Ở bên kia sông Hoàng Hà, ngày đêm Ngột Truật cho quân thám thính tình hình địch không ngớt.
Một tên quân tuần thám về tâu:
- Binh Tống giữ gìn nghiêm ngặt lắm. Những nơi hiểm yếu đều có bố trí súng ống, ná tên, quân ta khó mà vượt qua sông được.
Ngột Truật vô kế khả thi, trong lòng lo lắng buồn bực chẳng yên.
Cũng xin nhắc qua Lưu Dự, từ khi qua đầu hàng quân Phiên, được phong làm chức Lỗ Vương, lấy làm đắc ý. Hôm ấy Lưu Dự đang ngồi dưới thuyền bỗng thấy phía trước có một chiếc thuyền treo cờ xí rực rỡ, bèn hỏi viên tiểu quan Phiên:
- Tại sao cờ xí của ta không được rực rỡ như thế kia?
Tiểu quan đáp:
- Ở trong nước Đại Kim này, chỉ có hoàng thân quốc thích mới có cờ ấy.
Lưu Dự lại hỏi:
- Cờ ấy có phải là Trân châu bửu triện Vân Phan đó không?
Tiểu Phiên thưa:
- Vâng, phải đấy.
Lưu Dự ngẫm nghĩ hồi lâu rồi sai quân dọn một chiếc thuyền nhỏ thẳng qua thuỷ trại của Ngột Truật.
Thấy Lưu Dự đến, viên quan Bình chương vào báo:
- Bẩm chúa công, có Lưu Dự đến hầu chỉ.
Ngột Truật truyền cho vào nhà hỏi:
- Ngươi đến ra mắt ta có việc gì không?
Lưu Dự tâu:
- Tôi mang ơn chúa công phong cho chức Vương song không có cây Trân châu bửu triện Vân phan thì không được oai phong lẫm liệt như ý muốn, vậy xin Chúa công cho tôi một cây để cho binh tướng khỏi coi thường.
Ngột Truật không bằng lòng đáp:
- Ngươi có công lao gì to lớn mà đòi hỏi đến cây cờ Vân phan của ta nữa?
Lưu Dự tâu:
- Nếu Chúa công cho tôi cây cờ quý giá ấy thì tôi sẽ có cách làm cho quân Phiên qua sông Hoàng Hà lập tức.
Ngột Truật nói:
- Nếu được vậy, ta có tiếc gì mà không cho ngươi.
Lưu Dự tạ ơn rồi trở về thuyền mình dựng cờ phan lên. Những quan bảo giá đại thần các nơi trông thấy cờ phan tưởng là thuyền Ngột Truật ra khỏi thuỷ trại nên đua nhau đến bảo giá.
Lưu Dự thấy thế chạy ra nói:
- Đây không phải là thuyền của chúa công, còn cây cờ phan này là của Chúa công mới ban cho tôi.
Mấy vị đại thần nghe nói lấy làm bất bình cùng nhau đến ra mắt Ngột Truật tâu:
- Cây bửu phan là cờ hiệu của Chúa công, sao lại cho Lưu Dự?
Ngột Truật đáp:
- Lưu Dự bảo rằng, nếu cho hắn cây cờ ấy, hắn sẽ có cách làm cho quân ta qua sông tức khắc. Thế thì ta còn tiếc cây cờ làm gì?
Bấy giờ mấy vị đại thần mới hết thắc mắc, rút lui về trại. Lưu Dự sau khi dựng cây cờ phan lên rồi thầm nghĩ:
- “Đã được vẻ vang như vậy thì phải làm sao cho binh Ngột Truật qua sông được, nếu không sẽ nguy to”.
Suy nghĩ một hồi nảy ra được một kế, liền thay đổi y phục rồi xuống một chiếc thuyền con, sai quân chèo thẳng qua bên kia sông. Đến nơi lại gặp dịp may là xa xa có cây cờ hiệu của Lưỡng Hoài Tiết Đạt sứ Tào Vinh, Lưu Dự vội sai quân chèo thẳng đến đó.
Quân Tống đón hỏi, Lưu Dự đáp:
- Ngươi báo với Tiết Đạt sứ rằng có Lưu Dự đến đây muốn gặp ngài để bàn việc cơ mật.
Quân sĩ nghe nói vội chạy vào báo với Tào Vinh.
Tào Vinh nghĩ thầm: Lưu Dự đến đây chắc có việc chi rồi?
Tào Vinh vội chạy xuống mé sông, quả nhiên thấy có Lưu Dự đang đứng đó. Lưu Dự vội bước tới xá Tào Vinh và tạ ơn người đã cứu mình khi trước.
Tào Vinh hỏi:
- Lâu nay, ngài thông gia ở bên ấy sống ra sao?
Lưu Dự đáp:
- Tôi qua bên ấy được phong chức Lỗ Vương vinh dự vô cùng, vì vậy hôm nay tôi về đây khuyên ngài qua đó đầu hàng đặng hưởng vinh hoa với nhau chẳng hay ngài có vui lòng không?
Tào Vinh nói:
- Nếu Kim quốc biết trọng người hiền như vậy thì tôi cũng nguyện qua bên ấy hưởng lộc cùng hiền huynh.
Lưu Dự nói rất tự tin:
- Nếu tiên sinh chịu đi, tôi chắc chắn cái tước Vương có sẵn trong tay rồi.
Tào Vinh nói:
- Tôi muốn nhân sớm mai là lúc Trương Sở còn ở Biện Lương, Nhạc Phi về triều chưa ra, tôi dâng Hoàng Hà này để làm lễ ra mắt vua Kim không biết có được không?
Lưu Dự mừng rỡ từ biệt Tào Vinh xuống thuyền trở về ra mắt Ngột Truật, nói:
- Được chúa công cho tôi cây cờ Vân phan nên tôi vội sang dinh Tống bàn cùng Lưỡng Hoài Tiết Đạt sứ Tào Vinh. Tôi bảo rằng Chúa công rất khoan nhân, đại độ biết chiêu hiền đãi sĩ nên y đã nghe lời tôi ước hẹn, đêm mai sẽ dâng Hoàng Hà này để làm lễ ra mắt chúa công. Vậy Chúa công hãy chuẩn bị sẵn sàng để sớm mai qua sông.
Ngột Truật thầm nghĩ:
- Thì ra tên Tào Vinh này cũng là tên gian thần.
Ngột Truật nói với Lưu Dự:
- Thế thì hay lắm, ngươi hãy trở về nghỉ ngơi, ta sẽ lo sắp đặt sẵn sàng và vạn sự nhờ ngươi đấy.
Lưu Dự cúi đầu vâng dạ rồi từ tạ trở về dinh. Ngột Truật lại nghĩ: “Khương Vương dùng toàn là bọn gian thần mãi quốc cầu vinh như vậy thì làm sao giữ gìn giang sơn cho được?”
Rồi cho mời quân sư Hấp Mê Xi vào thương nghị để sắp sửa ngày mai ra quân vượt Hoàng Hà.
Chiều hôm sau, khi mặt trời vừa gác non tây, Ngột Truật bảo Lưu Dự chèo thuyền đi trước dẫn đường còn mình thì cùng binh mã từ từ chèo thuyền sang sông.
Khi thuyền cặp bờ trời đã nhá nhem tối. Ở đó Tào Vinh đã chực sẵn rồi bước tới quỳ trước thuyền Ngột Truật tung hô vạn tuế. Hấp Mê Xi liền nói với Ngột Truật:
- Chuá công nên phong tước Vương cho y ngay bây giờ đi.
Ngột Truật nghe theo, phong cho Tào Vinh làm chức Triệu Vương. Tào Vinh mừng rỡ khôn cùng. Ngột Truật lại bảo Tào Vinh và Lưu Dự gìn giữ các chiến thuyền, còn Ngột Truật dẫn binh mã đánh lấn tới trước.
Lúc ấy binh Tống hay tin Tào Vinh đã đầu hàng Ngột Truật đều hoảng hốt bỏ chạy hết.
Nói về Kiết Thanh, từ ngày Nhạc Phi về triều, chàng vâng lời bỏ luôn mấy ngày không uống rượu. Hôm nọ nhân có bắt được mấy tên gian tế giải đến dinh, Nguyên soái mừng quá cho người mang đến mười hũ rượu và mười con dê khao thưởng tướng sĩ. Kiết Thanh thấy hơi rượu thèm quá nghĩ thầm:
- “Rượu của Nguyên soái ban thưởng mà không uống cũng tiếc, thôi hôm nay ta uống vùi một bữa rồi mai sẽ nhịn”.
Nghĩ rồi hối quân rót rượu uống lia lịa, chẳng mấy chốc đã say vùi. Còn đang gọi quân rót thêm bỗng quân thám thính về phi báo:
- Nguy tai rồi Ngột Truật đã đem quân qua khỏi sông Hoàng Hà, chúng đã đến gần dinh ta, hãy chạy cho mau.
- Đừng nói bậy, đại huynh ta đã phó thác cho ta gìn giữ Hoàng Hà, chúng bay bảo ta chạy đi đâu? Hãy đem giáp ra đây cho ta.
Kiết Thanh nai nịt xong xuôi tung mình lên ngựa, thân mình nghiên qua ngả lại, đôi mắt lim dim, tay cầm lang nha bổng múa lia lịa giục ngựa xông ra trận gặp Ngột Truật.
Lâu nay Kiết Thanh ra trận chưa gặp Ngột Truật nên không biết lợi hại như thế nào, còn Ngột Truật trông thấy tướng mạo Kiết Thanh lòng cười thầm:
- Rõ là thằng say, ta cho hắn một búa thì mạng vong ngay, nhưng đường đường một đấng anh hùng như ta mà ra tay như vậy đã giảm mất oai phong lại còn tội nghiệp cho con ma rượu.
Nghĩ đoạn gọi Kiết Thanh nói:
- Tên Nam man kia, mi say quá chén rồi, ta dung cho mi đấy, hãy đi đi, đợi lúc nào hết say sẽ trở lại đây giao phong với ta.
Kiết Thanh cười ha hả nói:
- Loài Phiên nô chớ có ngạo mạn, hãy xem cây lang nha bổng của ta đây.
Vừa nói vừa vung bổng đánh tới. Ngột Truật cả giận quát lớn:
- Thế thì con quỷ say này đã tới số rồi.
Ngột Truật quay ngựa lại giơ búa lên chém Kiết Thanh, Kiết Thanh đưa cây lang nha bổng đỡ vẹt qua, nhưng cây búa nặng quá đỡ không nổi buộc lòng phải tránh né sang một bên lưõi búa phớt ngang qua làm văng chiếc mũ trên đầu Kiết Thanh ra xa lắc, Kiết Thanh thất kinh quay ngựa chạy dài.
Tám trăm tinh binh do Nhạc Phi chọn lựa và huấn luyện, trong trường hợp này vẫn bình tĩnh hàng ngũ chỉnh tề chạy theo Kiết Thanh. Còn Ngột Truật rượt theo Kiết Thanh một đoạn khi qua khúc quanh, không thấy tăm dạng Kiết Thanh đâu nữa.
Ngột Truật quay nhìn lại quân binh của mình đã vào sâu không trông thấy nữa. Phần trời tối đen như mực, lại vừa muốn quay ngựa trở về. Bỗng Kiết Thanh lại từ trong bụi nhảy ra chỉ vào mặt Ngột Truật mắng:
- Ngột Truật, mi muốn bỏ chạy? Sao không theo ta nữa, sợ rồi sao?
Ngột Truật căm gan:
- Ta lại sợ mi sao?
Vừa nói vừa giục ngựa xông tới, nhưng Kiết Thanh lại quay ngựa bỏ chạy, làm cho Ngột Truật lại càng giận dữ hơn nữa, một người một ngựa đuổi theo hơn hai mươi dặm. Khi đến chỗ đường hẹp lại không trông thấy Kiết Thanh đâu cả. Ngột Truật tìm đường trở ra đến đại lộ thì trời đã sáng. Vừa trông thấy một xóm nhà nghèo nàn nấp dưới lùm cây rậm rạp. Có một ngôi nhà sát bên vệ đường cửa ngõ chẳng đóng, Ngột Truật bèn xuống ngựa cột trước ngõ, đi thẳng vào trong ngôi nhà trước mặt hỏi:
- Có ai trong nhà không?
Từ trong bước ra một bà lão đầu tóc bạc phơ, tay chống gậy.
Bà lên tiếng hỏi:
- Ai hỏi gì vậy?
Ngột Truật đứng dậy lễ phép đáp:
- Tôi là người lỡ bước không biết đường đi, đến đây hỏi thăm đường.
Bà lão nhìn Ngột Truật từ đầu đến chân rồi hỏi:
- Ngươi là ai mà lại ăn mặc như vậy? Mà định đi đâu lại hỏi thăm đường?
Ngột Truật thành thật đáp:
- Thưa, tôi là Đại Kim Quốc Điện hạ, Tứ hoàng tử…
Ngột Truật vừa nói đến đây bỗng thấy bà lão nôổ giận lôi đình quơ gậy nhắm đầu Ngột Truật đánh xuống lia lịa.
Ngột Truật không biết vì lý do gì nhưng bà ta quá già nua, vả lại Ngột Truật bản lĩnh anh hùng nên không cố chấp, cứ lấy tay đỡ cây gậy ra, vừa cười vừa hỏi:
- Sao bà lại đánh tôi?
Bà lão vùng khóc rống lên:
- Ta năm nay đã già cả, tuổi đã tám mươi, chỉ có một đứa con để nương cậy, cũng vì ngươi là quân tặc tử nên con ta phải bỏ mình nơi sa trường làm cho ta hiu quạnh vò võ một mình, đói no không biết cậy vào đâu. Hôm nay ta gặp kẻ thù đã giết con ta, nhất định ta liều sống chết với ngươi một phen cho thoả dạ.
Bà lão nói xong lại quơ gậy đập liên tiếp. Ngột Truật cũng chỉ lấy tay đỡ ra và hỏi:
- Xin bà bớt giận, hãy nói tên con bà cho tôi nghe. Biết đâu con bà không phải do tôi giết.
Bà ta hét:
- Con ta là Lý Nhược Thuỷ, không phải ngươi giết nó sao?
Bà vừa hét vừa khóc tức tưởi. Ngột Truật nghe vậy trong lòng đau xót chẳng cùng, cứ việc cúi đầu để cho bà đánh cho hả giận.
Trong lúc ấy chợt nghe ngoài cửa có tiếng lao xao, Ngột Truật nhìn ra thấy quân sư Hấp Mê Xi bước vào nói:
- Suốt đêm qua chúng tôi không thấy Chúa công đâu cả sợ có điều gì bất trắc xảy ra nên phải dẫn quân đi tìm kiếm khắp nơi. Đến đây nếu không có con ngựa của Chúa công cột ngoài ngõ thì chắc cũng không biết đâu mà tìm, vậy xin Chúa công hãy trở về dinh kẻo mấy vị Vương gia trông đợi.
Ngột Truật đem việc đuổi theo Kiết Thanh nói lại đầu đuôi cho Hấp Mê Xi nghe rồi chỉ Lý mẫu bảo rằng:
- Bà lão này chính là mẫu thân của Lý Nhược Thuỷ tiên sinh đấy Quân sư ạ. Quân sư hãy vào ra mắt người đi.
Hấp Mê Xi vội bước vào làm lễ ra mắt bà lão, Ngột Truật lại nói với Lý mẫu:
- Người này là quân sư của tôi, con của bà hết dạ thảo ngay mà chết, cho nên tôi cho người khâm liệm hài cốt rất kỹ, để tôi cho người đem đến cho bà chọn đất mai táng.
Ngột Truật lại sai lấy bạc ròng năm trăm lượng đem cho Lý mẫu để dưỡng già, lại cho một cây lệnh kỳ cắm tại trước cửa để cho quân Kim ngó thấy chẳng dám vào phá hại xóm ấy. Rồi Ngột Truật từ giã Lý mẫu cùng Quân sư dẫn quân tìm đường trở về dinh.
Bấy giờ nhắc qua Nhạc Phi phó nguyên soái lãnh mười vạn quân ra đến Hoàng Lăng rồi truyền lệnh ba quân đình bộ, cấm làm ồn ào kinh động tiên vương.
Nhạc Phi dắt vài tên tuỳ tùng lên bái yết Hoàng Lăng. Khi bái yết xong, đứng nhìn địa thế hồi lâu rồi nghĩ thầm:
- “Chỗ này địa thế tốt lắm”.
Nhạc Phi quay lại hỏi tuỳ tùng:
- Núi này gọi là núi gì vậy?
- Thưa gia gia, núi này gọi là Ái Hoa sơn.
Nhạc Phi nói:
- Chỗ này phục binh thì tuyệt, nhưng chẳng biết làm sao dụ quân Phiên đến đây cho được. Nếu dẫn được chúng đến đây, ta sẽ giết chúng không còn một manh giáp để cho chúng hết coi thường Trung Nguyên ta.
Vừa nói vừa dẫn kẻ tuỳ tùng trở lại và an dinh hạ trại.
Nhắc qua anh chàng say rượu Kiết THnah dẫn tám trăm quân chạy trọn đêm, khi đến Hoàng Lăng thì trời đã sang, trông thấy phía trước có quân sĩ lao xao, dinh trại dựng san sát, vội bước tới hỏi quân canh:
- Dinh trại này của ai vậy?
Quân canh đáp:
- Đây là dinh trại của Nhạc nguyên soái, còn ông là ai?
Kiết Thanh bảo:
- Ngươi vào bẩm báo cho Nhạc Nguyên soái biết rằng có ta là Kiết Thanh còn đang đứng ngoài hầu lệnh.
Quân sĩ vào bẩm:
- Bẩm Nguyên soái, trước dinh có một vị tướng quân xưng là Kiết Thanh xin ra mắt.
Nhạc Phi nói:
- Nếu có Kiết Thanh về đây, chắc Hoàng Hà mất rồi.
Nhạc Phi vội truyền cho vào. Kiết Thanh vào ra mắt, Nhạc Phi hỏi:
- Ngươi về đây chắc là Hoàng Hà mất rồi phải không? ấy cũng tại ngươi chẳng nghe lời ta dặn bảo, uống rượu say sưa nên mới hỏng cả đại sự.
Kiết Thanh thưa:
- Thưa đại huynh, việc này chẳng phải tại đệ mà bởi Tào Vinh nó dâng Hoàng Hà cho giặc, vì vậy đệ không kịp trở tay.
Nhạc Phi thấy Kiết Thanh đầu cổ bờm xờm lại hỏi:
- Tại sao thân hình ngươi tàn tạ đến thế?
Kiết Thanh nói:
- Đệ giao chiến với tên Ngột Truật, chẳng dè thằng mọi ấy nó mạnh quá đệ đánh không lại, bị nó chém cho một búa văng mất cái mũ, may mà né nhanh tránh kịp không thì trúng đầu bỏ mạng rồi.
Ngưu Cao đứng bên Nhạc Phi nghe nói vỗ tay cười ngất:
- Tôi thấy huynh đầu cổ bờm xờm, nãy giờ ngỡ là quỷ sứ duới âm ty chạy lên, làm hết hồn vía.
Nhạc Phi quay lại quát:
- Đừng nói đùa.
Rồi quay lại nói với Kiết Thanh:
- Tội ngươi lớn lắm, nhưng ta sẽ cho lấy công chuộc tội, nếu ngươi tìm cách nào dẫn dụ được Ngột Truật đến đây, bằng dẫn không được thì chớ mong thấy ta nữa.
Kiết Thanh cúi đầu tuân lệnh, một mình lên ngựa chạy thẳng đến dinh trại Ngột Truật.
Ở bên kia sông Hoàng Hà, ngày đêm Ngột Truật cho quân thám thính tình hình địch không ngớt.
Một tên quân tuần thám về tâu:
- Binh Tống giữ gìn nghiêm ngặt lắm. Những nơi hiểm yếu đều có bố trí súng ống, ná tên, quân ta khó mà vượt qua sông được.
Ngột Truật vô kế khả thi, trong lòng lo lắng buồn bực chẳng yên.
Cũng xin nhắc qua Lưu Dự, từ khi qua đầu hàng quân Phiên, được phong làm chức Lỗ Vương, lấy làm đắc ý. Hôm ấy Lưu Dự đang ngồi dưới thuyền bỗng thấy phía trước có một chiếc thuyền treo cờ xí rực rỡ, bèn hỏi viên tiểu quan Phiên:
- Tại sao cờ xí của ta không được rực rỡ như thế kia?
Tiểu quan đáp:
- Ở trong nước Đại Kim này, chỉ có hoàng thân quốc thích mới có cờ ấy.
Lưu Dự lại hỏi:
- Cờ ấy có phải là Trân châu bửu triện Vân Phan đó không?
Tiểu Phiên thưa:
- Vâng, phải đấy.
Lưu Dự ngẫm nghĩ hồi lâu rồi sai quân dọn một chiếc thuyền nhỏ thẳng qua thuỷ trại của Ngột Truật.
Thấy Lưu Dự đến, viên quan Bình chương vào báo:
- Bẩm chúa công, có Lưu Dự đến hầu chỉ.
Ngột Truật truyền cho vào nhà hỏi:
- Ngươi đến ra mắt ta có việc gì không?
Lưu Dự tâu:
- Tôi mang ơn chúa công phong cho chức Vương song không có cây Trân châu bửu triện Vân phan thì không được oai phong lẫm liệt như ý muốn, vậy xin Chúa công cho tôi một cây để cho binh tướng khỏi coi thường.
Ngột Truật không bằng lòng đáp:
- Ngươi có công lao gì to lớn mà đòi hỏi đến cây cờ Vân phan của ta nữa?
Lưu Dự tâu:
- Nếu Chúa công cho tôi cây cờ quý giá ấy thì tôi sẽ có cách làm cho quân Phiên qua sông Hoàng Hà lập tức.
Ngột Truật nói:
- Nếu được vậy, ta có tiếc gì mà không cho ngươi.
Lưu Dự tạ ơn rồi trở về thuyền mình dựng cờ phan lên. Những quan bảo giá đại thần các nơi trông thấy cờ phan tưởng là thuyền Ngột Truật ra khỏi thuỷ trại nên đua nhau đến bảo giá.
Lưu Dự thấy thế chạy ra nói:
- Đây không phải là thuyền của chúa công, còn cây cờ phan này là của Chúa công mới ban cho tôi.
Mấy vị đại thần nghe nói lấy làm bất bình cùng nhau đến ra mắt Ngột Truật tâu:
- Cây bửu phan là cờ hiệu của Chúa công, sao lại cho Lưu Dự?
Ngột Truật đáp:
- Lưu Dự bảo rằng, nếu cho hắn cây cờ ấy, hắn sẽ có cách làm cho quân ta qua sông tức khắc. Thế thì ta còn tiếc cây cờ làm gì?
Bấy giờ mấy vị đại thần mới hết thắc mắc, rút lui về trại. Lưu Dự sau khi dựng cây cờ phan lên rồi thầm nghĩ:
- “Đã được vẻ vang như vậy thì phải làm sao cho binh Ngột Truật qua sông được, nếu không sẽ nguy to”.
Suy nghĩ một hồi nảy ra được một kế, liền thay đổi y phục rồi xuống một chiếc thuyền con, sai quân chèo thẳng qua bên kia sông. Đến nơi lại gặp dịp may là xa xa có cây cờ hiệu của Lưỡng Hoài Tiết Đạt sứ Tào Vinh, Lưu Dự vội sai quân chèo thẳng đến đó.
Quân Tống đón hỏi, Lưu Dự đáp:
- Ngươi báo với Tiết Đạt sứ rằng có Lưu Dự đến đây muốn gặp ngài để bàn việc cơ mật.
Quân sĩ nghe nói vội chạy vào báo với Tào Vinh.
Tào Vinh nghĩ thầm: Lưu Dự đến đây chắc có việc chi rồi?
Tào Vinh vội chạy xuống mé sông, quả nhiên thấy có Lưu Dự đang đứng đó. Lưu Dự vội bước tới xá Tào Vinh và tạ ơn người đã cứu mình khi trước.
Tào Vinh hỏi:
- Lâu nay, ngài thông gia ở bên ấy sống ra sao?
Lưu Dự đáp:
- Tôi qua bên ấy được phong chức Lỗ Vương vinh dự vô cùng, vì vậy hôm nay tôi về đây khuyên ngài qua đó đầu hàng đặng hưởng vinh hoa với nhau chẳng hay ngài có vui lòng không?
Tào Vinh nói:
- Nếu Kim quốc biết trọng người hiền như vậy thì tôi cũng nguyện qua bên ấy hưởng lộc cùng hiền huynh.
Lưu Dự nói rất tự tin:
- Nếu tiên sinh chịu đi, tôi chắc chắn cái tước Vương có sẵn trong tay rồi.
Tào Vinh nói:
- Tôi muốn nhân sớm mai là lúc Trương Sở còn ở Biện Lương, Nhạc Phi về triều chưa ra, tôi dâng Hoàng Hà này để làm lễ ra mắt vua Kim không biết có được không?
Lưu Dự mừng rỡ từ biệt Tào Vinh xuống thuyền trở về ra mắt Ngột Truật, nói:
- Được chúa công cho tôi cây cờ Vân phan nên tôi vội sang dinh Tống bàn cùng Lưỡng Hoài Tiết Đạt sứ Tào Vinh. Tôi bảo rằng Chúa công rất khoan nhân, đại độ biết chiêu hiền đãi sĩ nên y đã nghe lời tôi ước hẹn, đêm mai sẽ dâng Hoàng Hà này để làm lễ ra mắt chúa công. Vậy Chúa công hãy chuẩn bị sẵn sàng để sớm mai qua sông.
Ngột Truật thầm nghĩ:
- Thì ra tên Tào Vinh này cũng là tên gian thần.
Ngột Truật nói với Lưu Dự:
- Thế thì hay lắm, ngươi hãy trở về nghỉ ngơi, ta sẽ lo sắp đặt sẵn sàng và vạn sự nhờ ngươi đấy.
Lưu Dự cúi đầu vâng dạ rồi từ tạ trở về dinh. Ngột Truật lại nghĩ: “Khương Vương dùng toàn là bọn gian thần mãi quốc cầu vinh như vậy thì làm sao giữ gìn giang sơn cho được?”
Rồi cho mời quân sư Hấp Mê Xi vào thương nghị để sắp sửa ngày mai ra quân vượt Hoàng Hà.
Chiều hôm sau, khi mặt trời vừa gác non tây, Ngột Truật bảo Lưu Dự chèo thuyền đi trước dẫn đường còn mình thì cùng binh mã từ từ chèo thuyền sang sông.
Khi thuyền cặp bờ trời đã nhá nhem tối. Ở đó Tào Vinh đã chực sẵn rồi bước tới quỳ trước thuyền Ngột Truật tung hô vạn tuế. Hấp Mê Xi liền nói với Ngột Truật:
- Chuá công nên phong tước Vương cho y ngay bây giờ đi.
Ngột Truật nghe theo, phong cho Tào Vinh làm chức Triệu Vương. Tào Vinh mừng rỡ khôn cùng. Ngột Truật lại bảo Tào Vinh và Lưu Dự gìn giữ các chiến thuyền, còn Ngột Truật dẫn binh mã đánh lấn tới trước.
Lúc ấy binh Tống hay tin Tào Vinh đã đầu hàng Ngột Truật đều hoảng hốt bỏ chạy hết.
Nói về Kiết Thanh, từ ngày Nhạc Phi về triều, chàng vâng lời bỏ luôn mấy ngày không uống rượu. Hôm nọ nhân có bắt được mấy tên gian tế giải đến dinh, Nguyên soái mừng quá cho người mang đến mười hũ rượu và mười con dê khao thưởng tướng sĩ. Kiết Thanh thấy hơi rượu thèm quá nghĩ thầm:
- “Rượu của Nguyên soái ban thưởng mà không uống cũng tiếc, thôi hôm nay ta uống vùi một bữa rồi mai sẽ nhịn”.
Nghĩ rồi hối quân rót rượu uống lia lịa, chẳng mấy chốc đã say vùi. Còn đang gọi quân rót thêm bỗng quân thám thính về phi báo:
- Nguy tai rồi Ngột Truật đã đem quân qua khỏi sông Hoàng Hà, chúng đã đến gần dinh ta, hãy chạy cho mau.
- Đừng nói bậy, đại huynh ta đã phó thác cho ta gìn giữ Hoàng Hà, chúng bay bảo ta chạy đi đâu? Hãy đem giáp ra đây cho ta.
Kiết Thanh nai nịt xong xuôi tung mình lên ngựa, thân mình nghiên qua ngả lại, đôi mắt lim dim, tay cầm lang nha bổng múa lia lịa giục ngựa xông ra trận gặp Ngột Truật.
Lâu nay Kiết Thanh ra trận chưa gặp Ngột Truật nên không biết lợi hại như thế nào, còn Ngột Truật trông thấy tướng mạo Kiết Thanh lòng cười thầm:
- Rõ là thằng say, ta cho hắn một búa thì mạng vong ngay, nhưng đường đường một đấng anh hùng như ta mà ra tay như vậy đã giảm mất oai phong lại còn tội nghiệp cho con ma rượu.
Nghĩ đoạn gọi Kiết Thanh nói:
- Tên Nam man kia, mi say quá chén rồi, ta dung cho mi đấy, hãy đi đi, đợi lúc nào hết say sẽ trở lại đây giao phong với ta.
Kiết Thanh cười ha hả nói:
- Loài Phiên nô chớ có ngạo mạn, hãy xem cây lang nha bổng của ta đây.
Vừa nói vừa vung bổng đánh tới. Ngột Truật cả giận quát lớn:
- Thế thì con quỷ say này đã tới số rồi.
Ngột Truật quay ngựa lại giơ búa lên chém Kiết Thanh, Kiết Thanh đưa cây lang nha bổng đỡ vẹt qua, nhưng cây búa nặng quá đỡ không nổi buộc lòng phải tránh né sang một bên lưõi búa phớt ngang qua làm văng chiếc mũ trên đầu Kiết Thanh ra xa lắc, Kiết Thanh thất kinh quay ngựa chạy dài.
Tám trăm tinh binh do Nhạc Phi chọn lựa và huấn luyện, trong trường hợp này vẫn bình tĩnh hàng ngũ chỉnh tề chạy theo Kiết Thanh. Còn Ngột Truật rượt theo Kiết Thanh một đoạn khi qua khúc quanh, không thấy tăm dạng Kiết Thanh đâu nữa.
Ngột Truật quay nhìn lại quân binh của mình đã vào sâu không trông thấy nữa. Phần trời tối đen như mực, lại vừa muốn quay ngựa trở về. Bỗng Kiết Thanh lại từ trong bụi nhảy ra chỉ vào mặt Ngột Truật mắng:
- Ngột Truật, mi muốn bỏ chạy? Sao không theo ta nữa, sợ rồi sao?
Ngột Truật căm gan:
- Ta lại sợ mi sao?
Vừa nói vừa giục ngựa xông tới, nhưng Kiết Thanh lại quay ngựa bỏ chạy, làm cho Ngột Truật lại càng giận dữ hơn nữa, một người một ngựa đuổi theo hơn hai mươi dặm. Khi đến chỗ đường hẹp lại không trông thấy Kiết Thanh đâu cả. Ngột Truật tìm đường trở ra đến đại lộ thì trời đã sáng. Vừa trông thấy một xóm nhà nghèo nàn nấp dưới lùm cây rậm rạp. Có một ngôi nhà sát bên vệ đường cửa ngõ chẳng đóng, Ngột Truật bèn xuống ngựa cột trước ngõ, đi thẳng vào trong ngôi nhà trước mặt hỏi:
- Có ai trong nhà không?
Từ trong bước ra một bà lão đầu tóc bạc phơ, tay chống gậy.
Bà lên tiếng hỏi:
- Ai hỏi gì vậy?
Ngột Truật đứng dậy lễ phép đáp:
- Tôi là người lỡ bước không biết đường đi, đến đây hỏi thăm đường.
Bà lão nhìn Ngột Truật từ đầu đến chân rồi hỏi:
- Ngươi là ai mà lại ăn mặc như vậy? Mà định đi đâu lại hỏi thăm đường?
Ngột Truật thành thật đáp:
- Thưa, tôi là Đại Kim Quốc Điện hạ, Tứ hoàng tử…
Ngột Truật vừa nói đến đây bỗng thấy bà lão nôổ giận lôi đình quơ gậy nhắm đầu Ngột Truật đánh xuống lia lịa.
Ngột Truật không biết vì lý do gì nhưng bà ta quá già nua, vả lại Ngột Truật bản lĩnh anh hùng nên không cố chấp, cứ lấy tay đỡ cây gậy ra, vừa cười vừa hỏi:
- Sao bà lại đánh tôi?
Bà lão vùng khóc rống lên:
- Ta năm nay đã già cả, tuổi đã tám mươi, chỉ có một đứa con để nương cậy, cũng vì ngươi là quân tặc tử nên con ta phải bỏ mình nơi sa trường làm cho ta hiu quạnh vò võ một mình, đói no không biết cậy vào đâu. Hôm nay ta gặp kẻ thù đã giết con ta, nhất định ta liều sống chết với ngươi một phen cho thoả dạ.
Bà lão nói xong lại quơ gậy đập liên tiếp. Ngột Truật cũng chỉ lấy tay đỡ ra và hỏi:
- Xin bà bớt giận, hãy nói tên con bà cho tôi nghe. Biết đâu con bà không phải do tôi giết.
Bà ta hét:
- Con ta là Lý Nhược Thuỷ, không phải ngươi giết nó sao?
Bà vừa hét vừa khóc tức tưởi. Ngột Truật nghe vậy trong lòng đau xót chẳng cùng, cứ việc cúi đầu để cho bà đánh cho hả giận.
Trong lúc ấy chợt nghe ngoài cửa có tiếng lao xao, Ngột Truật nhìn ra thấy quân sư Hấp Mê Xi bước vào nói:
- Suốt đêm qua chúng tôi không thấy Chúa công đâu cả sợ có điều gì bất trắc xảy ra nên phải dẫn quân đi tìm kiếm khắp nơi. Đến đây nếu không có con ngựa của Chúa công cột ngoài ngõ thì chắc cũng không biết đâu mà tìm, vậy xin Chúa công hãy trở về dinh kẻo mấy vị Vương gia trông đợi.
Ngột Truật đem việc đuổi theo Kiết Thanh nói lại đầu đuôi cho Hấp Mê Xi nghe rồi chỉ Lý mẫu bảo rằng:
- Bà lão này chính là mẫu thân của Lý Nhược Thuỷ tiên sinh đấy Quân sư ạ. Quân sư hãy vào ra mắt người đi.
Hấp Mê Xi vội bước vào làm lễ ra mắt bà lão, Ngột Truật lại nói với Lý mẫu:
- Người này là quân sư của tôi, con của bà hết dạ thảo ngay mà chết, cho nên tôi cho người khâm liệm hài cốt rất kỹ, để tôi cho người đem đến cho bà chọn đất mai táng.
Ngột Truật lại sai lấy bạc ròng năm trăm lượng đem cho Lý mẫu để dưỡng già, lại cho một cây lệnh kỳ cắm tại trước cửa để cho quân Kim ngó thấy chẳng dám vào phá hại xóm ấy. Rồi Ngột Truật từ giã Lý mẫu cùng Quân sư dẫn quân tìm đường trở về dinh.
Bấy giờ nhắc qua Nhạc Phi phó nguyên soái lãnh mười vạn quân ra đến Hoàng Lăng rồi truyền lệnh ba quân đình bộ, cấm làm ồn ào kinh động tiên vương.
Nhạc Phi dắt vài tên tuỳ tùng lên bái yết Hoàng Lăng. Khi bái yết xong, đứng nhìn địa thế hồi lâu rồi nghĩ thầm:
- “Chỗ này địa thế tốt lắm”.
Nhạc Phi quay lại hỏi tuỳ tùng:
- Núi này gọi là núi gì vậy?
- Thưa gia gia, núi này gọi là Ái Hoa sơn.
Nhạc Phi nói:
- Chỗ này phục binh thì tuyệt, nhưng chẳng biết làm sao dụ quân Phiên đến đây cho được. Nếu dẫn được chúng đến đây, ta sẽ giết chúng không còn một manh giáp để cho chúng hết coi thường Trung Nguyên ta.
Vừa nói vừa dẫn kẻ tuỳ tùng trở lại và an dinh hạ trại.
Nhắc qua anh chàng say rượu Kiết THnah dẫn tám trăm quân chạy trọn đêm, khi đến Hoàng Lăng thì trời đã sang, trông thấy phía trước có quân sĩ lao xao, dinh trại dựng san sát, vội bước tới hỏi quân canh:
- Dinh trại này của ai vậy?
Quân canh đáp:
- Đây là dinh trại của Nhạc nguyên soái, còn ông là ai?
Kiết Thanh bảo:
- Ngươi vào bẩm báo cho Nhạc Nguyên soái biết rằng có ta là Kiết Thanh còn đang đứng ngoài hầu lệnh.
Quân sĩ vào bẩm:
- Bẩm Nguyên soái, trước dinh có một vị tướng quân xưng là Kiết Thanh xin ra mắt.
Nhạc Phi nói:
- Nếu có Kiết Thanh về đây, chắc Hoàng Hà mất rồi.
Nhạc Phi vội truyền cho vào. Kiết Thanh vào ra mắt, Nhạc Phi hỏi:
- Ngươi về đây chắc là Hoàng Hà mất rồi phải không? ấy cũng tại ngươi chẳng nghe lời ta dặn bảo, uống rượu say sưa nên mới hỏng cả đại sự.
Kiết Thanh thưa:
- Thưa đại huynh, việc này chẳng phải tại đệ mà bởi Tào Vinh nó dâng Hoàng Hà cho giặc, vì vậy đệ không kịp trở tay.
Nhạc Phi thấy Kiết Thanh đầu cổ bờm xờm lại hỏi:
- Tại sao thân hình ngươi tàn tạ đến thế?
Kiết Thanh nói:
- Đệ giao chiến với tên Ngột Truật, chẳng dè thằng mọi ấy nó mạnh quá đệ đánh không lại, bị nó chém cho một búa văng mất cái mũ, may mà né nhanh tránh kịp không thì trúng đầu bỏ mạng rồi.
Ngưu Cao đứng bên Nhạc Phi nghe nói vỗ tay cười ngất:
- Tôi thấy huynh đầu cổ bờm xờm, nãy giờ ngỡ là quỷ sứ duới âm ty chạy lên, làm hết hồn vía.
Nhạc Phi quay lại quát:
- Đừng nói đùa.
Rồi quay lại nói với Kiết Thanh:
- Tội ngươi lớn lắm, nhưng ta sẽ cho lấy công chuộc tội, nếu ngươi tìm cách nào dẫn dụ được Ngột Truật đến đây, bằng dẫn không được thì chớ mong thấy ta nữa.
Kiết Thanh cúi đầu tuân lệnh, một mình lên ngựa chạy thẳng đến dinh trại Ngột Truật.