Shirley Dương dẫn theo Út đi phía sau tôi, nghe thấy tôi bảo chỗ này là lò mổ trong núi sâu, liền lên tiếng: "Cái anh Nhất này lại nói xằng nói bậy dọa người ta rồi, hẻm núi Quan Tài này đã bao lâu không có dấu chân người, làm gì có lò mổ chứ?" Nhưng khi đi tới phía trước tôi, rọi đèn pin vào đống đầu lâu khỉ chất chồng cao ngất, lại thấy hai cái đầu lợn chết không nhắm mắt được vẽ sống động như thật trên vách đá, cả hai đều không khỏi biến sắc. Hang động này rốt cuộc là nơi nào vậy?
Lúc này Tuyền béo và Tôn Cửu gia cũng đã đến gần, thấy tình hình đó, đều hết sức ngạc nhiên khó hiểu, giáo sư Tôn nói với chúng tôi: "Thế này thì càng không giống mộ đạo, vừa có khỉ vừa có đầu lợn, chẳng lẽ chúng ta đến mộ Hầu vương rồi?"
Tôi và Tuyền béo bật lại lão: "Uổng cho ông hay nói phải có thái độ khách quan và chính xác với lịch sử, sao lại móc đâu ra cái mộ Hầu vương thế ? Hầu vương là ai ? Tôn Ngộ Không à? Thành Phật từ đời nào rồi, lấy đâu ra mộ phần chứ?"
Giáo sư Tôn tự biết mình lỡ lời, vội nói: "Không phải tôi có ý này, chỉ là cảm thấy ở đây xương khỉ chất chồng như núi, mới vô tình nghĩ đến chuyện mộ Hầu vương thôi, câu chuyện Tôn Ngộ Không đi Tây Thiên lấy kinh là do tiểu thuyết gia hư cấu, nhưng ở Chiết Giang đúng là có di tích mộ Hầu vương thật, không phải tôi bịa ra đâu. Tôi khác các cậu, các cậu nói cho sướng cái mổm rồi vỗ đít đi luôn, chằng chịu trách nhiệm gì, người làm giáo sư như tôi sao có thể thế được ? Tôi không nói gì, người khác còn tìm đủ trăm phương nghìn kế kiếm chuyện phiền phức với tôi nữa là, vì vậy bao nhiêu năm nay, tôi chưa bao giờ nói ra dù chỉ nửa câu vô căn cứ."
Shirley Dương nói: "Trước cửa có bức phù điêu đầu lâu ô dương trông rất thần bí, tôi nghĩ nơi này hẳn có liên quan đến ô dương. Muốn đến Địa Tiên, hãy tìm ô dương, bên trong là một sơn động, hình như không gian cũng không phải nhỏ, sao không vào trong xem xét rồi tính sau?" Nói xong, cô liền giơ ô Kim Cang lên hộ thân, gác đèn pin mắt sói vào tán ô, dẫn đầu đi vào qua con đường chật hẹp giữa đống xương đầu lâu khỉ chồng chất. Giữa hai vách đá có một cửa hang, bên trong loạn thạch tua tủa, nhũ đá buông xuống, không ngờ lại là một hang động đá vôi thiên nhiên.
Tôi thấy hang động này toát lên yêu khí, lo cô và Út ở phía trước có gì sơ sẩy, vội ra hiệu, dẫn theo Tuyền béo và Tôn Cửu gia bám sát theo sau. Không gian bên trong hang động lớn không ngờ, với phạm vi chiếu sáng hữu hạn của đèn pin mắt sói, nhất thời khó mà thăm dò được địa hình xung quanh, chỉ có thể thấy trước mắt là một khoảng đất trống bằng phảng, cách những nhủ đá trên đỉnh đầu chừng mười mấy mét.
Cả bọn không ai dám lơ là bất cẩn, tụ lại một chỗ lần mò tiến về phía trước, chốc chốc lại dùng đèn pin chiếu ra xung quanh, nhưng ánh đèn pin như bị bóng tối nuốt chửng, căn bản không thể nhìn được tình cảnh ở ngoài khoảng cách mấy bước chân. Trong hang động này dường như cũng không có gì, Tuyền béo lấy ra một quả pháo sáng, "xòe" một tiẽng, ánh sáng đò lập tức chiếu lòa cả khoảng không gian xung quanh.
Chỉ thấy một khối đá xanh lớn như một tấm bia khổng lồ, nằm ngang phía trước chúng tôi chừng mấy chục mét, bên trên có một người ngọc cao lớn khôi vĩ, sắc ngọc đỏ tươi như máu, Người ngọc này thân khoác mãng bào, đeo thắt lưng, đầu to như cái đấu, an tọa trên một bệ màu trắng ở chính giữa, tiếc rằng khoảng cách vẫn hơi xa nên không nhìn rõ mặt, lại thấy bốn phía xung quanh có mấy mươi tượng đá nam nữ nô bộc đang quỳ, hai tay nâng đèn nến và đồ uống rượu.
Chúng tôi thấy có phát hiện, liền rảo bước đến xem khối đá ấy, còn leo hẳn lên bệ đá quan sát kỹ lưỡng. Thì ra trên đầu người ngọc ở chính giữa ấy trùm một cái mặt nạ bằng đồng, trông như cái ấm tích, nhưng không có đường nét trên mặt, ngay cả lỗ để thông hơi và nhìn cũng không có. Tôi lấy ngón tay gõ lên mặt nạ đồng, thấy âm vang rổn rảng, xác thực là cổ vật bẳng đồng xanh.
Giáo sư Tôn ngạc nhiên nói: "Chẳng lẽ là táng kiểu trùm đầu?" Nói đoạn, lão ta giơ đèn pin lại gần, chiếu vào cái mặt nạ không có mặt mũi ấy, chăm chú nhìn hồi lâu.
Tuyền béo đưa tay rờ rờ lên người ngọc, cảm thấy không khênh về được thì thật đáng tiếc, bèn lẩm bẩm thôi mang cái đầu về cũng tạm được, đoạn giơ tay nhấc mặt nạ đồng lên, chằng ngờ, cậu ta giật một phát mà chẳng thấy nhúc nhích gì.
Giáo sư Tôn thấy Tuyền béo có ý xấu, vội vàng ngăn lại, một tay chộp lấy cánh tay Tuyền béo, tay kia ấn xuống một bên mặt nạ đồng xanh, đề phòng Tuyền béo giật bung cả cái mặc nạ ra.
Chẳng ngờ, hai người vừa dùng sức, đã làm cái mặt nạ xoay một vòng tại chỗ, phần gáy quay ra phía trước. Giáo sư Tôn kêu lên một tiếng, cuống cuồng xem xét coi mặt nạ đồng có bị tổn hại gì không, nào ngờ không nhìn thì thôi, vừa nhìn lão ta liền kinh hãi vã mổ hôi lạnh, suýt chút đánh rơi cả cái đèn pin mắc sói đang cầm trên tay.
Tôi và Shirley Dương, Út đang ở phía sau xem xét những người đá tay nâng đèn nến, đột nhiên phát giác thân hình Tôn Cửu gia co rút lùi về phía sau, suýt nữa ngã phịch xuống đất, vội đưa tay đỡ lấy lão ta, hỏi: "Chuyện gì thế?" Đồng thời, cũng ngẩng đầu lên nhìn.
Vừa ngước nhìn, mấy người chúng tôi cũng giật mình kinh hãi, tại sao lại kinh hãi chứ? Thì ra phần mặt nạ phía sau gáy người ngọc có cả ngũ quan, mắt mũi miệng đều đầy đủ, nét mặt cũng nghiêm trang, có điều đó không phải mặt người, mà là một bộ mặt "ô dương". Lúc này, mặt nạ đồng xanh bị Tuyền béo và giáo sư Tôn xoay ngược lại, cộng thêm thân hình người ngọc ấy vốn cao lớn to béo, nên thoạt trông cứ như một con yêu tinh ô dương khoác mãng bào ngồi sừng sững ở đó vậy.
Cả bọn đều lấy làm kinh ngạc: "Người ngọc này có phải đại vương không đầu không? Tại sao nói là có thân không đầu? Không phải có cái đầu lợn đấy sao ? Trong hang động không như trong địa cung mộ cổ, tượng ngọc quái dị này rốt cuộc đứng ở đây để làm gì?"
Út tuy lanh lợi gan dạ, nhưng dẫu sao cũng không có kiến thức gì, thấy mặt nạ "ô dương" kỳ dị như thế, không khỏi hoảng hồn, sợ hãi hỏi giáo sư Tôn: "Người ở trấn Thanh Khê chúng tôi từ xưa đến nay, chẳng ai chịu ăn thịt ô dương cả, tại sao lại đội cái đầu ô dương lên cổ trông phát khiếp thế kia?"
Giáo sư Tôn nghe câu ấy liền ngẩn người ra, hỏi lại Út: "Cô bé, cháu nói thật đấy chứ? Vùng này thời xưa có tục không ăn thịt ô dương à?" Không đợi Út trả lời, lão ta đã lẩm bẩm một mình: "Hay cho đại vương, có thân không đầu... muốn đến Địa Tiên, hãy tìm ô dương... lẽ nào đại vương không đầu kia chính là ô Dương vương?"
Tuyền béo vừa rồi không đắc thủ, sau khi xoay một vòng lại phát hiện bên trong mặt nạ trùm đầu rỗng không, không có đầu người bằng ngọc, đang lấy làm khó chịu, thấy giáo sư Tôn lẩm bẩm mấy câu khó hiểu, bèn nói: Đại gia Tuyền béo này sống hơn ba chục năm, chẳng bao giờ nghe cái nước khỉ nào có Ô Dương vương quái gì cả, Nhất, cậu có nghe nói chưa?"
Tôi lắc đầu, xưa nay chưa từng nghe đến chuyện "Ô Dương vương" bao giờ, Shirley Dương cũng nói: "Tôi từng xem một mục tin tức, theo bài báo đó, đoàn khảo có hai nước Trung Nhật liên hợp khảo sát di tích văn hóa Ba Thục cổ đại, địa điểm chính là Vu Sơn này. Mặc dù không thu được kết quả gì, nhưng trong bản tin nhiều lần nhắc đến chuyện người Ba thời xưa thờ cúng totem hổ, chứ không hề nói bất cứ chuyện gì về ô dương cả."
Tôi thấy giáo sư Tôn nhìn cái mặt nạ "ô dương" đến ngây ngẩn bần thần, thầm nhủ có lẽ lão ta tìm được đầu mối gì đó, đang vắt óc suy nghĩ, tốt nhất không nên làm phiền, lại thấy mọi người đi cả ngày trời trên điểu đạo vắt vẻo lưng chừng vách đá, ai nấy đều đã mệt mỏi, bèn bảo cả bọn tạm thời nghỉ ngơi giây lát, rồi mới xác định bước hành động tiếp theo.
Tượng ngọc đầu trùm mặt nạ đồng "ô dương" ngồi trên một cái bệ màu trắng, xưa nay tôi vốn chẳng coi các vị đế vương khanh tướng thời xưa ra gì, đâu thèm quan tâm Ô Dương vương kia là người hay yêu, chỉ đưa mắt nhìn rồi nói với nó một câu: "Lão già này ngồi đây mấy nghìn năm, trong khi nhân dân lao động lại phải quỳ dưới kia mấy nghìn năm... không thấy xấu hổ à?" Dứt lời, bèn ngồi dựa lưng vào bức tượng ngọc ấy.
Tuyền béo cưỡi lên lưng tượng người bằng đá quỳ gần đấy, huyên thuyên tán phét với tôi. Út ngồi trên một cái ba lô chăm chú lắng nghe, có điều nội dung câu chuyện của chúng tôi tương đối chuyên nghiệp, người ngoại đạo thông thường đều không hiểu nổi, chẳng hạn như tượng người ngọc kia để nguyên hay chia thành từng mảnh thì được giá hơn? Không có cái đầu bằng ngọc thạch nguyên bản, liệu có làm mất đi giá trị thẩm mỹ và giá trị sưu tầm hay không?
Đang tán chuyện lung tung, tôi chợt cảm thấy dưới mông có gì đó không ổn lắm, đang định nhổm người đứng dậy thì nghe Tuyền béo ở bên cạnh xỉa: "Tư lệnh Nhất, vẻ mặt cậu cứ quai quái thế nào ấy, có phải chỗ ngồi của Ô Dương vương không thoải mái không? Cậu tưởng chỗ ngồi của lãnh đạo cao cấp bậc ấy là dễ ngồi chắc? Chắc chắn là vừa cứng vừa lạnh rồi, có câu thế nào ấy nhỉ ? À, trên cao vẫn sợ lạnh(), cẩn thận bị lạnh bụng đấy nhé..."
Tôi vỗ vỗ lên tượng người ngọc bên cạnh, bảo Tuyền béo: "Cái gì mà trên cao vẫn sợ lạnh? Con bà nó, cả đánh bạn với vua như chơi với hổ nữa, nhưng cậu không nói thì thôi, đúng là lạ thật, ngồi đây không phải không thoải mái, mà ngược lại... rất thoải mái là đằng khác, còn giông giống ghế sô pha, lạnh thì cũng có hơi hơi... nhưng mà không cứng."
Tuyền béo và Út nghe vậy, đều lấy làm lạ, trong hang núi này ngoài đá ra thì cũng chỉ có mỗi đá, dù cái bệ ngọc này có thể làm từ thứ ngọc ấm khiến người ta không thấy lạnh lẽo nhưng sao có thể giống như ghế sô pha được chứ?
Bản thân tôi lại càng ngạc nhiên hơn, bất giác đưa tay sờ thử, thấy trên bề mặt bệ là một lớp bụi, nhưng bên dưới mềm mại trơn nhẵn, giống như da thuộc, không biết làm bằng vật liệu gì. Cúi đầu xuống nhìn, thì ra cái bệ này được ghép từ những khói gạch màu trắng hình chữ nhật, trông như cái gối, ở rìa mép là mảng tua dài màu đen. Tôi thấy lạ, liền đưa tay giật lấy một mảng, thấy khô như rơm, không khác gì tóc người chết, bèn buột miệng: "Ở đâu ra nhiều tóc thế này?"
Đúng lúc này, Shirley Dương đột nhiên kéo tôi ra phía sau. Tôi thấy sắc mặt cô có vẻ khác lạ, biết tình hình có biến, vội vàng nương đà kéo ấy đứng bật dậy, đồng thời rút cây Nga Mi thích bằng thép tinh luyện cầm trên tay, ngoảnh đầu nhìn theo chùm sáng đèn pin của cô, chỉ thấy ở mặt bên cái bệ màu trắng ấy, không biết từ lúc nào đã lẳng lặng lộ ra một gương mặt đàn bà. Gương mặt ấy tuyệt đối không phải được điêu khắc từ ngọc thạch, mà rõ rành rành là một bộ mặt cương thi mắt mũi miệng đều rỉ máu.
Tôi không chuẩn bị tâm lý, lập tức cảm thấy lạnh buốt sống lưng, cảm tưởng như tóc trên đầu "pực" một tiếng dựng đứng hết cả lên, vội vàng kéo Tôn Cửu gia và Út ra sau lưng mình, Tuyền béo cũng hoàn toàn không có đề phòng, bất thình lình trông thấy một gương mặt rỉ máu trắng ởn hiện ra dưới chùm sáng của đèn pin, không khỏi cuống lên, chẳng kịp rút nỏ liên châu sau lưng ra, đã rối rít một tay móc móng lừa đen, một tay nhặt xẻng công binh lên đập.
Nghe tiếng Shirley Dương can: "Đừng hoảng, nó không cử động đâu!" tôi định thần lại, nhìn kỹ cái đầu người ở mé bên bệ đá màu trắng, quả nhiên là một xác chết, mắt miệng đều há hốc, trong bóng tối trông lại càng thêm phần dữ tợn, nhưng thứ chảy dài trên mặt nó không phải máu tươi, mà là thứ gì đó bị nhét đầy trong miệng. Tôi cầm Nga Mi thích cẩn thận khêu khêu một chút, hóa ra toàn là cát đỏ như máu, không biết lúc sống người này đã bị đổ đầy một bụng thứ thuốc gì.
Không chỉ có một xác chết, nguyên cả phần bên dưới tượng người ngọc đeo mặt nạ đồng xanh kia, không ngờ lại là sáu tấm lưng của sáu cái xác trần truồng. Những xác đàn bà ấy chia làm hai hàng quỳ dưới đất, có người cúi gằm đầu xuống, có người lại nghiêng mặt qua, bộ dạng khủng khiếp khác nhau, nhưng đều hướng lưng lên trên. Sáu cái xác này phỏng chừng dáng người đều tương đương, chiều cao cũng đồng đều, làm thành một cái bệ bằng da thuộc mềm mại. Người ngọc đeo mặt nạ ô dương bằng đồng kia, chính là ngồi trên cái ghé mềm ghép bằng xác người chết ấy.
Giáo sư Tôn đeo kính lên nhìn chằm chằm hồi lầu, biến hẳn sắc mặt, nói với chúng tôi: "Không cần khảo chứng nữa, tôi lấy danh dự ra đảm bảo, đây là... ghế... ghế người, ghế người thật trăm phần trăm, trong sử sách cũng có ghi chép, không ngờ đến đây lại thấy vật thực! Bên trong những cái xác đàn bà này đổ đầy cát đỏ, có thể đều là thuốc dùng để duy trì cho xác thịt không bị cứng lại sau khi chết."
Tôi nhớ lại, mình vừa ngồi lên lưng máy cái xác cổ, lại còn cảm thấy hết sức dễ chịu, không khỏi toát hết mô hôi lạnh, tim đập thình thịch liên hồi: "Ghế người là cái quái quỷ gì thế? Không ngờ lại giết cả người sống để làm ghế... thế này thảo nào quần chúng lao khổ chẳng tạo con bà nó phản ?"
Giáo sư Tôn giải thích: "Cách gọi ghế người này là do các học giả đời sau tự thêm vào, còn tên gọi thực của nó giờ đã chẳng thể khảo chứng được nữa rồi. Vật này đích thực đã có từ thời xã hội nô lệ, trước cả thời Tam Đại(), tương truyền Hạ Kiệt, vị vua cuối cùng của triều Hạ là một bạo quân nổi tiếng, ông ta cực kì xa xỉ, còn so mình với trời, tự xưng mình là vầng thái dương, nữ nô lệ phải quỳ rạp xuống đất làm ghế người, còn nam nô lệ thì làm xe người, ngựa người để cưỡi, đều do ông ta phát minh ra cả. Chế độ ngược đãi tàn khốc này còn kéo dài rất nhiều triều đại về sau, nghe nói đến thời Nguyên vẫn còn. Từ xứa đã có tục trần sao âm vậy, các vật phẩm quân vương hưởng dụng lúc sống lúc chết nhất thiết cũng phải đầy đủ, cái... ghế bẳng xác chết này, hẳn là vật thay thế cho ghế người ở chốn âm thế."
Tôi nghe mà lửa giận bừng bừng bốc lên, hỏi giáo sư Tôn: "Vậy thì... cái ghế xác này là minh khí tuẫn táng theo Ô Dương vương hả? Nhưng sao không thấy quan quách và xác Ô Dương vương đâu?"
Giáo sư Tôn lắc đầu đáp: "Tôi đã nói từ trước rồi, các cậu chẳng ai chịu nghe cả, đây căn bản không phải minh điện mộ cổ, mà là một chỗ để tế bái cúng lễ thôi, trong huyệt mộ của Ô Dương vương từ lâu cũng không còn quan quách và thi thể nữa rồi, bởi vì... Quan Sơn thái bảo đã quật mộ ấy từ lâu, đồng thời kiến tạo nên thôn Địa Tiên ở trong huyệt mộ quy mô cực lớn ấy để làm nơi náu thân, Muốn đến Địa Tiên, hãy tìm ô dương, há chẳng phải ứng với chuyện này hay sao ?"
Tôi cảm thấy chuyện này càng lúc càng rắc rối ly kỳ, lẽ nào thời xưa thật sự từng có một vị Ô Dương vương? Câu Hay cho đại vương, có thân không đầu chính là chỉ vị Ô Dương vương này? Vừa rồi còn không có đầu mối nào, chỉ trong chốc lát, làm sao giáo sư Tôn biết được ?
Shirley Dương bảo tôi: "Lúc nãy khi anh ngồi... ngồi trên ghế người, giáo sư Tôn phát hiện trên bệ đá ở dưới, toàn là chữ triện cổ theo thể Trùng Ngư, còn có rất nhiều phù hiệu cổ giống như nhật nguyệt tinh tú. Em xem không hiểu gì cả, nhưng giáo sư Tôn là chuyên gia giải các loại văn tự cổ, theo ông ấy nói thì những gì khắc trên bệ đá là truyền thuyết xưa về hẻm Quan Tài, tuy rằng không biết thật giả, nhưng có thể khẳng định trong hẻm núi này có một lăng mộ cổ đại quy mô bất phàm.''
Giáo sư Tôn gật đầu: "Đúng thế, tượng ngọc Ô Dương vương chưa bị hủy đi, có thể là do Quan Sơn thái bảo cố ý làm vậy, vị vương có thân không đầu, chính là chân thân của tượng ngọc này, không gọi là Ô Dương vương, mà phong hiệu chính xác của nó phải là "Vu Lăng Di Sơn vương", có điều các cô các cậu chớ tưởng Vu Lăng vương là người, theo truyền thuyết cổ xưa này, Vu Lăng vương thực tế là... là một con ô dương rất lớn."