Tiểu thư sinh không nhịn được bèn cười nói:
- Phí hơi cả ngày trời, vẫn chỉ là một vùng Giang Chiết thôi mà. Làm sao ở đó các ngươi có thể để cho phụ nữ làm quốc vương được nhỉ? Bà ta cưới người khác thì lấy cả quốc gia đem làm của hồi môn à?
Dương Lăng cười nói với y:
- Quốc gia phương tây đúng là có thể để cho phụ nữ làm vua. Ngươi chớ thấy quốc gia Phật Lăng Cơ bé nhỏ mà lầm, hải quân của bọn họ rất hùng mạnh, hiện tại có thể nói là tung hoành bốn biển, gần như không có đối thủ. Ở nơi đó, bọn họ có một loại hoạt động nổi tiếng nhất gọi là đấu bò tót, thú vị hơn nhiều so với mấy trò đá gà chọi dế của bọn trẻ con Đại Minh chúng ta. Đấu sỹ bò tót tài giỏi có thể một kiếm đâm xuyên tim một con bò đực khổng lồ nặng cả nghìn cân.
Sa Tư Các trở nên hưng phấn, vội nói:
- Thật khó tin! Ngài đã đến quốc gia của chúng tôi sao? Ở Đại Minh có rất ít người biết tới chuyện ở nước chúng tôi. Lạy Chúa, thậm chí có người nói ở đó chúng tôi ăn thịt người nữa cơ.
Y nhún nhún vai, vẻ mặt vô tội, nói tiếp:
- Thượng đế chứng giám, trên đường đến phương đông, chúng tôi cũng sợ nhất là gặp phải tộc mọi ăn thịt người.
Dương Lăng nghe thấy thế thì cười ầm lên. Vị văn sỹ trung niên nọ hứng thú quan sát y một chút, mỉm cười không nói gì. Tiểu thư sinh nghe Dương Lăng khen ngợi hải quân của Phật Lăng Cơ hùng mạnh thì lấy làm không phục, vốn định nhắc đến hạm đội khổng lồ dưới trướng Trịnh Hòa với bảy lần đến đại dương phía tây (1) của bản triều, bỗng nghe đến võ sỹ đấu bò gì đó, lập tức nảy sinh hứng thú, vội hỏi:
- Võ sỹ đấu bò gì thế? Ngươi hãy mau nói cho ta nghe, chơi hay lắm sao?
Đang định trả lời, Dương Lăng chợt nhìn thấy Ấu Nương đang đứng ở một bên hiếu kỳ nghe mình giảng giải, y không khỏi giật thót người. Y vốn là một tú tài nơi sơn thôn hẻo lánh, dựa vào cái gì mà biết tường tận những chuyện nơi đất khách quê người? Mặc dù không lo Ấu Nương sẽ vì vậy mà nghi ngờ gì, nhưng nếu để cho nàng hỏi tới thì sẽ không tránh khỏi phải tốn nhiều nước bọt giải thích một phen. Thế là y cười ha hả nói:
- Đấu bò thật sự không phải là trò cho con nít chơi, rất là nguy hiểm đó. Nếu ngươi có hứng thú, ngày thường rảnh rỗi hãy đến thăm mấy vị hoà thượng Tây Dương đây, hỏi bọn họ một chút không phải sẽ biết ngay sao? Ta và nương tử còn có việc, không thể để chậm trễ quá lâu, phải cáo từ chư vị rồi.
Tiểu thư sinh trợn mắt, miệng lẩm bẩm:
- Đấu bò rất hay sao? Chờ ta lớn thêm một chút ta sẽ đấu một trận, không những đấu bò mà ta sẽ đấu cả hổ nữa! Hừ, dám xem thường ta sao?
Sa Tư Các nghe Dương Lăng nói xong thì vội vàng cất tiếng:
- Khách nhân tôn quý, xin hãy chờ một chút, tôi có vài món lễ vật nhỏ tặng cho các vị.
Y vội vã cầm một chiếc rương nhỏ lên, lấy ra vài món đồ, cầm trên tay rồi nói:
- Hôm nay đa tạ các vị đã giúp đỡ, ở đây có mấy món đồ nhỏ, xin tặng cho các vị làm lễ vật.
Trong tay y cầm hai chiếc đồng hồ quả quýt và một cái lăng kính tam giác. Trong hai chiếc đồng hồ quả quýt bằng bạc đó, một cái trên vỏ khắc bộ xương khô, cái còn lại khắc cây thánh giá. Tiểu thư sinh rất hiếu kỳ, không hề khách sáo cầm lấy ngắm nghía. Vị văn sỹ trung niên nọ hiển nhiên cũng chưa từng thấy qua thứ này, mặt đầy vẻ tò mò, song lại chỉ mỉm cười đứng bên cạnh con mình xem y cầm chơi.
Sa Tư Các miệng cười toe toét chỉ cho tiểu thư sinh đó cách sử dụng lăng kính tam giác và đồng hồ quả quýt. Tiểu thư sinh nghe xong liền cầm lăng kính tam giác chạy qua một bên soi lên ánh đèn quan sát, sau đó tíu tít nói với phụ thân về cảnh tượng mới lạ vừa nhìn thấy.
Nhìn những món đồ của Sa Tư Các, Dương Lăng thầm nghĩ: "Những nhà truyền giáo này phần lớn đều tinh thông triết học, vật lý, hoá học, nếu triều đình nhà Minh có thể xem trọng bọn họ, để những nhà truyền giáo này làm môi giới, tăng cường giao lưu văn hoá và khoa học kỹ thuật giữa phương Đông và phương Tây, có lẽ chúng ta sẽ không gặp phải tình trạng bế quan tỏa cảng, mọi phương diện dậm chân tại chỗ, khiến cho sau này Mãn Thanh nhập quan, hàng trăm nghìn người Hán phải chết, càng sẽ không xuất hiện cục diện bốn trăm triệu đồng bào bị người ta ức hiếp mổ xẻ ở thời cận đại. Nếu Hoàng đế đã yêu thương thái tử, mà vị Hoàng đế Chính Đức tương lai này lại khá ham chơi, vậy mình có thể lợi dụng một chút, có lẽ ngày mai tiến cung nên dâng chút lời ’sàm ngôn’”.
Nghĩ đến đây, y bèn thấp giọng nói với Sa Tư Các:
- Sa Tư Các tiên sinh, tại hạ dày mặt muốn xin tiên sinh một cây thánh giá và một chiếc đồng hồ quả quýt. Đối với quý quốc và giáo lý của các vị, ta cũng có đôi chút hiểu biết, khi nào thuận tiện ta sẽ góp lời với triều đình, hy vọng có thể khơi dậy sự trọng thị của triều đình, cho phép các vị gây dựng giáo hội, tuyên truyền giáo lý.
Sa Tư Các nghe vậy thì vừa kinh ngạc vừa mừng rỡ, run giọng hỏi:
- Ngài là quan viên hay là quý tộc triều đình? Ngài có thể gặp được Hoàng đế bệ hạ sao?
Dương Lăng vội nói:
- Nhỏ tiếng chút đi! Hà hà, Sa Tư Các tiên sinh không cần hoài nghi, ngày mai ta sẽ vào cung gặp Hoàng đế.
Sa Tư Các mừng đến mặt mày rạng rỡ, vội vàng tháo cây thánh giá đeo trên cổ xuống, xong lại chạy đến chỗ một chiếc rương khác lấy ra thêm một chiếc đồng hồ quả quýt. Xem ra bọn họ cũng biết "mật ngọt chết ruồi" thì sẽ dễ được người ta tiếp nhận hơn là "Thượng đế yêu thương nhân loại", cho nên lúc đến phương Đông đã mang theo không ít lễ vật.
Sa Tư Các trịnh trọng trao lễ vật vào tay Dương Lăng, nói:
- Ngài là quý nhân của chúng tôi, rất hy vọng có thể nhận được sự giúp đỡ của ngài.
Dương Lăng gật đầu mỉm cười, đoạn cất cao giọng nói với tiểu thư sinh:
- Tiểu huynh đệ, sau này gặp lại!
Tiểu thư sinh đó đang áp một chiếc đồng hồ quả quýt vào tai, tò mò lắng nghe tiếng tích tắc, tích tắc bên trong, nghe vậy bèn vẫy tay tiễn y. Xoay người đi được vài bước, Dương Lăng chợt quay đầu lại mỉm cười rồi nói với Sa Tư Các:
- Đúng rồi, nếu giáo sỹ tiên sinh muốn tuyên truyền giáo lý, có thể thử truyện trò với các cụ bà láng giềng trước xem sao, có lẽ sẽ dễ thành công hơn đấy.
Sa Tư Các lấy làm kỳ quái hỏi:
- Tại sao?
Dương Lăng bắt chước y nhún vai, cười nói:
- Tình hình các nước bất đồng, những thứ mê tín của chế độ phong kiến này, à, những chuyện này, ở nơi này của chúng ta phụ nữ lúc nào cũng là những người thích tin theo trước. Ha ha ha, cáo từ!
Dương Lăng và Ấu Nương rời khỏi chùa Hộ Quốc. Đi dọc theo con phố lớn được một lát, Hàn Ấu Nương đột nhiên kéo ống tay áo y, bẽn lẽn quay đầu nhìn về phía chùa Hộ Quốc, ấp úng nói:
- Tướng công, chúng... chúng ta không xin tượng phật sao?
Thấy nét mặt e thẹn của nàng lúc cố lấy can đảm nói ra những lời như vậy trông hết sức mê người, Dương Lăng nhịn không được bèn cố ý trêu:
- Thôi, trời đã tối rồi, hôm khác chúng ta hẵng đi.
Hàn Ấu Nương lại giật giật ống tay áo y, trề môi, cúi gằm mặt, chẳng nói chẳng rằng, tựa như cô bé đáng thương đang bị ức hiếp. Dương Lăng thấy vậy thì thầm ngứa ngáy trong lòng, không nhịn được bèn thấp giọng cười nói:
- Nương tử bé bỏng, mong sớm bị tướng công ”hiếp đáp” đến thế cơ à? Ha ha, về nhà đi, tướng công đã xin được tượng phật rồi.
***
Hàn Ấu Nương đặt chậu nước rửa chân bên cạnh Dương Lăng, ngồi xổm tháo giày cho y, sau đó hỏi:
- Tướng công, mau nói cho thiếp đi, chàng xin được tượng phật lúc nào vậy?
Hàn Ấu Nương ngâm chân Dương Lăng vào trong nước, vừa nhẹ nhàng chà chân cho phu quân, vừa ngước mắt nhìn y. Dương Lăng lấy từ trong ngực ra cây thánh giá nọ, tay cầm sợi dây, y vừa cười hề hề vừa lắc lư nó ở trước mặt nàng. Cặp mắt Ấu Nương sáng lên, vội vàng chùi tay vào vạt áo rồi cầm cây thánh giá lên xem.
Chớp chớp hàng mi dài, nàng chăm chú nhìn một hồi lâu rồi nhíu mày tò mò hỏi:
- Tướng công, đây là ông phật nào vậy? Thật là quái lạ, sao lại mặc ít đồ như thế chứ?
Ánh mắt Dương Lăng đảo như rang lạc, tiện miệng đáp:
- Thì cũng giống như mấy La Hán mà nàng thấy trong chùa đó, rất nhiều người đều để trần cánh tay. Ông Phật này thì để trần cả đùi.
- Ưm!
Ấu Nương lại nghiêng đầu xem xét một hồi, không yên tâm hỏi:
- Tướng công, ông phật râu xồm đùi trần này có linh không vậy? Đã khai quang chưa?
Dương Lăng đáp:
- Quang rồi, sao lại không quang, quang nữa thì sẽ thành ở trần đó (2). Vị thần này tên là Cơ Đốc, nàng có thấy quan cao nhất trong Cẩm Y vệ chúng ta được gọi là Đề đốc không? Đề đốc tức là trông coi, giám sát, cai quản và dẫn dắt Cẩm Y vệ đó, đủ lợi hại chưa? Cơ... Đốc này à, đương nhiên là giám sát và cai quản… - Nói đến đây y chợt cười hề hề, không dám đùa giỡn lung tung nữa. (Chữ “Cơ” trong tiếng Trung phát âm là “ji”, mà “ji ji” là từ để chỉ dương v*t của đàn ông, có lẽ Dương Lăng đang định nói tới cái này.)
Trước kia y không hề tin vào thần thánh, nhưng từ lúc đầu thai chuyển thế đến nay, có vài chuyện y thật sự không dám đem ra bông đùa.
Dương Lăng ngó xuống, thấy Hàn Ấu Nương đang cúi đầu chăm chú rửa chân cho mình, khuôn mặt xinh xắn toát lên vẻ hiền thục của người vợ đảm đang, cánh môi cong cong mỉm cười, mê người khôn tả.
Cô bé xinh đẹp trẻ tuổi này bất kể nghèo khó khổ sở thế nào vẫn luôn theo sát bên y, xem y như bầu trời, như tính mạng của chính mình, chưa từng cất một lời oán thán. Y thì lúc nào cũng ngây ngây ngô ngô, gặp sao hay vậy, may mắn lắm mới có được vị trí như ngày hôm nay. Nhưng nếu không có bờ lưng non nớt của Ấu Nương ở phía sau gánh đỡ mà không hề oán trách một lời ấy, y không biết liệu mình có phải đã sớm biến thành một đống xương mục rồi hay không. Vân vê sợi dây chuyền bạc trong tay, nhìn cây thánh giá bằng bạc ròng đó, Dương Lăng bỗng nhớ tới câu thề mà rất nhiều người đã trang trọng cất lên lúc thành hôn:
"Em bằng lòng làm vợ của anh. Suốt cuộc đời này, dù hạnh phúc hay đau buồn, dù giàu sang hay nghèo khổ, dù khỏe mạnh hay bệnh tật, em đều sẽ luôn hết lòng với anh, không xa rời anh, mãi mãi ở bên anh!"
Trong những người từng nói câu nói này, không biết có bao nhiêu người đã thật sự thực hiện được nó? Nhưng Dương Lăng không chút nghi ngờ rằng mặc dù Ấu Nương không biết và cũng sẽ không nói câu thề đó, nhưng không những nàng đang thực hiện nó, mà sẽ còn mãi tiếp tục làm như vậy.
Dương Lăng cũng âm thầm cất lời thề: “Ấu Nương, chúng mình đã từng đùm bọc lẫn nhau, sau này cũng sẽ không bỏ rơi nhau. Ấu Nương, nàng chính là của cải quý giá nhất của ta.”
Lòng y nóng ran, bất thình lình rút chân ra xỏ vào giày, khom người bế Ấu Nương lên. Ấu Nương kêu lên một tiếng, giọng hoảng hốt:
- Tướng công, chàng làm gì vậy?
Dương Lăng đặt nàng lên đầu giường, khẽ bảo:
- Ngồi ngay ngắn lên nào, nàng đã vì tướng công mà nếm biết bao cay đắng, chịu biết bao đau khổ, mãi cho đến hôm nay mới là đêm động phòng hoa chúc chân chính từ sau khi nàng được gả cho ta, nhưng tướng công lại không có rượu thơm nến đỏ, không có khách chúc đầy nhà. Lúc vừa mới đến nhà chồng, vì tướng công mà nàng đã phải uất ức tự mình kéo khăn đỏ trùm đầu(3). Đêm nay, hãy để tướng công rửa chân cho nàng, hầu hạ nàng để chuộc tội!
- Gì cơ?
Ấu Nương nghe xong, khuôn mặt tràn ngập sự hoảng sợ, giãy nãy nói:
- Không thể được! Tướng công, chàng vạn vạn lần không thể làm thế được. Phụ nữ hầu hạ đàn ông của mình là điều nên làm, là bổn phận, nhưng tướng công mà rửa chân cho thiếp thì sẽ bị giảm phúc đó!
Dương Lăng giữ chặt lấy hai chân nàng, ngâm chúng vào trong nước, giọng cương quyết bảo:
- Ngồi yên nào! Chỉ được cái nói mò, chân Ấu Nương đẹp như vậy, tướng công có thể rửa chân cho nàng, đó là phúc khí của tướng công. Đấy không phải là giảm phúc, phải là thêm phúc mới đúng.
Chân Ấu Nương co rúm, ngón chân khẽ gập lại, mặc cho y nhẹ nhàng xoa bóp. Đôi chân ngọc nhỏ bé thanh tú ấy mỹ lệ vô ngần, đường cong bàn chân mềm mại đẹp đẽ, gầy mà không để lộ xương.
Trên đỉnh đầu khẽ vang lên tiếng nức nở, từng giọt từng giọt nước mắt nhỏ xuống chậu nước, Dương Lăng đành phải lên tiếng:
- Ấu Nương, nàng khóc gì chứ? Hôm nay là ngày vui của chúng ta, phải vui lên, nếu không sẽ xui xẻo lắm đấy!
- Ưm!
Ấu Nương vội lau nước mắt, rưng rưng nói:
- Tướng công, sớm mai canh mấy chàng lên triều vậy, để thiếp còn gọi chàng dậy.
Dương Lăng nghĩ ngợi một chút rồi đáp:
- Là canh ba giờ dần. Ha ha, nha đầu ngốc, giờ là lúc đêm xuân nghìn vàng của chúng mình, thế mà nàng lại còn nghĩ ngợi đến mấy chuyện đó.
Ấu Nương cắn môi, cười thẹn thùng. Lòng bàn chân vừa bị Dương Lăng gãi nhẹ, nàng liền rụt chân về vì nhột, miệng khẽ rên rỉ một tiếng. Dương Lăng ngẩng đầu, chỉ thấy hàng mi nàng cong cong, bờ môi hơi vểnh, một vẻ tựa vui tựa hờn, quyến rũ đến thấu xương, khiến con tim y không kìm nổi phải xao động. Cuối cùng y đã biết được thế nào mới là điên đảo tâm hồn.
Đêm, đã bắt đầu.
(1) Trịnh Hoà (1371-1433), tên khai sinh là Mã Tam Bảo, là nhà hàng hải và nhà thám hiểm người Trung Quốc nổi tiếng nhất. Ông chính là người đã chỉ huy các chuyến thám hiểm được gọi chung là các chuyến đi của "Thái giám Tam Bảo hạ Tây dương" (三保太監下西洋) hay "Trịnh Hòa đến đại dương phía tây" từ năm 1405 đến năm 1433. Tạp chí Life Magazine xếp Trịnh Hòa đứng thứ 14 trong số những người quan trọng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua.
Số lượng chuyến đi của ông tới Tây dương tùy vào cách phân chia, nhưng ông và hạm đội đã "Tây dương" không dưới 7 lần. Ông đã đưa về Trung Quốc nhiều chiến lợi phẩm và các phái viên từ ít nhất 30 vương quốc - bao gồm cả vua Alagonakkara của Tích Lan (Ceylon) đến Trung Quốc để tạ lỗi các Hoàng đế Trung Hoa. (trích wikipedia)
(2) Ở đây Dương Lăng chơi chữ: "quang" trong "khai quang" nghĩa là "lễ mở vải phủ tượng phật", nhưng cũng có nghĩa là "trần trụi". Ý Dương Lăng nói là chúa Jesus đã để trần đủ rồi, lột bớt thêm nữa thì sẽ không còn gì mặc nữa.
(3) Đang nói đến tập tục chú rể kéo khăn trùm đầu màu đỏ của cô dâu trong đêm động phòng.
- Phí hơi cả ngày trời, vẫn chỉ là một vùng Giang Chiết thôi mà. Làm sao ở đó các ngươi có thể để cho phụ nữ làm quốc vương được nhỉ? Bà ta cưới người khác thì lấy cả quốc gia đem làm của hồi môn à?
Dương Lăng cười nói với y:
- Quốc gia phương tây đúng là có thể để cho phụ nữ làm vua. Ngươi chớ thấy quốc gia Phật Lăng Cơ bé nhỏ mà lầm, hải quân của bọn họ rất hùng mạnh, hiện tại có thể nói là tung hoành bốn biển, gần như không có đối thủ. Ở nơi đó, bọn họ có một loại hoạt động nổi tiếng nhất gọi là đấu bò tót, thú vị hơn nhiều so với mấy trò đá gà chọi dế của bọn trẻ con Đại Minh chúng ta. Đấu sỹ bò tót tài giỏi có thể một kiếm đâm xuyên tim một con bò đực khổng lồ nặng cả nghìn cân.
Sa Tư Các trở nên hưng phấn, vội nói:
- Thật khó tin! Ngài đã đến quốc gia của chúng tôi sao? Ở Đại Minh có rất ít người biết tới chuyện ở nước chúng tôi. Lạy Chúa, thậm chí có người nói ở đó chúng tôi ăn thịt người nữa cơ.
Y nhún nhún vai, vẻ mặt vô tội, nói tiếp:
- Thượng đế chứng giám, trên đường đến phương đông, chúng tôi cũng sợ nhất là gặp phải tộc mọi ăn thịt người.
Dương Lăng nghe thấy thế thì cười ầm lên. Vị văn sỹ trung niên nọ hứng thú quan sát y một chút, mỉm cười không nói gì. Tiểu thư sinh nghe Dương Lăng khen ngợi hải quân của Phật Lăng Cơ hùng mạnh thì lấy làm không phục, vốn định nhắc đến hạm đội khổng lồ dưới trướng Trịnh Hòa với bảy lần đến đại dương phía tây (1) của bản triều, bỗng nghe đến võ sỹ đấu bò gì đó, lập tức nảy sinh hứng thú, vội hỏi:
- Võ sỹ đấu bò gì thế? Ngươi hãy mau nói cho ta nghe, chơi hay lắm sao?
Đang định trả lời, Dương Lăng chợt nhìn thấy Ấu Nương đang đứng ở một bên hiếu kỳ nghe mình giảng giải, y không khỏi giật thót người. Y vốn là một tú tài nơi sơn thôn hẻo lánh, dựa vào cái gì mà biết tường tận những chuyện nơi đất khách quê người? Mặc dù không lo Ấu Nương sẽ vì vậy mà nghi ngờ gì, nhưng nếu để cho nàng hỏi tới thì sẽ không tránh khỏi phải tốn nhiều nước bọt giải thích một phen. Thế là y cười ha hả nói:
- Đấu bò thật sự không phải là trò cho con nít chơi, rất là nguy hiểm đó. Nếu ngươi có hứng thú, ngày thường rảnh rỗi hãy đến thăm mấy vị hoà thượng Tây Dương đây, hỏi bọn họ một chút không phải sẽ biết ngay sao? Ta và nương tử còn có việc, không thể để chậm trễ quá lâu, phải cáo từ chư vị rồi.
Tiểu thư sinh trợn mắt, miệng lẩm bẩm:
- Đấu bò rất hay sao? Chờ ta lớn thêm một chút ta sẽ đấu một trận, không những đấu bò mà ta sẽ đấu cả hổ nữa! Hừ, dám xem thường ta sao?
Sa Tư Các nghe Dương Lăng nói xong thì vội vàng cất tiếng:
- Khách nhân tôn quý, xin hãy chờ một chút, tôi có vài món lễ vật nhỏ tặng cho các vị.
Y vội vã cầm một chiếc rương nhỏ lên, lấy ra vài món đồ, cầm trên tay rồi nói:
- Hôm nay đa tạ các vị đã giúp đỡ, ở đây có mấy món đồ nhỏ, xin tặng cho các vị làm lễ vật.
Trong tay y cầm hai chiếc đồng hồ quả quýt và một cái lăng kính tam giác. Trong hai chiếc đồng hồ quả quýt bằng bạc đó, một cái trên vỏ khắc bộ xương khô, cái còn lại khắc cây thánh giá. Tiểu thư sinh rất hiếu kỳ, không hề khách sáo cầm lấy ngắm nghía. Vị văn sỹ trung niên nọ hiển nhiên cũng chưa từng thấy qua thứ này, mặt đầy vẻ tò mò, song lại chỉ mỉm cười đứng bên cạnh con mình xem y cầm chơi.
Sa Tư Các miệng cười toe toét chỉ cho tiểu thư sinh đó cách sử dụng lăng kính tam giác và đồng hồ quả quýt. Tiểu thư sinh nghe xong liền cầm lăng kính tam giác chạy qua một bên soi lên ánh đèn quan sát, sau đó tíu tít nói với phụ thân về cảnh tượng mới lạ vừa nhìn thấy.
Nhìn những món đồ của Sa Tư Các, Dương Lăng thầm nghĩ: "Những nhà truyền giáo này phần lớn đều tinh thông triết học, vật lý, hoá học, nếu triều đình nhà Minh có thể xem trọng bọn họ, để những nhà truyền giáo này làm môi giới, tăng cường giao lưu văn hoá và khoa học kỹ thuật giữa phương Đông và phương Tây, có lẽ chúng ta sẽ không gặp phải tình trạng bế quan tỏa cảng, mọi phương diện dậm chân tại chỗ, khiến cho sau này Mãn Thanh nhập quan, hàng trăm nghìn người Hán phải chết, càng sẽ không xuất hiện cục diện bốn trăm triệu đồng bào bị người ta ức hiếp mổ xẻ ở thời cận đại. Nếu Hoàng đế đã yêu thương thái tử, mà vị Hoàng đế Chính Đức tương lai này lại khá ham chơi, vậy mình có thể lợi dụng một chút, có lẽ ngày mai tiến cung nên dâng chút lời ’sàm ngôn’”.
Nghĩ đến đây, y bèn thấp giọng nói với Sa Tư Các:
- Sa Tư Các tiên sinh, tại hạ dày mặt muốn xin tiên sinh một cây thánh giá và một chiếc đồng hồ quả quýt. Đối với quý quốc và giáo lý của các vị, ta cũng có đôi chút hiểu biết, khi nào thuận tiện ta sẽ góp lời với triều đình, hy vọng có thể khơi dậy sự trọng thị của triều đình, cho phép các vị gây dựng giáo hội, tuyên truyền giáo lý.
Sa Tư Các nghe vậy thì vừa kinh ngạc vừa mừng rỡ, run giọng hỏi:
- Ngài là quan viên hay là quý tộc triều đình? Ngài có thể gặp được Hoàng đế bệ hạ sao?
Dương Lăng vội nói:
- Nhỏ tiếng chút đi! Hà hà, Sa Tư Các tiên sinh không cần hoài nghi, ngày mai ta sẽ vào cung gặp Hoàng đế.
Sa Tư Các mừng đến mặt mày rạng rỡ, vội vàng tháo cây thánh giá đeo trên cổ xuống, xong lại chạy đến chỗ một chiếc rương khác lấy ra thêm một chiếc đồng hồ quả quýt. Xem ra bọn họ cũng biết "mật ngọt chết ruồi" thì sẽ dễ được người ta tiếp nhận hơn là "Thượng đế yêu thương nhân loại", cho nên lúc đến phương Đông đã mang theo không ít lễ vật.
Sa Tư Các trịnh trọng trao lễ vật vào tay Dương Lăng, nói:
- Ngài là quý nhân của chúng tôi, rất hy vọng có thể nhận được sự giúp đỡ của ngài.
Dương Lăng gật đầu mỉm cười, đoạn cất cao giọng nói với tiểu thư sinh:
- Tiểu huynh đệ, sau này gặp lại!
Tiểu thư sinh đó đang áp một chiếc đồng hồ quả quýt vào tai, tò mò lắng nghe tiếng tích tắc, tích tắc bên trong, nghe vậy bèn vẫy tay tiễn y. Xoay người đi được vài bước, Dương Lăng chợt quay đầu lại mỉm cười rồi nói với Sa Tư Các:
- Đúng rồi, nếu giáo sỹ tiên sinh muốn tuyên truyền giáo lý, có thể thử truyện trò với các cụ bà láng giềng trước xem sao, có lẽ sẽ dễ thành công hơn đấy.
Sa Tư Các lấy làm kỳ quái hỏi:
- Tại sao?
Dương Lăng bắt chước y nhún vai, cười nói:
- Tình hình các nước bất đồng, những thứ mê tín của chế độ phong kiến này, à, những chuyện này, ở nơi này của chúng ta phụ nữ lúc nào cũng là những người thích tin theo trước. Ha ha ha, cáo từ!
Dương Lăng và Ấu Nương rời khỏi chùa Hộ Quốc. Đi dọc theo con phố lớn được một lát, Hàn Ấu Nương đột nhiên kéo ống tay áo y, bẽn lẽn quay đầu nhìn về phía chùa Hộ Quốc, ấp úng nói:
- Tướng công, chúng... chúng ta không xin tượng phật sao?
Thấy nét mặt e thẹn của nàng lúc cố lấy can đảm nói ra những lời như vậy trông hết sức mê người, Dương Lăng nhịn không được bèn cố ý trêu:
- Thôi, trời đã tối rồi, hôm khác chúng ta hẵng đi.
Hàn Ấu Nương lại giật giật ống tay áo y, trề môi, cúi gằm mặt, chẳng nói chẳng rằng, tựa như cô bé đáng thương đang bị ức hiếp. Dương Lăng thấy vậy thì thầm ngứa ngáy trong lòng, không nhịn được bèn thấp giọng cười nói:
- Nương tử bé bỏng, mong sớm bị tướng công ”hiếp đáp” đến thế cơ à? Ha ha, về nhà đi, tướng công đã xin được tượng phật rồi.
***
Hàn Ấu Nương đặt chậu nước rửa chân bên cạnh Dương Lăng, ngồi xổm tháo giày cho y, sau đó hỏi:
- Tướng công, mau nói cho thiếp đi, chàng xin được tượng phật lúc nào vậy?
Hàn Ấu Nương ngâm chân Dương Lăng vào trong nước, vừa nhẹ nhàng chà chân cho phu quân, vừa ngước mắt nhìn y. Dương Lăng lấy từ trong ngực ra cây thánh giá nọ, tay cầm sợi dây, y vừa cười hề hề vừa lắc lư nó ở trước mặt nàng. Cặp mắt Ấu Nương sáng lên, vội vàng chùi tay vào vạt áo rồi cầm cây thánh giá lên xem.
Chớp chớp hàng mi dài, nàng chăm chú nhìn một hồi lâu rồi nhíu mày tò mò hỏi:
- Tướng công, đây là ông phật nào vậy? Thật là quái lạ, sao lại mặc ít đồ như thế chứ?
Ánh mắt Dương Lăng đảo như rang lạc, tiện miệng đáp:
- Thì cũng giống như mấy La Hán mà nàng thấy trong chùa đó, rất nhiều người đều để trần cánh tay. Ông Phật này thì để trần cả đùi.
- Ưm!
Ấu Nương lại nghiêng đầu xem xét một hồi, không yên tâm hỏi:
- Tướng công, ông phật râu xồm đùi trần này có linh không vậy? Đã khai quang chưa?
Dương Lăng đáp:
- Quang rồi, sao lại không quang, quang nữa thì sẽ thành ở trần đó (2). Vị thần này tên là Cơ Đốc, nàng có thấy quan cao nhất trong Cẩm Y vệ chúng ta được gọi là Đề đốc không? Đề đốc tức là trông coi, giám sát, cai quản và dẫn dắt Cẩm Y vệ đó, đủ lợi hại chưa? Cơ... Đốc này à, đương nhiên là giám sát và cai quản… - Nói đến đây y chợt cười hề hề, không dám đùa giỡn lung tung nữa. (Chữ “Cơ” trong tiếng Trung phát âm là “ji”, mà “ji ji” là từ để chỉ dương v*t của đàn ông, có lẽ Dương Lăng đang định nói tới cái này.)
Trước kia y không hề tin vào thần thánh, nhưng từ lúc đầu thai chuyển thế đến nay, có vài chuyện y thật sự không dám đem ra bông đùa.
Dương Lăng ngó xuống, thấy Hàn Ấu Nương đang cúi đầu chăm chú rửa chân cho mình, khuôn mặt xinh xắn toát lên vẻ hiền thục của người vợ đảm đang, cánh môi cong cong mỉm cười, mê người khôn tả.
Cô bé xinh đẹp trẻ tuổi này bất kể nghèo khó khổ sở thế nào vẫn luôn theo sát bên y, xem y như bầu trời, như tính mạng của chính mình, chưa từng cất một lời oán thán. Y thì lúc nào cũng ngây ngây ngô ngô, gặp sao hay vậy, may mắn lắm mới có được vị trí như ngày hôm nay. Nhưng nếu không có bờ lưng non nớt của Ấu Nương ở phía sau gánh đỡ mà không hề oán trách một lời ấy, y không biết liệu mình có phải đã sớm biến thành một đống xương mục rồi hay không. Vân vê sợi dây chuyền bạc trong tay, nhìn cây thánh giá bằng bạc ròng đó, Dương Lăng bỗng nhớ tới câu thề mà rất nhiều người đã trang trọng cất lên lúc thành hôn:
"Em bằng lòng làm vợ của anh. Suốt cuộc đời này, dù hạnh phúc hay đau buồn, dù giàu sang hay nghèo khổ, dù khỏe mạnh hay bệnh tật, em đều sẽ luôn hết lòng với anh, không xa rời anh, mãi mãi ở bên anh!"
Trong những người từng nói câu nói này, không biết có bao nhiêu người đã thật sự thực hiện được nó? Nhưng Dương Lăng không chút nghi ngờ rằng mặc dù Ấu Nương không biết và cũng sẽ không nói câu thề đó, nhưng không những nàng đang thực hiện nó, mà sẽ còn mãi tiếp tục làm như vậy.
Dương Lăng cũng âm thầm cất lời thề: “Ấu Nương, chúng mình đã từng đùm bọc lẫn nhau, sau này cũng sẽ không bỏ rơi nhau. Ấu Nương, nàng chính là của cải quý giá nhất của ta.”
Lòng y nóng ran, bất thình lình rút chân ra xỏ vào giày, khom người bế Ấu Nương lên. Ấu Nương kêu lên một tiếng, giọng hoảng hốt:
- Tướng công, chàng làm gì vậy?
Dương Lăng đặt nàng lên đầu giường, khẽ bảo:
- Ngồi ngay ngắn lên nào, nàng đã vì tướng công mà nếm biết bao cay đắng, chịu biết bao đau khổ, mãi cho đến hôm nay mới là đêm động phòng hoa chúc chân chính từ sau khi nàng được gả cho ta, nhưng tướng công lại không có rượu thơm nến đỏ, không có khách chúc đầy nhà. Lúc vừa mới đến nhà chồng, vì tướng công mà nàng đã phải uất ức tự mình kéo khăn đỏ trùm đầu(3). Đêm nay, hãy để tướng công rửa chân cho nàng, hầu hạ nàng để chuộc tội!
- Gì cơ?
Ấu Nương nghe xong, khuôn mặt tràn ngập sự hoảng sợ, giãy nãy nói:
- Không thể được! Tướng công, chàng vạn vạn lần không thể làm thế được. Phụ nữ hầu hạ đàn ông của mình là điều nên làm, là bổn phận, nhưng tướng công mà rửa chân cho thiếp thì sẽ bị giảm phúc đó!
Dương Lăng giữ chặt lấy hai chân nàng, ngâm chúng vào trong nước, giọng cương quyết bảo:
- Ngồi yên nào! Chỉ được cái nói mò, chân Ấu Nương đẹp như vậy, tướng công có thể rửa chân cho nàng, đó là phúc khí của tướng công. Đấy không phải là giảm phúc, phải là thêm phúc mới đúng.
Chân Ấu Nương co rúm, ngón chân khẽ gập lại, mặc cho y nhẹ nhàng xoa bóp. Đôi chân ngọc nhỏ bé thanh tú ấy mỹ lệ vô ngần, đường cong bàn chân mềm mại đẹp đẽ, gầy mà không để lộ xương.
Trên đỉnh đầu khẽ vang lên tiếng nức nở, từng giọt từng giọt nước mắt nhỏ xuống chậu nước, Dương Lăng đành phải lên tiếng:
- Ấu Nương, nàng khóc gì chứ? Hôm nay là ngày vui của chúng ta, phải vui lên, nếu không sẽ xui xẻo lắm đấy!
- Ưm!
Ấu Nương vội lau nước mắt, rưng rưng nói:
- Tướng công, sớm mai canh mấy chàng lên triều vậy, để thiếp còn gọi chàng dậy.
Dương Lăng nghĩ ngợi một chút rồi đáp:
- Là canh ba giờ dần. Ha ha, nha đầu ngốc, giờ là lúc đêm xuân nghìn vàng của chúng mình, thế mà nàng lại còn nghĩ ngợi đến mấy chuyện đó.
Ấu Nương cắn môi, cười thẹn thùng. Lòng bàn chân vừa bị Dương Lăng gãi nhẹ, nàng liền rụt chân về vì nhột, miệng khẽ rên rỉ một tiếng. Dương Lăng ngẩng đầu, chỉ thấy hàng mi nàng cong cong, bờ môi hơi vểnh, một vẻ tựa vui tựa hờn, quyến rũ đến thấu xương, khiến con tim y không kìm nổi phải xao động. Cuối cùng y đã biết được thế nào mới là điên đảo tâm hồn.
Đêm, đã bắt đầu.
(1) Trịnh Hoà (1371-1433), tên khai sinh là Mã Tam Bảo, là nhà hàng hải và nhà thám hiểm người Trung Quốc nổi tiếng nhất. Ông chính là người đã chỉ huy các chuyến thám hiểm được gọi chung là các chuyến đi của "Thái giám Tam Bảo hạ Tây dương" (三保太監下西洋) hay "Trịnh Hòa đến đại dương phía tây" từ năm 1405 đến năm 1433. Tạp chí Life Magazine xếp Trịnh Hòa đứng thứ 14 trong số những người quan trọng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua.
Số lượng chuyến đi của ông tới Tây dương tùy vào cách phân chia, nhưng ông và hạm đội đã "Tây dương" không dưới 7 lần. Ông đã đưa về Trung Quốc nhiều chiến lợi phẩm và các phái viên từ ít nhất 30 vương quốc - bao gồm cả vua Alagonakkara của Tích Lan (Ceylon) đến Trung Quốc để tạ lỗi các Hoàng đế Trung Hoa. (trích wikipedia)
(2) Ở đây Dương Lăng chơi chữ: "quang" trong "khai quang" nghĩa là "lễ mở vải phủ tượng phật", nhưng cũng có nghĩa là "trần trụi". Ý Dương Lăng nói là chúa Jesus đã để trần đủ rồi, lột bớt thêm nữa thì sẽ không còn gì mặc nữa.
(3) Đang nói đến tập tục chú rể kéo khăn trùm đầu màu đỏ của cô dâu trong đêm động phòng.