- Năm mươi nghìn, anh có biết chúng ta có thể làm gì với số tiền ấy không?
Tiểu Văn lay Uông Trường Xích tỉnh giấc, đưa một bàn tay lên. Nhờ ánh sáng yếu ớt từ ngoài đường hắt vào, Uông Trường Xích mơ hồ nhận ra vật trước mắt mình là một chiếc quạt, nhưng nhìn kĩ lại mới nhận ra đó là năm ngón tay. Sau khi Lưu Kiến Bình ghé qua, hầu như ngày nào Tiểu Văn cũng tự hành hạ tinh thần mình, nửa đêm khuya khoắt thường dựng Uông Trường Xích dậy dể nói về chuyện ấy. Uông Trường Xích nói:
- Không phải là Lưu Kiến Bình nói anh ta sẽ lấy hai mươi nghìn sao?
- Thế thì còn ba mươi nghìn. - Tiểu Văn bẻ gập hai ngón tay, ba ngón còn lại vẫn thẳng đứng. - Ba mươi nghìn cũng có thể xây một ngôi nhà bằng xi măng ở quê, đủ cho con mình có thể đi nhà trẻ cho đến khi tốt nghiệp trung học.
Tim Uông Trường Xích như bị xung điện, bởi Tiểu Văn đã nói trúng hiểm huyệt của cậu là cần phải có tiền để cho con đến trường, thứ nữa là xây nhà ở quê. Nhưng Uông Trường Xích vẫn do dự, tay phải vô ý thức mò xuống phía dưới cơ thể, nói:
- Có thể nó tạm thời bị mất cảm giác thôi, thêm thời gian nữa biết đâu lại tốt lên.
- Tốt cái cục cứt! Em đã giúp anh kích thích nó hàng nghìn lần rồi nhưng một chút phản ứng cũng không hề có.
- Có lẽ nào em không mong nó bình phục?
- Chỉ hy vọng thì được tích sự gì. Cần phải sống bằng thực tế. Anh xuất viện hơn một tháng rồi, không đòi bồi thường thì để lâu cứt trâu hóa bùn, lão chủ sẽ quên ngay.
- Biết đâu nó tốt lên thì sao, không phải lúc ấy anh biến thành kẻ lừa đảo sao?
- Bông liệu có luyện thành sắt được không? Không dễ gì có được cơ hội này, sao anh không nhanh chóng chộp lấy?
Tai nạn lao động bỗng chốc hóa thành thương phẩm, thành cơ hội để kiếm chác sao? Trong lòng Uông Trường Xích cảm thấy không có chút thoải mái nào. Cậu quay người qua phía bên kia, không tin rằng cái ấy của mình không thể mềm mãi như thế được, cho nên không mặn mà lắm với việc đòi bồi thường tổn thất tinh thần. Hình như trong đầu Uông Trường Xích đang nghĩ, nếu chấp nhận đòi bồi thường tổn thất tinh thần thì gần như không còn chút hy vọng nào. Vả lại, nếu đòi bồi thường thành công thì suốt cuộc đời còn lại, cậu còn mặt mũi nào mà cứng lên được nữa. Do vậy, cho dù Tiểu Văn có khuyên, có buộc, có van nài…, Uông Trường Xích cũng không chịu mang cái bộ phận sinh dục tật nguyền ấy đến tìm lão chủ, ngược lại còn bí mật đến bệnh viện kiểm tra mấy lần.
Bác sĩ cho một đống thuốc, cậu giấu nhẹm và lén lút uống sau lưng Tiểu Văn, mỗi lần uống thuốc là mỗi lần cảm thấy xấu hổ như chính mình đang lén lút thưởng thức sơn hào hải vị mà không cho Tiểu Văn cũng hưởng thụ. Uống thuốc được nửa tháng, bộ phận ấy vẫn cứ mềm nhũn như bông, trong lòng Uông Trường Xích đã có phần chua chát và thất vọng, nhưng vẫn không chịu từ bỏ ý định, bèn tìm đến thầy thuốc Đông y, tiếp tục mang về một núi thuốc. Uống thuốc Đông y cần phải sắc thuốc, do vậy mà không thể giấu được Tiểu Văn nữa. Mỗi ngày, sau khi ăn tối xong, Uông Trường Xích bắc nồi thuốc lên và đun. Mùi thuốc bay ra từ chiếc nồi đất nồng nặc cả căn phòng, thấm vào quần áo, gối chăn. Tiểu Văn thường bịt mũi hỏi:
- Đống thuốc ấy liệu có làm cho cái ấy cứng lên không?
- Không làm được thì anh uống làm quái gì?
- Bọn họ chỉ lừa anh để kiếm mấy đồng thôi. - Tiểu Văn cười nhạt, nói.
Thực ra thì Uông Trường Xích đã nghĩ đến chuyện ấy, nhưng nếu xem tất cả thầy thuốc đều là kẻ lừa đảo, tất cả thuốc đều là giả thì hóa ra cậu không còn chút hy vọng nào để mà bấu víu hay sao? Sau khi uống thuốc Đông y được mười mấy ngày, bộ phận sinh dục của Uông Trường Xích vẫn nguyên trạng như xưa, có điều cậu vẫn chưa tuyệt vọng, cho rằng không phải là thuốc tồi mà là hàm lượng chưa đủ. Nghĩ vậy, Uông Trường Xích bèn tăng số lượng mỗi ngày. Tiếng húp thuốc òng ọc của Uông Trường Xích khiến toàn thân Tiểu Văn nổi da gà, làm như người đang uống thuốc là cô ấy chứ không phải Uông Trường Xích. Mỗi khi chuẩn bị uống thuốc, Uông Trường Xích đều bảo Tiểu Văn bịt tai lại, chờ cho đến khi cậu uống hết bát thuốc mới bỏ tay ra. Ban ngày, Uông Trường Xích đổ thuốc vào một chai nhựa mang đến công trường để uống. Lưu Kiến Bình thấy Uông Trường Xích uống thuốc thì vỗ vai cậu, nói:
- Tiếng uống thuốc có to, có vang đến mấy cũng không có nghĩa là thuốc càng có công hiệu. Cậu phải đi đòi bồi thường thôi.
Uông Trường Xích lắc đầu thật mạnh, mạnh đến nỗi có những tiếng rôm rốp phát ra từ cổ.
Ngày ấy, Uông Trường Xích nhận được thư chuyển tiền từ Uông Hòe gửi đến, trong đó ghi là một nghìn đồng, nơi gửi đi là cục bưu huyện. Tờ giấy mỏng manh ấy lại có sức nặng ghê gớm khiến những ngón tay đang cầm nó bỗng nhiên đau nhức khôn cùng. Từ khi vào thành phố đến giờ, Uông Trường Xích chưa hề gửi về nông thôn lấy một đồng, đến bây giờ, nông thôn lại gửi ngược tiền lên cho thành phố, trên đời này còn có chuyện gì đáng buồn cười hơn nữa không? Uông Trường Xích trốn vào một góc khuất của công trường ôm mặt khóc, khóc xong thì gửi tiền quay trở lại, còn thêm vào đó một nghìn đồng. Mười ngày sau, chú Hai viết thư đến:
…Một tháng trước, bố mẹ cháu đã rời khỏi thôn Cốc Lý, nói là lên thành phố để sống chung với cháu. Nhận được thư và tiền cháu gửi, chú mới biết là họ không sống cùng với cháu…
Như bị phang một gậy vào đầu, Uông Trường Xích choáng váng, choáng váng còn hơn cả lúc cậu chuẩn bị rơi xuống khỏi giàn giáo. Đêm ấy, Uông Trường Xích quay về nhà trọ mà trên tay không có gì, ngay cả hộp cơm của nhà ăn và bình nước thuốc cũng quên béng. Tiểu Văn cảm thấy kỳ lạ, thừa lúc Uông Trường Xích vào nhà vệ sinh, Tiểu Văn lục lọi túi áo chồng, cuối cùng tìm thấy thư của chú Hai. Cô đọc đến hai lần, đại khái cũng hiểu được ý tứ, liền đến gõ cửa nhà vệ sinh. Bên trong khóa chặt và hình như ở trong ấy, Uông Trường Xích không tắm cũng không tiểu tiện, không đại tiện mà hình như cậu vào nhà vệ sinh để tránh cái nhìn của Tiểu Văn mà thôi. Tiểu Văn nói:
- Em biết bố mẹ ở đâu.
Uông Trường Xích vốn muốn giấu Tiểu Văn chuyện này, nhưng không ngờ là cô ấy còn viết cả đáp án, bèn rời khỏi nhà vệ sinh, giật lá thư trên tay Tiểu Văn, nói:
- Em xem không hiểu thì xem làm gì?
- Họ nhất định đang đi ăn xin ở thị trấn huyện!
Uông Trường Xích vung tay tát mạnh vào mặt Tiểu Văn nhưng cô vẫn nói tiếp:
- Ngoài việc ăn xin thì bố mẹ không còn cách kiếm tiền nào khác đâu.
- Nói thối như cứt!
Uông Trường Xích sa sầm nét mặt, Tiểu Văn biết mình đã quá lời nhưng cô không nín được, làm sao nín được khi phát hiện được một việc trọng đại như thế của người khác.
- Thực ra thì ăn xin có gì là không tốt nào, chí ít cũng có thể tự nuôi sống bản thân mình, so với việc nằm há miệng chờ sung vẫn còn tốt hơn nhiều lần.
- Biết dâu là bố mẹ đang bán đậu phụ? Em không biết đây thôi, mẹ anh làm đậu phụ vừa trắng vừa mềm.
- Lấy đâu ra vốn?
- Mượn.
- Ngay cả chú Hai mà bố mẹ cũng chẳng mượn tiền thì còn có thể mượn ai?
Đúng là mất mặt. - Uông Trường Xích nghĩ - Ở huyện có biết bao nhiêu là bạn học, thầy giáo, nếu họ trông thấy bố mẹ mình đi ăn xin thì họ không chửi bố mà chửi thế hệ sau của bố mẹ. Thảo nào lâu nay tai mình cứ lùng bùng, thi thoảng lại nóng lên, thì ra đó là do tiếng chửi của họ ở huyện vắng đến theo kiểu thần giao cách cảm. Một cách vô ý thức, Uông Trường Xích đưa tay sờ lên tai và hình như có cảm giác nóng bừng ở những ngón tay. Ăn cơm tối xong, lỗ tai vẫn chưa hạ cơn nhiệt, Uông Trường Xích đột nhiên rùng mình như thể cả thế giới này đang đưa tay miết vào xương sống của cậu. Uông Trường Xích tìm một chiếc túi mềm, nhét mấy bộ quần áo vào, chuẩn bị làm một chuyến về quê. Tiểu Văn nói:
- Cho dù anh có về thì có thể giải quyết được vấn đề gì?
- Tìm bố mẹ, đưa họ về quê.
- Về quê thì kiếm đâu ra tiền, không có tiền thì nhà đâu mà ở.
- Không phải là chúng ta đang có tiền sao? Số tiền ấy cũng đủ cho họ xây một căn nhà hai tầng.
Nói xong, Uống Trường Xích mở rương lấy sổ tiết kiệm. Tiểu Văn nói:
- Anh mang hết tiền đi thì sinh con ra lấy gì nuôi? Anh không có ý định để tôi tự sinh tự nuôi con đấy chứ?
Những ngón tay của Uông Trường Xích cầm cuốn sổ như đang nóng lên dần dần, cuốn sổ cũng đã nóng lên, những ngón tay bắt đầu run rẩy, cuốn sổ cũng run rẩy. Do dự một lát, Uông Trường Xích nhét cuốn sổ về chỗ cũ. Tiểu Văn nói:
- Anh về tay không, không có đồng nào đưa cho bố mẹ thì có ích gì? Chờ cho anh quay lại thành phố, họ sẽ tiếp tục đi ăn xin mà thôi.
- Thế em bảo anh phải làm gì bây giờ? - Uông Trường Xích đi đi lại lại, nóng ruột hỏi.
- Em có một cách.
- Cách gì? - Uông Trường Xích đứng im.
- Đem toàn bộ tiền tiết kiệm đưa cho bố mẹ, nhưng sau khi quay lại, anh phải đến chỗ lão chủ đòi bồi thường tổn thất về tinh thần. Như vậy, chúng ta vừa có thể xây nhà ở quê, vừa có tiền để sinh con ở đây.
Chỉ có cách ấy là có khả năng thực hiện nhất - Uông Trường Xích nghĩ – Có điều từ trong sâu thẳm tâm hồn cậu luôn luôn có một ý nghĩ chống lại chuyện này. Ngoài việc không muốn thừa nhận là mình đã thất bại ra, Uông Trường Xích còn không muốn gõ cửa các cơ quan công quyền. Từ xưa đến nay cậu chưa hề có niềm tin vào chuyện đòi quyền lợi cá nhân mà có dính dáng tới những kẻ có tiền hoặc có thế lực. Có lẽ đây mới là nguyên nhân chân chính khiến cậu tự nguyện uống thuốc lâu nay, tuy biết là nó sẽ không có hiệu quả gì nhưng đó là cách cậu kéo dài thời gian nhằm tránh né việc đòi bồi thường. Uông Trường Xích đứng trước rương lâu lắm nhưng không dám vươn tay như sợ cuốn sổ tiết kiệm ấy vẫn còn nóng và đốt cháy tay mình.
Tiểu Văn lay Uông Trường Xích tỉnh giấc, đưa một bàn tay lên. Nhờ ánh sáng yếu ớt từ ngoài đường hắt vào, Uông Trường Xích mơ hồ nhận ra vật trước mắt mình là một chiếc quạt, nhưng nhìn kĩ lại mới nhận ra đó là năm ngón tay. Sau khi Lưu Kiến Bình ghé qua, hầu như ngày nào Tiểu Văn cũng tự hành hạ tinh thần mình, nửa đêm khuya khoắt thường dựng Uông Trường Xích dậy dể nói về chuyện ấy. Uông Trường Xích nói:
- Không phải là Lưu Kiến Bình nói anh ta sẽ lấy hai mươi nghìn sao?
- Thế thì còn ba mươi nghìn. - Tiểu Văn bẻ gập hai ngón tay, ba ngón còn lại vẫn thẳng đứng. - Ba mươi nghìn cũng có thể xây một ngôi nhà bằng xi măng ở quê, đủ cho con mình có thể đi nhà trẻ cho đến khi tốt nghiệp trung học.
Tim Uông Trường Xích như bị xung điện, bởi Tiểu Văn đã nói trúng hiểm huyệt của cậu là cần phải có tiền để cho con đến trường, thứ nữa là xây nhà ở quê. Nhưng Uông Trường Xích vẫn do dự, tay phải vô ý thức mò xuống phía dưới cơ thể, nói:
- Có thể nó tạm thời bị mất cảm giác thôi, thêm thời gian nữa biết đâu lại tốt lên.
- Tốt cái cục cứt! Em đã giúp anh kích thích nó hàng nghìn lần rồi nhưng một chút phản ứng cũng không hề có.
- Có lẽ nào em không mong nó bình phục?
- Chỉ hy vọng thì được tích sự gì. Cần phải sống bằng thực tế. Anh xuất viện hơn một tháng rồi, không đòi bồi thường thì để lâu cứt trâu hóa bùn, lão chủ sẽ quên ngay.
- Biết đâu nó tốt lên thì sao, không phải lúc ấy anh biến thành kẻ lừa đảo sao?
- Bông liệu có luyện thành sắt được không? Không dễ gì có được cơ hội này, sao anh không nhanh chóng chộp lấy?
Tai nạn lao động bỗng chốc hóa thành thương phẩm, thành cơ hội để kiếm chác sao? Trong lòng Uông Trường Xích cảm thấy không có chút thoải mái nào. Cậu quay người qua phía bên kia, không tin rằng cái ấy của mình không thể mềm mãi như thế được, cho nên không mặn mà lắm với việc đòi bồi thường tổn thất tinh thần. Hình như trong đầu Uông Trường Xích đang nghĩ, nếu chấp nhận đòi bồi thường tổn thất tinh thần thì gần như không còn chút hy vọng nào. Vả lại, nếu đòi bồi thường thành công thì suốt cuộc đời còn lại, cậu còn mặt mũi nào mà cứng lên được nữa. Do vậy, cho dù Tiểu Văn có khuyên, có buộc, có van nài…, Uông Trường Xích cũng không chịu mang cái bộ phận sinh dục tật nguyền ấy đến tìm lão chủ, ngược lại còn bí mật đến bệnh viện kiểm tra mấy lần.
Bác sĩ cho một đống thuốc, cậu giấu nhẹm và lén lút uống sau lưng Tiểu Văn, mỗi lần uống thuốc là mỗi lần cảm thấy xấu hổ như chính mình đang lén lút thưởng thức sơn hào hải vị mà không cho Tiểu Văn cũng hưởng thụ. Uống thuốc được nửa tháng, bộ phận ấy vẫn cứ mềm nhũn như bông, trong lòng Uông Trường Xích đã có phần chua chát và thất vọng, nhưng vẫn không chịu từ bỏ ý định, bèn tìm đến thầy thuốc Đông y, tiếp tục mang về một núi thuốc. Uống thuốc Đông y cần phải sắc thuốc, do vậy mà không thể giấu được Tiểu Văn nữa. Mỗi ngày, sau khi ăn tối xong, Uông Trường Xích bắc nồi thuốc lên và đun. Mùi thuốc bay ra từ chiếc nồi đất nồng nặc cả căn phòng, thấm vào quần áo, gối chăn. Tiểu Văn thường bịt mũi hỏi:
- Đống thuốc ấy liệu có làm cho cái ấy cứng lên không?
- Không làm được thì anh uống làm quái gì?
- Bọn họ chỉ lừa anh để kiếm mấy đồng thôi. - Tiểu Văn cười nhạt, nói.
Thực ra thì Uông Trường Xích đã nghĩ đến chuyện ấy, nhưng nếu xem tất cả thầy thuốc đều là kẻ lừa đảo, tất cả thuốc đều là giả thì hóa ra cậu không còn chút hy vọng nào để mà bấu víu hay sao? Sau khi uống thuốc Đông y được mười mấy ngày, bộ phận sinh dục của Uông Trường Xích vẫn nguyên trạng như xưa, có điều cậu vẫn chưa tuyệt vọng, cho rằng không phải là thuốc tồi mà là hàm lượng chưa đủ. Nghĩ vậy, Uông Trường Xích bèn tăng số lượng mỗi ngày. Tiếng húp thuốc òng ọc của Uông Trường Xích khiến toàn thân Tiểu Văn nổi da gà, làm như người đang uống thuốc là cô ấy chứ không phải Uông Trường Xích. Mỗi khi chuẩn bị uống thuốc, Uông Trường Xích đều bảo Tiểu Văn bịt tai lại, chờ cho đến khi cậu uống hết bát thuốc mới bỏ tay ra. Ban ngày, Uông Trường Xích đổ thuốc vào một chai nhựa mang đến công trường để uống. Lưu Kiến Bình thấy Uông Trường Xích uống thuốc thì vỗ vai cậu, nói:
- Tiếng uống thuốc có to, có vang đến mấy cũng không có nghĩa là thuốc càng có công hiệu. Cậu phải đi đòi bồi thường thôi.
Uông Trường Xích lắc đầu thật mạnh, mạnh đến nỗi có những tiếng rôm rốp phát ra từ cổ.
Ngày ấy, Uông Trường Xích nhận được thư chuyển tiền từ Uông Hòe gửi đến, trong đó ghi là một nghìn đồng, nơi gửi đi là cục bưu huyện. Tờ giấy mỏng manh ấy lại có sức nặng ghê gớm khiến những ngón tay đang cầm nó bỗng nhiên đau nhức khôn cùng. Từ khi vào thành phố đến giờ, Uông Trường Xích chưa hề gửi về nông thôn lấy một đồng, đến bây giờ, nông thôn lại gửi ngược tiền lên cho thành phố, trên đời này còn có chuyện gì đáng buồn cười hơn nữa không? Uông Trường Xích trốn vào một góc khuất của công trường ôm mặt khóc, khóc xong thì gửi tiền quay trở lại, còn thêm vào đó một nghìn đồng. Mười ngày sau, chú Hai viết thư đến:
…Một tháng trước, bố mẹ cháu đã rời khỏi thôn Cốc Lý, nói là lên thành phố để sống chung với cháu. Nhận được thư và tiền cháu gửi, chú mới biết là họ không sống cùng với cháu…
Như bị phang một gậy vào đầu, Uông Trường Xích choáng váng, choáng váng còn hơn cả lúc cậu chuẩn bị rơi xuống khỏi giàn giáo. Đêm ấy, Uông Trường Xích quay về nhà trọ mà trên tay không có gì, ngay cả hộp cơm của nhà ăn và bình nước thuốc cũng quên béng. Tiểu Văn cảm thấy kỳ lạ, thừa lúc Uông Trường Xích vào nhà vệ sinh, Tiểu Văn lục lọi túi áo chồng, cuối cùng tìm thấy thư của chú Hai. Cô đọc đến hai lần, đại khái cũng hiểu được ý tứ, liền đến gõ cửa nhà vệ sinh. Bên trong khóa chặt và hình như ở trong ấy, Uông Trường Xích không tắm cũng không tiểu tiện, không đại tiện mà hình như cậu vào nhà vệ sinh để tránh cái nhìn của Tiểu Văn mà thôi. Tiểu Văn nói:
- Em biết bố mẹ ở đâu.
Uông Trường Xích vốn muốn giấu Tiểu Văn chuyện này, nhưng không ngờ là cô ấy còn viết cả đáp án, bèn rời khỏi nhà vệ sinh, giật lá thư trên tay Tiểu Văn, nói:
- Em xem không hiểu thì xem làm gì?
- Họ nhất định đang đi ăn xin ở thị trấn huyện!
Uông Trường Xích vung tay tát mạnh vào mặt Tiểu Văn nhưng cô vẫn nói tiếp:
- Ngoài việc ăn xin thì bố mẹ không còn cách kiếm tiền nào khác đâu.
- Nói thối như cứt!
Uông Trường Xích sa sầm nét mặt, Tiểu Văn biết mình đã quá lời nhưng cô không nín được, làm sao nín được khi phát hiện được một việc trọng đại như thế của người khác.
- Thực ra thì ăn xin có gì là không tốt nào, chí ít cũng có thể tự nuôi sống bản thân mình, so với việc nằm há miệng chờ sung vẫn còn tốt hơn nhiều lần.
- Biết dâu là bố mẹ đang bán đậu phụ? Em không biết đây thôi, mẹ anh làm đậu phụ vừa trắng vừa mềm.
- Lấy đâu ra vốn?
- Mượn.
- Ngay cả chú Hai mà bố mẹ cũng chẳng mượn tiền thì còn có thể mượn ai?
Đúng là mất mặt. - Uông Trường Xích nghĩ - Ở huyện có biết bao nhiêu là bạn học, thầy giáo, nếu họ trông thấy bố mẹ mình đi ăn xin thì họ không chửi bố mà chửi thế hệ sau của bố mẹ. Thảo nào lâu nay tai mình cứ lùng bùng, thi thoảng lại nóng lên, thì ra đó là do tiếng chửi của họ ở huyện vắng đến theo kiểu thần giao cách cảm. Một cách vô ý thức, Uông Trường Xích đưa tay sờ lên tai và hình như có cảm giác nóng bừng ở những ngón tay. Ăn cơm tối xong, lỗ tai vẫn chưa hạ cơn nhiệt, Uông Trường Xích đột nhiên rùng mình như thể cả thế giới này đang đưa tay miết vào xương sống của cậu. Uông Trường Xích tìm một chiếc túi mềm, nhét mấy bộ quần áo vào, chuẩn bị làm một chuyến về quê. Tiểu Văn nói:
- Cho dù anh có về thì có thể giải quyết được vấn đề gì?
- Tìm bố mẹ, đưa họ về quê.
- Về quê thì kiếm đâu ra tiền, không có tiền thì nhà đâu mà ở.
- Không phải là chúng ta đang có tiền sao? Số tiền ấy cũng đủ cho họ xây một căn nhà hai tầng.
Nói xong, Uống Trường Xích mở rương lấy sổ tiết kiệm. Tiểu Văn nói:
- Anh mang hết tiền đi thì sinh con ra lấy gì nuôi? Anh không có ý định để tôi tự sinh tự nuôi con đấy chứ?
Những ngón tay của Uông Trường Xích cầm cuốn sổ như đang nóng lên dần dần, cuốn sổ cũng đã nóng lên, những ngón tay bắt đầu run rẩy, cuốn sổ cũng run rẩy. Do dự một lát, Uông Trường Xích nhét cuốn sổ về chỗ cũ. Tiểu Văn nói:
- Anh về tay không, không có đồng nào đưa cho bố mẹ thì có ích gì? Chờ cho anh quay lại thành phố, họ sẽ tiếp tục đi ăn xin mà thôi.
- Thế em bảo anh phải làm gì bây giờ? - Uông Trường Xích đi đi lại lại, nóng ruột hỏi.
- Em có một cách.
- Cách gì? - Uông Trường Xích đứng im.
- Đem toàn bộ tiền tiết kiệm đưa cho bố mẹ, nhưng sau khi quay lại, anh phải đến chỗ lão chủ đòi bồi thường tổn thất về tinh thần. Như vậy, chúng ta vừa có thể xây nhà ở quê, vừa có tiền để sinh con ở đây.
Chỉ có cách ấy là có khả năng thực hiện nhất - Uông Trường Xích nghĩ – Có điều từ trong sâu thẳm tâm hồn cậu luôn luôn có một ý nghĩ chống lại chuyện này. Ngoài việc không muốn thừa nhận là mình đã thất bại ra, Uông Trường Xích còn không muốn gõ cửa các cơ quan công quyền. Từ xưa đến nay cậu chưa hề có niềm tin vào chuyện đòi quyền lợi cá nhân mà có dính dáng tới những kẻ có tiền hoặc có thế lực. Có lẽ đây mới là nguyên nhân chân chính khiến cậu tự nguyện uống thuốc lâu nay, tuy biết là nó sẽ không có hiệu quả gì nhưng đó là cách cậu kéo dài thời gian nhằm tránh né việc đòi bồi thường. Uông Trường Xích đứng trước rương lâu lắm nhưng không dám vươn tay như sợ cuốn sổ tiết kiệm ấy vẫn còn nóng và đốt cháy tay mình.