Ngày xuất viện của Đặng Minh cũng là ngày đầu tiên mối tình thứ hai của tôi chớm nở. Thực ra, nó ấp ủ trong tôi đã qua lâu tới nỗi tôi không thể đợi thêm bất cứ giây nào để nói lời yêu anh. Nó không phải tình yêu đầu tiên nhưng nó sẽ là tình yêu đẹp nhất, tình yêu đích thực mà có lẽ cả đời này tôi không từ bỏ.
Mọi chuyện đều ổn, chỉ ngoại trừ Đặng Minh. Anh cứ khư khư giữ lấy căn hộ không được phép là của mình. Tôi đã phải tốn bao công sức mới ép anh ấy về ngôi nhà thật sự.
- Đúng là chật chội, người ta chịu đựng kiểu gì mà hay vậy? - Đó là điều đầu tiên anh nghĩ khi vừa bước chân vào nhà.
Căn phòng chỉ bằng một nửa, những món ăn thì tầm thường, mọi thứ thật khác lạ và không xứng đáng để được Đặng Minh đụng tới. Chỉ sau một ngày, anh đã không chịu đựng nổi, mang hết đồ đạc đi theo, không dấu vết.
- Anh đi học sớm làm gì, còn mang cả vali nữa chứ?
- Anh không sống nổi ở căn nhà đó nữa, anh rất muốn hoà nhập nhưng điều này khó hơn anh tưởng.
Ngay lúc ấy, Đoàn Dương bỗng nhiên bước vào với một bộ quần áo có lẽ chỉ có người tinh mắt mới nhìn ra chúng là hàng hiệu. Đằng sau, chủ tịch Đặng cùng với cô giáo chủ nhiệm bàn bạc chuyện gì đó. Sau mấy lời giới thiệu, lớp vang lên hẳn và tôi thấy hơi khó chịu về điều đó.
- Thì ra cũng chỉ là con rơi, còn rớt.
- Đúng là giới hạn con người, chẳng ai biết trước điều gì.
- Mất bao nhiêu công dụ dỗ, cuối cùng lại thành ra thế này.
Anh ấy thật sự rớt giá thảm hại tới vậy sao?
Đặng Minh không chịu về nhà, rốt cuộc tôi phải làm sao mới được đây? Cuộc đời luôn xoay tròn, ta không thể làm gì khác ngoài việc xoay tròn theo nó và một lúc nào đấy, khi tìm được một thứ để bám chắc thì đừng ngoái lại. Hãy thích nghĩ với cuộc sống hiện tại đi anh! Em hiểu mà!
Đặng Minh về nhà, lời đầu tiên anh nói là xin lỗi. Có phải từ trước tới nay, đây là lần đầu tiên anh nói ra điều đó không? Nếu đúng thì hãy bắt đầu học cách cảm ơn và xin lỗi ngay từ bây giờ đi.
Chiều ấy, tôi vừa ra khỏi cổng trường thì thấy Mạc Trình đi ngay phía trước. Tôi dũng cảm là thế như trong chuyện bạn bè có liên quan tới vấn đề tình cảm thì thật khó mở lời. Đang suy nghĩ vẩn vơ, tôi nghe tiếng Mạc Trinh kêu lên bất chợt. Cô ấy đang ôm đầu gối, hình như đau khớp thì phải.
- Mạc Trinh, cậu có sao không? Để mình đỡ cậu dậy. - Tôi vội vàng chạy tới.
- Không hiểu sao nữa, đau mấy ngày nay rồi, đau không dứt.
Không phải chứ, triệu chứng ban đầu của ung thư xương, không thể nào, mình mẫn cảm quá rồi, tôi nghĩ.
- Bác sỹ, tôi có bị sao không ạ?
Mặt bác sỹ tỏ ý không vui vẻ gì, thêm chút ái ngại, pha cảm giác khó nói.
Thấy Mạc Trinh vừa ra ngoài, tôi chạy đến ngay. Tôi liên tiếp hỏi những câu mà có lẽ với vẻ mặt đờ đẫn, cô ấy không trả lời được.
Tớ theo dõi Mạc Trinh hơn tuần nay rồi, cậu ấy gầy đi hẳn, mặt mày xanh xao, hình như dạo này, cậu ấy ăn ngủ không tốt lắm. Hôm nay lại sốt cao tới nỗi phải xuống phòng y tế nằm gần cả buổi. Không hiểu tại sao nhưng tôi cảm thấy bất an quá, không lẽ những gì tôi nghĩ có khả năng trở thành sự thực ư?
- Cậu tỉnh rồi à, đã hơn một tiếng rồi đấy.
Mạc Trinh vục dậy.
Mạc Trinh: Cậu... Cậu có yêu Đặng Minh không?
Tôi: Sao cậu lại hỏi thế?
Mạc Trinh: Nói đi, chỉ thế thôi.
Tôi: Có! Yêu rất nhiều.
Mạc Trinh: Nhiều bao nhiêu?
Tôi: Nhiều hơn cậu tưởng.
Mạc Trinh gật đầu lia lịa, vài giọt nước mắt đã ươn ướt vương trên hàng mi. Rồi cô lấy ra từ trong túi một tờ giấy, đưa tôi xem. Từng chữ, từng chữ lọt vào tầm mắt, nhảy xuống tim, đánh rơi từng nốt buồn trên lồng ngực. Nguy cơ mắc ung thư xương, thật vậy sao?
Mạc Trinh ngày càng khóc to hơn, tiếng nấc vang khắp cả căn phòng nhỏ. Tôi dừng hình, không còn nói được thêm lời nào nữa.
Tôi: Tại sao giờ cậu mới nói? Mình thấy triệu chứng của cậu hơn nửa tháng nay rồi.
Mạc Trinh: Nói với cậu thì được gì, mình xác định rồi, dù sao cũng phải chết.
Mạc Trinh khóc mãi, rồi nắm lấy tay tôi, mong muốn hoàn thành tâm nguyện trước khi chết.
- Mình yêu Đặng Minh. Mình muốn yêu và được yêu một lần.
Tôi thẫn thờ, trong chốc lát, tôi đã đưa ra một quyết định mà tôi tự mình cho rằng nó tốt, nó sẽ giúp Mạc Trinh quá khỏi căn bệnh này ít nhất là trong tâm hồn cậu ấy. Tôi sẽ đi du học, tôi hi sinh vì Mạc Trinh nhưng tôi không dám đảm bảo rằng Đặng Minh cũng hi sinh giống như tôi.
Chỉ còn hai ngày nữa thôi, tôi sẽ không còn ở lại đây bao lâu nữa, không còn ở cạnh Đặng Minh và yêu anh ấy nữa. Việc đầu tiên tôi phải làm là nói lời chia tay với Đặng Minh nhưng làm sao được đây, tôi có can đảm tới vậy không?
Về tới nhà là ba mắng, ăn cơm cũng không yên.
- Ba à, hôm nay ba gọi Đặng Minh lên nói chuyện gì ạ?
- Nó chưa mách con sao?
Chưa gì mà ba có thể nói xấu còn rể tương lai rồi. Nhưng mà tương lai của mình và anh ấy, liệu có tới không? Nghĩ vậy, tôi im lặng, không nói thêm gì nữa. Nói và nghĩ tới anh nhiều quá không phải cách tốt để quên đi một người.
- Ba à, còn đổi ý rồi, còn muốn đi du học.
Ba tôi thuyết phục tôi mấy ngày nay rồi. Ở trường cũng có thêm hai chục sinh viên như thế nữa nhưng có lẽ vì đợt thi trước, Đặng Minh đứng chót nên không được chọn. Không hiểu sao lại có Đoàn Dương, một là cậu ta dùng tiền, không có khả năng thứ hai và khả năng mang tên "thứ ba" tuyệt chủng rồi. Có phải ba muốn chia rẽ tôi và anh không? Sáng nay còn không biết là nói chuyện gì nữa, tôi chỉ nghe lén bố mẹ, không rõ thực hư.
[Đặng Minh: Dạ, thưa thầy, em tới rồi ạ!
Ba tôi: Vào đi, ngồi đi!... Chắc cậu cũng xem qua danh sách du học rồi, buông tay con bé ra, để nó đi đi.
Đặng Minh: Cháu rất ủng hộ cô ấy nhưng vấn đề đi hay ở là do Như Liên quyết định, là quyền của cô ấy. Cháu khó can dự.
Ba tôi: Tôi nói rồi, cậu thẳng thừng chia tay với nó, vậy là xong.
Đặng Minh: Cháu không thể, cháu xin phép.]
Quá đáng! Tại sao ba lại làm như vậy chứ? Nhưng mà... trong hoàn cảnh bây giờ, không phải để anh ấy nói chia tay sẽ tốt hơn sao. Mắt tôi nhìn sâu về một hướng, cảm giác bất an không ngừng lại. Hu hu!
Hôm sau, tôi cùng Đặng Minh đi học, tiện thể nói chuyện đôi chút.
- Hay là em nhường anh cho Mạc Trinh nhỉ.
- Anh có phải món đồ đâu mà em muốn nhường cho ai cũng được. Kể cả làm chó thì cũng phải có quyền chọn chủ chứ.
Anh ấy lúc nào cũng vui tính như thế, hay dùng lời lẽ lấy lòng người khác. Và lúc nào cũng hết mình yêu chỉ một người con gái. Mẫu người vừa phóng khoáng, vui vẻ, chung tình như thế, bao giờ tôi mới tìm được người thứ hai.
Chúng tôi còn hẹn nhau ngày mai sẽ tới nhà anh ăn cơm. Đồng ý thì dễ, nhưng trốn ba mới khó, dù sao thì ngày mai, mẹ cũng đi chơi cùng với mấy cô trong cơ quan rồi.
- Như Liên, trưa mai, con nhớ nấu cơm cho ba và Thiên Thiên đấy.
- Không, chị ấy nấu dở lắm, con không ăn đâu. - Đứa em trai tôi đây mà, nó lại lên giọng sỉ nhục tài nấu nướng của chị nó rồi.
- Chị có nấu ngon thì em đừng hòng mà ăn. Chị nói cho em biết, bạn gái Ngọc Nhi của em chưa chắc đã biết nấu cơm đâu.
Tôi lặng vài giây rồi cố mở lời: "Ngày mai, con qua nhà Đặng Minh ăn cơm, không về kịp mất."
Nhìn vẻ mặt của ba bây giờ, tôi đoán ngay ra được kết quả sẽ như thế nào rồi. Chắc chắn là "Không", có khi ba còn hào phóng, khuyến mãi thêm năm chữ "Đi thì đừng có trách".
- Ngày mai, ba ở nhà, con bước ra ngoài một bước thì chết với ba.
Cố gắng vô ích thôi!
Tôi lên phòng, gọi điện thông báo ngay tin xấu. Liều một lần cho biết. Cảm giác liều và cận kề cái chết từ bé tới giờ tôi chưa từng trải. Bây giờ là thời điểm thích hợp rồi.
Sáng hôm sau, tôi xuống nhà từ sớm cốt để chứng minh rằng mình còn ở nhà và không là cà. Đúng như dự đoán, ba tôi phục sẵn trên ghế, mặt mày nghiêm túc như lính cai ngục, quyết tâm không để tôi thoát khỏi "tình cảnh tù đày những chiến sĩ cách mạng". Sao thấy mình cao cả quá. Bậy rồi, lại tự mình đi đánh trống lảng mình mới hay chứ.
Tôi lượn mấy vòng trong phòng, tay cầm điện thoại, chỉ chờ Đặng Minh nhắn lại cùng bàn "kế hoạch tác chiến". Thôi được rồi, có cửa nào thì mình trốn cửa ấy. Nhưng trèo rào, vượt tường đều không được cả thế nên tôi mới phải nhảy qua lan can vào nhà hàng xóm. Đời như mơ, nhà hàng xóm đi vắng cả, chỉ để lại con chó giữ nhà. Đời không như mơ, con chó không ngủ, nó xông ra, đuổi tôi trèo cổng bạt mạng. Số may, không bị cắn là tốt rồi.
Tôi vừa nhảy khỏi cổng nhà hàng xóm thì Đặng Minh đứng ngay phía trước. Tôi và anh đứng mỗi người một bên cổng nhà tôi. Tôi nhảy anh nhìn vào trong nhà, thấy khuôn mặt bố tôi đanh thép, mắt mở to, trực sẵn ngoài đường.
1... 2... 3... Chạy!
Mọi chuyện đều ổn, chỉ ngoại trừ Đặng Minh. Anh cứ khư khư giữ lấy căn hộ không được phép là của mình. Tôi đã phải tốn bao công sức mới ép anh ấy về ngôi nhà thật sự.
- Đúng là chật chội, người ta chịu đựng kiểu gì mà hay vậy? - Đó là điều đầu tiên anh nghĩ khi vừa bước chân vào nhà.
Căn phòng chỉ bằng một nửa, những món ăn thì tầm thường, mọi thứ thật khác lạ và không xứng đáng để được Đặng Minh đụng tới. Chỉ sau một ngày, anh đã không chịu đựng nổi, mang hết đồ đạc đi theo, không dấu vết.
- Anh đi học sớm làm gì, còn mang cả vali nữa chứ?
- Anh không sống nổi ở căn nhà đó nữa, anh rất muốn hoà nhập nhưng điều này khó hơn anh tưởng.
Ngay lúc ấy, Đoàn Dương bỗng nhiên bước vào với một bộ quần áo có lẽ chỉ có người tinh mắt mới nhìn ra chúng là hàng hiệu. Đằng sau, chủ tịch Đặng cùng với cô giáo chủ nhiệm bàn bạc chuyện gì đó. Sau mấy lời giới thiệu, lớp vang lên hẳn và tôi thấy hơi khó chịu về điều đó.
- Thì ra cũng chỉ là con rơi, còn rớt.
- Đúng là giới hạn con người, chẳng ai biết trước điều gì.
- Mất bao nhiêu công dụ dỗ, cuối cùng lại thành ra thế này.
Anh ấy thật sự rớt giá thảm hại tới vậy sao?
Đặng Minh không chịu về nhà, rốt cuộc tôi phải làm sao mới được đây? Cuộc đời luôn xoay tròn, ta không thể làm gì khác ngoài việc xoay tròn theo nó và một lúc nào đấy, khi tìm được một thứ để bám chắc thì đừng ngoái lại. Hãy thích nghĩ với cuộc sống hiện tại đi anh! Em hiểu mà!
Đặng Minh về nhà, lời đầu tiên anh nói là xin lỗi. Có phải từ trước tới nay, đây là lần đầu tiên anh nói ra điều đó không? Nếu đúng thì hãy bắt đầu học cách cảm ơn và xin lỗi ngay từ bây giờ đi.
Chiều ấy, tôi vừa ra khỏi cổng trường thì thấy Mạc Trình đi ngay phía trước. Tôi dũng cảm là thế như trong chuyện bạn bè có liên quan tới vấn đề tình cảm thì thật khó mở lời. Đang suy nghĩ vẩn vơ, tôi nghe tiếng Mạc Trinh kêu lên bất chợt. Cô ấy đang ôm đầu gối, hình như đau khớp thì phải.
- Mạc Trinh, cậu có sao không? Để mình đỡ cậu dậy. - Tôi vội vàng chạy tới.
- Không hiểu sao nữa, đau mấy ngày nay rồi, đau không dứt.
Không phải chứ, triệu chứng ban đầu của ung thư xương, không thể nào, mình mẫn cảm quá rồi, tôi nghĩ.
- Bác sỹ, tôi có bị sao không ạ?
Mặt bác sỹ tỏ ý không vui vẻ gì, thêm chút ái ngại, pha cảm giác khó nói.
Thấy Mạc Trinh vừa ra ngoài, tôi chạy đến ngay. Tôi liên tiếp hỏi những câu mà có lẽ với vẻ mặt đờ đẫn, cô ấy không trả lời được.
Tớ theo dõi Mạc Trinh hơn tuần nay rồi, cậu ấy gầy đi hẳn, mặt mày xanh xao, hình như dạo này, cậu ấy ăn ngủ không tốt lắm. Hôm nay lại sốt cao tới nỗi phải xuống phòng y tế nằm gần cả buổi. Không hiểu tại sao nhưng tôi cảm thấy bất an quá, không lẽ những gì tôi nghĩ có khả năng trở thành sự thực ư?
- Cậu tỉnh rồi à, đã hơn một tiếng rồi đấy.
Mạc Trinh vục dậy.
Mạc Trinh: Cậu... Cậu có yêu Đặng Minh không?
Tôi: Sao cậu lại hỏi thế?
Mạc Trinh: Nói đi, chỉ thế thôi.
Tôi: Có! Yêu rất nhiều.
Mạc Trinh: Nhiều bao nhiêu?
Tôi: Nhiều hơn cậu tưởng.
Mạc Trinh gật đầu lia lịa, vài giọt nước mắt đã ươn ướt vương trên hàng mi. Rồi cô lấy ra từ trong túi một tờ giấy, đưa tôi xem. Từng chữ, từng chữ lọt vào tầm mắt, nhảy xuống tim, đánh rơi từng nốt buồn trên lồng ngực. Nguy cơ mắc ung thư xương, thật vậy sao?
Mạc Trinh ngày càng khóc to hơn, tiếng nấc vang khắp cả căn phòng nhỏ. Tôi dừng hình, không còn nói được thêm lời nào nữa.
Tôi: Tại sao giờ cậu mới nói? Mình thấy triệu chứng của cậu hơn nửa tháng nay rồi.
Mạc Trinh: Nói với cậu thì được gì, mình xác định rồi, dù sao cũng phải chết.
Mạc Trinh khóc mãi, rồi nắm lấy tay tôi, mong muốn hoàn thành tâm nguyện trước khi chết.
- Mình yêu Đặng Minh. Mình muốn yêu và được yêu một lần.
Tôi thẫn thờ, trong chốc lát, tôi đã đưa ra một quyết định mà tôi tự mình cho rằng nó tốt, nó sẽ giúp Mạc Trinh quá khỏi căn bệnh này ít nhất là trong tâm hồn cậu ấy. Tôi sẽ đi du học, tôi hi sinh vì Mạc Trinh nhưng tôi không dám đảm bảo rằng Đặng Minh cũng hi sinh giống như tôi.
Chỉ còn hai ngày nữa thôi, tôi sẽ không còn ở lại đây bao lâu nữa, không còn ở cạnh Đặng Minh và yêu anh ấy nữa. Việc đầu tiên tôi phải làm là nói lời chia tay với Đặng Minh nhưng làm sao được đây, tôi có can đảm tới vậy không?
Về tới nhà là ba mắng, ăn cơm cũng không yên.
- Ba à, hôm nay ba gọi Đặng Minh lên nói chuyện gì ạ?
- Nó chưa mách con sao?
Chưa gì mà ba có thể nói xấu còn rể tương lai rồi. Nhưng mà tương lai của mình và anh ấy, liệu có tới không? Nghĩ vậy, tôi im lặng, không nói thêm gì nữa. Nói và nghĩ tới anh nhiều quá không phải cách tốt để quên đi một người.
- Ba à, còn đổi ý rồi, còn muốn đi du học.
Ba tôi thuyết phục tôi mấy ngày nay rồi. Ở trường cũng có thêm hai chục sinh viên như thế nữa nhưng có lẽ vì đợt thi trước, Đặng Minh đứng chót nên không được chọn. Không hiểu sao lại có Đoàn Dương, một là cậu ta dùng tiền, không có khả năng thứ hai và khả năng mang tên "thứ ba" tuyệt chủng rồi. Có phải ba muốn chia rẽ tôi và anh không? Sáng nay còn không biết là nói chuyện gì nữa, tôi chỉ nghe lén bố mẹ, không rõ thực hư.
[Đặng Minh: Dạ, thưa thầy, em tới rồi ạ!
Ba tôi: Vào đi, ngồi đi!... Chắc cậu cũng xem qua danh sách du học rồi, buông tay con bé ra, để nó đi đi.
Đặng Minh: Cháu rất ủng hộ cô ấy nhưng vấn đề đi hay ở là do Như Liên quyết định, là quyền của cô ấy. Cháu khó can dự.
Ba tôi: Tôi nói rồi, cậu thẳng thừng chia tay với nó, vậy là xong.
Đặng Minh: Cháu không thể, cháu xin phép.]
Quá đáng! Tại sao ba lại làm như vậy chứ? Nhưng mà... trong hoàn cảnh bây giờ, không phải để anh ấy nói chia tay sẽ tốt hơn sao. Mắt tôi nhìn sâu về một hướng, cảm giác bất an không ngừng lại. Hu hu!
Hôm sau, tôi cùng Đặng Minh đi học, tiện thể nói chuyện đôi chút.
- Hay là em nhường anh cho Mạc Trinh nhỉ.
- Anh có phải món đồ đâu mà em muốn nhường cho ai cũng được. Kể cả làm chó thì cũng phải có quyền chọn chủ chứ.
Anh ấy lúc nào cũng vui tính như thế, hay dùng lời lẽ lấy lòng người khác. Và lúc nào cũng hết mình yêu chỉ một người con gái. Mẫu người vừa phóng khoáng, vui vẻ, chung tình như thế, bao giờ tôi mới tìm được người thứ hai.
Chúng tôi còn hẹn nhau ngày mai sẽ tới nhà anh ăn cơm. Đồng ý thì dễ, nhưng trốn ba mới khó, dù sao thì ngày mai, mẹ cũng đi chơi cùng với mấy cô trong cơ quan rồi.
- Như Liên, trưa mai, con nhớ nấu cơm cho ba và Thiên Thiên đấy.
- Không, chị ấy nấu dở lắm, con không ăn đâu. - Đứa em trai tôi đây mà, nó lại lên giọng sỉ nhục tài nấu nướng của chị nó rồi.
- Chị có nấu ngon thì em đừng hòng mà ăn. Chị nói cho em biết, bạn gái Ngọc Nhi của em chưa chắc đã biết nấu cơm đâu.
Tôi lặng vài giây rồi cố mở lời: "Ngày mai, con qua nhà Đặng Minh ăn cơm, không về kịp mất."
Nhìn vẻ mặt của ba bây giờ, tôi đoán ngay ra được kết quả sẽ như thế nào rồi. Chắc chắn là "Không", có khi ba còn hào phóng, khuyến mãi thêm năm chữ "Đi thì đừng có trách".
- Ngày mai, ba ở nhà, con bước ra ngoài một bước thì chết với ba.
Cố gắng vô ích thôi!
Tôi lên phòng, gọi điện thông báo ngay tin xấu. Liều một lần cho biết. Cảm giác liều và cận kề cái chết từ bé tới giờ tôi chưa từng trải. Bây giờ là thời điểm thích hợp rồi.
Sáng hôm sau, tôi xuống nhà từ sớm cốt để chứng minh rằng mình còn ở nhà và không là cà. Đúng như dự đoán, ba tôi phục sẵn trên ghế, mặt mày nghiêm túc như lính cai ngục, quyết tâm không để tôi thoát khỏi "tình cảnh tù đày những chiến sĩ cách mạng". Sao thấy mình cao cả quá. Bậy rồi, lại tự mình đi đánh trống lảng mình mới hay chứ.
Tôi lượn mấy vòng trong phòng, tay cầm điện thoại, chỉ chờ Đặng Minh nhắn lại cùng bàn "kế hoạch tác chiến". Thôi được rồi, có cửa nào thì mình trốn cửa ấy. Nhưng trèo rào, vượt tường đều không được cả thế nên tôi mới phải nhảy qua lan can vào nhà hàng xóm. Đời như mơ, nhà hàng xóm đi vắng cả, chỉ để lại con chó giữ nhà. Đời không như mơ, con chó không ngủ, nó xông ra, đuổi tôi trèo cổng bạt mạng. Số may, không bị cắn là tốt rồi.
Tôi vừa nhảy khỏi cổng nhà hàng xóm thì Đặng Minh đứng ngay phía trước. Tôi và anh đứng mỗi người một bên cổng nhà tôi. Tôi nhảy anh nhìn vào trong nhà, thấy khuôn mặt bố tôi đanh thép, mắt mở to, trực sẵn ngoài đường.
1... 2... 3... Chạy!