang sạch sẽ. Tôi sẽ tranghoàng lữ quán không thua chi khách sạn Hoàng Gia. Tôi sẽ thuê những tên bồi bàn lương thiện, ngoan ngoãn, cả người chúng không hề bay mùirượu... như cô vậy đó. Chúng mang những tạp-dề trắng tinh, trước ngựccó thêu hàng chữ đỏ chóe: "Chào mừng quí khách" để cô lác mắt... Vàtrước quán, cũng có tấm bảng "Chào Mừng Quí Khách" y như thế!
Mary vui vẻ:
- Bác không làm việc cho ông tòa nữa, hử?
- Tôi ra riêng mà, tôi già rồi, cô thấy không? Phải tự mình làm chủđời mình chứ! Đó! Tôi đổi tên lữ quán là khách sạn "An Lạc". Tên đóhay không? Có nghĩa là vô đó thì thâm tâm an lạc, khỏi phải thắc mắcđắn đo gì tất. Có điều...phải chi tiền hơi đăn đắt một chút, vì sao, cô biết không?
- Làm sao tôi biết nổi?
- Trời ơi! Vì quanh đó đâu có lữ quán nào? Mà tôi đã điều khiển lữquán thì phải biết, không ai tận tâm, tận lực bằng tôi. Giường êm, nệmấm, đèn sáng, thực phẩm ngon… Cô tin tôi không? Cứ trông tôi săn sócngựa của ông chủ là biết... con nào cũng bóng nhoáng như có tẩm dầu...
Mary quên cả cảnh ngộ mình, cười ngặt nghẽo. Richards nói tiếp:
- Sẽ chả có một mống lưu manh nào dám thập thò, chõ mũi vào cổng lữquán của tôi chứ đừng nói đến chuyện dám đặt chân vào quầy rượu...
- Ủa, bác bảo bọn bồi bàn của bác không có mùi rượu trong mình mà?
- Ậy, chúng không có mùi rượu đâu có nghĩa là lữ quán của tôi khôngbán rượu? Lữ khách mà không uống rượu sao được? Đàn ông không có rượukhác gì quốc kỳ treo chỗ không có gió? Còn ra cái thể thống chi? Mary! Về điểm này, cô kém lắm, kém lắm!
- Thì đã hẳn, tôi có chối cãi chi đâu...
- Ngày khai trương khách sạn, tôi sẽ mời đông, rất đông quan khách. Mà khách danh dự, đố cô, cô biết ai không?
- Ông bà Bassat chớ ai. Tôi biết...
- Sai nữa nhé! Cô, cô là vị khách danh dự của Khách sạn An Lạc đó, đừng tưởng chuyện lơ mơ...
- Rồi sao nữa?
- Sau đó, tôi sẽ cho gia nhân đưa cô về thẳng Helford như ý muốn.Đúng ra, tôi lưu cô lại làm việc với tôi, nhưng tôi biết không khí củamột lữ quán không hợp với cô. Đúng không nào?
- Đúng! Bác nói gì mà chả đúng...
- Tôi đi dép vào tim cô ấy chứ! Về đó, cô cứ yên chí mà lo việc chăn nuôi, trang trại. Khỏi lo mang đi bán ở đâu hết. Gà, vịt, trứng, raucủa cô sẽ dành cung cấp cho lữ quán An Lạc... Tôi không mua rẻ, bắtchẹt cô đâu. Bằng lòng không nào? Ký giao kèo ngay từ bây giờ, kẻomuộn!
- Ký, ký cả hai tay!
Mary thật tình nguôi khuây được đôi khi, nhờ những mẩu chuyện như thế giữa nàng và bác Richards. Nhưng sau đó, nàng lại buồn rũ giữa phòngkhách trang hoàng lộng lẫy của ông bà Bassat, trong phòng ăn với nhữngthực phẩm cầu kỳ nhiều gia vị, với lối ăn uống kiểu cách kéo dài và nhất là khoảng trống vô dụng, sống nhờ, sống gửi; cuộc sống vô vị, chánchường.
Một lần kia, vô tình, ông Bassat nhắc đến Jean trong bữa ăn, giọngđầy trách cứ: rằng Jean Merlyn là một tên vô ơn, bội nghĩa đã mất tăm từ sau khi hạ được hung thần của dân chúng vùng này. "Dù sao đi nữa - ông gằn giọng - hắn cũng phải biết rằng nhờ tôi cho hắn cơ hội đó, nếukhông ấy ư, nó cũng cùng số phận với giòng họ Merlyn nhà nó: bỏ xáctrong tù hay bị treo cổ lên cây..."
Rồi ông phủi phủi hai tay, nói tiếp:
- Mà thôi! Tôi chả quan tâm đến hắn... Mặc xác hắn. Hắn đi đâu,làm gì tùy ý, miễn chớ làm điều phạm pháp thì thôi. Nhưng đã chắc gì... giòng máu bất lương chảy trong huyết quản hắn, giòng máu Merlyn!
Mary ngồi lặng, miếng khoai trong miệng nát nhừ mà nàng nghẹn cứng cổ, không nuốt đuợc.
Cô gái chỉ thật sự dễ thở, thoải mái những khi được một mình, nhất là như sáng hôm nay, nàng đi dạo trên đồng hoang, tâm trí phiêu du, vừa đi vừa nghĩ đến ngày mai, khi nàng trở lại Helford...
" Jean Merlyn! Dù sao, anh tệ lắm: anh không hề trở lại để thămtôi trong những ngày tôi nằm liệt trên giường. Vậy mà anh bảo anh yêutôi? Anh bảo... Cái gì ngăn anh? Tôi thú nhận là yêu anh, chỉ yêu một mình anh thôi, từ nay cho đến mãn đời, nhưng đừng hòng tôi đến nhà anhđể kiếm anh. Không! Không bao giờ cả! Ngày mai, tôi sẽ từ biệt ông bà Bassat trở về Nam. Tôi là nông dân, anh nhớ thế! Tôi thăm đồng hoanglần cuối, hôm nay!"
Mary lẩm bẩm. Nàng ghi nhận tất cả cái hùng vĩ, bình thường của từng tảng mây, từng cọng cỏ, từng ngọn đồi, từng lối đi, từng phiến đá. Đểrồi ngày mai nàng quay lưng lại và mãi mãi không đến nơi này...
Trời tháng Giêng thật đẹp. Một lớp tuyết mỏng phủ lên mặt đường, mặt nước và trên bùn nom loang loáng như một tấm gương vĩ đại lấp lánh phảnchiếu ánh mặt trời. Trời xanh mầu ngọc bích, không một gợn mây vương,trong vắt.
Mặt đất khô cứng, những cọng cỏ ngắn, dòn, rào rạo dưới mỗi bước chân như khi người ta dẫm trên lối đi trải sỏi vụn.
Quanh vùng, trên những lối đi nhỏ hẹp cạnh hàng giậu thưa, vầng dương chiếu sáng và sưởi ấm bầu không khí trong lành, tinh khiết. Hương vịđầu xuân thoang thoảng, e ấp và đầy quyến rũ.
Song ở đây, trên đồng hoang, cái lạnh cắt da của những ngày đông tànvẫn còn nấn ná, chưa lui. Mary đang đi dạo trên đồng hoang, một mình.Gió buốt lướt trên mặt cô gái. Nàng băn khoăn tự hỏi: sao ngọn Kilmarbây giờ không còn giữ vẻ rùng rợn, đầy đe dọa như trước? Sao nó chỉ còn là ngọn đồi có những chóp nhọn chia chỉa vươn lên nom hùng vĩ, âm udưới vòm trời? Phải chăng sự sợ hãi trước kia đã làm cô mù quáng, không nhận ra vẻ đẹp thiên nhiên của nó? Hay vì kinh tởm lữ quán Giao Mai và Joss Merlyn mà Mary ghét lây cả cảnh vật xung quanh?
Kìa! Đồng hoang vẫn biệt lập, lạnh lùng, các ngọn đồi vẫn không hiếu khách, song dưới mắt cô gái bây giờ chúng chả còn chút gì bí ẩn, ghêngười. Thật vậy, Mary nhìn cảnh vật bằng đôi mắt bình thản, dửng dưng.
Bây giờ đây, Mary Yellan hoàn toàn được tự do, nàng có thể đi đâu tùy thích. Ý tưởng của cô gái hướng về Helford yêu dấu và những đồng bằngxanh ngắt hiền hòa của miền Nam. Cô tha thiết muốn gặp lại làng mạccùng những khuôn mặt quen thuộc. A! Helford! Nơi đó dòng sông rộngtrong suốt chảy qua; Mary nhớ từng tiếng động, phân biệt từng mùi thơm,nàng nhớ từng con suối nhỏ chảy ngoằn ngoèo gây nên tiếng róc rách êmtai như khúc nhạc thiên nhiên đầy quyến rũ!
Nơi đó là nơi người ta có thể yên lòng nghỉ ngơi sau những giờ nhọc nhằn ở ngoài đồng, trong trại.
Mùa hạ, lá rì rào, một thứ âm nhạc êm dịu khác thứ nhạc suối xôn xao. Rồi đông về, dù khẳng khiu cành, trơ trụi lá, ngàn cây vẫn là nơi trúẩn cho khách lỡ bộ đường.
Chao! Mary ao ước được nhìn lại bầy chim bay lượn trên các tàng cây, nhìn các cánh bướm nhởn nhơ trên nội cỏ, khát khao nghe tiếng hót véovon của một loài chim lạ, như tiếng mời gọi ân cần, như lời khuyến khích cô gái quê cô thêm phấn khởi, tay vuốt mồ hôi, quên cả nỗi nhọc nhằn.
Mary thèm nghe tiếng động quen thuộc của nông trại biết là chừng nào; tiếng gà mái cục tác khi làm tổ, tiếng gà trống gáy ó o, tiếng đànngỗng kíu kít, bầy vịt bì bõm lội dưới ao và kêu quàng quạc.
Nàng nôn nao cảm thấy như hơi thở ấm của bầy cò quyện lẫn trong không gian làm ấm cả tay nàng và tiếng bước chân nặng nề của chúng như đánhnhịp với con tim cô gái. Nàng nhớ cả mùi phân nồng ngây ngây ở trongchuồng.
Và cái tiếng gầu va chạm vào thành giếng sao cũng làm nàng xúc động,bồi hồi? Mary nghĩ rằng mình sẽ sung sướng vô vàn khi được đứng tựa vào hàng rào mỗi chiều, ngắm con đường làng nhỏ bé, chào một người bạn điqua, nhất là nhìn làn khói xanh thoát lên từ ống khói của các ngôi nhàlân cận.
Việc đồng áng là sở thích của Mary: mỗi sáng, nàng dậy sớm xách nướcxong, cô gái duyệt qua một vòng giữa đám gia súc thân yêu như vị tướnglãnh duyệt xét đám binh sĩ dưới quyền; mà tiếng kêu đòi của chúng vớinàng khác nào khúc nhạc binh hùng dũng!
Rồi đây, Mary sẽ ra công lao tác, sự cố gắng đem lại cho nàng niềmvui, và cũng là kẻ thù của sự buồn phiền. Mary tin là mình sẽ tìm thấybình yên cho tâm hồn như mọi người trong giòng họ Yellan chất phác củamình. Nàng thuộc về ĐẤT như họ, dính liền vào ĐẤT như họ vậy; một ngàykia, ĐẤT lại sẽ cũng ấp ủ nàng như họ. Phải! Mary đã sinh ra tại đâyvà nàng cũng sẽ chết tại đây.
Sự cô độc không đáng ngại đối với cô gái quê. Một nông dân khôngbiết đến cô độc; cả ngày làm việc, đêm tối thẳng giấc trên giường. Nàng há không định sống như thế từ lâu đó ư? Nàng tin mình đã chọn đúng conđường tốt và sẽ không do dự. Nàng sẽ từ biệt gia đình ông Bassat naymai...
Nàng không hợp với nếp sống trưởng giả của họ, tuy là họ tốt, quá tốt đối với nàng. Họ biết nàng không còn ai là thân nhân nên hết sức nàinỉ nàng ở lại với gia đình họ.
Bà vợ viện cớ ông tòa hay vắng nhà, mình cần một người bạn nhỏ và một người săn sóc các con bà. Ông chồng thì nói:
- Mary! Cô trẻ quá và đẹp quá, không thể sống một mình. Cô cứ xemđây là gia đình cô. Vợ tôi và tôi đều quí mến cô. Thiếu gì việc cho cô làm? Cắt hoa trang hoàng nhà cửa này, viết thư hộ nhà tôi này, la rầylũ trẻ này... Tôi biết cô không thích ở không, cô sẽ không ở không đâu.
Các con của ông bà cũng quí mến Mary. Henry tỏ ý muốn tặng chi MaryYellan con ngựa quí của nó, con ngựa mà các em nó, nó cũng không chođụng đến.
Trong phòng khác, bà Bassat không ngớt dỗ dành Mary:
- Một ngày kia, cô sẽ lập gia đình. Không ai có thể sống cô độc suốt đời, nhưng trở về Helford cô sẽ buồn... và nếu lấy chồng, tôi tiếc chocô...
- Thưa bà, tiếc về cái gì, kia ạ?
- Cô sẽ làm vợ một nông dân... Tôi không bao giờ muốn thấy cô vất vả lao tác, Mary! Tôi không nói quá đâu: cô xứng được sung sướng, nhànnhã...
Mary đỏ mặt, nhưng đôi mắt cô xa vời làm người đàn bà tế nhị ngừng lại, kêu lên:
- Mary! Cô nhớ Helford đến thế kia ư?
Cô gái gật đầu, không nói nhưng nét mặt cô như nói rất nhiều. Bà Bassat hỏi :
- Thế sao, sau khi mẹ chết cô không ở yên tại Helford mà dấn thân đến chỗ miệng hùm, nọc rắn như thế, hở Mary?
- Thưa bà - Mary cố dấu vẻ bực bội - chỉ vì tôi phải theo ý muốn củamẹ tôi: đến ở với dì, Mẹ tôi bảo con gái không thể ở một mình...
Bà Bassat chộp lấy cơ hội tốt:
- Đó! Cô thấy chưa? Cô ở lại với chúng tôi là phải, chắc là ý kiến tôi không trái với mẹ cô. Cô nghĩ kỹ đi!
Một lần nữa Mary cố gượng cười tỏ lời cảm ơn ông bà nhưng vẫn khôngnhận lời ở lại. Hai người không hiểu được lòng hoài hương của cô gáiquê, họ cho là vì quá xáo động tinh thần trong những ngày qua nên cô gái thẫn thờ, buồn bã.
Họ cố giúp nàng khuây khỏa, nhưng mọi cố gắng của họ đều vô ích, nếukhông muốn nói là làm cô gái khổ sở bực bội, khó thở hơn.
Nhà ông bà Bassat luôn luôn có tiệc tùng, hội họp, khách khứa thườngxuyên. Hai ông bà muốn Mary có mặt trong những buổi tiệc, cuộc họp đó. Họ giới thiệu nàng với thực khách - đám thực khách nhà giàu, thuộcthành phần trưởng giả như họ - với bạn bè, với những tiểu thư, công tử,với những bà mệnh phụ rỗi việc, dông dài, giết thì giờ trong các buổitiếp tân hay ngoài phố.
Ông bà Bassat nói đến Mary, đến những hành động nàng như nói đến mộtthần tượng, coi nàng như bậc nữ anh hùng, làm cho có kẻ yếu tim phải tựa ra sau ghế dựa mà thở dốc! Có người ỷ vào địa vị và tuổi tác của họ,họ gọi Mary ra trước mặt, nhìn nàng chăm chăm từ gót đến đầu... Bọnthanh niên nam nữ thì khá hơn, họ không bày tỏ lộ liễu sự ngạc nhiên vềcô gái quê, nhưng họ xì xầm bàn tán ngay sau lưng nàng, hay trong mộtgóc xa xa...
Mary, vì để tỏ lòng kính trọng ân nhân nên không lộ vẻ bất mãn ramặt, song cô gái hết sức khổ tâm. Nàng không thuộc vào tầng lớp xã hộinày, không thuộc vào giai cấp này. Cuộc sống nhàn nhã không thích hợpvới nàng. Mary chỉ yên ổn, thanh thản trong lòng khi được hít thở bầukhông khí của trang trại, nhìn thấy dòng sông, dòng suối ở Helford yêudấu. Tay nàng quen lao tác mất rồi. Hơi hướm của đất đai, của hoa mầu, của phân phóng đem lại nàng tin yêu, vui vẻ. Tiếng động của chim chóc, của gia súc làm nàng phấn khởi hơn là điệu nhạc nhàm tai ở dưới mái nhà này. Cái gì cũng xa lạ, như quá khổ, cũng không hợp với kích thướctinh thần của Mary!
Trong nhà của vợ chồng ông tòa, Mary chỉ tìm thấy chút hòa hợp, chútan ủi nơi bác Richards quê mùa chân thật. Bác có cái gì gần gũi hợp với Mary. Richards ưa đùa, hay khôi hài làm cô gái quên đi đôi phần phiềnmuộn. Bác có những nhận xét rất tinh tế, một đôi khi; chẳng hạn có lầnbác bảo Mary:
- Này, cô trông cái nhà cô Helen kia, tôi cam đoan là nếu cô ta không tô môi, vẽ mắt cô ta còn xấu hơn con ma lem. Cô ấy thua cô xa, cô thấykhông?
Mary cười, gặng:
- Thua tôi? Về cái gì?
Richards xua xua hai tay:
- Về tất cả: sắc đẹp, lòng can đảm, sự thông minh, tháo vát... Mànày (bác thấp giọng) dù cho cô ta có vẽ vời trang điểm đến mức nào cô ta vẫn xấu, không thể so bì được với cô.
Mary bật cười:
- Thôi! Bác đùng có tôn tôi lên ngai hoàng hậu, tôi sợ phải ngồi trên đó mà chịu chuyện quần thần...
Cả hai cùng cười to, vui vẻ. Rồi thình lình, Richards lập nghiêm:
- Mary! Altarnun đang khuyết một chân linh mục phó, cô còn chần chờchi nữa, hãy ứng cử đi! Tôi cá là cô sẽ đắc cử, cô sẽ khá hơn linh mụccũ, vị linh mục giả, người đã làm cô...
Chợt, Richards ngưng bặt vì thấy Mary cau mặt, thở dài. Bác ta áy náy:
- Mary! Xin lỗi cô nhé! Tôi vô tâm vô tứ, tôi không cố ý...
- Không! Bác đừng quan tâm... tôi chả buồn đâu. Tôi cảm ơn bác nhiều lắm đó, nếu bác không đến kịp...
Tuy miệng nói thế, Mary không khỏi rùng mình. Theo lời bà Bassat kểlại lúc nàng tỉnh dậy trên giường thì đàn chó xúm đến toan vồ xé cô nếuRichards không đến kịp, cứu cô. Bác mở trói cho cô, tháo khăn bịtmiệng, lay gọi mãi mà Mary vẫn mê man. Ông Bassat cũng có mặt tại đó,ông tức tốc cho lệnh vực Mary về và mời bác sĩ đến ngay.
Mặt xanh nhợt, hơi thở dồn dập, bà Bassat nhắc đến bệnh trạng Marytrong những ngày nàng nằm liệt bằng giọng xót thương và sợ hãi. Marycũng hiểu, tuy nàng không bị thương nặng nhưng khắp người nàng sây sátvì đá nhọn và gai cào. Mary ê ẩm, nhức nhối còn hơn cái đêm bị bọn Joss trói, lôi ra bờ biển.
Nàng được nghe ngoài bà Bassat còn nhiều người kể lại cuộc bao vây,săn đuổi theo người đàn ông đầu não, người gây ra nhiều chuyện kinh động cả nước Anh vì những vụ đắm tàu tàn nhẫn. Chỉ mình Richards là lúngtúng, không bao giờ muốn nhắc đến công mình đã cứu Mary.
- À! Cô cứ nói, nếu lúc đó tôi không tới kịp thì cũng có người khác:Jean Merlyn, ông tòa, Jimmy những mạng đi theo chứ bộ mình tôi sao?
Mary giật mình, nghe tim đập rộn trong lồng ngực: nhiều ngày qua,không một ai nhắc đến tên Jean. Mà nàng thì rất nóng muốn biết tin anhnhưng vẫn giữ ý không dám hỏi. Mary chả biết mở lời ra sao cả. Người ta sẽ nghĩ sao về nàng? Sao nàng lại quan tâm đến Jean Merlyn em traiJoss, tên trộm ngựa của chính ông tòa?
Mary chăm chú lắng nghe Richards nói chuyện. Nàng chỉ mong bác tanói thêm về Jean Merlyn, nhưng lần nào, bác thao thao về điều khác:
- Mary Yellan! Tôi cá với cô (ấy, bác ta ưa dùng tiếng cá cũng nhưcác người trưởng giả nói đến hai tiếng cam đoan) bây giờ không còn mộttên buôn lậu, cướp biển nào lảng vảng ngang lữ quán Giao Mai nữa. Tintôi đi! Rồi đây, tôi sẽ đem gia nhân đến, quét sạch mạng nhện, lau chùi bụi bặm, sửa sang lữ quán cho thật khang trang sạch sẽ. Tôi sẽ tranghoàng lữ quán không thua chi khách sạn Hoàng Gia. Tôi sẽ thuê những tên bồi bàn lương thiện, ngoan ngoãn, cả người chúng không hề bay mùirượu... như cô vậy đó. Chúng mang những tạp-dề trắng tinh, trước ngựccó thêu hàng chữ đỏ chóe: "Chào mừng quí khách" để cô lác mắt... Vàtrước quán, cũng có tấm bảng "Chào Mừng Quí Khách" y như thế!
Mary vui vẻ:
- Bác không làm việc cho ông tòa nữa, hử?
- Tôi ra riêng mà, tôi già rồi, cô thấy không? Phải tự mình làm chủđời mình chứ! Đó! Tôi đổi tên lữ quán là khách sạn "An Lạc". Tên đóhay không? Có nghĩa là vô đó thì thâm tâm an lạc, khỏi phải thắc mắcđắn đo gì tất. Có điều...phải chi tiền hơi đăn đắt một chút, vì sao, cô biết không?
- Làm sao tôi biết nổi?
- Trời ơi! Vì quanh đó đâu có lữ quán nào? Mà tôi đã điều khiển lữquán thì phải biết, không ai tận tâm, tận lực bằng tôi. Giường êm, nệmấm, đèn sáng, thực phẩm ngon… Cô tin tôi không? Cứ trông tôi săn sócngựa của ông chủ là biết... con nào cũng bóng nhoáng như có tẩm dầu...
Mary quên cả cảnh ngộ mình, cười ngặt nghẽo. Richards nói tiếp:
- Sẽ chả có một mống lưu manh nào dám thập thò, chõ mũi vào cổng lữquán của tôi chứ đừng nói đến chuyện dám đặt chân vào quầy rượu...
- Ủa, bác bảo bọn bồi bàn của bác không có mùi rượu trong mình mà?
- Ậy, chúng không có mùi rượu đâu có nghĩa là lữ quán của tôi khôngbán rượu? Lữ khách mà không uống rượu sao được? Đàn ông không có rượukhác gì quốc kỳ treo chỗ không có gió? Còn ra cái thể thống chi? Mary! Về điểm này, cô kém lắm, kém lắm!
- Thì đã hẳn, tôi có chối cãi chi đâu...
- Ngày khai trương khách sạn, tôi sẽ mời đông, rất đông quan khách. Mà khách danh dự, đố cô, cô biết ai không?
- Ông bà Bassat chớ ai. Tôi biết...
- Sai nữa nhé! Cô, cô là vị khách danh dự của Khách sạn An Lạc đó, đừng tưởng chuyện lơ mơ...
- Rồi sao nữa?
- Sau đó, tôi sẽ cho gia nhân đưa cô về thẳng Helford như ý muốn.Đúng ra, tôi lưu cô lại làm việc với tôi, nhưng tôi biết không khí củamột lữ quán không hợp với cô. Đúng không nào?
- Đúng! Bác nói gì mà chả đúng...
- Tôi đi dép vào tim cô ấy chứ! Về đó, cô cứ yên chí mà lo việc chăn nuôi, trang trại. Khỏi lo mang đi bán ở đâu hết. Gà, vịt, trứng, raucủa cô sẽ dành cung cấp cho lữ quán An Lạc... Tôi không mua rẻ, bắtchẹt cô đâu. Bằng lòng không nào? Ký giao kèo ngay từ bây giờ, kẻomuộn!
- Ký, ký cả hai tay!
Mary thật tình nguôi khuây được đôi khi, nhờ những mẩu chuyện như thế giữa nàng và bác Richards. Nhưng sau đó, nàng lại buồn rũ giữa phòngkhách trang hoàng lộng lẫy của ông bà Bassat, trong phòng ăn với nhữngthực phẩm cầu kỳ nhiều gia vị, với lối ăn uống kiểu cách kéo dài và nhất là khoảng trống vô dụng, sống nhờ, sống gửi; cuộc sống vô vị, chánchường.
Một lần kia, vô tình, ông Bassat nhắc đến Jean trong bữa ăn, giọngđầy trách cứ: rằng Jean Merlyn là một tên vô ơn, bội nghĩa đã mất tăm từ sau khi hạ được hung thần của dân chúng vùng này. "Dù sao đi nữa - ông gằn giọng - hắn cũng phải biết rằng nhờ tôi cho hắn cơ hội đó, nếukhông ấy ư, nó cũng cùng số phận với giòng họ Merlyn nhà nó: bỏ xáctrong tù hay bị treo cổ lên cây..."
Rồi ông phủi phủi hai tay, nói tiếp:
- Mà thôi! Tôi chả quan tâm đến hắn... Mặc xác hắn. Hắn đi đâu,làm gì tùy ý, miễn chớ làm điều phạm pháp thì thôi. Nhưng đã chắc gì... giòng máu bất lương chảy trong huyết quản hắn, giòng máu Merlyn!
Mary ngồi lặng, miếng khoai trong miệng nát nhừ mà nàng nghẹn cứng cổ, không nuốt đuợc.
Cô gái chỉ thật sự dễ thở, thoải mái những khi được một mình, nhất là như sáng hôm nay, nàng đi dạo trên đồng hoang, tâm trí phiêu du, vừa đi vừa nghĩ đến ngày mai, khi nàng trở lại Helford...
" Jean Merlyn! Dù sao, anh tệ lắm: anh không hề trở lại để thămtôi trong những ngày tôi nằm liệt trên giường. Vậy mà anh bảo anh yêutôi? Anh bảo... Cái gì ngăn anh? Tôi thú nhận là yêu anh, chỉ yêu một mình anh thôi, từ nay cho đến mãn đời, nhưng đừng hòng tôi đến nhà anhđể kiếm anh. Không! Không bao giờ cả! Ngày mai, tôi sẽ từ biệt ông bà Bassat trở về Nam. Tôi là nông dân, anh nhớ thế! Tôi thăm đồng hoanglần cuối, hôm nay!"
Mary lẩm bẩm. Nàng ghi nhận tất cả cái hùng vĩ, bình thường của từng tảng mây, từng cọng cỏ, từng ngọn đồi, từng lối đi, từng phiến đá. Đểrồi ngày mai nàng quay lưng lại và mãi mãi không đến nơi này...