Lúc ấy, Uông Trường Xích đang làm thợ dã bê tông tại công trường xây dựng hội trường huyện, lương mỗi tháng được ba trăm đồng bao gồm cả ăn ở. Bữa sáng ăn bánh bao, bữa trưa có cơm và rau xào, bữa tối cũng thế nhưng trong rau xào có điểm thêm một vài miếng thịt. Bữa cơm không có thịt, mọi người ăn uống rất điềm đạm, nhưng đến bữa có thịt thì kiểu ăn của ai cũng như rồng cuốn. Uông Trường Xích lúc nào cũng gắp thịt chôn xuống dưới đáy chén, trước tiên là ăn cơm với rau, sau đó mới ăn mấy miếng thịt đắp lên trên bao tử. Kiểu ăn này gọi là “trước đắng sau ngọt”, có thể làm cho mùi vị của thịt lưu lại trong miệng khá lâu. Nhưng kiểu ăn này nhất thiết phải đề cao cảnh giác đến cao độ, nếu không thì miếng thịt trong đáy bát rất có thể sẽ bị những thợ xây bạn ngồi bên bất ngờ vươn đũa gắp mất. Khi chôn thịt xuống đáy chén, Uông Trường Xích có cảm giác khoan khoái là được cất giấu một các gì đó. Những miếng cuối cùng của bữa cơm được nhai mấy miếng thịt, cậu có cảm giác giống như mình đang tập trung tài sản để làm một chuyện đại sự nào đó. Khi né tránh những đôi đũa của các công nhân, cậu lại có cái lạc thú được trêu ghẹo người khác. Nếu không có ai chú ý đến miếng thịt, Uông Trường Xích cảm thấy có một chút gì đó thiêu thiếu, thậm chí là thất vọng, thậm chí là chẳng còn cớ gì để mà vênh cái miệng có dính chút mỡ của mình lên. Do vậy, thi thoảng cậu cố ý gõ thật kêu vào bát cơm của mình, cố ý phát ra những tiếng chóp chép thật to khi nhai miếng thịt để lôi kéo các công nhân khác đến cướp thịt. Ban đêm, Uông Trường Xích ngủ trong lán, giường hai tầng được ghép liên tục với nhau từ những miếng ván mới, mùi gỗ tùng vương vấn khắp nơi. Mỗi lán chứa bốn mươi công nhân, Uông Trường Xích ngủ ở giường số 17 của lán số 2. Khuya, khi không gian đã yên tĩnh, lỡ có ai đó trở mình làm giường chao động. Cho nên, chỉ cần một người trở mình là tất cả đều thức giấc, đều trở mình, một dàn âm thanh hỗn tạp kẽo cà kẽo kẹt vang lên rất lâu, làm cho những công nhân đã sớm có vợ ở quê bỗng nhiên nhớ nhà nhớ vợ, suốt đêm không chợp mắt. Nhưng cũng có một số ít người, trong đó có Uông Trường Xích, cho dù mọi người có trăn qua trở lại như thế nào thì họ vẫn cứ ngủ vùi như một khối bê tông.
Công việc chính của Uông Trường Xích là chuyển bê tông, tức là đẩy xe vữa vào đến chiếc thang máy. Người cùng đẩy xe với cậu là Lưu Kiến Bình, hai nguời thay phiên nhau, lúc thì kéo, lúc thì đẩy, cho đến khi thang máy đã đủ bốn xe, họ đóng cửa, ấn công tắc. Thang máy kẽo kẹt, lách cách, gầm gừ chạy lên, bê tông xao động. Đến tầng hai, thang máy lại gầm gừ, lách cách, kẽo kẹt dừng lại, một ít vữa văng tóe ra rơi lách cách xuống giàn thang. Mỗi lần thang máy lên hoặc xuống là mỗi lần Uông Trường Xích vểnh tai lên nghe ngóng, bởi tiếng kẽo kẹt lách cách của nó khiến cậu nhớ đến chiếc ghế lăn tự chế bằng gỗ của bố mình.
Công việc này là do Uông Trường Xích tự tìm ra. Ban đầu, rời khỏi bến xe, cậu đi hết công trình này đến công trình khác, mục tiêu là tìm một công việc cao sang một tí. Phàm những chỗ nào có công việc cao sang là cậu tìm đến. Sau đó phàm là chỗ nào có công việc tay chân, cậu đều đến hỏi thăm. Sau đó nghe nói có công việc ở các vườn ươm giống, cậu liền đến tất cả các vườn ươm, rồi cậu ngửi thấy mùi xi măng. Một phố huyện nhỏ bé, mười mấy công trường bụi khói mù mịt, cậu đều ghé qua, duy chỉ có chỗ này, lão thầu mới đồng ý tiếp nhận cậu. Lão thầu này họ Hà, tên Quý, cái đầu nhỏ thó, quần áo bạc thếch, nói năng lúc nào cũng lí nhí, mới gặp còn đưa cho Uông Trường Xích một điếu thuốc lá. Ngay trong ngày ấy, Uông Trường Xích đã mang hành lý từ cái hốc dưới gầm cầu về đây. Cậu chỉ nghĩ là cần phải cắn răng cắn lợi còng lưng bán sức khoảng bốn năm tháng cũng đã đủ số tiền trả nợ cho gia đình.
Cuối tháng thứ nhất, khi đã đến thời điểm lĩnh lương nhưng mọi người vẫn không được lĩnh, bèn kéo nhau đến tìm Hà Quý đòi lương. Hà Quý cười nhạt, thông báo là ba tháng mới nhận tiền lương một lần, mọi người không nên vì thế mà lo lắng. Có người hoài nghi, yêu cầu phải trả lương ngay lập tức. Hà Quý rút từ trong túi ra một xấp tiền, đập đen đét vào lòng bàn tay, nói:
- Ai thích nhận lương thì cứ nhận, nhưng nhận xong thì rời khỏi đây ngay lập tức.
-
Có mấy người nhận lương ngay trước mắt Uông Trường Xích, nhận xong là xách hành lý đi thẳng, không thèm ngoảnh đầu nhìn lại, ngay cả bộ quần áo lao động dày đặc vết xi măng cũng chẳng thay ra, nhìn từ xa trông họ chẳng khác nào đang mặc vải hoa. Phần lớn công nhân đều đứng im bất động, chẳng hiểu dụng ý của Hà Quý ra làm sao.
- Đây mới gọi là quản lý. Điều này có nghĩa là, chúng tôi đã thu nhận và bồi dưỡng một công nhân, chí ít anh ta phải phục vụ cho công ty ba tháng, nếu không làm như thế thì công nhân sẽ thay đổi chóng mặt như đèn kéo quân, ảnh hưởng trầm trọng đến tiến độ công trình.
-
Mọi người đứng lặng rất lâu, người nghĩ đã thông hay nghĩ chưa thông đều lẳng lặng giải tán, ra thẳng công trường. Lưu Kiến Bình vừa đẩy xe vừa lải nhải rằng, lão họ Hà không chừng chỉ là một thằng lừa đảo. Uông Trường Xích nói, một công trường lớn như thế này, có lẽ không đến nỗi đâu. Cậu còn nghĩ rằng, ba tháng phát lương một lần chưa hẳn là việc không tốt, như thế có thể khiến tự hạn chế chi tiêu, cũng chằng khác nào gửi tiền vào ngân hàng, điều duy nhất không sướng bụng là không sinh lời mà thôi.
Ba tháng sau, Hà Quý bốc hơi giữa chốn nhân gian. Công nhân phá tung phòng làm việc của hắn, người bê máy tính, kẻ lấy ti vi; người nhặt ấm đun nước bằng điện, kẻ khiêng bàn ghế, khiêng giường, khiêng tủ… Nhưng phần nhiều công nhân chẳng lấy được cái gì, số thì tụ tập ngoài công trường chửi cha mắng mẹ, thậm chí còn nện búa gõ bay vào mấy cỗ máy để phát tiết sự phẫn nộ; có người thì bình tĩnh hơn, đánh cờ đánh bài để tạm thời quên đi nỗi khốn quẫn trước mắt. Có người ngồi trên những bức tường xây dở, mắt đăm đăm nhìn ra cổng công trường như chờ đợi một điều kỳ diệu nào đó xuất hiện. Uông Trường Xích nằm trên giường cố dỗ giấc ngủ nhằm khôi phục sức khỏe sau hơn chín mươi ngày cật lực. Mùi gỗ tùng đã nhạt, âm thanh lao xao của đồ đạc, của tiếng chửi bới lúc gần lúc xa. Trong giấc ngủ chập chờn, hình bóng Hà Quý ẩn ẩn hiện hiện trong đầu óc cậu. Miệng lưỡi của hắn sao mà lưu loát; hàm răng sáng bóng, chỉnh tề; trong túi lúc nào cũng có một gói thuốc lá thơm cao cấp và một chiếc bật lửa Mỹ vô cùng sành điệu, gặp ai cũng sẵn sàng mời một điếu, khi người được mời đang loay hoay tìm lửa thì chiếc bật lửa trong tay hắn đã lóe sáng. Động tác mời thuốc, bật lửa của Hà Quý sao mà thành thục, thoạt trông cứ tưởng hắn là kẻ hút thuốc lâu ngày, nhưng kỳ thực là hắn không bao giờ hút thuốc, ít ra là Uông Trường Xích chưa bao giờ trông thấy hắn hút. Một chủ thầu lịch sự, lịnh lãm như vậy, tại sao nói biến mất là thực sự biến mất?
Nghĩ ngợi rồi ngủ, ngủ rồi nghĩ ngợi cho đến khi đói đến độ da bụng cụng da lưng, Uông Trường Xích mới bò dậy. Cậu rời khỏi lán mới nhận ra là mình đã ngủ đến một ngày rưỡi. Trên bầu trời nhá nhem tối, phía tây vẫn còn lóe lên một đốm ánh sáng vàng vọt, công trường đã yên tĩnh trở lại, một số công nhân đã rời bỏ nơi này. Một số người vẫn còn ngồi trên những bức tường xây dở, người thì hút thuốc, kẻ thì nhìn đâu đâu, kẻ thì thừ người đến ngây dại. Uông Trường Xích mở vòi nước tự động uống một bụng đầy, bụng cậu réo lên òng ọc. Ngồi xuống bên cạnh Lưu Kiến Bình, Uông Trường Xích thì thầm:
- Anh ăn chưa?
-
- Ăn rồi.
-
- Có thể cho tôi mượn mấy đồng không?
-
Lưu Kiến Bình đứng dậy, đi ra xa khoảng hai mươi mét rồi ngồi xuống. Uông Trường Xích nhìn trái nhìn phải nhìn chung quanh, tất cả công nhân đều tuần tự đứng dậy, phủi mông rồi, hoặc chui vào lán, hoặc đi xa cậu thêm một tí, người gần nhất cũng dễ đến năm mét. Ai cũng tránh Uông Trường Xích, làm như cậu là một đống cứt không bằng. Đến lúc này, Uông Trường Xích mới vỡ ra một điều: Giữa bạn bè, đồng nghiệp với nhau có thể nói bất cứ điều gì, chỉ duy nhất một câu “mượn tiền” là không thể nói. Uông Trường Xích cúi đầu nhìn những cọng cỏ non vừa mới nhú lên từ những kẽ hở trên nền bê tông, nhìn những đàn kiến. Cậu bắt một con kiến đặt lên mu bàn tay để cho nó chạy đi chạy lại trên ấy rồi chạy theo cánh tay. Khi con kiến sắp chạy đến vai, cậu lại bắt nó đặt xuống mu bàn tay. Con kiến cật lực chạy, cho rằng có thể tìm được đường thoát thân mà không hề biết đường rằng, tất cả các con đường thoát thân của nó đều đã bị chặn đứng. Trong lúc hành hạ con kiến, Uông Trường Xích tạm thời quên đi cái đói. Trời đã tối hẳn, điện trên công trường bị cúp hoàn toàn, con kiến trên cánh tay Uông Trường Xích bị bóng đêm bao phủ, tuy không nhìn thấy nó nhưng cậu lại cảm thấy nó. Bụng cậu lại sôi lên òng ọc, vị chua loét của dạ dày xộc lên cuống họng. Cậu nhắm vị trí con kiến trên cánh tay đập mạnh, cảm thấy lòng bàn tay ươn ướt. Cậu chùi chỗ ướt lên quần, phủi tay, đứng dậy đi khỏi công trường.
14.
Mặc dù nghi ngờ là Hoàng Quỳ đã bị bắt nhưng Uông Trường Xích vẫn mang tâm lý thăm dò đi đến phố Tiêu Hà. Bảng hiệu công ty Hoàn Cầu không những vẫn còn mà so với ngày trước, nó còn sáng choang, sáng hơn rất nhiều. Không gian trước cửa hàng rộng rãi và thoáng đãng, ánh đèn điện tử trong cửa hàng chiếu qua con đường và rơi xuống tận mặt nước sông. Cửa hàng này không còn bán đồ tạp hóa nữa mà toàn bộ diện tích đã được sử dụng để làm công ty. Hoàng Quỳ và hai người nữa đang ngồi trong công ty uống bia. Trong chiếc khay trên bàn có ba bốn đĩa thức ăn, mùi đùi lợn, mùi chân vịt tỏa ra nhức mũi. Uông Trường Xích bị kích động như gặp lại người thân cách trở lâu ngày, kêu lớn:
- Hoàng Quỳ!
-
Cả ba đồng loạt quay đầu lại, ba gương mặt đều thể hiện vẻ kinh ngạc, trong đó vẻ kinh ngạc trên mặt Hoàng Quỳ là rõ nhất, ngừng nhai cau mày. Rồi đột nhiên, miệng gã bắt đầu chuyển động:
- Không phải là cậu đã thi đỗ đại học rồi à? Không phải là cậu muốn lăn lộn cùng với tớ sao? Không phải bố mẹ cậu cho rằng tớ là kẻ xấu xa hay sao? Cả nhà cậu khi rời khỏi chỗ này tay cứ vung lên trên trời, làm như cậu đã là người đỗ đầu của huyện này, chân thì như đã thoát khỏi nơi bùn lầy nước đọng mà không hề bị nhiễm tí bẩn nào, khí thế thật hiên ngang hùng dũng. Cái khí thế ấy trong mắt tớ có thể hình dung là cho dù đầu của mọi người có đụng vào tường cũng chẳng thèm ngoái đầu nhìn lại.
-
- Nếu trời đất có mắt thì đã thấy tớ lén quay đầu lại nhìn cậu mấy lần. – Uông Trường Xích lí nhí. – Vì tớ cảm thấy có lỗi với cậu.
-
- Tớ là một thằng nhớ dai. – Hoàng Quỳ nói – Cái điệu bộ ngẩng đầu ưỡn ngực như thể quyết tâm cải tà quy chánh của cậu lúc ấy in vào trong đầu óc tớ sâu lắm, sâu ghê gớm.
-
Vừa nói, gã vừa chỉ ngón tay vào ngay huyệt thái dương của mình. Uông Trường Xích nuốt một búng nước bọt, nói:
- Tớ tự nguyện đi cùng cậu để chém ngón tay!
-
- Muộn rồi! Tự tay tớ đã chém rồi!
-
- Tớ có thể giúp cậu làm việc gì khác không?
-
- Cậu không có gan, không làm được việc gì đâu.
-
- Lớn gan to mật không phải là trời sinh mà có, là do bức bách thôi.
-
- Nói quá hay! Nếu có gan thì cậu cởi quần ra coi!
-
Uông Trường Xích cởi quần thật. Gió lạnh thổi rát cái mông và đôi chân trần của cậu. Ánh mắt của ba người như những chiếc đèn pin cùng chiếu vào một chỗ. Cả thân dưới của Uông Trường Xích gần như đen xỉn, chỉ có khoảng da thịt được chiếc quần lót bao bọc mới có tí màu trắng nhờ nhờ. Cái ấy của cậu gần như thụt sâu vào trong da thịt, hình như nó cũng cảm thấy xấu hổ trước những ánh mắt của những người lạ. Bỗng nhiên Hoàng Quỳ nhớ lại những ngày hai đứa trần trùng trục bơi trên sông Tiểu Hà khi còn học trung học. Ngày ấy, da thịt Uông Trường Xích trắng lắm, hồng hào lắm, chẳng khác gã là mấy, nếu không mặc quần áo thì khó lòng biết được đứa nào là nông dân, đứa nào là người thành phố. Nhưng ngay lúc này, da thịt của cả hai khác biệt một trời một vực chẳng khác nào thành thị với nông thôn, cho dù không mặc quần áo thì vẫn dễ dàng nhận ra cuộc sống của cả hai có khoảng cách lớn đến thế nào. Lòng Hoàng Quỳ đột nhiên có một chút dao động, nói:
- Lại đây đi!
-
Uông Trường Xích vẫn cởi truồng đi đến trước mặt Hoàng Quỳ. Gã bỗng nhiên nổi cáu, hét:
- Mặc quần vào đi!
-
Sau một bữa ăn thật no, Uông Trường Xích đã dần dần lấy lại sự tự tin. Chân cậu không run nữa, mồ hôi cũng không túa ra nữa, ngồi một đống dưới đất, im lặng. Lúc ấy cậu mới nhận ra rằng, Hoàng Quỳ và hai người lạ kia trước sau vẫn chú mục quan sát cậu từ khi bắt đầu ăn cho đến bây giờ. Lấy tay chùi mép, Uông Trường Xích nói:
- Xin lỗi, quả thật là tôi quá đói.
-
- Có dám ngồi tù không? – Tiếng Hoàng Quỳ.
-
- Chỉ cần không phải giết người, còn lại tất cả công việc đều có thể suy nghĩ.
-
- Có một người đánh một người khác bị thương, mới vào trại tạm giam ngày hôm qua, phải ngồi trong ấy mười lăm ngày. Ngày mai cậu đến đổi chỗ cho hắn, mỗi ngày trả cho cậu một trăm đồng, mười bốn ngày vị chi là một nghìn bốn trăm đồng.
-
- Hắn đã vào trại thì làm sao đổi được?
-
- Không cần cậu phải lo chuyện đó, cậu chỉ cần quan tâm là, khi người ta gọi “Lâm Gia Bách” thì cậu trả lời một tiếng thật to “có” là OK rồi.
-
- Lâm Gia Bách là ai?
-
- Không quan trọng, quan trọng là cậu có thể kiếm được tiền.
-
Về đến lán, Uông Trường Xích leo lên giường ngủ thật sớm, có điều cậu không ngủ được, trăn qua trở lại. Khi thức ăn đang trong quá trình tiêu hóa, Uông Trường Xích không còn cảm thấy đói nữa. Không có cảm giác đói thì cảm giác quẫn bách cũng biến mất. Cậu phát hiện ra rằng, hai trạng thái đói và no có thể biến một con người thành hai con người khác nhau. Khi đói, tất cả mọi chuyện đều dám làm, không còn chuyện xấu hổ nữa, ngay cả cái ấy chường ra ngoài cho người ta bình phẩm, anh cũng không quan tâm. Nhưng khi no, anh sẽ giống như một người thuộc giai cấp tiểu tư sản, nhìn trước ngó sau. Huống hồ, người như tôi thì là cái thá gì? Cởi quần, đánh rắm thối! Phạm nhân? Kẻ xấu? Uông Trường Xích? Lâm Gia Bách? Càng nghĩ càng hối hận, càng nghĩ càng miệt thị chính mình, tâm trạng chán chường đã dâng lên cực điểm, Uông Trường Xích nghĩ mình chẳng qua cũng giống như con kiến bị bức tử trên cánh tay ban chiều, chỗ nào cũng có đường chạy nhưng tất cả đều đã bị chặn lại, không thể chạy qua.
Suy nghĩ, suy nghĩ và suy nghĩ…cho đến khi trời sáng. Uông Trường Xích cắp túi hành lý hướng về phía quê nhà chạy thục mạng. Cậu thấy hồ chứa nước, rừng trà, cây phong đại thụ và cả xóm làng, thấy ngôi nhà của mình đang đóng kín cửa. Cậu gõ cửa, hai cánh cửa mở tung ra, Hoàng Quỳ đang đứng giữa nhà. Đôi mắt Hoàng Quỳ nheo nheo như trêu trọc, nói:
- Sớm thế! Mới có sáu giờ.
-
Uông Trường Xích hoảng kinh, cứ tưởng mình đang bị mộng du. Trong đầu thì muốn về nhà nhưng đôi chân lại đưa đẩy đến nơi này.
Hoàng Quỳ mời cậu ăn điểm tâm. Nói là điểm tâm nhưng thức ăn để đầy mặt bàn. Uông Trường Xích nói:
- Cậu gọi thức ăn càng nhiều thì tớ càng nuốt không trôi.
-
- Tiếc tiền phải không?
-
- Giống như tử tù, trước khi ra pháp trường bắn bỏ thì được ăn một bữa no.
-
- Cậu quá bi quan thôi. Trong đó có cái ăn, có chỗ ngủ, lại an toàn, cũng giống như đi nghỉ mát thôi.
-
- Từ đêm qua đến giờ, trong đầu óc tớ toàn là gỗ đá, nếu không vì giữ chữ tín với cậu, tớ đã thoa cầu nhớt dưới gót chân mình rồi.
-
- Đừng quá lo lắng như thế. Ở trong đó có thể giáo dục được con người, rèn luyện được con người, có thể kiểm tra, đánh giá con người. Nó có thể là một cái lò nung, nhưng cũng có thể là một trường học.
-
Uông Trường Xích nghĩ, đó chính là trường học cho những kẻ cùng đường, nhưng cậu không nói ra. Cậu thử ăn vài miếng nhưng cứ nghẹn ở cổ, nuốt không trôi. Lấy ra một trang giấy, nói:
- Đây là địa chỉ nhà tớ. Cậu đem một nghìn đồng gửi cho bố tớ, con lại bốn trăm cậu cứ giữ cho tớ. Trên biên lai gửi tiền cậu đừng ghi tên mình, tránh việc bố tớ sẽ quay lại đây tìm cậu…Nhỡ mà tớ có xảy ra chuyện gì…cậu cố gắng thay mặt tớ quan tâm đến bố mẹ tớ, cho họ miếng cơm, tấm áo, lúc chết cũng được cỗ quan tài…
-
- Nhiều việc đến thế ư? Cậu nói như đang gặp phải chuyện sinh ly tử biệt vậy. Nếu quả thật là cậu có chuyện bất trắc, tớ sẽ đem bố mẹ cậu lên huyện, chăm sóc họ như chăm sóc bố mẹ đẻ của tớ. Họ sẽ có xe, có nhà, được khám bệnh, được uống thuốc, được mua bảo hiểm, được rửa chân, được khiêu vũ ngoài quảng trường để họ thể nghiệm được sự ưu việt của chế độ ta.
-
Uông Trường Xích biết Hoàng Quỳ dám nói như vậy là vì gã tự tin sẽ không có chuyện gì xảy ra, có điều cậu vẫn hỏi:
- Cậu có chắc là làm được những điều ấy không?
-
- Tớ chưa bao giờ bắn pháo lép.
-
- Nếu bố mẹ tớ có được một đứa con ưu tú như cậu, họ sẽ cười mà chết thôi.
-
Trước khi vào trại tạm giam, Uông Trường Xích đã đọc đi đọc lại dễ chừng đến ba mươi phút sơ yếu lý lịch của người mà cậu sắp thế thân: Lâm Gia Bách, nam, 33 tuổi, chưa kết hôn, con trai của một quan lớn nào đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty bất động sản Huy Hoàng, số nhà 508, khối 1, tiểu khu Long Thành. Mười giờ đêm ngày mồng một lái xe mang số hiệu 8888 đưa người yêu là Vương Yến Bình đi ăn khuya, trên đường đi đến phố Dân Sinh thì đâm đổ chiếc xe bán trái cây của Tôn Nhất BÌnh, không những không bồi thường thiệt hại mà còn động tay động chân đánh gãy hai xương sườn của Tôn Nhất Bình. Do có người đi lại chứng kiến quá đông, nếu không bắt giam thì khó lòng dập tắt được cơn phẫn nộ của dân chúng. Vương Yến Bình, 23 tuổi, diễn viên đơn ca của đoàn múa huyện, là con của Cục trưởng Vương.
Hoàng Quỳ dùng xe Jeep đưa Uông Trường Xích đến trại tạm giam. Trên đường, Uông Trường Xích không ngừng tự động viên mình, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng. Khi cổng trại từ từ mở ra, Uông Trường Xích đã tự biến mình thành Lâm Gia Bách. Chỉ trong vòng không đầy nửa tiếng, từ thân phận của một thằng khố rách áo ôm, Uông Trường Xích đã rùng mình biến thành một phú ông, trên danh nghĩa là có bố làm quan to, có xe hơi nhà lầu và có cả gái đẹp.
Công việc chính của Uông Trường Xích là chuyển bê tông, tức là đẩy xe vữa vào đến chiếc thang máy. Người cùng đẩy xe với cậu là Lưu Kiến Bình, hai nguời thay phiên nhau, lúc thì kéo, lúc thì đẩy, cho đến khi thang máy đã đủ bốn xe, họ đóng cửa, ấn công tắc. Thang máy kẽo kẹt, lách cách, gầm gừ chạy lên, bê tông xao động. Đến tầng hai, thang máy lại gầm gừ, lách cách, kẽo kẹt dừng lại, một ít vữa văng tóe ra rơi lách cách xuống giàn thang. Mỗi lần thang máy lên hoặc xuống là mỗi lần Uông Trường Xích vểnh tai lên nghe ngóng, bởi tiếng kẽo kẹt lách cách của nó khiến cậu nhớ đến chiếc ghế lăn tự chế bằng gỗ của bố mình.
Công việc này là do Uông Trường Xích tự tìm ra. Ban đầu, rời khỏi bến xe, cậu đi hết công trình này đến công trình khác, mục tiêu là tìm một công việc cao sang một tí. Phàm những chỗ nào có công việc cao sang là cậu tìm đến. Sau đó phàm là chỗ nào có công việc tay chân, cậu đều đến hỏi thăm. Sau đó nghe nói có công việc ở các vườn ươm giống, cậu liền đến tất cả các vườn ươm, rồi cậu ngửi thấy mùi xi măng. Một phố huyện nhỏ bé, mười mấy công trường bụi khói mù mịt, cậu đều ghé qua, duy chỉ có chỗ này, lão thầu mới đồng ý tiếp nhận cậu. Lão thầu này họ Hà, tên Quý, cái đầu nhỏ thó, quần áo bạc thếch, nói năng lúc nào cũng lí nhí, mới gặp còn đưa cho Uông Trường Xích một điếu thuốc lá. Ngay trong ngày ấy, Uông Trường Xích đã mang hành lý từ cái hốc dưới gầm cầu về đây. Cậu chỉ nghĩ là cần phải cắn răng cắn lợi còng lưng bán sức khoảng bốn năm tháng cũng đã đủ số tiền trả nợ cho gia đình.
Cuối tháng thứ nhất, khi đã đến thời điểm lĩnh lương nhưng mọi người vẫn không được lĩnh, bèn kéo nhau đến tìm Hà Quý đòi lương. Hà Quý cười nhạt, thông báo là ba tháng mới nhận tiền lương một lần, mọi người không nên vì thế mà lo lắng. Có người hoài nghi, yêu cầu phải trả lương ngay lập tức. Hà Quý rút từ trong túi ra một xấp tiền, đập đen đét vào lòng bàn tay, nói:
- Ai thích nhận lương thì cứ nhận, nhưng nhận xong thì rời khỏi đây ngay lập tức.
-
Có mấy người nhận lương ngay trước mắt Uông Trường Xích, nhận xong là xách hành lý đi thẳng, không thèm ngoảnh đầu nhìn lại, ngay cả bộ quần áo lao động dày đặc vết xi măng cũng chẳng thay ra, nhìn từ xa trông họ chẳng khác nào đang mặc vải hoa. Phần lớn công nhân đều đứng im bất động, chẳng hiểu dụng ý của Hà Quý ra làm sao.
- Đây mới gọi là quản lý. Điều này có nghĩa là, chúng tôi đã thu nhận và bồi dưỡng một công nhân, chí ít anh ta phải phục vụ cho công ty ba tháng, nếu không làm như thế thì công nhân sẽ thay đổi chóng mặt như đèn kéo quân, ảnh hưởng trầm trọng đến tiến độ công trình.
-
Mọi người đứng lặng rất lâu, người nghĩ đã thông hay nghĩ chưa thông đều lẳng lặng giải tán, ra thẳng công trường. Lưu Kiến Bình vừa đẩy xe vừa lải nhải rằng, lão họ Hà không chừng chỉ là một thằng lừa đảo. Uông Trường Xích nói, một công trường lớn như thế này, có lẽ không đến nỗi đâu. Cậu còn nghĩ rằng, ba tháng phát lương một lần chưa hẳn là việc không tốt, như thế có thể khiến tự hạn chế chi tiêu, cũng chằng khác nào gửi tiền vào ngân hàng, điều duy nhất không sướng bụng là không sinh lời mà thôi.
Ba tháng sau, Hà Quý bốc hơi giữa chốn nhân gian. Công nhân phá tung phòng làm việc của hắn, người bê máy tính, kẻ lấy ti vi; người nhặt ấm đun nước bằng điện, kẻ khiêng bàn ghế, khiêng giường, khiêng tủ… Nhưng phần nhiều công nhân chẳng lấy được cái gì, số thì tụ tập ngoài công trường chửi cha mắng mẹ, thậm chí còn nện búa gõ bay vào mấy cỗ máy để phát tiết sự phẫn nộ; có người thì bình tĩnh hơn, đánh cờ đánh bài để tạm thời quên đi nỗi khốn quẫn trước mắt. Có người ngồi trên những bức tường xây dở, mắt đăm đăm nhìn ra cổng công trường như chờ đợi một điều kỳ diệu nào đó xuất hiện. Uông Trường Xích nằm trên giường cố dỗ giấc ngủ nhằm khôi phục sức khỏe sau hơn chín mươi ngày cật lực. Mùi gỗ tùng đã nhạt, âm thanh lao xao của đồ đạc, của tiếng chửi bới lúc gần lúc xa. Trong giấc ngủ chập chờn, hình bóng Hà Quý ẩn ẩn hiện hiện trong đầu óc cậu. Miệng lưỡi của hắn sao mà lưu loát; hàm răng sáng bóng, chỉnh tề; trong túi lúc nào cũng có một gói thuốc lá thơm cao cấp và một chiếc bật lửa Mỹ vô cùng sành điệu, gặp ai cũng sẵn sàng mời một điếu, khi người được mời đang loay hoay tìm lửa thì chiếc bật lửa trong tay hắn đã lóe sáng. Động tác mời thuốc, bật lửa của Hà Quý sao mà thành thục, thoạt trông cứ tưởng hắn là kẻ hút thuốc lâu ngày, nhưng kỳ thực là hắn không bao giờ hút thuốc, ít ra là Uông Trường Xích chưa bao giờ trông thấy hắn hút. Một chủ thầu lịch sự, lịnh lãm như vậy, tại sao nói biến mất là thực sự biến mất?
Nghĩ ngợi rồi ngủ, ngủ rồi nghĩ ngợi cho đến khi đói đến độ da bụng cụng da lưng, Uông Trường Xích mới bò dậy. Cậu rời khỏi lán mới nhận ra là mình đã ngủ đến một ngày rưỡi. Trên bầu trời nhá nhem tối, phía tây vẫn còn lóe lên một đốm ánh sáng vàng vọt, công trường đã yên tĩnh trở lại, một số công nhân đã rời bỏ nơi này. Một số người vẫn còn ngồi trên những bức tường xây dở, người thì hút thuốc, kẻ thì nhìn đâu đâu, kẻ thì thừ người đến ngây dại. Uông Trường Xích mở vòi nước tự động uống một bụng đầy, bụng cậu réo lên òng ọc. Ngồi xuống bên cạnh Lưu Kiến Bình, Uông Trường Xích thì thầm:
- Anh ăn chưa?
-
- Ăn rồi.
-
- Có thể cho tôi mượn mấy đồng không?
-
Lưu Kiến Bình đứng dậy, đi ra xa khoảng hai mươi mét rồi ngồi xuống. Uông Trường Xích nhìn trái nhìn phải nhìn chung quanh, tất cả công nhân đều tuần tự đứng dậy, phủi mông rồi, hoặc chui vào lán, hoặc đi xa cậu thêm một tí, người gần nhất cũng dễ đến năm mét. Ai cũng tránh Uông Trường Xích, làm như cậu là một đống cứt không bằng. Đến lúc này, Uông Trường Xích mới vỡ ra một điều: Giữa bạn bè, đồng nghiệp với nhau có thể nói bất cứ điều gì, chỉ duy nhất một câu “mượn tiền” là không thể nói. Uông Trường Xích cúi đầu nhìn những cọng cỏ non vừa mới nhú lên từ những kẽ hở trên nền bê tông, nhìn những đàn kiến. Cậu bắt một con kiến đặt lên mu bàn tay để cho nó chạy đi chạy lại trên ấy rồi chạy theo cánh tay. Khi con kiến sắp chạy đến vai, cậu lại bắt nó đặt xuống mu bàn tay. Con kiến cật lực chạy, cho rằng có thể tìm được đường thoát thân mà không hề biết đường rằng, tất cả các con đường thoát thân của nó đều đã bị chặn đứng. Trong lúc hành hạ con kiến, Uông Trường Xích tạm thời quên đi cái đói. Trời đã tối hẳn, điện trên công trường bị cúp hoàn toàn, con kiến trên cánh tay Uông Trường Xích bị bóng đêm bao phủ, tuy không nhìn thấy nó nhưng cậu lại cảm thấy nó. Bụng cậu lại sôi lên òng ọc, vị chua loét của dạ dày xộc lên cuống họng. Cậu nhắm vị trí con kiến trên cánh tay đập mạnh, cảm thấy lòng bàn tay ươn ướt. Cậu chùi chỗ ướt lên quần, phủi tay, đứng dậy đi khỏi công trường.
14.
Mặc dù nghi ngờ là Hoàng Quỳ đã bị bắt nhưng Uông Trường Xích vẫn mang tâm lý thăm dò đi đến phố Tiêu Hà. Bảng hiệu công ty Hoàn Cầu không những vẫn còn mà so với ngày trước, nó còn sáng choang, sáng hơn rất nhiều. Không gian trước cửa hàng rộng rãi và thoáng đãng, ánh đèn điện tử trong cửa hàng chiếu qua con đường và rơi xuống tận mặt nước sông. Cửa hàng này không còn bán đồ tạp hóa nữa mà toàn bộ diện tích đã được sử dụng để làm công ty. Hoàng Quỳ và hai người nữa đang ngồi trong công ty uống bia. Trong chiếc khay trên bàn có ba bốn đĩa thức ăn, mùi đùi lợn, mùi chân vịt tỏa ra nhức mũi. Uông Trường Xích bị kích động như gặp lại người thân cách trở lâu ngày, kêu lớn:
- Hoàng Quỳ!
-
Cả ba đồng loạt quay đầu lại, ba gương mặt đều thể hiện vẻ kinh ngạc, trong đó vẻ kinh ngạc trên mặt Hoàng Quỳ là rõ nhất, ngừng nhai cau mày. Rồi đột nhiên, miệng gã bắt đầu chuyển động:
- Không phải là cậu đã thi đỗ đại học rồi à? Không phải là cậu muốn lăn lộn cùng với tớ sao? Không phải bố mẹ cậu cho rằng tớ là kẻ xấu xa hay sao? Cả nhà cậu khi rời khỏi chỗ này tay cứ vung lên trên trời, làm như cậu đã là người đỗ đầu của huyện này, chân thì như đã thoát khỏi nơi bùn lầy nước đọng mà không hề bị nhiễm tí bẩn nào, khí thế thật hiên ngang hùng dũng. Cái khí thế ấy trong mắt tớ có thể hình dung là cho dù đầu của mọi người có đụng vào tường cũng chẳng thèm ngoái đầu nhìn lại.
-
- Nếu trời đất có mắt thì đã thấy tớ lén quay đầu lại nhìn cậu mấy lần. – Uông Trường Xích lí nhí. – Vì tớ cảm thấy có lỗi với cậu.
-
- Tớ là một thằng nhớ dai. – Hoàng Quỳ nói – Cái điệu bộ ngẩng đầu ưỡn ngực như thể quyết tâm cải tà quy chánh của cậu lúc ấy in vào trong đầu óc tớ sâu lắm, sâu ghê gớm.
-
Vừa nói, gã vừa chỉ ngón tay vào ngay huyệt thái dương của mình. Uông Trường Xích nuốt một búng nước bọt, nói:
- Tớ tự nguyện đi cùng cậu để chém ngón tay!
-
- Muộn rồi! Tự tay tớ đã chém rồi!
-
- Tớ có thể giúp cậu làm việc gì khác không?
-
- Cậu không có gan, không làm được việc gì đâu.
-
- Lớn gan to mật không phải là trời sinh mà có, là do bức bách thôi.
-
- Nói quá hay! Nếu có gan thì cậu cởi quần ra coi!
-
Uông Trường Xích cởi quần thật. Gió lạnh thổi rát cái mông và đôi chân trần của cậu. Ánh mắt của ba người như những chiếc đèn pin cùng chiếu vào một chỗ. Cả thân dưới của Uông Trường Xích gần như đen xỉn, chỉ có khoảng da thịt được chiếc quần lót bao bọc mới có tí màu trắng nhờ nhờ. Cái ấy của cậu gần như thụt sâu vào trong da thịt, hình như nó cũng cảm thấy xấu hổ trước những ánh mắt của những người lạ. Bỗng nhiên Hoàng Quỳ nhớ lại những ngày hai đứa trần trùng trục bơi trên sông Tiểu Hà khi còn học trung học. Ngày ấy, da thịt Uông Trường Xích trắng lắm, hồng hào lắm, chẳng khác gã là mấy, nếu không mặc quần áo thì khó lòng biết được đứa nào là nông dân, đứa nào là người thành phố. Nhưng ngay lúc này, da thịt của cả hai khác biệt một trời một vực chẳng khác nào thành thị với nông thôn, cho dù không mặc quần áo thì vẫn dễ dàng nhận ra cuộc sống của cả hai có khoảng cách lớn đến thế nào. Lòng Hoàng Quỳ đột nhiên có một chút dao động, nói:
- Lại đây đi!
-
Uông Trường Xích vẫn cởi truồng đi đến trước mặt Hoàng Quỳ. Gã bỗng nhiên nổi cáu, hét:
- Mặc quần vào đi!
-
Sau một bữa ăn thật no, Uông Trường Xích đã dần dần lấy lại sự tự tin. Chân cậu không run nữa, mồ hôi cũng không túa ra nữa, ngồi một đống dưới đất, im lặng. Lúc ấy cậu mới nhận ra rằng, Hoàng Quỳ và hai người lạ kia trước sau vẫn chú mục quan sát cậu từ khi bắt đầu ăn cho đến bây giờ. Lấy tay chùi mép, Uông Trường Xích nói:
- Xin lỗi, quả thật là tôi quá đói.
-
- Có dám ngồi tù không? – Tiếng Hoàng Quỳ.
-
- Chỉ cần không phải giết người, còn lại tất cả công việc đều có thể suy nghĩ.
-
- Có một người đánh một người khác bị thương, mới vào trại tạm giam ngày hôm qua, phải ngồi trong ấy mười lăm ngày. Ngày mai cậu đến đổi chỗ cho hắn, mỗi ngày trả cho cậu một trăm đồng, mười bốn ngày vị chi là một nghìn bốn trăm đồng.
-
- Hắn đã vào trại thì làm sao đổi được?
-
- Không cần cậu phải lo chuyện đó, cậu chỉ cần quan tâm là, khi người ta gọi “Lâm Gia Bách” thì cậu trả lời một tiếng thật to “có” là OK rồi.
-
- Lâm Gia Bách là ai?
-
- Không quan trọng, quan trọng là cậu có thể kiếm được tiền.
-
Về đến lán, Uông Trường Xích leo lên giường ngủ thật sớm, có điều cậu không ngủ được, trăn qua trở lại. Khi thức ăn đang trong quá trình tiêu hóa, Uông Trường Xích không còn cảm thấy đói nữa. Không có cảm giác đói thì cảm giác quẫn bách cũng biến mất. Cậu phát hiện ra rằng, hai trạng thái đói và no có thể biến một con người thành hai con người khác nhau. Khi đói, tất cả mọi chuyện đều dám làm, không còn chuyện xấu hổ nữa, ngay cả cái ấy chường ra ngoài cho người ta bình phẩm, anh cũng không quan tâm. Nhưng khi no, anh sẽ giống như một người thuộc giai cấp tiểu tư sản, nhìn trước ngó sau. Huống hồ, người như tôi thì là cái thá gì? Cởi quần, đánh rắm thối! Phạm nhân? Kẻ xấu? Uông Trường Xích? Lâm Gia Bách? Càng nghĩ càng hối hận, càng nghĩ càng miệt thị chính mình, tâm trạng chán chường đã dâng lên cực điểm, Uông Trường Xích nghĩ mình chẳng qua cũng giống như con kiến bị bức tử trên cánh tay ban chiều, chỗ nào cũng có đường chạy nhưng tất cả đều đã bị chặn lại, không thể chạy qua.
Suy nghĩ, suy nghĩ và suy nghĩ…cho đến khi trời sáng. Uông Trường Xích cắp túi hành lý hướng về phía quê nhà chạy thục mạng. Cậu thấy hồ chứa nước, rừng trà, cây phong đại thụ và cả xóm làng, thấy ngôi nhà của mình đang đóng kín cửa. Cậu gõ cửa, hai cánh cửa mở tung ra, Hoàng Quỳ đang đứng giữa nhà. Đôi mắt Hoàng Quỳ nheo nheo như trêu trọc, nói:
- Sớm thế! Mới có sáu giờ.
-
Uông Trường Xích hoảng kinh, cứ tưởng mình đang bị mộng du. Trong đầu thì muốn về nhà nhưng đôi chân lại đưa đẩy đến nơi này.
Hoàng Quỳ mời cậu ăn điểm tâm. Nói là điểm tâm nhưng thức ăn để đầy mặt bàn. Uông Trường Xích nói:
- Cậu gọi thức ăn càng nhiều thì tớ càng nuốt không trôi.
-
- Tiếc tiền phải không?
-
- Giống như tử tù, trước khi ra pháp trường bắn bỏ thì được ăn một bữa no.
-
- Cậu quá bi quan thôi. Trong đó có cái ăn, có chỗ ngủ, lại an toàn, cũng giống như đi nghỉ mát thôi.
-
- Từ đêm qua đến giờ, trong đầu óc tớ toàn là gỗ đá, nếu không vì giữ chữ tín với cậu, tớ đã thoa cầu nhớt dưới gót chân mình rồi.
-
- Đừng quá lo lắng như thế. Ở trong đó có thể giáo dục được con người, rèn luyện được con người, có thể kiểm tra, đánh giá con người. Nó có thể là một cái lò nung, nhưng cũng có thể là một trường học.
-
Uông Trường Xích nghĩ, đó chính là trường học cho những kẻ cùng đường, nhưng cậu không nói ra. Cậu thử ăn vài miếng nhưng cứ nghẹn ở cổ, nuốt không trôi. Lấy ra một trang giấy, nói:
- Đây là địa chỉ nhà tớ. Cậu đem một nghìn đồng gửi cho bố tớ, con lại bốn trăm cậu cứ giữ cho tớ. Trên biên lai gửi tiền cậu đừng ghi tên mình, tránh việc bố tớ sẽ quay lại đây tìm cậu…Nhỡ mà tớ có xảy ra chuyện gì…cậu cố gắng thay mặt tớ quan tâm đến bố mẹ tớ, cho họ miếng cơm, tấm áo, lúc chết cũng được cỗ quan tài…
-
- Nhiều việc đến thế ư? Cậu nói như đang gặp phải chuyện sinh ly tử biệt vậy. Nếu quả thật là cậu có chuyện bất trắc, tớ sẽ đem bố mẹ cậu lên huyện, chăm sóc họ như chăm sóc bố mẹ đẻ của tớ. Họ sẽ có xe, có nhà, được khám bệnh, được uống thuốc, được mua bảo hiểm, được rửa chân, được khiêu vũ ngoài quảng trường để họ thể nghiệm được sự ưu việt của chế độ ta.
-
Uông Trường Xích biết Hoàng Quỳ dám nói như vậy là vì gã tự tin sẽ không có chuyện gì xảy ra, có điều cậu vẫn hỏi:
- Cậu có chắc là làm được những điều ấy không?
-
- Tớ chưa bao giờ bắn pháo lép.
-
- Nếu bố mẹ tớ có được một đứa con ưu tú như cậu, họ sẽ cười mà chết thôi.
-
Trước khi vào trại tạm giam, Uông Trường Xích đã đọc đi đọc lại dễ chừng đến ba mươi phút sơ yếu lý lịch của người mà cậu sắp thế thân: Lâm Gia Bách, nam, 33 tuổi, chưa kết hôn, con trai của một quan lớn nào đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty bất động sản Huy Hoàng, số nhà 508, khối 1, tiểu khu Long Thành. Mười giờ đêm ngày mồng một lái xe mang số hiệu 8888 đưa người yêu là Vương Yến Bình đi ăn khuya, trên đường đi đến phố Dân Sinh thì đâm đổ chiếc xe bán trái cây của Tôn Nhất BÌnh, không những không bồi thường thiệt hại mà còn động tay động chân đánh gãy hai xương sườn của Tôn Nhất Bình. Do có người đi lại chứng kiến quá đông, nếu không bắt giam thì khó lòng dập tắt được cơn phẫn nộ của dân chúng. Vương Yến Bình, 23 tuổi, diễn viên đơn ca của đoàn múa huyện, là con của Cục trưởng Vương.
Hoàng Quỳ dùng xe Jeep đưa Uông Trường Xích đến trại tạm giam. Trên đường, Uông Trường Xích không ngừng tự động viên mình, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng. Khi cổng trại từ từ mở ra, Uông Trường Xích đã tự biến mình thành Lâm Gia Bách. Chỉ trong vòng không đầy nửa tiếng, từ thân phận của một thằng khố rách áo ôm, Uông Trường Xích đã rùng mình biến thành một phú ông, trên danh nghĩa là có bố làm quan to, có xe hơi nhà lầu và có cả gái đẹp.