Một trăm ba mươi mốt… một trăm ba mươi hai… một trăm ba mươi ba…
Đếm thầm trong bụng, co rụt người nằm trên mặt đất bám đầy bụi, Quan Hử chỉ khoảng tám chín tuổi nâng cánh tay gầy yếu đến gần như chỉ còn da bọc xương bảo vệ đầu mình, ngăn cản những cú đá tàn nhẫn đang trút xuống tới tấp.
Vài đôi chân kích cỡ khác nhau mang dép lê hoặc giày thủng lỗ đang hung ác đá vào trên vai, trên đầu và tứ chi của Quan Hử. Chỉ cần là những chỗ có thể đá được đều dùng hết sức mà đá. Chủ nhân của những cái chân này cũng đều là những đứa bé, nhưng sức lực mà chúng dùng để đá lên người Quan Hử, cũng là một đứa bé, không hề nhỏ tí nào.
Gương mặt khờ khờ khạo khạo, Quan Hử không hề phát ra bất kỳ âm thanh nào, chỉ giữ nguyên tư thế ôm đầu cuộn mình nằm trên đất, không hề kêu rên, cũng chẳng hề than khóc. Đôi con ngươi đen như mực nhìn chằm chằm vào một góc, tựa như đang dồn toàn bộ lực chú ý của mình vào cái khe nhỏ trên bức tường.
Hình thù cái khe ấy như bị sét đánh mà thành, nó đã nhìn vào trong ấy rất lâu rất lâu rồi, dường như chỉ cần chăm chú nhìn vào trong thì những đau đớn trên người sẽ được vơi bớt đi, không còn quá đau như trước. Trong bụng nó vẫn đếm thầm, Quan Hử biết, mấy đứa trẻ này thường sẽ đá đến lúc nó đếm tới khoảng một trăm rưỡi, chúng sẽ thấy mệt và dừng lại không đánh tiếp nữa.
Quả nhiên, khi Quan Hử đếm tới một trăm năm mươi tám, đứa bé cao nhất bọn tự cho mình là đại ca cuối cũng cũng thấy mỏi. Nó cúi đầu khinh thường nhìn cậu bé đang nằm trên mặt đất mà dù chúng đánh thế nào cũng không khóc, từ đầu đến cuối chỉ trưng ra vẻ mặt ngu dại kia, nó hừ một tiếng, quay đầu nói với mấy đứa bé còn đang đấm đá tới tấp: “Chúng ta đi thôi, về ăn cơm.”
Những đứa bé khác nghe theo, rụt cái chân đang chuẩn bị đá tiếp trở về, nhanh chóng gật đầu xoay người đi theo sau đứa bé cao nhất vào trong một ngôi nhà cách đó không xa.
Thời gian chậm rãi trôi, sau khi xác định những đứa bé đã vào nhà sẽ không đi ra lần nữa, Quan Hử mới chậm chạp động đậy. Thân thể bé nhỏ đang nằm nghiêng trên đất cố gắng xoay người, đưa lưng lên trời, hai tay chống xuống đất từ từ bò dậy. Khắp toàn thân nó chẳng có chỗ nào mà không đau cả, nhưng cũng vì thế mà dường như nó đã chết lặng. Quan Hử vươn tay lau đi hàng máu mũi do lúc nãy không che kịp bị đá trúng gây ra, sau đó chùi vết máu trên mu bàn tay mình vào cái áo rách rưới gần như đã không còn nhìn ra được màu sắc vốn có trên người. Tiếp theo, nó bắt đầu quay đầu nhìn xung quanh tìm kiếm cái bánh bao mà mấy đứa bé hung dữ kia vứt bỏ.
Cuối cùng, Quan Hử cũng tìm được bánh bao trong một góc nhỏ, nó nhặt bánh bao lên, cái bánh bao ấy không biết đã bị vứt ở nơi này bao lâu rồi, khô đến nỗi nứt ra, ngả màu vàng tối, hơn nữa còn bị xoay một vòng trên mặt đất dính thêm nhiều tro bụi, bánh bao khô đến nỗi chỉ cần dùng sức một chút thôi là có thể chà thành phấn.
Song, Quan Hử chẳng hề quan tâm bánh bao như thế nào, chỉ cần có miếng ăn là được. Nó dùng những ngón tay chả sạch sẽ hơn bánh bao là bao nhiêu phủi đi những bụi đất bên trên, thấy đã khá hơn lúc nãy rồi, nó cẩn thận cất cái bánh bao vào túi tựa như đang giấu một vật vô cùng quý giá.
Quan Hử không thích ở chung với những đứa bé trong ngôi nhà ấy, nó thà ở một mình trong kho hàng không giường không chăn cũng chẳng có đèn điện. Nhà kho chất đầy những thân cây gỗ, nó nhặt một ít rơm khô chất ở một góc sáng sủa trong nhà kho, tối ngủ trên đó có thể tránh đi cái lạnh của mặt đất. Nó biết vì mình chưa bao giờ nói chuyện hoặc có bất kỳ phản ứng gì, số tiền xin ăn được trên đường cũng ít hơn những đứa bé khác nên bị người ta cho là một thằng nhóc vừa thiểu năng vừa bị câm, vì vậy mà bị trêu chọc không ít. Mặc dù nó không ‘ngốc’ cũng chẳng bị câm như bọn họ nói, nhưng nó sợ một khi mình nói chuyện sẽ khiến người ta không vui, vả lại cũng quen không nói lời nào, Quan Hử chỉ đành tiếp tục chấp nhận cuộc sống bây giờ, sống ngày nào hay ngày nấy.
Nó không nhớ mình vì sao lại đến một nơi như vậy, cứ như từ lúc nó mở mắt ra, thế giới đã thế này rồi. Những người đứng cạnh nó đều là mấy người trưởng thành và những đứa bé xa lạ. Nó không nhớ rõ cha mẹ mình tên gì, khuôn mặt thế nào, nhà của mình ở đâu. Có thể từ lúc còn rất nhỏ nó đã bị dẫn tới đây, cho dù có cố gắng nhớ lại những quá khứ xưa cũ thế nào chăng nữa, Quan Hử vẫn không tài nào nhớ nổi cha mẹ ruột và nhà của mình ở đâu. Thứ duy nhất thuộc về mình chính là cái tên được thêu trên một miếng vải được nó giấu trong tay áo của mình.
Nhớ xa hơn về vài năm trước, khi đó Quan Hử tuổi còn nhỏ, không biết cái tên được thêu trên áo mình là chữ gì; những người lớn giám sát chúng nó cũng như những đứa bé tuổi tác khác nhau, gương mặt khác nhau, có bình thường cũng có không bình thường, họ đều gọi nó là “này”. Cho đến tận sau đó, khi đã biết chữ rồi, nó mới lén lút cắt mảnh vải thêu tên mình giữ lại, cái tên được thêu trên ấy có lẽ là tên của nó, cuối cùng nó đã biết được tên của mình, Quan Hử.
Cũng chính vào lúc ấy, nó biết nơi mà nó đang ở bây giờ không phải ngôi nhà chân chính của nó, nó bị một tốp người trưởng thành hung ác giam giữ trong một căn nhà giữa vùng đất trống hoang vu.
Nơi đây tổng cộng chia làm ba khu, một khu được tu sửa rất đẹp là nơi ở của những người cao to ấy. Và khu đối diện chính là nơi ở của những đứa bé. Mặt tường do đất bùn vàng đắp thành, cánh cửa gỗ cũ nát phát ra âm thanh “cọt kẹt” và nóc nhà mỗi lần trời mưa sẽ dột đủ chỗ, mặt đất chỉ cần bị bám nước một tí thôi sẽ trở thành một cái hố, cái giường bằng ván gỗ, đó chính là nơi mà những đứa bé như nó ở. Ngoài chiếc giường dài ra, thứ đáng giá nhất trong phòng là hai bóng đèn vàng vọt và một cái bàn thấp được chế tạo bằng gỗ.
Ban ngày, những người trưởng thành kia sẽ ngủ tới chiều mới dậy. Buổi sáng chỉ có hai người giám sát, sai những đứa bé tuổi tác khá lớn nhóm lửa nấu cơm, mà những đứa trẻ khoảng chừng chỉ mới năm tuổi sẽ luân phiên bị giám sát, bị ra lệnh leo lên xe ra một con đường lớn ngoài thị trấn, sau đó đi xin tiền về cho họ. Vì để kiếm được nhiều tiền hơn, bọn người lớn cũng chỉ dạy chúng nó cách xin sao cho được nhiều, dần dà chúng nó cũng hiểu được giá trị của đồng tiền. Nếu ai đó không xin được tiền, tối về bọn người lớn sẽ tập hợp tất cả ra, chỉ thẳng mặt từng đứa bảo đó nộp tiền, đứa bé nào không có tiền thì phải quỳ gối trên tấm ván gỗ đầy gai, lưng chịu từng cú quật mạnh của dây nịt, cơm chiều hôm đó và thậm chỉ là cơm của ngày hôm sau cũng đừng hòng được ăn.
Lần đầu tiên khi Quan Hử được dẫn đi xin tiền, một đứa bé luôn ngoan ngoãn nghe lời sau khi gặp được những người khác, đột nhiên nhân lúc đông người bỏ trốn vào ngõ hẻm. Nhưng một đứa bé nhỏ tuổi làm sao trốn được những giám sát bí mật của mấy tên buôn người xảo trá, những con buôn phụ trách trông chừng nó lập tức nhận ra Quan Hử đang có ý chạy trốn, đuổi theo không bao lâu đã bắt lại được, nhanh chóng ghìm lại tay chân nó.
Quan Hử sau khi bị bắt lại, áo bị người nhấc bổng lên, tâm lý sợ hãi khiến nó run lẩy bẩy, nó muốn hét lên cầu cứu, nhưng cái miệng nhỏ đã bị bàn tay thô to lạnh lẽo của tên buôn người bụm chặt lại.
Đối mặt với ánh mắt nghi vấn của những người đi đường khác, tên buôn người bắt được Quan Hử vô cùng xảo quyệt, nhanh chóng dùng gương mặt dối trá đầy ý xin lỗi của mình mở miệng giải thích rằng: “Ha ha, đứa bé này không hiểu chuyện, đòi mua mấy món đồ chơi vô dụng. Tôi không mua thì nó lại dỗi tôi, làm phiền mọi người. Thật ngại quá, ngại quá.”
Nghe gã giải thích như thế, người bên ngoài cũng dường như hiểu được động tác giãy giụa và dáng vẻ muốn mở miệng nói chuyện của Quan Hử. Ồ – thì ra chỉ là hai cha con đang có mâu thuẫn thôi~ những người xung quanh đều dời đi ánh mắt tò mò đầy nghi ngờ của họ, để tùy tên buôn người túm chặt Quan Hử mang về.
…
“Cho mày trốn! Tao cmn coi sau này mày còn dám trốn không!!”
Sợi dây nịt màu đen đã sờn qua từng trận đánh không ngừng đánh chát lên thân thể nhỏ bé của Quan Hử, sau lưng nó chỉ có một mảnh áo mỏng manh, bấy giờ đã bị dây nịt đánh đến nỗi rách tả tơi. Cứ như đang giết gà, sức mạnh của người đàn ông cường tráng vô cùng to lớn mạnh bạo, khi ấy Quan Hử bị đánh đến nỗi gần như ngất đi, không còn chút sức lực nào nữa, vào khoảnh khắc dây nịt chạm vào lưng, thân thể của nó chỉ có thể run nhẹ lên từng hồi.
Vừa đánh vừa chửi rủa, nghĩ đến chuyện suýt chút nữa để thằng nhóc này chạy trốn thành công, bị người khác phát hiện, vậy thì tổ chức của mình cũng sẽ đi tong hết, người đàn ông trung niên cường tráng càng thêm tức giận. Gã đi tới bên cạnh nó, cầm điếu thuốc đang ngậm trong miệng mình, tàn nhẫn nhấn điếu thuốc đang cháy lên bờ lưng mà da thịt trên ấy đã bong tróc đến đáng thương.
“!!”
Yếu ớt đến nỗi cả việc hét lớn cũng chẳng thể, điếu thuốc trực tiếp tiếp xúc với bờ lưng gần như đã toàn màu đỏ, cảm nhận sâu sắc cảm giác thịt tươi trong cơ thể bị đốt khét, Quan Hử như bị điện giật, toàn thân run mạnh, sau đó nằm rạp xuống mặt đất, bất tỉnh.
Còn những đứa bé đứng bên cạnh nhìn cảnh tượng này, rất nhiều đứa đã nâng tay che mắt mình không dám nhìn nữa, đặc biệt là cảnh tượng tàn thuốc nóng cháy chích vào lưng Quan Hử, những đứa bé nhát gan hoàn toàn bị dọa đến nỗi chất lỏng màu vàng chảy dọc theo đũng quần chúng nó, thấm ướt cả mặt đất.
Vốn còn muốn dùng điếu thuốc chích thêm mấy cái nữa để dạy dỗ nó, một người phụ nữ đứng bên cạnh lập tức giữ lại tay người đàn ông trung niên, “Nào nào! Đừng giận, đừng giận.”
“Buông ra! Cái thằng chó tạp chủng này, không trị nó nó sẽ không biết nghe lời đâu!”
“Nghe em nói trước đã, đứa bé này dù sao cũng xem như nghe lời mà, tuổi còn nhỏ lắm, có thể bán ra ngoài, đừng làm nó tàn phế. Nếu để lại tật hoặc sẹo thì còn ai dám mua nữa?” Người phụ nữ nói ra kế hoạch đã được suy tính từ rất sớm trong đầu mình, giải thích với người đàn ông.
Gương mặt người phụ nữ vừa nói chuyện này to to tròn tròn, đôi mắt hẹp nhỏ cong xuống, vừa nheo lại sẽ như đang mỉm cười, thoạt trông vô cùng hiền lành, như một cô bảo mẫu thiện lương lại chất phác. Nếu chỉ quan sát vẻ bề ngoài thì làm thế nào cũng chẳng phát hiện ra: người phụ nữ trung niên ấy là một tên bắt cóc trẻ em, một tên buôn bán trẻ em đã hành nghề hơn mười năm rồi.
Sau khi nghe thấy lời khuyên nhủ của người phụ nữ, người đàn ông ngừng động tác, bình tĩnh lại.
“… Cũng đúng, vậy… hôm nay tha cho thằng tạp chủng này. Mau tìm thuốc xức cho nó đi, đừng để nó chết như vậy.” Cuối cùng, người đàn ông dùng hết sức quật mạnh dây nịt lên lưng Quan Hử lần cuối cùng, chấm dứt cực hình ngày hôm nay, để lại cái mạng chỉ còn nửa vời cho Quan Hử.
Sau chuyện chạy trốn hôm ấy, những đứa bé khác đã thông minh hơn rất nhiều. Chúng không dám nói chuyện hay chơi với Quan Hử nữa, sợ nếu cùng với nó, có một ngày ngay cả mình cũng bị liên lụy. Thân thể bị thương của Quan Hử cũng chẳng thích hợp đi bôn ba xin tiền, những ngày chờ lành vết thương, nó được tên buôn người sắp xếp phụ giúp nấu cơm, làm mấy chuyện như kiếm gỗ chẻ củi, cung cấp nguyên liệu cho phòng bếp.
Cũng chính trong căn bếp ấy, Quan Hử đã quen biết một bé gái và em trai của cô bé, bé gái chính là người đã dạy chữ cho nó, dạy nó biết cách giấu mảnh vải có thêu tên mình, hai người họ tên là Tú Nhạn và Thông Thông…
Đếm thầm trong bụng, co rụt người nằm trên mặt đất bám đầy bụi, Quan Hử chỉ khoảng tám chín tuổi nâng cánh tay gầy yếu đến gần như chỉ còn da bọc xương bảo vệ đầu mình, ngăn cản những cú đá tàn nhẫn đang trút xuống tới tấp.
Vài đôi chân kích cỡ khác nhau mang dép lê hoặc giày thủng lỗ đang hung ác đá vào trên vai, trên đầu và tứ chi của Quan Hử. Chỉ cần là những chỗ có thể đá được đều dùng hết sức mà đá. Chủ nhân của những cái chân này cũng đều là những đứa bé, nhưng sức lực mà chúng dùng để đá lên người Quan Hử, cũng là một đứa bé, không hề nhỏ tí nào.
Gương mặt khờ khờ khạo khạo, Quan Hử không hề phát ra bất kỳ âm thanh nào, chỉ giữ nguyên tư thế ôm đầu cuộn mình nằm trên đất, không hề kêu rên, cũng chẳng hề than khóc. Đôi con ngươi đen như mực nhìn chằm chằm vào một góc, tựa như đang dồn toàn bộ lực chú ý của mình vào cái khe nhỏ trên bức tường.
Hình thù cái khe ấy như bị sét đánh mà thành, nó đã nhìn vào trong ấy rất lâu rất lâu rồi, dường như chỉ cần chăm chú nhìn vào trong thì những đau đớn trên người sẽ được vơi bớt đi, không còn quá đau như trước. Trong bụng nó vẫn đếm thầm, Quan Hử biết, mấy đứa trẻ này thường sẽ đá đến lúc nó đếm tới khoảng một trăm rưỡi, chúng sẽ thấy mệt và dừng lại không đánh tiếp nữa.
Quả nhiên, khi Quan Hử đếm tới một trăm năm mươi tám, đứa bé cao nhất bọn tự cho mình là đại ca cuối cũng cũng thấy mỏi. Nó cúi đầu khinh thường nhìn cậu bé đang nằm trên mặt đất mà dù chúng đánh thế nào cũng không khóc, từ đầu đến cuối chỉ trưng ra vẻ mặt ngu dại kia, nó hừ một tiếng, quay đầu nói với mấy đứa bé còn đang đấm đá tới tấp: “Chúng ta đi thôi, về ăn cơm.”
Những đứa bé khác nghe theo, rụt cái chân đang chuẩn bị đá tiếp trở về, nhanh chóng gật đầu xoay người đi theo sau đứa bé cao nhất vào trong một ngôi nhà cách đó không xa.
Thời gian chậm rãi trôi, sau khi xác định những đứa bé đã vào nhà sẽ không đi ra lần nữa, Quan Hử mới chậm chạp động đậy. Thân thể bé nhỏ đang nằm nghiêng trên đất cố gắng xoay người, đưa lưng lên trời, hai tay chống xuống đất từ từ bò dậy. Khắp toàn thân nó chẳng có chỗ nào mà không đau cả, nhưng cũng vì thế mà dường như nó đã chết lặng. Quan Hử vươn tay lau đi hàng máu mũi do lúc nãy không che kịp bị đá trúng gây ra, sau đó chùi vết máu trên mu bàn tay mình vào cái áo rách rưới gần như đã không còn nhìn ra được màu sắc vốn có trên người. Tiếp theo, nó bắt đầu quay đầu nhìn xung quanh tìm kiếm cái bánh bao mà mấy đứa bé hung dữ kia vứt bỏ.
Cuối cùng, Quan Hử cũng tìm được bánh bao trong một góc nhỏ, nó nhặt bánh bao lên, cái bánh bao ấy không biết đã bị vứt ở nơi này bao lâu rồi, khô đến nỗi nứt ra, ngả màu vàng tối, hơn nữa còn bị xoay một vòng trên mặt đất dính thêm nhiều tro bụi, bánh bao khô đến nỗi chỉ cần dùng sức một chút thôi là có thể chà thành phấn.
Song, Quan Hử chẳng hề quan tâm bánh bao như thế nào, chỉ cần có miếng ăn là được. Nó dùng những ngón tay chả sạch sẽ hơn bánh bao là bao nhiêu phủi đi những bụi đất bên trên, thấy đã khá hơn lúc nãy rồi, nó cẩn thận cất cái bánh bao vào túi tựa như đang giấu một vật vô cùng quý giá.
Quan Hử không thích ở chung với những đứa bé trong ngôi nhà ấy, nó thà ở một mình trong kho hàng không giường không chăn cũng chẳng có đèn điện. Nhà kho chất đầy những thân cây gỗ, nó nhặt một ít rơm khô chất ở một góc sáng sủa trong nhà kho, tối ngủ trên đó có thể tránh đi cái lạnh của mặt đất. Nó biết vì mình chưa bao giờ nói chuyện hoặc có bất kỳ phản ứng gì, số tiền xin ăn được trên đường cũng ít hơn những đứa bé khác nên bị người ta cho là một thằng nhóc vừa thiểu năng vừa bị câm, vì vậy mà bị trêu chọc không ít. Mặc dù nó không ‘ngốc’ cũng chẳng bị câm như bọn họ nói, nhưng nó sợ một khi mình nói chuyện sẽ khiến người ta không vui, vả lại cũng quen không nói lời nào, Quan Hử chỉ đành tiếp tục chấp nhận cuộc sống bây giờ, sống ngày nào hay ngày nấy.
Nó không nhớ mình vì sao lại đến một nơi như vậy, cứ như từ lúc nó mở mắt ra, thế giới đã thế này rồi. Những người đứng cạnh nó đều là mấy người trưởng thành và những đứa bé xa lạ. Nó không nhớ rõ cha mẹ mình tên gì, khuôn mặt thế nào, nhà của mình ở đâu. Có thể từ lúc còn rất nhỏ nó đã bị dẫn tới đây, cho dù có cố gắng nhớ lại những quá khứ xưa cũ thế nào chăng nữa, Quan Hử vẫn không tài nào nhớ nổi cha mẹ ruột và nhà của mình ở đâu. Thứ duy nhất thuộc về mình chính là cái tên được thêu trên một miếng vải được nó giấu trong tay áo của mình.
Nhớ xa hơn về vài năm trước, khi đó Quan Hử tuổi còn nhỏ, không biết cái tên được thêu trên áo mình là chữ gì; những người lớn giám sát chúng nó cũng như những đứa bé tuổi tác khác nhau, gương mặt khác nhau, có bình thường cũng có không bình thường, họ đều gọi nó là “này”. Cho đến tận sau đó, khi đã biết chữ rồi, nó mới lén lút cắt mảnh vải thêu tên mình giữ lại, cái tên được thêu trên ấy có lẽ là tên của nó, cuối cùng nó đã biết được tên của mình, Quan Hử.
Cũng chính vào lúc ấy, nó biết nơi mà nó đang ở bây giờ không phải ngôi nhà chân chính của nó, nó bị một tốp người trưởng thành hung ác giam giữ trong một căn nhà giữa vùng đất trống hoang vu.
Nơi đây tổng cộng chia làm ba khu, một khu được tu sửa rất đẹp là nơi ở của những người cao to ấy. Và khu đối diện chính là nơi ở của những đứa bé. Mặt tường do đất bùn vàng đắp thành, cánh cửa gỗ cũ nát phát ra âm thanh “cọt kẹt” và nóc nhà mỗi lần trời mưa sẽ dột đủ chỗ, mặt đất chỉ cần bị bám nước một tí thôi sẽ trở thành một cái hố, cái giường bằng ván gỗ, đó chính là nơi mà những đứa bé như nó ở. Ngoài chiếc giường dài ra, thứ đáng giá nhất trong phòng là hai bóng đèn vàng vọt và một cái bàn thấp được chế tạo bằng gỗ.
Ban ngày, những người trưởng thành kia sẽ ngủ tới chiều mới dậy. Buổi sáng chỉ có hai người giám sát, sai những đứa bé tuổi tác khá lớn nhóm lửa nấu cơm, mà những đứa trẻ khoảng chừng chỉ mới năm tuổi sẽ luân phiên bị giám sát, bị ra lệnh leo lên xe ra một con đường lớn ngoài thị trấn, sau đó đi xin tiền về cho họ. Vì để kiếm được nhiều tiền hơn, bọn người lớn cũng chỉ dạy chúng nó cách xin sao cho được nhiều, dần dà chúng nó cũng hiểu được giá trị của đồng tiền. Nếu ai đó không xin được tiền, tối về bọn người lớn sẽ tập hợp tất cả ra, chỉ thẳng mặt từng đứa bảo đó nộp tiền, đứa bé nào không có tiền thì phải quỳ gối trên tấm ván gỗ đầy gai, lưng chịu từng cú quật mạnh của dây nịt, cơm chiều hôm đó và thậm chỉ là cơm của ngày hôm sau cũng đừng hòng được ăn.
Lần đầu tiên khi Quan Hử được dẫn đi xin tiền, một đứa bé luôn ngoan ngoãn nghe lời sau khi gặp được những người khác, đột nhiên nhân lúc đông người bỏ trốn vào ngõ hẻm. Nhưng một đứa bé nhỏ tuổi làm sao trốn được những giám sát bí mật của mấy tên buôn người xảo trá, những con buôn phụ trách trông chừng nó lập tức nhận ra Quan Hử đang có ý chạy trốn, đuổi theo không bao lâu đã bắt lại được, nhanh chóng ghìm lại tay chân nó.
Quan Hử sau khi bị bắt lại, áo bị người nhấc bổng lên, tâm lý sợ hãi khiến nó run lẩy bẩy, nó muốn hét lên cầu cứu, nhưng cái miệng nhỏ đã bị bàn tay thô to lạnh lẽo của tên buôn người bụm chặt lại.
Đối mặt với ánh mắt nghi vấn của những người đi đường khác, tên buôn người bắt được Quan Hử vô cùng xảo quyệt, nhanh chóng dùng gương mặt dối trá đầy ý xin lỗi của mình mở miệng giải thích rằng: “Ha ha, đứa bé này không hiểu chuyện, đòi mua mấy món đồ chơi vô dụng. Tôi không mua thì nó lại dỗi tôi, làm phiền mọi người. Thật ngại quá, ngại quá.”
Nghe gã giải thích như thế, người bên ngoài cũng dường như hiểu được động tác giãy giụa và dáng vẻ muốn mở miệng nói chuyện của Quan Hử. Ồ – thì ra chỉ là hai cha con đang có mâu thuẫn thôi~ những người xung quanh đều dời đi ánh mắt tò mò đầy nghi ngờ của họ, để tùy tên buôn người túm chặt Quan Hử mang về.
…
“Cho mày trốn! Tao cmn coi sau này mày còn dám trốn không!!”
Sợi dây nịt màu đen đã sờn qua từng trận đánh không ngừng đánh chát lên thân thể nhỏ bé của Quan Hử, sau lưng nó chỉ có một mảnh áo mỏng manh, bấy giờ đã bị dây nịt đánh đến nỗi rách tả tơi. Cứ như đang giết gà, sức mạnh của người đàn ông cường tráng vô cùng to lớn mạnh bạo, khi ấy Quan Hử bị đánh đến nỗi gần như ngất đi, không còn chút sức lực nào nữa, vào khoảnh khắc dây nịt chạm vào lưng, thân thể của nó chỉ có thể run nhẹ lên từng hồi.
Vừa đánh vừa chửi rủa, nghĩ đến chuyện suýt chút nữa để thằng nhóc này chạy trốn thành công, bị người khác phát hiện, vậy thì tổ chức của mình cũng sẽ đi tong hết, người đàn ông trung niên cường tráng càng thêm tức giận. Gã đi tới bên cạnh nó, cầm điếu thuốc đang ngậm trong miệng mình, tàn nhẫn nhấn điếu thuốc đang cháy lên bờ lưng mà da thịt trên ấy đã bong tróc đến đáng thương.
“!!”
Yếu ớt đến nỗi cả việc hét lớn cũng chẳng thể, điếu thuốc trực tiếp tiếp xúc với bờ lưng gần như đã toàn màu đỏ, cảm nhận sâu sắc cảm giác thịt tươi trong cơ thể bị đốt khét, Quan Hử như bị điện giật, toàn thân run mạnh, sau đó nằm rạp xuống mặt đất, bất tỉnh.
Còn những đứa bé đứng bên cạnh nhìn cảnh tượng này, rất nhiều đứa đã nâng tay che mắt mình không dám nhìn nữa, đặc biệt là cảnh tượng tàn thuốc nóng cháy chích vào lưng Quan Hử, những đứa bé nhát gan hoàn toàn bị dọa đến nỗi chất lỏng màu vàng chảy dọc theo đũng quần chúng nó, thấm ướt cả mặt đất.
Vốn còn muốn dùng điếu thuốc chích thêm mấy cái nữa để dạy dỗ nó, một người phụ nữ đứng bên cạnh lập tức giữ lại tay người đàn ông trung niên, “Nào nào! Đừng giận, đừng giận.”
“Buông ra! Cái thằng chó tạp chủng này, không trị nó nó sẽ không biết nghe lời đâu!”
“Nghe em nói trước đã, đứa bé này dù sao cũng xem như nghe lời mà, tuổi còn nhỏ lắm, có thể bán ra ngoài, đừng làm nó tàn phế. Nếu để lại tật hoặc sẹo thì còn ai dám mua nữa?” Người phụ nữ nói ra kế hoạch đã được suy tính từ rất sớm trong đầu mình, giải thích với người đàn ông.
Gương mặt người phụ nữ vừa nói chuyện này to to tròn tròn, đôi mắt hẹp nhỏ cong xuống, vừa nheo lại sẽ như đang mỉm cười, thoạt trông vô cùng hiền lành, như một cô bảo mẫu thiện lương lại chất phác. Nếu chỉ quan sát vẻ bề ngoài thì làm thế nào cũng chẳng phát hiện ra: người phụ nữ trung niên ấy là một tên bắt cóc trẻ em, một tên buôn bán trẻ em đã hành nghề hơn mười năm rồi.
Sau khi nghe thấy lời khuyên nhủ của người phụ nữ, người đàn ông ngừng động tác, bình tĩnh lại.
“… Cũng đúng, vậy… hôm nay tha cho thằng tạp chủng này. Mau tìm thuốc xức cho nó đi, đừng để nó chết như vậy.” Cuối cùng, người đàn ông dùng hết sức quật mạnh dây nịt lên lưng Quan Hử lần cuối cùng, chấm dứt cực hình ngày hôm nay, để lại cái mạng chỉ còn nửa vời cho Quan Hử.
Sau chuyện chạy trốn hôm ấy, những đứa bé khác đã thông minh hơn rất nhiều. Chúng không dám nói chuyện hay chơi với Quan Hử nữa, sợ nếu cùng với nó, có một ngày ngay cả mình cũng bị liên lụy. Thân thể bị thương của Quan Hử cũng chẳng thích hợp đi bôn ba xin tiền, những ngày chờ lành vết thương, nó được tên buôn người sắp xếp phụ giúp nấu cơm, làm mấy chuyện như kiếm gỗ chẻ củi, cung cấp nguyên liệu cho phòng bếp.
Cũng chính trong căn bếp ấy, Quan Hử đã quen biết một bé gái và em trai của cô bé, bé gái chính là người đã dạy chữ cho nó, dạy nó biết cách giấu mảnh vải có thêu tên mình, hai người họ tên là Tú Nhạn và Thông Thông…