Về đến thị trấn huyện, Uông Trường Xích sục sạo nát tung tất cả các đường phố, bến xe, bến tàu, rạp chiếu phim, chợ búa, quán ăn… nói chung là những nơi có khả năng tập trung đông người là cậu không hề bỏ qua, thậm chí là những thùng rác trên các đường phố, gốc cây, trụ điện cũng không bỏ sót nhưng tuyệt nhiên không hề trông thấy bóng dáng của Uông Hòe. Nhưng lạ thay, tìm không thấy thì Uông Trường Xích càng vui vì cho rằng Uông Hòe không luân lạc trong đám hành khất, nghĩ rằng ông trời vẫn còn để ngỏ một đáp án mà buộc lòng cậu phải giải đáp cho được. Nhưng bước sang ngày thứ ba, khi bước chân Uông Trường Xích chỉ còn cách cổng lớn của trường Tiểu học số 2 khoảng mười mét, cậu phát hiện một bóng người đang lồm cồm bò dưới đất. Cái bóng dáng ấy quá quen thuộc. Bóng dáng ấy đã từng cao lớn, từng khôi ngô, từng dũng cảm, từng lương thiện, từng trí tuệ, từng thơm ngát… nhưng lúc này chẳng khác một con chó ghẻ co rúm dưới đất với một bộ quần áo rách tươm khoác trên người, đầu tóc vừa dài vừa rối vừa bẩn, mặt và tay chân dính đầy bùn. Trước mặt cái bóng ấy có một chiếc bát sắt đã biến dạng không còn hình thù gì nữa, sơn cũng tróc gần hết. Những người đứng tuổi đi ngang qua đường đều liếc mắt nhìn nhưng hình như họ chẳng thấy gì, nhưng đôi ba cô cậu học trò tiểu học đã trông thấy liền đòi tiền lẻ từ bố mẹ chúng quẳng vào bát sắt. Tiền giấy khi rơi xuống bát không phát ra âm thanh nào, nhưng tiền xu thì cứ kêu keng keng… Những tiếng kêu ấy khiến trái tim Uông Trường Xích nhói đau, cho dù cậu vẫn đứng ở phía bên kia đường, cho dù nói một cách chính xác thì cậu không hề nghe thấy tiếng keng keng nào cả.
Bởi người đi lại quá đông nên Uông Trường Xích không đủ dũng cảm để tiếp cận với Uông Hòe. Cậu nấp sau một gốc cây xa xa quan sát, cắn răng mím lợi chịu đựng nhưng nước mắt lại không nghe mệnh lệnh chế ngự từ đầu óc cậu cứ trào ra, một giọt chảy ra là một lần đưa tay lên quẹt, trong lòng mong ước sao có thể dùng tay quẹt như quẹt nước mắt là cảnh tượng trước mắt sẽ biến mất trên đường phố. Như có một linh cảm nào đó, đang nằm dưới đất đột nhiên Uông Hòe ngẩng đầu dậy nhìn về phía Uông Trường Xích đang nấp. Lúc này Uông Trường Xích mới nhìn rõ mặt bố mình, một gương mặt vừa đen vừa hốc hác, đôi mắt nhỏ lại một cách bất ngờ, hốc mắt đen sì, râu ria lởm chởm. Uông Trường Xích đập đầu vào thân cây, một cái, hai cái, ba cái…, một vài miếng vỏ cây nhỏ tách khỏi thân cây rơi xuống đất. Uông Hòe quan sát một hồi lâu, hình như không phát hiện ra điều gì khác thường, đầu cúi xuống sát đất như cũ. Từ trong trường, tiếng chuông báo hiệu vào lớp đã vang lên, người trên phố dần dần thưa thớt, Uông Trường Xích lau khô nước mắt, rời khỏi gốc cây đi đến trước mặt Uông Hòe, ném hai mươi nghìn đồng vào trong chiếc bát. Hình như chiếc bát không dám đón nhận số tiền lớn đến như vậy, nghiêng qua một bên, lăn đến gần bàn tay Uông Hòe. Đôi tay Uông Hòe run rẩy, từ từ ngẩng đầu lên nhìn, một cái nhìn hầu như không biểu hiện cảm xúc gì, chỉ thấy đôi mắt nheo nheo hấp háy như gặp phải một luồn ánh sáng chiếu ngược. Nhưng rất nhanh sau đó, từ trong hai hốc mắt thâm quầng, hai dòng nước mắt bắt đầu lăn ra, những thớ thịt trên gương mặt nhăn nheo đen sì bắt đầu co giật, cười chẳng ra cười mà khóc cũng chẳng ra khóc. Cơn co giật trên mắt cũng qua rất nhanh, hai dòng nước mắt cũng chỉ dừng lại ở gò má mà không đủ để rơi xuống đất. Nhìn thẳng vào khuôn mặt khô khốc ấy, đôi mắt Uông Trường Xích vừa được lau khô nhanh chóng ướt đầm lại như cũ. Cậu quỳ xuống, ôm lấy Uông Hòe, gọi:
- Bố…
Hình như con đê ngăn nước mắt của Uông Hòe đã bị tiếng gọi ấy phá vỡ, ngay lập tức nước mắt trào ra,,chảy qua đồng bằng, chảy qua núi cao và cuối cùng thấm vào lòng đất khô bỏng.
- Mẹ đâu?
Uông Hòe đưa tay chỉ về phía con ngõ hẹp phía đối diện. Uông Trường Xích ôm chặt Uông Hòe đi vào ngõ. Cậu không tưởng tượng được rằng Uông Hòe lại nhẹ đến chừng ấy, cũng không thể tưởng tượng được rằng Uông Hòe lại nhỏ đến chừng ấy, chẳng khác nào một đứa trẻ lên bảy lên tám. Uông Hòe càng nhẹ, Uông Trường Xích càng đau lòng, Uông Hòe càng nhỏ, Uông Trường Xích càng thương xót.
Họ thuê một phòng trọ nhỏ khoảng mười mét vuông trong hẻm. Trên ngạch cửa sổ hướng ra đường có bày một hàng chai thủy tinh, trong các chai là nước đủ màu sắc đỏ vàng xanh lục trắng đen tím… Đó là những màu sắc mà hai người nhặt được khi người ta vất bột màu còn thừa khi sơn nhà vào thùng rác, hòa nước đổ vào chai để trang điểm cho căn phòng trọ. Cửa phòng đang khép, trên khung cửa có treo một chiếc chuông gió đã cũ mèm, vành chuông bằng đồng đã bị oxi hóa ăn mòn lỗ chỗ, vừa nhìn thì biết ngay là đồ nhặt được từ thùng rác. Trong phòng có một chiếc giường, chiếc xe lăn đặt ngay bên cạnh giường, bếp đặt cạnh cửa sổ, bên dưới chất chồng những giấy vụn và không biết cơ man nào là đồ linh tinh. Uông Trường Xích bế Uông Hòe đặt lên trên ghế lăn, vừa quay đầu lại đã thấy Lưu Song Cúc đứng bên song cửa. Thân hình Lưu Song Cúc gần như che lấp hoàn toàn ánh sáng từ bên ngoài rọi vào, những đường nét gầy guộc của cơ thể bà hiện qua lần áo quần mỏng tang đập ngay vào mắt Uông Trường Xích khiến cậu chỉ kịp kêu một tiếng “Mẹ” rồi khóc nấc. Lưu Song Cúc lặng người đến mấy giây, chiếc túi đựng vải vụn và kim chỉ trên tay rơi xuống đất. Uông Trường Xích cúi xuống nhặt lên. Lưu Song Cúc đưa tay chùi nước mắt. Uông Trường Xích đặt chiếc túi lên giường. Lưu Song Cúc nói:
- Con về rồi ư?
- Về rồi.
Lưu Song Cúc không ngừng lau nước mắt.
Uông Trường Xích đưa cho Lưu Song Cúc mấy tờ khăn giấy.
Lưu Song Cúc ấp khăn giấy lên mặt.
Uông Trường Xích dắt Lưu Song Cúc vào phòng.
Lưu Song Cúc ngồi xuống giường, hắt hơi mấy cái, lau khô nước mắt.
- Da mặt con hơi vàng, có bị bệnh gì không?
- Không.
- Có bị thương không?
- Không.
- Còn Tiểu Văn?
- Hai tháng nữa sinh.
- Cháu không sao chứ?
- Không sao.
- Không sao là tốt rồi. Mẹ nấu cơm cho con ăn nhé.
Vừa nấu cơ, Lưu Song Cúc vừa kể lể sự tình, nói:
- Đi ăn xin là ý định của bố. Một tháng trước, ông ấy lén lút đem mấy con gà đi bán. Mẹ từ ngoài đồng về, nghĩ là gà bị người ta ăn trộm nên cắm ba cây hương trước chuồng gà, đốt một ít vàng mã chuẩn bị lên tiếng chửi. Đó là thói quen rất lâu đời, người nông thôn tin là chỉ cần đốt hương và vàng mã chửi là kẻ ăn trộm gà sẽ gặp báo ứng. Mẹ chỉ có thể mong kẻ trộm bị đau bụng, không nhất thiết phải đau đến độ đi bệnh viện, chỉ mong hắn bị đau đến độ biết mình đã sai, đau đến độ lén đem gà trả lại cho mẹ thôi. Nhưng mẹ chưa kịp mở miệng chửi thì ông ấy đã mang ra một xấp tiền. Vừa trông thấy là mẹ đã biết ngay chuyện gì đã xảy ra, nói ông muốn bán thì cứ bán nhưng sao không chừa lại lấy một con, ông ấy chỉ nhìn lên sườn núi, nhìn những con chim đang bay, nhìn mặt trời đang lặn mà không nói năng gì. Mẹ dập tắt ba nén hương, hỏi ông ấy câm hay sao vậy. Nghe mẹ hỏi nhưng đầu ông ấy cũng không hề ngoái lại, chỉ nói bán gà là để gửi tiền cho con. Nghe nói ông ấy định gửi tiền cho con nên mẹ không nói thêm gì nữa.
Câu chuyện được Lưu Song Cúc kể đứt đứt nối nối, Uông Trường Xích chỉ nhớ được những thông tin căn bản như sau: Một tuần sau, Uông Hòe mang hai con lợn vừa mới lớn bán nốt. Lưu Song Cúc ngồi trước chuồng lợn trống không khóc một trận như mưa như gió, nói:
- Bước tiếp theo là ông bán cả tôi nữa phải không?
- Bà nhìn kĩ đôi chân tôi đây này.
- Lưu Song Cúc nhìn kĩ và nhận ra là đôi chân của Uông Hòe đã teo lại, nhỏ hơn ngày trước rất nhiều, bắp chân chỉ bằng một vòng của hai ngón tay chụm lại, đùi cũng chẳng khá hơn bao nhiêu. Nhìn đi nhìn lại, chỉ thấy đôi chân giống như hai que củi nhưng tìm mãi vẫn không thấy được lý do bán hai con lợn. Uông Hòe nói:
- Hai chân tôi đã biến đi đâu rồi? Bị thời gian làm cho bốc hơi rồi phải không? Thời gian cũng đã biến đi đâu rồi? Bị tôi để trôi qua quá lãng phí rồi. Nếu tôi không ra tay thì e rằng tôi sẽ chết già ở cái xó xỉnh chết tiệt này thôi. Lương thực ở cái xó xỉnh này không đáng giá đồng bạc, gia súc cũng không có được mấy đồng, ngay cả tính mạng con người cũng chẳng là cái đếch gì cả. Lão đây không muốn ở thêm ngày nào nữa.
Lưu Song Cúc đã nghe quen cách nói huyên thuyên của Uông Hòe nên nghĩ rằng cũng giống như những lần trước, lần này chẳng qua cũng chỉ là những lời nói cho bõ tức, để trút gánh nặng tâm lý thôi, không ngờ là Uông Hòe làm thật, bắt đầu lăn xe chuẩn bị thu dọn hành lý. Quần áo, giấy chứng minh nhân dân của Uông Hòe, kể cả tiền bạc vốn được cất trong một cái rương, thường ngày chỉ để tiện sử dụng, chiếc rương này đucợ đặt dưới đất, bên cạnh giường, nhưng sau khi Uông Hòe bắt đầu thu dọn hành lý, Lưu Song Cúc đã dùng hết sức bê chiếc rương lên đặt trên nóc tủ, lại còn thay cả ổ khóa. Nếu không có Lưu Song Cúc giúp đỡ thì tay Uông Hòe không thể nào với tới, mà nếu có với tới đi chăng nữa thì cũng không thể mở được khóa để lấy các vật dụng bên trong ra. Những vật dụng không mấy quan trọng như bàn chải đánh răng, chiếc bát sứt mẻ đã được Uông Hòe cho vào một chiếc túi, nhưng quần áo, chứng minh nhân dân và đặc biệt là tiền thì Uông Hòe không thể nào lấy ra khỏi rương để cho vào túi được. Ngày nào cũng thế, Lưu Song Cúc tiếp tục ra ruộng, lên rẫy để cuốc cuốc trông trồng bởi vì đối với bà, không có cách sống nào khác ngoài việc bám vào đất.
Khi Lưu Song Cúc đi làm, Uông Hòe gọi Lưu Bách Điều và Vương Đông tới để nhờ họ lấy chiếc rương trên nóc tủ xuống. Cả hai đều lắc đầu thoái thác, nói Lưu Song Cúc đã căn dặn họ là ai dám tiếp tay cho Uông Hòe lên thành phố là giasnt iếp làm hại ông, khiến ông ăn không đủ no mặc không đủ ấm, sống không bằng chó bằng lợn. Lúc ấy, Uông Hòe cười nhạt nói:
- Thảo nào hai người phải chịu nghèo khổ từ xưa đến nay. Thì ra nguyên nhân khiến hai người phải nghéo là vì kiến thức quá hẹp hòi. Tôi lên thành phố là để hưởng phúc với thằng Xích, tôi vừa nghe tin là nó đã phát tài to rồi.
Cho dù Uông Hòe có vẽ hươu tán vượn về Uông Trường Xích bao nhiêu đi nữa thì Lưu Bách Điều và Vương Đông cũng không chịu lấy cái rương xuống. Uông Hòe nghĩ, cầu cạnh người khác không bằng tự mình ra tay. Ông bèn tìm một chiếc gậy tre, mỗi ngày đẩy chiếc rương cho nó xê dịch một tí, không đẩy nhiều vì sợ Lưu Song Cúc phát hiện và ông tin rằng, với cách thức này, ông sẽ đẩy nó rơi xuống khỏi nóc tủ, Nhưng rồi, trong khi đẩy chiếc rương, Uông Hòe nhận ra một vấn đề là, cho dù ông có đẩy được chiếc rương rơi xuống, chiếc rương có thể vỡ và ông có thể lấy được quần áo lẫn tiền, nhưng chẳng qua đó chỉ là bước khởi đầu của cuộc vạn lý trường chinh mà ông ta sẽ phải trải qua. Nếu không có ai đẩy xe lăn, Uông Hòe không thể nào ra đến được đường quốc lộ. Cho dù có ra đến quốc lộ nhưng nếu Lưu Song Cúc không đi cùng với ông lên thành phố thì mỗi một bước đi của ông cũng không hề dễ dàng chút nào.
Từ những suy nghĩ ấy, Uông Hòe thay đổi chiến thuật, nói với Lưu Song Cúc:
- Tôi đã bấm đốt ngón tay tính rồi, Tiểu Văn đã mang thai hơn năm tháng. Đây là lần đầu nó mang thai, thằng Xích cũng lần đầu tiên làm bố. Hai đứa chúng nó vẫn là những đứa trẻ chưa đủ lớn khôn, ngoài việc thiếu tiền ra chúng nó vẫn còn thiếu người giúp đỡ…
Lần này thì đến lượt Lưu Song Cúc phải nhìn về phía xa. Ánh mắt của bà vượt qua dãy núi và hình như đã nhìn thấy Trường Xích và Tử Văn, thậm chí còn trông thấy cả đứa cháu đang còn nằm trong bụng mẹ nó. Uông Hòe bồi thêm một đòn tâm lý nữa:
- Ngay cả một con chó cũng biết dạy cho con của nó phải biết đẻ con và nuôi con như thế nào, huống hồ chúng ta là con người. Tử Văn không có chút kinh nghiệm làm mẹ nào, bà phải lên thành phố để dạy cho nó.
Lưu Song Cúc suy nghĩ đến ba ngày và ngày nào Uông hòe cũng giúp bà tẩy não, nói:
- Chúng ta không có cách nào để thay đổi số mệnh, nhưng cháu chúng ta thì vẫn có thể. Nếu cháu chúng ta được sinh ra bình an, thuận lợi, lớn lên một cách khỏe mạnh, chúng ta đi nhặt rác cúng xứng đáng…
Nghe Uông Hòe nói mãi những lời đại loại như thế, cuối cùng Lưu Song Cúc cũng chịu mở rương rồi nhờ cho chú thím Hai chăm sóc giúp đám ruộng lúa nếp đang ngậm đòng và mấy luống khoai đang nảy mầm, đồng ý theo Uông Hòe lên thành phố. Ngày lên đường, chú Hai và Lưu Bách Điều khiêng Uông Hòe đi trước, Lưu Song Cúc tay xách nách mang lẽo đẽo theo sau. Trên đường đi, Lưu Song Cúc không ngừng ngoái đầu nhìn lại, ngay cả khi xóm làng đã khuất tầm mắt, bà vẫn không thôi ngoái đầu, riêng Uông Hòe không hề ngoái đầu nhìn lại lấy một lần nào, hình như quê hương làng xóm không gây ra một chút tình cảm lưu luyến nào trong lòng ông, hình như nhà ông không phải đã lùi lại phía sau mà vẫn đang còn ở phía trước.
Lên đến huyện, kế hoạch của Uông Hòe bỗng dưng thay đổi. Ông khư khư ôm tiền trong tay, không để lọt vào tay Lưu Song Cúc đồng nào để bà không thể tiếp tục lên thành phố mà cũng không thể quay trở về nhà. Lưu Song Cúc có cảm giác mình đã bị lừa, chửi Uông Hòe là đồ lừa đảo. Uông Hòe nói:
- Bà nghĩ là thằng Xích đã phát tài rồi à? Chúng ta đến với nó bằng đôi bàn tay không, không những không giúp được gì cho nó mà còn là gánh nặng của nó đấy.
- Thế thì việc quái gì ông phải buộc tôi rời khỏi nhà?
- Tôi đã tính rồi, từ nay đến ngày Tử Văn sinh nở vẫn còn hơn ba tháng nữa. Ba tháng ấy đủ để chúng ta tranh thủ kiếm ít tiền lẻ ở thị trấn này…
Kể đến đây, Lưu Song Cúc đưa tay chùi nước mắt, nói:
- Bố con đã bôi tro trát trấu vào mặt tất cả mọi người của nhà họ Uông, họ Lưu và cả họ Hạ, ngày nào cũng vất vưởng xin ăn ở đầu đường xó chợ, mẹ cảm thấy mặt mày mình lúc nào cũng nóng bừng, xấu hổ đến độ muốn chui đầu vào váy mà trốn tránh ánh mắt của mọi người.
Giọng nói của Lưu Song Cúc vừa ai oán vừa tức giận đến nỗi quên bỏ muối vào món rau xào.
Bởi người đi lại quá đông nên Uông Trường Xích không đủ dũng cảm để tiếp cận với Uông Hòe. Cậu nấp sau một gốc cây xa xa quan sát, cắn răng mím lợi chịu đựng nhưng nước mắt lại không nghe mệnh lệnh chế ngự từ đầu óc cậu cứ trào ra, một giọt chảy ra là một lần đưa tay lên quẹt, trong lòng mong ước sao có thể dùng tay quẹt như quẹt nước mắt là cảnh tượng trước mắt sẽ biến mất trên đường phố. Như có một linh cảm nào đó, đang nằm dưới đất đột nhiên Uông Hòe ngẩng đầu dậy nhìn về phía Uông Trường Xích đang nấp. Lúc này Uông Trường Xích mới nhìn rõ mặt bố mình, một gương mặt vừa đen vừa hốc hác, đôi mắt nhỏ lại một cách bất ngờ, hốc mắt đen sì, râu ria lởm chởm. Uông Trường Xích đập đầu vào thân cây, một cái, hai cái, ba cái…, một vài miếng vỏ cây nhỏ tách khỏi thân cây rơi xuống đất. Uông Hòe quan sát một hồi lâu, hình như không phát hiện ra điều gì khác thường, đầu cúi xuống sát đất như cũ. Từ trong trường, tiếng chuông báo hiệu vào lớp đã vang lên, người trên phố dần dần thưa thớt, Uông Trường Xích lau khô nước mắt, rời khỏi gốc cây đi đến trước mặt Uông Hòe, ném hai mươi nghìn đồng vào trong chiếc bát. Hình như chiếc bát không dám đón nhận số tiền lớn đến như vậy, nghiêng qua một bên, lăn đến gần bàn tay Uông Hòe. Đôi tay Uông Hòe run rẩy, từ từ ngẩng đầu lên nhìn, một cái nhìn hầu như không biểu hiện cảm xúc gì, chỉ thấy đôi mắt nheo nheo hấp háy như gặp phải một luồn ánh sáng chiếu ngược. Nhưng rất nhanh sau đó, từ trong hai hốc mắt thâm quầng, hai dòng nước mắt bắt đầu lăn ra, những thớ thịt trên gương mặt nhăn nheo đen sì bắt đầu co giật, cười chẳng ra cười mà khóc cũng chẳng ra khóc. Cơn co giật trên mắt cũng qua rất nhanh, hai dòng nước mắt cũng chỉ dừng lại ở gò má mà không đủ để rơi xuống đất. Nhìn thẳng vào khuôn mặt khô khốc ấy, đôi mắt Uông Trường Xích vừa được lau khô nhanh chóng ướt đầm lại như cũ. Cậu quỳ xuống, ôm lấy Uông Hòe, gọi:
- Bố…
Hình như con đê ngăn nước mắt của Uông Hòe đã bị tiếng gọi ấy phá vỡ, ngay lập tức nước mắt trào ra,,chảy qua đồng bằng, chảy qua núi cao và cuối cùng thấm vào lòng đất khô bỏng.
- Mẹ đâu?
Uông Hòe đưa tay chỉ về phía con ngõ hẹp phía đối diện. Uông Trường Xích ôm chặt Uông Hòe đi vào ngõ. Cậu không tưởng tượng được rằng Uông Hòe lại nhẹ đến chừng ấy, cũng không thể tưởng tượng được rằng Uông Hòe lại nhỏ đến chừng ấy, chẳng khác nào một đứa trẻ lên bảy lên tám. Uông Hòe càng nhẹ, Uông Trường Xích càng đau lòng, Uông Hòe càng nhỏ, Uông Trường Xích càng thương xót.
Họ thuê một phòng trọ nhỏ khoảng mười mét vuông trong hẻm. Trên ngạch cửa sổ hướng ra đường có bày một hàng chai thủy tinh, trong các chai là nước đủ màu sắc đỏ vàng xanh lục trắng đen tím… Đó là những màu sắc mà hai người nhặt được khi người ta vất bột màu còn thừa khi sơn nhà vào thùng rác, hòa nước đổ vào chai để trang điểm cho căn phòng trọ. Cửa phòng đang khép, trên khung cửa có treo một chiếc chuông gió đã cũ mèm, vành chuông bằng đồng đã bị oxi hóa ăn mòn lỗ chỗ, vừa nhìn thì biết ngay là đồ nhặt được từ thùng rác. Trong phòng có một chiếc giường, chiếc xe lăn đặt ngay bên cạnh giường, bếp đặt cạnh cửa sổ, bên dưới chất chồng những giấy vụn và không biết cơ man nào là đồ linh tinh. Uông Trường Xích bế Uông Hòe đặt lên trên ghế lăn, vừa quay đầu lại đã thấy Lưu Song Cúc đứng bên song cửa. Thân hình Lưu Song Cúc gần như che lấp hoàn toàn ánh sáng từ bên ngoài rọi vào, những đường nét gầy guộc của cơ thể bà hiện qua lần áo quần mỏng tang đập ngay vào mắt Uông Trường Xích khiến cậu chỉ kịp kêu một tiếng “Mẹ” rồi khóc nấc. Lưu Song Cúc lặng người đến mấy giây, chiếc túi đựng vải vụn và kim chỉ trên tay rơi xuống đất. Uông Trường Xích cúi xuống nhặt lên. Lưu Song Cúc đưa tay chùi nước mắt. Uông Trường Xích đặt chiếc túi lên giường. Lưu Song Cúc nói:
- Con về rồi ư?
- Về rồi.
Lưu Song Cúc không ngừng lau nước mắt.
Uông Trường Xích đưa cho Lưu Song Cúc mấy tờ khăn giấy.
Lưu Song Cúc ấp khăn giấy lên mặt.
Uông Trường Xích dắt Lưu Song Cúc vào phòng.
Lưu Song Cúc ngồi xuống giường, hắt hơi mấy cái, lau khô nước mắt.
- Da mặt con hơi vàng, có bị bệnh gì không?
- Không.
- Có bị thương không?
- Không.
- Còn Tiểu Văn?
- Hai tháng nữa sinh.
- Cháu không sao chứ?
- Không sao.
- Không sao là tốt rồi. Mẹ nấu cơm cho con ăn nhé.
Vừa nấu cơ, Lưu Song Cúc vừa kể lể sự tình, nói:
- Đi ăn xin là ý định của bố. Một tháng trước, ông ấy lén lút đem mấy con gà đi bán. Mẹ từ ngoài đồng về, nghĩ là gà bị người ta ăn trộm nên cắm ba cây hương trước chuồng gà, đốt một ít vàng mã chuẩn bị lên tiếng chửi. Đó là thói quen rất lâu đời, người nông thôn tin là chỉ cần đốt hương và vàng mã chửi là kẻ ăn trộm gà sẽ gặp báo ứng. Mẹ chỉ có thể mong kẻ trộm bị đau bụng, không nhất thiết phải đau đến độ đi bệnh viện, chỉ mong hắn bị đau đến độ biết mình đã sai, đau đến độ lén đem gà trả lại cho mẹ thôi. Nhưng mẹ chưa kịp mở miệng chửi thì ông ấy đã mang ra một xấp tiền. Vừa trông thấy là mẹ đã biết ngay chuyện gì đã xảy ra, nói ông muốn bán thì cứ bán nhưng sao không chừa lại lấy một con, ông ấy chỉ nhìn lên sườn núi, nhìn những con chim đang bay, nhìn mặt trời đang lặn mà không nói năng gì. Mẹ dập tắt ba nén hương, hỏi ông ấy câm hay sao vậy. Nghe mẹ hỏi nhưng đầu ông ấy cũng không hề ngoái lại, chỉ nói bán gà là để gửi tiền cho con. Nghe nói ông ấy định gửi tiền cho con nên mẹ không nói thêm gì nữa.
Câu chuyện được Lưu Song Cúc kể đứt đứt nối nối, Uông Trường Xích chỉ nhớ được những thông tin căn bản như sau: Một tuần sau, Uông Hòe mang hai con lợn vừa mới lớn bán nốt. Lưu Song Cúc ngồi trước chuồng lợn trống không khóc một trận như mưa như gió, nói:
- Bước tiếp theo là ông bán cả tôi nữa phải không?
- Bà nhìn kĩ đôi chân tôi đây này.
- Lưu Song Cúc nhìn kĩ và nhận ra là đôi chân của Uông Hòe đã teo lại, nhỏ hơn ngày trước rất nhiều, bắp chân chỉ bằng một vòng của hai ngón tay chụm lại, đùi cũng chẳng khá hơn bao nhiêu. Nhìn đi nhìn lại, chỉ thấy đôi chân giống như hai que củi nhưng tìm mãi vẫn không thấy được lý do bán hai con lợn. Uông Hòe nói:
- Hai chân tôi đã biến đi đâu rồi? Bị thời gian làm cho bốc hơi rồi phải không? Thời gian cũng đã biến đi đâu rồi? Bị tôi để trôi qua quá lãng phí rồi. Nếu tôi không ra tay thì e rằng tôi sẽ chết già ở cái xó xỉnh chết tiệt này thôi. Lương thực ở cái xó xỉnh này không đáng giá đồng bạc, gia súc cũng không có được mấy đồng, ngay cả tính mạng con người cũng chẳng là cái đếch gì cả. Lão đây không muốn ở thêm ngày nào nữa.
Lưu Song Cúc đã nghe quen cách nói huyên thuyên của Uông Hòe nên nghĩ rằng cũng giống như những lần trước, lần này chẳng qua cũng chỉ là những lời nói cho bõ tức, để trút gánh nặng tâm lý thôi, không ngờ là Uông Hòe làm thật, bắt đầu lăn xe chuẩn bị thu dọn hành lý. Quần áo, giấy chứng minh nhân dân của Uông Hòe, kể cả tiền bạc vốn được cất trong một cái rương, thường ngày chỉ để tiện sử dụng, chiếc rương này đucợ đặt dưới đất, bên cạnh giường, nhưng sau khi Uông Hòe bắt đầu thu dọn hành lý, Lưu Song Cúc đã dùng hết sức bê chiếc rương lên đặt trên nóc tủ, lại còn thay cả ổ khóa. Nếu không có Lưu Song Cúc giúp đỡ thì tay Uông Hòe không thể nào với tới, mà nếu có với tới đi chăng nữa thì cũng không thể mở được khóa để lấy các vật dụng bên trong ra. Những vật dụng không mấy quan trọng như bàn chải đánh răng, chiếc bát sứt mẻ đã được Uông Hòe cho vào một chiếc túi, nhưng quần áo, chứng minh nhân dân và đặc biệt là tiền thì Uông Hòe không thể nào lấy ra khỏi rương để cho vào túi được. Ngày nào cũng thế, Lưu Song Cúc tiếp tục ra ruộng, lên rẫy để cuốc cuốc trông trồng bởi vì đối với bà, không có cách sống nào khác ngoài việc bám vào đất.
Khi Lưu Song Cúc đi làm, Uông Hòe gọi Lưu Bách Điều và Vương Đông tới để nhờ họ lấy chiếc rương trên nóc tủ xuống. Cả hai đều lắc đầu thoái thác, nói Lưu Song Cúc đã căn dặn họ là ai dám tiếp tay cho Uông Hòe lên thành phố là giasnt iếp làm hại ông, khiến ông ăn không đủ no mặc không đủ ấm, sống không bằng chó bằng lợn. Lúc ấy, Uông Hòe cười nhạt nói:
- Thảo nào hai người phải chịu nghèo khổ từ xưa đến nay. Thì ra nguyên nhân khiến hai người phải nghéo là vì kiến thức quá hẹp hòi. Tôi lên thành phố là để hưởng phúc với thằng Xích, tôi vừa nghe tin là nó đã phát tài to rồi.
Cho dù Uông Hòe có vẽ hươu tán vượn về Uông Trường Xích bao nhiêu đi nữa thì Lưu Bách Điều và Vương Đông cũng không chịu lấy cái rương xuống. Uông Hòe nghĩ, cầu cạnh người khác không bằng tự mình ra tay. Ông bèn tìm một chiếc gậy tre, mỗi ngày đẩy chiếc rương cho nó xê dịch một tí, không đẩy nhiều vì sợ Lưu Song Cúc phát hiện và ông tin rằng, với cách thức này, ông sẽ đẩy nó rơi xuống khỏi nóc tủ, Nhưng rồi, trong khi đẩy chiếc rương, Uông Hòe nhận ra một vấn đề là, cho dù ông có đẩy được chiếc rương rơi xuống, chiếc rương có thể vỡ và ông có thể lấy được quần áo lẫn tiền, nhưng chẳng qua đó chỉ là bước khởi đầu của cuộc vạn lý trường chinh mà ông ta sẽ phải trải qua. Nếu không có ai đẩy xe lăn, Uông Hòe không thể nào ra đến được đường quốc lộ. Cho dù có ra đến quốc lộ nhưng nếu Lưu Song Cúc không đi cùng với ông lên thành phố thì mỗi một bước đi của ông cũng không hề dễ dàng chút nào.
Từ những suy nghĩ ấy, Uông Hòe thay đổi chiến thuật, nói với Lưu Song Cúc:
- Tôi đã bấm đốt ngón tay tính rồi, Tiểu Văn đã mang thai hơn năm tháng. Đây là lần đầu nó mang thai, thằng Xích cũng lần đầu tiên làm bố. Hai đứa chúng nó vẫn là những đứa trẻ chưa đủ lớn khôn, ngoài việc thiếu tiền ra chúng nó vẫn còn thiếu người giúp đỡ…
Lần này thì đến lượt Lưu Song Cúc phải nhìn về phía xa. Ánh mắt của bà vượt qua dãy núi và hình như đã nhìn thấy Trường Xích và Tử Văn, thậm chí còn trông thấy cả đứa cháu đang còn nằm trong bụng mẹ nó. Uông Hòe bồi thêm một đòn tâm lý nữa:
- Ngay cả một con chó cũng biết dạy cho con của nó phải biết đẻ con và nuôi con như thế nào, huống hồ chúng ta là con người. Tử Văn không có chút kinh nghiệm làm mẹ nào, bà phải lên thành phố để dạy cho nó.
Lưu Song Cúc suy nghĩ đến ba ngày và ngày nào Uông hòe cũng giúp bà tẩy não, nói:
- Chúng ta không có cách nào để thay đổi số mệnh, nhưng cháu chúng ta thì vẫn có thể. Nếu cháu chúng ta được sinh ra bình an, thuận lợi, lớn lên một cách khỏe mạnh, chúng ta đi nhặt rác cúng xứng đáng…
Nghe Uông Hòe nói mãi những lời đại loại như thế, cuối cùng Lưu Song Cúc cũng chịu mở rương rồi nhờ cho chú thím Hai chăm sóc giúp đám ruộng lúa nếp đang ngậm đòng và mấy luống khoai đang nảy mầm, đồng ý theo Uông Hòe lên thành phố. Ngày lên đường, chú Hai và Lưu Bách Điều khiêng Uông Hòe đi trước, Lưu Song Cúc tay xách nách mang lẽo đẽo theo sau. Trên đường đi, Lưu Song Cúc không ngừng ngoái đầu nhìn lại, ngay cả khi xóm làng đã khuất tầm mắt, bà vẫn không thôi ngoái đầu, riêng Uông Hòe không hề ngoái đầu nhìn lại lấy một lần nào, hình như quê hương làng xóm không gây ra một chút tình cảm lưu luyến nào trong lòng ông, hình như nhà ông không phải đã lùi lại phía sau mà vẫn đang còn ở phía trước.
Lên đến huyện, kế hoạch của Uông Hòe bỗng dưng thay đổi. Ông khư khư ôm tiền trong tay, không để lọt vào tay Lưu Song Cúc đồng nào để bà không thể tiếp tục lên thành phố mà cũng không thể quay trở về nhà. Lưu Song Cúc có cảm giác mình đã bị lừa, chửi Uông Hòe là đồ lừa đảo. Uông Hòe nói:
- Bà nghĩ là thằng Xích đã phát tài rồi à? Chúng ta đến với nó bằng đôi bàn tay không, không những không giúp được gì cho nó mà còn là gánh nặng của nó đấy.
- Thế thì việc quái gì ông phải buộc tôi rời khỏi nhà?
- Tôi đã tính rồi, từ nay đến ngày Tử Văn sinh nở vẫn còn hơn ba tháng nữa. Ba tháng ấy đủ để chúng ta tranh thủ kiếm ít tiền lẻ ở thị trấn này…
Kể đến đây, Lưu Song Cúc đưa tay chùi nước mắt, nói:
- Bố con đã bôi tro trát trấu vào mặt tất cả mọi người của nhà họ Uông, họ Lưu và cả họ Hạ, ngày nào cũng vất vưởng xin ăn ở đầu đường xó chợ, mẹ cảm thấy mặt mày mình lúc nào cũng nóng bừng, xấu hổ đến độ muốn chui đầu vào váy mà trốn tránh ánh mắt của mọi người.
Giọng nói của Lưu Song Cúc vừa ai oán vừa tức giận đến nỗi quên bỏ muối vào món rau xào.