Nghe thương nhân nói một cách chân thành, lại có ý ca tụng quân giáp nghiêm ngặt của quân Kim, Ngột Truật nhìn hắn từ đầu chân rồi dịu giọng:
- Nếu ngươi quả thật là lương dân thì ta tha ngay.
Hấp Mê Xi thấy vậy bước tới nói:
- Chúa công chớ nên tha hắn, tôi đoán chắc hắn là gian tế không sai vì nếu hắn là lương dân thì thấy chúa công phải biến đổi sắc mặt, giọng nói run rẩy, có đâu trả lời xuôi chảy như vậy? Trên thế gian này không có một tên lương dân nào mà lớn gan vậy cả, để tôi đem hắn về dinh tra hỏi mới được.
Ngột Truật nghe theo, truyền quân dẫn tên ấy về dinh trước rồi tiếp tục săn bắn vui chơi.
Chiều về cơm nước xong, Ngột Truật cho đòi tên ấy ra hỏi thì hắn vẫn nói y như trước chẳng sai lệch một tiếng. Ngột Truật nói với quân sư:
- Quả nhiên hắn là người lương thiện, hãy thả hắn đi cho rồi.
Quân sư nói:
- Muốn thả thì phải xét trong mình hắn đã.
Vừa nói Hấp Mê Xi vừa bước tới lục lọi khắp mình nhưng không tìm thấy vật gì lạ cả. Hấp Mê Xi co chân đá vào mông hắn một đá nói:
- Hãy đi đi cho khuất mắt.
Chẳng dè hắn lại đánh rơi ra một vật lạ, xem lại thì vật ấy là một phong thư. Quân sư reo lên:
- Có thư của gian tế đây rồi!
Ngột Truật hỏi:
- Thư gì vậy?
- Đây chính là lạp hoàn thư dùng để mang các mật thư để cho người ta đừng để ý.
Dứt lời lấy dao rạch chiếc bao lấy ra một mảnh giấy gấp làm tư mở ra xem thì ra thư này của quan tổng binh Hàn Thế Trung gửi cho tiểu Gia Cát Lục Đăng.
Trong thư nói:
- Nay có tiết đạt sứ Tôn Hạo ở Biện Kinh phụng chỉ lãnh binh ra tiếp ứng. Nếu Tôn Hạo có ra trận thì xin đừng giúp y vì y chính là kẻ tâm phúc của Trương Bang Xương nên hãy coi chừng y phản phúc. Nếu y có chết vì tay giặc cũng không đáng tiếc. Nay tôi sai Triệu Đắc Thắng mang thư này đến cho ngài biết rõ!
Ngột Truật xem thư xong nói với quân sư:
- Bức thư này cũng chẳng có điều chi quan trọng.
Quân sư nghiêm sắc mặt nói:
- Chúa công chưa rõ chứ bức thư này lọt vào tay chúng ta thì quan trọng lắm đấy chứ. Vì hễ Tôn Hạo đem quân đến đây đánh với chúa công mà Lục Đăng dẫn binh ra trợ chiến thì ta thừa dịp ấy phát binh đoạt thành. Còn bức thư này lọt vào tay Lục Đăng hắn sẽ kiên trì cố thủ thành trì, biết đời nào ta đoạt thành cho được?
Ngột Truật gật đầu cho là phải rồi hỏi Hấp Mê Xi:
- Thế bây giờ chúng ta liệu sao đây?
Quân sư nói:
- Để tôi xem, ta hãy theo thư này giả khắc ấn cho giống rồi nhái theo kiểu chữ này viết ra một bức thư khác bảo Lục Đăng hãy ra trợ chiến. Chúng ta chờ cho Lục Đăng ra khỏi thành thì vây chặt lại rồi truyền chư tướng thúc quân công hãm thành trì thì chắc chắn là nắm phần thắng lợi trong tay.
Ngột Truật mừng rỡ nói:
- Vậy thì quân sư hãy tính việc ấy gấp đi, còn tên gian tế này hãy giết quách đi cho rồi.
Quân sư đáp:
- Chẳng nên giết nó, chúa công hãy giao nó cho tôi, tôi sẽ có chuyện dùng.
Hấp Mê Xi làm một phong thư lạp hoàn giả xong rồi đến ra mắt Ngột Truật. Ngột Truật gọi chư tướng hỏi:
- Có ai dám đem thư này đến gặp Lục Đăng?
Hỏi mấy lần vẫn không thấy ai lên tiếng, quân sư Hấp Mê Xi nói:
- Giả dạng làm kẻ gian tế phải biết tùy cơ ứng biến và đầy đủ mưu chước mới được, hình như việc này tôi cần phải đi mới xong, nếu như có bề nào thì chúa công hãy chăm lo săn sóc đến vợ con tôi.
Ngột Truật đáp:
- Quân sư cứ an tâm ra đi, miễn là được việc thì công lao chẳng nhỏ.
Hấp Mê Xi bèn thay đổi y phục giả làm Triệu Đắc Thắng, giấu chiếc bao lạp hoàn trong mình rồi từ biệt Ngột Truật đi thẳng đến bên hào thành kêu lớn:
- Hãy thả cầu xuống cho tôi lên thành có việc cơ mật.
Lục Đăng đứng trên thành thấy thế truyền quân thả cầu xuống. Khi qua khỏi hào, Hấp Mê Xi lại gọi mở cửa thành nhưng cửa thành không mở. Trên thành lại thòng xuống một cái giỏ, quân sĩ gọi vọng xuống bảo y ngồi trong giỏ để chúng kéo lên.
Hấp Mê Xi không biết làm sao đành phải vào trong giỏ ngồi. Chiếc giỏ từ từ được kéo lên nhưng khi gần đến biên thành thì dừng lại treo lơ lửng ở đó.
Lục Đăng cúi xuống hỏi:
- Ngươi tên họ là chi, vâng lệnh ai đến đây? Có thư chi không?
Tuy Hấp Mê Xi nói tiếng Trung Quốc rất thạo và đã làm gian tế vào Trung Nguyên rất nhiều lần song chưa lần nào gặp hoàn cảnh kỳ dị như hôm nay.
Hấp Mê Xi gượng đáp:
- Tôi là Triệu Đắc Thắng vâng lệnh Lưỡng Lang quan tổng binh đến đây đem thư cho lão gia.
Lục Đăng nghe nói nghĩ thầm:
- “Ta cũng có nghe Hàn nguyên soái dùng một tên Triệu Đắc Thắng song ta chưa hề biết mặt, không biết tên này thật hay giả để ta hỏi hắn thử cho biết”.
Nghĩ vậy Lục Đăng cất tiếng hỏi:
- Ngươi bảo là ngươi ở với Hàn nguyên soái, vậy ngươi có biết Hàn nguyên soái lập công trạng gì ở đâu mà được phong đến chức ấy không?
Hấp Mê Xi đáp:
- Nguyên soái của tôi với Trương Thúc Dạ đã chiêu an được bọn hảo hán nơi trại Thủy Hử nên mới được phong chức lãnh nhiệm vụ trấn thủ tại Lưỡng Lang quan.
Lục Đăng lại hỏi:
- Còn phu nhân của Hàn nguyên soái họ chi?
- Bà phu nhân ấy chẳng ai bì kịp, nghĩa là đang chấp chưởng cái ấn ngũ quân đô đốc, ai lại không biết người là Lương Thị phu nhân?
- Người xuất thân thế nào?
- Dạ điều ấy tôi không dám nói.
- Người có con cái chi không? Tên gì, mấy tuổi?
- Người có hai vị công tử, đại công tử tên là Hàn Thượng Đức năm nay mười lăm tuổi còn nhị công tử là Hàn Ngạn Trực.
Lục Đăng vui vẻ:
- Thế thì đúng rồi, hãy đưa thư cho ta xem nào.
Hấp Mê Xi đáp:
- Xin kéo tôi lên tới thành rồi tôi sẽ trao thư.
Lục Đăng nói:
- Để ta xem thư xong rồi sẽ cho ngươi lên cũng chẳng muộn.
Hấp Mê Xi chẳng biết tính sao đành phải dâng thư lên.
Sở dĩ Hấp Mê Xi biết hết việc nhà của Hàn Thế Trung là vì y bắt được Triệu Đắc Thắng đem về nhà hỏi cặn kẽ suốt một đêm nên việc gì cũng biết rõ và lĩnh mệnh đi làm gian tế.
Khi Lục Đăng bóc lạp hoàn thư ra xem rồi thầm nghĩ:
- “Lạ thật Tôn Hạo là phe đảng của gian thần sao lại bảo ta giúp hắn? Nếu ta ra thành tiếp chiến, Ngột Truật thừa cơ cướp phá thành trì thì chống sao lại?”.
Còn đang nghi hoặc, Lục Đăng bỗng ngửi thấy mùi thịt dê phảng phất liền hỏi gia tướng:
- Hôm nay chúng bay có ăn thịt dê phải không?
Gia tướng bẩm:
- Chúng tôi chẳng hề ăn thịt dê bao giờ.
Lục Đăng lấy làm lạ nhưng rồi cuối cùng đưa lá thư lên mũi ngửi, ông ta gật đầu cười lẩm bẩm:
- “Nếu chẳng có cái mùi dê thoảng qua đây thì đã bị chúng nó lừa rồi!”.
Lục Đăng lại cúi xuống nói với Hấp Mê Xi:
- Loài Phiên nô dám cả gan lập kế lừa gạt ta. Bây giờ mi làm cách nào thoát khỏi tay ta được? Hãy nói tất cả sự thật ra cho mau. Như mi có địa vị gì bên Phiên thì ta thả về còn như mi là một tên vô danh tiểu tốt thì ta giết quách cho rồi.
Hấp Mê Xi kinh hãi mồ hôi toát ra ướt mình, thầm nghĩ:
- Người này cao kiến thật, hèn chi tiếng đồn chẳng sai.
Rồi Hấp Mê Xi gượng cười đáp:
- Đã biết trên rừng có cọp nhưng vẫn phải làm liều, xét ra không còn cách nào hơn nữa vì ngươi cứ ở trong thành cố thủ hoài thì khó mà đánh phá được, buộc lòng phải làm mưu ấy thôi. Ta đây chẳng ai khác hơn là đại kim quốc quân sư Hấp Mê Xi.
Lục Đăng nói:
- Ta cũng thường nghe bên Kim Phiên có một tên hay giả dạng qua Trung Nguyên do thám những bí mật quốc gia đại sự, khi biết rõ nội tình mới sinh việc can qua này, mãi đến nay mới tận mắt thấy ngươi. Nếu ta giết ngươi theo tội kẻ gian tế thì người ta sẽ chê ta nhát gan không dám để cho ngươi sống trù mưu lập kế thu đoạt Trung Nguyên. Còn nếu thả ngươi về ngươi sẽ cho ta là dại, ngươi sẽ qua do thám nữa thì làm sao truy ra được. Thôi để ta làm dấu cho người trong nước ta dễ phân biệt.
Đoạn truyền lệnh cho quân sĩ cắt chiếc mũi Hấp Mê Xi rồi thòng xuống thả về.
Hấp Mê Xi đau đớn vô cùng nhưng chẳng dám tỏ vẻ sợ sệt. Đợi cho giỏ thòng xuống tới đất mới hối hả bước ra, lấy tay che mũi chạy thẳng về dinh Phiên.
Ngột Truật trông thấy Hấp Mê Xi hớt hải chạy vào, mình mẩy đầy những máu kinh hãi hỏi:
- Sao quân sư lại đến nỗi này?
Hấp Mê Xi kể lại câu chuyện đem thư giả bị bại lộ và giơ cái mặt bị cắt mất mũi cho Ngột Truật xem. Ngột Truật vừa căm giận Lục Đăng vừa thương hại quân sư vội kiếm lời an ủi:
- Xin quân sư hãy về dinh dưỡng bệnh chờ khi nào vết thương kia lành hẳn tôi sẽ bắt Lục Đăng đem về cho quân sư trả thù cho hả dạ.
Hấp Mê Xi lạy tạ ơn rồi lui về dinh lo băng bó thuốc men đến hai tuần mới lành nhưng đã trở thành một người sứt mũi suốt đời.
Quân sư bèn đến dinh Ngột Truật hiến kế:
- Đánh theo đường bộ đã mấy phen bị thất bại, nay ta phải dùng đường thủy tấn công địch mới được.
Ngột Truật cho là phải, nội trong đêm ấy kiểm điểm binh mã chọn một ngàn người biết bơi lội giỏi cho sung vào tiền đội kéo thẳng xuống thành nhảy xuống nước để phá thủy quan.
Ngờ đâu dưới nước đã có giăng lưới cột đầy móc câu, lại đeo đầy lục lạc nên khi quân Ngột Truật nhảy xuống nước bị sa lưới, lục lạc reo vang quân trên thành cứ việc kéo lên chém đầu từng đứa bêu trên thành làm lệnh.
Ngột Truật xem thấy cả kinh, tặc lưỡi lắc đầu giậm chân rồi thu quân về trại nói với quân sư:
- Tên Lục Đăng này có lắm mưu thần chước quỷ, chúng ta khó bề thắng nổi. Ta quyết chuyến này đích thân đi phá cho bằng được thuỷ quan mới nghe. Chư tướng ở ngoài chờ sẵn, khi nào ta phá được thuỷ quan sẽ mở cửa thành cho tràn vào, bằng ta có thác chư tướng hãy lui về nước cho xong.
Ai nấy đều khuyên chủ soái không nên mạo hiểm nhưng Ngột Truật vẫn không nghe, cứ việc chọn sẵn một ngàn quân tinh nhuệ chờ canh ba kéo đến thủy quan cho binh đứng chực trên bờ , một mình Ngột Truật lặn xuống đáy sông, lần đến thủy quan chui vào. Bị lưới cản lại, lục lạc kêu vang, quân lính trong thành vừa thò móc xuống giật lên thì Ngột Truật đã lấy dao nhỏ bén cắt đứt hết lưới ở dưới đáy rồi trồi lên mặt nước, nhảy phóc lên bờ.
Quân canh bất ngờ bị Ngột Truật vung búa chém sạch không kịp kêu lên tiếng nào.
Ngột Truật thừa thế chạy riết đến cửa thành chém quân canh cửa rồi mở toang cửa ra và hạ cầu xuống cho quân bên ngoài ùa vào.
Lúc ấy Lục Đăng đang ở trong dinh ngồi bấm óc tìm mưu kế bỗng thấy bọn tùy tướng sợ hãi chạy vào báo:
- Quân Phiên hãm được thành đã kéo vào vô số, xin lão gia liệu định.
Lục Đăng nghe vậy vội vào hậu đường gọi phu nhân nói:
- Thành này đã thất thủ tôi còn sống làm chi nữa? Phải hy sinh cho trọn nghĩa quân vương.
Lục phu nhân đáp một cách tỉnh táo:
- Nếu tướng công quyết tận trung vì nước, thiếp đây cũng quyết tận tiết cùng chồng vậy.
Dứt lời bà quay lại nói với người vú:
- Hôm nay ta với lão gia tử tiết, dòng họ Lục chỉ còn một giọt máu này thôi, xin người vì tình ráng nuôi dưỡng cho cháu thành người để mai sau có người thờ phụng tổ tiên thì ngươi là đại ân nhân của dòng họ Lục, hai ta ở chốn tuyền đài vẫn đội ơn ngươi đấy.
Bà dặn dò đôi ba phen rồi vào trong phòng thắt cổ chết.
Lục Đăng thấy vợ chết trước mình liền than thở:
- “Thôi đã đến bước đường cùng rồi, ta nên tự xử là hơn”.
Rồi bước ra đại đường rút dao đâm xuyên qua cuống họng. Chết rồi mà thây vẫn trơ như tượng đồng nên có thơ điếu Lục Đăng như sau:
Thành vỡ, anh hùng đã hết mong
Âu đành tử tiết, thế là xong
Gương trung muôn thuở không phai nhạt
Tiết nghĩa nêu danh khách má hồng.
Tướng sĩ thấy Lục Tiết Đạt sứ và phu nhân đã vì nước quyên sinh nên không chống cự, chỉ lo chạy trốn hết. Bà vú còn đang lo gom góp vàng bạc cùng đồ tế nhuyễn đã nghe lạc ngựa đến gần, túng thế phải bế Lục công tử chạy trốn sau cánh cửa.
Ngột Truật vừa xông đến vội xuống ngựa cắp búa bước vào chợt trông thấy một người cầm gươm đứng sững giữa đại đường liền quất lớn:
- Ngươi là ai, hãy xem cây búa của ta đây.
Vừa hét vừa chém tới nhưng chẳng thấy người ấy động đậy và nói năng gì hết. Ngột Truật lấy làm lạ dừng tay bước đến nhìn kỹ xem, thì ra người ấy là Lục Đăng nhưng đã tự vẫn chết rồi.
Ngột Truật nghĩ thầm:
- “Lạ thật, lý nào người đã chết sao chưa chịu ngã?”.
Ngột Truật tiến sâu vào hậu đường nhưng vẫn im phăng phắc không một tiếng động, chỉ có một cái thây đàn bà nằm chết dưới đất, lục soát khắp nơi chẳng thấy một ai bèn trở ra đại đường thì thấy Lục Đăng hãy còn đứng trơ trơ.
Ngột Truật lại nghĩ thầm:
- “Hay là Lục Đăng đã chết rồi mà còn sợ ta vào thành nhiễu hại đến bá tính nên chưa an tâm chết chăng?”.
Còn đang ngạc nhiên, bỗng Hấp Mê Xi đến vui vẻ nói:
- Tôi nghe chúa công ở đây nên đến trợ giúp.
Ngột Truật nói:
- Có quân sư đến thì hay lắm, vậy thì quân sư hãy ra truyền lệnh cho quân sĩ hãy tìm chỗ trống mà an dinh hạ trại, chớ có động chạm đến của dân. Ai vi lệnh thì chém đầu lập tức.
Hấp Mê Xi lĩnh mệnh ra truyền lệnh cho quân sĩ. Ngột Truật đến trước thây xác Lục Đăng nói:
- Lục tiên sinh ơi! Tôi chẳng hề hại đến bá tính của ngài xin ngài hãy nằm xuống cho yên thân.
Dứt lời Ngột Truật vẫn thấy xác Lục Đăng đứng trơ trơ không nhúc nhích lại tiếp:
- Có phải người đàn bà chết nơi hậu đường là phu nhân của ngài đã vì chồng mà tận tiết chăng? Nếu quả vậy thì tôi xin đem thây hai vợ chồng chôn chung một chỗ và chôn ngoài đại lộ để thiên hạ qua lại biết danh hai vợ chồng tiên sinh là trung thần và tiết phụ, như vậy ngài có bằng lòng không?
Nhưng vẫn không thấy Lục Đăng ngã, Ngột Truật lại nói:
- Tôi nghe xưa Sở bá vương Hạng Võ tự vẫn cũng đứng sừng sững như vậy, đến khi Hán vương Lưu Bang vái lạy mới chịu ngã. Nay Lục tiên sinh là kẻ trung thần, tôi có lạy ngài vài lạy cũng chẳng hại chi.
Nói rồi liền sụp lạy nhưng cũng vẫn không thấy xác của Lục Đăng ngã xuống. Ngột Truật lấy làm lạ không biết tính sao bỗng thấy quân sĩ bắt được một người đàn bà trong tay có bồng đứa con nít dắt đến bẩm:
- Người đàn bà này đang bồng đứa con nít cho bú sau cánh cửa, chúng tôi bắt được xin trình chúa công.
Ngột Truật bèn hỏi người đàn bà ấy:
- Ngươi là ai lại bồng đứa bé nấp sau cửa cho bú?
Mụ vú sa nước mắt đáp:
- Đứa bé này là công tử của Lục lão gia, còn tôi đây là người vú nuôi công tử. Cảm thương cho lão gia và phu nhân đã vì nước quyên sinh, chỉ còn một chút huyết mạch đây thôi, xin lão gia dung thứ.
Ngột Truật nghe nói cảm động sa nước mắt liền quay lại nhìn Lục Đăng và nói:
- Lục tiên sinh ơi, tôi không khi nào tuyệt hậu tự của ngài đâu và nguyện nhận con của ngài làm con, đưa về bổn quốc để cho vú này nuôi dưỡng cho khôn lớn nên người, rồi cũng để theo họ ngài thừa tiếp hương hỏa ngày sau, chẳng biết ngài có vui lòng không?
Nói vừa dứt lời thì thấy xác Lục Đăng ngã xuống đất, Ngột Truật cả mừng bèn bồng Lục công tử vào lòng.
Lúc ấy Hấp Mê Xi bước vào thấy thế vội hỏi:
- Chúa công bồng con ai vậy?
Ngột Truật bèn thuật lại mọi việc cho quân sư nghe, Hấp Mê Xi nói:
- Nếu quả đứa bé này là con của Lục Đăng thì xin chúa công hãy cho tôi, để tôi giết nó mà báo thù về việc bị bố nó xẻo mũi.
Ngột Truật nghiêm sắc mặt hét:
- Đừng làm như vậy, đứa bé này có tội tình gì? Vả lại làm tôi thì ai vì chúa nấy, phỏng như quân sư có bắt được kẻ gian tế có bao giờ tha cho hắn không? Tuy Lục Đăng là kẻ địch nhưng ta kính người là một đấng trung thần, chớ nên làm càn. Phải cắt năm trăm quân hộ tống công tử với nhũ mẫu đem về bổn quốc mà nuôi dưỡng, đồng thời phải khâm liệm Lục tiên sinh và phu nhân đem đến chỗ cao ráo chôn cất tử tế.
Sau đó Ngột Truật để Hấp Lợi Tô trấn thủ Lộ An Châu, còn bao nhiêu thì kéo qua đánh Lưỡng Lang quan.
Lưỡng Lang quan có tổng binh Hàn Thế Trung trấn giữ. Hôm ấy người đang thao luyện quân sĩ, bỗng có quân thám tử vào phi báo:
- Lộ An Châu đã bị thất thủ, vợ chồng Lục lão gia đều tử tiết, nay Ngột Truật lại dẫn quân đến đây còn cách thành chừng trăm dặm xin nguyên soái định liệu.
Nghe tin phi báo Hàn Thế Trung lập tức truyền lệnh cho các tướng sĩ ra nơi tam khẩu là nơi yếu địa để ngăn chặn rồi cho phục binh ở đó và đặt súng ống rất nhiều, một mặt làm biểu văn sai người về Biện Kinh cấp báo.
Hàn Nguyên soái còn đang lo liệu toan tính bỗng có quân vào phi báo:
- Nay có tiết đạt sứ là Tôn Hạo đem năm vạn quân đi vòng qua thành lướt tới dinh Phiên rồi.
Hàn Thế Trung lấy làm lạ nghĩ thầm:
- Lạ thật tên gian tặc ấy mãi đến bây giờ nó mới tới sao? Nhưng sao nó lại không đến hợp với ta lại đến thẳng dinh Phiên? Phải chăng binh của Ngột Truật hơn năm mươi vạn còn binh của nó tài cán gì mà dám đương đầu như vậy?
Hàn Thế Trung lại nghĩ:
- Nếu không phát binh tiếp ứng thì đạo binh của Tôn Hạo sẽ bị tiêu diệt hết, bằng ra tiếp ứng thì ải chẳng ai giữ.
Còn đang do dự có kẻ chạy vào báo:
- Có phu nhân đến hội kiến.
Nguyên soái bèn ra mắt phu nhân, vợ chồng ngồi đối diện, nguyên soái lên tiếng hỏi:
- Phu nhân có mưu chước chi hay không?
Phu nhân nói:
- Thiếp nghe Tôn Hạo dẫn quân đến dinh Phiên, thiết tưởng hắn tài cán bao nhiêu mà dám chống chọi với năm mươi vạn quân của Ngột Truật, nhưng nếu tướng công chẳng phát binh tiếp ứng thì ắt gian thần sẽ dâng bổn về triều báo buộc tướng công rằng ngồi yên chẳng tiếp cứu. Vì theo ngu ý của thiếp thì tướng công phải phát binh đi tiếp cứu mới được.
Hàn nguyên soái nói:
- Lời phu nhân nói rất phải.
Rồi quay qua hỏi chư tướng:
- Có ai dám lãnh binh đi cứu ứng Tôn Hạo không?
Bỗng có một tiểu tướng bước ra bẩm:
- Con xin lãnh mạng.
Nguyên soái xem lại thì tiểu tướng ấy không ai khác hơn là đại công tử Hàn Thượng Đức.
Nguyên soái nói:
- Thế thì hay lắm, con hãy đem một ngàn quân tinh nhuệ đi cứu Tôn Hạo.
Công tử điểm binh mã ra đi, bỗng nghe phu nhân kêu lại bảo nhỏ:
- Phàm đạo làm tướng thì cần phải nghe cho đủ tám hướng và thấy cho đủ bốn phương. Gặp lúc nên đánh thì chớ có chần chừ, gặp lúc không nên đánh thì chớ có cưỡng. Con không thấy mặt Tôn Hạo thì không nên xông vào chỗ nguy hiểm nghe chưa?
Công tử lĩnh mệnh dẫn quân ra khỏi thành đến gần dinh Phiên chàng quay đầu ngó qua thấy một vùng đất khá rộng đều là quân Phiên đồn trú.
Thượng Đức nghĩ thầm:
- Quân Phiên đông như vậy nếu ta đánh tới thì một ngàn binh này chết hết, bằng chẳng đánh tới thì không biết Tôn Hạo ở đâu, bây giờ biết liệu sao đây?
Nghĩ vậy, vội quay qua dặn quân sĩ:
- Chúng bay hãy đóng tại đây để một mình ta xông vào dinh Phiên tìm Tôn Hạo. Như tìm được thì hiệp nhau đánh phá, bằng không gặp Tôn Hạo ta có chết tại dinh Phiên, chúng bay hãy chạy về báo cho lão gia hay.
Quân sĩ vâng lệnh đóng binh tại đó rồi một mình Thượng Đức vỗ ngựa vung đao xông đến dinh Phiên hét lớn:
- Có lưỡng lang quan Hàn Thượng Đức đến phá dinh bay đây.
Vừa hét vừa múa đao xông tới chém quân Phiên rụng đầu như sung những tưởng đâu vào tìm cho được Tôn Hạo có ngờ đâu cả đạo quân của y đã chết hết rồi.
Quân Phiên chạy vào báo với Ngột Truật:
- Nay có một tên tiểu nam man xưng là Hàn Thượng Đức xông vào đánh phá dinh ta vô cùng lợi hại, xin chúa công định liệu.
Ngột Truật quay hỏi quân sư:
- Hàn Thượng Đức là người thế nào?
Hấp Mê Xi đáp:
- Tên ấy là con trai lớn của Hàn Thế Trung, tôi đã nói với chúa công trước rồi đó. Vì cha mẹ nó võ nghệ cao cường nên mới sinh con dũng mãnh như vậy.
Ngột Truật mỉm cười:
- Dẫu sao nó cũng chỉ có một mình xông vào dinh trại ta, há lại có thề chống nổi năm mươi vạn quân của ta sao? Thôi để ta đi bắt sống dụ nó đầu hàng.
Nói rồi truyền lệnh các tướng sĩ cần phải bắt sống Hàn Thượng Đức cho kỳ được nhưng chớ gây thương tích. Quân Phiên ào ra một lượt bao vây Thượng Đức nhưng Thượng Đức không chút sợ hãi, chàng tả xông hữu đột tung hoành trong đám quân Phiên giết chúng vô số nhưng lớp này ngã lớp kia ùa vào, công tử không tài nào thoát ra nổi.
Binh tướng của Hàn Thượng Đức đóng ngoài xa trông ngóng hơn nửa ngày vẫn không thấy tin tức công tử đâu cả, chúng đoán chắc công tử đã chết trong dinh Phiên rồi, bèn đem nhau trở về thành báo với nguyên soái Hàn Thế Trung:
- Công tử bảo chúng tôi đóng binh ở ngoài rồi một người một ngựa xông pha trong dinh Phiên đã hơn nửa ngày mà không thấy ra, chúng tôi đoán chắc tính mạng người khó bảo toàn.
Nguyên soái nghe báo vội vào chốn hậu đường nói lại cho phu nhân hay.
Bà phu nhân nghe xong liền khóc rống lên nói:
- Đành rằng đã làm tướng thì phải liều mình vì nước, ngặt vì con tôi tuổi còn trẻ chưa từng thụ hưởng tước lộc của triều đình mà lại bỏ mình chốn sa trường, thật tội nghiệp.
Nguyên soái nói:
- Thôi phu nhân chớ nên bi thương làm gì, tôi quyết đem quân ra đó để nghe tin tức quân Phiên và báo thù cho con.
Nói rồi kiểm điểm binh mã kéo ra thành nhắm dinh Phiên thẳng tới.
Đi được nửa đường binh sĩ đều dừng ngựa, nguyên soái lấy làm lạ hỏi:
- Tại sao đến đây chúng bay lại không đi nữa?
Quân sĩ bẩm:
- Lần trước cũng đến tại đây, công tử truyền lệnh rằng trong dinh Phiên binh mã đông lắm, dù cho chúng ta có đôi ba nghìn quân đi nữa đến đó cũng chỉ nạp mạng mà thôi, nên để chúng tôi đồn trú tại đây chờ đợi.
Nghe vậy nguyên soái rơi nước mắt nói:
- Trước đây đã có lệnh của con ta như vậy thì đến lượt ta, các người cũng đóng binh tại đây mà đợi ta.
Dứt lời nguyên soái một mình một ngựa xông vào dinh Phiên hét lớn:
- Có Đại Tống Hàn nguyên soái đến đây!
Vừa hô hét vang rền vừa vung dao xông vào dinh Phiên chém giết mở đường qua khỏi mấy lớp dinh của giặc, không ai ngăn cản nổi.
Ngột Truật nghe quân phi báo khen nức nở:
- Hàn Thế Trung quả thật là anh hùng.
Rồi quay lại bàn việc cơ mật với quân sư, đoạn truyền quân sĩ hãy bao vây Hàn Thế Trung cho chặt, cố bắt sống không được giết.
Ngột Truật điểmmấy mươi vạn binh mã đi vòng sang phía hữu quyết chiếm lấy Lưỡng Lang quan.
Quan tổng binh Hàn Thế Trung tuy võ nghệ tinh thông song quân Phiên đông như kiến khó bề thoát khỏi vòng vây, vì thế đành chịu mắc kẹt trong đám quân giặc.
Một ngàn quân của Hàn Thế Trung đang đóng giữa đường bỗng thấy Ngột Truật rầm rộ kéo quân tới, hoảng hốt chạy về thành phi báo:
- Nguy tai! Nguy tai! Nguyên soái cũng đã bỏ mạng bên dinh Phiên rồi.
Phu nhân đang đứng trên ải nghe quân về phi báo tin dữ, lòng đau như cắt nhưng không dám khóc than vì sợ rối lòng quân khó bề phòng thủ.
Phu nhân tỏ ra bình tĩnh, không một chút nao núng truyền lệnh:
- Chúng bay phải cố sức canh giữ ải quan cho nghiêm ngặt, nếu ai trái lệnh ta chém đầu lập tức.
Quân sĩ dạ ran rồi bà cho gọi hai vợ chồng người vú giữ nhị công tử vào phòng dặn nhỏ:
- Việc đã khẩn cấp không biết rồi đây ta sống chết ra sao chưa có thể đoán trước được. Hai ngươi hãy thu góp hết vàng bạc cùng đồ tế nhuyễn , bồng con ta lên ngựa chạy ra khỏi ải, lựa chỗ rừng rậm ẩn nấp để nghe ngóng tin tức. Nếu như ta thắng được giặc thì hai ngươi sẽ trở về thành, bằng ta có thất thủ bỏ thây giữa trận tiền thì hai ngươi phải bồng con ta đi cho thật xa, dùng tiền của đó buôn bán làm ăn, nuôi con ta ăn học nên người. Khi khôn lớn hãy đưa về triều để nối chức của lão gia. Hai ngươi cũng được chung hưởng phú quý với nó.
Nói đến đây phu nhân thò vào túi lấy cái ấn trao cho vợ chồng người vú nói:
- Ngươi hãy giữ kỹ hai cái tướng ấn đây, phòng ngày sau dâng cho Thiên triều để làm tín vật. Ta phó thác chút huyết thống ấy cho hai ngươi, xin hai ngươi vì tình mà tận tâm với ta chớ nên sơ suất, linh hồn ta dưới suối vàng sẽ theo phù hộ hai ngươi.
Hai người động lòng rơi lụy, lo thu nhặt vàng bạc rồi bồng công tử lên ngựa chạy thẳng ra khỏi thành.
Chỉ mấy khắc sau quân lại vào phi báo:
- Quân Phiên đã đến bên thành rồi.
- Tướng Phiên đang đứng trước thành khiêu chiến.
Quân vào cáo cấp dồn dập, Lương phu nhân vội nai nịt gọn gàng rồi cầm thương lên ngựa ra quan ải.
Khi bà đến nơi, các tướng tá nghênh tiếp lên ải và thưa:
- Thưa Ngũ quân đề đốc, quân Phiên tràn đến thế mạnh như nước vỡ bờ, xin phu nhân chớ nên xuất trận, hãy kiên trì phòng thủ thành chờ binh tiếp cứu đến rồi sẽ hay. Nhưng Lương phu nhân lúc ấy tưởng chồng mình đã bỏ mạng trong dinh trại địch nên quyết sống chết với chúng một phen, làm sao có thể ngồi chờ quân tiếp viện cho đành?!
Nghe thương nhân nói một cách chân thành, lại có ý ca tụng quân giáp nghiêm ngặt của quân Kim, Ngột Truật nhìn hắn từ đầu chân rồi dịu giọng:
- Nếu ngươi quả thật là lương dân thì ta tha ngay.
Hấp Mê Xi thấy vậy bước tới nói:
- Chúa công chớ nên tha hắn, tôi đoán chắc hắn là gian tế không sai vì nếu hắn là lương dân thì thấy chúa công phải biến đổi sắc mặt, giọng nói run rẩy, có đâu trả lời xuôi chảy như vậy? Trên thế gian này không có một tên lương dân nào mà lớn gan vậy cả, để tôi đem hắn về dinh tra hỏi mới được.
Ngột Truật nghe theo, truyền quân dẫn tên ấy về dinh trước rồi tiếp tục săn bắn vui chơi.
Chiều về cơm nước xong, Ngột Truật cho đòi tên ấy ra hỏi thì hắn vẫn nói y như trước chẳng sai lệch một tiếng. Ngột Truật nói với quân sư:
- Quả nhiên hắn là người lương thiện, hãy thả hắn đi cho rồi.
Quân sư nói:
- Muốn thả thì phải xét trong mình hắn đã.
Vừa nói Hấp Mê Xi vừa bước tới lục lọi khắp mình nhưng không tìm thấy vật gì lạ cả. Hấp Mê Xi co chân đá vào mông hắn một đá nói:
- Hãy đi đi cho khuất mắt.
Chẳng dè hắn lại đánh rơi ra một vật lạ, xem lại thì vật ấy là một phong thư. Quân sư reo lên:
- Có thư của gian tế đây rồi!
Ngột Truật hỏi:
- Thư gì vậy?
- Đây chính là lạp hoàn thư dùng để mang các mật thư để cho người ta đừng để ý.
Dứt lời lấy dao rạch chiếc bao lấy ra một mảnh giấy gấp làm tư mở ra xem thì ra thư này của quan tổng binh Hàn Thế Trung gửi cho tiểu Gia Cát Lục Đăng.
Trong thư nói:
- Nay có tiết đạt sứ Tôn Hạo ở Biện Kinh phụng chỉ lãnh binh ra tiếp ứng. Nếu Tôn Hạo có ra trận thì xin đừng giúp y vì y chính là kẻ tâm phúc của Trương Bang Xương nên hãy coi chừng y phản phúc. Nếu y có chết vì tay giặc cũng không đáng tiếc. Nay tôi sai Triệu Đắc Thắng mang thư này đến cho ngài biết rõ!
Ngột Truật xem thư xong nói với quân sư:
- Bức thư này cũng chẳng có điều chi quan trọng.
Quân sư nghiêm sắc mặt nói:
- Chúa công chưa rõ chứ bức thư này lọt vào tay chúng ta thì quan trọng lắm đấy chứ. Vì hễ Tôn Hạo đem quân đến đây đánh với chúa công mà Lục Đăng dẫn binh ra trợ chiến thì ta thừa dịp ấy phát binh đoạt thành. Còn bức thư này lọt vào tay Lục Đăng hắn sẽ kiên trì cố thủ thành trì, biết đời nào ta đoạt thành cho được?
Ngột Truật gật đầu cho là phải rồi hỏi Hấp Mê Xi:
- Thế bây giờ chúng ta liệu sao đây?
Quân sư nói:
- Để tôi xem, ta hãy theo thư này giả khắc ấn cho giống rồi nhái theo kiểu chữ này viết ra một bức thư khác bảo Lục Đăng hãy ra trợ chiến. Chúng ta chờ cho Lục Đăng ra khỏi thành thì vây chặt lại rồi truyền chư tướng thúc quân công hãm thành trì thì chắc chắn là nắm phần thắng lợi trong tay.
Ngột Truật mừng rỡ nói:
- Vậy thì quân sư hãy tính việc ấy gấp đi, còn tên gian tế này hãy giết quách đi cho rồi.
Quân sư đáp:
- Chẳng nên giết nó, chúa công hãy giao nó cho tôi, tôi sẽ có chuyện dùng.
Hấp Mê Xi làm một phong thư lạp hoàn giả xong rồi đến ra mắt Ngột Truật. Ngột Truật gọi chư tướng hỏi:
- Có ai dám đem thư này đến gặp Lục Đăng?
Hỏi mấy lần vẫn không thấy ai lên tiếng, quân sư Hấp Mê Xi nói:
- Giả dạng làm kẻ gian tế phải biết tùy cơ ứng biến và đầy đủ mưu chước mới được, hình như việc này tôi cần phải đi mới xong, nếu như có bề nào thì chúa công hãy chăm lo săn sóc đến vợ con tôi.
Ngột Truật đáp:
- Quân sư cứ an tâm ra đi, miễn là được việc thì công lao chẳng nhỏ.
Hấp Mê Xi bèn thay đổi y phục giả làm Triệu Đắc Thắng, giấu chiếc bao lạp hoàn trong mình rồi từ biệt Ngột Truật đi thẳng đến bên hào thành kêu lớn:
- Hãy thả cầu xuống cho tôi lên thành có việc cơ mật.
Lục Đăng đứng trên thành thấy thế truyền quân thả cầu xuống. Khi qua khỏi hào, Hấp Mê Xi lại gọi mở cửa thành nhưng cửa thành không mở. Trên thành lại thòng xuống một cái giỏ, quân sĩ gọi vọng xuống bảo y ngồi trong giỏ để chúng kéo lên.
Hấp Mê Xi không biết làm sao đành phải vào trong giỏ ngồi. Chiếc giỏ từ từ được kéo lên nhưng khi gần đến biên thành thì dừng lại treo lơ lửng ở đó.
Lục Đăng cúi xuống hỏi:
- Ngươi tên họ là chi, vâng lệnh ai đến đây? Có thư chi không?
Tuy Hấp Mê Xi nói tiếng Trung Quốc rất thạo và đã làm gian tế vào Trung Nguyên rất nhiều lần song chưa lần nào gặp hoàn cảnh kỳ dị như hôm nay.
Hấp Mê Xi gượng đáp:
- Tôi là Triệu Đắc Thắng vâng lệnh Lưỡng Lang quan tổng binh đến đây đem thư cho lão gia.
Lục Đăng nghe nói nghĩ thầm:
- “Ta cũng có nghe Hàn nguyên soái dùng một tên Triệu Đắc Thắng song ta chưa hề biết mặt, không biết tên này thật hay giả để ta hỏi hắn thử cho biết”.
Nghĩ vậy Lục Đăng cất tiếng hỏi:
- Ngươi bảo là ngươi ở với Hàn nguyên soái, vậy ngươi có biết Hàn nguyên soái lập công trạng gì ở đâu mà được phong đến chức ấy không?
Hấp Mê Xi đáp:
- Nguyên soái của tôi với Trương Thúc Dạ đã chiêu an được bọn hảo hán nơi trại Thủy Hử nên mới được phong chức lãnh nhiệm vụ trấn thủ tại Lưỡng Lang quan.
Lục Đăng lại hỏi:
- Còn phu nhân của Hàn nguyên soái họ chi?
- Bà phu nhân ấy chẳng ai bì kịp, nghĩa là đang chấp chưởng cái ấn ngũ quân đô đốc, ai lại không biết người là Lương Thị phu nhân?
- Người xuất thân thế nào?
- Dạ điều ấy tôi không dám nói.
- Người có con cái chi không? Tên gì, mấy tuổi?
- Người có hai vị công tử, đại công tử tên là Hàn Thượng Đức năm nay mười lăm tuổi còn nhị công tử là Hàn Ngạn Trực.
Lục Đăng vui vẻ:
- Thế thì đúng rồi, hãy đưa thư cho ta xem nào.
Hấp Mê Xi đáp:
- Xin kéo tôi lên tới thành rồi tôi sẽ trao thư.
Lục Đăng nói:
- Để ta xem thư xong rồi sẽ cho ngươi lên cũng chẳng muộn.
Hấp Mê Xi chẳng biết tính sao đành phải dâng thư lên.
Sở dĩ Hấp Mê Xi biết hết việc nhà của Hàn Thế Trung là vì y bắt được Triệu Đắc Thắng đem về nhà hỏi cặn kẽ suốt một đêm nên việc gì cũng biết rõ và lĩnh mệnh đi làm gian tế.
Khi Lục Đăng bóc lạp hoàn thư ra xem rồi thầm nghĩ:
- “Lạ thật Tôn Hạo là phe đảng của gian thần sao lại bảo ta giúp hắn? Nếu ta ra thành tiếp chiến, Ngột Truật thừa cơ cướp phá thành trì thì chống sao lại?”.
Còn đang nghi hoặc, Lục Đăng bỗng ngửi thấy mùi thịt dê phảng phất liền hỏi gia tướng:
- Hôm nay chúng bay có ăn thịt dê phải không?
Gia tướng bẩm:
- Chúng tôi chẳng hề ăn thịt dê bao giờ.
Lục Đăng lấy làm lạ nhưng rồi cuối cùng đưa lá thư lên mũi ngửi, ông ta gật đầu cười lẩm bẩm:
- “Nếu chẳng có cái mùi dê thoảng qua đây thì đã bị chúng nó lừa rồi!”.
Lục Đăng lại cúi xuống nói với Hấp Mê Xi:
- Loài Phiên nô dám cả gan lập kế lừa gạt ta. Bây giờ mi làm cách nào thoát khỏi tay ta được? Hãy nói tất cả sự thật ra cho mau. Như mi có địa vị gì bên Phiên thì ta thả về còn như mi là một tên vô danh tiểu tốt thì ta giết quách cho rồi.
Hấp Mê Xi kinh hãi mồ hôi toát ra ướt mình, thầm nghĩ:
- Người này cao kiến thật, hèn chi tiếng đồn chẳng sai.
Rồi Hấp Mê Xi gượng cười đáp:
- Đã biết trên rừng có cọp nhưng vẫn phải làm liều, xét ra không còn cách nào hơn nữa vì ngươi cứ ở trong thành cố thủ hoài thì khó mà đánh phá được, buộc lòng phải làm mưu ấy thôi. Ta đây chẳng ai khác hơn là đại kim quốc quân sư Hấp Mê Xi.
Lục Đăng nói:
- Ta cũng thường nghe bên Kim Phiên có một tên hay giả dạng qua Trung Nguyên do thám những bí mật quốc gia đại sự, khi biết rõ nội tình mới sinh việc can qua này, mãi đến nay mới tận mắt thấy ngươi. Nếu ta giết ngươi theo tội kẻ gian tế thì người ta sẽ chê ta nhát gan không dám để cho ngươi sống trù mưu lập kế thu đoạt Trung Nguyên. Còn nếu thả ngươi về ngươi sẽ cho ta là dại, ngươi sẽ qua do thám nữa thì làm sao truy ra được. Thôi để ta làm dấu cho người trong nước ta dễ phân biệt.
Đoạn truyền lệnh cho quân sĩ cắt chiếc mũi Hấp Mê Xi rồi thòng xuống thả về.
Hấp Mê Xi đau đớn vô cùng nhưng chẳng dám tỏ vẻ sợ sệt. Đợi cho giỏ thòng xuống tới đất mới hối hả bước ra, lấy tay che mũi chạy thẳng về dinh Phiên.
Ngột Truật trông thấy Hấp Mê Xi hớt hải chạy vào, mình mẩy đầy những máu kinh hãi hỏi:
- Sao quân sư lại đến nỗi này?
Hấp Mê Xi kể lại câu chuyện đem thư giả bị bại lộ và giơ cái mặt bị cắt mất mũi cho Ngột Truật xem. Ngột Truật vừa căm giận Lục Đăng vừa thương hại quân sư vội kiếm lời an ủi:
- Xin quân sư hãy về dinh dưỡng bệnh chờ khi nào vết thương kia lành hẳn tôi sẽ bắt Lục Đăng đem về cho quân sư trả thù cho hả dạ.
Hấp Mê Xi lạy tạ ơn rồi lui về dinh lo băng bó thuốc men đến hai tuần mới lành nhưng đã trở thành một người sứt mũi suốt đời.
Quân sư bèn đến dinh Ngột Truật hiến kế:
- Đánh theo đường bộ đã mấy phen bị thất bại, nay ta phải dùng đường thủy tấn công địch mới được.
Ngột Truật cho là phải, nội trong đêm ấy kiểm điểm binh mã chọn một ngàn người biết bơi lội giỏi cho sung vào tiền đội kéo thẳng xuống thành nhảy xuống nước để phá thủy quan.
Ngờ đâu dưới nước đã có giăng lưới cột đầy móc câu, lại đeo đầy lục lạc nên khi quân Ngột Truật nhảy xuống nước bị sa lưới, lục lạc reo vang quân trên thành cứ việc kéo lên chém đầu từng đứa bêu trên thành làm lệnh.
Ngột Truật xem thấy cả kinh, tặc lưỡi lắc đầu giậm chân rồi thu quân về trại nói với quân sư:
- Tên Lục Đăng này có lắm mưu thần chước quỷ, chúng ta khó bề thắng nổi. Ta quyết chuyến này đích thân đi phá cho bằng được thuỷ quan mới nghe. Chư tướng ở ngoài chờ sẵn, khi nào ta phá được thuỷ quan sẽ mở cửa thành cho tràn vào, bằng ta có thác chư tướng hãy lui về nước cho xong.
Ai nấy đều khuyên chủ soái không nên mạo hiểm nhưng Ngột Truật vẫn không nghe, cứ việc chọn sẵn một ngàn quân tinh nhuệ chờ canh ba kéo đến thủy quan cho binh đứng chực trên bờ , một mình Ngột Truật lặn xuống đáy sông, lần đến thủy quan chui vào. Bị lưới cản lại, lục lạc kêu vang, quân lính trong thành vừa thò móc xuống giật lên thì Ngột Truật đã lấy dao nhỏ bén cắt đứt hết lưới ở dưới đáy rồi trồi lên mặt nước, nhảy phóc lên bờ.
Quân canh bất ngờ bị Ngột Truật vung búa chém sạch không kịp kêu lên tiếng nào.
Ngột Truật thừa thế chạy riết đến cửa thành chém quân canh cửa rồi mở toang cửa ra và hạ cầu xuống cho quân bên ngoài ùa vào.
Lúc ấy Lục Đăng đang ở trong dinh ngồi bấm óc tìm mưu kế bỗng thấy bọn tùy tướng sợ hãi chạy vào báo:
- Quân Phiên hãm được thành đã kéo vào vô số, xin lão gia liệu định.
Lục Đăng nghe vậy vội vào hậu đường gọi phu nhân nói:
- Thành này đã thất thủ tôi còn sống làm chi nữa? Phải hy sinh cho trọn nghĩa quân vương.
Lục phu nhân đáp một cách tỉnh táo:
- Nếu tướng công quyết tận trung vì nước, thiếp đây cũng quyết tận tiết cùng chồng vậy.
Dứt lời bà quay lại nói với người vú:
- Hôm nay ta với lão gia tử tiết, dòng họ Lục chỉ còn một giọt máu này thôi, xin người vì tình ráng nuôi dưỡng cho cháu thành người để mai sau có người thờ phụng tổ tiên thì ngươi là đại ân nhân của dòng họ Lục, hai ta ở chốn tuyền đài vẫn đội ơn ngươi đấy.
Bà dặn dò đôi ba phen rồi vào trong phòng thắt cổ chết.
Lục Đăng thấy vợ chết trước mình liền than thở:
- “Thôi đã đến bước đường cùng rồi, ta nên tự xử là hơn”.
Rồi bước ra đại đường rút dao đâm xuyên qua cuống họng. Chết rồi mà thây vẫn trơ như tượng đồng nên có thơ điếu Lục Đăng như sau:
Thành vỡ, anh hùng đã hết mong
Âu đành tử tiết, thế là xong
Gương trung muôn thuở không phai nhạt
Tiết nghĩa nêu danh khách má hồng.
Tướng sĩ thấy Lục Tiết Đạt sứ và phu nhân đã vì nước quyên sinh nên không chống cự, chỉ lo chạy trốn hết. Bà vú còn đang lo gom góp vàng bạc cùng đồ tế nhuyễn đã nghe lạc ngựa đến gần, túng thế phải bế Lục công tử chạy trốn sau cánh cửa.
Ngột Truật vừa xông đến vội xuống ngựa cắp búa bước vào chợt trông thấy một người cầm gươm đứng sững giữa đại đường liền quất lớn:
- Ngươi là ai, hãy xem cây búa của ta đây.
Vừa hét vừa chém tới nhưng chẳng thấy người ấy động đậy và nói năng gì hết. Ngột Truật lấy làm lạ dừng tay bước đến nhìn kỹ xem, thì ra người ấy là Lục Đăng nhưng đã tự vẫn chết rồi.
Ngột Truật nghĩ thầm:
- “Lạ thật, lý nào người đã chết sao chưa chịu ngã?”.
Ngột Truật tiến sâu vào hậu đường nhưng vẫn im phăng phắc không một tiếng động, chỉ có một cái thây đàn bà nằm chết dưới đất, lục soát khắp nơi chẳng thấy một ai bèn trở ra đại đường thì thấy Lục Đăng hãy còn đứng trơ trơ.
Ngột Truật lại nghĩ thầm:
- “Hay là Lục Đăng đã chết rồi mà còn sợ ta vào thành nhiễu hại đến bá tính nên chưa an tâm chết chăng?”.
Còn đang ngạc nhiên, bỗng Hấp Mê Xi đến vui vẻ nói:
- Tôi nghe chúa công ở đây nên đến trợ giúp.
Ngột Truật nói:
- Có quân sư đến thì hay lắm, vậy thì quân sư hãy ra truyền lệnh cho quân sĩ hãy tìm chỗ trống mà an dinh hạ trại, chớ có động chạm đến của dân. Ai vi lệnh thì chém đầu lập tức.
Hấp Mê Xi lĩnh mệnh ra truyền lệnh cho quân sĩ. Ngột Truật đến trước thây xác Lục Đăng nói:
- Lục tiên sinh ơi! Tôi chẳng hề hại đến bá tính của ngài xin ngài hãy nằm xuống cho yên thân.
Dứt lời Ngột Truật vẫn thấy xác Lục Đăng đứng trơ trơ không nhúc nhích lại tiếp:
- Có phải người đàn bà chết nơi hậu đường là phu nhân của ngài đã vì chồng mà tận tiết chăng? Nếu quả vậy thì tôi xin đem thây hai vợ chồng chôn chung một chỗ và chôn ngoài đại lộ để thiên hạ qua lại biết danh hai vợ chồng tiên sinh là trung thần và tiết phụ, như vậy ngài có bằng lòng không?
Nhưng vẫn không thấy Lục Đăng ngã, Ngột Truật lại nói:
- Tôi nghe xưa Sở bá vương Hạng Võ tự vẫn cũng đứng sừng sững như vậy, đến khi Hán vương Lưu Bang vái lạy mới chịu ngã. Nay Lục tiên sinh là kẻ trung thần, tôi có lạy ngài vài lạy cũng chẳng hại chi.
Nói rồi liền sụp lạy nhưng cũng vẫn không thấy xác của Lục Đăng ngã xuống. Ngột Truật lấy làm lạ không biết tính sao bỗng thấy quân sĩ bắt được một người đàn bà trong tay có bồng đứa con nít dắt đến bẩm:
- Người đàn bà này đang bồng đứa con nít cho bú sau cánh cửa, chúng tôi bắt được xin trình chúa công.
Ngột Truật bèn hỏi người đàn bà ấy:
- Ngươi là ai lại bồng đứa bé nấp sau cửa cho bú?
Mụ vú sa nước mắt đáp:
- Đứa bé này là công tử của Lục lão gia, còn tôi đây là người vú nuôi công tử. Cảm thương cho lão gia và phu nhân đã vì nước quyên sinh, chỉ còn một chút huyết mạch đây thôi, xin lão gia dung thứ.
Ngột Truật nghe nói cảm động sa nước mắt liền quay lại nhìn Lục Đăng và nói:
- Lục tiên sinh ơi, tôi không khi nào tuyệt hậu tự của ngài đâu và nguyện nhận con của ngài làm con, đưa về bổn quốc để cho vú này nuôi dưỡng cho khôn lớn nên người, rồi cũng để theo họ ngài thừa tiếp hương hỏa ngày sau, chẳng biết ngài có vui lòng không?
Nói vừa dứt lời thì thấy xác Lục Đăng ngã xuống đất, Ngột Truật cả mừng bèn bồng Lục công tử vào lòng.
Lúc ấy Hấp Mê Xi bước vào thấy thế vội hỏi:
- Chúa công bồng con ai vậy?
Ngột Truật bèn thuật lại mọi việc cho quân sư nghe, Hấp Mê Xi nói:
- Nếu quả đứa bé này là con của Lục Đăng thì xin chúa công hãy cho tôi, để tôi giết nó mà báo thù về việc bị bố nó xẻo mũi.
Ngột Truật nghiêm sắc mặt hét:
- Đừng làm như vậy, đứa bé này có tội tình gì? Vả lại làm tôi thì ai vì chúa nấy, phỏng như quân sư có bắt được kẻ gian tế có bao giờ tha cho hắn không? Tuy Lục Đăng là kẻ địch nhưng ta kính người là một đấng trung thần, chớ nên làm càn. Phải cắt năm trăm quân hộ tống công tử với nhũ mẫu đem về bổn quốc mà nuôi dưỡng, đồng thời phải khâm liệm Lục tiên sinh và phu nhân đem đến chỗ cao ráo chôn cất tử tế.
Sau đó Ngột Truật để Hấp Lợi Tô trấn thủ Lộ An Châu, còn bao nhiêu thì kéo qua đánh Lưỡng Lang quan.
Lưỡng Lang quan có tổng binh Hàn Thế Trung trấn giữ. Hôm ấy người đang thao luyện quân sĩ, bỗng có quân thám tử vào phi báo:
- Lộ An Châu đã bị thất thủ, vợ chồng Lục lão gia đều tử tiết, nay Ngột Truật lại dẫn quân đến đây còn cách thành chừng trăm dặm xin nguyên soái định liệu.
Nghe tin phi báo Hàn Thế Trung lập tức truyền lệnh cho các tướng sĩ ra nơi tam khẩu là nơi yếu địa để ngăn chặn rồi cho phục binh ở đó và đặt súng ống rất nhiều, một mặt làm biểu văn sai người về Biện Kinh cấp báo.
Hàn Nguyên soái còn đang lo liệu toan tính bỗng có quân vào phi báo:
- Nay có tiết đạt sứ là Tôn Hạo đem năm vạn quân đi vòng qua thành lướt tới dinh Phiên rồi.
Hàn Thế Trung lấy làm lạ nghĩ thầm:
- Lạ thật tên gian tặc ấy mãi đến bây giờ nó mới tới sao? Nhưng sao nó lại không đến hợp với ta lại đến thẳng dinh Phiên? Phải chăng binh của Ngột Truật hơn năm mươi vạn còn binh của nó tài cán gì mà dám đương đầu như vậy?
Hàn Thế Trung lại nghĩ:
- Nếu không phát binh tiếp ứng thì đạo binh của Tôn Hạo sẽ bị tiêu diệt hết, bằng ra tiếp ứng thì ải chẳng ai giữ.
Còn đang do dự có kẻ chạy vào báo:
- Có phu nhân đến hội kiến.
Nguyên soái bèn ra mắt phu nhân, vợ chồng ngồi đối diện, nguyên soái lên tiếng hỏi:
- Phu nhân có mưu chước chi hay không?
Phu nhân nói:
- Thiếp nghe Tôn Hạo dẫn quân đến dinh Phiên, thiết tưởng hắn tài cán bao nhiêu mà dám chống chọi với năm mươi vạn quân của Ngột Truật, nhưng nếu tướng công chẳng phát binh tiếp ứng thì ắt gian thần sẽ dâng bổn về triều báo buộc tướng công rằng ngồi yên chẳng tiếp cứu. Vì theo ngu ý của thiếp thì tướng công phải phát binh đi tiếp cứu mới được.
Hàn nguyên soái nói:
- Lời phu nhân nói rất phải.
Rồi quay qua hỏi chư tướng:
- Có ai dám lãnh binh đi cứu ứng Tôn Hạo không?
Bỗng có một tiểu tướng bước ra bẩm:
- Con xin lãnh mạng.
Nguyên soái xem lại thì tiểu tướng ấy không ai khác hơn là đại công tử Hàn Thượng Đức.
Nguyên soái nói:
- Thế thì hay lắm, con hãy đem một ngàn quân tinh nhuệ đi cứu Tôn Hạo.
Công tử điểm binh mã ra đi, bỗng nghe phu nhân kêu lại bảo nhỏ:
- Phàm đạo làm tướng thì cần phải nghe cho đủ tám hướng và thấy cho đủ bốn phương. Gặp lúc nên đánh thì chớ có chần chừ, gặp lúc không nên đánh thì chớ có cưỡng. Con không thấy mặt Tôn Hạo thì không nên xông vào chỗ nguy hiểm nghe chưa?
Công tử lĩnh mệnh dẫn quân ra khỏi thành đến gần dinh Phiên chàng quay đầu ngó qua thấy một vùng đất khá rộng đều là quân Phiên đồn trú.
Thượng Đức nghĩ thầm:
- Quân Phiên đông như vậy nếu ta đánh tới thì một ngàn binh này chết hết, bằng chẳng đánh tới thì không biết Tôn Hạo ở đâu, bây giờ biết liệu sao đây?
Nghĩ vậy, vội quay qua dặn quân sĩ:
- Chúng bay hãy đóng tại đây để một mình ta xông vào dinh Phiên tìm Tôn Hạo. Như tìm được thì hiệp nhau đánh phá, bằng không gặp Tôn Hạo ta có chết tại dinh Phiên, chúng bay hãy chạy về báo cho lão gia hay.
Quân sĩ vâng lệnh đóng binh tại đó rồi một mình Thượng Đức vỗ ngựa vung đao xông đến dinh Phiên hét lớn:
- Có lưỡng lang quan Hàn Thượng Đức đến phá dinh bay đây.
Vừa hét vừa múa đao xông tới chém quân Phiên rụng đầu như sung những tưởng đâu vào tìm cho được Tôn Hạo có ngờ đâu cả đạo quân của y đã chết hết rồi.
Quân Phiên chạy vào báo với Ngột Truật:
- Nay có một tên tiểu nam man xưng là Hàn Thượng Đức xông vào đánh phá dinh ta vô cùng lợi hại, xin chúa công định liệu.
Ngột Truật quay hỏi quân sư:
- Hàn Thượng Đức là người thế nào?
Hấp Mê Xi đáp:
- Tên ấy là con trai lớn của Hàn Thế Trung, tôi đã nói với chúa công trước rồi đó. Vì cha mẹ nó võ nghệ cao cường nên mới sinh con dũng mãnh như vậy.
Ngột Truật mỉm cười:
- Dẫu sao nó cũng chỉ có một mình xông vào dinh trại ta, há lại có thề chống nổi năm mươi vạn quân của ta sao? Thôi để ta đi bắt sống dụ nó đầu hàng.
Nói rồi truyền lệnh các tướng sĩ cần phải bắt sống Hàn Thượng Đức cho kỳ được nhưng chớ gây thương tích. Quân Phiên ào ra một lượt bao vây Thượng Đức nhưng Thượng Đức không chút sợ hãi, chàng tả xông hữu đột tung hoành trong đám quân Phiên giết chúng vô số nhưng lớp này ngã lớp kia ùa vào, công tử không tài nào thoát ra nổi.
Binh tướng của Hàn Thượng Đức đóng ngoài xa trông ngóng hơn nửa ngày vẫn không thấy tin tức công tử đâu cả, chúng đoán chắc công tử đã chết trong dinh Phiên rồi, bèn đem nhau trở về thành báo với nguyên soái Hàn Thế Trung:
- Công tử bảo chúng tôi đóng binh ở ngoài rồi một người một ngựa xông pha trong dinh Phiên đã hơn nửa ngày mà không thấy ra, chúng tôi đoán chắc tính mạng người khó bảo toàn.
Nguyên soái nghe báo vội vào chốn hậu đường nói lại cho phu nhân hay.
Bà phu nhân nghe xong liền khóc rống lên nói:
- Đành rằng đã làm tướng thì phải liều mình vì nước, ngặt vì con tôi tuổi còn trẻ chưa từng thụ hưởng tước lộc của triều đình mà lại bỏ mình chốn sa trường, thật tội nghiệp.
Nguyên soái nói:
- Thôi phu nhân chớ nên bi thương làm gì, tôi quyết đem quân ra đó để nghe tin tức quân Phiên và báo thù cho con.
Nói rồi kiểm điểm binh mã kéo ra thành nhắm dinh Phiên thẳng tới.
Đi được nửa đường binh sĩ đều dừng ngựa, nguyên soái lấy làm lạ hỏi:
- Tại sao đến đây chúng bay lại không đi nữa?
Quân sĩ bẩm:
- Lần trước cũng đến tại đây, công tử truyền lệnh rằng trong dinh Phiên binh mã đông lắm, dù cho chúng ta có đôi ba nghìn quân đi nữa đến đó cũng chỉ nạp mạng mà thôi, nên để chúng tôi đồn trú tại đây chờ đợi.
Nghe vậy nguyên soái rơi nước mắt nói:
- Trước đây đã có lệnh của con ta như vậy thì đến lượt ta, các người cũng đóng binh tại đây mà đợi ta.
Dứt lời nguyên soái một mình một ngựa xông vào dinh Phiên hét lớn:
- Có Đại Tống Hàn nguyên soái đến đây!
Vừa hô hét vang rền vừa vung dao xông vào dinh Phiên chém giết mở đường qua khỏi mấy lớp dinh của giặc, không ai ngăn cản nổi.
Ngột Truật nghe quân phi báo khen nức nở:
- Hàn Thế Trung quả thật là anh hùng.
Rồi quay lại bàn việc cơ mật với quân sư, đoạn truyền quân sĩ hãy bao vây Hàn Thế Trung cho chặt, cố bắt sống không được giết.
Ngột Truật điểmmấy mươi vạn binh mã đi vòng sang phía hữu quyết chiếm lấy Lưỡng Lang quan.
Quan tổng binh Hàn Thế Trung tuy võ nghệ tinh thông song quân Phiên đông như kiến khó bề thoát khỏi vòng vây, vì thế đành chịu mắc kẹt trong đám quân giặc.
Một ngàn quân của Hàn Thế Trung đang đóng giữa đường bỗng thấy Ngột Truật rầm rộ kéo quân tới, hoảng hốt chạy về thành phi báo:
- Nguy tai! Nguy tai! Nguyên soái cũng đã bỏ mạng bên dinh Phiên rồi.
Phu nhân đang đứng trên ải nghe quân về phi báo tin dữ, lòng đau như cắt nhưng không dám khóc than vì sợ rối lòng quân khó bề phòng thủ.
Phu nhân tỏ ra bình tĩnh, không một chút nao núng truyền lệnh:
- Chúng bay phải cố sức canh giữ ải quan cho nghiêm ngặt, nếu ai trái lệnh ta chém đầu lập tức.
Quân sĩ dạ ran rồi bà cho gọi hai vợ chồng người vú giữ nhị công tử vào phòng dặn nhỏ:
- Việc đã khẩn cấp không biết rồi đây ta sống chết ra sao chưa có thể đoán trước được. Hai ngươi hãy thu góp hết vàng bạc cùng đồ tế nhuyễn , bồng con ta lên ngựa chạy ra khỏi ải, lựa chỗ rừng rậm ẩn nấp để nghe ngóng tin tức. Nếu như ta thắng được giặc thì hai ngươi sẽ trở về thành, bằng ta có thất thủ bỏ thây giữa trận tiền thì hai ngươi phải bồng con ta đi cho thật xa, dùng tiền của đó buôn bán làm ăn, nuôi con ta ăn học nên người. Khi khôn lớn hãy đưa về triều để nối chức của lão gia. Hai ngươi cũng được chung hưởng phú quý với nó.
Nói đến đây phu nhân thò vào túi lấy cái ấn trao cho vợ chồng người vú nói:
- Ngươi hãy giữ kỹ hai cái tướng ấn đây, phòng ngày sau dâng cho Thiên triều để làm tín vật. Ta phó thác chút huyết thống ấy cho hai ngươi, xin hai ngươi vì tình mà tận tâm với ta chớ nên sơ suất, linh hồn ta dưới suối vàng sẽ theo phù hộ hai ngươi.
Hai người động lòng rơi lụy, lo thu nhặt vàng bạc rồi bồng công tử lên ngựa chạy thẳng ra khỏi thành.
Chỉ mấy khắc sau quân lại vào phi báo:
- Quân Phiên đã đến bên thành rồi.
- Tướng Phiên đang đứng trước thành khiêu chiến.
Quân vào cáo cấp dồn dập, Lương phu nhân vội nai nịt gọn gàng rồi cầm thương lên ngựa ra quan ải.
Khi bà đến nơi, các tướng tá nghênh tiếp lên ải và thưa:
- Thưa Ngũ quân đề đốc, quân Phiên tràn đến thế mạnh như nước vỡ bờ, xin phu nhân chớ nên xuất trận, hãy kiên trì phòng thủ thành chờ binh tiếp cứu đến rồi sẽ hay. Nhưng Lương phu nhân lúc ấy tưởng chồng mình đã bỏ mạng trong dinh trại địch nên quyết sống chết với chúng một phen, làm sao có thể ngồi chờ quân tiếp viện cho đành?!