Hơn mười giờ đêm, đang ra Tiểu Văn đã ngủ nhưng đêm ấy lại không có lên giường, đang trong giấc ngủ mê mệt, đột nhiên Uông Trường Xích choàng tỉnh. Bình thường dù Tiểu Văn có lay, có gọi, có lấy que chọc mũi, cậu cũng không tỉnh giấc. Đèn bật sáng, không có bóng dáng Tiểu Văn trong phòng, một cách bản năng, cậu vươn đầu ra ngoài cửa sổ, bên dưới hoàn toàn yên lặng, thi thoảng mới có một vài bóng người lại. Ngoài đường, xe cộ vẫn nườm nượp, trước đây nhưng âm thanh bị cậu gạt ra ngoài tai mỗi đêm hôm nay lại như mạnh thêm, đinh tai nhức óc. Hai hang đèn đường thẳng tắp vươn cao lên trời, quầng sáng chung quanh mỗi bống đèn đậm đặc khói bụi, phố xá mờ mờ tỏ tỏ. Không xa lắm là quán thịt nướng lộ thiên trên vỉa hè đang ngồi đông khách, khói bốc ghi ngút, mùi thịt nướng thơm lừng phảng phất trong không gian, nhiều đám đông ngồi vây quanh những chiếc bàn thấp lè tè bằng nhựa ăn ăn uống uống nói nói cười cười, thi thoảng vài câu chửi thề chen vào mớ âm thanh hỗn tập ấy đập vào tai Uông Trường Xích.
Vội vã mặc quần áo, Uông Trường Xích đến thẳng khu mát xa chân Phượng Hoàng.Trương Huệ vén mép rèm, Uông Trường Xích nhìn thấy Tiểu Văn cùng với bồn năm cô gái khác đang ngồi ở bên trong. Tiểu Văn đang nắn chân cho một gã đàn ông trung niên, bàn tay nhỏ nhắn của cô ấy đang bò qua bò lại trên bàn chân gã, khóe miệng của gã đàn ông xách lên đến tận mang tai. Uông Trường Xích định bước vào gặp Tiểu Văn thì bị Trương Huệ chặn lại rồi dẫn vào phòng riêng.
- Cô có biết là Tiểu Văn đang mang thai không?
- Mang thai càng cần tiền, nếu không mai mốt sinh con lấy tiền đâu nằm viện?
- Việc này ảnh hưởng không tốt đến đứa bé.
- Không phải là đàn bà nông thôn vẫn cứ làm việc cho đến lúc sinh con sao? Mẹ anh không phải là đẻ rơi anh trên ruộng lúa nếp sao?
- Chính vì điều đó mà tôi không ngóc đầu lên được.
- Ngày ấy nếu anh không cự tuyệt tôi có lẽ anh đã đỗ đại học rồi.- Trương Huệ nói với giọng vừa ấm ức vừa thỏa mãn.
- Ngày ấy tôi chê cô chỉ tốt nghiệp cấp hai.
- Bây giờ anh cưới một cô vợ còn chưa biết lớp học là gì.
- Con người Tiều Văn tốt.
- Còn tôi thì không tốt sao?
Trương Huệ có vẻ tức giận đưa tay định chộp vào mặt Uông Trường Xích. Cậu vội vàng tránh những móng tay sắc nhọn ấy. Một động tác né tránh theo bản năng ấy đã kích thích mạnh tâm lý Trương Huệ vì nghĩ rằng cho đến lúc này, Uông Trường Xích vẫn coi thường mình. Cô ta dồn Uông Trường Xích vào góc phòng, hai tay ôm chặt cứng khuôn mặt cậu như muốn cậu phải nhìn thật rõ người đang hiện hữu trước mặt là ai. Người đang hiện hữu trước mặt Uông Trường Xích lúc này không còn là một cô gái nông thôn nữa, mái tóc hoe vàng xoăn tít, môi son má phấn cùng với mùi nước hoa sực nức, da dẻ trắng trẻo, nõn nà, thân hình khêu gợi mỹ miều. Quần áo trên người cô là hàng hiệu cực xịn, phát âm đã có những tiếng uốn lưỡi bắt chước người Bắc Kinh, trong ví có thẻ tài khoản của năm ngân hàng lớn, số tiền trong mỗi thẻ đều đạt đến năm con số. Có điều, Uông Trường Xích có mắt như mù nên trong hoàn cảnh ấy, cậu không hề nhìn thấy những gì thể hiện trên cơ thể Trương Huệ ngay trước mắt mình, toàn thân vẫn căng cứng, đứng im bất động. Trương Huệ ép chặt hơn, dường như toàn bộ khuôn ngực cô đã áp sát vào ngực Uông Trường Xích.Bỗng nhiên có môt nguồn sinh lực cuộn dâng trong người Uông Trường Xích, hơi thở cậu bắt đầu dồn dập. Nhưng Uông Trường Xích cố gắng chế ngự, cắn chặt môi khi môi của Trương Huệ ấp vào, những thớ thịt trên người săn lại khi có bàn tay Trương Huệ sờ mó… Tiếng Trương Huệ thì thào bên tai:
- Có lẽ nào anh không muốn chuyện ấy?
- Muốn, nhưng không thể!
Mũi của Trương Huệ đã rà xuống đến ngực Uông Trường Xích hít thật sâu, kèm theo đó là những tiếng thì thầm:
- Chỉ có cơ thể anh là vẫn còn lưu giữ được mùi quê hương…
Uông Trương Xích chun mũi ngửi ngửi. Toàn là mùi phấn son, mùi nước hoa xông lên từ thân thể Trương Huệ. Cô tiếp tục sờ mó cơ thể Uông Trường Xích, nói:
- Chỗ này giống như sau bờ đê, chỗ này giống như ruộng lúa, chỗ này giống như khúc quanh Dương Hỷ, chỗ này giống…
Nguy rồi, sắp thoái hóa đến nới rồi. Hít một hơi thật sâu, Uông Trường Xích đẩy mạnh Trương Huệ ra, phũ phàng:
- Tôi không có tiền.
Trương Huệ giáng mấy bạt tay vào giữa mặt Uông Trường Xích, rít trong kẽ răng:
- Đồ lưu manh nông thôn! Anh nghĩ anh là ai chứ?
- Thế cô không phải là tổ tông của bọn lưu manh nông thôn sao?
Trương Huệ cười lớn, nói:
- Tôi đã thay hình đổi dạng rồi. – Vừa nói, cô ta vừa lấy ra thẻ chứng minh nhân dân đưa đến trước mặt Uông Trường Xích. Rõ rang, đó là một thẻ chứng minh thành phố, tên tuổi không thay đổi nhưng chỗ ở lại là số 8 đường Kiến Chính. – Thấy rõ chưa. Bà đây đã là người thành phố, không cùng loại người với anh nữa rồi. Bữa nay tôi có thể chiêu đãi anh miễn phí, bởi khách hang đông nen tâm trạng của tôi rất phấn khởi. Anh vẫn nghĩ tôi là đứa học trò tốt nghiệp cấp hai khù khờ ngốc nghếch như ngày nào sao? Ngày xưa anh coi thường tôi, đến bây giờ thì tôi coi thường anh…
- Đã coi thường tôi thì cớ gì phải ép tôi vào góc tường rồi sờ mó rồi hôn tôi?
- Cút!
Uông Trường Xích chờ Tiểu Văn ở tiền sảnh khách sạn, chờ cho đến khi Tiểu Văn hết việc rời khỏi khu mát xa. Có điều Tiểu Văn không để cho Uông Trường Xích nói câu nào, đi thẳng ra lề đường, vẫy một chiếc xe ba bánh. Ngồi yên trên xe xong, Uông Trường Xích định nói chuyện với Tiểu Văn nhưng cô đã tựa đầu vào vai chồng ngủ ngon lành. Về đến nhà trọ đã hơn một giờ sang, Tiểu Văn mệt đến độ ngã xấp xuống giường và ngủ luôn. Uông Trường Xích vẫn muốn nói chuyện với Tiểu Văn nhưng có lay có gọi, cô vẫn cứ ngủ. Đêm ấy, nằm trên giường mà bao nhiêu nỗi niềm cứ choán lấy đầu óc cậu, mắt thì kép lại nhưng cơn buồn ngủ như trốn đi đâu mất. Đầu óc Uông Trường Xích bồng bềnh cho đến khi trời sáng, Tiểu Văn vẫn chưa thức giấc, cậu cần phải đi làm. Buổi tối, trong lúc ăn cơm, Uông Trường Xích định mở đầu câu chuyện nhưng sợ ảnh hưởng đến nhưng sợ ảnh hưởng đến bữa ăn nên cố nuốt những gì muốn nói theo những miếng cơm xuống bụng. Ăn xong, Tiểu Văn nói:
- Anh rửa chén nhé, em phải chuẩn bị một tí.
Vừa rửa chén bát, Uông Trường Xích vừa ngoái đầu quan sát Tiểu Văn. Cô ấy thay một bộ quần áo mới và đang soi mặt trong gương để trang điểm. Lâu lắm rồi Uông Trường Xích mới thấy vợ trang điểm nhưng trong lòng thấy không vui, hỏi:
- Trời tối rồi, trang điểm cho ai xem?
- Khách hàng. Lẽ nào anh không biết khách hàng là thượng đế sao?
- Làm đến canh ba nửa đêm, em không sợ mệt sao?
- Em nghĩ là không mệt lắm. Nhưng anh nuôi sống được em không?
- Tiết kiệm thì vẫn có thể nuôi được.
- Thế có nuôi con không? Khi nó ra đời, mỗi một giây một phút đều phải tốn tiền.
- Đến lúc ấy anh sẽ nghĩ cách.
- Ngoài việc đi mượn ra, anh còn cách nào nữa?
- Vấn đề chính là… người ta dạy con từ thuở còn trong bụng là cho nghe nhạc. Còn em… dạy con bằng cách mát xa ư?
Tiểu Văn vất thỏi son xuống giường, nói:
- Thế thì em bó gối ngồi trong phòng suốt ngày để nghe nhạc vậy.
- Đúng rồi! Cho dù có mệt cũng đừng để cho con mệt, cho dù có khổ cũng đừng gây khổ cho đời sau.
- Làm sao để nghe nhạc đây? Anh mua được máy nghe nhạc không? Anh có tiền để mua tai nghe cho em không?
Uông Trường Xích bước đến đè Tiểu Văn xuống giường rồi lấy một chiếc ghế thấp ngồi xuống. Lúc này đầu của cậu đối diện với bụng của Tiểu Văn. Tiểu Văn thở dốc. Uông Trường Xích búng tay tách tách, nói:
- Âm nhạc!
Tiểu Văn nhìn quanh tìm kiếm. Đột nhiên Uông Trường Xích cất tiếng hát. Cậu hát một bài rất thời thượng lúc ấy, đó là bài “Chỉ cần em sống tốt hơn anh”. Lời ca vang lên: Chỉ cần em sống tốt hơn anh, Mọi khó khăn rồi sẽ qua nhanh… Cậu hát đi hát lại bài hát đến mấy lần, Tiểu Văn nghe và cảm thấy sự uất ức, tức giận trong lòng đã giảm đi rất nhiều, nói:
- Trước đây anh ăn cơm xong là nằm thẳng cẳng rồi, tồi nay sao anh lại hoạt bát, vui vẻ thế?
- Trước đây anh sai rồi, bắt đầu từ đêm nay, đêm nào anh cũng sẽ hát cho con nghe.
- Nghe anh hát có thay thế được cơm không?
- Chí ít thì cũng làm cho con thông minh thêm một tí.
- Dạy cho nó những trò vu vơ mệt đầu hại óc ấy làm gì, chi bằng dạy cho nó cách mát xa.
- Đừng nghĩ đến chuyện ấy nữa.
Uông Trường Xích đững dậy khóa cửa rồi đeo chìa khóa vào trong thắt lưng. Tiểu Văn nhìn chiếc chìa khóa lủng lẳng dao động, nói:
- Có tiền mà không cho em đi kiếm tiền, đúng là đồ điên, sống như thế này bao giờ cho hết khổ đây!
- Thiên tài được nuôi từ trong trứng nước mà có, từ nay về sau em đừng bao giờ bước chân đến chỗ bùn lầy nước đọng đó nữa.
Không còn cách nào khác, Tiểu Văn đành rửa ráy qua loa rồi leo lên giường ngủ. Nhưng khi Uông Trường Xích đã ngủ say, cô vẫn không hề chợp mắt. Nhìn vào hiện trạng thức ngủ này, người ta có thể ví hai người như hai quả bầu được bỏ chung vào trong một lu nước, một cái thì chìm xuống dưới đáy, một cái thì nổi dập dềnh trên mặt nước. Hình như ông trời cũng cố ý sắp đặt để một người thức canh chừng giấc ngủ cho người kia. Tiểu Văn tiếp tục có cảm giác như chiếc giường đang xoay tròn, trần nhà cũng bắt đầu đảo lộn, bóng đèn nê-ông treo lơ lửng giữa phòng chao đảo chao đảo rồi bỗng nhiên biến thành một cái cẳng chân, rồi từ một cái cẳng chân biến thành vô số cái cẳng chân, cẳng chân càng nhiều Tiểu Văn càng phấn khích, hình như bọn chúng đã biến thành những đồng nhân dân tệ của khách hàng. Nhưng, chìa khóa phòng vẫn còn đang trong tay của Uông Trường Xích, cho dù tiếng ngáy của cậu ta đang rất vang nhưng bàn tay vẫn nắm chặt chiếc chìa khóa. Tiểu Văn nhẹ nhàng vạch từng ngón tay của Uông Trường Xích và cuối cùng, bàn tay đã mở ra. Liếc nhìn đồng hồ báo thức trên đầu giường, đã hơn chín giờ, vẫn còn ba tiếng đồng hồ. Tiểu Văn bò dậy, thay quần áo rồi nhẹ nhàng mở cửa, biến vào bóng đêm.
Bữa cơm tối hôm sau, Uông Trường Xích muốn gây chuyện trong bữa ăn nhưng không hiểu sao cậu lại vỗ nhẹ lên bụng vợ rồi gắng gượng nặn ra một nụ cười, hỏi:
- Không đi không được sao?
- Không đi thì em sẽ choáng và ngủ không được, có đi em mới ngủ được đến trưa hôm sau.
- Tại sao lại như thế?
- Vì có thể kiếm được tiền, lòng mới yên.
- Thì ra em mắc bệnh choáng và ngất là vì không có tiền chứ không phải vì mang thai sao?
- Nói thật lòng, em choáng vì nghèo!
Uông Trường Xích đành phải chấp nhận sự thật như chấp nhận số mệnh đã định sẵn. Mỗi tối, sau khi ăn cơm Uông Trường Xích đều đưa Tiểu Văn đến khu mát xa rồi ngồi đợi tại tầng một khách sạn. Trong lúc chờ đợi, có khi cậu không cưỡng được cơn buồn ngủ bèn nhắm mắt ngủ ngon lành trên ghế salon đặt tại tiền sảnh khách sạn. Bảo vệ khách sạn thường đánh thức Uông Trường Xích và nói là không thể ngủ ở đấy, Uông Trường Xích cãi lý rằng không phải ghế salon lúc nào cũng bỏ trống hay sao. Đến lúc này nhân viên bảo vệ mới gắt lên:
- Nhìn bộ dạng của cậu, người ta đã sợ hãi mà bỏ chạy nên ghế salon mới trống đấy!
- Nhìn anh, tôi nhận ra hình như anh cũng xuất thân từ nông thôn, đúng không? Anh nên có một chút thông cảm với người nghèo chứ!
Nhân viên bảo vệ chỉ về phía hành lang. Uông Trường Xích đi về hành lang, ngồi bệt xuống sàn nhà, tựa lưng vào tường. Bảo vệ còn vươn cổ nhìn theo như sợ cậu đi lung tung, Uông Trường Xích còn cố nói thêm một câu:
- Vợ tôi đi ra, nhờ anh nói hộ với cô ấy là tôi ở đây.
Nhân viên bảo vệ rụt cổ vào và chỉ cần mấy phút sau, Uông Trường Xích đã có tiếp nối giấc ngủ đã bị đánh thức giữa chừng.
Vội vã mặc quần áo, Uông Trường Xích đến thẳng khu mát xa chân Phượng Hoàng.Trương Huệ vén mép rèm, Uông Trường Xích nhìn thấy Tiểu Văn cùng với bồn năm cô gái khác đang ngồi ở bên trong. Tiểu Văn đang nắn chân cho một gã đàn ông trung niên, bàn tay nhỏ nhắn của cô ấy đang bò qua bò lại trên bàn chân gã, khóe miệng của gã đàn ông xách lên đến tận mang tai. Uông Trường Xích định bước vào gặp Tiểu Văn thì bị Trương Huệ chặn lại rồi dẫn vào phòng riêng.
- Cô có biết là Tiểu Văn đang mang thai không?
- Mang thai càng cần tiền, nếu không mai mốt sinh con lấy tiền đâu nằm viện?
- Việc này ảnh hưởng không tốt đến đứa bé.
- Không phải là đàn bà nông thôn vẫn cứ làm việc cho đến lúc sinh con sao? Mẹ anh không phải là đẻ rơi anh trên ruộng lúa nếp sao?
- Chính vì điều đó mà tôi không ngóc đầu lên được.
- Ngày ấy nếu anh không cự tuyệt tôi có lẽ anh đã đỗ đại học rồi.- Trương Huệ nói với giọng vừa ấm ức vừa thỏa mãn.
- Ngày ấy tôi chê cô chỉ tốt nghiệp cấp hai.
- Bây giờ anh cưới một cô vợ còn chưa biết lớp học là gì.
- Con người Tiều Văn tốt.
- Còn tôi thì không tốt sao?
Trương Huệ có vẻ tức giận đưa tay định chộp vào mặt Uông Trường Xích. Cậu vội vàng tránh những móng tay sắc nhọn ấy. Một động tác né tránh theo bản năng ấy đã kích thích mạnh tâm lý Trương Huệ vì nghĩ rằng cho đến lúc này, Uông Trường Xích vẫn coi thường mình. Cô ta dồn Uông Trường Xích vào góc phòng, hai tay ôm chặt cứng khuôn mặt cậu như muốn cậu phải nhìn thật rõ người đang hiện hữu trước mặt là ai. Người đang hiện hữu trước mặt Uông Trường Xích lúc này không còn là một cô gái nông thôn nữa, mái tóc hoe vàng xoăn tít, môi son má phấn cùng với mùi nước hoa sực nức, da dẻ trắng trẻo, nõn nà, thân hình khêu gợi mỹ miều. Quần áo trên người cô là hàng hiệu cực xịn, phát âm đã có những tiếng uốn lưỡi bắt chước người Bắc Kinh, trong ví có thẻ tài khoản của năm ngân hàng lớn, số tiền trong mỗi thẻ đều đạt đến năm con số. Có điều, Uông Trường Xích có mắt như mù nên trong hoàn cảnh ấy, cậu không hề nhìn thấy những gì thể hiện trên cơ thể Trương Huệ ngay trước mắt mình, toàn thân vẫn căng cứng, đứng im bất động. Trương Huệ ép chặt hơn, dường như toàn bộ khuôn ngực cô đã áp sát vào ngực Uông Trường Xích.Bỗng nhiên có môt nguồn sinh lực cuộn dâng trong người Uông Trường Xích, hơi thở cậu bắt đầu dồn dập. Nhưng Uông Trường Xích cố gắng chế ngự, cắn chặt môi khi môi của Trương Huệ ấp vào, những thớ thịt trên người săn lại khi có bàn tay Trương Huệ sờ mó… Tiếng Trương Huệ thì thào bên tai:
- Có lẽ nào anh không muốn chuyện ấy?
- Muốn, nhưng không thể!
Mũi của Trương Huệ đã rà xuống đến ngực Uông Trường Xích hít thật sâu, kèm theo đó là những tiếng thì thầm:
- Chỉ có cơ thể anh là vẫn còn lưu giữ được mùi quê hương…
Uông Trương Xích chun mũi ngửi ngửi. Toàn là mùi phấn son, mùi nước hoa xông lên từ thân thể Trương Huệ. Cô tiếp tục sờ mó cơ thể Uông Trường Xích, nói:
- Chỗ này giống như sau bờ đê, chỗ này giống như ruộng lúa, chỗ này giống như khúc quanh Dương Hỷ, chỗ này giống…
Nguy rồi, sắp thoái hóa đến nới rồi. Hít một hơi thật sâu, Uông Trường Xích đẩy mạnh Trương Huệ ra, phũ phàng:
- Tôi không có tiền.
Trương Huệ giáng mấy bạt tay vào giữa mặt Uông Trường Xích, rít trong kẽ răng:
- Đồ lưu manh nông thôn! Anh nghĩ anh là ai chứ?
- Thế cô không phải là tổ tông của bọn lưu manh nông thôn sao?
Trương Huệ cười lớn, nói:
- Tôi đã thay hình đổi dạng rồi. – Vừa nói, cô ta vừa lấy ra thẻ chứng minh nhân dân đưa đến trước mặt Uông Trường Xích. Rõ rang, đó là một thẻ chứng minh thành phố, tên tuổi không thay đổi nhưng chỗ ở lại là số 8 đường Kiến Chính. – Thấy rõ chưa. Bà đây đã là người thành phố, không cùng loại người với anh nữa rồi. Bữa nay tôi có thể chiêu đãi anh miễn phí, bởi khách hang đông nen tâm trạng của tôi rất phấn khởi. Anh vẫn nghĩ tôi là đứa học trò tốt nghiệp cấp hai khù khờ ngốc nghếch như ngày nào sao? Ngày xưa anh coi thường tôi, đến bây giờ thì tôi coi thường anh…
- Đã coi thường tôi thì cớ gì phải ép tôi vào góc tường rồi sờ mó rồi hôn tôi?
- Cút!
Uông Trường Xích chờ Tiểu Văn ở tiền sảnh khách sạn, chờ cho đến khi Tiểu Văn hết việc rời khỏi khu mát xa. Có điều Tiểu Văn không để cho Uông Trường Xích nói câu nào, đi thẳng ra lề đường, vẫy một chiếc xe ba bánh. Ngồi yên trên xe xong, Uông Trường Xích định nói chuyện với Tiểu Văn nhưng cô đã tựa đầu vào vai chồng ngủ ngon lành. Về đến nhà trọ đã hơn một giờ sang, Tiểu Văn mệt đến độ ngã xấp xuống giường và ngủ luôn. Uông Trường Xích vẫn muốn nói chuyện với Tiểu Văn nhưng có lay có gọi, cô vẫn cứ ngủ. Đêm ấy, nằm trên giường mà bao nhiêu nỗi niềm cứ choán lấy đầu óc cậu, mắt thì kép lại nhưng cơn buồn ngủ như trốn đi đâu mất. Đầu óc Uông Trường Xích bồng bềnh cho đến khi trời sáng, Tiểu Văn vẫn chưa thức giấc, cậu cần phải đi làm. Buổi tối, trong lúc ăn cơm, Uông Trường Xích định mở đầu câu chuyện nhưng sợ ảnh hưởng đến nhưng sợ ảnh hưởng đến bữa ăn nên cố nuốt những gì muốn nói theo những miếng cơm xuống bụng. Ăn xong, Tiểu Văn nói:
- Anh rửa chén nhé, em phải chuẩn bị một tí.
Vừa rửa chén bát, Uông Trường Xích vừa ngoái đầu quan sát Tiểu Văn. Cô ấy thay một bộ quần áo mới và đang soi mặt trong gương để trang điểm. Lâu lắm rồi Uông Trường Xích mới thấy vợ trang điểm nhưng trong lòng thấy không vui, hỏi:
- Trời tối rồi, trang điểm cho ai xem?
- Khách hàng. Lẽ nào anh không biết khách hàng là thượng đế sao?
- Làm đến canh ba nửa đêm, em không sợ mệt sao?
- Em nghĩ là không mệt lắm. Nhưng anh nuôi sống được em không?
- Tiết kiệm thì vẫn có thể nuôi được.
- Thế có nuôi con không? Khi nó ra đời, mỗi một giây một phút đều phải tốn tiền.
- Đến lúc ấy anh sẽ nghĩ cách.
- Ngoài việc đi mượn ra, anh còn cách nào nữa?
- Vấn đề chính là… người ta dạy con từ thuở còn trong bụng là cho nghe nhạc. Còn em… dạy con bằng cách mát xa ư?
Tiểu Văn vất thỏi son xuống giường, nói:
- Thế thì em bó gối ngồi trong phòng suốt ngày để nghe nhạc vậy.
- Đúng rồi! Cho dù có mệt cũng đừng để cho con mệt, cho dù có khổ cũng đừng gây khổ cho đời sau.
- Làm sao để nghe nhạc đây? Anh mua được máy nghe nhạc không? Anh có tiền để mua tai nghe cho em không?
Uông Trường Xích bước đến đè Tiểu Văn xuống giường rồi lấy một chiếc ghế thấp ngồi xuống. Lúc này đầu của cậu đối diện với bụng của Tiểu Văn. Tiểu Văn thở dốc. Uông Trường Xích búng tay tách tách, nói:
- Âm nhạc!
Tiểu Văn nhìn quanh tìm kiếm. Đột nhiên Uông Trường Xích cất tiếng hát. Cậu hát một bài rất thời thượng lúc ấy, đó là bài “Chỉ cần em sống tốt hơn anh”. Lời ca vang lên: Chỉ cần em sống tốt hơn anh, Mọi khó khăn rồi sẽ qua nhanh… Cậu hát đi hát lại bài hát đến mấy lần, Tiểu Văn nghe và cảm thấy sự uất ức, tức giận trong lòng đã giảm đi rất nhiều, nói:
- Trước đây anh ăn cơm xong là nằm thẳng cẳng rồi, tồi nay sao anh lại hoạt bát, vui vẻ thế?
- Trước đây anh sai rồi, bắt đầu từ đêm nay, đêm nào anh cũng sẽ hát cho con nghe.
- Nghe anh hát có thay thế được cơm không?
- Chí ít thì cũng làm cho con thông minh thêm một tí.
- Dạy cho nó những trò vu vơ mệt đầu hại óc ấy làm gì, chi bằng dạy cho nó cách mát xa.
- Đừng nghĩ đến chuyện ấy nữa.
Uông Trường Xích đững dậy khóa cửa rồi đeo chìa khóa vào trong thắt lưng. Tiểu Văn nhìn chiếc chìa khóa lủng lẳng dao động, nói:
- Có tiền mà không cho em đi kiếm tiền, đúng là đồ điên, sống như thế này bao giờ cho hết khổ đây!
- Thiên tài được nuôi từ trong trứng nước mà có, từ nay về sau em đừng bao giờ bước chân đến chỗ bùn lầy nước đọng đó nữa.
Không còn cách nào khác, Tiểu Văn đành rửa ráy qua loa rồi leo lên giường ngủ. Nhưng khi Uông Trường Xích đã ngủ say, cô vẫn không hề chợp mắt. Nhìn vào hiện trạng thức ngủ này, người ta có thể ví hai người như hai quả bầu được bỏ chung vào trong một lu nước, một cái thì chìm xuống dưới đáy, một cái thì nổi dập dềnh trên mặt nước. Hình như ông trời cũng cố ý sắp đặt để một người thức canh chừng giấc ngủ cho người kia. Tiểu Văn tiếp tục có cảm giác như chiếc giường đang xoay tròn, trần nhà cũng bắt đầu đảo lộn, bóng đèn nê-ông treo lơ lửng giữa phòng chao đảo chao đảo rồi bỗng nhiên biến thành một cái cẳng chân, rồi từ một cái cẳng chân biến thành vô số cái cẳng chân, cẳng chân càng nhiều Tiểu Văn càng phấn khích, hình như bọn chúng đã biến thành những đồng nhân dân tệ của khách hàng. Nhưng, chìa khóa phòng vẫn còn đang trong tay của Uông Trường Xích, cho dù tiếng ngáy của cậu ta đang rất vang nhưng bàn tay vẫn nắm chặt chiếc chìa khóa. Tiểu Văn nhẹ nhàng vạch từng ngón tay của Uông Trường Xích và cuối cùng, bàn tay đã mở ra. Liếc nhìn đồng hồ báo thức trên đầu giường, đã hơn chín giờ, vẫn còn ba tiếng đồng hồ. Tiểu Văn bò dậy, thay quần áo rồi nhẹ nhàng mở cửa, biến vào bóng đêm.
Bữa cơm tối hôm sau, Uông Trường Xích muốn gây chuyện trong bữa ăn nhưng không hiểu sao cậu lại vỗ nhẹ lên bụng vợ rồi gắng gượng nặn ra một nụ cười, hỏi:
- Không đi không được sao?
- Không đi thì em sẽ choáng và ngủ không được, có đi em mới ngủ được đến trưa hôm sau.
- Tại sao lại như thế?
- Vì có thể kiếm được tiền, lòng mới yên.
- Thì ra em mắc bệnh choáng và ngất là vì không có tiền chứ không phải vì mang thai sao?
- Nói thật lòng, em choáng vì nghèo!
Uông Trường Xích đành phải chấp nhận sự thật như chấp nhận số mệnh đã định sẵn. Mỗi tối, sau khi ăn cơm Uông Trường Xích đều đưa Tiểu Văn đến khu mát xa rồi ngồi đợi tại tầng một khách sạn. Trong lúc chờ đợi, có khi cậu không cưỡng được cơn buồn ngủ bèn nhắm mắt ngủ ngon lành trên ghế salon đặt tại tiền sảnh khách sạn. Bảo vệ khách sạn thường đánh thức Uông Trường Xích và nói là không thể ngủ ở đấy, Uông Trường Xích cãi lý rằng không phải ghế salon lúc nào cũng bỏ trống hay sao. Đến lúc này nhân viên bảo vệ mới gắt lên:
- Nhìn bộ dạng của cậu, người ta đã sợ hãi mà bỏ chạy nên ghế salon mới trống đấy!
- Nhìn anh, tôi nhận ra hình như anh cũng xuất thân từ nông thôn, đúng không? Anh nên có một chút thông cảm với người nghèo chứ!
Nhân viên bảo vệ chỉ về phía hành lang. Uông Trường Xích đi về hành lang, ngồi bệt xuống sàn nhà, tựa lưng vào tường. Bảo vệ còn vươn cổ nhìn theo như sợ cậu đi lung tung, Uông Trường Xích còn cố nói thêm một câu:
- Vợ tôi đi ra, nhờ anh nói hộ với cô ấy là tôi ở đây.
Nhân viên bảo vệ rụt cổ vào và chỉ cần mấy phút sau, Uông Trường Xích đã có tiếp nối giấc ngủ đã bị đánh thức giữa chừng.