Bao quanh khóm nhà là những dãy tre xanh ngát, tạo thành bờ rãnh thiên nhiên, mát mẻ cho những người dân ở đây được sống yên ổn.
Lúc này mặt trời chưa tròn, Người lớn vẫn còn đang mải mê làm việc đồng áng. Còn lại trong thôn xóm hiền lành là những đứa trẻ chưa đến tuổi, hoặc chưa đủ sức ra đồng và những người già cả yếu đuối mà thôi.
Dù chưa là giữa trưa, nhưng cái nắng nóng của vầng dương đã xua hết lũ người già cả vào hết trong nhà. Còn chừa lại khoảng sân rộng cho lũ trẻ nô đùa, chạy giỡn.
Đặc biệt có một đứa bé trai khác hẳn với mọi đứa bé ở trong thôn xóm. Nó không nô đùa giỡn với bọn trẻ. Ngược lại như một người lớn tuổi chững chạc nó ngồi phe phay quạt giấy ở dưới một gốc cây du khá lớn ở cạnh sân chơi, nó ê a đọc sách.
Dù nó cố đọc lớn đến đâu, giọng đọc của nó cũng không thể vang xa được, ngược lại còn bị những tiếng la hét của lũ trẻ át đi mất. Chỉ vì đứa con trai tuy khuôn mặt đã rành rành lớn hơn lũ trẻ đang nô đùa trên sân chơi giữa thôn, nhưng nom xanh xao, yếu ớt. Vóc dáng thì nhỏ thó không cân xứng với tuổi, mà qua gương mặt người ta có thể đoán được khá chính xác.
Mười hai tuổi !
ở tuổi này đối với một đứa trẻ con bình thường, bất kể là nam hay nữ là con của một nông gia. Thì nó đã đủ sức để ra đồng làm việc tỉa cấy, cày bửa.
Nhưng nó thì không, đến đọc sách lớn tiếng mà nó còn không làm nổi, nói gì đến những việc gì khác.
Thằng bé này được gọi là Tiểu Long đó là những người lớn trong thôn gọi nó theo cách của Nhuế lão nhị thúc thúc của Tiểu Long, chứ còn những đứa bé trong thôn thường gọi nó là Long đại ca. Hay là trêu chọc thì gọi là Long thư sinh.
Gọi sao Tiểu Long cũng hài lòng.
Vì nó là đứa lớn tuổi nhất, so với bọn trẻ chưa đủ tuổi ra đồng làm việc, nên việc đó gọi là Long đại ca cũng đúng.
Nó không màng đến việc ruộng nương (dẫu có muốn làm cũng không sao đủ sức mà làm) chỉ ngày ngày đọc sách thánh hiền tứ thi ngũ kinh. . . nên gọi nó là Long thư sinh cũng không sai.
Mọi người trong thôn, cách đây năm sáu năm còn nghi hoặc khi thấy Tiểu Long không sống với phụ mẫu mà chung sống với thúc thúc. Sau nghe Nhuế lão nhị giải thích, mọi người cảm phục Nhuế lão nhị và yêu thương Tiểu Long hơn.
Vì Nhuế lão nhị giải thích rằng: Tiểu Long là dòng dõi thư hương, chẳng may phụ mẫu mất sớm. Gia đình không còn ai thân thiết. Là thúc phụ nên Nhuế lão nhị phải nuôi nấng Tiểu Long. Mong sau này Tiểu long giống như phụ thân sẽ đỗ đạt làm vinh hiển cho dòng họ.
Tử đó ở trong thôn nghèo nàn này nơi chỉ biết đến việc đồng áng, đều nuôi một tia hy vọng, biết đâu nơi này lại phát sinh nên một dòng tộc khoa bảng, và người dân ở thôn này sẽ được thơm lây.
Do yêu và thương mến, nên mọi người luôn luôn xua lũ trẻ chơi xa xa để cho tiểu Long yên tĩnh mà đọc sách thánh hiền.
Duy có một điều không ai biết, và Tiểu Long cũng không ngờ Nhuế thúc thúc của nó đã biết!
Đó là đêm đêm, tiểu Long không đọc sách thánh hiền mà dưới ngọn đèn dầu lạc, trái lại Tiểu Long chăm chú đọc quyển Ngũ Hổ Đoạn Môn Đao pháp nhập môn. . .
Đôi khi Tiểu Long rón rén bước ra đàng sau nhà chỗ có một khoảng sân hẹp. Dùng một thanh tre chỉ còn phần cật làm đao, Tiểu Long múa máy đúng theo hình vẽ và theo lời dẫn giải trong sách mà tự luyện đao pháp Ngũ Hổ Đoạn Môn.
Tiểu Long lại càng không biết, mỗi lần như thế Nhuế thúc thúc của nó đều chăm chú theo dõi qua khe vách đất. Và Nhuế thúc thúc của nó thầm phục cho sự linh lợi cũng như sự chăm học hỏi của Tiểu Long.
Và Nhuế thúc thúc của nó mỗ lần như vậy đều thầm khấn phật trời cho Tiểu Long được sống lâu hơn, thọ hơn so với thể tạng người yếu ớt của Tiểu Long.
Vì sức khỏe của mình, có lần Tiểu Long hỏi đến, thì Nhuế thúc thúc nó trả lời rằng: Trước đây đã đưa nó đến nhiều danh y có tiếng, tất cả đều bó tay, chỉ nói rằng bẩm sinh của Tiểu Long đã bị vướng phải căn bệnh Túc Mạch âm Tuyệt Kinh.
Bệnh này đối với nữ nhân, nếu có duyên may sẽ qua khỏi, đồng thời còn sống thọ hơn.
Còn với nam nhân thì đành chịu chết.
Tiểu Long không phục, không tin. . . Do đó Tiểu Long lén thúc thúc luyện tập Ngũ Hổ Đoạn Môn Đao pháp. Mong rằng nhờ sự vận động này Tiểu Long sẽ cường tráng hơn, rắn rỏi hơn và sống được lâu hơn.
Giờ ngọ sắp đến, những người lớn đang mải mê ngoài đồng ruộng cũng đã sắp về.
Tiểu Long cũng gập sách lại, không đọc nữa.
Chỉ dõi đôi mắt theo những con đường đất, Tiểu Long trông chờ Nhuế thúc thúc trở về.
Chợt Tiểu Long nhìn thấy một đứa bé gái loạng choạng chạy trên con đường đất, hướng về thôn của Tiểu Long.
Hình như đứa bé gái vừa chạy vừa la hay sao đó? Tiểu Long chỉ thấy miệng của đứa bé gái rộng mở và đôi tay cứ chấp chới trên không như vẫy như ngoắc.
Tiểu Long vội vàng chạy ra đón lấy đứa bé gái.
Khi khoảng cách đã gần hơn, Tiểu Long đã nhận ra đứa bé là Tiểu Hoa con của một người bán rau cải ở xóm tít phía trên. Tiểu Hoa thường theo má má vào thôn nghèo này để bán rau sông qua ngày.
Vừa đỡ lấy Tiểu Hoa, Tiểu Long vừa hỏi:
- Hoa muội ! Có việc gì mà Hoa muội chạy hớt hơ hớt hải như vậy? Nói cho Long đại ca nghe nào.
Tiểu Hoa vẫn còn mệt, hơi thở ngắt đoạn, cố hết sức Tiểu Hoa mới nói được:
- Long đại ca, mau đi cứu mẫu thân. . . mẫu thân của tiểu muội . . .
Tiểu Long sợ sệt hỏi:
- Má má của muội đã bị làm sao rồi?
Hu. . . hu có mấy người đánh má má, đập gãy hết hai gánh rau của má má . . . Hu hu Long đại ca làm sao . . . làm sao má má có tiền mua thức ăn đây Hu hu...
Tiểu Long nghe đến đây liền giận lên, quên mất sự yếu đuối của bản thân, Tiểu Long kéo Tiểu Hoa chạy trở ra, vừa chạy vừa hỏi:
- Đâu? Bọn nào càn dỡ đâu? Hoa muội hãy dẫn Long đại ca đi xem nào !
Tiểu Hoa cũng vì lo lắng cho má má nên nghe Tiểu Long nói vậy liền dẫn Tiểu Long đi, cũng không để ý rằng Tiểu Long tuy là nam nhi nhưng thể chất thì bạc nhược không chắc đã làm gì đực ai mà hòng đến đó để . . . xử trí.
Đoạn đường nào có xa nhưng Tiểu Long đã thở gấp mệt nhọc . . .
Ngay đầu con đường đất dẫn vào thôn xóm của Tiểu Long, má má của Tiểu Hoa đầu tóc rũ rượi nằm rên rỉ, giữa đám rau cải đổ tung toé.
Gần đó còn hai gã đại hán mặt mày đỏ gay đang chỉ chỏ vào má má của Tiểu Hoa mà chửi măng:
- Con tiện nhân kia! Cho mi bỏ cái thói đi quàng xiên, va vào người của lão gia nhé ! Lần sau lão gia quyết lấy cái mạng chó của mi ! Cút đi ! còn ở đó mà ăn vạ lão gia hả?
Má má của Tiểu Hoa lồm cồm bò dậy rên rỉ và lạy lục hai gã đại hán kia:
- Xin nhị vị lão gia tha mạng! Tiện nhân biết tội rồi... hu hu...
Hai gã đại hán kia hài lòng. Ném lại một tiếng hừ đắc ý, rồi cả hai bá cổ nhau loạng choạng mà bỏ đi.
Không cần phải hỏi nhiều, Tiểu Long cũng thừa hiểu. Má má của Tiểu Hoa không có tội gì cả Tội là tội của hai gã kia say rượn nên đụng vào gánh rau của bà.
Giận quá quên mất không đủ lực Tiểu Long đã hét lên:
- Nhi lão cẩu! Say rượn đụng vào người lại còn côn đồ và còn đánh đập phụ nhân yếu ớt nữa sao? Còn không mau đền tiền gánh rau cho người ta à?
Hai tên nọ, một tên ngừng lại, làm tên thứ hai suýt vấp ngã. Tên đã dừng lại do sức nặng tên kia trì kéo nên hắn cũng loạng choạng ngã ra.
Cả hai nằm kềnh ra đó, ngoác miệng đầy nhớt ra mà mắng:
- Tiểu cẩu nào đó, dàm mắng lão gia? BỘ mi muốn chết rồi sao?
Thấy cả hai tuy lớn con, nhưng đã nằm dài ra đó, nên Tiểu Long và Tiểu Hoa nhào tới vung những nắm tay bé con mà thụi vào người hai gã nọ cho bõ giận.
Bất đồ hai gã vùng dậy thật nhanh đã chộp cứng được cổ hai đứa bé.
Hai gã cười khăng khắc, đưa tay lên định quật Tiểu Long và Tiểu Hoa xuống đất.
- Buông tay.
Một tiếng quát lớn, đã làm cho hai gã phải bủn rủn chân tay ngã ra và buông hai đứa bé.
Tiểu Long mừng rỡ khi nhận ra người vừa đến vừa nạt hai gã nọ là Nhuế thúc thúc. Tiểu Long vui vẻ nói:
- Nhuế thúc thúc, hai gã này say đạp đổ cả gánh rau của mẫu thân Tiểu Hoa! Thúc thúc mau bắt hai gã đền tiền gánh rau cho Tiểu Hoa đi thúc thúc !
Thò tay vào bọc áo của hai gã, Nhuế lão nhị lấy ra một xâu tiền. Thấy đã tương xứng với hai gánh rau, Nhuế lão nhị đưa xâu tiền cho Tiểu Hoa, và nói với hai gã say:
- Nhớ lần sau có say chớ có làm càn mà chết đó còn không cút đi à?
Hai gã lấm lét bỏ đi. Vì qua tiếng quát của người họ Nhuế này, hai gã dù có say cũng vẫn biết hai gã dã đụng phải thứ dữ.
Mọi việc tướng đâu đều êm xuôi.
Nào ngờ đêm hôm đó, hai gã say đã dẫn nhiều người xông vào thôn, đòi tìm cho được lão họ Nhuế và đứa bé con đã làm nhục chúng.
Bọn người này thật là hung hăng.
Vừa vào đến thôn xóm là chúng đã đập phá phóng hỏa lung tung.
Mọi người trong thôn đều lo chữa lửa, không để ý Nhuế lão nhị đang một mình đánh trả lại bọn càn quấy. Chỉ có Tiểu Long là bàng hoàng khi thấy Nhuế thúc thúc của nó tả xông hữu đột đánh cho bọn kia tơi bời không còn manh giáp nao.
Phấn khích Tiểu Long cũng xông vào vung đoạn tre làm đao đánh hôi vào bọn chúng.
Vừa thấy Tiểu Long xuất hiện, Nhuế lão nhị liền kêu lên:
- Tiểu Long mau vào nhà thôi. Để mình thúc thúc là được rồi.
Nhuế lão nhị nói vậy cũng đúng thôi. Vì bọn càn quấy này nào phải là nhân vật giang hồ thứ thiệt Chỉ là bọn đầu trộm đuôi cướp ở những nơi hẻo lánh mà thôi.
Nhưng Nhuế lão nhị nào ngờ, bọn này lại có một tên thân thủ cũng khá. Hắn thấy cả bọn tuy đông người nhưng không làm sao uy hiếp hoặc đánh được một đòn nào vào người của lão già họ Nhuế, nên hắn đã lén tháo lui để đi tìm viện binh.
Chốc lát sau viện binh đã kéo đến.
Bọn ba người mới đến, với tên chạy đi cầu viện đều đứng ngoài quan sát lão họ Nhuế đang vùng vẫy như chỗ không người .
Một tên trong bọn lại kêu lên:
- Nhuế Quái Hiệp ! Thì ra Nhuế Quái Hiệp sống ở đây à?
Nhuế lão nhị đang đánh bọn kia, nghe có người gọi lên như vậy, Nhuế lão nhị liền ngừng tay hỏi lại:
- Các hạ là ai? Sao lại gọi lão phu là Nhuế Quái Hiệp?
Gã đã kêu lên lúc nãy đáp:
- Tuy Nhuế Quái Hiệp chỉ dùng quyền mà đánh! Tuy Nhuế Quái Hiệp đã cố tình che dấu thân thủ của mình nhưng tại hạ vẫn nhận ra bổng pháp Thiên Long của Nhuế quái hiệp. Tại hạ nói thế có đúng không?
Nhuế lão nhị qua ánh lửa bập bùng cháy trên một ít mái nhà tranh nhìn và nói với cả bọn mới đến:
- Không cần biết các hạ là ai, họ Nhuế này đành phải . . .
- Ha . . . ha, nói sao Nhuế Quái Hiệp đang tay hạ thủ bọn này à? Sao lạ vậy?
Nhuế lão nhị gằn giọng nói:
- Tung tích của họ Nhuế này đã bị lộ. Ta đành phải sát nhân diệt khẩu thôi, chỉ trách là vận số của các hạ vắn rồi.
Gã kia không sợ lại còn cười lên nói:
- Ha ha . . . Lão Nhuế thất phu, đừng tướng lão diệt bọn ta được là xong đâu, cho lão hay, bọn ta không chỉ có bao nhiêu người ra mặt đây thôi Lão ngỡ bọn ta không biết vì sao lão ẩn tích giang hồ sao? Ha ha . . . Được rồi, tin này đồn ra giang hồ, lão đối đáp thế nào với người . . . của mười năm trước cho b i ất ! Ha . . .
ha...
Nhuế lão nhị căm phẫn, đưa tay vào người lôi ra một cây gậy không ra gậy, côn không ra côn. Nhìn trừng vào gã vừa nói, Nhuế lão nhị hét lên:
- Ngươi ! Té ra ngươi là một trong những tên hung thủ trước kia à? Được ! Dẫu có chết, ta quyết không buông tha ngươi, xem bổng đây.
cái cây mà Nhuế lão nhị gọi là bổng chưa kịp tung ra một chiêu nào khi có giọng nói từ đâu đó vang lên, làm Nhuế lão nhị phải chững lại đổ mồ hôi:
- Nhuế Cần! Lời ngươi đã hứa có được kể đến không hứ?
Thần sắc của Nhuế lão nhị lúc này thật khó coi Kể từ khi có người gọi đích danh lão là Nhuế Cần Một lúc sau, Nhuế Cần mới căm hận mà nói:
- Được! Ta sẽ giữ lời hứa! Lôi này, ta sẽ có cách chuộc lại ngay bây giờ cho các người xem! Duy có điều, các người phải để cho mọi người ở đây được yên thân, vì họ là những người vô tội mà thôi, được không?
Giọng nói từ đâu đó lại vang lên:
- Huynh đệ! Hãy lui hết đi nào. Cấm tất cả mọi người không ai được đến nơi này quấy phá nữa, nghe rõ chưa?
Rồi giọng nói lại hướng về lão Nhuế Cần mà hỏi:
- Thế nào? Đã vừa ý chưa, lão Nhuế?
Nhuế Cần rườm rườm lệ, ôm choàng lấy người Tiểu Long vừa chạy đến gần lão. Nhuế Cần cao giọng nói:
- Đứa bé này không sống được bao lâu nữa, các người có hứa là tha cho nó sống nốt những ngày còn lại không?
Giọng nói kia liền đáp ứng:
- Lão Nhuế, sao lão rườm rà như nữ nhân vậy? Lão đã nghe lệnh cấm của ta về mọi người ở đây rồi kia mà? Sao lão còn hỏi vậy?
Nhuế Cần khom người xuống, dặn nhỏ vào tai Tiểu Long:
- Tiểu Long, chúng ta chia tay nhé ! Cố mà tự bảo trọng lấy thân, Và đừng bao giờ rời xa hai mảnh Hồng Sa ngọc.
Tiểu Long cất giong còn trẻ thơ hỏi:
- Thúc thúc ! Thúc thúc định bỏ tiểu điệt à?
Thúc thúc đi đâu vậy? Thúc thúc ! Sao thúc thúc không đáp? Thúc thúc ! thúc thúc nói đi . . .
Tiểu Long càng cao giọng hỏi, thì thân hình của Nhuế Cần càng khom xuống thấp hơn.
Rồi Nhuế Cần ngã sấp xuống nền đất, kéo Tiểu Long ngã xuống theo . . .
Tiểu Long lạc giọng mà kêu, trong khi cố chồm dậy, và lay lay mình Nhuế Cần:
- Thúc thúc ! Thúc thúc ! Dậy đi thúc thúc !
Thúc thúc đã sao rồi? Thúc thúc . . .
Có người đến gần Tiểu Long mà nó không hay, người này lấy chân mà hết Nhuế Cần nằm ngửa ra.
Khi nhìn rõ và khẳng định là Nhuế Cần đã chết, người này hỏi Tiểu Long:
- Tiểu oa nhi, người tên họ là gì?
Tiểu Long nghe giọng nói của người này đúng là người nãy giờ đã đối đáp với Nhuế thúc thúc nên Tiểu Long đứng dậy, chồm người nhào tới đánh và hét:
- Tiểu gia là Tiểu Long đây, tiểu gia quyết không tha mạng ngươi đâu! mau đền lại mạng cho thúc thúc của ta! Đền mạng lại đây!
Người này cười lên khanh khách xô Tiểu Long bắn ra xa nói:
- Lão thất phu đã tự tận mà chết, nào có liên can gì đến ta. Tiểu oa nhi, nể lời cầu tình của lão ta cho ngươi sống nốt chuỗi ngày tàn đó, ha ha...
Căm tức, Tiểu Long lại nhào tới nữa, nhưng bóng người này đã mất hút.
Ngơ ngác, Tiểu Long nhìn chung quanh, thấy bọn người lạ mặt đã kéo nhau đi đâu hết cả! Chỉ còn lại quanh Tiểu Long là những người cùng thôn xóm đang ái ngại, thương tâm mà nhìn nó.
Đêm đã tàn. . .
Lửa đã tắt . . .
Chỉ còn lại những làn khói mỏng vấn vương trên những mái nhà, như không nỡ rời xa mặt đất mà bay lên trời. In như xác của Nhuế Cần còn vấn vương nằm đó, không nỡ rời xa Tiểu Long.
Mặt trời lên cao !
Mọi người trong thôn tất bật dọn dẹp những đổ nát trong thôn, sau một đêm đầy những biến cố bi thương.
Họ cũng cho mang thi hài của Nhuế Cần về nhà của lão đã sống, đắp điếm tạm bằng những tấm vải xô cũ dùng để làm chăn đắp, và chờ mua quan tài về để tâm liệm, chôn cất.
Chỉ còn một mình Tiểu Long đang quỳ xuống cạnh thân hình Nhuế lão nhị.
Tiểu Long đau lòng khóc thương cho thân phận lênh đênh côi cút mà nức nở.
Khóc mãi, khóc đến lúc mệt mà ngất đi.
Tiểu Long gục vào người của Nhuế Cần mà thiếp đi Chợt có tiếng người xôn xao, làm cho Tiểu Long thức giấc.
Tiểu Long nhìn ra, thấy người trong thôn đang kéo đến một quan tài. Theo sau là một vị sư già, chắc là để làm lễ siêu hồn cho Nhuế thúc thúc .
Tiểu Long gắng gượng bắt mình phải đứng dậy để giữ cho đúng lễ.
Mọi người im lặng để tẩm liệm cho Nhuế lão nhị trong sự quan sát và trông coi của vị sư già. Khi vị sư già nhìn thấy mọi người tẩm liệm theo người chết một cây bổng vị sư già chen lấn tới.
Nhìn vào cây bổng một lúc, vị sư già hỏi:
- Lão thí chủ đây phải chăng họ Nhuế?
Mọi người gật đầu, còn Tiểu Long oà khóc lên, nói với vị sư già:
- Đại sư phụ! Đại sư phụ quen với Nhuế thúc thức của hài nhi? Xin hãy báo thù cho Nhuế thúc thúc .
Vị sư già niệm phật nói:
- Mô phật, lão nạp chỉ qua cây bổng này mà nhận biết được Nhuế thí chủ thôi chớ nào có quen biết. Mô phật! Tiểu thí chủ, tiểu hài tử, lão nạp là người tu hành đâu dám nghĩ đến chuyện sân si, báo thù của người thế tục, xin thí chủ hãy khoan tâm ! Mô phật !
Đêm khuya tịch mịch và càng thêm vắng lặng hơn ở thôn xóm nhỏ vừa mới qua cảnh tai ương này.
Chỉ còn lại Tiểu Long đang tấm tức khóc trước quan tài của Nhuế lão nhị xen lẫn với tiếng tụng kinh gõ mõ của vị sư già.
Vị sư già sau mỗi lần tụng kinh đều thân thiết vỗ về và an ủi Tiểu Long. Qua vài câu như vậy Tiểu Long đang lúc cảm thấy bơ vơ thấy mến vị sư già.
Cho nên qua một câu hỏi của vị sư già về thân thế của Tiểu Long và nguyên nhân cái chết của Nhuế thúc thúc, Tiểu Long liền đáp và kể rõ mọi sự:
- Hài nhi không biết rõ phụ mẫu là ai, vì Nhuế thúc thức có hứa sau này sẽ cho hài nhi biết! Chỉ biết hài nhi là dòng dõi thư hương.
Phụ mẫu mất sớm, nếu không nhờ sự dậy dỗ nuôi nấng của thúc thúc, hài nhi ắt không sống được đến bây giờ.
Rồi Tiểu Long lại thuật tiếp mọi việc đã xảy ra trong hai ngày qua. Kể từ câu chuyện của hai gã say sưa làm càn và đến cái chết của Nhuế thúc thúc . . . Nhất nhất kể cho vị sư già nghe .
Vị sư già nghe xong, trầm lặng suy nghĩ một lát Thật lâu về những lời đối đáp khó hiểu của Nhuế Cần và bọn người độc ác kia.
Vị sư già thấy không thể nào thôn xóm nhỏ này có thể yên thân được với bọn người độc ác đó Cho suy nghĩ của mình là đúng, vị sư già nói với Tiểu Long:
- Tiểu hài tử! Việc báo thù cho thúc thúc của hài tử. . . việc của hài tử. . . Lão nạp không muốn xen vào. Nhưng . . . Lão nạp muốn giúp tiểu tử một tay! Tiểu hài tử có đồng ý không?
Tiểu Long liền đáp ngay:
- Đại sư phụ! Hài nhi đội ơn thành toàn của đại sư phụ.
Đăm chiêu, vị sư già lại nói:
- Lão nạp có biết một người . . . võ công cao lắm! Nếu tiểu hài tử đồng ý, lão nạp sẽ đưa người đến đó để xin thọ giáo, thế nào?
Tiểu Long hăm hở hỏi:
- Đại sư phụ! Người đó là ai? ở đâu? Khi nào đại sư phụ đưa hài tử đi?
- Đợi an táng Nhuế thí chủ xong, chúng ta sẽ đi Đường xa lắm, tiểu hài tử có đủ sức mà theo lão nạp không?
- Vì muốn báo thù cho Nhuế thúc thúc, hài tử không ngại xa xôi đâu! Xin đại sư phụ ra ân giúp đỡ cho hài nhi.
Không mấy chốc, trời lại đúng ngọ, mọi người trong thôn xóm đều lầm lùi đi dưới ánh nắng gay gắt để tiễn đưa linh cữu của Nhuế lão nhị Nơi chôn cất không xa nơi thôn xóm là bao nhiêu nên việc chôn cất cũng chóng vánh.
Trong lúc Tiểu Long sửa soạn một mớ hành lý để theo vị sư già đi tầm sư học nghệ thì vị sư già lại lên tiếng khuyến cáo mọi người trong thôn hãy đề phòng bọn người nọ sẽ không để yên cho mọi người ở đây.
Tốt hơn hết, vị sư khuyên là mọi người hãy bán hết ruộng vườn, bỏ đi nơi khác mà lập nghiệp.
Thế là chỉ có một ngày, chỉ vì một chuyện nhỏ mà thôn xóm hiền lành này phải khăn gói ra đi. Để lại Nhuế lão nhị trơ trọi dưới lòng đất lạnh. Không nhang khói ! Không người bầu bạn!
Tiểu Long đưa bước theo vị sư già lòng thấp thỏm không yên khi ra đi bỏ lại Nhuế thúc thúc, cho nên chốc chốc Tiểu Long lại đưa mắt ngoảnh đầu nhìn lại thôn xóm nhỏ.