Trước ngày ấy ba tháng, Uông Trường Xích đã có một hợp đồng làm công việc sơn lại những chiếc giường cũ cho một cô nhi viện. Viện trưởng cô nhi viện cho Uông Trường Xích biết, toàn bộ kinh phí do một nhà hảo tâm tài trợ. Nhà hảo tâm này không những yêu cầu cô nhi viện phải để cho bà ta tự mình quản lý việc chi trả kinh phí mà còn tự chọn màu sơn. Uông Trường Xích đúng hẹn đến nơi làm việc, vừa vào cổng đã thấy hai người phụ nữ đang ngồi dưới giàn nho trong sân cô nhi viện, một người là giám đốc Triệu Định Phương, người còn lại chính là nhà tài trợ Phương Tri Chi. Cả hai đang cười cười nói nói rất vui vẻ, thoạt nhìn có thể nhận ra họ rất thân thiết với nhau. Không khí rất náo nhiệt, lá nho được mặt trời chiếu rọi nên sáng lấp lóa trông giống như những mảnh kính. Những chùm nho hãy còn xanh treo lủng lẳng bên dưới lớp lá dày. Cái nóng từ nền xi măng hắt lên khiến trán hai người lấm tấm mồ hôi, một bản hợp đồng thời vụ đặt trên bàn xi măng. Uông Trường Xích thầm nghĩ, chỉ có sơn ba mươi chiếc giường, việc quái gì phải cần đến những thủ tục phiền toái giống như tiếp nhận sự đầu hàng của quân đội Nhật Bản ngày xưa như vậy? Nhưng vẻ mặt của Phương Tri Chi rất nghiêm túc, yêu cầu Uông Trường Xích phải đọc kỹ từng chữ từng câu trong hợp đồng. Trong khi cậu đang đọc, cô hỏi cậu đọc có hiểu không đến hai lần. Đã thi hai lần đại học, đương nhiên là Uông Trường Xích hiểu. Hợp đồng được soạn rất tỉ mỉ, cụ thể đến từng chi tiết, chẳng hạn phải dùng sơn hiệu gì, phải đưa giường ra ngoài sân mới được sơn, phải dùng màu xanh, không đúng, phải là xanh da trời… Triệu Định Phương nói:
- Hợp đồng này là do cô giáo Phương Tri Chi khởi thảo, sở dĩ phải chuyển giường ra đến sân mới được sơn là bởi cô giáo sợ mùi sơn ảnh hưởng đến sức khỏe các cháu. Còn tại sao phải sơn màu xanh da trời? Là vì cô ấy muốn các cháu nhìn thấy màu xanh da trời là sẽ nghĩ đến bầu trời, biển cả, thậm chí là tuổi thanh xuân, nghĩ đến hạnh phúc.
Uông Trường Xích đột nhiên thấy xấu hổ vì cậu nghĩ đến việc mình sơn những cánh cửa, sơn chiếc rương, sơn tủ ngày ấy đã không hề nghĩ đến chuyện mùi sơn sẽ làm ảnh hưởng đến Đại Chí, thậm chí còn cho rằng mùi sơn rất thơm, rất dễ chịu nữa. Sau cảm giác xấu hổ là cảm động, nói:
- Cho phép tôi giảm bớt giá xuống…
- No. - PhươngTri Chi nói. - Giá cả không thành vấn đề.
Uông Trường Xích cùng Lưu Kiến Bình khiêng giường ra đến sân, sắp thành hàng ngay ngắn. Lưu Kiến Bình phụ trách công việc cạo lớp sơn cũ rồi dùng giấy nhám đánh thật kỹ, Uông Trường Xích phụ trách công đoạn sơn. Cả hai đều đội mũ trùm kín đầu, đeo khẩu trang. Mặt trời thiêu đốt, bụi bay mù trời, mùi sơn lan tỏa trong không khí. Làm được một lát, Lưu Kiến Bình vất chiếc khẩu trang xuống đất vì anh ta quen với việc vừa làm vừa nói. Cần phải biết rằng, khi Lưu Kiến Bình đi đòi nợ thuê hoặc đòi bồi thường, anh ta chỉ dựa vào cái mồm của mình, cái mồm ấy dù thế nào, dù bất cứ hoàn cảnh nào cũng không bằng lòng nấp sau chiếc khẩu trang. Nó cần phải cảm thán thời thế, phải biểu đạt sự phẫn nộ, phải oán trách xã hội bất công, than thở vì có tài mà không gặp được người dùng, cuối cùng là một câu hỏi:
- Có lẽ nào cuộc đời chúng ta phải sống mãi như thế này sao?
- Không thế này thì thế nào?
Uông Trường Xích cũng kéo chiếc khẩu trang vất xuống đất. Lưu Kiến Bình có vẻ không chấp nhận thực tế, cảm thấy rằng mình ít nhất cũng phải là một luật sư, cho dù có không gặp vận cũng không phải trầm luân đến độ làm một gã thợ sơn như thế này. Nói một cách nghiêm khắc, lúc này anh ta cũng chưa thể được gọi là một thợ sơn, chính xác thì chỉ là một anh phụ việc cho thợ sơn mà thôi. Đã có lúc cao hứng, Lưu Kiến Bình từng tâm sự với Uông Trường Xích rằng, anh ta từng muốn trở thành một tướng cướp, vác súng đi cướp ngân hàng, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, anh ta thấy con đường này không có lối thoát, bèn ước ao mình sẽ là một hiệp sĩ thời hiện đại chuyên trừ bạo an dân, tiêu diệt những kẻ xấu trong xã hội, còn nghĩ đến chuyện sẽ lưu lại vết tích là một chữ Z thật lớn lên trên thi thể của những kẻ đã bị anh ta trừng phạt. Nói chung là những tưởng tượng, những ước mơ của Lưu Kiến Bình thay đổi tùy theo cảm hứng, lúc thì tướng cướp lúc thì anh hùng, lúc thì hiệp sĩ lúc thì lãnh tụ, nói đến độ bị kích động thì quẳng tờ giấy nhám đang cầm trong tay, ném luôn ra một câu: Lão đây đếch thèm làm nữa! Nói xong là bỏ đi. Có khi, Lưu Kiến Bình bỏ đi mấy bước thì quay lại, có khi đi đến nửa ngày mới quay lại. Uông Trường Xích từ tốn nghe những lời của Lưu Kiến Bình và thừa nhận rằng, những gì mà anh ta nói ra, những khát khao cũng như những tưởng tượng của anh ta sao mà giống với chính mình, chỉ có điều Lưu Kiến Bình dám nói ra, còn mình thì không, thế thôi. Có điều giữa Uông Trường Xích và Lưu Kiến Bình cũng có điểm khác biệt, đó là anh ta có thể phẩy tay và nói "Lão đây đếch thèm làm nữa!" nhưng Uông Trường Xích không nói được, tay vẫn phải đưa chiếc cọ lên xuống qua lại, sơn không bỏ sót một chỗ nào.
Khi rảnh rỗi, Triệu Định Phương đem đến cho Uông Trường Xích một chai nước, kèm theo một câu: Cậu làm việc khổ quá! Trong khoảng thời gian Uông Trường Xích nghỉ tay, nhìn về phía giàn nho thấy Triệu Định Phương đang ngồi ở đó thì vô tình buông một câu khen vu vơ người tài trợ sơn đẹp quá với Lưu Kiến Bình. Không ngờ là Triệu Định Phương nghe thấy, cái miệng đang tươi như hoa bỗng nhiên lia ngang một câu:
- Chỉ có đẹp không thôi vẫn chưa là gì cả, còn cần phải có bản lĩnh sinh con đẻ cái!
Uông Trường Xích biết mình lỡ lời, bụm miệng chặt cứng, trong lòng thầm nghĩ, Phương Tri Chi sao mà đẹp, khí chất ngời ngời, có lẽ cũng rất nhiều tiền, ông trời lại không cho cô ta làm mẹ, đúng là ông trời thật trêu ngươi, ông trời không có mắt! Trong lúc nói chuyện vu vơ không đầu không cuối với Triệu Định Phương, Uông Trường Xích mới biết Phương Tri Chi dạy tiếng Anh ở một trường đại học, vì trước khi kết hôn đã hai lần phá thai nên ảnh hưởng đến buồng trứng, uống bao nhiêu thuốc đông tây y, đã đến không biết mấy bệnh viện phụ sản nhưng cuối cùng thì chứng bệnh nghẽn buồng trứng vẫn không khỏi, do vậy mới tìm đến cô nhi viện hy vọng tìm được một đứa con nuôi.
Cứ thi thoảng dăm bảy ngày nửa tháng lại có một người đến cô nhi viện tìm con nuôi, trong số đó có cả người nước ngoài. Những người này chọn con nuôi là trông giống như đang chọn hàng để mua, xem đông xem tây, lật qua lật lại hồ sơ, mò trước mò sau cơ thể của những đứa trẻ, chọn được đứa vừa ý là làm thủ tục rồi dẫn đi. Trong thời gian làm việc tại đó, Uông Trường Xích tính ra tổng cộng có năm cặp vợ chồng người ngoại quốc đến nhận năm đứa con nuôi. Trong khi họ làm thủ tục, Uông Trường Xích thường đứng ngoài cửa tò mò nhìn và cố gắng lắng nghe những trao đổi giữa họ, thi thoảng cũng hiểu lõm bõm được vài câu tiếng Anh đơn giản. Cậu phát hiện Triệu Định Phương có ba cuốn sổ ghi chép, một cuốn ghi chép những gì có liên quan đến những đứa trẻ mồ côi, một cuốn ghi chép những gì có liên quan đến người nhận nuôi, cuốn thứ ba có vẻ mỏng hơn ghi lại những số điện thoại hoặc địa chỉ và những yêu cầu của những người có ý định đến cô nhi viện này tìm con nuôi. Nhân lúc Triệu Định Phương rời khỏi phòng, Uông Trường Xích lén lật cuốn sổ thứ ba này ra xem, thấy dưới cái tên Phương Tri Chi có một hàng chữ: "Con trai, có sức khỏe tốt, nhóm máu B", sau cùng là số điện thoại liên lạc. Đọc thấy cụm từ "nhóm máu B", ngay lập tức toàn thân Uông Trường Xích run rẩy, trước mắt bỗng dưng tối sầm, suýt chút nữa thì ngã kềnh ra, mồ hôi ướt đẫm sống lưng. Để đảm bảo là không có bất cứ nhầm lẫn nào, đêm ấy khi về đến nhà trọ, Uông Trường Xích lôi hồ sơ khai sinh của Đại Chí, ánh mắt dừng lại rất lâu ở chỗ ghi nhóm máu, tay run bắn lên như đang mắc phải bệnh parkinson vậy.
Việc còn lại là phải thám thính gia cảnh của Phương Tri Chi. Đây là một chuyện cực khó. Nếu công khai thăm dò thì sẽ gây sự chú ý cho Phương Tri Chi, nếu bí mật dò xét e là khó lòng moi được một thông tin nào. Uông Trường Xích đến Học viện Ngoại ngữ Trường Đại học Tây Giang dò la thông tin về Phương Tri Chi, ở đó không ai quen biết với cậu, cậu cũng không quen biết ai, mỗi khi nhìn thấy cậu thì ai ai cũng có vẻ tránh né, có người thì nhìn một cách soi mói, làm như cậu đến đây để bẻ khóa ăn trộm không bằng. Uông Trường Xích cũng từng lén lút lần dò theo bóng dáng Phương Tri Chi, có điều chỉ theo được một lát là cô ta đã mất hút. Có một quãng thời gian ngắn, Uông Trường Xích định bỏ mặc mọi chuyện, cứ đem Đại Chí đến giao cho cô nhi viện, có điều cậu sợ rằng lỡ có chuyện gì đó không may thì Đại Chí sẽ không đến được với Phương Tri Chi. Tuy chưa thăm dò được gia cảnh của Phương Tri Chi nhưng từ cách ăn nói, cách ứng xử, cách ăn mặc có thể phỏng đoán, gia đình Phương Tri Chi nhất định không đến nỗi nào, hơn nữa, cô vẫn có tiền để làm từ thiện. Vấn đề khó đặt ra lúc này là, làm sao có thể tìm ra địa chỉ nhà của Phương Tri Chi. Có thể gọi điện thoại, nhưng có điều không phải là hoàn cảnh quá thúc bách thì không nên dùng cách này. Do vậy, trong lòng Uông Trường Xích thầm đặt cược với chính mình, nếu thắng thì đó là ý trời.
Cuối cùng thì những chiếc giường cũng đã được sơn xong, tất cả đều được xếp gọn gàng thành hàng ngoài sân để chờ khô và gió thổi cho bay bớt mùi sơn. Sơn trong thùng vẫn chưa dùng hết, nếu bình thường thì Uông Trường Xích sẽ tiết kiệm mang về sơn cho nhà khác. Nhưng lần này cậu không tiết kiệm nữa, bèn đem số sơn còn lại sơn lên trần hành lang của cô nhi viện, khiến tất cả đều mang một màu xanh. Cậu sợ sơn sẽ khô chậm nên sơn rất mỏng, lại còn bảo Lưu Kiến Bình mượn của cô nhi viện mấy chiếc quạt máy thổi vù vù lên trần hành lang, kết quả là, khi những chiếc giường khô thì trần hành lang cũng đã khô. Khi Phương Tri Chi đến cô nhi viện để nghiệm thu mới biết là Uông Trường Xích tự nguyện sơn miễn phí các trần trên hành lang, cô mới nghĩ là Uông Trường Xích là một người trung hậu mới nhờ cậu đến nhà đánh véc ni lại bộ salông trong nhà mình. Uông Trường Xích nghe được lời mời ấy thì mừng thầm trong bụng: Trời ạ, có lẽ nào đây lại ý trời? Có lẽ nào mình đã thắng?
Tuy nhiên không phải Uông Trường Xích đến nhà Phương Tri Chi mà là nhà bố mẹ cô ta. Bố Phương Tri Chi quản lý tất cả các công việc xây dựng của thành phố, nói chung là một quan thầu khoán cỡ bự. Ông này tên Phương Nam Phương, rất thích đồ gia dụng để nguyên màu sắc của gỗ, không đồng ý sơn quét màu nhân tạo, nhưng rồi qua thời gian dài, màu gỗ đã cũ, có nhiều chỗ bị trầy xước. Có người hiến kế cho ông ta rằng, chỉ cần lau thật kỹ và quét một lớp dầu láng đặc chủng lên thì ông ta có thể thưởng thức được cái màu nguyên xi của gỗ như ban đầu, lại có thể che lấp được tất cả những chỗ bị trầy xước. Phương Nam Phương đã rất chú ý đến lời khuyên này nhưng có điều chưa có thời gian để thực hiện, lúc này Phương Tri Chi lại giới thiệu Uông Trường Xích, ông gật đầu đồng ý ngay. Khi Uông Trường Xích đến nhà họ Phương, vợ ông ta là Lục San San xin nghỉ việc để ở nhà trông nom. Lục San San là mẹ Phương Tri Chi, đang làm việc ở Sở Công an thành phố, chỉ còn hai năm nữa sẽ về hưu. Uông Trường Xích đi đến đâu là bà ta theo chân đến đấy, bề ngoài thì như lau dọn và sắp xếp đồ đạc nhưng thực ra là để giám sát cậu, sợ rằng cậu sẽ làm vỡ đồ đạc hoặc cũng có thể lấy trộm. Uông Trường Xích vừa phun dầu láng vừa quan sát. Căn nhà có bốn phòng ngủ một phòng khách và một phòng sinh hoạt chung, tất cả đồ gia dụng trong nhà đều bằng loại gỗ cực quý và cùng một màu gỗ ban đầu, rất nhiều bức đại tự viết theo lối chữ thảo và tranh phong cảnh được treo trên tường, trong tủ đựng rượu có rất nhiều đồ cổ và những chai rượu ngoại hảo hạng, đắt tiền. Thấy Uông Trường Xích chăm chú nhìn tủ rượu, Lục San San nói đồ cổ là giả, rượu cũng giả nốt. Uông Trường Xích không nói năng gì, chỉ lẳng lặng phun dầu bóng, trong khi đó Lục San San lại thao thao bất tuyệt về hoàn cảnh gia đình khó khăn như thế nào, rằng lão Phương chỉ biết đem tiền lương hàng tháng mua đồ gỗ, đồ cổ nên trong tay bà ta lúc này chẳng có lấy một đồng. Tuy bà ta giả nghèo kêu khổ nhưng Uông Trường Xích thừa biết đây là nhà giàu, không chỉ giàu mà là cực giàu, nếu Đại Chí bước chân vào ngưỡng cửa nhà này thì đó là phúc đức nó đã tích lũy từ kiếp trước.
Uông Trường Xích phun dầu bóng lên tủ, salông, giường, bàn ghế, bàn trang điểm, tủ sách. Trong tủ sách có rất nhiều ảnh được phóng to, và một trong số những tấm ảnh ấy lại có mặt Lâm Gia Bách. Trong ảnh, hắn ta đang ôm chặt Phương Tri Chi đứng trước Kim Tự Tháp ở Ai Cập, ở các danh thắng của Tunisia, ở núi Phú Sĩ ở Nhật Bản và cả tượng Nữ thần Tự do ở Mỹ… Cũng có một tấm ảnh chung chụp bốn người trong nhà, Lâm Gia Bách đứng giữa cười tươi như hoa. Đúng là không thể ngờ, hình như thành phố này, Trung Quốc này, cả thế giới này quá nhỏ để oan gia lại gặp oan gia. Uông Trường Xích chết lặng. Có lẽ nào mình lại đưa con trai mình cho kẻ thù ôm ấp và nuôi dưỡng?
53
Đó là một ngày vô cùng nặng nề với Uông Trường Xích. Cậu suy nghĩ, suy nghĩ mãi đến độ có cảm giác hàng nghìn hàng vạn con sâu đang bò lổm ngổm trong đầu, đồng hồ như bị phủ một lớp sơn thật dày nên chạy sao mà chậm rì. Ban đêm, tại phòng trọ, Uông Trường Xích uống hết nửa chai rượu trắng, vừa uống vừa tự thầm xét lại quá trình liên hệ giữa mình với Lâm Gia Bách đến mấy lần.
Lần thầm xét thứ nhất: Tôi ngồi tù thay cho Lâm Gia Bách. Hắn nợ tôi mấy tháng lương, hắn gọi đàn em chọc dao vào bụng tôi, suýt chút nữa tôi chết vì mất máu. Hắn mưu hại Hoàng Quỳ và vu oan giá họa cho tôi khiến cảnh sát phải về tận thôn bắt tôi, làm cả thôn sợ đến vỡ mật, ban đêm không có tiếng ngáy, cả tập thể mất ngủ. Ngay trên công trường của hắn, tôi bị thương do tai nạn lao động, bị mất khả năng sinh dục mà hắn không chịu bồi thường tổn thất tinh thần, chặn xe cũng không bồi thường, ra tòa cũng không bồi thường, bò lên giàn giáo dọa nhảy xuống hắn cũng không chịu bồi thường, lại còn biến mất. Hắn là đồ rác rưởi gì vậy? Nói một cách không hề quá đáng là, hắn đã hủy hoại cuộc đời tôi.
(tới đây) Lần thầm xét thứ hai: Tôi ngồi tù thay cho hắn, nhưng hắn lại nợ tôi ba tháng lương. Hà Quý mất tích giữa ban ngày ban mặt. Tôi nằm ở trong lán công trường đói đến độ da bụng cụng da lưng, đầu choáng mắt hoa, thiếu cái ăn có khác nào thiếu không khí để thở, suýt chút nữa tôi phải đi đào bới thùng rác để kiếm cái gì đó cho vào bụng. Nhưng, nói đi cũng phải nói lại, nếu không có chuyện ngồi tù thay cho hắn thì tôi không kiếm được hơn một nghìn đồng, và tất nhiên là cũng không thể có tiền gửi về để bố tôi trả nợ. Để trừ nợ, âu mỡ dự trữ, gà mái, tủ gỗ, thậm chí là quan tài của bố tôi suýt chút nữa phải đội nón ra đi vĩnh viễn khỏi nhà tôi. Do vậy. nhìn ở góc độ khác, liệu có thể nói là hắn đã cứu cả nhà tôi? Không sai! Công truờng dưới huyện là do hắn làm chủ thầu. Hà Quý nợ tiền lương có khác nào hắn nợ tiền lương? Nhưng người bị nợ đâu chỉ phải một mình tôi mà là rất nhiều, kể cả Lưu Kiến Bình cũng bị quỵt nợ kia mà. Do vậy, lần quỵt nợ này đâu phải chỉ là đối phó với mỗi một mình Uông Trường Xích tôi. Công trình xây dựng ấy là nhà hành chính Ủy ban huyện, nghe nói là do ủy ban huyện nợ tiền hắn, hắn mới quỵt tiền lương của chúng tôi, cho nên tòa nhà ấy đến nay vẫn chưa hoàn thành, trở thành ngôi nhà hoang sắp sửa đổ sụp. Lúc ấy, hắn từng nhờ Hoàng Quỳ đưa cho tôi chín tờ một trăm đồng nhưng với điều kiện là tôi phải biến mất. Mấy trăm công nhân nhưng không ai có cơ hội được hắn bồi thường, chỉ cho cơ hội đối với mỗi một mình tôi, có phải là hắn vẫn có một chút thiện ý đối với tôi? Thiên hạ này là của ai? Đất này là đất của ai? Dựa vào cái gì mà hắn bảo tôi biến mất là tôi phải biến mất? Có lẽ việc ấy chỉ là một điều kiện, cũng có thể là một cách nói cho đỡ tức sau khi bồi thường cho tôi. Nhưng lúc ấy tôi còn trẻ, máu vẫn còn hăng, lại đưa thể diện lên vị trí thứ nhất, không cho hắn một cơ hội nào. Không biết là một sợi gân nào đó của tôi đột nhiên co rút lại mà tôi lại chịu ngồi tù thay hắn, ngay cả việc cởi quần trước mặt Hoàng Quỳ mà tôi vẫn cứ làm, vậy tôi còn tư cách nào mà nghĩ đến chuyện sĩ diện nữa chứ? Cái hay của tiền bạc thì đến lúc cùng khốn mới biết; con người thật ngu ngốc, gặp chuyện không may mới hiểu lý lẽ sống trên đời. Lúc này tôi mới hiểu cái giá của sự thành thực là cao đến chừng nào. Ngay cả việc đâm xuyên bụng tôi cũng không cần phải tranh luận nữa, là do Hoàng Quỳ bố trí đàn em ra tay. Hoàng Quỳ làm việc đó liệu có chụp lên đầu hắn ta được không? Đây là một câu hỏi giống như câu hỏi “tồn tại hay không tồn tại” của anh chàng Hamlet của Shakespeare vậy thôi. Cũng có thể là ngay cả Hoàng Quỳ cũng bị che mắt, không hề bảo đảm đàn em chọc dao vào bụng tôi mà là do bọn này tự ý hành sự thôi. Có điều, chuyện ấy đã xảy ra thì có thể dồn trách nhiệm lên cho Lâm Gia Bách cũng được mà Hoàng Quỳ cũng xong, còn tùy vào sự cần thiết phải dồn cho ai. Sau đó, không phải Hoàng Quỳ đã hục hặc với hắn ta đó sao? Điều này chứng minh giữa hai đứa nó cũng chẳng phải đồng tâm nhất trí gì, không hề là đồng minh sống chết có nhau mà là đứa nào cũng có những âm mưu riêng. Nói chung, cả thiên hạ này đều là một màu đen như quạ, nhưng trong màn đen ấy có màu đen nhạt, màu đen tuyền, không nhất định phải xem tất cả màu đen đều là địch thủ của mình, một bộ phận ở trong đó ta vẫn có thể lợi dụng, có thể kết thành liên minh. Vả lại, Hoàng Quỳ đâu phải là con quạ đen tốt lành gì, hở ra một tí là động dao động thớt, một câu nói ra mà không được đối phương đáp ứng là chặt ngón tay. Hoàng Quỳ mà không chết dưới tay Lâm Gia Bách thì cũng chết dưới bàn tay của một ai đó khác, chẳng qua là cách chết không giống nhau mà thôi, rất có thể sẽ chết vì tai nạn giao thông, cũng có thế chết đuối trên sông Tây Giang, cũng có thể chết vì nhảy lầu. Còn nữa, chắc gì Lâm Gia Bách đã mưu hại Hoàng Quỳ? Chuyện này cần phải có những chứng cứ xác đáng, theo như lời Lưu Kiến Bình nói thì cho đến bây giờ cảnh sát điều tra vẫn chưa có những chứng cứ có thể kết tội Lâm Gia Bách. Tôi không việc gì phải căm hận Lâm Gia Bách vì những lời kết tội không đâu, cũng không nên căm hận Lâm Gia Bách thay cho Hoàng Quỳ. Nói trắng ra là, cả hai đứa nó đều là phường du thủ du thực, tôi ủng hộ đứa nào cũng chẳng khác gì giúp cho đứa ấy như hổ mọc thêm cánh. Cũng cần nói thêm là, việc cảnh sát về thôn bắt tôi không phải là không có lý, dù sao đi nữa thì tôi và Hoàng Quỳ cũng đã kết thù kết oán với nhau, đương nhiên là tôi có động cơ để gây án, ai dám bảo đảm rằng trình độ của cảnh sát ở một địa phương bé xíu khỉ ho cò gáy lại có thể so sánh với những cảnh sát phá án chuyên nghiệp ở các thành phố lớn hoặc tầm cỡ quốc gia. Họ cũng có những áp lực nhất định, cũng muốn lập công để được lãnh thưởng và khi áp lực phá án đè lên đầu lên cổ họ thì người đầu tiên mà họ nghĩ đến đương nhiên phải là tôi, chỉ có những kẻ ngu mới không nghĩ đến tôi mà thôi. Nói thật lòng, nếu là cảnh sát thì tôi cũng nghĩ như thế, cũng sẽ làm như thế, bắt một thằng ở nông thôn dễ hơn, được bảo hiểm hơn so với việc bắt một thằng ở thành phố nhiều lần. Lại còn chuyện này nữa, khi tôi bị tai nạn phải nhập viện, mặc dù tôi chưa hề mở miệng đòi bồi thường thì hắn đã sai An Đô Lão đến đưa cho tôi hai mươi nghìn đồng, còn trả tất cả viện phí, tiền thuốc men cho tôi. Nhờ có số tiền ấy tôi mới đủ tư cách để khuyên Tiểu Văn không được phá thai, Đại Chí mới được cứu sống. Trời ạ, thì ra chính hắn là người bảo vệ sinh mạng của Đại Chí, thảo nào mà tôi lúc nào cũng nghĩ đến chuyện đem Đại Chí giao cho vợ hắn là Phương Tri Chi? Thì ra là trong cõi âm u này ông trời cũng đã sắp đặt mọi chuyện rồi. Mày đã thấy thuận tình hợp lý chưa hả Uông Trường Xích? Có người bị tai nạn khi đang làm việc trên công trường nhưng có nhận được đồng bồi thường nào đâu, ngày nào cũng đeo tấm biển trước ngực đến công trường, gõ cửa chỗ này chỗ khác đến mấy năm, cuối cùng thì bị chui vào tù mà lý do không hề minh bạch chút nào cả. Bồi thường về mặt tinh thần là cái quái gì? Đó chẳng qua là một cách phô trương dân chủ và nhân đạo không tưởng của bọn người ngoại quốc mà thôi, du nhập vào Trung Quốc thì chẳng mang ý nghĩa thực tiễn nào cả. Nói chung là những tư tưởng của bọn ngoại quốc đều có thể được xem là không tưởng, không phù hợp với tình hình đất nước chúng ta chút nào. Vả lại, việc mất khả năng sinh dục của mày cũng chi là ngụy tạo, không phải lúc này cái ấy cứ dựng đứng lên mãi đó hay sao? Nếu mà hắn biết được cái của quý của mày đã dựng đứng lên được thì hắn đã có thể kiện mày ra tòa vì tội dựng chuyện tào lao rồi. Ngay cả Tiểu Văn cũng hoài nghi mày, cho rằng mày cố tình ngã khỏi giàn giáo, thế thì tại sao mày không tự hoài nghi chính mình một chút xem sao? Đương nhiên là mày không thể thừa nhận, nhưng bác sĩ tâm lý đã từng nói rằng, mỗi người đều tồn tại một tiềm thức, mày có dám thề là trong cú ngã ấy không hề có tiềm thức chỉ đạo không? Có lẽ người ta không xấu đến như thế, chỉ có mày nghĩ xấu cho người ta mà thôi.
Lần thẩm xét thứ ba: Uông Trường Xích, mày giống như cơm đã để qua đêm, thiu rồi! Mày đã nghĩ về những kẻ xấu đến hai lần, cuối cùng mày đã lộng giả thành chân, biến chúng thành người tốt mất rồi. Việc quái quỷ gì thế? Có lẽ nào sang hồi thứ ba thì mày đã thay đổi. À mà mày thay đổi thì tao mới thư thái một tí. Không ngờ là thẩm xét sang lần thứ hai, mày đã đầu hàng rồi. Mày có phải là mày trước đây không? Dựa vào cái gì mà buộc tao phải là tao trước đây nào? Lẽ nào những gì cuộc sống này đã dạy mày vẫn chưa đủ sao? Cái mặt của mày đâu rồi? Cái sống lưng của mày đâu rồi? Ngay cả con mà mày cũng không cần nữa thì suốt cuộc đời này, mày còn dám ngước mắt lên nhìn ai nữa không đây? Chính vì muốn ngước mắt lên nhìn thế gian này nên tao mới đem con trai của mình cho người ta đấy, mày có biết không? Nếu giữ nó trong vòng tay của mình thì tuyệt vọng sẽ bắt đầu từ đây. Nhưng dù là như vậy mày cũng không được giao nó cho kẻ thù cùa mày. Hắn là kẻ thù sao? Đương nhiên, chí ít thì trên thế gian này chưa có người thứ hai nào có thể khiến mày căm thù đến như vậy...
Một buổi chiều, Uông Trường Xích đang cúi đầu phun dầu bóng trong nhà họ Phưong, Lâm Gia Bách đột ngột mở cửa bước vào. Hai người nhìn thẳng vào mắt nhau một lát, nhưng có điều Lâm Gia Bách vẫn chưa nhận ra Uông Trường Xích. Uông Trường Xích nghĩ, có lẽ là do cậu mang khẩu trang, cũng có thể là về cơ bản, Lâm Gia Bách không để tâm gì lắm đến chuyện kiện tụng vừa rồi nên ngay cả người kiện mà hắn cũng không thèm nhớ mặt. Người mình đã đè lên chiếc xe hơi sang trọng của hắn, đã nằm ngay trước bánh xe của hắn, mình đã từng có ý nghĩ nhảy xuống khỏi giàn giáo trên công trường xây dựng của hắn để đòi bồi thường, làm náo loạn cả một góc phố nhưng hắn vẫn không hề nhớ mặt mình, đúng là tự mình đánh rắm rồi tự mình ngửi thôi. Lâm Gia Bách quay đầu hướng về phía trong gọi:
- Mẹ ơi, con mang về hai con gà kiến này.
- Mang vào nhà bếp đi. - Tiếng Lục San San văng vẳng bên trong vọng ra.
Đến lúc ấy Uông Trường Xích mới nhận ra trên tay Lâm Gia Bách có hai con gà đã nhổ lông sạch sẽ, có lẽ là trước đó do quá lo lắng nên thị giác cậu trở nên mơ hồ. Lâm Gia Bách lại hỏi:
- Nấu canh hay là nướng?
- Nướng.
Lâm Gia Bách đi vào nhà bếp, chặt một con thành nhiều miếng, đổ rượu trắng, một chút muối và một vài thứ gia vị vào; con còn lại hắn cho vào tủ lạnh, trên ngăn đá. Uông Trường Xích nghĩ thầm, mày đúng là một thằng rể không hề tồi chút nào, nhưng liệu mày có thể trở thành một ông bố tốt hay không? Khi Lâm Gia Bách đóng cửa ra về, Uông Trường Xích vẫn đứng chôn chân tại chỗ với câu hỏi ấy cứ lặp đi lặp lại trong đầu. A Di Đà Phật! Nếu mà tôi dễ dàng tìm thấy địa chỉ nhà hắn, tôi đã đem Đại Chí đến giao cho vợ chồng hắn rồi. Nếu không tìm được địa chỉ hoặc là không dễ dàng gì tìm được địa chỉ thì ông trời đã xui khiến cho Đại Chí vẫn còn nằm trong vòng tay tôi.
Lần này Uông Trường Xích thua cược với chính mình. Công việc đã xong, nhận tiền công, cậu không có lý do gì để lưu lại ngôi nhà ấy nữa. Trên đường về, toàn thân Uông Trường Xích như trôi trên mây trên gió, chỉ có một ý nghĩ là mình đã thất bại choán lấy đầu óc, thậm chí là có một chút oán trách trời xanh đã giúp người nhưng không giúp đến cùng, giết gà mà không đưa một đường dao để giết chết ngay. Có điều, lòng quyết tâm của Uông Trường Xích vẫn chưa hoàn toàn chết lịm, có một tia hy vọng mơ hồ nào đó vẫn đang đeo đẳng trong lòng cậu ấy. Đó là tấm ảnh chụp Lâm Gia Bách và Phưong Tri Chi trên một cái sân thượng nào đó. Sân thượng rất rộng có một chiếc bàn tròn, trên bàn có hai cốc trà hay cà phê gì đó. Phương Tri Chi đang ngồi trên đùi Lâm Gia Bách, còn hắn thì ngồi trên ghế. Hai cánh tay Lâm Gia Bách đang vòng qua eo của Phương Tri Chi, còn hai bàn tay thì đang áp chặt lên ngực của cô ta, áp chặt đến nỗi đôi bầu vú cô ta đùn lên phía trên cổ áo khoét khá rộng. Lâm Gia Bách mặc quần đùi, Phương Tri Chi mặc áo ngủ, cả hai đều đang toét miệng cười và mắt đều nhìn về phía ống kính. Do vị trí và khẩu độ của máy ảnh có lẽ cao hơn họ một chút nên những tán cây lấp ló ngang với sân thượng và xa hơn một tí là những đường chạy điền kinh của một sân vận động đều hiện rõ trong tấm ảnh. Từ những tán lá lô nhô ngang với sân thượng, có thể phán đoán đây là một ngôi nhà năm hoặc sáu tầng.
Ngày hôm sau, Uông Trường Xích đến Trường Đại học Tây Giang và nhận ra những đường chạy điền kinh xuất hiện trong bối cảnh của tấm ảnh chính là sân vận động của trường đại học này. Đưa mắt nhìn ra xa, Uông Trường Xích phát hiện chung quanh sân vận động có mấy ngôi nhà năm sáu tầng. Căn cứ vào góc độ của tấm ảnh, cậu đã có thể xác định được sân thượng ngôi nhà của Lâm Gia Bách. Căn nhà này nằm ngoài khuôn viên trường, một mặt tiếp giáp với sân vận động, một mặt giáp với sông Tây Giang. Chiều tối, Uông Trường Xích chực sẵn ở một nơi có thể quan sát được, quả nhiên đã nhận ra Phương Tri Chi trở về sau giờ làm việc, đi lên cầu thang và đi thẳng lên tầng năm mới dừng lại. Tiếng ổ khóa kêu lách cách, tiếng cửa mở vang lên, và hình như Uông Trường Xích cũng đang chao đảo, do dự, bồi hồi. Bởi khi tự đánh cược với chính mình, cậu đã tự khẳng định là tìm thấy địa chỉ một cách quá dễ dàng, nhưng kết quả là đến lúc này, cậu phải trải qua một chút tinh quái và suy nghĩ mới có thể tìm thấy được địa chỉ, như thế phải chăng đã vi phạm vào ý trời? Không tính, Uông Trường Xích nghĩ, dùng một tấm ảnh để tìm thấy một địa chỉ, chuyện này không đáng được gọi là dễ dàng thì trên đời này còn có cái gì được gọi là dễ dàng nữa nào? Lần theo dõi Phương Tri Chi trước đây mới xứng đáng được gọi là không dễ dàng, đi theo sau mà cô ta vẫn dễ dàng biến mất khỏi tầm mắt của tôi, chưa nói là rất dễ dàng bị đối phương phát hiện, thậm chí là đối phương có thể báo cảnh sát, cũng có thể sẽ bị xe đâm khi mải miết nhìn đối phương… Uông Trường Xích càng nghĩ càng khẳng định rằng, đây là ý trời. Với suy nghĩ đó, Uông Trường Xích lại đánh cược với mình một lần nữa, nghĩ thầm, mình sẽ thắng trừ phi khi mang Đại Chí đi, nó không khóc lên đột ngột.
54
Anh thề với trời đất là Đại Chí không hề khóc! Uông Trường Xích khẳng định, có điều Tiểu Văn không tin, giơ con dao lên, buộc cậu phải dẫn đường đi tìm Đại Chí.
- Lúc ấy Đại Chí ngủ rất ngon, anh bồng nó ra khỏi giường, ôm chặt lấy. - Uông Trường Xích vừa nói vừa đưa tay làm động tác ôm con. - Anh bồng như thế này này, đi ra tới cửa. Trong lòng anh đã nghĩ, chỉ cần Đại Chí khóc lên một tiếng thôi là anh sẽ bồng con quay lại, nếu nó không khóc thì anh sẽ bồng nó đi tiếp. Anh đứng ngay trước cửa khoảng năm phút, Đại Chí vẫn không khóc tiếng nào, hình như nó đã mặc nhiên thừa nhận số mệnh. Do vậy anh bồng nó rời khỏi nhà, cứ thế mà bồng xuống lầu, đến chỗ ngã ba. Chỗ này khá tối, đèn đường không biết bị thằng ăn trộm nào đó lấy mất, chú ý, chỗ này có mấy bậc tam cấp, em cẩn thận kẻo vấp ngã, con dao trên tay em sẽ làm em bị thương đấy. Hay là em cất con dao đi, như thế tốt hơn, nếu không thì cả hai chúng ta đều phải đề phòng và lo lắng vì con dao ấy. Thực ra thì nếu trong tay em không có dao, anh cũng sẽ đưa em đi tìm Đại Chí. Anh đưa em đi tìm Đại Chí bởi vì anh cũng đang nhớ nó, tuyệt đối không phải vì trong tay em không có con dao. Với con dao ấy, em có thể cắt của anh vài miếng thịt, cùng lắm thì lấy mạng của anh, nhưng ngay cả Đại Chí anh còn có thể giao cho người khác nuôi thì cái mạng của anh còn đáng giá gì nữa? Được rồi, được rồi, anh không nói huyên thuyên nữa, chúng ta cứ đi thẳng nhé. Chậm tí, để anh nhớ lại một chút, đúng rồi, anh đứng ở đây khoảng năm phút, đúng, ngay chỗ này, vì anh sợ lão Từ, chủ quán tạp hóa trông thấy nên anh đứng chỗ tối này. Gió rất mạnh, xe cộ trên đường rất đông, bóp còi inh ỏi nhưng Đại Chí vấn không hề khóc. Trước đây, chỉ cần anh bồng nó ra đến vệ đường thì cho dù đang ngủ say nó cũng thức dậy ngay, thậm chí là còn khóc nữa. Nhưng đêm ấy, nó im thin thít, hơi thở rất đều, hình như nó đã hiểu tâm tình của bố nó. Đại Chí đã không khóc thì anh lại tiếp tục đi thẳng, đến trạm xe buýt. Em nhìn xem, đây là trạm xe buýt dành cho các tuyến 22, 32, 19 và 7. Lúc ấy anh nghĩ, chiếc xe nào dừng lại đầu tiên là anh sẽ leo lên, không quan tâm nó sẽ chạy tuyến nào. Đang nghĩ thì xe đã đến, anh không thèm nhìn nó là tuyến số mấy, ôm Đại Chí lên xe.
- Cuối cùng là tuyến số mấy?
Tiểu Văn hỏi. Uông Trường Xích nhận ra dao không còn trong tay vợ nữa, mới đấm ngực nói không nhớ là tuyến số mấy. Tiểu Văn đưa tay vào trong túi, như đang mò tìm con dao. Uông Trường Xích "à" một tiếng rồi nói:
- Anh nhớ lại rồi, đó là tuyến số 7.
Cả hai đứng chờ xe. Một chiếc số 32 dừng lại rồi tiếp tục lăn bánh; lại một chiếc số 19 đến rồi lại đi, cuối cùng thì chiếc số 7 cũng đã đến. Cả hai lên xe. Uông Trường Xích nói:
- Đêm nay cũng rất giống với đêm ấy, vì đã khuya nên ghế trống trên xe khá nhiều, anh ngồi ở hàng ghế số 5, đúng rồi, chỗ đó. Vừa ngồi xuống, con số 5 đột nhiên hiện ra trong đầu anh. Anh nghĩ, đó chính là ý trời, ông trời đã ngầm mách bảo cho anh là đến bến thứ năm thì xuống xe…
Tiểu Văn đưa mắt nhìn ra ngoài, Uông Trường Xích cũng nhìn ra ngoài, nhưng một người thì nhìn bên phải, một người thì nhìn bên trái. Những bóng đèn đường lần lượt lao vút qua, hàng quán hai bên đường đèn vẫn sáng rực. Bỗng nhiên, hình bóng Đại Chí thoắt ẩn thoắt hiện ở cửa sổ phía bên trái xe, lơ lửng giữa không trung, xe chạy thì Đại Chí cũng di động theo, xe dừng thì nó cũng dừng. Uông Trường Xích di chuyển điểm nhìn, nhưng điểm nhìn của cậu di chuyến đến đâu thì hình bóng Đại Chí xuất hiện ngay ở đó. Không dám nhìn thẳng, Uông Trường Xích nhắm mắt lại. Nhắm mắt lại thôi! Nhắm mắt lại!... Cậu tự dặn mình. Bỗng nhiên, bàn chân của Uông Trường Xích bị ai đó dẫm lên khá mạnh, tiếp theo là tiếng Tiểu Văn:
- Đến bến số 5 rồi!
Cả hai xuống xe, phía trước mặt họ là cổng chính của công viên Tây Giang. Uông Trường Xích, nói:
- Đêm ấy vẫn còn có rất nhiều đôi tình nhân và những người tập thể dục ban đêm từ trong công viên đi ra. Người đi đường cũng rất nhiều, trong số đó có nhiều người dừng lại ngắm cổng công viên, do vậy anh đã đặt Đại Chí ngay trước cổng, đúng chỗ này. Đặt xuống xong, anh ngồi bên cạnh nó rất lâu, nói: Đại Chí ơi, đừng trách bố độc ác. Bố bất đắc dĩ mới làm như thế này thôi. Nếu con vẫn cứ là con của bố thì cả đời con nghèo khổ đã đành mà còn mắc phải cái bệnh mà người đời gọi là "bệnh rụt cổ", tức là không bao giờ dám ngẩng đầu thật cao trước người khác, cả năm chỉ gục mặt xuống như người ngủ gật vậy, có sống cũng chẳng có thể diện gì, không bao giờ có được hộ khẩu thành phố, không thế đến được các trường tốt, không được nằm bệnh viện, tìm không được công việc nhà nước, không chịu được cuộc sống thành phố thì phải thoái hồi, thoái hồi có nghĩa là phải quay trở lại nông thôn, thậm chí là què chân, liệt dương, phạm tội, đoản mệnh... chuyện gì cũng có thể xảy ra với con cả. Nếu con ở với người khác, có thể con sẽ có tất cả những gì mà người ta quảng cáo trên ti vi. Có thể con sẽ hưởng thụ không hết vinh hoa phú quý, có thể con sẽ có con cháu đầy nhà hưởng thọ trăm năm, cũng có thể con làm quan lớn hoặc kế thừa tài sản của người ta, ở biệt thự, lái xe hơi, cưới một cô vợ đẹp. Điều quan trọng nhất là, con sẽ có bố mẹ mới được mọi người tôn kính, cho nên không ai dám coi thường con, không cầu cạnh nhờ vả ai trong cuộc sống, đầu con lúc nào cũng ngẩng cao. Tuy tất cả những gì bố nói ra vẫn chỉ là điều có thể, nhưng có thể dù sao vẫn hơn không thể, đúng không con. Ai dám bồng con rời khỏi nơi này, nhất định đó là người có khả năng, chí ít con cũng chẳng phải lo gì đến cái ăn cái mặc. Nếu con muốn có cuộc sống tốt sau này, thì con đừng mở miệng nhé, còn nếu con vẫn muốn sống với bố mẹ cho dù là khổ cực đến mấy thì con hãy khóc lên một tiếng đi nào. Chỉ cần con há miệng khóc một tiếng, cũng chẳng cần phải khó đâu, chỉ ư ử thôi, bố sẽ bồng con quay về ngay lập tức. Nhưng, anh chờ một phút, hau phút, năm phút rồi mười phút, Đại Chí chẳng có bất kỳ một tiếng ư ử nào, hình như nó nghe hiểu được những lời rút ra tận đáy lòng của anh, cũng có thể nó đang giả vờ ngủ ngon vì anh nhận ra một nét cười thoáng qua trên mặt nó. Thằng vong ân bội nghĩa này, đừng nói là một tiếng rên cũng không thèm phát ra mà một chút thể hiện đau khổ trên mặt cũng không hề có nữa. Tại sao con lại không khóc hả Đại Chí? Đại Chí…
- Dựa vào lương tâm của anh mà tôi biết, anh không bao giờ bỏ Đại Chí ở chỗ này.
- Thế thì bỏ Đại Chí ở đâu?
- Tôi chỉ cần Đại Chí, không cần biết anh bỏ nó ở đâu.
- Không quay lại nó sẽ hạnh phúc.
- Nó tìm hạnh phúc ở đâu?
- Ở nhà người khác.
- Nhà người khác ở đâu?
- Ở chỗ lầu trong lầu, có cửa kính, có ghế salông da thật, có đồ gỗ toàn một màu gỗ, có ti vi màu rất to, có đến ba nhà vệ sinh. Từ khi họ nhận Đại Chí về nuôi, mỗi ngày họ thuê đến hai người phục vụ. Nhà họ có xe hơi bóng lộn, có lầu rất cao. Nhưng họ không sinh được con, tài sản của họ sau này sẽ là của Đại Chí. Mặc dù nó đầu thai nhầm chỗ nhưng lần này thì nó đã sống ở một nơi đáng ra nó phải được hưởng.
- Đưa tôi đến đó.
- Thế thì tất cả những công sức đã bỏ ra trước đó đều vất sạch. Nếu anh là Đại Chí, tuyệt đối anh sẽ không theo em về.
- Đưa đi hay không thì bảo?
Uông Trường Xích lắc đầu, Tiểu Văn lại lục tìm con dao. Uông Trường Xích đặt tay lên thành lan can của hàng rào công viên, nói:
- Em chặt đi! Cho dù em có chặt đứt hai bàn tay anh, anh cũng không hủy hoại hạnh phúc của Đại Chí đâu.
Bàn tay Tiểu Văn rung rung. Uông Trường Xích nói tiếp:
- Nếu em cảm thấy sợ thì cứ nhắm mắt lại rồi… chém xuống, thế là xong.
Tiểu Văn nhắm mắt. Trong đầu Uông Trường Xích bỗng lóe lên một ý nghĩ là hình như cảnh tượng này mình đã chứng kiến, thậm chí là đã trải qua ít nhất một lần rồi. Đúng rồi, ngày ấy Hoàng Quỳ đã dùng cách này để tôi luyện lá gan cho cậu, hắn đã đặt tay lên bàn rồi bảo cậu nhắm mắt chém xuống một dao. Uông Trường Xích nói:
- Em chém đi! Chém xong thì tâm trạng em sẽ đỡ lên một tí.
Tiểu Văn nhắm mắt lại, xem ra cô ấy chém thật chứ chẳng đùa. Cuối cùng thì lưỡi dao cũng đã chém xuống, có điều không trúng vào tay Uông Trường Xích mà chỉ trúng vảo lan can. “Choang!”. Lưỡi dao văng lên, rơi xuống nằm im trên mặt đất đầy bùn. Trong suốt thời gian ấy, bàn tay trái của Uông Trường Xích đặt trên lan can vẫn im lìm bất động. Đây chính là điểm khác biệt giữa cậu với Hoàng Quỳ, một bàn tay rút lại rất nhanh khi con dao chém xuống, một bàn tay nằm im như thế đang tìm khoái cảm trong sự đau đớn. Tiểu Văn sợ đến nỗi thân thể run lên, Uông Trường Xích ôm cô vào lòng thật chặt. Tiểu Văn bật khóc, nói:
- Anh phải tìm Đại Chí về. Tôi thề với anh là tôi sẽ không làm chuyện ấy nữa, tôi sẽ mang lại hạnh phúc cho anh và cho con.
- Chúng ta không mang lại hạnh phúc cho con được đâu. Cho dù mỗi ngày chúng ta làm việc đủ hai mươi bốn tiếng, làm đến tám mươi tuổi thì nghỉ, chúng ta cũng không cung cấp đầy đủ những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống của Đại Chí đâu.
Vừa nói, Uông Trường Xích vừa xoa lưng Tiểu Văn. Cô ấy vẫn đang run rẩy, nghẹn ngào trong nước mắt:
- Đại Chí, con ở đâu? Nghe thấy tiếng gọi của mẹ, con hãy quay về, cho dù không nghe thấy, con cũng phải quay về. Đại Chí, mẹ nhớ con đứt ruột đứt gan con ơi...
Tâm trạng mấy ngày sau đó của Tiểu Văn lúc bình thường lúc bất thường. Lúc bình thường cô vẫn nấu cơm và đi làm đêm như thường lệ, lúc bất thường thì giơ dao lên đòi Uông Trường Xích đưa đi tìm Đại Chí. Lần nào cũng vậy, trước khi đi tìm theo yêu cầu của Tiểu Văn, Uông Trường Xích đều làm động tác bồng Đại Chí ra khỏi giường, vừa đi vừa kể những điều đã kể. Đến bến xe buýt thì Uông Trường Xích thật sự quên điều thiết yếu nhất là mình phải đi xe số bao nhiêu, Tiểu Văn thúc ép, cậu lên xe 19, rồi lại lên xe 22, tất cả đều xuống bến số 5. Bến số 5 của xe số 19 là một cái chợ thật lớn; bến số 5 của xe số 22 là Viện Khoa học Xã hội. Tiểu Văn đều khóc ngất ở hai địa điểm này, vừa khóc vừa kể lể nào là Đại Chí tốt chỗ này, đáng yêu chỗ kia, nào là còn nhỏ thế mà đã biết vỗ tay, nào là nghe thấy tiếng chân bố đi lên cầu thang là ngoảnh mặt ra cửa để chờ, chờ cho đến khi thấy bóng dáng bố mới cười thật tươi… Uông Trường Xích nghe những lời kể lể ẩy mà cổ họng như bị nghẹn, nước mắt lưng tròng. Không thể nghe thêm được nữa, cậu mới nói:
- Đi thôi! Chúng ta đi đón Đại Chí về.
Tiểu Văn gạt nước mắt đi theo Uông Trường Xích. Cậu vừa đi vừa nghĩ, như thế này là cướp đoạt hạnh phúc của Đại Chí, chẳng khác nào làm hại nó… Do vậy mà cậu đưa Tiểu Văn lên bất kỳ chuyến xe buýt nào dừng lại đầu tiên, ngồi đến bến cuối cùng mới xuống xe. Lúc ấy Tiểu Văn thường hỏi Đại Chí ở đâu thì cậu chỉ nói là ngay cả anh cũng không nhớ được nữa.
Một buổi chiều tối, Uông Trường Xích đẩy cửa vào nhà thì thấy Tiểu Văn đang gói ghém quần áo, bên cạnh là một chiếc va li đựng hành lí mới mua về. Cơm vẫn chưa nấu, căn phòng lạnh tanh.
- Em định đi đâu?
- Rời khỏi nơi này. - Vừa nói Tiểu Văn vừa bỏ quần áo vào va li.
- Cũng phải có chỗ để mà đến chứ? - Uông Trường Xích đậy nắp va li lại rồi ngồi lên trên.
- Tôi đã nói rồi, anh không tìm được Đại Chí thì chúng ta ly hôn.
- Nếu ly hôn anh vẫn còn sức để kiếm tiền, em ly hôn thì dựa vào cái gì để sống?
- Thiên hạ này thiếu gì đàn ông, đâu có phải chỉ mình anh là có sức lực?
- Đúng là có rất nhiều đàn ông, nhưng họ không nhất định sẽ đối xử tốt với em như anh.
- Anh đem đứa con đứt ruột đẻ ra của tôi vất đi rồi mà còn nói là anh tốt hay sao?
- Nếu em thực sự muốn có con, chúng ta sẽ sinh một đứa nữa, cũng đặt tên là Đại Chí.
- Tôi chỉ cần Đại Chí thôi.
Cho dù Uông Trường Xích có nói thế nào, Tiểu Văn cũng không nhượng bộ. Thực ra thì Uông Trường Xích đã nghĩ đến những kết quả xấu nhất sẽ xảy ra nhưng khi nó xảy ra thì trong lòng vẫn cảm thấy bất nhẫn. Cậu nghĩ, Tiểu Văn không hề có văn hóa, dù có ai đó cưới làm vợ nhưng không thể đảm bảo là người ấy không coi thường Tiểu Văn. Lúc này, Tiểu Văn vẫn có thể dựa vào công việc mát xa chân để kiếm tiền, nhưng công việc này không thể làm suốt đời, rồi sẽ có ngày cái già xồng xộc kéo đến, nhan sắc tàn phai, tệ hơn nữa là vướng phải căn bệnh xã hội nào đấy thì ai sẽ chăm sóc cô ấy? Nghĩ đến điều này, Uông Trường Xích thấy lòng mình nhói đau. Cậu chạnh lòng nghĩ đến những ngày Tiểu Văn chăm sóc mình ở bệnh viện dưới huyện, nghĩ đến chuyện Tiểu Văn bước chân vào nhà họ Uông mà không có một món lễ vật nào, nghĩ đến những ngày đầu tiên Tiểu Văn phải sống khổ sống sở thế nào khi mới lên thành phố. Cậu nghĩ, cô ấy đồng ý làm vợ mình vì hy vọng mình sẽ giúp cô ấy biết chữ, đưa cô ấy lên thành phố, lúc này phải chia tay, ai sẽ là người dạy chữ cho cô ấy? Cô ấy không phân biệt chữ "viên" là cái vườn với "viên" là hình tròn, "thành" là thành thật với "thành" là thành phố thì mai sau cô ấy làm sao có thể sống được trong cái thành phố đầy rẫy những cạm bẫy này? Trước đấy thì tâm lý Uông Trường Xích vẫn rất cứng cỏi nhưng đến lúc này hình như đã mềm hẳn đi, giống như nước đá gặp phải lửa vậy. Cậu nói:
* Đây là những chữ Hán đồng âm khác nghĩa, Chữ viết cũng khác nhau. (viên): cái vườn; (viên): hình tròn, tròn; (thành): thành thật; (thành): thành phố, thành thị (ND).
- Đi! Chúng ta đi tìm Đại Chí!
Lần này thì Tiểu Văn xách va li theo chân Uông Trường Xích, nói:
- Nếu không tìm thấy Đại Chí, tôi sẽ không về nữa.
Nghe Tiểu Văn nói vậy, Uông Trường Xích biết là cô đã quyết tâm lắm rồi. Đến bến xe buýt, không chờ Uông Trường Xích xác định, Tiểu Văn đã leo lên xe số 32. Uông Trường Xích hỏi tại sao lại đi xe 32? Cô ấy nói:
- Anh đã đưa tôi lên xe số 7, số 19 và số 22 nhưng chưa bao giờ đưa tôi lên xe 32, do vậy tôi biết nhất định là anh đã ngồi xe này khi đưa Đại Chí đi.
Uông Trường Xích thầm nghĩ, lời vừa rồi của Tiểu Văn chỉ là một cách suy đoán đơn giản của một người ít văn hóa mà thôi. Xe 32 chạy thẳng về hướng tây, hai người ngồi trên xe nhìn về hai phía. Hai bên đường không thấy nhà cửa nữa, chỉ thấy những khoảng trống mênh mông trong đêm. Xe chạy qua cầu Tây Giang, nhà cửa mới hiện ra hai bên đường. Đột nhiên Tiểu Văn đá mạnh vào chân Uông Trường Xích, nói:
- Xuống xe thôi
- Mới đến bến thứ tư.
- Bến thứ năm!
- Bến thứ tư!
- Bến thứ năm rồi!
Uông Trường Xích cãi không lại Tiểu Văn, đành phải theo cô ấy xuống xe.
- Đại Chí ở đâu?
- Ở gần bến thứ năm.
- Tại sao anh lại nói cho tôi biết.
- Vì sợ em bỏ đi.
Đột nhiên Tiểu Văn ôm mặt khóc hu hu, vừa khóc vừa nói:
- Thực ra thì lòng tôi đang rối bời, vừa nhớ thương Đại Chí nhưng lại vừa tự khuyên mình là hãy quên nó đi, giống như vừa viết chữ vừa xóa vậy. Tôi muốn phải tìm nó về nhưng cũng muốn để nó ở với nguời có tiền. Tôi muốn để nó cũng húp cháo loãng với anh và tôi, nhưng cũng muốn nó phải có một cuộc sống tốt hơn. Hình như con người tôi đã bị chia thành hai nửa bằng nhau rồi, anh nói đi, cuối cùng thì trái tim tôi nên nghe theo phần nào?
- Chúng ta nghe theo ý trời vậy.
- Nghe thế nào?
Uông Trường Xích lấy ra một đồng năm xu, nói:
- Bây giờ anh tung đồng xu này lên, khi nằm trên đất mà mặt trên của nó là hình quốc huy thì chúng ta sẽ quay về, nếu là con số 5 thì chúng ta đi đón Đại Chí về.
Tiểu Văn ngây người nhìn đồng xu, sau một lát thì gật đầu nhè nhẹ. Uông Trường Xích tung đồng xu lên không trung. Tiểu Văn nhắm mắt. Đồng xu rơi xuống, nhảy tưng tưng trên đường mấy cái rồi lăn đi, chưa chịu nằm xuống. Cả thế giới đột nhiên yên tĩnh một cách kỳ lạ, yên tĩnh đến độ ngay cả tiếng còi xe trên đường cũng biến mất hoàn toàn. Cuối cùng, Uông Trường Xích nói nhỏ:
- Em có thể mở mắt ra.
- Tôi không thể! Tôi không dám! Anh cứ nói cho tôi biết mặt trên là cái gì?
- Quốc huy!
- Đúng là quốc huy chứ?
- Đó là ý trời. Em phải nhìn cho rõ, nếu không thì mai mốt em lại khóc đòi tìm Đại Chí nữa.
Tiểu Văn mở mắt nhìn đồng xu đang nằm trên đường, kêu lên nho nhỏ:
- Trời ơi!!!
- Hợp đồng này là do cô giáo Phương Tri Chi khởi thảo, sở dĩ phải chuyển giường ra đến sân mới được sơn là bởi cô giáo sợ mùi sơn ảnh hưởng đến sức khỏe các cháu. Còn tại sao phải sơn màu xanh da trời? Là vì cô ấy muốn các cháu nhìn thấy màu xanh da trời là sẽ nghĩ đến bầu trời, biển cả, thậm chí là tuổi thanh xuân, nghĩ đến hạnh phúc.
Uông Trường Xích đột nhiên thấy xấu hổ vì cậu nghĩ đến việc mình sơn những cánh cửa, sơn chiếc rương, sơn tủ ngày ấy đã không hề nghĩ đến chuyện mùi sơn sẽ làm ảnh hưởng đến Đại Chí, thậm chí còn cho rằng mùi sơn rất thơm, rất dễ chịu nữa. Sau cảm giác xấu hổ là cảm động, nói:
- Cho phép tôi giảm bớt giá xuống…
- No. - PhươngTri Chi nói. - Giá cả không thành vấn đề.
Uông Trường Xích cùng Lưu Kiến Bình khiêng giường ra đến sân, sắp thành hàng ngay ngắn. Lưu Kiến Bình phụ trách công việc cạo lớp sơn cũ rồi dùng giấy nhám đánh thật kỹ, Uông Trường Xích phụ trách công đoạn sơn. Cả hai đều đội mũ trùm kín đầu, đeo khẩu trang. Mặt trời thiêu đốt, bụi bay mù trời, mùi sơn lan tỏa trong không khí. Làm được một lát, Lưu Kiến Bình vất chiếc khẩu trang xuống đất vì anh ta quen với việc vừa làm vừa nói. Cần phải biết rằng, khi Lưu Kiến Bình đi đòi nợ thuê hoặc đòi bồi thường, anh ta chỉ dựa vào cái mồm của mình, cái mồm ấy dù thế nào, dù bất cứ hoàn cảnh nào cũng không bằng lòng nấp sau chiếc khẩu trang. Nó cần phải cảm thán thời thế, phải biểu đạt sự phẫn nộ, phải oán trách xã hội bất công, than thở vì có tài mà không gặp được người dùng, cuối cùng là một câu hỏi:
- Có lẽ nào cuộc đời chúng ta phải sống mãi như thế này sao?
- Không thế này thì thế nào?
Uông Trường Xích cũng kéo chiếc khẩu trang vất xuống đất. Lưu Kiến Bình có vẻ không chấp nhận thực tế, cảm thấy rằng mình ít nhất cũng phải là một luật sư, cho dù có không gặp vận cũng không phải trầm luân đến độ làm một gã thợ sơn như thế này. Nói một cách nghiêm khắc, lúc này anh ta cũng chưa thể được gọi là một thợ sơn, chính xác thì chỉ là một anh phụ việc cho thợ sơn mà thôi. Đã có lúc cao hứng, Lưu Kiến Bình từng tâm sự với Uông Trường Xích rằng, anh ta từng muốn trở thành một tướng cướp, vác súng đi cướp ngân hàng, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, anh ta thấy con đường này không có lối thoát, bèn ước ao mình sẽ là một hiệp sĩ thời hiện đại chuyên trừ bạo an dân, tiêu diệt những kẻ xấu trong xã hội, còn nghĩ đến chuyện sẽ lưu lại vết tích là một chữ Z thật lớn lên trên thi thể của những kẻ đã bị anh ta trừng phạt. Nói chung là những tưởng tượng, những ước mơ của Lưu Kiến Bình thay đổi tùy theo cảm hứng, lúc thì tướng cướp lúc thì anh hùng, lúc thì hiệp sĩ lúc thì lãnh tụ, nói đến độ bị kích động thì quẳng tờ giấy nhám đang cầm trong tay, ném luôn ra một câu: Lão đây đếch thèm làm nữa! Nói xong là bỏ đi. Có khi, Lưu Kiến Bình bỏ đi mấy bước thì quay lại, có khi đi đến nửa ngày mới quay lại. Uông Trường Xích từ tốn nghe những lời của Lưu Kiến Bình và thừa nhận rằng, những gì mà anh ta nói ra, những khát khao cũng như những tưởng tượng của anh ta sao mà giống với chính mình, chỉ có điều Lưu Kiến Bình dám nói ra, còn mình thì không, thế thôi. Có điều giữa Uông Trường Xích và Lưu Kiến Bình cũng có điểm khác biệt, đó là anh ta có thể phẩy tay và nói "Lão đây đếch thèm làm nữa!" nhưng Uông Trường Xích không nói được, tay vẫn phải đưa chiếc cọ lên xuống qua lại, sơn không bỏ sót một chỗ nào.
Khi rảnh rỗi, Triệu Định Phương đem đến cho Uông Trường Xích một chai nước, kèm theo một câu: Cậu làm việc khổ quá! Trong khoảng thời gian Uông Trường Xích nghỉ tay, nhìn về phía giàn nho thấy Triệu Định Phương đang ngồi ở đó thì vô tình buông một câu khen vu vơ người tài trợ sơn đẹp quá với Lưu Kiến Bình. Không ngờ là Triệu Định Phương nghe thấy, cái miệng đang tươi như hoa bỗng nhiên lia ngang một câu:
- Chỉ có đẹp không thôi vẫn chưa là gì cả, còn cần phải có bản lĩnh sinh con đẻ cái!
Uông Trường Xích biết mình lỡ lời, bụm miệng chặt cứng, trong lòng thầm nghĩ, Phương Tri Chi sao mà đẹp, khí chất ngời ngời, có lẽ cũng rất nhiều tiền, ông trời lại không cho cô ta làm mẹ, đúng là ông trời thật trêu ngươi, ông trời không có mắt! Trong lúc nói chuyện vu vơ không đầu không cuối với Triệu Định Phương, Uông Trường Xích mới biết Phương Tri Chi dạy tiếng Anh ở một trường đại học, vì trước khi kết hôn đã hai lần phá thai nên ảnh hưởng đến buồng trứng, uống bao nhiêu thuốc đông tây y, đã đến không biết mấy bệnh viện phụ sản nhưng cuối cùng thì chứng bệnh nghẽn buồng trứng vẫn không khỏi, do vậy mới tìm đến cô nhi viện hy vọng tìm được một đứa con nuôi.
Cứ thi thoảng dăm bảy ngày nửa tháng lại có một người đến cô nhi viện tìm con nuôi, trong số đó có cả người nước ngoài. Những người này chọn con nuôi là trông giống như đang chọn hàng để mua, xem đông xem tây, lật qua lật lại hồ sơ, mò trước mò sau cơ thể của những đứa trẻ, chọn được đứa vừa ý là làm thủ tục rồi dẫn đi. Trong thời gian làm việc tại đó, Uông Trường Xích tính ra tổng cộng có năm cặp vợ chồng người ngoại quốc đến nhận năm đứa con nuôi. Trong khi họ làm thủ tục, Uông Trường Xích thường đứng ngoài cửa tò mò nhìn và cố gắng lắng nghe những trao đổi giữa họ, thi thoảng cũng hiểu lõm bõm được vài câu tiếng Anh đơn giản. Cậu phát hiện Triệu Định Phương có ba cuốn sổ ghi chép, một cuốn ghi chép những gì có liên quan đến những đứa trẻ mồ côi, một cuốn ghi chép những gì có liên quan đến người nhận nuôi, cuốn thứ ba có vẻ mỏng hơn ghi lại những số điện thoại hoặc địa chỉ và những yêu cầu của những người có ý định đến cô nhi viện này tìm con nuôi. Nhân lúc Triệu Định Phương rời khỏi phòng, Uông Trường Xích lén lật cuốn sổ thứ ba này ra xem, thấy dưới cái tên Phương Tri Chi có một hàng chữ: "Con trai, có sức khỏe tốt, nhóm máu B", sau cùng là số điện thoại liên lạc. Đọc thấy cụm từ "nhóm máu B", ngay lập tức toàn thân Uông Trường Xích run rẩy, trước mắt bỗng dưng tối sầm, suýt chút nữa thì ngã kềnh ra, mồ hôi ướt đẫm sống lưng. Để đảm bảo là không có bất cứ nhầm lẫn nào, đêm ấy khi về đến nhà trọ, Uông Trường Xích lôi hồ sơ khai sinh của Đại Chí, ánh mắt dừng lại rất lâu ở chỗ ghi nhóm máu, tay run bắn lên như đang mắc phải bệnh parkinson vậy.
Việc còn lại là phải thám thính gia cảnh của Phương Tri Chi. Đây là một chuyện cực khó. Nếu công khai thăm dò thì sẽ gây sự chú ý cho Phương Tri Chi, nếu bí mật dò xét e là khó lòng moi được một thông tin nào. Uông Trường Xích đến Học viện Ngoại ngữ Trường Đại học Tây Giang dò la thông tin về Phương Tri Chi, ở đó không ai quen biết với cậu, cậu cũng không quen biết ai, mỗi khi nhìn thấy cậu thì ai ai cũng có vẻ tránh né, có người thì nhìn một cách soi mói, làm như cậu đến đây để bẻ khóa ăn trộm không bằng. Uông Trường Xích cũng từng lén lút lần dò theo bóng dáng Phương Tri Chi, có điều chỉ theo được một lát là cô ta đã mất hút. Có một quãng thời gian ngắn, Uông Trường Xích định bỏ mặc mọi chuyện, cứ đem Đại Chí đến giao cho cô nhi viện, có điều cậu sợ rằng lỡ có chuyện gì đó không may thì Đại Chí sẽ không đến được với Phương Tri Chi. Tuy chưa thăm dò được gia cảnh của Phương Tri Chi nhưng từ cách ăn nói, cách ứng xử, cách ăn mặc có thể phỏng đoán, gia đình Phương Tri Chi nhất định không đến nỗi nào, hơn nữa, cô vẫn có tiền để làm từ thiện. Vấn đề khó đặt ra lúc này là, làm sao có thể tìm ra địa chỉ nhà của Phương Tri Chi. Có thể gọi điện thoại, nhưng có điều không phải là hoàn cảnh quá thúc bách thì không nên dùng cách này. Do vậy, trong lòng Uông Trường Xích thầm đặt cược với chính mình, nếu thắng thì đó là ý trời.
Cuối cùng thì những chiếc giường cũng đã được sơn xong, tất cả đều được xếp gọn gàng thành hàng ngoài sân để chờ khô và gió thổi cho bay bớt mùi sơn. Sơn trong thùng vẫn chưa dùng hết, nếu bình thường thì Uông Trường Xích sẽ tiết kiệm mang về sơn cho nhà khác. Nhưng lần này cậu không tiết kiệm nữa, bèn đem số sơn còn lại sơn lên trần hành lang của cô nhi viện, khiến tất cả đều mang một màu xanh. Cậu sợ sơn sẽ khô chậm nên sơn rất mỏng, lại còn bảo Lưu Kiến Bình mượn của cô nhi viện mấy chiếc quạt máy thổi vù vù lên trần hành lang, kết quả là, khi những chiếc giường khô thì trần hành lang cũng đã khô. Khi Phương Tri Chi đến cô nhi viện để nghiệm thu mới biết là Uông Trường Xích tự nguyện sơn miễn phí các trần trên hành lang, cô mới nghĩ là Uông Trường Xích là một người trung hậu mới nhờ cậu đến nhà đánh véc ni lại bộ salông trong nhà mình. Uông Trường Xích nghe được lời mời ấy thì mừng thầm trong bụng: Trời ạ, có lẽ nào đây lại ý trời? Có lẽ nào mình đã thắng?
Tuy nhiên không phải Uông Trường Xích đến nhà Phương Tri Chi mà là nhà bố mẹ cô ta. Bố Phương Tri Chi quản lý tất cả các công việc xây dựng của thành phố, nói chung là một quan thầu khoán cỡ bự. Ông này tên Phương Nam Phương, rất thích đồ gia dụng để nguyên màu sắc của gỗ, không đồng ý sơn quét màu nhân tạo, nhưng rồi qua thời gian dài, màu gỗ đã cũ, có nhiều chỗ bị trầy xước. Có người hiến kế cho ông ta rằng, chỉ cần lau thật kỹ và quét một lớp dầu láng đặc chủng lên thì ông ta có thể thưởng thức được cái màu nguyên xi của gỗ như ban đầu, lại có thể che lấp được tất cả những chỗ bị trầy xước. Phương Nam Phương đã rất chú ý đến lời khuyên này nhưng có điều chưa có thời gian để thực hiện, lúc này Phương Tri Chi lại giới thiệu Uông Trường Xích, ông gật đầu đồng ý ngay. Khi Uông Trường Xích đến nhà họ Phương, vợ ông ta là Lục San San xin nghỉ việc để ở nhà trông nom. Lục San San là mẹ Phương Tri Chi, đang làm việc ở Sở Công an thành phố, chỉ còn hai năm nữa sẽ về hưu. Uông Trường Xích đi đến đâu là bà ta theo chân đến đấy, bề ngoài thì như lau dọn và sắp xếp đồ đạc nhưng thực ra là để giám sát cậu, sợ rằng cậu sẽ làm vỡ đồ đạc hoặc cũng có thể lấy trộm. Uông Trường Xích vừa phun dầu láng vừa quan sát. Căn nhà có bốn phòng ngủ một phòng khách và một phòng sinh hoạt chung, tất cả đồ gia dụng trong nhà đều bằng loại gỗ cực quý và cùng một màu gỗ ban đầu, rất nhiều bức đại tự viết theo lối chữ thảo và tranh phong cảnh được treo trên tường, trong tủ đựng rượu có rất nhiều đồ cổ và những chai rượu ngoại hảo hạng, đắt tiền. Thấy Uông Trường Xích chăm chú nhìn tủ rượu, Lục San San nói đồ cổ là giả, rượu cũng giả nốt. Uông Trường Xích không nói năng gì, chỉ lẳng lặng phun dầu bóng, trong khi đó Lục San San lại thao thao bất tuyệt về hoàn cảnh gia đình khó khăn như thế nào, rằng lão Phương chỉ biết đem tiền lương hàng tháng mua đồ gỗ, đồ cổ nên trong tay bà ta lúc này chẳng có lấy một đồng. Tuy bà ta giả nghèo kêu khổ nhưng Uông Trường Xích thừa biết đây là nhà giàu, không chỉ giàu mà là cực giàu, nếu Đại Chí bước chân vào ngưỡng cửa nhà này thì đó là phúc đức nó đã tích lũy từ kiếp trước.
Uông Trường Xích phun dầu bóng lên tủ, salông, giường, bàn ghế, bàn trang điểm, tủ sách. Trong tủ sách có rất nhiều ảnh được phóng to, và một trong số những tấm ảnh ấy lại có mặt Lâm Gia Bách. Trong ảnh, hắn ta đang ôm chặt Phương Tri Chi đứng trước Kim Tự Tháp ở Ai Cập, ở các danh thắng của Tunisia, ở núi Phú Sĩ ở Nhật Bản và cả tượng Nữ thần Tự do ở Mỹ… Cũng có một tấm ảnh chung chụp bốn người trong nhà, Lâm Gia Bách đứng giữa cười tươi như hoa. Đúng là không thể ngờ, hình như thành phố này, Trung Quốc này, cả thế giới này quá nhỏ để oan gia lại gặp oan gia. Uông Trường Xích chết lặng. Có lẽ nào mình lại đưa con trai mình cho kẻ thù ôm ấp và nuôi dưỡng?
53
Đó là một ngày vô cùng nặng nề với Uông Trường Xích. Cậu suy nghĩ, suy nghĩ mãi đến độ có cảm giác hàng nghìn hàng vạn con sâu đang bò lổm ngổm trong đầu, đồng hồ như bị phủ một lớp sơn thật dày nên chạy sao mà chậm rì. Ban đêm, tại phòng trọ, Uông Trường Xích uống hết nửa chai rượu trắng, vừa uống vừa tự thầm xét lại quá trình liên hệ giữa mình với Lâm Gia Bách đến mấy lần.
Lần thầm xét thứ nhất: Tôi ngồi tù thay cho Lâm Gia Bách. Hắn nợ tôi mấy tháng lương, hắn gọi đàn em chọc dao vào bụng tôi, suýt chút nữa tôi chết vì mất máu. Hắn mưu hại Hoàng Quỳ và vu oan giá họa cho tôi khiến cảnh sát phải về tận thôn bắt tôi, làm cả thôn sợ đến vỡ mật, ban đêm không có tiếng ngáy, cả tập thể mất ngủ. Ngay trên công trường của hắn, tôi bị thương do tai nạn lao động, bị mất khả năng sinh dục mà hắn không chịu bồi thường tổn thất tinh thần, chặn xe cũng không bồi thường, ra tòa cũng không bồi thường, bò lên giàn giáo dọa nhảy xuống hắn cũng không chịu bồi thường, lại còn biến mất. Hắn là đồ rác rưởi gì vậy? Nói một cách không hề quá đáng là, hắn đã hủy hoại cuộc đời tôi.
(tới đây) Lần thầm xét thứ hai: Tôi ngồi tù thay cho hắn, nhưng hắn lại nợ tôi ba tháng lương. Hà Quý mất tích giữa ban ngày ban mặt. Tôi nằm ở trong lán công trường đói đến độ da bụng cụng da lưng, đầu choáng mắt hoa, thiếu cái ăn có khác nào thiếu không khí để thở, suýt chút nữa tôi phải đi đào bới thùng rác để kiếm cái gì đó cho vào bụng. Nhưng, nói đi cũng phải nói lại, nếu không có chuyện ngồi tù thay cho hắn thì tôi không kiếm được hơn một nghìn đồng, và tất nhiên là cũng không thể có tiền gửi về để bố tôi trả nợ. Để trừ nợ, âu mỡ dự trữ, gà mái, tủ gỗ, thậm chí là quan tài của bố tôi suýt chút nữa phải đội nón ra đi vĩnh viễn khỏi nhà tôi. Do vậy. nhìn ở góc độ khác, liệu có thể nói là hắn đã cứu cả nhà tôi? Không sai! Công truờng dưới huyện là do hắn làm chủ thầu. Hà Quý nợ tiền lương có khác nào hắn nợ tiền lương? Nhưng người bị nợ đâu chỉ phải một mình tôi mà là rất nhiều, kể cả Lưu Kiến Bình cũng bị quỵt nợ kia mà. Do vậy, lần quỵt nợ này đâu phải chỉ là đối phó với mỗi một mình Uông Trường Xích tôi. Công trình xây dựng ấy là nhà hành chính Ủy ban huyện, nghe nói là do ủy ban huyện nợ tiền hắn, hắn mới quỵt tiền lương của chúng tôi, cho nên tòa nhà ấy đến nay vẫn chưa hoàn thành, trở thành ngôi nhà hoang sắp sửa đổ sụp. Lúc ấy, hắn từng nhờ Hoàng Quỳ đưa cho tôi chín tờ một trăm đồng nhưng với điều kiện là tôi phải biến mất. Mấy trăm công nhân nhưng không ai có cơ hội được hắn bồi thường, chỉ cho cơ hội đối với mỗi một mình tôi, có phải là hắn vẫn có một chút thiện ý đối với tôi? Thiên hạ này là của ai? Đất này là đất của ai? Dựa vào cái gì mà hắn bảo tôi biến mất là tôi phải biến mất? Có lẽ việc ấy chỉ là một điều kiện, cũng có thể là một cách nói cho đỡ tức sau khi bồi thường cho tôi. Nhưng lúc ấy tôi còn trẻ, máu vẫn còn hăng, lại đưa thể diện lên vị trí thứ nhất, không cho hắn một cơ hội nào. Không biết là một sợi gân nào đó của tôi đột nhiên co rút lại mà tôi lại chịu ngồi tù thay hắn, ngay cả việc cởi quần trước mặt Hoàng Quỳ mà tôi vẫn cứ làm, vậy tôi còn tư cách nào mà nghĩ đến chuyện sĩ diện nữa chứ? Cái hay của tiền bạc thì đến lúc cùng khốn mới biết; con người thật ngu ngốc, gặp chuyện không may mới hiểu lý lẽ sống trên đời. Lúc này tôi mới hiểu cái giá của sự thành thực là cao đến chừng nào. Ngay cả việc đâm xuyên bụng tôi cũng không cần phải tranh luận nữa, là do Hoàng Quỳ bố trí đàn em ra tay. Hoàng Quỳ làm việc đó liệu có chụp lên đầu hắn ta được không? Đây là một câu hỏi giống như câu hỏi “tồn tại hay không tồn tại” của anh chàng Hamlet của Shakespeare vậy thôi. Cũng có thể là ngay cả Hoàng Quỳ cũng bị che mắt, không hề bảo đảm đàn em chọc dao vào bụng tôi mà là do bọn này tự ý hành sự thôi. Có điều, chuyện ấy đã xảy ra thì có thể dồn trách nhiệm lên cho Lâm Gia Bách cũng được mà Hoàng Quỳ cũng xong, còn tùy vào sự cần thiết phải dồn cho ai. Sau đó, không phải Hoàng Quỳ đã hục hặc với hắn ta đó sao? Điều này chứng minh giữa hai đứa nó cũng chẳng phải đồng tâm nhất trí gì, không hề là đồng minh sống chết có nhau mà là đứa nào cũng có những âm mưu riêng. Nói chung, cả thiên hạ này đều là một màu đen như quạ, nhưng trong màn đen ấy có màu đen nhạt, màu đen tuyền, không nhất định phải xem tất cả màu đen đều là địch thủ của mình, một bộ phận ở trong đó ta vẫn có thể lợi dụng, có thể kết thành liên minh. Vả lại, Hoàng Quỳ đâu phải là con quạ đen tốt lành gì, hở ra một tí là động dao động thớt, một câu nói ra mà không được đối phương đáp ứng là chặt ngón tay. Hoàng Quỳ mà không chết dưới tay Lâm Gia Bách thì cũng chết dưới bàn tay của một ai đó khác, chẳng qua là cách chết không giống nhau mà thôi, rất có thể sẽ chết vì tai nạn giao thông, cũng có thế chết đuối trên sông Tây Giang, cũng có thể chết vì nhảy lầu. Còn nữa, chắc gì Lâm Gia Bách đã mưu hại Hoàng Quỳ? Chuyện này cần phải có những chứng cứ xác đáng, theo như lời Lưu Kiến Bình nói thì cho đến bây giờ cảnh sát điều tra vẫn chưa có những chứng cứ có thể kết tội Lâm Gia Bách. Tôi không việc gì phải căm hận Lâm Gia Bách vì những lời kết tội không đâu, cũng không nên căm hận Lâm Gia Bách thay cho Hoàng Quỳ. Nói trắng ra là, cả hai đứa nó đều là phường du thủ du thực, tôi ủng hộ đứa nào cũng chẳng khác gì giúp cho đứa ấy như hổ mọc thêm cánh. Cũng cần nói thêm là, việc cảnh sát về thôn bắt tôi không phải là không có lý, dù sao đi nữa thì tôi và Hoàng Quỳ cũng đã kết thù kết oán với nhau, đương nhiên là tôi có động cơ để gây án, ai dám bảo đảm rằng trình độ của cảnh sát ở một địa phương bé xíu khỉ ho cò gáy lại có thể so sánh với những cảnh sát phá án chuyên nghiệp ở các thành phố lớn hoặc tầm cỡ quốc gia. Họ cũng có những áp lực nhất định, cũng muốn lập công để được lãnh thưởng và khi áp lực phá án đè lên đầu lên cổ họ thì người đầu tiên mà họ nghĩ đến đương nhiên phải là tôi, chỉ có những kẻ ngu mới không nghĩ đến tôi mà thôi. Nói thật lòng, nếu là cảnh sát thì tôi cũng nghĩ như thế, cũng sẽ làm như thế, bắt một thằng ở nông thôn dễ hơn, được bảo hiểm hơn so với việc bắt một thằng ở thành phố nhiều lần. Lại còn chuyện này nữa, khi tôi bị tai nạn phải nhập viện, mặc dù tôi chưa hề mở miệng đòi bồi thường thì hắn đã sai An Đô Lão đến đưa cho tôi hai mươi nghìn đồng, còn trả tất cả viện phí, tiền thuốc men cho tôi. Nhờ có số tiền ấy tôi mới đủ tư cách để khuyên Tiểu Văn không được phá thai, Đại Chí mới được cứu sống. Trời ạ, thì ra chính hắn là người bảo vệ sinh mạng của Đại Chí, thảo nào mà tôi lúc nào cũng nghĩ đến chuyện đem Đại Chí giao cho vợ hắn là Phương Tri Chi? Thì ra là trong cõi âm u này ông trời cũng đã sắp đặt mọi chuyện rồi. Mày đã thấy thuận tình hợp lý chưa hả Uông Trường Xích? Có người bị tai nạn khi đang làm việc trên công trường nhưng có nhận được đồng bồi thường nào đâu, ngày nào cũng đeo tấm biển trước ngực đến công trường, gõ cửa chỗ này chỗ khác đến mấy năm, cuối cùng thì bị chui vào tù mà lý do không hề minh bạch chút nào cả. Bồi thường về mặt tinh thần là cái quái gì? Đó chẳng qua là một cách phô trương dân chủ và nhân đạo không tưởng của bọn người ngoại quốc mà thôi, du nhập vào Trung Quốc thì chẳng mang ý nghĩa thực tiễn nào cả. Nói chung là những tư tưởng của bọn ngoại quốc đều có thể được xem là không tưởng, không phù hợp với tình hình đất nước chúng ta chút nào. Vả lại, việc mất khả năng sinh dục của mày cũng chi là ngụy tạo, không phải lúc này cái ấy cứ dựng đứng lên mãi đó hay sao? Nếu mà hắn biết được cái của quý của mày đã dựng đứng lên được thì hắn đã có thể kiện mày ra tòa vì tội dựng chuyện tào lao rồi. Ngay cả Tiểu Văn cũng hoài nghi mày, cho rằng mày cố tình ngã khỏi giàn giáo, thế thì tại sao mày không tự hoài nghi chính mình một chút xem sao? Đương nhiên là mày không thể thừa nhận, nhưng bác sĩ tâm lý đã từng nói rằng, mỗi người đều tồn tại một tiềm thức, mày có dám thề là trong cú ngã ấy không hề có tiềm thức chỉ đạo không? Có lẽ người ta không xấu đến như thế, chỉ có mày nghĩ xấu cho người ta mà thôi.
Lần thẩm xét thứ ba: Uông Trường Xích, mày giống như cơm đã để qua đêm, thiu rồi! Mày đã nghĩ về những kẻ xấu đến hai lần, cuối cùng mày đã lộng giả thành chân, biến chúng thành người tốt mất rồi. Việc quái quỷ gì thế? Có lẽ nào sang hồi thứ ba thì mày đã thay đổi. À mà mày thay đổi thì tao mới thư thái một tí. Không ngờ là thẩm xét sang lần thứ hai, mày đã đầu hàng rồi. Mày có phải là mày trước đây không? Dựa vào cái gì mà buộc tao phải là tao trước đây nào? Lẽ nào những gì cuộc sống này đã dạy mày vẫn chưa đủ sao? Cái mặt của mày đâu rồi? Cái sống lưng của mày đâu rồi? Ngay cả con mà mày cũng không cần nữa thì suốt cuộc đời này, mày còn dám ngước mắt lên nhìn ai nữa không đây? Chính vì muốn ngước mắt lên nhìn thế gian này nên tao mới đem con trai của mình cho người ta đấy, mày có biết không? Nếu giữ nó trong vòng tay của mình thì tuyệt vọng sẽ bắt đầu từ đây. Nhưng dù là như vậy mày cũng không được giao nó cho kẻ thù cùa mày. Hắn là kẻ thù sao? Đương nhiên, chí ít thì trên thế gian này chưa có người thứ hai nào có thể khiến mày căm thù đến như vậy...
Một buổi chiều, Uông Trường Xích đang cúi đầu phun dầu bóng trong nhà họ Phưong, Lâm Gia Bách đột ngột mở cửa bước vào. Hai người nhìn thẳng vào mắt nhau một lát, nhưng có điều Lâm Gia Bách vẫn chưa nhận ra Uông Trường Xích. Uông Trường Xích nghĩ, có lẽ là do cậu mang khẩu trang, cũng có thể là về cơ bản, Lâm Gia Bách không để tâm gì lắm đến chuyện kiện tụng vừa rồi nên ngay cả người kiện mà hắn cũng không thèm nhớ mặt. Người mình đã đè lên chiếc xe hơi sang trọng của hắn, đã nằm ngay trước bánh xe của hắn, mình đã từng có ý nghĩ nhảy xuống khỏi giàn giáo trên công trường xây dựng của hắn để đòi bồi thường, làm náo loạn cả một góc phố nhưng hắn vẫn không hề nhớ mặt mình, đúng là tự mình đánh rắm rồi tự mình ngửi thôi. Lâm Gia Bách quay đầu hướng về phía trong gọi:
- Mẹ ơi, con mang về hai con gà kiến này.
- Mang vào nhà bếp đi. - Tiếng Lục San San văng vẳng bên trong vọng ra.
Đến lúc ấy Uông Trường Xích mới nhận ra trên tay Lâm Gia Bách có hai con gà đã nhổ lông sạch sẽ, có lẽ là trước đó do quá lo lắng nên thị giác cậu trở nên mơ hồ. Lâm Gia Bách lại hỏi:
- Nấu canh hay là nướng?
- Nướng.
Lâm Gia Bách đi vào nhà bếp, chặt một con thành nhiều miếng, đổ rượu trắng, một chút muối và một vài thứ gia vị vào; con còn lại hắn cho vào tủ lạnh, trên ngăn đá. Uông Trường Xích nghĩ thầm, mày đúng là một thằng rể không hề tồi chút nào, nhưng liệu mày có thể trở thành một ông bố tốt hay không? Khi Lâm Gia Bách đóng cửa ra về, Uông Trường Xích vẫn đứng chôn chân tại chỗ với câu hỏi ấy cứ lặp đi lặp lại trong đầu. A Di Đà Phật! Nếu mà tôi dễ dàng tìm thấy địa chỉ nhà hắn, tôi đã đem Đại Chí đến giao cho vợ chồng hắn rồi. Nếu không tìm được địa chỉ hoặc là không dễ dàng gì tìm được địa chỉ thì ông trời đã xui khiến cho Đại Chí vẫn còn nằm trong vòng tay tôi.
Lần này Uông Trường Xích thua cược với chính mình. Công việc đã xong, nhận tiền công, cậu không có lý do gì để lưu lại ngôi nhà ấy nữa. Trên đường về, toàn thân Uông Trường Xích như trôi trên mây trên gió, chỉ có một ý nghĩ là mình đã thất bại choán lấy đầu óc, thậm chí là có một chút oán trách trời xanh đã giúp người nhưng không giúp đến cùng, giết gà mà không đưa một đường dao để giết chết ngay. Có điều, lòng quyết tâm của Uông Trường Xích vẫn chưa hoàn toàn chết lịm, có một tia hy vọng mơ hồ nào đó vẫn đang đeo đẳng trong lòng cậu ấy. Đó là tấm ảnh chụp Lâm Gia Bách và Phưong Tri Chi trên một cái sân thượng nào đó. Sân thượng rất rộng có một chiếc bàn tròn, trên bàn có hai cốc trà hay cà phê gì đó. Phương Tri Chi đang ngồi trên đùi Lâm Gia Bách, còn hắn thì ngồi trên ghế. Hai cánh tay Lâm Gia Bách đang vòng qua eo của Phương Tri Chi, còn hai bàn tay thì đang áp chặt lên ngực của cô ta, áp chặt đến nỗi đôi bầu vú cô ta đùn lên phía trên cổ áo khoét khá rộng. Lâm Gia Bách mặc quần đùi, Phương Tri Chi mặc áo ngủ, cả hai đều đang toét miệng cười và mắt đều nhìn về phía ống kính. Do vị trí và khẩu độ của máy ảnh có lẽ cao hơn họ một chút nên những tán cây lấp ló ngang với sân thượng và xa hơn một tí là những đường chạy điền kinh của một sân vận động đều hiện rõ trong tấm ảnh. Từ những tán lá lô nhô ngang với sân thượng, có thể phán đoán đây là một ngôi nhà năm hoặc sáu tầng.
Ngày hôm sau, Uông Trường Xích đến Trường Đại học Tây Giang và nhận ra những đường chạy điền kinh xuất hiện trong bối cảnh của tấm ảnh chính là sân vận động của trường đại học này. Đưa mắt nhìn ra xa, Uông Trường Xích phát hiện chung quanh sân vận động có mấy ngôi nhà năm sáu tầng. Căn cứ vào góc độ của tấm ảnh, cậu đã có thể xác định được sân thượng ngôi nhà của Lâm Gia Bách. Căn nhà này nằm ngoài khuôn viên trường, một mặt tiếp giáp với sân vận động, một mặt giáp với sông Tây Giang. Chiều tối, Uông Trường Xích chực sẵn ở một nơi có thể quan sát được, quả nhiên đã nhận ra Phương Tri Chi trở về sau giờ làm việc, đi lên cầu thang và đi thẳng lên tầng năm mới dừng lại. Tiếng ổ khóa kêu lách cách, tiếng cửa mở vang lên, và hình như Uông Trường Xích cũng đang chao đảo, do dự, bồi hồi. Bởi khi tự đánh cược với chính mình, cậu đã tự khẳng định là tìm thấy địa chỉ một cách quá dễ dàng, nhưng kết quả là đến lúc này, cậu phải trải qua một chút tinh quái và suy nghĩ mới có thể tìm thấy được địa chỉ, như thế phải chăng đã vi phạm vào ý trời? Không tính, Uông Trường Xích nghĩ, dùng một tấm ảnh để tìm thấy một địa chỉ, chuyện này không đáng được gọi là dễ dàng thì trên đời này còn có cái gì được gọi là dễ dàng nữa nào? Lần theo dõi Phương Tri Chi trước đây mới xứng đáng được gọi là không dễ dàng, đi theo sau mà cô ta vẫn dễ dàng biến mất khỏi tầm mắt của tôi, chưa nói là rất dễ dàng bị đối phương phát hiện, thậm chí là đối phương có thể báo cảnh sát, cũng có thể sẽ bị xe đâm khi mải miết nhìn đối phương… Uông Trường Xích càng nghĩ càng khẳng định rằng, đây là ý trời. Với suy nghĩ đó, Uông Trường Xích lại đánh cược với mình một lần nữa, nghĩ thầm, mình sẽ thắng trừ phi khi mang Đại Chí đi, nó không khóc lên đột ngột.
54
Anh thề với trời đất là Đại Chí không hề khóc! Uông Trường Xích khẳng định, có điều Tiểu Văn không tin, giơ con dao lên, buộc cậu phải dẫn đường đi tìm Đại Chí.
- Lúc ấy Đại Chí ngủ rất ngon, anh bồng nó ra khỏi giường, ôm chặt lấy. - Uông Trường Xích vừa nói vừa đưa tay làm động tác ôm con. - Anh bồng như thế này này, đi ra tới cửa. Trong lòng anh đã nghĩ, chỉ cần Đại Chí khóc lên một tiếng thôi là anh sẽ bồng con quay lại, nếu nó không khóc thì anh sẽ bồng nó đi tiếp. Anh đứng ngay trước cửa khoảng năm phút, Đại Chí vẫn không khóc tiếng nào, hình như nó đã mặc nhiên thừa nhận số mệnh. Do vậy anh bồng nó rời khỏi nhà, cứ thế mà bồng xuống lầu, đến chỗ ngã ba. Chỗ này khá tối, đèn đường không biết bị thằng ăn trộm nào đó lấy mất, chú ý, chỗ này có mấy bậc tam cấp, em cẩn thận kẻo vấp ngã, con dao trên tay em sẽ làm em bị thương đấy. Hay là em cất con dao đi, như thế tốt hơn, nếu không thì cả hai chúng ta đều phải đề phòng và lo lắng vì con dao ấy. Thực ra thì nếu trong tay em không có dao, anh cũng sẽ đưa em đi tìm Đại Chí. Anh đưa em đi tìm Đại Chí bởi vì anh cũng đang nhớ nó, tuyệt đối không phải vì trong tay em không có con dao. Với con dao ấy, em có thể cắt của anh vài miếng thịt, cùng lắm thì lấy mạng của anh, nhưng ngay cả Đại Chí anh còn có thể giao cho người khác nuôi thì cái mạng của anh còn đáng giá gì nữa? Được rồi, được rồi, anh không nói huyên thuyên nữa, chúng ta cứ đi thẳng nhé. Chậm tí, để anh nhớ lại một chút, đúng rồi, anh đứng ở đây khoảng năm phút, đúng, ngay chỗ này, vì anh sợ lão Từ, chủ quán tạp hóa trông thấy nên anh đứng chỗ tối này. Gió rất mạnh, xe cộ trên đường rất đông, bóp còi inh ỏi nhưng Đại Chí vấn không hề khóc. Trước đây, chỉ cần anh bồng nó ra đến vệ đường thì cho dù đang ngủ say nó cũng thức dậy ngay, thậm chí là còn khóc nữa. Nhưng đêm ấy, nó im thin thít, hơi thở rất đều, hình như nó đã hiểu tâm tình của bố nó. Đại Chí đã không khóc thì anh lại tiếp tục đi thẳng, đến trạm xe buýt. Em nhìn xem, đây là trạm xe buýt dành cho các tuyến 22, 32, 19 và 7. Lúc ấy anh nghĩ, chiếc xe nào dừng lại đầu tiên là anh sẽ leo lên, không quan tâm nó sẽ chạy tuyến nào. Đang nghĩ thì xe đã đến, anh không thèm nhìn nó là tuyến số mấy, ôm Đại Chí lên xe.
- Cuối cùng là tuyến số mấy?
Tiểu Văn hỏi. Uông Trường Xích nhận ra dao không còn trong tay vợ nữa, mới đấm ngực nói không nhớ là tuyến số mấy. Tiểu Văn đưa tay vào trong túi, như đang mò tìm con dao. Uông Trường Xích "à" một tiếng rồi nói:
- Anh nhớ lại rồi, đó là tuyến số 7.
Cả hai đứng chờ xe. Một chiếc số 32 dừng lại rồi tiếp tục lăn bánh; lại một chiếc số 19 đến rồi lại đi, cuối cùng thì chiếc số 7 cũng đã đến. Cả hai lên xe. Uông Trường Xích nói:
- Đêm nay cũng rất giống với đêm ấy, vì đã khuya nên ghế trống trên xe khá nhiều, anh ngồi ở hàng ghế số 5, đúng rồi, chỗ đó. Vừa ngồi xuống, con số 5 đột nhiên hiện ra trong đầu anh. Anh nghĩ, đó chính là ý trời, ông trời đã ngầm mách bảo cho anh là đến bến thứ năm thì xuống xe…
Tiểu Văn đưa mắt nhìn ra ngoài, Uông Trường Xích cũng nhìn ra ngoài, nhưng một người thì nhìn bên phải, một người thì nhìn bên trái. Những bóng đèn đường lần lượt lao vút qua, hàng quán hai bên đường đèn vẫn sáng rực. Bỗng nhiên, hình bóng Đại Chí thoắt ẩn thoắt hiện ở cửa sổ phía bên trái xe, lơ lửng giữa không trung, xe chạy thì Đại Chí cũng di động theo, xe dừng thì nó cũng dừng. Uông Trường Xích di chuyển điểm nhìn, nhưng điểm nhìn của cậu di chuyến đến đâu thì hình bóng Đại Chí xuất hiện ngay ở đó. Không dám nhìn thẳng, Uông Trường Xích nhắm mắt lại. Nhắm mắt lại thôi! Nhắm mắt lại!... Cậu tự dặn mình. Bỗng nhiên, bàn chân của Uông Trường Xích bị ai đó dẫm lên khá mạnh, tiếp theo là tiếng Tiểu Văn:
- Đến bến số 5 rồi!
Cả hai xuống xe, phía trước mặt họ là cổng chính của công viên Tây Giang. Uông Trường Xích, nói:
- Đêm ấy vẫn còn có rất nhiều đôi tình nhân và những người tập thể dục ban đêm từ trong công viên đi ra. Người đi đường cũng rất nhiều, trong số đó có nhiều người dừng lại ngắm cổng công viên, do vậy anh đã đặt Đại Chí ngay trước cổng, đúng chỗ này. Đặt xuống xong, anh ngồi bên cạnh nó rất lâu, nói: Đại Chí ơi, đừng trách bố độc ác. Bố bất đắc dĩ mới làm như thế này thôi. Nếu con vẫn cứ là con của bố thì cả đời con nghèo khổ đã đành mà còn mắc phải cái bệnh mà người đời gọi là "bệnh rụt cổ", tức là không bao giờ dám ngẩng đầu thật cao trước người khác, cả năm chỉ gục mặt xuống như người ngủ gật vậy, có sống cũng chẳng có thể diện gì, không bao giờ có được hộ khẩu thành phố, không thế đến được các trường tốt, không được nằm bệnh viện, tìm không được công việc nhà nước, không chịu được cuộc sống thành phố thì phải thoái hồi, thoái hồi có nghĩa là phải quay trở lại nông thôn, thậm chí là què chân, liệt dương, phạm tội, đoản mệnh... chuyện gì cũng có thể xảy ra với con cả. Nếu con ở với người khác, có thể con sẽ có tất cả những gì mà người ta quảng cáo trên ti vi. Có thể con sẽ hưởng thụ không hết vinh hoa phú quý, có thể con sẽ có con cháu đầy nhà hưởng thọ trăm năm, cũng có thể con làm quan lớn hoặc kế thừa tài sản của người ta, ở biệt thự, lái xe hơi, cưới một cô vợ đẹp. Điều quan trọng nhất là, con sẽ có bố mẹ mới được mọi người tôn kính, cho nên không ai dám coi thường con, không cầu cạnh nhờ vả ai trong cuộc sống, đầu con lúc nào cũng ngẩng cao. Tuy tất cả những gì bố nói ra vẫn chỉ là điều có thể, nhưng có thể dù sao vẫn hơn không thể, đúng không con. Ai dám bồng con rời khỏi nơi này, nhất định đó là người có khả năng, chí ít con cũng chẳng phải lo gì đến cái ăn cái mặc. Nếu con muốn có cuộc sống tốt sau này, thì con đừng mở miệng nhé, còn nếu con vẫn muốn sống với bố mẹ cho dù là khổ cực đến mấy thì con hãy khóc lên một tiếng đi nào. Chỉ cần con há miệng khóc một tiếng, cũng chẳng cần phải khó đâu, chỉ ư ử thôi, bố sẽ bồng con quay về ngay lập tức. Nhưng, anh chờ một phút, hau phút, năm phút rồi mười phút, Đại Chí chẳng có bất kỳ một tiếng ư ử nào, hình như nó nghe hiểu được những lời rút ra tận đáy lòng của anh, cũng có thể nó đang giả vờ ngủ ngon vì anh nhận ra một nét cười thoáng qua trên mặt nó. Thằng vong ân bội nghĩa này, đừng nói là một tiếng rên cũng không thèm phát ra mà một chút thể hiện đau khổ trên mặt cũng không hề có nữa. Tại sao con lại không khóc hả Đại Chí? Đại Chí…
- Dựa vào lương tâm của anh mà tôi biết, anh không bao giờ bỏ Đại Chí ở chỗ này.
- Thế thì bỏ Đại Chí ở đâu?
- Tôi chỉ cần Đại Chí, không cần biết anh bỏ nó ở đâu.
- Không quay lại nó sẽ hạnh phúc.
- Nó tìm hạnh phúc ở đâu?
- Ở nhà người khác.
- Nhà người khác ở đâu?
- Ở chỗ lầu trong lầu, có cửa kính, có ghế salông da thật, có đồ gỗ toàn một màu gỗ, có ti vi màu rất to, có đến ba nhà vệ sinh. Từ khi họ nhận Đại Chí về nuôi, mỗi ngày họ thuê đến hai người phục vụ. Nhà họ có xe hơi bóng lộn, có lầu rất cao. Nhưng họ không sinh được con, tài sản của họ sau này sẽ là của Đại Chí. Mặc dù nó đầu thai nhầm chỗ nhưng lần này thì nó đã sống ở một nơi đáng ra nó phải được hưởng.
- Đưa tôi đến đó.
- Thế thì tất cả những công sức đã bỏ ra trước đó đều vất sạch. Nếu anh là Đại Chí, tuyệt đối anh sẽ không theo em về.
- Đưa đi hay không thì bảo?
Uông Trường Xích lắc đầu, Tiểu Văn lại lục tìm con dao. Uông Trường Xích đặt tay lên thành lan can của hàng rào công viên, nói:
- Em chặt đi! Cho dù em có chặt đứt hai bàn tay anh, anh cũng không hủy hoại hạnh phúc của Đại Chí đâu.
Bàn tay Tiểu Văn rung rung. Uông Trường Xích nói tiếp:
- Nếu em cảm thấy sợ thì cứ nhắm mắt lại rồi… chém xuống, thế là xong.
Tiểu Văn nhắm mắt. Trong đầu Uông Trường Xích bỗng lóe lên một ý nghĩ là hình như cảnh tượng này mình đã chứng kiến, thậm chí là đã trải qua ít nhất một lần rồi. Đúng rồi, ngày ấy Hoàng Quỳ đã dùng cách này để tôi luyện lá gan cho cậu, hắn đã đặt tay lên bàn rồi bảo cậu nhắm mắt chém xuống một dao. Uông Trường Xích nói:
- Em chém đi! Chém xong thì tâm trạng em sẽ đỡ lên một tí.
Tiểu Văn nhắm mắt lại, xem ra cô ấy chém thật chứ chẳng đùa. Cuối cùng thì lưỡi dao cũng đã chém xuống, có điều không trúng vào tay Uông Trường Xích mà chỉ trúng vảo lan can. “Choang!”. Lưỡi dao văng lên, rơi xuống nằm im trên mặt đất đầy bùn. Trong suốt thời gian ấy, bàn tay trái của Uông Trường Xích đặt trên lan can vẫn im lìm bất động. Đây chính là điểm khác biệt giữa cậu với Hoàng Quỳ, một bàn tay rút lại rất nhanh khi con dao chém xuống, một bàn tay nằm im như thế đang tìm khoái cảm trong sự đau đớn. Tiểu Văn sợ đến nỗi thân thể run lên, Uông Trường Xích ôm cô vào lòng thật chặt. Tiểu Văn bật khóc, nói:
- Anh phải tìm Đại Chí về. Tôi thề với anh là tôi sẽ không làm chuyện ấy nữa, tôi sẽ mang lại hạnh phúc cho anh và cho con.
- Chúng ta không mang lại hạnh phúc cho con được đâu. Cho dù mỗi ngày chúng ta làm việc đủ hai mươi bốn tiếng, làm đến tám mươi tuổi thì nghỉ, chúng ta cũng không cung cấp đầy đủ những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống của Đại Chí đâu.
Vừa nói, Uông Trường Xích vừa xoa lưng Tiểu Văn. Cô ấy vẫn đang run rẩy, nghẹn ngào trong nước mắt:
- Đại Chí, con ở đâu? Nghe thấy tiếng gọi của mẹ, con hãy quay về, cho dù không nghe thấy, con cũng phải quay về. Đại Chí, mẹ nhớ con đứt ruột đứt gan con ơi...
Tâm trạng mấy ngày sau đó của Tiểu Văn lúc bình thường lúc bất thường. Lúc bình thường cô vẫn nấu cơm và đi làm đêm như thường lệ, lúc bất thường thì giơ dao lên đòi Uông Trường Xích đưa đi tìm Đại Chí. Lần nào cũng vậy, trước khi đi tìm theo yêu cầu của Tiểu Văn, Uông Trường Xích đều làm động tác bồng Đại Chí ra khỏi giường, vừa đi vừa kể những điều đã kể. Đến bến xe buýt thì Uông Trường Xích thật sự quên điều thiết yếu nhất là mình phải đi xe số bao nhiêu, Tiểu Văn thúc ép, cậu lên xe 19, rồi lại lên xe 22, tất cả đều xuống bến số 5. Bến số 5 của xe số 19 là một cái chợ thật lớn; bến số 5 của xe số 22 là Viện Khoa học Xã hội. Tiểu Văn đều khóc ngất ở hai địa điểm này, vừa khóc vừa kể lể nào là Đại Chí tốt chỗ này, đáng yêu chỗ kia, nào là còn nhỏ thế mà đã biết vỗ tay, nào là nghe thấy tiếng chân bố đi lên cầu thang là ngoảnh mặt ra cửa để chờ, chờ cho đến khi thấy bóng dáng bố mới cười thật tươi… Uông Trường Xích nghe những lời kể lể ẩy mà cổ họng như bị nghẹn, nước mắt lưng tròng. Không thể nghe thêm được nữa, cậu mới nói:
- Đi thôi! Chúng ta đi đón Đại Chí về.
Tiểu Văn gạt nước mắt đi theo Uông Trường Xích. Cậu vừa đi vừa nghĩ, như thế này là cướp đoạt hạnh phúc của Đại Chí, chẳng khác nào làm hại nó… Do vậy mà cậu đưa Tiểu Văn lên bất kỳ chuyến xe buýt nào dừng lại đầu tiên, ngồi đến bến cuối cùng mới xuống xe. Lúc ấy Tiểu Văn thường hỏi Đại Chí ở đâu thì cậu chỉ nói là ngay cả anh cũng không nhớ được nữa.
Một buổi chiều tối, Uông Trường Xích đẩy cửa vào nhà thì thấy Tiểu Văn đang gói ghém quần áo, bên cạnh là một chiếc va li đựng hành lí mới mua về. Cơm vẫn chưa nấu, căn phòng lạnh tanh.
- Em định đi đâu?
- Rời khỏi nơi này. - Vừa nói Tiểu Văn vừa bỏ quần áo vào va li.
- Cũng phải có chỗ để mà đến chứ? - Uông Trường Xích đậy nắp va li lại rồi ngồi lên trên.
- Tôi đã nói rồi, anh không tìm được Đại Chí thì chúng ta ly hôn.
- Nếu ly hôn anh vẫn còn sức để kiếm tiền, em ly hôn thì dựa vào cái gì để sống?
- Thiên hạ này thiếu gì đàn ông, đâu có phải chỉ mình anh là có sức lực?
- Đúng là có rất nhiều đàn ông, nhưng họ không nhất định sẽ đối xử tốt với em như anh.
- Anh đem đứa con đứt ruột đẻ ra của tôi vất đi rồi mà còn nói là anh tốt hay sao?
- Nếu em thực sự muốn có con, chúng ta sẽ sinh một đứa nữa, cũng đặt tên là Đại Chí.
- Tôi chỉ cần Đại Chí thôi.
Cho dù Uông Trường Xích có nói thế nào, Tiểu Văn cũng không nhượng bộ. Thực ra thì Uông Trường Xích đã nghĩ đến những kết quả xấu nhất sẽ xảy ra nhưng khi nó xảy ra thì trong lòng vẫn cảm thấy bất nhẫn. Cậu nghĩ, Tiểu Văn không hề có văn hóa, dù có ai đó cưới làm vợ nhưng không thể đảm bảo là người ấy không coi thường Tiểu Văn. Lúc này, Tiểu Văn vẫn có thể dựa vào công việc mát xa chân để kiếm tiền, nhưng công việc này không thể làm suốt đời, rồi sẽ có ngày cái già xồng xộc kéo đến, nhan sắc tàn phai, tệ hơn nữa là vướng phải căn bệnh xã hội nào đấy thì ai sẽ chăm sóc cô ấy? Nghĩ đến điều này, Uông Trường Xích thấy lòng mình nhói đau. Cậu chạnh lòng nghĩ đến những ngày Tiểu Văn chăm sóc mình ở bệnh viện dưới huyện, nghĩ đến chuyện Tiểu Văn bước chân vào nhà họ Uông mà không có một món lễ vật nào, nghĩ đến những ngày đầu tiên Tiểu Văn phải sống khổ sống sở thế nào khi mới lên thành phố. Cậu nghĩ, cô ấy đồng ý làm vợ mình vì hy vọng mình sẽ giúp cô ấy biết chữ, đưa cô ấy lên thành phố, lúc này phải chia tay, ai sẽ là người dạy chữ cho cô ấy? Cô ấy không phân biệt chữ "viên" là cái vườn với "viên" là hình tròn, "thành" là thành thật với "thành" là thành phố thì mai sau cô ấy làm sao có thể sống được trong cái thành phố đầy rẫy những cạm bẫy này? Trước đấy thì tâm lý Uông Trường Xích vẫn rất cứng cỏi nhưng đến lúc này hình như đã mềm hẳn đi, giống như nước đá gặp phải lửa vậy. Cậu nói:
* Đây là những chữ Hán đồng âm khác nghĩa, Chữ viết cũng khác nhau. (viên): cái vườn; (viên): hình tròn, tròn; (thành): thành thật; (thành): thành phố, thành thị (ND).
- Đi! Chúng ta đi tìm Đại Chí!
Lần này thì Tiểu Văn xách va li theo chân Uông Trường Xích, nói:
- Nếu không tìm thấy Đại Chí, tôi sẽ không về nữa.
Nghe Tiểu Văn nói vậy, Uông Trường Xích biết là cô đã quyết tâm lắm rồi. Đến bến xe buýt, không chờ Uông Trường Xích xác định, Tiểu Văn đã leo lên xe số 32. Uông Trường Xích hỏi tại sao lại đi xe 32? Cô ấy nói:
- Anh đã đưa tôi lên xe số 7, số 19 và số 22 nhưng chưa bao giờ đưa tôi lên xe 32, do vậy tôi biết nhất định là anh đã ngồi xe này khi đưa Đại Chí đi.
Uông Trường Xích thầm nghĩ, lời vừa rồi của Tiểu Văn chỉ là một cách suy đoán đơn giản của một người ít văn hóa mà thôi. Xe 32 chạy thẳng về hướng tây, hai người ngồi trên xe nhìn về hai phía. Hai bên đường không thấy nhà cửa nữa, chỉ thấy những khoảng trống mênh mông trong đêm. Xe chạy qua cầu Tây Giang, nhà cửa mới hiện ra hai bên đường. Đột nhiên Tiểu Văn đá mạnh vào chân Uông Trường Xích, nói:
- Xuống xe thôi
- Mới đến bến thứ tư.
- Bến thứ năm!
- Bến thứ tư!
- Bến thứ năm rồi!
Uông Trường Xích cãi không lại Tiểu Văn, đành phải theo cô ấy xuống xe.
- Đại Chí ở đâu?
- Ở gần bến thứ năm.
- Tại sao anh lại nói cho tôi biết.
- Vì sợ em bỏ đi.
Đột nhiên Tiểu Văn ôm mặt khóc hu hu, vừa khóc vừa nói:
- Thực ra thì lòng tôi đang rối bời, vừa nhớ thương Đại Chí nhưng lại vừa tự khuyên mình là hãy quên nó đi, giống như vừa viết chữ vừa xóa vậy. Tôi muốn phải tìm nó về nhưng cũng muốn để nó ở với nguời có tiền. Tôi muốn để nó cũng húp cháo loãng với anh và tôi, nhưng cũng muốn nó phải có một cuộc sống tốt hơn. Hình như con người tôi đã bị chia thành hai nửa bằng nhau rồi, anh nói đi, cuối cùng thì trái tim tôi nên nghe theo phần nào?
- Chúng ta nghe theo ý trời vậy.
- Nghe thế nào?
Uông Trường Xích lấy ra một đồng năm xu, nói:
- Bây giờ anh tung đồng xu này lên, khi nằm trên đất mà mặt trên của nó là hình quốc huy thì chúng ta sẽ quay về, nếu là con số 5 thì chúng ta đi đón Đại Chí về.
Tiểu Văn ngây người nhìn đồng xu, sau một lát thì gật đầu nhè nhẹ. Uông Trường Xích tung đồng xu lên không trung. Tiểu Văn nhắm mắt. Đồng xu rơi xuống, nhảy tưng tưng trên đường mấy cái rồi lăn đi, chưa chịu nằm xuống. Cả thế giới đột nhiên yên tĩnh một cách kỳ lạ, yên tĩnh đến độ ngay cả tiếng còi xe trên đường cũng biến mất hoàn toàn. Cuối cùng, Uông Trường Xích nói nhỏ:
- Em có thể mở mắt ra.
- Tôi không thể! Tôi không dám! Anh cứ nói cho tôi biết mặt trên là cái gì?
- Quốc huy!
- Đúng là quốc huy chứ?
- Đó là ý trời. Em phải nhìn cho rõ, nếu không thì mai mốt em lại khóc đòi tìm Đại Chí nữa.
Tiểu Văn mở mắt nhìn đồng xu đang nằm trên đường, kêu lên nho nhỏ:
- Trời ơi!!!