Nhiếp Tư Mặc ngồi ngay ngắn trên ghế. Trên bàn ăn đặt hai đã thức ăn, một phần canh và một bát cơm trắng kèm một đôi đũa.
Đồ ăn vô cùng thanh đạm nếu không muốn nói là có phần nghèo nàn hơn so với bữa ăn của các thế gia khác.
Trên chiếc đĩa to nhất là món đậu phụ hấp chan ít nước tương và rắc ít hành lá.
Ở đĩa bên cạnh là rau cải luộc ăn kèm với đậu phộng rang và mè.
Bát sứ nhỏ kia đựng canh đậu đỏ hầm với củ sen trắng.
Một bàn thức ăn bốc khói nghi ngút. Mùi hương thơm của đậu đỏ, của nước sốt chan đậu phảng phất trong phòng.
Bữa ăn thanh đạm như vậy đã quá đỗi quen thuộc với nàng. Không phải nàng không được ăn thịt, chỉ là từ lâu đã phải ăn những thực phẩm tốt cho quá trình dưỡng bệnh, thành ra cũng không muốn đụng đũa tới thịt nữa.
Phần ăn của nàng cũng không nhiều, bát cơm trắng khá vơi. Với một tiểu cô nương mười bốn mười lăm tuổi thì có lẽ là hơi ít.
Nhiếp Tư Mặc lấy thìa múc từng muỗng canh đậu đỏ, vừa thổi vừa ăn. Giữa thời tiết se lạnh được ngồi trong phòng ấm mà ăn chén canh nóng ngọt dịu này thì còn gì bằng.
Hết gần nửa chén thì nàng bắt đầu đụng đũa gắp miếng đậu phụ đầu tiên, đặt lên bắt ăn cùng với cơm.
Từng động tác của nàng vô cùng nhẹ nhàng mà lại thanh thoát, toát lên khi chất của bậc 'trâm anh thế phiệt'.
Một lúc sau đồ bát cơm trắng cũng đã hết, thức ăn trên đĩa cũng chỉ còn sót lại vun nhỏ. Nhiếp Tư Mặc tuy là tiểu thư nhưng nàng cũng khá tiết kiệm, trừ phi quá no mà vẫn còn đồ ăn thì nàng cũng không muốn bỏ lại quá nhiều.
"Tiểu thư, đến giờ uống thuốc rồi". Là Uyển Nhi với câu nói quen thuộc đẩy cửa đi vào.
Đặt lên bàn vẫn là chén thuốc quen thuộc đó, có điều mùi đắng ngắt đã rõ hơn rất nhiều.
Uyển Nhi còn đặt lên một đĩa mứt quả để dịu lại vị thuốc.
Nhiếp Tư Mặc bưng chén thuốc lên, chầm chậm uống từng ngụm một. Thuốc lần này quả nhiên khó uống hơn, có chẽ là do mấy thứ thuốc mới kia. Cơ mà cũng không thể đả động đến nàng được.
Quanh năm bầu bạn với thuốc đắng, người ngoài nhìn vào sẽ cảm thấy thật khổ sở, ngửi thôi cũng đáng sợ rồi chứ đừng nói là ngày nào bữa nào cũng phải uống.
Nhưng từ lâu Nhiếp Tư Mặc lại cảm thất việc uống thuốc như thưởng trà vậy. Sẽ chẳng thế đắng mãi, nhưng sẽ đắng một lúc, hiểu được cách tìm niềm vui trong khổ đau, đắng trước rồi ngọt bùi sau. Phải chăng cũng vì vậy mà uống thuốc với nàng cũng chỉ đơn thuần là một thú vui.
"Uyển Nhi, ta muốn đi dạo thành một chút, dù sao cũng chưa đến giờ giới nghiêm".
Thị nữ có chút bối rồi đáp: "Nhưng...bệnh của người...không nên để nhiễm lạnh đâu".
Nhiếp Tư Mặc thở dài cười nói: "Tần đại phu cũng nói rồi, dưỡng bệnh vẫn quan trọng nhất là tinh thần thư thái. Ta cứ ở trong phòng thế này cảm thấy bí bức vô cùng, sao có thể thoải mái được".
Uyển Nhi chỉ có thể chấp thuận, nàng ta lấy ra một chiếc áo khoác có cổ là lông chồn trắng muốt mền mại. Chất vải dày màu đỏ thẫm. Chiếc áo khoác lên vai gần như bao chọn cả cơ thể Nhiếp Tư Mặc.
...
Phố xá kinh thành trong tiết trời cuối thu lại như mang một hơi thở mới. Khắc nơi đều treo những chiếc lồng đền với đủ kích thước, màu sắc rực rỡ soi sáng mọi các phố phường ngõ ngách.
Các hoạt động vui chơi về đêm lại càng náo động hơn. Trong các quán rượu lớn nhỏ người người ca hát trò chuyện, nâng chén say xưa. Một vài cô gái Thổ Hoả La tóc vàng mắt xanh yểu điệu quyến rũ đi lại bê rượu.
Trên đài cao là các Hồ cơ xinh đẹp vận y phục mỏng, tóc xoan uốn lượn. Người đàn người nhảy.
Nhạc khúc lúc nhanh lúc chậm, dáng múa của Hồ cơ cũng lúc nhanh lúc chậm. Khi nhanh thì thanh thoát yểu chuyển, khi thì mạnh mẽ dứt khoát. Có nhu có cương.
Bên ngoài các sạp hàng bánh kẹo đều có đủ, tiếng mời chào khách nỉ non không ngớt. Những xiên kẹo hồ lô đỏ chót hay kẹo đường óng ánh đều vô cùng hấp dẫn. Khói bốc nghi ngút toả ra từ các sạp bánh Hồ mang theo mùi thơm nồng.
Trên một góc phố vắng lặng hơn là hai thân ảnh quen thuộc một cao một thấp. Nữ nhân cao gầy mặc y phục màu xanh lá mạ, tay cầm một chiếc lồng đèn rọi đường. Người kia một thân vận y phục đỏ thẫm, nàng bược đi bình thản ngắm nhìn cảnh vật xung quanh.
Uyển Nhi ấy vậy mà lại quá hiểu tiểu chủ tử. Nàng nói muốn đi dạo kinh thành nhưng thực chất là muốn ngóng đợi nhị ca trở về.
Bằng giờ này năm ngoái và cả năm trước nữa hắn đã về đến nhà được nửa tháng rồi, và còn mang theo rất nhiều món bảo bối hay ho cho nàng, kể cho nàng nghe đủ thứ chuyện mà hắn chứng kiến trong chuyến đi.
Vậy mà năm nay lại chậm trễ như vậy, nàng không khỏi lo lắng thấp thỏm trong lòng.
Bỗng Nhiếp Tư Mặc chỉ tay về phía gác chuông cao sừng sững chót vót ở giữa kinh thành, nàng hí hửng nói:
"Chúng ta lên đó đi!".
Uyển Nhi sững người, chỗ đó cao như vậy, vả lại không phải ai muốn lên là lên được đâu.
Gác chuông này là nơi cao nhất kinh thành, cũng là nơi để truyền đi tín hiệu thông báo việc khẩn cấp hay thông tin quan trọng. Hơn nữa chỉ có người được chỉ định mới được phép bước lên. Bao nhiêu kẻ tò mò đều bị bắt xuống chửi một tràng, thậm chí là còn bị đánh. Ấy vậy mà tam tiểu thư nhà danh giá lại muốn lách luật ư?
"Ngây ra đó làm gì, đi nào!".
Vừa nói nàng vừa kéo Uyển Nhi chạy ra đó. Hì hục một lúc lâu cuối cùng cũng lên được.
Gác chuông này cao phải đến mười tầng, chưa nói đến việc Nhiếp Tư Mặc không đi lên bình thường, mà là chạy một mạch lên đây. Thật là mệt đến mức mở không ra hơi.
Lúc thế này mà nói nàng là tiểu cô nương bệnh tật thì ai tin chứ?
"Uyển Nhi, ngươi xem!". Vừa nói nàng chỉ ta lên mặt trăng.
Vầng trăng tròn đầy đặn nằm lẻ loi cô độc giữa bầu trời đêm không một áng mây. Ánh trăng trong trẻo mà mềm mại soi sáng khắp kinh thành rộng lớn.
Ở trên cao thế mặt trăng lại càng gần hơn, to lớn hơn. Nhiếp Tư Mặc vươn tay ra, như muốn nắm lấy vầng trăng sáng trọn trong lòng bàn tay nhỏ bé.
Nàng hơi nghiêng đầu, trên môi đã nở nụ cười dịu dàng đằm thắm từ bao giờ:
"Ta thật tò mò không biết vầng trăng ở chỗ nhị ca bây giờ ra sao, liệu huynh ấy có đang cùng đang ngước lên trời cùng ngắm một vầng trăng với ta không, và liệu nó có diễm lệ như ở Vĩnh Yên không?".
Uyển Nhi quay mặt nhìn Nhiếp Tư Mặc, ánh trăng sáng trong trẻo không một vấn đục rọi chiếu lên dung mạo của tiểu chủ tử lại càng hiện rõ vẻ trầm mặc nhiều tâm sự của nàng.
Uyển Nhi khẽ cười đáp: "Nhị công tử có lẽ cũng đang thưởng nguyệt giống chúng ta".
Nhiếp Tư Mặc nhìn Uyển Nhi, nàng nghi hoặc hỏi: "Ngươi đã từng được ngắm nhìn ánh trăng ở Tây Vực chưa?".
Uyển Nhi lắc đầu.
Nàng cười nhạt nói: "Nhị ca từng kể với ta vầng trăng ở Tây Bắc rất đẹp, nơi đó đất trộng người thưa. Đêm đến ngước đầu lên nhìn là có thể bao trọn cả dải ngân hà trong tầm mắt. Mặt trăng lại gần gũi mà dõi theo ta suốt dọc đường, như người tri kỷ. Nghe thú vị lắm đúng không".
"Đã đến giờ giới nghiêm!".
Từ xa xa là kiếng gõ kẻng cùng tiếng thông báo đã đến giờ ai về nhà nấy. Uyển Nhi thấy vậy khẽ kéo tay tiểu chủ tử nói:
"Tiểu thư, chúng ta về thôi".
"Được".
...
Nắng sớm chiếu qua khe cửa, gió lạnh khẽ lùa vào qua từ ngóc ngách. Nhiếp Tư Mặc ngồi cạnh bàn lật giở từng trang sách.
Mi mắt đen nhánh hơi rũ xuống mang dáng vẻ trầm tư, tay trống cằm, đầu nàng hơi nghiêng. Lại qua một đêm nàng mất ngủ. Đã một tuần Nhiếp Tư Mặc không thể yên giấc rồi, trong lòng nàng giờ đây thấp thỏm không yên về chuyện của nhị ca.
Đĩa bánh đĩa bánh Củ Mài trắng ngà vẫn còn nguyên vẹn sáu chiếc từ lúc mới đem lên đến giờ. Thực tình mà nói lúc này nàng chẳng có tâm trạng ăn uống.
Cửa phòng bật mở, là Uyển Nhi.
Bước đi vô cùng hối hả, như có chuyên rất gấp. Trên tay nàng ta còn cầm một chiếc ống gỗ chừng tấc. Giọng nói có chút rạng rỡ:
"Tiểu thư! Là thư của nhị công tử!".
Nhiếp Tư Mặc đặt quyển sách xuống bàn, đứng phắt dậy hỏi:
"Thật sao!?".
"Dạ, sáng nay nô tì ra tiền viện quét sân thì thấy có người đưa đến, nói là của nhị cô tử gửi cho người".
Nghe được tin này, mọi mệt mỏi đều như biến mất, thay vào đó là nụ cười rạng rỡ đi tới đón lấy ống gỗ.
Nàng nhanh chóng mở nắp lấy tờ giấy bên trong ra.
Đúng là nét chữ của nhị ca rồi!
Nàng cầm tờ giấy trên tay, ý cười trong mắt hiện rõ hơn, khoé môi xinh đẹp cũng nhếc cao.
Nội dung bức thư không ngắn không dài:
"Mặc Nhi của ta vẫn khoẻ chứ? Gửi lời hỏi thăm của ta đến mẫu thân, phụ thân và đại ca nhé. Ta xin lỗi vì không thể gửi thư thường xuyên về được. Tây Vực vốn xa xôi hiểm trở, lại không tìm được người gửi đồ về Trung Nguyên. Phải hai tháng sau ta mới gặp một đội buôn về kinh thành, sẵn tiện nhờ họ gửi thư cho muội. Thư này gửi đi từ rằm tháng năm, hi vọng nó sẽ đến tay muội sớm nhất có thể. Ta sẽ cố gắng trở về trước sinh thân của mẫu thân".
Uyển Nhi mừng thầm hỏi: "Tiểu thư, nhị công tử sắp về rồi sao?"
Nhiếp Tư Mặc giữ chặt lá thư trước ngực, nàng khẽ cúi đầu, gò mà hơi ửng hồng, trên môi mỏng là nụ cười dịu dàng tựa gió xuân: "Huynh ấy sẽ sớm về thôi".
Chỉ một bức thư của nhị ca đi xa gửi về cũng đã phần nào khiến nàng phấn chấn hơn. Suốt mấy tháng qua đây là lần hiếm hoi nàng có thể yên lòng như vậy.
Nàng quay sang Uyển Nhi giọng vui mừng nói: "Đến trang viên của mẫu thân, ta muốn báo tin cho người".
Thị nữ cũng như được vui lây, nàng lấy áo lông khoác cho chủ tử rồi dìu nàng ra khỏi phòng.