(Có kẻ hát trong điên cuồng, say trong đau khổ, tìm lại mộ chim nhạn năm xưa)
*Câu thơ đề trích "Mô ngư nhi – Nhạn khâu" – Nguyên Hiếu Vân.
------------
Nắng thu như màn tơ mỏng buông xuống trần, có phần nhẹ nhàng lại có phần huyền ảo. Những cơn gió thu thoang thoảng, khẽ đưa qua, mang theo hương thơm đặc trưng của các loài hoa thu. Vài đóa hoa cúc, hoa thược dược trong hoa viên bắt đầu hé nở, đua nhau khoe sắc, dệt thành bức tranh mùa thu như mây như gấm, đẹp đẽ động lòng người.
Tử Cấm Thành. Ngày hai mươi tháng tám năm Chính Đức [1] thứ mười lăm.
[1] Chính Đức: niên hiệu thời vua Minh Vũ Tông. Năm Chính Đức 15 là năm 1520.
Lễ đại thọ năm mươi tuổi của Từ Thọ Thái hậu [2] được tổ chức trong Nhân Thọ cung. Cảnh Nhạc đài nằm trong Nhân Thọ cung của Từ Thọ Thái hậu, là tòa đài đẹp bậc nhất về kiến trúc trong Tử Cấm Thành; lại nằm gần Yến hoa viên cho nên được chọn làm nơi tổ chức đại yến.
Chính Đức Hoàng đế gửi thiệp mời đại thọ tới rất nhiều khách quý trong hoàng thất và ngoại tộc. Khách mời rất đông, còn có sứ giả các Đại Việt, Triều Tiên qua chúc mừng Thái hậu; cho nên Cảnh Nhạc đài phải bố trí đến gần trăm chiếc bàn cỡ dài.
Đặc biệt gia quyến Trương thị - dòng họ của Thái hậu – cũng có rất nhiều nhân vật quan trọng tham dự.
Trương thị có Thái hậu chống lưng như thể diều có gió, cả một dòng họ phú quý. Đệ đệ Thái hậu là Trương Diên Linh trẻ tuổi đã được đảm nhiệm vị trí Quốc công; đại huynh Thái hậu là Trương Hạc Linh là Thượng thư bộ Binh của đại Minh. Trưởng nữ của Trương gia – cháu gái cưng của Thái hậu – quý danh là Trương Trích Hoa được Hoàng thượng đồng ý cho ở trong Nhân Thọ cung từ khi còn nhỏ để Thái hậu đích thân nuôi dưỡng và dạy bảo.
[2] Từ Thọ Hoàng Thái hậu Trương thị: Lấy hình tượng Từ Thọ Thái hậu trong lịch sử nhà Minh. Bà được biết đến là vị Hoàng hậu duy nhất sống theo chế độ một vợ một chồng với Hoàng đế.
Năm nay, Đại Minh chưa hết tang của Thái hoàng Thái hậu, song Chính Đức bỏ ngoài tai những lời thị phi của các vị đại thần, vẫn tổ chức yến thọ cho mẫu thân mình cực kỳ long trọng.
Từ rất sớm, hạ nhân đã kê bàn thành hai dãy dài, mỗi dãy có bảy hàng, mỗi hàng bảy chiếc bàn được trang trí đẹp mắt, lại bày vô số những món ăn trân quý và hiếm thấy. Các hạ nhân trong Nhân Thọ cung liên tục qua lại rót rượu, mang những loại rượu cực phẩm, dâng lên Thái hậu và khách dự tiệc. Cảnh Nhạc đài tràn ngập tiếng cười nói huyên náo, nhộn nhịp.
Thái hậu năm nay đại thọ năm mươi, tuổi xem như cũng vào cái độ xế chiều nhưng khí chất của bậc mẫu nghi thì dường như vẫn không hề suy giảm. Gương mặt phúc hậu mà đầy thần khí, ánh mắt đằm thắm, ôn nhu mà vẫn thể hiện rõ uy nghiêm của bậc trưởng bối hoàng thất, quả xứng với ba chữ "lệ mà uy".
Thái hậu ngồi trên phượng tọa, bên hai bên trái phải là đế hậu. Hôm nay là mừng thọ, người mặc lễ phục mùa hè màu tía. Trên đại sam y của bà thêu hoa lạc tiên bằng chỉ bạc; bên mỗi viền tay áo thêu chìm một hàng chữ "Thọ" vô cùng tinh tế. Dải hà bí bên ngoài màu xanh đậm như sóng nước, trên nền trang trí họa tiết long phượng bằng sợi tơ vàng, hai bên lại đính thêm những hạt ngọc trong suốt nhỏ như giọt nước. Phượng lễ quan Thái hậu đội cài tam kim long, lục ngân phượng, thêm vô số hoa sai điểm thúy, hồng ngọc bóng bẩy trang trí lên; lại có đôi dải lưu tô đối xứng hai bên phượng quan, kết từ những bạch châu quý giá rủ xuống, càng tăng thêm sự lộng lẫy cho phục sức của bà. [3]
[3] Hà bí: dải lụa bên ngoài áo của phụ nữ thời Minh, rộng ba tấc, dài năm thước. Là loại phục sức dành cho phụ nữ quý tộc trong những dịp lễ trọng đại.
Phượng lễ quan: là loại phượng quan, hay chính là mũ phượng mà phụ nữ quý tộc dùng trong dịp lễ. Là một trong những phục sức quan trọng thời Minh.
Tam kim long, lục ngân phượng: bốn rồng vàng, sáu phượng bạc. Hoa sai điểm thúy: thoa cài hình hoa điểm thúy. Lưu tô: loại trâm có tua rủ khá phổ biến thời phong kiến.
Hoàng hậu Hạ thị, năm nay gần ba mươi tuổi, ngồi trên hoàng tọa bên phải Thái hậu. Trong đại lễ long trọng, nàng cũng vận y vô cùng lộng lẫy. Nàng rời khỏi chỗ, khéo léo mang chén rượu đến trước Trương Thái hậu, nâng chén vàng ngang mày thật cung kính, mời bà: "Hôm nay mừng thọ mẫu hậu, nhi thần chúc mẫu hậu vạn thọ vô cương."
Trương Thái hậu đưa tay nhận lấy chén rượu bằng vàng từ Hoàng hậu, miệng mỉm cười ôn nhu, khẽ gật đầu tỏ ý hài lòng, khen ngợi: "Hoàng hậu thật là có lòng."
Cháu gái của Thái hậu - Trương Trích Hoa, người được Thái hậu nuôi dưỡng dạy dỗ từ nhỏ, được cho ngồi ngay bên cạnh Hoàng hậu Hạ thị. Hôm ấy, Trích Hoa mặc tiểu lễ phục màu đỏ tươi, thêu chìm những họa tiết hồ điệp, rực rỡ tựa như một bông hoa mẫu đơn Lạc Dương Hồng trong nắng. Sau khi Hạ Hoàng hậu dâng rượu xong, nàng cũng đứng dậy, cúi người thật thành kính: "Hoa Nhi cũng chúc hoàng cô mẫu phúc như Đông Hải, thọ tỷ Nam sơn. Chúc cô mẫu vô cực trường lạc." Giọng nói nàng nhẹ như tiếng gió thoảng, lại thanh thanh như tiếng chim ngân nga, tựa như rót mật vào tai những người lắng nghe.
Ai nấy trầm trồ tán dương rằng Trích Hoa không chỉ xinh đẹp, ăn nói khéo léo, lại ngợi ca Thái hậu dạy dỗ được một nữ tử ngoan ngoãn và hiểu lễ. Thái hậu vừa ý, cười tán thưởng: "Quả đúng là Hoa Nhi của ai gia. Ai gia không có nhi nữ, con chính là niềm tự hào của ai gia, của Trương gia. Lại đây, ngồi cạnh ai gia."
Trương Trích Hoa dịu dàng đứng dậy, bước tới chỗ Thái hậu. Trương Trích Hoa năm đó lên mười lăm tuổi, dung nhan dù lớn sẽ còn thay đổi nhưng có lộ rõ dáng dấp của một mỹ nữ khuynh quốc khuynh thành. Ở thái dương bên trái của nàng còn có vết bớt hơi nhỏ màu đỏ thắm từa tựa hình bông hoa mẫu đơn. Xưa kia, khi thầy toán đến Trương phủ xem, từng nói Trương Trích Hoa có phượng nhãn, lại có vết bớt hồng mẫu đơn mà mẫu đơn là "hoa trung chi vương", đó chính là dấu hiệu của một người có mệnh phượng hoàng.
Chính Đức Hoàng đế [4] ngồi bên cạnh Thái hậu – cũng chính là biểu ca của Trích Hoa - cũng nở nụ cười, khen ngợi: "Đúng là Hoa Nhi luôn làm mẫu hậu vừa ý nhất."
Hoàng thượng dứt lời, mấy phi tần, mấy vị phu nhân, vương phi lại bắt đầu chêm xen những lời nịnh nọt Thái hậu.
[4] Chính Đức Hoàng đế: là Minh Vũ Tông trong Lịch sử nhà Minh, lấy niên hiệu Chính Đức nên gọi là Chính Đức Hoàng đế
Nghe mấy lời này, Trương Trích Nguyệt ngồi phía dưới chỉ thấy buồn lòng, lại tủi thân. Trích Nguyệt vốn là muội muội cùng cha khác mẹ của Trương Trích Hoa, song mẹ nàng chỉ là thứ phu nhân trong Trương phủ.
Tỷ tỷ nàng là đích nữ, dung nhan xinh đẹp hơn người, lại được Thái hậu nuôi dưỡng từ nhỏ. Cho nên trong mắt người ngoài cái gì của tỷ tỷ cũng có thể hơn Trích Nguyệt. Với Trương gia, tỷ tỷ là niềm hy vọng lớn lao. Còn nàng, một kẻ lúc nào cũng bị cho là vô dụng bất tài, chỉ có thể ngày ngày ở trong Trương phủ, chịu những lời khinh miệt của đám nha hoàn, gia nhân.
Từ nhỏ lúc nào nàng cũng thấy không cam lòng, bởi nàng cũng có tài, tiếc là không ai biết đến, chỉ vì nàng không phải trưởng nữ Trương gia, cho nên luôn bị coi nhẹ. Nàng nghe mọi người bàn tán mà siết chặt tay thành nắm. Tỷ tỷ có mệnh phượng hoàng, nhưng làm Hoàng hậu của ai chứ? Của Hoàng đế biểu ca sao? Cái lẽ đó đã là không thể. Nếu thế chỉ có thể làm Hoàng hậu của vị Hoàng đế đời tiếp theo thôi, mà Hoàng đế đời tiếp theo thì là con của Hoàng đế biểu ca, là cháu của tỷ tỷ, kém tỷ tỷ đến chục tuổi. Vậy thì càng không thể rồi. Ha, cái mệnh phượng hoàng này âu cũng chỉ là một giai thoại để người ta chê cười thôi! Trích Nguyệt luôn phải nghĩ thế để tự an ủi mình, nhưng cũng chẳng khiến nàng vui vẻ hơn được bao nhiêu.
Trương Trích Nguyệt nhẹ nhàng nói nhỏ với cha: "Phụ thân, Trích Nguyệt cũng hơi đau đầu. Con ra Yến viên tản bộ một lát."
Phụ thân gật đầu qua loa rồi tiếp tục nói chuyện, cười đắc ý với mọi người xung quanh, nghe những lời nịnh từ bọn họ mà không để ý tới nàng nữa. Trong mắt phụ thân, chưa bao giờ có mẫu thân nàng, đương nhiên cũng chưa bao giờ có nàng. Người chỉ coi tỷ tỷ là con gái người. Nàng cũng không mấy để ý, liền rời khỏi bữa tiệc, đi tới Yến viên. Mọi người xung quanh cũng chẳng ai chú ý tới sự biến mất này của nàng. Họ vốn chỉ để tâm tới tỷ tỷ tuyệt sắc tài năng của nàng, Trương Trích Hoa.
Mùa thu. Khắp Yến viên, thược dược, mẫu đơn nở đầy. Hai ven đường đi từ cổng vào Yến hoa viên, trồng vô số những khóm mẫu đơn Ngụy Tử màu hồng thắm. Lại có những đóa hoa mẫu đơn Nhị Kiều hai màu hồng đỏ, tựa như hai nàng giai nhân khoác xiêm y rực rỡ trong nắng thu vàng. Những đóa hoa thược dược màu hồng nhạt e ấp nép dưới những đóa mẫu đơn rực rỡ, tựa hồ là khép mình kính nể trước "hoa trung chi vương". [5]
[5] Mẫu đơn Ngụy Tử, mẫu đơn Nhị Kiều: tên các loài mẫu đơn quý. Mẫu đơn là loài hoa đẹp, thường tượng trưng cho người phụ nữ có thân phân tôn quý, được xưng là "hoa trung chi vương" (vua của muôn hoa).
Gió thoảng mang theo hương thơm ngan ngát của các loài hoa khiến Trích Nguyệt cảm thấy dễ chịu hơn hẳn khi ở trong yến thọ của cô mẫu. Ở đây dù có vọng đến vài âm thanh từ Cảnh Nhạc đài nhưng hầu như rất ít.
Nàng dạo bước trên thảm cỏ biếc xanh, thoáng chốc đã đến Thái Dịch trì. Mới vào đầu mùa thu, lác đác trên hồ vẫn còn vài khóm sen trắng muốt. Phía xa xa, Trích Nguyệt trông thấy những hòn giả sơn với hình thù kỳ lạ và sống động; giữa hồ nước mênh mang còn có những đình nghỉ chân giữa hồ được thiết kế đẹp mắt. Trên mặt hồ, nước gợn lăn tăn, nhìn rõ những hạt nước bốc lên như làn sương mờ ảo, khiến người ta cảm thấy như lạc vào chốn bồng lai, tiên cảnh. Ven hồ, vài cây hoa hoa hạnh tứ quý nở rộ những bông hoa màu hồng tươi, tựa như yên chi trên má đào của nàng thiếu nữ. Một làn gió khẽ khàng thổi qua, đưa theo những cánh hoa hồng hạnh bay phấp phới trong không trung, mỹ lệ không gì tả được.
Trích Nguyệt ngồi xuống dưới gốc cây hồng hạnh. Gương mặt nàng nặng vẻ sầu tâm và u uất. Cuộc sống của nàng không phải phiêu bồng, khổ ải; cũng chẳng phải nay đây mai đó. Nàng cũng có một ngôi nhà, cũng có một gia đình. Thế nhưng đó chỉ là những mong mỏi sâu trong tâm thức. Những người trong nhà vốn không ai biết đến sự tồn tại của một thứ xuất kém cỏi như nàng. Từ nhỏ, nàng cùng mẫu thân đã phải sống trong căn nhà nhỏ mé tây phủ đệ Trương gia, chẳng mấy ai quan tâm, chẳng mấy ai thăm hỏi tới. Không phải chỉ một lần, nàng khóc ướt đẫm chiếc gối vải trong đêm khuya tịch mịch, lòng thầm mang hận phụ thân, hận gia tộc mình. Mẫu thân nằm ngay bên cạnh nghe thấy nàng tỉ tê cũng chỉ đưa tay, ôm nàng vào trong lòng. Người im lặng không nói gì. Trích Nguyệt không biết vào lúc ấy mẫu thân đã nghĩ tới điều gì, chỉ biết khi dựa đầu vào ngực mẫu thân, nàng thấy có nước mắt nóng hổi chảy xuống.
Ngẩng đầu nhìn lên trời cao, nàng khéo trông đôi nhạn bay lượn trên bầu trời, con bay con lượn, đùa giỡn thật vui vẻ, kêu lên những tiếng trầm bổng êm tai. Nàng chợt buồn bã đến độ thê lương. Mẫu thân gả vào Trương thị, sống không được lấy một ngày hạnh phúc. Nàng là tiểu thư phủ Quốc công, sống không bằng một kẻ hầu của phu nhân trong phủ, bị người ta khinh rẻ vô cùng. Đến vạn vật như loài nhạn còn sánh đôi, có đàn, vậy sao con người lại cứ phải phân biệt, cứ phải cô độc, cứ phải chia cắt?
Nước mắt tuôn rơi, nàng khẽ cất tiếng hát ai oán:
"Vấn thế gian tình thị hà vật
Trực giáo sinh tử tương hứa
Thiên nam địa bắc song phi khách
Lão sí kỷ hồi hàn thử
Hoan lạc thú
Ly biệt khổ
Tựu trung cánh hựu si nhi nữ
Quân ưng hữu ngữ
Diểu vạn lý tằng vân
Thiên sơn mộ tuyết
Chích ảnh hướng thùy khứ.
Hoành Phần lộ
Tịch mịch đương niên tiêu cổ
Hoang yên y cựu bình sở
"Chiêu hồn", "Sở ta", hà ta cập
"Sơn quỷ" ám đề phong vũ
Thiên dã đố
Vị tín dữ
Oanh nhi yến tử câu hoàng thổ
Thiên sầu vạn cổ
Vi lưu đãi tao nhân
Cuồng ca thống ẩm
Lai phỏng nhạn khâu xứ..."
[6] Bài Mô Ngư nhi – Nhạn khâu:
Dịch: Hỏi thế gian ái tình là chi?
Mà lứa đôi (đôi chim nhạn) hẹn thề sống chết
Dù trời nam hay đất bắc, đôi nhạn vẫn luôn sát cánh bên nhau,
Đã trải qua biết bao lúc cùng nhau ấm lạnh.
Niềm vui hoan lạc
Nỗi khổ lúc chia lìa,
Chung quy đều chỉ do si tình nhi nữ
Người sao không nói?
Nay đã khuất vào tầng mây vạn dặm
Từ nay ta sớm chiều qua ngàn non tuyết,
Chỉ còn mình ta chiếc bóng, hỏi còn cùng ai?
Trên dải sông Phần,
Tiếng nhạc trống, tiêu rộn rã năm xưa nay đã thành tịch mịch,
Rừng cây trải rộng, khói hoang xen lẫn.
Bài "Chiêu hồn" cất lên đâu còn kịp,
Khúc "Sơn quỷ" cũng ảm đạm trong mưa gió.
Trời cũng biết ghen tị,
Há vẫn còn chưa tin ư,
Đôi kẻ yến oanh rồi cũng trở thành nấm đất.
Ngàn mối sầu đành để lưu truyền tới vạn đời sau,
Để đối đãi những tao nhân mặc khách.
(Sẽ có người) hát trong điên cuồng, uống rượu trong đau khổ,
Tới tìm thăm lại nấm mộ chim nhạn này.
Những ngày còn bé, nàng hay nghe mẫu thân hát bài này. Mỗi lần hát, mẫu thân thường nhìn ra ngoài cửa sổ, ánh mắt người buồn man mác, tựa như là đang mong ngóng chờ trông. Lúc ấy nàng còn nhỏ lắm, lời bài "Nhạn khâu" cũng chẳng hiểu được mấy phần. Nàng chỉ biết mẫu thân nói rằng người giống như một cánh nhạn đơn côi, nhìn những hàng nhạn dài bay về cửa ải... [7]
[7] Lấy ý từ bài thơ Cô nhạn của Thôi Đồ. Kỷ hàng quy tái tận/Niệm nhĩ độc hà chi (Hàng hàng nhạn về biên ải/Sao nhạn kia lại chỉ có một mình?)
Hát xong bài ca, đột nhiên nhớ đến mẫu thân, người luôn ở bên nàng những ngày còn bé, nàng lại rơi nước mắt. Nàng lúc này cũng giống mẫu thân lúc ấy, giống một cánh nhạn cô độc, không đôi, chẳng đàn, không người bầu bạn, chẳng kẻ thương yêu, trân trọng.
"Lai phỏng nhạn khâu xứ. Còn nhỏ tuổi mà đã nghĩ đến lúc quy tiên, thật là bi ai. Muội muội, sao muội lại khóc?" Ngay bên cạnh nàng, xuất hiện một nam tử tuổi tác chắc cũng không hơn nàng bao nhiêu. Tuổi còn nhỏ nhưng gương mặt hắn chứa chất tâm tư và bi thương vô hạn. Hắn không mặc lễ phục, cũng không mặc trường bào, chỉ mặc một bộ thường phục đơn giản màu tím nhạt khiến Trích Nguyệt không đoán được ra thân phận của hắn.
Nàng lặng người không đáp, lại nghe hắn nói: "Hát bài Nhạn khâu, hẳn là muội muội đang buồn và cô đơn rồi. Bài Nhạn khâu là sự chia cắt lứa đôi, không phải muội muội đã có người thương trong lòng rồi chứ?"
Trích Nguyệt nhẹ giọng nói: "Không, muội buồn vì nhớ mẹ. Mẹ thường hát bài Nhạn khâu."
Giọng hắn trầm trầm: "Ta cũng buồn." Hắn cúi đầu, thở dài như thể muốn trút đi những nặng nề trong lòng. Trên khóe mắt hắn mơ hồ có rơm rớm lệ.
Trương Trích Nguyệt đoán, có lẽ nam tử này cũng đến yến thọ mà lại về giữa chừng. Bất giác Trích Nguyệt động lòng thương cảm trước một người nàng chưa gặp, chẳng biết. Chỉ vì nàng cảm thấy giữa nàng và người kia cơ hồ có gì thân thuộc. Hai người chẳng phải giống nhau, đều phải rời tiệc giữa chừng sao? Tần ngần nhìn nam tử kia một lát, Trích Nguyệt mới lấy được can đảm để hỏi hắn: "Ca ca, sao huynh cũng buồn?"
Hắn trầm mặc nhìn nàng ít lâu rồi ngồi xuống bên cạnh. Có lẽ nàng cũng như hắn, cũng đang có điều khổ tâm. Sâu trong mắt nàng, hắn nhìn ra những nỗi buồn man mác. Nàng mặc y phục dự yến, đầu cài một bông hoa thược dược màu hồng rất duyên dáng. Hắn ít nói chuyện với người lạ nhưng trước sự quan tâm này, nhiều năm về sau, hắn cũng không hiểu vì sao mình lại kể cho nàng nghe: "Mẫu phi của ta mới mất, ta rất buồn." Vừa dứt lời, hắn lại không kìm được mà khóc tỉ tê.
Mẫu phi của hắn, Tưởng thị, qua đời chưa lâu, cho nên đến yến tiệc, hắn chỉ mặc thường y chứ không mặc trường bào. Mẫu phi mất, vậy mà hắn lại phải làm gương mặt vui vẻ đến yến thọ của Thái hậu. Cha dạy hắn sống thẳng trực, nhưng cha cũng vẫn giả bộ cười trong yến thọ đấy thôi. Còn hắn, hắn buồn thì sẽ buồn, vui sẽ tự cười. Yến thọ này không điều khiển được cảm xúc của hắn.
Trích Nguyệt nghe hắn nói xong cũng cảm thấy động lòng. Tuy rằng bởi những lý do khác nhau nhưng hắn và nàng chung quy vẫn là buồn nên mới tìm đến nơi này. Hơn nữa, mẫu thân nàng cũng mất từ lúc nàng còn rất nhỏ; phụ thân không quan tâm đến nàng. Nàng thực ra cũng giống như hắn, cũng thiếu đi tình yêu thương của thân mẫu. Nàng nhẹ nhàng nói với hắn: "Huynh đừng khóc, nếu mẫu phi của huynh biết huynh khóc, bà ấy sẽ rất buồn."
Hắn lắc đầu thất vọng: "Không, mẫu phi ta sẽ không đau lòng đâu. Nếu người đau lòng, sao người lại để ta buồn vì người chứ?"
Hồi hắn còn nhỏ, mẫu phi nói sẽ ở cùng hắn cả đời. Hắn còn chưa qua tuổi mười lăm, mẫu phi đã bỏ hắn mà đi rồi. Trong lòng hắn bất giác thấy chua xót.
Trích Nguyệt biết rằng mình không thể khiến hắn hết buồn thương được, chỉ chua xót nói một câu rất nhẹ: "Mẫu phi huynh không đau lòng, muội đau lòng."
Nàng đồng cảm với hắn, hiểu được nỗi lòng lúc này của hắn, vì vậy hắn buồn, nàng cũng đau lòng.
Khi Chu Hậu Thông nghe câu nói này của Trích Nguyệt, hắn hơi thấy ngạc nhiên. Nữ tử trước mặt như thể đã quen hắn từ rất lâu rồi, nhưng thực ra mới là gặp lần đầu. Gặp nàng, hắn như thể gặp được một người tri kỷ. Nghe câu này của nàng, hắn tự dưng cũng vơi đi nỗi buồn, còn lấy tay áo lau nước mắt.
Trích Nguyệt nhìn hắn lau nước mắt, cảm thấy rất buồn cười. Nàng lấy tay áo ra chiếc khăn tay màu trắng ngà đưa cho hắn lau. Hắn nhận ý tốt của nàng, cầm khăn, lau nước mắt. Nàng chú ý từng động tác của hắn, gương mặt của hắn đến nhập thần. Chu Hậu Thông lau nước mắt; đột nhiên thấy mặt mình hơi rát như có thứ gì thêu nổi trên chiếc khăn cọ qua, Chu Hậu Thông mới chú ý tới hình thêu phức tạp trên chiếc khăn. Góc chiếc khăn thêu bông hoa thược dược hồng, bên cạnh còn thêu thêm chữ "Nguyệt".
Hắn khẽ cười một tiếng. Dường như cô gái này rất thích hoa thược dược, đầu cài hoa, hoa thêu lên khăn tay. Không hỏi, nhưng hắn cũng biết.
Nhìn chiếc khăn, hắn bất giác mỉm cười; không xin mà đã cất nó vào trong tay áo hắn.
Trích Nguyệt thấy tâm tình hắn vui vẻ, cũng không đòi lại chiếc khăn. Trong lòng nàng thầm nhủ, nam tử này thật xấu tính, còn giữ khăn tay của nàng. Trên khăn tay có thêu hoa thược dược. Tặng chi dĩ thược dược... [8]
[8] Trích Trân Vĩ 1 – Kinh Thi: Nam nữ tặng thược dược nhau để lưu giữ ân tình.
"Bài Nhạn khâu khi nãy muội hát thật là hay." Hắn khẽ tán dương.
Trích Nguyệt cũng chỉ cười. Ở trong phủ đệ, những lúc buồn chán, nàng cùng nha hoàn Phương Hà thường hát cho nhau nghe. Trong gia phủ rộng lớn như thế, nàng cũng chỉ có mình nha hoàn Phương Hà làm bạn. Nàng nói một cách thật mơ hồ: "Bài ca Nhạn khâu thật sự là một bi khúc cho sự chia lừa đôi lứa. Chim nhạn lìa đôi, thật đáng thương nhường nào... [8] Muội chưa phải người từng yêu, căn bản cũng không hiểu rõ những ý vị sâu sắc bên trong đó."
[9] Bài Nhạn khâu (Mồ chim nhạn) là bài ca về đôi nhạn – vốn là loài chim sống thành đôi, khi một con chết thì con còn lại cũng chết theo.
Khi còn nhỏ, có lần Chu Hậu Thông từng nghe mẫu phi hát bài Nhạn khâu này. Ca từ của bài này, khi đó còn nhỏ, hắn đương nhiên không thể hiểu hết nhưng hắn vẫn nghe thấy mùi vị của chia cắt, biệt ly. Khi nghe nữ tử này hát bài Nhạn khâu, hắn đã không ngờ, sau này hắn và nữ tử này cũng thế.
Lâu rồi, mẫu phi không hát lại cho hắn nghe bài Nhạn khâu, khi ấy nghe lại những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ bên mẫu phi lại ùa về trong tâm trí hắn. Bất giác, hắn nói với nàng: "Muội thật tốt. Có lẽ trên đời này, vẫn có muội tốt với ta nhất."
Trích Nguyệt cảm thấy trong lòng trở nên thoải mái hơn rất nhiều. Hóa ra trên đời vẫn có người cho rằng nàng là người tốt nhất của người đó. Phụ thân nàng, đích mẫu nàng, cô mẫu nàng, tất thảy mọi người trừ nam tử này, chỉ biết đến tỷ tỷ nàng - Trương Trích Hoa diễm lệ vô song mà quên đi mất sự tồn tại của nàng. Đối với nàng, ngoài người mẹ quá cố ra, chắc hắn cũng là người đối với nàng tốt nhất.
"Thực ra muội cũng giống huynh. Muội cũng không còn mẫu thân nữa. Muội còn là thứ nữ. Phụ thân muội, người thân của muội đều coi thường muội, không quan tâm đến muội." Trích Nguyệt nói khẽ. Đây là lần đầu tiên nàng nói ra những điều này, mà lại là nói với một người nàng không hề quen biết. Nàng kể cho hắn, bởi nàng cảm nhận được rõ ràng giữa hai người họ, quả thực có nhiều điểm tương đồng, đều cô đơn, đều có nội tâm sâu sắc.
Chu Hậu Thông vỗ vào vai nàng, nhẹ nhàng an ủi: "Muội yên tâm đi, sau này, hãy coi ta như người thân của muội."
Trích Nguyệt chợt rung động khi nam tử kia nói rằng: hãy coi hắn như người thân. Nàng không phải không có người thân, nhưng sao đến nay, khi nghe hai từ này, nàng mới thực sự cảm nhận được rõ cái gọi là "tình thân" ấy, trong lòng tự nhiên cảm thấy thật ấm áp. Người trước mắt đây cũng giống như tỷ tỷ Trích Hoa, mỗi năm chỉ gặp một hai lần nhưng người này mang đến cho nàng cảm giác như được yêu thương, bảo vệ chứ không xa cách như tỷ tỷ. Nàng suýt nhìn hắn đến ngẩn ngơ, cho đến khi hắn hỏi nàng: "Muội ở cung nào vậy? Sau này ta có thể đến gặp muội."
Nàng đột nhiên thấy buồn man mác. Thì ra hắn sống ở trong cung còn nàng thì sống trong phủ đệ. Người trước mặt nàng là một người rất tốt, trong lòng nàng thấy vậy vì chỉ có hắn cảm thấy nàng tốt, còn những người khác thì không. Nhưng rất có thể đây là lần duy nhất trong đời nàng gặp hắn. Lòng nàng trào dâng những lo sợ xa cách, chia ly. Bỗng nhiên nàng lại ghen tỵ với Hoa tỷ tỷ. Nếu nàng cũng như Hoa tỷ tỷ, cũng sống trong Nhân Thọ cung với cô mẫu, có phải nàng cũng thường xuyên được gặp hắn không? Nàng tiếc nuối đáp: "Muội không sống trong cung, hôm nay là yến thọ của Thái hậu, phụ thân đưa muội đến đây."
Hắn lại khẽ thở dài tiếc nuối: "Sau này ta hãy còn ở trong cung, chúng ta sẽ còn gặp lại nhau. Chẳng phải yến tiệc trong cung Thái hậu nương nương mỗi năm đều tổ chức sao? Khi đó chúng ta lại sẽ gặp nhau rồi."
Trích Nguyệt gật đầu, lại không ngại ngần gì mà tháo mảnh ngọc đeo trên thắt lưng ra đưa cho Chu Hậu Thông và nói nói: "Huynh cầm mảnh ngọc này đi. Nó vốn có một đôi, muội lúc nào cũng đeo bên người."
Đó là mảnh bạch tử ngọc tạc theo hình trăng khuyết, hai đầu có những vệt vân màu tím nên gọi là bạch tử ngọc. Dưới mảnh ngọc còn có dải tua được kết đẹp đẽ. Chu Hậu Thông đương nhiên hiểu rõ, nếu sau này hắn muốn tìm nàng thì chỉ cần tìm người có miếng ngọc giống như thế này thôi. Nhận lấy mảnh ngọc của nàng, hắn đột nhiên lại nở một nụ cười vui vẻ.
Trích Nguyệt cũng chẳng rõ vì sao nàng lại đưa mảnh ngọc đó cho hắn. Mẹ từng nói mảnh ngọc đó là để đính ước, trong phút chốc nàng lại nhỡ quên đi mất.
Vừa lúc ấy phụ thân nàng gọi tên nàng từ xa: "Nguyệt Nhi, mau về thôi."
Nàng càng thấy tiếc hơn. Yến thọ còn lâu mới kết thúc, có lẽ cha có việc bận, cho nên phải đưa nàng về trước. Nàng chỉ mỉm cười rồi cất bước. Chu Hậu Thông vội vàng hỏi nàng: "Muội tên là gì, huynh vẫn chưa được biết."
Cha đang chờ, nàng cũng chỉ có thể trả lời qua loa: "Trích Nguyệt! Còn huynh?"
[10] Chu Hậu Thông nghe nhầm "Trích Nguyệt" thành "Tích Nguyệt". "Tích Nguyệt" là trăng sáng, nên Chu Hậu Thông mới nghĩ đến tên "Thiên Quang" (ánh sáng trên bầu trời)
Nàng chỉ mỉm cười rồi bước đi nhanh hơn, thoáng cái nàng đã khuất đi sau bóng cây của Yến hoa viên rồi. Chu Hậu Thông vẫn nhẩm tên nàng: "Tích Nguyệt, Tích Nguyệt..."[11]
[11] Chu Hậu Thông nghe nhầm tên của Trích Nguyệt thành Tích Nguyệt.
Chu Hậu Thông lúc ấy không biết rằng, chỉ sự nhầm lẫn này của hắn mà kéo dài khoảng cách giữa hắn và nàng... Tìm lại nàng rất dễ, nhưng cũng khó vì lần đó hắn không nghe rõ tên nàng. Hắn càng không biết, lần gặp gỡ tình cờ giữa hắn và nàng năm đó khiến hắn không thể nào quên được nàng.
Trương Trích Nguyệt vội vàng chạy đến chỗ cha nàng. Cha nàng khẽ quở trách: "Làm ta tìm con mãi. Mau về thôi. Ở Bắc Cương có chuyện, cha phải đến đó gấp, cho nên phải rời tiệc giữa chừng." Cha lại khẽ giục: "Mau, ta đưa con về Trương phủ trước."
Trong lòng Trương Trích Nguyệt có không nỡ rời khỏi, vì nàng nghĩ biết đâu khi người kia trở lại bữa tiệc, nàng có thể gặp được hắn. Nàng không khỏi ngoái đầu lại nhìn nam tử đứng dưới gốc cây hồng hạnh kia, giơ tay chào từ biệt hắn. Tiếc là bây giờ nàng phải đi về rồi. Mãi lúc nữa, nàng mới quay đầu lại, sau đó miễn cưỡng theo cha đi về.
Sau khi từ biệt Trương Trích Nguyệt ở Yến hoa viên, tâm tình của Chu Hậu Thông cũng tốt lên nhiều. Trở lại yến thọ của Trương Thái hậu, Chu Hậu Thông ngồi bên cạnh phụ vương hắn - Hưng vương [12]. Hắn đảo mắt nhìn quanh để tìm cô gái tên "Tích Nguyệt" mà mình đã gặp lúc nãy nhưng vẫn không thấy nàng đâu. Lẽ nào nàng không dự yến tiệc này? Không, hắn tự phủ nhận ý nghĩ của mình: lúc hắn gặp nàng, nàng mặc y phục dự yến, sao có thể không đến đây được? Lại thở dài một tiếng, hắn nghĩ: có thể nàng đã trở về từ lúc đó rồi. Hắn chợt thở dài tiếc nuối, mân mê mảnh ngọc tố nguyệt trong tay áo. Lần đầu tiên lại có một nữ tử nói đau lòng vì hắn.
Tích Nguyệt, Tích Nguyệt!
Trái tim hắn thầm gọi tên người con gái mới lần đầu gặp.
Không ngờ một lần gặp lại chính là một lần ngăn cách xa xôi.
[12] Hưng vương: Chu Hữu Nguyên, cha của Chu Hậu Thông, chú của Hoàng đế Chính Đức.
-------------
* Ở chương 1, có một chi tiết không đúng với lịch sử thực tế là chi tiết Chu Hậu Thông mất mẫu phi. Thực ra, trong lịch sử, Tưởng Phi - thân mẫu Chu Hậu Thông mãi đến năm 1538 mới mất nhưng trong tiểu thuyết cải thành năm 1521. Phụ thân Hoàng đế Chu Hậu Thông là Hưng vương, mất năm 1519, nhưng trong tiểu thuyết cải thành 1521.
VÀI LỜI TÁC GIẢ PHƯƠNG NGHIÊN
- Minh Cung Truyện là một tiểu thuyết cung đấu, đề tài được Trung Quốc truyền tải đến mọi người qua những bộ phim. Tuy nhiên mình phải nói thật là mình đã cố gắng để nó không bị trùng tình tiết với tất cả những bộ phim mình xem qua (để tránh tiếng đạo nhái này nọ). Đây không phải tiểu thuyết đầu tay nhưng là bộ truyện đầu tiên mình cố gắng hết sức để hoàn thành.
- Là một truyện dã sử, truyện sử dụng nhiều nhân vật có liên quan đến lịch sử, cụ thể là lịch sử triều Minh - Trung Quốc. Xin chớ nhầm tưởng, đây không phải sử thi, càng không phải chính sử. Đây là tiểu thuyết. Vì thế truyện có nhiều chi tiết hơi lệch so với sự thật lịch sử, đồng thời có một số nhân vật không liên quan tới dòng chảy lịch sử trung đại Trung Hoa. Ngoài ra thì truyện mình chú trọng nhiều vào CUNG ĐẤU hơn là TRIỀU ĐẤU. Cho nên có nhiều nhân vật trên tiền triều sẽ sai khác nhiều so với lịch sử. Nếu ai là fan của lịch sử, xin nhẹ tay gạch đá. Bởi lẽ truyện có không ít thứ lễ nghi, tình tiết, tên gọi sai khác (một phần do tác giả hiểu biết hạn hẹp, một phần do buộc phải thay đổi để phù hợp)
- Tuyến nhân vật của truyện có thể nói là lớn và phức tạp, từ tên gọi, tôn hiệu, tôn xưng cho đến thân phận nhân vật. Nhưng nếu nhập tâm với truyện, mình nghĩ nhớ hết không phải chuyện khó khăn.
- Các bạn có thể tham khảo thêm bài tìm hiểu [Cổ Đại - Cung Đấu] Minh Triều Tinh Hoa Văn Hóa trên tường nhà mình, hoặc tham khảo page Minh Cung Truyện - Minh Triều Cố Sự nếu cảm thấy hứng thú với lịch sử Minh Triều.
- Truyện dự tính có chương, chia thành (hoặc phần truyện) và hoàn thành vào tháng năm .
- Dưới đây là phần đã đăng:
+ Phần : Hồng hạnh đông lâu (Cây hồng hạnh ở tường đông) - Từ chương đến chương
+ Phần : Cung oán (Nỗi oán trong cung) - Từ chương đến chương
+ Phần : Tái kiến cố nhân (Gặp lại người xưa) - Từ chương đến chương
+ Phần : Hậu cung phi tử (Phi tử trong hậu cung) - Từ chương đến chương
+ Phần : Tầm châu mịch ngọc (Tìm châu kiếm ngọc) - Từ chương đến chương
+ Phần : Quân tâm (Lòng chàng) - Từ chương đến chương
+ Phần (dở dang): Mưu cầu - Từ chương đến chương x
Sử dụng mũi tên trái (←) hoặc phải (→) để chuyển chapter
ĐOẠN 1: HỒNG HẠNH ĐÔNG LÂU
MINH CUNG TRUYỆN – CHƯƠNG 1:
CUỒNG CA THỐNG ẨM – LAI PHỎNG NHẠN KHÂU XỨ
(Có kẻ hát trong điên cuồng, say trong đau khổ, tìm lại mộ chim nhạn năm xưa)
*Câu thơ đề trích "Mô ngư nhi – Nhạn khâu" – Nguyên Hiếu Vân.
------------
Nắng thu như màn tơ mỏng buông xuống trần, có phần nhẹ nhàng lại có phần huyền ảo. Những cơn gió thu thoang thoảng, khẽ đưa qua, mang theo hương thơm đặc trưng của các loài hoa thu. Vài đóa hoa cúc, hoa thược dược trong hoa viên bắt đầu hé nở, đua nhau khoe sắc, dệt thành bức tranh mùa thu như mây như gấm, đẹp đẽ động lòng người.
Tử Cấm Thành. Ngày hai mươi tháng tám năm Chính Đức [1] thứ mười lăm.
[1] Chính Đức: niên hiệu thời vua Minh Vũ Tông. Năm Chính Đức 15 là năm 1520.
Lễ đại thọ năm mươi tuổi của Từ Thọ Thái hậu [2] được tổ chức trong Nhân Thọ cung. Cảnh Nhạc đài nằm trong Nhân Thọ cung của Từ Thọ Thái hậu, là tòa đài đẹp bậc nhất về kiến trúc trong Tử Cấm Thành; lại nằm gần Yến hoa viên cho nên được chọn làm nơi tổ chức đại yến.
Chính Đức Hoàng đế gửi thiệp mời đại thọ tới rất nhiều khách quý trong hoàng thất và ngoại tộc. Khách mời rất đông, còn có sứ giả các Đại Việt, Triều Tiên qua chúc mừng Thái hậu; cho nên Cảnh Nhạc đài phải bố trí đến gần trăm chiếc bàn cỡ dài.
Đặc biệt gia quyến Trương thị - dòng họ của Thái hậu – cũng có rất nhiều nhân vật quan trọng tham dự.
Trương thị có Thái hậu chống lưng như thể diều có gió, cả một dòng họ phú quý. Đệ đệ Thái hậu là Trương Diên Linh trẻ tuổi đã được đảm nhiệm vị trí Quốc công; đại huynh Thái hậu là Trương Hạc Linh là Thượng thư bộ Binh của đại Minh. Trưởng nữ của Trương gia – cháu gái cưng của Thái hậu – quý danh là Trương Trích Hoa được Hoàng thượng đồng ý cho ở trong Nhân Thọ cung từ khi còn nhỏ để Thái hậu đích thân nuôi dưỡng và dạy bảo.
[2] Từ Thọ Hoàng Thái hậu Trương thị: Lấy hình tượng Từ Thọ Thái hậu trong lịch sử nhà Minh. Bà được biết đến là vị Hoàng hậu duy nhất sống theo chế độ một vợ một chồng với Hoàng đế.
Năm nay, Đại Minh chưa hết tang của Thái hoàng Thái hậu, song Chính Đức bỏ ngoài tai những lời thị phi của các vị đại thần, vẫn tổ chức yến thọ cho mẫu thân mình cực kỳ long trọng.
Từ rất sớm, hạ nhân đã kê bàn thành hai dãy dài, mỗi dãy có bảy hàng, mỗi hàng bảy chiếc bàn được trang trí đẹp mắt, lại bày vô số những món ăn trân quý và hiếm thấy. Các hạ nhân trong Nhân Thọ cung liên tục qua lại rót rượu, mang những loại rượu cực phẩm, dâng lên Thái hậu và khách dự tiệc. Cảnh Nhạc đài tràn ngập tiếng cười nói huyên náo, nhộn nhịp.
Thái hậu năm nay đại thọ năm mươi, tuổi xem như cũng vào cái độ xế chiều nhưng khí chất của bậc mẫu nghi thì dường như vẫn không hề suy giảm. Gương mặt phúc hậu mà đầy thần khí, ánh mắt đằm thắm, ôn nhu mà vẫn thể hiện rõ uy nghiêm của bậc trưởng bối hoàng thất, quả xứng với ba chữ "lệ mà uy".
Thái hậu ngồi trên phượng tọa, bên hai bên trái phải là đế hậu. Hôm nay là mừng thọ, người mặc lễ phục mùa hè màu tía. Trên đại sam y của bà thêu hoa lạc tiên bằng chỉ bạc; bên mỗi viền tay áo thêu chìm một hàng chữ "Thọ" vô cùng tinh tế. Dải hà bí bên ngoài màu xanh đậm như sóng nước, trên nền trang trí họa tiết long phượng bằng sợi tơ vàng, hai bên lại đính thêm những hạt ngọc trong suốt nhỏ như giọt nước. Phượng lễ quan Thái hậu đội cài tam kim long, lục ngân phượng, thêm vô số hoa sai điểm thúy, hồng ngọc bóng bẩy trang trí lên; lại có đôi dải lưu tô đối xứng hai bên phượng quan, kết từ những bạch châu quý giá rủ xuống, càng tăng thêm sự lộng lẫy cho phục sức của bà. [3]
[3] Hà bí: dải lụa bên ngoài áo của phụ nữ thời Minh, rộng ba tấc, dài năm thước. Là loại phục sức dành cho phụ nữ quý tộc trong những dịp lễ trọng đại.
Phượng lễ quan: là loại phượng quan, hay chính là mũ phượng mà phụ nữ quý tộc dùng trong dịp lễ. Là một trong những phục sức quan trọng thời Minh.
Tam kim long, lục ngân phượng: bốn rồng vàng, sáu phượng bạc. Hoa sai điểm thúy: thoa cài hình hoa điểm thúy. Lưu tô: loại trâm có tua rủ khá phổ biến thời phong kiến.
Hoàng hậu Hạ thị, năm nay gần ba mươi tuổi, ngồi trên hoàng tọa bên phải Thái hậu. Trong đại lễ long trọng, nàng cũng vận y vô cùng lộng lẫy. Nàng rời khỏi chỗ, khéo léo mang chén rượu đến trước Trương Thái hậu, nâng chén vàng ngang mày thật cung kính, mời bà: "Hôm nay mừng thọ mẫu hậu, nhi thần chúc mẫu hậu vạn thọ vô cương."
Trương Thái hậu đưa tay nhận lấy chén rượu bằng vàng từ Hoàng hậu, miệng mỉm cười ôn nhu, khẽ gật đầu tỏ ý hài lòng, khen ngợi: "Hoàng hậu thật là có lòng."
Cháu gái của Thái hậu - Trương Trích Hoa, người được Thái hậu nuôi dưỡng dạy dỗ từ nhỏ, được cho ngồi ngay bên cạnh Hoàng hậu Hạ thị. Hôm ấy, Trích Hoa mặc tiểu lễ phục màu đỏ tươi, thêu chìm những họa tiết hồ điệp, rực rỡ tựa như một bông hoa mẫu đơn Lạc Dương Hồng trong nắng. Sau khi Hạ Hoàng hậu dâng rượu xong, nàng cũng đứng dậy, cúi người thật thành kính: "Hoa Nhi cũng chúc hoàng cô mẫu phúc như Đông Hải, thọ tỷ Nam sơn. Chúc cô mẫu vô cực trường lạc." Giọng nói nàng nhẹ như tiếng gió thoảng, lại thanh thanh như tiếng chim ngân nga, tựa như rót mật vào tai những người lắng nghe.
Ai nấy trầm trồ tán dương rằng Trích Hoa không chỉ xinh đẹp, ăn nói khéo léo, lại ngợi ca Thái hậu dạy dỗ được một nữ tử ngoan ngoãn và hiểu lễ. Thái hậu vừa ý, cười tán thưởng: "Quả đúng là Hoa Nhi của ai gia. Ai gia không có nhi nữ, con chính là niềm tự hào của ai gia, của Trương gia. Lại đây, ngồi cạnh ai gia."
Trương Trích Hoa dịu dàng đứng dậy, bước tới chỗ Thái hậu. Trương Trích Hoa năm đó lên mười lăm tuổi, dung nhan dù lớn sẽ còn thay đổi nhưng có lộ rõ dáng dấp của một mỹ nữ khuynh quốc khuynh thành. Ở thái dương bên trái của nàng còn có vết bớt hơi nhỏ màu đỏ thắm từa tựa hình bông hoa mẫu đơn. Xưa kia, khi thầy toán đến Trương phủ xem, từng nói Trương Trích Hoa có phượng nhãn, lại có vết bớt hồng mẫu đơn mà mẫu đơn là "hoa trung chi vương", đó chính là dấu hiệu của một người có mệnh phượng hoàng.
Chính Đức Hoàng đế [4] ngồi bên cạnh Thái hậu – cũng chính là biểu ca của Trích Hoa - cũng nở nụ cười, khen ngợi: "Đúng là Hoa Nhi luôn làm mẫu hậu vừa ý nhất."
Hoàng thượng dứt lời, mấy phi tần, mấy vị phu nhân, vương phi lại bắt đầu chêm xen những lời nịnh nọt Thái hậu.
[4] Chính Đức Hoàng đế: là Minh Vũ Tông trong Lịch sử nhà Minh, lấy niên hiệu Chính Đức nên gọi là Chính Đức Hoàng đế
Nghe mấy lời này, Trương Trích Nguyệt ngồi phía dưới chỉ thấy buồn lòng, lại tủi thân. Trích Nguyệt vốn là muội muội cùng cha khác mẹ của Trương Trích Hoa, song mẹ nàng chỉ là thứ phu nhân trong Trương phủ.
Tỷ tỷ nàng là đích nữ, dung nhan xinh đẹp hơn người, lại được Thái hậu nuôi dưỡng từ nhỏ. Cho nên trong mắt người ngoài cái gì của tỷ tỷ cũng có thể hơn Trích Nguyệt. Với Trương gia, tỷ tỷ là niềm hy vọng lớn lao. Còn nàng, một kẻ lúc nào cũng bị cho là vô dụng bất tài, chỉ có thể ngày ngày ở trong Trương phủ, chịu những lời khinh miệt của đám nha hoàn, gia nhân.
Từ nhỏ lúc nào nàng cũng thấy không cam lòng, bởi nàng cũng có tài, tiếc là không ai biết đến, chỉ vì nàng không phải trưởng nữ Trương gia, cho nên luôn bị coi nhẹ. Nàng nghe mọi người bàn tán mà siết chặt tay thành nắm. Tỷ tỷ có mệnh phượng hoàng, nhưng làm Hoàng hậu của ai chứ? Của Hoàng đế biểu ca sao? Cái lẽ đó đã là không thể. Nếu thế chỉ có thể làm Hoàng hậu của vị Hoàng đế đời tiếp theo thôi, mà Hoàng đế đời tiếp theo thì là con của Hoàng đế biểu ca, là cháu của tỷ tỷ, kém tỷ tỷ đến chục tuổi. Vậy thì càng không thể rồi. Ha, cái mệnh phượng hoàng này âu cũng chỉ là một giai thoại để người ta chê cười thôi! Trích Nguyệt luôn phải nghĩ thế để tự an ủi mình, nhưng cũng chẳng khiến nàng vui vẻ hơn được bao nhiêu.
Trương Trích Nguyệt nhẹ nhàng nói nhỏ với cha: "Phụ thân, Trích Nguyệt cũng hơi đau đầu. Con ra Yến viên tản bộ một lát."
Phụ thân gật đầu qua loa rồi tiếp tục nói chuyện, cười đắc ý với mọi người xung quanh, nghe những lời nịnh từ bọn họ mà không để ý tới nàng nữa. Trong mắt phụ thân, chưa bao giờ có mẫu thân nàng, đương nhiên cũng chưa bao giờ có nàng. Người chỉ coi tỷ tỷ là con gái người. Nàng cũng không mấy để ý, liền rời khỏi bữa tiệc, đi tới Yến viên. Mọi người xung quanh cũng chẳng ai chú ý tới sự biến mất này của nàng. Họ vốn chỉ để tâm tới tỷ tỷ tuyệt sắc tài năng của nàng, Trương Trích Hoa.
Mùa thu. Khắp Yến viên, thược dược, mẫu đơn nở đầy. Hai ven đường đi từ cổng vào Yến hoa viên, trồng vô số những khóm mẫu đơn Ngụy Tử màu hồng thắm. Lại có những đóa hoa mẫu đơn Nhị Kiều hai màu hồng đỏ, tựa như hai nàng giai nhân khoác xiêm y rực rỡ trong nắng thu vàng. Những đóa hoa thược dược màu hồng nhạt e ấp nép dưới những đóa mẫu đơn rực rỡ, tựa hồ là khép mình kính nể trước "hoa trung chi vương". [5]
[5] Mẫu đơn Ngụy Tử, mẫu đơn Nhị Kiều: tên các loài mẫu đơn quý. Mẫu đơn là loài hoa đẹp, thường tượng trưng cho người phụ nữ có thân phân tôn quý, được xưng là "hoa trung chi vương" (vua của muôn hoa).
Gió thoảng mang theo hương thơm ngan ngát của các loài hoa khiến Trích Nguyệt cảm thấy dễ chịu hơn hẳn khi ở trong yến thọ của cô mẫu. Ở đây dù có vọng đến vài âm thanh từ Cảnh Nhạc đài nhưng hầu như rất ít.
Nàng dạo bước trên thảm cỏ biếc xanh, thoáng chốc đã đến Thái Dịch trì. Mới vào đầu mùa thu, lác đác trên hồ vẫn còn vài khóm sen trắng muốt. Phía xa xa, Trích Nguyệt trông thấy những hòn giả sơn với hình thù kỳ lạ và sống động; giữa hồ nước mênh mang còn có những đình nghỉ chân giữa hồ được thiết kế đẹp mắt. Trên mặt hồ, nước gợn lăn tăn, nhìn rõ những hạt nước bốc lên như làn sương mờ ảo, khiến người ta cảm thấy như lạc vào chốn bồng lai, tiên cảnh. Ven hồ, vài cây hoa hoa hạnh tứ quý nở rộ những bông hoa màu hồng tươi, tựa như yên chi trên má đào của nàng thiếu nữ. Một làn gió khẽ khàng thổi qua, đưa theo những cánh hoa hồng hạnh bay phấp phới trong không trung, mỹ lệ không gì tả được.
Trích Nguyệt ngồi xuống dưới gốc cây hồng hạnh. Gương mặt nàng nặng vẻ sầu tâm và u uất. Cuộc sống của nàng không phải phiêu bồng, khổ ải; cũng chẳng phải nay đây mai đó. Nàng cũng có một ngôi nhà, cũng có một gia đình. Thế nhưng đó chỉ là những mong mỏi sâu trong tâm thức. Những người trong nhà vốn không ai biết đến sự tồn tại của một thứ xuất kém cỏi như nàng. Từ nhỏ, nàng cùng mẫu thân đã phải sống trong căn nhà nhỏ mé tây phủ đệ Trương gia, chẳng mấy ai quan tâm, chẳng mấy ai thăm hỏi tới. Không phải chỉ một lần, nàng khóc ướt đẫm chiếc gối vải trong đêm khuya tịch mịch, lòng thầm mang hận phụ thân, hận gia tộc mình. Mẫu thân nằm ngay bên cạnh nghe thấy nàng tỉ tê cũng chỉ đưa tay, ôm nàng vào trong lòng. Người im lặng không nói gì. Trích Nguyệt không biết vào lúc ấy mẫu thân đã nghĩ tới điều gì, chỉ biết khi dựa đầu vào ngực mẫu thân, nàng thấy có nước mắt nóng hổi chảy xuống.
Ngẩng đầu nhìn lên trời cao, nàng khéo trông đôi nhạn bay lượn trên bầu trời, con bay con lượn, đùa giỡn thật vui vẻ, kêu lên những tiếng trầm bổng êm tai. Nàng chợt buồn bã đến độ thê lương. Mẫu thân gả vào Trương thị, sống không được lấy một ngày hạnh phúc. Nàng là tiểu thư phủ Quốc công, sống không bằng một kẻ hầu của phu nhân trong phủ, bị người ta khinh rẻ vô cùng. Đến vạn vật như loài nhạn còn sánh đôi, có đàn, vậy sao con người lại cứ phải phân biệt, cứ phải cô độc, cứ phải chia cắt?
Nước mắt tuôn rơi, nàng khẽ cất tiếng hát ai oán:
"Vấn thế gian tình thị hà vật
Trực giáo sinh tử tương hứa
Thiên nam địa bắc song phi khách
Lão sí kỷ hồi hàn thử
Hoan lạc thú
Ly biệt khổ
Tựu trung cánh hựu si nhi nữ
Quân ưng hữu ngữ
Diểu vạn lý tằng vân
Thiên sơn mộ tuyết
Chích ảnh hướng thùy khứ.
Hoành Phần lộ
Tịch mịch đương niên tiêu cổ
Hoang yên y cựu bình sở
"Chiêu hồn", "Sở ta", hà ta cập
"Sơn quỷ" ám đề phong vũ
Thiên dã đố
Vị tín dữ
Oanh nhi yến tử câu hoàng thổ
Thiên sầu vạn cổ
Vi lưu đãi tao nhân
Cuồng ca thống ẩm
Lai phỏng nhạn khâu xứ..."
[6] Bài Mô Ngư nhi – Nhạn khâu:
Dịch: Hỏi thế gian ái tình là chi?
Mà lứa đôi (đôi chim nhạn) hẹn thề sống chết
Dù trời nam hay đất bắc, đôi nhạn vẫn luôn sát cánh bên nhau,
Đã trải qua biết bao lúc cùng nhau ấm lạnh.
Niềm vui hoan lạc
Nỗi khổ lúc chia lìa,
Chung quy đều chỉ do si tình nhi nữ
Người sao không nói?
Nay đã khuất vào tầng mây vạn dặm
Từ nay ta sớm chiều qua ngàn non tuyết,
Chỉ còn mình ta chiếc bóng, hỏi còn cùng ai?
Trên dải sông Phần,
Tiếng nhạc trống, tiêu rộn rã năm xưa nay đã thành tịch mịch,
Rừng cây trải rộng, khói hoang xen lẫn.
Bài "Chiêu hồn" cất lên đâu còn kịp,
Khúc "Sơn quỷ" cũng ảm đạm trong mưa gió.
Trời cũng biết ghen tị,
Há vẫn còn chưa tin ư,
Đôi kẻ yến oanh rồi cũng trở thành nấm đất.
Ngàn mối sầu đành để lưu truyền tới vạn đời sau,
Để đối đãi những tao nhân mặc khách.
(Sẽ có người) hát trong điên cuồng, uống rượu trong đau khổ,
Tới tìm thăm lại nấm mộ chim nhạn này.
Những ngày còn bé, nàng hay nghe mẫu thân hát bài này. Mỗi lần hát, mẫu thân thường nhìn ra ngoài cửa sổ, ánh mắt người buồn man mác, tựa như là đang mong ngóng chờ trông. Lúc ấy nàng còn nhỏ lắm, lời bài "Nhạn khâu" cũng chẳng hiểu được mấy phần. Nàng chỉ biết mẫu thân nói rằng người giống như một cánh nhạn đơn côi, nhìn những hàng nhạn dài bay về cửa ải... [7]
[7] Lấy ý từ bài thơ Cô nhạn của Thôi Đồ. Kỷ hàng quy tái tận/Niệm nhĩ độc hà chi (Hàng hàng nhạn về biên ải/Sao nhạn kia lại chỉ có một mình?)
Hát xong bài ca, đột nhiên nhớ đến mẫu thân, người luôn ở bên nàng những ngày còn bé, nàng lại rơi nước mắt. Nàng lúc này cũng giống mẫu thân lúc ấy, giống một cánh nhạn cô độc, không đôi, chẳng đàn, không người bầu bạn, chẳng kẻ thương yêu, trân trọng.
"Lai phỏng nhạn khâu xứ. Còn nhỏ tuổi mà đã nghĩ đến lúc quy tiên, thật là bi ai. Muội muội, sao muội lại khóc?" Ngay bên cạnh nàng, xuất hiện một nam tử tuổi tác chắc cũng không hơn nàng bao nhiêu. Tuổi còn nhỏ nhưng gương mặt hắn chứa chất tâm tư và bi thương vô hạn. Hắn không mặc lễ phục, cũng không mặc trường bào, chỉ mặc một bộ thường phục đơn giản màu tím nhạt khiến Trích Nguyệt không đoán được ra thân phận của hắn.
Nàng lặng người không đáp, lại nghe hắn nói: "Hát bài Nhạn khâu, hẳn là muội muội đang buồn và cô đơn rồi. Bài Nhạn khâu là sự chia cắt lứa đôi, không phải muội muội đã có người thương trong lòng rồi chứ?"
Trích Nguyệt nhẹ giọng nói: "Không, muội buồn vì nhớ mẹ. Mẹ thường hát bài Nhạn khâu."
Giọng hắn trầm trầm: "Ta cũng buồn." Hắn cúi đầu, thở dài như thể muốn trút đi những nặng nề trong lòng. Trên khóe mắt hắn mơ hồ có rơm rớm lệ.
Trương Trích Nguyệt đoán, có lẽ nam tử này cũng đến yến thọ mà lại về giữa chừng. Bất giác Trích Nguyệt động lòng thương cảm trước một người nàng chưa gặp, chẳng biết. Chỉ vì nàng cảm thấy giữa nàng và người kia cơ hồ có gì thân thuộc. Hai người chẳng phải giống nhau, đều phải rời tiệc giữa chừng sao? Tần ngần nhìn nam tử kia một lát, Trích Nguyệt mới lấy được can đảm để hỏi hắn: "Ca ca, sao huynh cũng buồn?"
Hắn trầm mặc nhìn nàng ít lâu rồi ngồi xuống bên cạnh. Có lẽ nàng cũng như hắn, cũng đang có điều khổ tâm. Sâu trong mắt nàng, hắn nhìn ra những nỗi buồn man mác. Nàng mặc y phục dự yến, đầu cài một bông hoa thược dược màu hồng rất duyên dáng. Hắn ít nói chuyện với người lạ nhưng trước sự quan tâm này, nhiều năm về sau, hắn cũng không hiểu vì sao mình lại kể cho nàng nghe: "Mẫu phi của ta mới mất, ta rất buồn." Vừa dứt lời, hắn lại không kìm được mà khóc tỉ tê.
Mẫu phi của hắn, Tưởng thị, qua đời chưa lâu, cho nên đến yến tiệc, hắn chỉ mặc thường y chứ không mặc trường bào. Mẫu phi mất, vậy mà hắn lại phải làm gương mặt vui vẻ đến yến thọ của Thái hậu. Cha dạy hắn sống thẳng trực, nhưng cha cũng vẫn giả bộ cười trong yến thọ đấy thôi. Còn hắn, hắn buồn thì sẽ buồn, vui sẽ tự cười. Yến thọ này không điều khiển được cảm xúc của hắn.
Trích Nguyệt nghe hắn nói xong cũng cảm thấy động lòng. Tuy rằng bởi những lý do khác nhau nhưng hắn và nàng chung quy vẫn là buồn nên mới tìm đến nơi này. Hơn nữa, mẫu thân nàng cũng mất từ lúc nàng còn rất nhỏ; phụ thân không quan tâm đến nàng. Nàng thực ra cũng giống như hắn, cũng thiếu đi tình yêu thương của thân mẫu. Nàng nhẹ nhàng nói với hắn: "Huynh đừng khóc, nếu mẫu phi của huynh biết huynh khóc, bà ấy sẽ rất buồn."
Hắn lắc đầu thất vọng: "Không, mẫu phi ta sẽ không đau lòng đâu. Nếu người đau lòng, sao người lại để ta buồn vì người chứ?"
Hồi hắn còn nhỏ, mẫu phi nói sẽ ở cùng hắn cả đời. Hắn còn chưa qua tuổi mười lăm, mẫu phi đã bỏ hắn mà đi rồi. Trong lòng hắn bất giác thấy chua xót.
Trích Nguyệt biết rằng mình không thể khiến hắn hết buồn thương được, chỉ chua xót nói một câu rất nhẹ: "Mẫu phi huynh không đau lòng, muội đau lòng."
Nàng đồng cảm với hắn, hiểu được nỗi lòng lúc này của hắn, vì vậy hắn buồn, nàng cũng đau lòng.
Khi Chu Hậu Thông nghe câu nói này của Trích Nguyệt, hắn hơi thấy ngạc nhiên. Nữ tử trước mặt như thể đã quen hắn từ rất lâu rồi, nhưng thực ra mới là gặp lần đầu. Gặp nàng, hắn như thể gặp được một người tri kỷ. Nghe câu này của nàng, hắn tự dưng cũng vơi đi nỗi buồn, còn lấy tay áo lau nước mắt.
Trích Nguyệt nhìn hắn lau nước mắt, cảm thấy rất buồn cười. Nàng lấy tay áo ra chiếc khăn tay màu trắng ngà đưa cho hắn lau. Hắn nhận ý tốt của nàng, cầm khăn, lau nước mắt. Nàng chú ý từng động tác của hắn, gương mặt của hắn đến nhập thần. Chu Hậu Thông lau nước mắt; đột nhiên thấy mặt mình hơi rát như có thứ gì thêu nổi trên chiếc khăn cọ qua, Chu Hậu Thông mới chú ý tới hình thêu phức tạp trên chiếc khăn. Góc chiếc khăn thêu bông hoa thược dược hồng, bên cạnh còn thêu thêm chữ "Nguyệt".
Hắn khẽ cười một tiếng. Dường như cô gái này rất thích hoa thược dược, đầu cài hoa, hoa thêu lên khăn tay. Không hỏi, nhưng hắn cũng biết.
Nhìn chiếc khăn, hắn bất giác mỉm cười; không xin mà đã cất nó vào trong tay áo hắn.
Trích Nguyệt thấy tâm tình hắn vui vẻ, cũng không đòi lại chiếc khăn. Trong lòng nàng thầm nhủ, nam tử này thật xấu tính, còn giữ khăn tay của nàng. Trên khăn tay có thêu hoa thược dược. Tặng chi dĩ thược dược... [8]
[8] Trích Trân Vĩ 1 – Kinh Thi: Nam nữ tặng thược dược nhau để lưu giữ ân tình.
"Bài Nhạn khâu khi nãy muội hát thật là hay." Hắn khẽ tán dương.
Trích Nguyệt cũng chỉ cười. Ở trong phủ đệ, những lúc buồn chán, nàng cùng nha hoàn Phương Hà thường hát cho nhau nghe. Trong gia phủ rộng lớn như thế, nàng cũng chỉ có mình nha hoàn Phương Hà làm bạn. Nàng nói một cách thật mơ hồ: "Bài ca Nhạn khâu thật sự là một bi khúc cho sự chia lừa đôi lứa. Chim nhạn lìa đôi, thật đáng thương nhường nào... [8] Muội chưa phải người từng yêu, căn bản cũng không hiểu rõ những ý vị sâu sắc bên trong đó."
[9] Bài Nhạn khâu (Mồ chim nhạn) là bài ca về đôi nhạn – vốn là loài chim sống thành đôi, khi một con chết thì con còn lại cũng chết theo.
Khi còn nhỏ, có lần Chu Hậu Thông từng nghe mẫu phi hát bài Nhạn khâu này. Ca từ của bài này, khi đó còn nhỏ, hắn đương nhiên không thể hiểu hết nhưng hắn vẫn nghe thấy mùi vị của chia cắt, biệt ly. Khi nghe nữ tử này hát bài Nhạn khâu, hắn đã không ngờ, sau này hắn và nữ tử này cũng thế.
Lâu rồi, mẫu phi không hát lại cho hắn nghe bài Nhạn khâu, khi ấy nghe lại những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ bên mẫu phi lại ùa về trong tâm trí hắn. Bất giác, hắn nói với nàng: "Muội thật tốt. Có lẽ trên đời này, vẫn có muội tốt với ta nhất."
Trích Nguyệt cảm thấy trong lòng trở nên thoải mái hơn rất nhiều. Hóa ra trên đời vẫn có người cho rằng nàng là người tốt nhất của người đó. Phụ thân nàng, đích mẫu nàng, cô mẫu nàng, tất thảy mọi người trừ nam tử này, chỉ biết đến tỷ tỷ nàng - Trương Trích Hoa diễm lệ vô song mà quên đi mất sự tồn tại của nàng. Đối với nàng, ngoài người mẹ quá cố ra, chắc hắn cũng là người đối với nàng tốt nhất.
"Thực ra muội cũng giống huynh. Muội cũng không còn mẫu thân nữa. Muội còn là thứ nữ. Phụ thân muội, người thân của muội đều coi thường muội, không quan tâm đến muội." Trích Nguyệt nói khẽ. Đây là lần đầu tiên nàng nói ra những điều này, mà lại là nói với một người nàng không hề quen biết. Nàng kể cho hắn, bởi nàng cảm nhận được rõ ràng giữa hai người họ, quả thực có nhiều điểm tương đồng, đều cô đơn, đều có nội tâm sâu sắc.
Chu Hậu Thông vỗ vào vai nàng, nhẹ nhàng an ủi: "Muội yên tâm đi, sau này, hãy coi ta như người thân của muội."
Trích Nguyệt chợt rung động khi nam tử kia nói rằng: hãy coi hắn như người thân. Nàng không phải không có người thân, nhưng sao đến nay, khi nghe hai từ này, nàng mới thực sự cảm nhận được rõ cái gọi là "tình thân" ấy, trong lòng tự nhiên cảm thấy thật ấm áp. Người trước mắt đây cũng giống như tỷ tỷ Trích Hoa, mỗi năm chỉ gặp một hai lần nhưng người này mang đến cho nàng cảm giác như được yêu thương, bảo vệ chứ không xa cách như tỷ tỷ. Nàng suýt nhìn hắn đến ngẩn ngơ, cho đến khi hắn hỏi nàng: "Muội ở cung nào vậy? Sau này ta có thể đến gặp muội."
Nàng đột nhiên thấy buồn man mác. Thì ra hắn sống ở trong cung còn nàng thì sống trong phủ đệ. Người trước mặt nàng là một người rất tốt, trong lòng nàng thấy vậy vì chỉ có hắn cảm thấy nàng tốt, còn những người khác thì không. Nhưng rất có thể đây là lần duy nhất trong đời nàng gặp hắn. Lòng nàng trào dâng những lo sợ xa cách, chia ly. Bỗng nhiên nàng lại ghen tỵ với Hoa tỷ tỷ. Nếu nàng cũng như Hoa tỷ tỷ, cũng sống trong Nhân Thọ cung với cô mẫu, có phải nàng cũng thường xuyên được gặp hắn không? Nàng tiếc nuối đáp: "Muội không sống trong cung, hôm nay là yến thọ của Thái hậu, phụ thân đưa muội đến đây."
Hắn lại khẽ thở dài tiếc nuối: "Sau này ta hãy còn ở trong cung, chúng ta sẽ còn gặp lại nhau. Chẳng phải yến tiệc trong cung Thái hậu nương nương mỗi năm đều tổ chức sao? Khi đó chúng ta lại sẽ gặp nhau rồi."
Trích Nguyệt gật đầu, lại không ngại ngần gì mà tháo mảnh ngọc đeo trên thắt lưng ra đưa cho Chu Hậu Thông và nói nói: "Huynh cầm mảnh ngọc này đi. Nó vốn có một đôi, muội lúc nào cũng đeo bên người."
Đó là mảnh bạch tử ngọc tạc theo hình trăng khuyết, hai đầu có những vệt vân màu tím nên gọi là bạch tử ngọc. Dưới mảnh ngọc còn có dải tua được kết đẹp đẽ. Chu Hậu Thông đương nhiên hiểu rõ, nếu sau này hắn muốn tìm nàng thì chỉ cần tìm người có miếng ngọc giống như thế này thôi. Nhận lấy mảnh ngọc của nàng, hắn đột nhiên lại nở một nụ cười vui vẻ.
Trích Nguyệt cũng chẳng rõ vì sao nàng lại đưa mảnh ngọc đó cho hắn. Mẹ từng nói mảnh ngọc đó là để đính ước, trong phút chốc nàng lại nhỡ quên đi mất.
Vừa lúc ấy phụ thân nàng gọi tên nàng từ xa: "Nguyệt Nhi, mau về thôi."
Nàng càng thấy tiếc hơn. Yến thọ còn lâu mới kết thúc, có lẽ cha có việc bận, cho nên phải đưa nàng về trước. Nàng chỉ mỉm cười rồi cất bước. Chu Hậu Thông vội vàng hỏi nàng: "Muội tên là gì, huynh vẫn chưa được biết."
Cha đang chờ, nàng cũng chỉ có thể trả lời qua loa: "Trích Nguyệt! Còn huynh?"
[10] Chu Hậu Thông nghe nhầm "Trích Nguyệt" thành "Tích Nguyệt". "Tích Nguyệt" là trăng sáng, nên Chu Hậu Thông mới nghĩ đến tên "Thiên Quang" (ánh sáng trên bầu trời)
Nàng chỉ mỉm cười rồi bước đi nhanh hơn, thoáng cái nàng đã khuất đi sau bóng cây của Yến hoa viên rồi. Chu Hậu Thông vẫn nhẩm tên nàng: "Tích Nguyệt, Tích Nguyệt..."[11]
[11] Chu Hậu Thông nghe nhầm tên của Trích Nguyệt thành Tích Nguyệt.
Chu Hậu Thông lúc ấy không biết rằng, chỉ sự nhầm lẫn này của hắn mà kéo dài khoảng cách giữa hắn và nàng... Tìm lại nàng rất dễ, nhưng cũng khó vì lần đó hắn không nghe rõ tên nàng. Hắn càng không biết, lần gặp gỡ tình cờ giữa hắn và nàng năm đó khiến hắn không thể nào quên được nàng.
Trương Trích Nguyệt vội vàng chạy đến chỗ cha nàng. Cha nàng khẽ quở trách: "Làm ta tìm con mãi. Mau về thôi. Ở Bắc Cương có chuyện, cha phải đến đó gấp, cho nên phải rời tiệc giữa chừng." Cha lại khẽ giục: "Mau, ta đưa con về Trương phủ trước."
Trong lòng Trương Trích Nguyệt có không nỡ rời khỏi, vì nàng nghĩ biết đâu khi người kia trở lại bữa tiệc, nàng có thể gặp được hắn. Nàng không khỏi ngoái đầu lại nhìn nam tử đứng dưới gốc cây hồng hạnh kia, giơ tay chào từ biệt hắn. Tiếc là bây giờ nàng phải đi về rồi. Mãi lúc nữa, nàng mới quay đầu lại, sau đó miễn cưỡng theo cha đi về.
Sau khi từ biệt Trương Trích Nguyệt ở Yến hoa viên, tâm tình của Chu Hậu Thông cũng tốt lên nhiều. Trở lại yến thọ của Trương Thái hậu, Chu Hậu Thông ngồi bên cạnh phụ vương hắn - Hưng vương [12]. Hắn đảo mắt nhìn quanh để tìm cô gái tên "Tích Nguyệt" mà mình đã gặp lúc nãy nhưng vẫn không thấy nàng đâu. Lẽ nào nàng không dự yến tiệc này? Không, hắn tự phủ nhận ý nghĩ của mình: lúc hắn gặp nàng, nàng mặc y phục dự yến, sao có thể không đến đây được? Lại thở dài một tiếng, hắn nghĩ: có thể nàng đã trở về từ lúc đó rồi. Hắn chợt thở dài tiếc nuối, mân mê mảnh ngọc tố nguyệt trong tay áo. Lần đầu tiên lại có một nữ tử nói đau lòng vì hắn.
Tích Nguyệt, Tích Nguyệt!
Trái tim hắn thầm gọi tên người con gái mới lần đầu gặp.
Không ngờ một lần gặp lại chính là một lần ngăn cách xa xôi.
[12] Hưng vương: Chu Hữu Nguyên, cha của Chu Hậu Thông, chú của Hoàng đế Chính Đức.
-------------
* Ở chương 1, có một chi tiết không đúng với lịch sử thực tế là chi tiết Chu Hậu Thông mất mẫu phi. Thực ra, trong lịch sử, Tưởng Phi - thân mẫu Chu Hậu Thông mãi đến năm 1538 mới mất nhưng trong tiểu thuyết cải thành năm 1521. Phụ thân Hoàng đế Chu Hậu Thông là Hưng vương, mất năm 1519, nhưng trong tiểu thuyết cải thành 1521.