Mấy viên gia tướng của Hàn Nguyên soái đang ở trước viên môn nghe có tiếng la lối, lại thấy mấy tên quân canh chạy vào ôm đầu khóc mếu, vội chạy ra hỏi nguyên do.
Gia tướng trông thấy Ngưu Cao và Kiết Thanh liền hỏi:
- Hai ông là ai, ở đâu, sao đến đây làm ồn như vậy?
Ngưu Cao nói.
- Hai ta chính là Đô Thống quan, thủ hạ của Nhạc Nguyên soái đến đây có việc cơ mật rất cần kíp song mấy đứa ôn dịch này không chịu vào báo cho Hàn Vương.
Gia tướng nghe nói hai người là thủ hạ của Nhạc Nguyên soái sai đến có việc cơ mật nên không dám coi thường, vội cúi đầu nói:
- Xin nhị vị tướng quân bớt giận, vì chúng nó không biết tướng quân nên mới vô lễ, xin nhị vị chờ cho một chút, chúng tôi vào bẩm báo ngay.
Ngưu Cao gật đầu đáp:
- Hay lắm, may mắn cũng có đứa biết điều đấy, nếu không, chắc ta thoi mỗi đứa một thoi khó mà sống nổi với ta.
Tên gia tướng chạy vào báo, Hàn Nguyên soái vội cho mời vào. Hai người vào thẳng hậu đường làm lễ ra mắt và dâng bức tâm thư.
Hàn Nguyên soái mở ra xem, trong lòng thất kinh, vội nói:
- Gian thần đã lộng hành như vậy mà tôi không hay biết, thật có lỗi, bây giờ xin nhị vị cứ theo kế ấy mà làm, bổn soái sẽ dẫn binh tiếp theo lập tức.
Hai người cúi đầu từ biệt Hàn Nguyên soái rồi lập tức lên ngựa thẳng qua Lâm An. Khi đến gần thành, Ngưu Cao quay lại nói nhỏ với Kiết Thanh:
- Để đệ vào trước, Kiết ca thủng thẳng đến sau.
Nói rồi giục ngựa thẳng đến bên thành kêu lớn:
- Tôi chính là thủ hạ của Nhạc Nguyên soái có việc cần kíp muốn ra mắt Miêu, Lưu nhị vị Vương gia.
Lúc ấy Miêu, Lưu đang tuần hành trên thành nhìn xuống thấy Ngưu Cao có một người một ngựa nên không hề nghi gì cả, sai quan mở cửa cho vào.
Ngưu Cao vào ra mắt rồi nói:
- Tiểu tướng có việc cơ mật muốn bẩm với nhị vị Vương gia, xin cho kẻ tả hữu ra ngoài hết mới có thể nói được.
Miêu, Lưu biết ý cùng nói:
- Những kẻ tả hữu của ta đây đều là kẻ tâm phúc, nếu có việc gì cứ việc nói ngay chớ ngại.
Ngưu Cao nói:
- Nhạc Nguyên soái sai tôi đến đây tỏ bày cùng nhị vị rằng, Nguyên soái tôi đem thân ra đuổi giặc khôi phục lại Tống triều, thế mà không được hưởng một tý gì gọi là công lao, trái lại kẻ ngồi không lại được hưởng ngôi cao, lộc cả. Vì vậy Nguyên soái tôi vô cùng bất mãn, muốn cho nhị vị bắt Khương Vương phải nhường ngôi cho Thái tử. Lúc bấy giờ Thái tử mới ba tuổi làm vua sao được? Tất nhiên nhị vị chia hai thiên hạ truất phế hôn quân, Nguyên soái tôi sẽ giúp một tay cho bõ ghét.
Hai người nghe nói cả mừng vội nói:
- Nếu có Nguyên soái của ngươi chịu đến giúp ta thì ta sẽ ra tay ngay và sau này sẽ phong vương cho người, quyết không thất hứa.
Nói rồi dắt Ngưu Cao vào qua Ngọ môn, bước lên đại điện ngồi, Ngưu Cao đứng hầu một bên. Cả hai toan viết thư trả lời cho Nhạc Nguyên soái, bỗng có quân sĩ chạy vào báo.
- Bên ngoài có một vị tướng quân họ Kiết tên Thanh muốn cầu ra mắt Vương gia.
Ngưu Cao nghe báo vội nói lớn lên:
- Người ấy chính là anh em của tôi đó. Cũng vì Khương Vương ruồng bỏ nên y trốn lên Thái Hành sơn ở ẩn, hôm trước tôi có gửi thư kêu y nên nay y mới xuống.
Miêu, Lưu nghe nói rất hài lòng vội truyền cho vào. Trong giây lát Kiết Thanh đến Ngọ môn vào đại điện triều kiến xong xuôi cũng đứng lại một bên.
Kế thấy quân sĩ chạy vào báo:
- Hàn Thế Trung đem đại binh mã đã đến bên thành và bảo quyết vào đây bắt nhị vị Vương gia.
Miêu, Lưu, hai người nghe báo thất kinh, lại nghe quân sĩ vào phi báo tiếp:
- Quan Bộc Xạ Châu Thắng đã tự ý mở thành, nghênh tiếp Hàn Thế Trung vào rồi.
Hai người thấy vậy càng thất kinh hơn nữa, lớn tiếng hỏi:
- Có ai dám đi bắt Châu Thắng cho ta không?
Ngưu Cao lên tiếng nói:
- Để tôi bắt hắn cho.
Vừa nói vừa lướt tới nắm cổ Miêu Phó, còn Kiết Thanh cũng lẹ làng nhảy tới thộp ngực Lưu Chánh Ngạn. Hai bên chư tướng vừa muốn ra tay tiếp cứu, Ngưu Cao và Kiết Thanh trợn mắt hét to như sấm:
- Kẻ nào muốn chết cứ việc vào đây.
Ngưu Cao một tay nắm đầu Miêu Phó, một tay múa giản đánh bổ tứ phía, còn Kiết Thanh cũng một tay nắm chặt Lưu Chánh Ngạn, một tay vung đao quát lớn:
- Đứa nào cử động, ta chém Lưu tặc trước rồi giết chết bay sau.
Tướng sĩ thấy vậy không dám vào. Còn đang tiến thoái lương nan, bỗng có một bọn cấm quân từ phía sau điện nghe tin bắt được hai tên gian thần Miêu, Lưu liền kéo vào một lượt chém giết thủ hạ của Miêu, Lưu khiến chúng thất kinh, chạy trốn tán loạn hết.
Ngưu Cao và Kiết Thanh dẫn hai đứa gian thần xuống điện. Bấy giờ Hàn Nguyên soái đã dẫn binh đến Ngọ môn rồi, Ngưu Cao và Kiết Thanh cùng nộp hai tên ấy cho Hàn Nguyên soái.
Hàn Nguyên soái truyền lệnh chém đầu hai tên gian thần lập tức rồi phân binh ra hai phía đi bắt hết giạ quyến Miêu, Lưu đem hành hình, một mặt truy nã bắt cho hết phe đảng để đề phòng hậu họa.
Sau đó, nhóm hết các quan văn võ triều thần, mời Cao Tông ra ngồi trên ngai, Cao Tông hạ chỉ:
- Trẫm bị hai tên gian tặc ấy bức hiếp, thiếu chút nữa đã mạng vong, nay Hàn Thế Trung có công giúp chúa vậy gia phong làm chức Cần Vương! đồng thời ban thưởng vàng lụa rồi cho phép về Trấn Giang như cũ, còn Ngưu Cao và Kiết Thanh đã có công bắt hai gian tặc, trẫm phong cho làm tả hữu Đô Đốc ở tại triều bảo giá.
Ngưu Cao cười gằn nói:
- Ông làm vua mà không biết nghe lời đại huynh tôi để cho đến nỗi này. Đáng lẽ ra tôi cũng không đến đây cứu làm gì, song vì lệnh của Nhạc đại huynh nên phải đi Nay đã trừ yên hai đứa giặc rồi, chúng tôi sẽ về nhà chứ ai thèm làm quan đâu mà phong chức, phong tước?
Nói rồi liền quay lưng đi thẳng, lên ngựa về Thang Âm, Cao Tông bèn hạ chỉ lấy hai thủ cấp Miêu Phó, Chánh Ngạn tế Vương Uyên rồi truyền lấy theo Vương lễ mai táng Vương Uyên.
Hàn Nguyên soái ở lại Lâm An vài ngày rồi từ giã trở về Giang Châu.
Sau đó Cao Tông được ở yên ngôi báu, thiên hạ thái
bình. Qua đến năm Thiệu Hưng thứ bảy, vào mùa
xuân, bỗng có tờ bổn chương cua quan Binh bộ thượng
thư, cáo cấp:
- Tại Sơn Đông Cửu Long sơn có Dương Tái Hưng làm loạn. Tại Thái Hồ có bọn thủy khấu là Thích Phương, La Cang và Hích Tiên toan tạo phản.
Kế nghe quân vào báo:
- Hồ Quảng, Động Đình hồ có Dương Ma làm loạn giết Châu đoạt Phủ lại giết cả Vương Tuyên Phủ.
Sau đó lại tiếp luôn mấy đạo bổn chương cáo cấp làm cho Cao Tông tâm thần bấn loạn không biết đâu mà tính.
Cao Tông hỏi các quan:
- Trong nước hiện giặc giã nổi lên quá nhiều, chư khanh có . mưu kế chi trừ loài cuồng khấu ấy không?
Lúc ấy có quan thái sư Triệu Lãnh bước ra tâu:
- Bọn giặc này, thần xem nguy hiểm lắm, nếu không có Nhạc Phi thì chắc chắn không ai gánh nổi trọng trách này.
Cao Tông nói:
- Lúc trước trẫm đã sai sứ triệu Nhạc Phi về triều nhậm chức, nhưng bị thủ hạ của y là Ngưu Cao và Kiết Thanh đánh đập đuổi về, lại xé nát chiếu chỉ quăng đi, trẫm nghĩ vì hai gã ấy có công bắt hai tên gian thần Miêu, Lưu nên trẫm bỏ qua. Nếu nay sai sứ đi triệu nữa chắc gì Nhạc Phi đã bằng lòng đến giúp?
Các quan thương nghị cả ngày vẫn không tìm được một kế nào cả.
Cao Tông phải truyền chỉ bãi triều, ngày mai sẽ bàn luận tiếp.
Các quan lui ra, Cao Tông cũng lui giá về cung. Ngụy Hoàng hậu bước ra nghênh tiếp trông thấy vua Cao Tông có vẻ buồn rầu liền hỏi:
- Hôm nay bệ hạ lâm Trào có việc chi mà trông có vẻ lo âu đến thế?
Cao Tông đáp:
- Nay trong nước giặc giã nổi lên khắp nơi, Thái sư Triệu Lãnh bảo cử Nhạc Phi ra dẹp giặc, nhưng trẫm e Nhạc Phi không bằng lòng gánh vác, nên mới lo buồn như vậy?
Nguy Hoàng hậu tâu:
- Thần thiếp vẫn biết thế, nên đã thêu xong cho bệ hạ một cặp cờ "Long Phượng sanh kỳ", vậy nay xin thêu thêm vào giữa bốn chữ "tận trung báo quốc", bệ hạ hãy sai người đem thưởng cho Nhạc Phi, biết đâu người bằng lòng ra giúp nước, cũng không biết chừng.
Cao Tông mừng rỡ, bảo Hoàng hậu thêu nhanh bốn chữ "Tận trung báo quốc", vua lại hạ bút viết một bức thư sai người đem đến huyện Thang âm triệu Nhạc Phi về kinh.
Người ấy lãnh chỉ đi ngay. Chỉ trong một đêm một ngày đã đến Thang âm, Nhạc Phi nghe báo vội vã bước ra nghênh tiếp vào trong đại đường, đặt bàn hương án quì dưới đất tiếp chỉ.
Khâm sai đọc:
- "Ta là Cao tông thay mệnh trời chiếu rằng:
Trời có lạnh mới thấy rõ lòng tòng, bá. Nước có nghèo mới thấy dạ tôi ngay. Trẫm ngồi trên ngôi báu thiếu đức nên trong nước xảy nạn binh đao, sinh linh oán thán. May nhờ có khanh là Nhạc Phi hết lòng trung vì nước, chịu cam khổ chẳng kẻ xâm lăng, vừa tạm yên, trong nước' chưa kịp hưởng thái bình thì giặc giã đã nổi lên: Dương Tái Hưng dấy binh tại Cửu Long sơn, Dương Ma lại chiếm cứ Động Đình hồ, còn bọn Thích Phương tuy là thảo khấu, nhưng La Cang là đứa khuấy nước hại dân, quả là lúc nước nhà loạn lạc và cũng là lúc tôi hiền gối đất nằm sương, chẳng lẽ đành tâm bàng quan tọa thị sao?
Nay Hoàng hậu đích thân thêu một cặp cờ "Long Phượng" lại dùng bốn chữ "tận trung báo quốc" đặc biệt biếu cho khanh, khanh hãy về kinh cho mau mà phục hồi chức cũ để lãnh binh hùng trừ khử loài gian, đem lại an ninh cho xã tắc. Trẫm không tiếc việc cắt đất phong Vương và nêu danh người trung nghĩa. Khanh hãy tuân lời trẫm, chớ nên chối từ''.
Nghe xong, Nhạc Nguyên soái cúi đầu tạ ơn rồi bày tiệc khoản đãi khâm sai.
An xong, Khâm sai từ biệt trở về kinh phục chỉ, còn Nhạc Nguyên soái thì một mặt sắm sửa hành trang, một mặt sai người đi gọi hết mấy anh em đến bảo:
- Nay thánh thượng cho người đến triệu thỉnh bọn ta xuất quân trừ bọn thảo khấu, hoàng hậu lại tự tay thêu một cặp cờ "Long Phượng'' cùng bốn chữ "Tận trung báo quốc" tặng chúng ta. Vì vậy ta phải phụng chiếu về kinh nên triệu chư đệ đến đây để sắm sửa cùng đi một lượt.
Ngưu Cao nói:
- Ai đi thì đi chớ đệ nhất định không thèm đi. Cái lão hoàng đế ôn dịch này, hễ thái bình vô sự thì lão chẳng dùng đến bọn ta, đến khi có dấy động binh đao thì lão lại xúi bọn ta đem thân hy sinh cho lão, còn lão thì ở trong cung chơi bời sung sướng.
Nhạc Phi nghiêm sắc mặt bảo:
- Ngưu đệ chớ nên buông lời lỗ mãng như vậy, phàm kẻ làm tôi, chúa bảo chết, tôi phải vâng theo, huống chi anh em ta đã ăn lộc chúa phải hết lòng vì chúa. Hơn nữa chúng ta đều là những trang tuấn kiệt cần phải hành động oanh oanh liệt liệt, lập nên sự nghiệp cho hiển tổ, vinh tông để tiếng thơm lại ngàn đời sau chớ nên để chết già trong chốn hang cùng ngõ hẻm mà hổ phận làm trai. Nay chúng ta đi phen này đón Nhị Đế về khôi phục Trung Nguyên cho kỳ được thì mới toại chí bình sẽ sở nguyện của chúng ta. Chư đệ hãy đưa gia quyến ai về nấy để cho rảnh rang cùng đi với ta lo kiến công, lập nghiệp.
Mấy anh em nghe nói đều đồng thanh nói:
- Đại ca nói rất chí lý?
Nói rồi từ biệt ai về nhà nấy, lo sắp đặt đưa gia quyến về làng, rủ nhau đến soái phủ chờ Nhạc Phi khởi hành.
Lúc ấy Lý thị cùng dâu là Củng thị bày yến tiệc để tiễn Nhạc Nguyên soái, Nhạc Nguyên soái ăn uống xong tỏ lời gửi gắm việc nhà lại cho Lý thị rồi cùng anh em sắm sửa ra đi.
Các quan địa phương đều đến đưa Nhạc Nguyên soái lên đường, Nhạc Nguyên soái tạ ơn và nói:
- Tôi chẳng dám làm phiền lòng các ông, duy có việc nhà cửa tôi, mong các ông chú ý giúp đỡ cho.
Các quan đều đồng thanh đáp:
- Xin Nguyên soái hãy an tâm, việc ấy chúng tôi sẽ hết lòng lo lắng.
Nói rồi từ giã ra về, Nhạc Nguyên soái cùng anh em tung mình lên ngựa nhắm Lâm An thẳng tiến.
Đi chẳng mấy ngày đã đến Giang Châu, Nhạc Nguyên soái ghé vào thăm Hàn Nguyên soái. Hai người bàn luận việc nước với nhau một hồi rồi từ biệt ra đi. Hàn Nguyên soái đưa đi ước chừng vài dặm đường mới trở lại.
Nhạc Nguyên soái đi đến Lâm An vào Triều kiến giá, Cao Tông cả mừng, truyền phong chức lại cho Nhạc Phi và hứa lúc nào yên giặc sẽ còn thăng thưởng thêm.
Nhạc Nguyên soái kiểm điểm binh mã xong xuôi vào Triều từ giã, Cao Tông hỏi:
- Nguyên soái đi phen này dẹp giặc nào trước?
Nhạc Nguyên soái tâu:
- Trước tiên phải dẹp Dương Tái Hưng tại Cửu Long sơn rồi đến Thái Hồ, cuối cùng mới dẹp Động Đình hồ.
Cao Tông mừng rỡ trao ngự tửu, Nhạc Nguyên soái tạ ơn ra khỏi triều về dinh, sai Ngưu Cao lãnh ba ngàn binh mã đi trước, sai công tử Nhạc Vân vận lương thảo đi theo cung cấp cho đạo binh trước.
Nhạc Nguyên soái căn dặn:
- Con nên biết rằng lương thảo là việc hệ trọng nhất cho quân đội, nếu một ngày thiếu lương, ba quân sẽ loạn, không nên thờ ơ.
Nhạc Vân vâng lệnh ra đi. Sau đó Nhạc Nguyên soái kéo đại binh rầm rộ lên đường.
Ngưu Cao dẫn binh đi trước chẳng mấy ngày đã đến Cửu Long sơn. Quân sĩ báo:
- Thưa lão gia, phía trước đây là Cửu Long sơn rồi.
Ngưu Cao nói:
- Hãy chiếm cứ xong Cửu Long sơn rồi sẽ đóng dinh.
Quân sĩ vâng lệnh ào đến chân núi Cửu Long la hét om sòm, lâu la giật mình chạy lên núi phi báo:
- Có Tống tướng đem binh dưới núi khiêu chiến xin đại vương liệu định.
Dương Tái Hưng nghe báo không chút nao núng, điểm lâu la xuống núi kêu lớn:
- Loài mao tặc kia, ngươi là ai ở đâu dám cả gan đến đây nạp mạng?
Ngưu Cao trợn mắt, hét:
- Tên cường đạo kia, đã thấy Ngưu lão gia đến đây sao không xuống ngựa chịu trói cho rồi để ta ra tay cho nhọc sức?
Dương Tái Hưng cười khẩy, nói:
- Hừ. Thì ra ngươi là Ngưu Cao, một tên vô danh, không xứng là đối thủ của ta đâu, để chờ Nhạc Phi đến đây ta sẽ đánh luôn thể.
Lửa giận phừng gan, Ngưu Cao không thèm nói thêm lời nào nữa, vung giản đánh liền. Dương Tái Hưng cũng đưa thương ngăn đỡ. Hai bên đánh nhau ước chừng mười hai, mười ba hiệp, Ngưu Cao thở hồng hộc, liệu đánh không lại, quay ngựa chạy dài.
Dương Tái Hưng không thèm rượt theo, thu binh trở về núi, còn Ngưu Cao chạy một quãng xa nhìn lại không thấy địch truy kích liền truyền lệnh đóng trại cách Cửu Long sơn vài dặm chờ đại binh Nhạc Nguyên soái đến sẽ hay.
Không đầy một ngày, đại binh của Nhạc Nguyên soái đã đến nơi. Ngưu Cao xuất quân nghênh tiếp, Nhạc Nguyên soái hỏi Ngưu Cao:
. Ngươi đến đây đã đánh trận nào chưa?
Ngưu Cao đáp:
- Có chứ, lúc mới đến đệ đã dàn quân đánh với một tướng bạch mã ngân thương được mười lăm hiệp, không hiểu tại sao hắn lại thu binh về núi mất, rồi sau đó chưa đánh thêm trận nào nữa cả.
Chư tướng nghe nói bụm miệng cười, nói:
- Thế thì chắc chắn Ngưu Cao thua liểng xiểng một trận rồi.
Nhạc Nguyên soái lại hỏi:
- Tướng ấy tên họ là chi?
Ngưu Cao ngơ ngác đáp:
- Ôi Đệ quên hỏi mất rồi!
Nhạc Nguyên soái nghiêm giọng:
- Hiền đệ theo ta đánh giặc đã lâu mà vẫn giữ tính thô lỗ ấy mãi. Nếu đệ lập được công lao thì biết đâu mà ghi công? Từ nay về sau gặp địch phải hỏi tên chớ nên hấp tấp.
Ngừng một lát, Nhạc Nguyên soái tiếp:
- Năm nọ tại giáo trường thi võ, Ngưu đệ còn nhớ mặt tên Dương Tái Hưng đó không? Người vừa đánh với đệ có phải y không?
Ngưu Cao nghe nói gật đầu lia lịa đáp:
- Đúng rồi, đúng rồi, thế mà đệ quên béng mất, quả thật là hắn rồi.
Nhạc Nguyên soái mỉm cười nói:
- Nếu quả là Dương Tái Hưng thì đệ đánh sao cho lại? Để mai ta ra đó khuyên hắn đầu hàng mới xong.
Sáng hôm sau, bình minh vừa ló dạng, Nhạc Nguyên soái đã hội họp chư tướng kéo quân ra trận.
Chư tướng bước tới bẩm:
- Giết gà cần gì phải dùng dao mổ trâu? Sá gì một tên thảo khấu như vậy, để anh em chúng tôi sửa trị cũng được, hà tất Nguyên soái phải ra tay cho nhọc sức?
Nhạc Nguyên soái nói:
- Chư vị chưa rõ đó thôi, chỉ vì Dương Tái Hưng là một hổ tướng, ta muốn ra đó dụ hắn về đầu. Nếu được một tướng anh hùng như Dương Tái Hưng làm vây cánh giúp rập cho Tống triều chẳng phải hay hơn sao?
Nhạc Nguyên soái lại dặn chư tướng:
- Nay ta ra trận này, chư tướng cứ để một mình ta đối địch với Dương Tái Hưng, nếu ai ra tay giúp ta, ta sẽ chiếu theo quân pháp mà trị tội.
Chư tướng vâng lệnh nhưng lại bẩm:
- Xin Nguyên soái hãy cho anh em chúng tôi theo với để xem cách đánh của Nguyên soái ra thế nào.
Nhạc Nguyên soái nói:
- Cũng được, cứ việc đi hết một lượt, miễn không ra tiếp tay là được.
Căn dặn xong xuôi, Nhạc Nguyên soái đến chân núi khiêu chiến, chư tướng theo sau để xem.
Lâu la chạy lên núi phi báo, Dương Tái Hưng vội dẫn lâu la xuống núi, Nhạc Nguyên soái trông thấy Dương Tái Hưng đầu đội Phụng sĩ ngân khôi, mình mang Ngư lân tế giáp, tay cầm cây còn ngân thương, lưng đeo cây trước tiết giản, cưỡi ngựa ngân tông, đôi mắt sáng như sao, mặt đẹp như trăng rằm, lưng tròn vai rộng tiếng nói như chuông, thật là đường đường một đấng anh hùng trên đời hiếm có.
Nhạc Nguyên soái giục ngựa lướt tới chào:
- Dương tướng quân, từ ngày giã biệt đến nay, tướng quân mạnh giỏi thế nào?
Dương Tái Hưng cười gằn đáp:
- Nhạc Phi, ngươi đừng nhìn lầm, ta với ngươi quen biết hồi nào mà hôm nay ngươi nói vậy?
Nhạc Nguyên soái nói:
Chúng ta đã một lần gặp nhau tại Biện Kinh nơi tiểu giáo trường, chẳng lẽ tướng quân đã quên sao?
Dương Tái Hưng ngẫm nghĩ hồi lâu rồi gật gù đầu đáp:
- Ngươi có phải là người đâm chết Tiểu Lương Vương lúc đó không?
Nhạc Nguyên soái đáp:
- Đúng đấy, bây giờ tôi xin hỏi tướng quân một điều. Cứ theo sự hiểu biết của tôi thì tướng quân là con dòng cháu giống, sao lại đi xuất thân cường đạo làm nhục tổ tông để tiếng xấu muôn đời, huống chi tướng quân là người văn võ toàn tài, sao không qui thuận triều đình, quét sạch Kim Bang, đón Nhị Đế về Triều để lưu danh hậu thế chẳng tốt hơn sao?
Dương Tái Hưng nghe nói cười ngặt nghẽo:
- Nhạc Phi, ngươi chớ dạy đời, ta đây là Dương Tái Hưng há không biết đạo lý sao? Chỉ vì lúc trước Huy Tông Hoàng đế tin dùng bọn gian thần xây lập miếu Đông Nhạc làm cho dân tình khốn khổ, vơ vét của cải của dân chúng, lại hòa hảo với Kim Phiên làm cho Kim Phiên thừa cơ xâm lấn. Về sau lại truyền ngôi cho Khâm Tông là kẻ nhu nhược, dốt nát nên mới bị Phiên bắt cả hai, nếu quả có minh quân biết trọng hiền tài, thải trừ gian nịnh, quyết chí khôi phục giang sơn thì Trung Nguyên chúng ta thiếu gì người đứng ra lãnh trọng trách giữ an ninh. Ngặt vì đương kim hoàng đế Cao Tông chỉ biết vui hưởng lạc thú riêng tư, tin dùng đứa nịnh thần đem giang san cẩm tú bán đứng cho ngoại bang thì phụng sự làm gì? Chi bằng ngươi hợp cùng ta khởi nghĩa tại Sơn Đông này, thu lấy Tống Triều rồi đánh thốc sang Kim Bang, cùng hưởng giàu sang, cần gì phải phục vụ cho lão hôn quân ấy cho nhọc sức? Nếu hôm nay ngươi không nghe lời ta thì chắc chắn ngày sau, ngươi chết không đất chôn thây, ăn năn không kịp đấy.
Nhạc Nguyên soái nói:
- Lời tướng quân nói vậy sai quá. Phàm làm tôi phải hết dạ trung thành, làm con phải tròn câu hiếu thảo, đã sinh trong đất Tống phải làm tôi đất Tống, huống chi nhà họ Dương của tướng quân đã mấy đời dòng dõi trung lương, ăn lộc của triều đình, há đi làm điều phản nghịch cho nhục nhã tổ tông sao? Nếu không biết nghe lời phải thì tất nhiên chúng ta phải quyết hơn thua một trận mới xong.
Dương Tái Hưng nói:
- Nhạc Phi, ngươi nên biết rằng đã là đấng nam nhi đứng trong hoàn vũ cần phải để tiếng tốt trên đời, nếu không để được tiếng tốt tất nhiên sẽ bị nhơ danh muôn thuở. Ta đã khuyên giải hết lời mà ngươi nhất định không nghe thì hãy giục ngựa lại đây cùng ta giao chiến chớ có nhiều lời vô ích.
Nhạc Nguyên soái nói:
- Thế thì hãy truyền binh tướng lui lại hết rồi chúng ta chỉ đơn thương độc mã tranh tài với nhau, ngươi có bằng lòng không?
Dương Tái Hưng gật đầu:
- Thế thì hay lắm!
Nói rồi truyền cho lâu la lui hết về núi, Nhạc Nguyên soái cùng sai chư tướng lui ra phía sau, không cho ai tới trước một bước.
Sau đó hai ngựa giao kề, song thương huy động. Thương pháp của Nhạc Nguyên soái như phượng múa rồng bay, còn Dương Tái Hưng thương pháp cũng nhanh không thể tưởng. Hai bên đánh nhau hơn ba trăm hiệp vẫn không phân thắng bại.
Kế thấy trời tối, hai bên chấp thuận thu binh về dinh hẹn ngày mai sẽ tranh tài tiếp.
Hôm sau Nhạc Nguyên soái đến sớm lắm, nhưng Dương Tái Hưng đã chực sẵn rồi. Nhạc Nguyên soái truyền chư tướng lui lại phía sau độ ba làn tên thôi, nhưng không được bước tới một bước, nếu ai trái lệnh sẽ bị chém đầu.
Rồi hai bên lại giáp chiến, đánh thôi tối trời mịt đất, như song long giỡn sóng, lưỡng hổ tranh hùng. Hai người đang đánh vùi với nhau, ngờ đâu lại có công tử Nhạc Vân vừa giải lương về. Quân sĩ nói với Nhạc Vân:
- Nguyên soái không có ở nhà, người đã đi giao chiến với Dương Tái Hưng rồi.
Nhạc Vân bèn khiến quân sĩ giữ gìn lương thảo rồi giục ngựa chạy đến trước trận xem, thấy cha mình đang đánh với viên tướng giặc, còn mấy chú lại đứng xa mà ngó.
Ngưu Cao vừa trông thấy Nhạc Vân vội kêu nói:
- Cháu đến đây thật may quá, cháu hãy ra giúp cha cháu trừ khử tên ăn cướp ấy cho rồi?
Nhạc Vân có hay biết gì đâu? Chàng lập tức giục ngựa ra giữa đấu trường kêu lớn:
- Cha ơi, hãy nghỉ đi, để con ra tay bắt tên phản nghịch này cho.
Dương Tái Hưng thấy thế dừng thương kêu Nhạc Nguyên soái.
- Nhạc Phi, quân lệnh ngươi chẳng nghiêm mà làm Nguyên soái thật không xứng đáng, ta không thèm đánh với ngươi nữa cho nhơ danh.
Nói rồi quày ngựa đi về núi.
Nhạc Nguyên soái đỏ mặt, thu binh về dinh vào trướng ngồi buồn rũ rượi. Nhạc Vân bước vào phục lệnh.
Nguyên soái nổi giận quát:
- Quân đao phủ đâu, hãy dẫn Nhạc Vân chém quách cho ta.
Nhạc Vân sửng sốt không biết nguyên do, còn chư tướng ai nấy đều hiểu rõ, liền quì xuống một lượt xin tha và nói:
- Công tử vừa giải lương đến chưa rõ sự việc nên mới phạm phải quân lệnh, mong Nguyên soái rộng dung.
Nhạc Nguyên soái nói:
- Được rồi, ta vị tình chư tướng tha tội chết cho nó, song tội sống không thể tha.
Nói ròi truyền quân sĩ đánh Nhạc Vân cho đủ bốn mươi roi trị tội. Quân sĩ vâng lệnh đè công tử xuống đánh túi bụi.
Vừa đánh được hai mươi roi, Ngưu Cao đứng một bên nghĩ thầm: "Việc này rõ ràng là ta hại nó".
Nghĩ rồi bước ra bẩm:
- Đánh được hai mươi roi rồi, còn hai mươi roi nữa cho tôi xin, nếu không được, tôi xin chịu đòn thế cho cháu tôi.
Nhạc Nguyên soái nói:
- Được ta cũng vì tình Ngưu hiền đệ mà tha cho nó.
Nói rồi kêu Trương Bảo dặn:
- Bây giờ ngươi phải dẫn Nhạc Vân lên núi bảo cho
Dương Tái Hưng biết rằng công tử vận lương mới về nên không biết rõ quân lệnh, tuy vậy ta vẫn muốn chém đầu ngặt vì chư tưởng xin xỏ ta phải đánh hai chục côn để trừng trị. Nay xin dẫn tới tạ tội với tướng quân.
Trương Bảo vâng lệnh dẫn công tử Nhạc Vân lên núi, lâu la chạy vào phi báo, Dương Tái Hưng vội ra xem. Trương Bảo quì xuống bẩm:
- Người này là Nhạc công tử, chỉ vì đi giải lương mới về không biết có quân lệnh như vậy nên mạo phạm đến đại vương, khi về dinh Nguyên soái toan đem ra chém thì chư tướng cùng xin tha. Nguyên soái phải đánh hai chục côn, nay đem đến cho ngài xem và xin lỗi luôn thể.
Dương Tái Hưng nói:
- Ừ có vậy mới xứng đáng là một Nguyên soái chớ!
- Vậy ngươi hãy về bẩm lại với Nguyên soái ngươi, ngày mai sẽ ra hội chiến.
Trương Bảo vâng lời dẫn công tử trở về dinh vào ra mắt Nhạc Nguyên soái và đem hết những lời Dương Tái Hưng bẩm lại.
Ngày ấy trời vừa tối, Nhạc Nguyên soái lui vào hậu dinh, Nhạc Vân và Trương Hiến đứng hầu hai bên. Nguyên soái trông thấy Nhạc Vân hai hàng nước mắt chảy ròng ròng vội hỏi:
- Ta là cha mi mà mới đánh vài chục roi đã oán hận bây giờ còn khóc vậy sao?
Nhạc Vân nói:
- Thưa cha con đâu dám giận.
- Thế thì tại sao mi lại khóc?
- Chỉ vì con nhớ đến bà nội con. Phải chỉ bà nội con còn sống, hễ nghe con phải đòn thì làm sao cũng ra xin, bây giờ chẳng có ai nên con nhớ bà nội con vô cùng.
Nguyên soái nghe nói vô cùng xúc động, đôi dòng lệ tuôn trào. nói:
- Thôi con hãy về nghỉ cho sớm!
Mấy viên gia tướng của Hàn Nguyên soái đang ở trước viên môn nghe có tiếng la lối, lại thấy mấy tên quân canh chạy vào ôm đầu khóc mếu, vội chạy ra hỏi nguyên do.
Gia tướng trông thấy Ngưu Cao và Kiết Thanh liền hỏi:
- Hai ông là ai, ở đâu, sao đến đây làm ồn như vậy?
Ngưu Cao nói.
- Hai ta chính là Đô Thống quan, thủ hạ của Nhạc Nguyên soái đến đây có việc cơ mật rất cần kíp song mấy đứa ôn dịch này không chịu vào báo cho Hàn Vương.
Gia tướng nghe nói hai người là thủ hạ của Nhạc Nguyên soái sai đến có việc cơ mật nên không dám coi thường, vội cúi đầu nói:
- Xin nhị vị tướng quân bớt giận, vì chúng nó không biết tướng quân nên mới vô lễ, xin nhị vị chờ cho một chút, chúng tôi vào bẩm báo ngay.
Ngưu Cao gật đầu đáp:
- Hay lắm, may mắn cũng có đứa biết điều đấy, nếu không, chắc ta thoi mỗi đứa một thoi khó mà sống nổi với ta.
Tên gia tướng chạy vào báo, Hàn Nguyên soái vội cho mời vào. Hai người vào thẳng hậu đường làm lễ ra mắt và dâng bức tâm thư.
Hàn Nguyên soái mở ra xem, trong lòng thất kinh, vội nói:
- Gian thần đã lộng hành như vậy mà tôi không hay biết, thật có lỗi, bây giờ xin nhị vị cứ theo kế ấy mà làm, bổn soái sẽ dẫn binh tiếp theo lập tức.
Hai người cúi đầu từ biệt Hàn Nguyên soái rồi lập tức lên ngựa thẳng qua Lâm An. Khi đến gần thành, Ngưu Cao quay lại nói nhỏ với Kiết Thanh:
- Để đệ vào trước, Kiết ca thủng thẳng đến sau.
Nói rồi giục ngựa thẳng đến bên thành kêu lớn:
- Tôi chính là thủ hạ của Nhạc Nguyên soái có việc cần kíp muốn ra mắt Miêu, Lưu nhị vị Vương gia.
Lúc ấy Miêu, Lưu đang tuần hành trên thành nhìn xuống thấy Ngưu Cao có một người một ngựa nên không hề nghi gì cả, sai quan mở cửa cho vào.
Ngưu Cao vào ra mắt rồi nói:
- Tiểu tướng có việc cơ mật muốn bẩm với nhị vị Vương gia, xin cho kẻ tả hữu ra ngoài hết mới có thể nói được.
Miêu, Lưu biết ý cùng nói:
- Những kẻ tả hữu của ta đây đều là kẻ tâm phúc, nếu có việc gì cứ việc nói ngay chớ ngại.
Ngưu Cao nói:
- Nhạc Nguyên soái sai tôi đến đây tỏ bày cùng nhị vị rằng, Nguyên soái tôi đem thân ra đuổi giặc khôi phục lại Tống triều, thế mà không được hưởng một tý gì gọi là công lao, trái lại kẻ ngồi không lại được hưởng ngôi cao, lộc cả. Vì vậy Nguyên soái tôi vô cùng bất mãn, muốn cho nhị vị bắt Khương Vương phải nhường ngôi cho Thái tử. Lúc bấy giờ Thái tử mới ba tuổi làm vua sao được? Tất nhiên nhị vị chia hai thiên hạ truất phế hôn quân, Nguyên soái tôi sẽ giúp một tay cho bõ ghét.
Hai người nghe nói cả mừng vội nói:
- Nếu có Nguyên soái của ngươi chịu đến giúp ta thì ta sẽ ra tay ngay và sau này sẽ phong vương cho người, quyết không thất hứa.
Nói rồi dắt Ngưu Cao vào qua Ngọ môn, bước lên đại điện ngồi, Ngưu Cao đứng hầu một bên. Cả hai toan viết thư trả lời cho Nhạc Nguyên soái, bỗng có quân sĩ chạy vào báo.
- Bên ngoài có một vị tướng quân họ Kiết tên Thanh muốn cầu ra mắt Vương gia.
Ngưu Cao nghe báo vội nói lớn lên:
- Người ấy chính là anh em của tôi đó. Cũng vì Khương Vương ruồng bỏ nên y trốn lên Thái Hành sơn ở ẩn, hôm trước tôi có gửi thư kêu y nên nay y mới xuống.
Miêu, Lưu nghe nói rất hài lòng vội truyền cho vào. Trong giây lát Kiết Thanh đến Ngọ môn vào đại điện triều kiến xong xuôi cũng đứng lại một bên.
Kế thấy quân sĩ chạy vào báo:
- Hàn Thế Trung đem đại binh mã đã đến bên thành và bảo quyết vào đây bắt nhị vị Vương gia.
Miêu, Lưu, hai người nghe báo thất kinh, lại nghe quân sĩ vào phi báo tiếp:
- Quan Bộc Xạ Châu Thắng đã tự ý mở thành, nghênh tiếp Hàn Thế Trung vào rồi.
Hai người thấy vậy càng thất kinh hơn nữa, lớn tiếng hỏi:
- Có ai dám đi bắt Châu Thắng cho ta không?
Ngưu Cao lên tiếng nói:
- Để tôi bắt hắn cho.
Vừa nói vừa lướt tới nắm cổ Miêu Phó, còn Kiết Thanh cũng lẹ làng nhảy tới thộp ngực Lưu Chánh Ngạn. Hai bên chư tướng vừa muốn ra tay tiếp cứu, Ngưu Cao và Kiết Thanh trợn mắt hét to như sấm:
- Kẻ nào muốn chết cứ việc vào đây.
Ngưu Cao một tay nắm đầu Miêu Phó, một tay múa giản đánh bổ tứ phía, còn Kiết Thanh cũng một tay nắm chặt Lưu Chánh Ngạn, một tay vung đao quát lớn:
- Đứa nào cử động, ta chém Lưu tặc trước rồi giết chết bay sau.
Tướng sĩ thấy vậy không dám vào. Còn đang tiến thoái lương nan, bỗng có một bọn cấm quân từ phía sau điện nghe tin bắt được hai tên gian thần Miêu, Lưu liền kéo vào một lượt chém giết thủ hạ của Miêu, Lưu khiến chúng thất kinh, chạy trốn tán loạn hết.
Ngưu Cao và Kiết Thanh dẫn hai đứa gian thần xuống điện. Bấy giờ Hàn Nguyên soái đã dẫn binh đến Ngọ môn rồi, Ngưu Cao và Kiết Thanh cùng nộp hai tên ấy cho Hàn Nguyên soái.
Hàn Nguyên soái truyền lệnh chém đầu hai tên gian thần lập tức rồi phân binh ra hai phía đi bắt hết giạ quyến Miêu, Lưu đem hành hình, một mặt truy nã bắt cho hết phe đảng để đề phòng hậu họa.
Sau đó, nhóm hết các quan văn võ triều thần, mời Cao Tông ra ngồi trên ngai, Cao Tông hạ chỉ:
- Trẫm bị hai tên gian tặc ấy bức hiếp, thiếu chút nữa đã mạng vong, nay Hàn Thế Trung có công giúp chúa vậy gia phong làm chức Cần Vương! đồng thời ban thưởng vàng lụa rồi cho phép về Trấn Giang như cũ, còn Ngưu Cao và Kiết Thanh đã có công bắt hai gian tặc, trẫm phong cho làm tả hữu Đô Đốc ở tại triều bảo giá.
Ngưu Cao cười gằn nói:
- Ông làm vua mà không biết nghe lời đại huynh tôi để cho đến nỗi này. Đáng lẽ ra tôi cũng không đến đây cứu làm gì, song vì lệnh của Nhạc đại huynh nên phải đi Nay đã trừ yên hai đứa giặc rồi, chúng tôi sẽ về nhà chứ ai thèm làm quan đâu mà phong chức, phong tước?
Nói rồi liền quay lưng đi thẳng, lên ngựa về Thang Âm, Cao Tông bèn hạ chỉ lấy hai thủ cấp Miêu Phó, Chánh Ngạn tế Vương Uyên rồi truyền lấy theo Vương lễ mai táng Vương Uyên.
Hàn Nguyên soái ở lại Lâm An vài ngày rồi từ giã trở về Giang Châu.
Sau đó Cao Tông được ở yên ngôi báu, thiên hạ thái
bình. Qua đến năm Thiệu Hưng thứ bảy, vào mùa
xuân, bỗng có tờ bổn chương cua quan Binh bộ thượng
thư, cáo cấp:
- Tại Sơn Đông Cửu Long sơn có Dương Tái Hưng làm loạn. Tại Thái Hồ có bọn thủy khấu là Thích Phương, La Cang và Hích Tiên toan tạo phản.
Kế nghe quân vào báo:
- Hồ Quảng, Động Đình hồ có Dương Ma làm loạn giết Châu đoạt Phủ lại giết cả Vương Tuyên Phủ.
Sau đó lại tiếp luôn mấy đạo bổn chương cáo cấp làm cho Cao Tông tâm thần bấn loạn không biết đâu mà tính.
Cao Tông hỏi các quan:
- Trong nước hiện giặc giã nổi lên quá nhiều, chư khanh có . mưu kế chi trừ loài cuồng khấu ấy không?
Lúc ấy có quan thái sư Triệu Lãnh bước ra tâu:
- Bọn giặc này, thần xem nguy hiểm lắm, nếu không có Nhạc Phi thì chắc chắn không ai gánh nổi trọng trách này.
Cao Tông nói:
- Lúc trước trẫm đã sai sứ triệu Nhạc Phi về triều nhậm chức, nhưng bị thủ hạ của y là Ngưu Cao và Kiết Thanh đánh đập đuổi về, lại xé nát chiếu chỉ quăng đi, trẫm nghĩ vì hai gã ấy có công bắt hai tên gian thần Miêu, Lưu nên trẫm bỏ qua. Nếu nay sai sứ đi triệu nữa chắc gì Nhạc Phi đã bằng lòng đến giúp?
Các quan thương nghị cả ngày vẫn không tìm được một kế nào cả.
Cao Tông phải truyền chỉ bãi triều, ngày mai sẽ bàn luận tiếp.
Các quan lui ra, Cao Tông cũng lui giá về cung. Ngụy Hoàng hậu bước ra nghênh tiếp trông thấy vua Cao Tông có vẻ buồn rầu liền hỏi:
- Hôm nay bệ hạ lâm Trào có việc chi mà trông có vẻ lo âu đến thế?
Cao Tông đáp:
- Nay trong nước giặc giã nổi lên khắp nơi, Thái sư Triệu Lãnh bảo cử Nhạc Phi ra dẹp giặc, nhưng trẫm e Nhạc Phi không bằng lòng gánh vác, nên mới lo buồn như vậy?
Nguy Hoàng hậu tâu:
- Thần thiếp vẫn biết thế, nên đã thêu xong cho bệ hạ một cặp cờ "Long Phượng sanh kỳ", vậy nay xin thêu thêm vào giữa bốn chữ "tận trung báo quốc", bệ hạ hãy sai người đem thưởng cho Nhạc Phi, biết đâu người bằng lòng ra giúp nước, cũng không biết chừng.
Cao Tông mừng rỡ, bảo Hoàng hậu thêu nhanh bốn chữ "Tận trung báo quốc", vua lại hạ bút viết một bức thư sai người đem đến huyện Thang âm triệu Nhạc Phi về kinh.
Người ấy lãnh chỉ đi ngay. Chỉ trong một đêm một ngày đã đến Thang âm, Nhạc Phi nghe báo vội vã bước ra nghênh tiếp vào trong đại đường, đặt bàn hương án quì dưới đất tiếp chỉ.
Khâm sai đọc:
- "Ta là Cao tông thay mệnh trời chiếu rằng:
Trời có lạnh mới thấy rõ lòng tòng, bá. Nước có nghèo mới thấy dạ tôi ngay. Trẫm ngồi trên ngôi báu thiếu đức nên trong nước xảy nạn binh đao, sinh linh oán thán. May nhờ có khanh là Nhạc Phi hết lòng trung vì nước, chịu cam khổ chẳng kẻ xâm lăng, vừa tạm yên, trong nước' chưa kịp hưởng thái bình thì giặc giã đã nổi lên: Dương Tái Hưng dấy binh tại Cửu Long sơn, Dương Ma lại chiếm cứ Động Đình hồ, còn bọn Thích Phương tuy là thảo khấu, nhưng La Cang là đứa khuấy nước hại dân, quả là lúc nước nhà loạn lạc và cũng là lúc tôi hiền gối đất nằm sương, chẳng lẽ đành tâm bàng quan tọa thị sao?
Nay Hoàng hậu đích thân thêu một cặp cờ "Long Phượng" lại dùng bốn chữ "tận trung báo quốc" đặc biệt biếu cho khanh, khanh hãy về kinh cho mau mà phục hồi chức cũ để lãnh binh hùng trừ khử loài gian, đem lại an ninh cho xã tắc. Trẫm không tiếc việc cắt đất phong Vương và nêu danh người trung nghĩa. Khanh hãy tuân lời trẫm, chớ nên chối từ''.
Nghe xong, Nhạc Nguyên soái cúi đầu tạ ơn rồi bày tiệc khoản đãi khâm sai.
An xong, Khâm sai từ biệt trở về kinh phục chỉ, còn Nhạc Nguyên soái thì một mặt sắm sửa hành trang, một mặt sai người đi gọi hết mấy anh em đến bảo:
- Nay thánh thượng cho người đến triệu thỉnh bọn ta xuất quân trừ bọn thảo khấu, hoàng hậu lại tự tay thêu một cặp cờ "Long Phượng'' cùng bốn chữ "Tận trung báo quốc" tặng chúng ta. Vì vậy ta phải phụng chiếu về kinh nên triệu chư đệ đến đây để sắm sửa cùng đi một lượt.
Ngưu Cao nói:
- Ai đi thì đi chớ đệ nhất định không thèm đi. Cái lão hoàng đế ôn dịch này, hễ thái bình vô sự thì lão chẳng dùng đến bọn ta, đến khi có dấy động binh đao thì lão lại xúi bọn ta đem thân hy sinh cho lão, còn lão thì ở trong cung chơi bời sung sướng.
Nhạc Phi nghiêm sắc mặt bảo:
- Ngưu đệ chớ nên buông lời lỗ mãng như vậy, phàm kẻ làm tôi, chúa bảo chết, tôi phải vâng theo, huống chi anh em ta đã ăn lộc chúa phải hết lòng vì chúa. Hơn nữa chúng ta đều là những trang tuấn kiệt cần phải hành động oanh oanh liệt liệt, lập nên sự nghiệp cho hiển tổ, vinh tông để tiếng thơm lại ngàn đời sau chớ nên để chết già trong chốn hang cùng ngõ hẻm mà hổ phận làm trai. Nay chúng ta đi phen này đón Nhị Đế về khôi phục Trung Nguyên cho kỳ được thì mới toại chí bình sẽ sở nguyện của chúng ta. Chư đệ hãy đưa gia quyến ai về nấy để cho rảnh rang cùng đi với ta lo kiến công, lập nghiệp.
Mấy anh em nghe nói đều đồng thanh nói:
- Đại ca nói rất chí lý?
Nói rồi từ biệt ai về nhà nấy, lo sắp đặt đưa gia quyến về làng, rủ nhau đến soái phủ chờ Nhạc Phi khởi hành.
Lúc ấy Lý thị cùng dâu là Củng thị bày yến tiệc để tiễn Nhạc Nguyên soái, Nhạc Nguyên soái ăn uống xong tỏ lời gửi gắm việc nhà lại cho Lý thị rồi cùng anh em sắm sửa ra đi.
Các quan địa phương đều đến đưa Nhạc Nguyên soái lên đường, Nhạc Nguyên soái tạ ơn và nói:
- Tôi chẳng dám làm phiền lòng các ông, duy có việc nhà cửa tôi, mong các ông chú ý giúp đỡ cho.
Các quan đều đồng thanh đáp:
- Xin Nguyên soái hãy an tâm, việc ấy chúng tôi sẽ hết lòng lo lắng.
Nói rồi từ giã ra về, Nhạc Nguyên soái cùng anh em tung mình lên ngựa nhắm Lâm An thẳng tiến.
Đi chẳng mấy ngày đã đến Giang Châu, Nhạc Nguyên soái ghé vào thăm Hàn Nguyên soái. Hai người bàn luận việc nước với nhau một hồi rồi từ biệt ra đi. Hàn Nguyên soái đưa đi ước chừng vài dặm đường mới trở lại.
Nhạc Nguyên soái đi đến Lâm An vào Triều kiến giá, Cao Tông cả mừng, truyền phong chức lại cho Nhạc Phi và hứa lúc nào yên giặc sẽ còn thăng thưởng thêm.
Nhạc Nguyên soái kiểm điểm binh mã xong xuôi vào Triều từ giã, Cao Tông hỏi:
- Nguyên soái đi phen này dẹp giặc nào trước?
Nhạc Nguyên soái tâu:
- Trước tiên phải dẹp Dương Tái Hưng tại Cửu Long sơn rồi đến Thái Hồ, cuối cùng mới dẹp Động Đình hồ.
Cao Tông mừng rỡ trao ngự tửu, Nhạc Nguyên soái tạ ơn ra khỏi triều về dinh, sai Ngưu Cao lãnh ba ngàn binh mã đi trước, sai công tử Nhạc Vân vận lương thảo đi theo cung cấp cho đạo binh trước.
Nhạc Nguyên soái căn dặn:
- Con nên biết rằng lương thảo là việc hệ trọng nhất cho quân đội, nếu một ngày thiếu lương, ba quân sẽ loạn, không nên thờ ơ.
Nhạc Vân vâng lệnh ra đi. Sau đó Nhạc Nguyên soái kéo đại binh rầm rộ lên đường.
Ngưu Cao dẫn binh đi trước chẳng mấy ngày đã đến Cửu Long sơn. Quân sĩ báo:
- Thưa lão gia, phía trước đây là Cửu Long sơn rồi.
Ngưu Cao nói:
- Hãy chiếm cứ xong Cửu Long sơn rồi sẽ đóng dinh.
Quân sĩ vâng lệnh ào đến chân núi Cửu Long la hét om sòm, lâu la giật mình chạy lên núi phi báo:
- Có Tống tướng đem binh dưới núi khiêu chiến xin đại vương liệu định.
Dương Tái Hưng nghe báo không chút nao núng, điểm lâu la xuống núi kêu lớn:
- Loài mao tặc kia, ngươi là ai ở đâu dám cả gan đến đây nạp mạng?
Ngưu Cao trợn mắt, hét:
- Tên cường đạo kia, đã thấy Ngưu lão gia đến đây sao không xuống ngựa chịu trói cho rồi để ta ra tay cho nhọc sức?
Dương Tái Hưng cười khẩy, nói:
- Hừ. Thì ra ngươi là Ngưu Cao, một tên vô danh, không xứng là đối thủ của ta đâu, để chờ Nhạc Phi đến đây ta sẽ đánh luôn thể.
Lửa giận phừng gan, Ngưu Cao không thèm nói thêm lời nào nữa, vung giản đánh liền. Dương Tái Hưng cũng đưa thương ngăn đỡ. Hai bên đánh nhau ước chừng mười hai, mười ba hiệp, Ngưu Cao thở hồng hộc, liệu đánh không lại, quay ngựa chạy dài.
Dương Tái Hưng không thèm rượt theo, thu binh trở về núi, còn Ngưu Cao chạy một quãng xa nhìn lại không thấy địch truy kích liền truyền lệnh đóng trại cách Cửu Long sơn vài dặm chờ đại binh Nhạc Nguyên soái đến sẽ hay.
Không đầy một ngày, đại binh của Nhạc Nguyên soái đã đến nơi. Ngưu Cao xuất quân nghênh tiếp, Nhạc Nguyên soái hỏi Ngưu Cao:
. Ngươi đến đây đã đánh trận nào chưa?
Ngưu Cao đáp:
- Có chứ, lúc mới đến đệ đã dàn quân đánh với một tướng bạch mã ngân thương được mười lăm hiệp, không hiểu tại sao hắn lại thu binh về núi mất, rồi sau đó chưa đánh thêm trận nào nữa cả.
Chư tướng nghe nói bụm miệng cười, nói:
- Thế thì chắc chắn Ngưu Cao thua liểng xiểng một trận rồi.
Nhạc Nguyên soái lại hỏi:
- Tướng ấy tên họ là chi?
Ngưu Cao ngơ ngác đáp:
- Ôi Đệ quên hỏi mất rồi!
Nhạc Nguyên soái nghiêm giọng:
- Hiền đệ theo ta đánh giặc đã lâu mà vẫn giữ tính thô lỗ ấy mãi. Nếu đệ lập được công lao thì biết đâu mà ghi công? Từ nay về sau gặp địch phải hỏi tên chớ nên hấp tấp.
Ngừng một lát, Nhạc Nguyên soái tiếp:
- Năm nọ tại giáo trường thi võ, Ngưu đệ còn nhớ mặt tên Dương Tái Hưng đó không? Người vừa đánh với đệ có phải y không?
Ngưu Cao nghe nói gật đầu lia lịa đáp:
- Đúng rồi, đúng rồi, thế mà đệ quên béng mất, quả thật là hắn rồi.
Nhạc Nguyên soái mỉm cười nói:
- Nếu quả là Dương Tái Hưng thì đệ đánh sao cho lại? Để mai ta ra đó khuyên hắn đầu hàng mới xong.
Sáng hôm sau, bình minh vừa ló dạng, Nhạc Nguyên soái đã hội họp chư tướng kéo quân ra trận.
Chư tướng bước tới bẩm:
- Giết gà cần gì phải dùng dao mổ trâu? Sá gì một tên thảo khấu như vậy, để anh em chúng tôi sửa trị cũng được, hà tất Nguyên soái phải ra tay cho nhọc sức?
Nhạc Nguyên soái nói:
- Chư vị chưa rõ đó thôi, chỉ vì Dương Tái Hưng là một hổ tướng, ta muốn ra đó dụ hắn về đầu. Nếu được một tướng anh hùng như Dương Tái Hưng làm vây cánh giúp rập cho Tống triều chẳng phải hay hơn sao?
Nhạc Nguyên soái lại dặn chư tướng:
- Nay ta ra trận này, chư tướng cứ để một mình ta đối địch với Dương Tái Hưng, nếu ai ra tay giúp ta, ta sẽ chiếu theo quân pháp mà trị tội.
Chư tướng vâng lệnh nhưng lại bẩm:
- Xin Nguyên soái hãy cho anh em chúng tôi theo với để xem cách đánh của Nguyên soái ra thế nào.
Nhạc Nguyên soái nói:
- Cũng được, cứ việc đi hết một lượt, miễn không ra tiếp tay là được.
Căn dặn xong xuôi, Nhạc Nguyên soái đến chân núi khiêu chiến, chư tướng theo sau để xem.
Lâu la chạy lên núi phi báo, Dương Tái Hưng vội dẫn lâu la xuống núi, Nhạc Nguyên soái trông thấy Dương Tái Hưng đầu đội Phụng sĩ ngân khôi, mình mang Ngư lân tế giáp, tay cầm cây còn ngân thương, lưng đeo cây trước tiết giản, cưỡi ngựa ngân tông, đôi mắt sáng như sao, mặt đẹp như trăng rằm, lưng tròn vai rộng tiếng nói như chuông, thật là đường đường một đấng anh hùng trên đời hiếm có.
Nhạc Nguyên soái giục ngựa lướt tới chào:
- Dương tướng quân, từ ngày giã biệt đến nay, tướng quân mạnh giỏi thế nào?
Dương Tái Hưng cười gằn đáp:
- Nhạc Phi, ngươi đừng nhìn lầm, ta với ngươi quen biết hồi nào mà hôm nay ngươi nói vậy?
Nhạc Nguyên soái nói:
Chúng ta đã một lần gặp nhau tại Biện Kinh nơi tiểu giáo trường, chẳng lẽ tướng quân đã quên sao?
Dương Tái Hưng ngẫm nghĩ hồi lâu rồi gật gù đầu đáp:
- Ngươi có phải là người đâm chết Tiểu Lương Vương lúc đó không?
Nhạc Nguyên soái đáp:
- Đúng đấy, bây giờ tôi xin hỏi tướng quân một điều. Cứ theo sự hiểu biết của tôi thì tướng quân là con dòng cháu giống, sao lại đi xuất thân cường đạo làm nhục tổ tông để tiếng xấu muôn đời, huống chi tướng quân là người văn võ toàn tài, sao không qui thuận triều đình, quét sạch Kim Bang, đón Nhị Đế về Triều để lưu danh hậu thế chẳng tốt hơn sao?
Dương Tái Hưng nghe nói cười ngặt nghẽo:
- Nhạc Phi, ngươi chớ dạy đời, ta đây là Dương Tái Hưng há không biết đạo lý sao? Chỉ vì lúc trước Huy Tông Hoàng đế tin dùng bọn gian thần xây lập miếu Đông Nhạc làm cho dân tình khốn khổ, vơ vét của cải của dân chúng, lại hòa hảo với Kim Phiên làm cho Kim Phiên thừa cơ xâm lấn. Về sau lại truyền ngôi cho Khâm Tông là kẻ nhu nhược, dốt nát nên mới bị Phiên bắt cả hai, nếu quả có minh quân biết trọng hiền tài, thải trừ gian nịnh, quyết chí khôi phục giang sơn thì Trung Nguyên chúng ta thiếu gì người đứng ra lãnh trọng trách giữ an ninh. Ngặt vì đương kim hoàng đế Cao Tông chỉ biết vui hưởng lạc thú riêng tư, tin dùng đứa nịnh thần đem giang san cẩm tú bán đứng cho ngoại bang thì phụng sự làm gì? Chi bằng ngươi hợp cùng ta khởi nghĩa tại Sơn Đông này, thu lấy Tống Triều rồi đánh thốc sang Kim Bang, cùng hưởng giàu sang, cần gì phải phục vụ cho lão hôn quân ấy cho nhọc sức? Nếu hôm nay ngươi không nghe lời ta thì chắc chắn ngày sau, ngươi chết không đất chôn thây, ăn năn không kịp đấy.
Nhạc Nguyên soái nói:
- Lời tướng quân nói vậy sai quá. Phàm làm tôi phải hết dạ trung thành, làm con phải tròn câu hiếu thảo, đã sinh trong đất Tống phải làm tôi đất Tống, huống chi nhà họ Dương của tướng quân đã mấy đời dòng dõi trung lương, ăn lộc của triều đình, há đi làm điều phản nghịch cho nhục nhã tổ tông sao? Nếu không biết nghe lời phải thì tất nhiên chúng ta phải quyết hơn thua một trận mới xong.
Dương Tái Hưng nói:
- Nhạc Phi, ngươi nên biết rằng đã là đấng nam nhi đứng trong hoàn vũ cần phải để tiếng tốt trên đời, nếu không để được tiếng tốt tất nhiên sẽ bị nhơ danh muôn thuở. Ta đã khuyên giải hết lời mà ngươi nhất định không nghe thì hãy giục ngựa lại đây cùng ta giao chiến chớ có nhiều lời vô ích.
Nhạc Nguyên soái nói:
- Thế thì hãy truyền binh tướng lui lại hết rồi chúng ta chỉ đơn thương độc mã tranh tài với nhau, ngươi có bằng lòng không?
Dương Tái Hưng gật đầu:
- Thế thì hay lắm!
Nói rồi truyền cho lâu la lui hết về núi, Nhạc Nguyên soái cùng sai chư tướng lui ra phía sau, không cho ai tới trước một bước.
Sau đó hai ngựa giao kề, song thương huy động. Thương pháp của Nhạc Nguyên soái như phượng múa rồng bay, còn Dương Tái Hưng thương pháp cũng nhanh không thể tưởng. Hai bên đánh nhau hơn ba trăm hiệp vẫn không phân thắng bại.
Kế thấy trời tối, hai bên chấp thuận thu binh về dinh hẹn ngày mai sẽ tranh tài tiếp.
Hôm sau Nhạc Nguyên soái đến sớm lắm, nhưng Dương Tái Hưng đã chực sẵn rồi. Nhạc Nguyên soái truyền chư tướng lui lại phía sau độ ba làn tên thôi, nhưng không được bước tới một bước, nếu ai trái lệnh sẽ bị chém đầu.
Rồi hai bên lại giáp chiến, đánh thôi tối trời mịt đất, như song long giỡn sóng, lưỡng hổ tranh hùng. Hai người đang đánh vùi với nhau, ngờ đâu lại có công tử Nhạc Vân vừa giải lương về. Quân sĩ nói với Nhạc Vân:
- Nguyên soái không có ở nhà, người đã đi giao chiến với Dương Tái Hưng rồi.
Nhạc Vân bèn khiến quân sĩ giữ gìn lương thảo rồi giục ngựa chạy đến trước trận xem, thấy cha mình đang đánh với viên tướng giặc, còn mấy chú lại đứng xa mà ngó.
Ngưu Cao vừa trông thấy Nhạc Vân vội kêu nói:
- Cháu đến đây thật may quá, cháu hãy ra giúp cha cháu trừ khử tên ăn cướp ấy cho rồi?
Nhạc Vân có hay biết gì đâu? Chàng lập tức giục ngựa ra giữa đấu trường kêu lớn:
- Cha ơi, hãy nghỉ đi, để con ra tay bắt tên phản nghịch này cho.
Dương Tái Hưng thấy thế dừng thương kêu Nhạc Nguyên soái.
- Nhạc Phi, quân lệnh ngươi chẳng nghiêm mà làm Nguyên soái thật không xứng đáng, ta không thèm đánh với ngươi nữa cho nhơ danh.
Nói rồi quày ngựa đi về núi.
Nhạc Nguyên soái đỏ mặt, thu binh về dinh vào trướng ngồi buồn rũ rượi. Nhạc Vân bước vào phục lệnh.
Nguyên soái nổi giận quát:
- Quân đao phủ đâu, hãy dẫn Nhạc Vân chém quách cho ta.
Nhạc Vân sửng sốt không biết nguyên do, còn chư tướng ai nấy đều hiểu rõ, liền quì xuống một lượt xin tha và nói:
- Công tử vừa giải lương đến chưa rõ sự việc nên mới phạm phải quân lệnh, mong Nguyên soái rộng dung.
Nhạc Nguyên soái nói:
- Được rồi, ta vị tình chư tướng tha tội chết cho nó, song tội sống không thể tha.
Nói ròi truyền quân sĩ đánh Nhạc Vân cho đủ bốn mươi roi trị tội. Quân sĩ vâng lệnh đè công tử xuống đánh túi bụi.
Vừa đánh được hai mươi roi, Ngưu Cao đứng một bên nghĩ thầm: "Việc này rõ ràng là ta hại nó".
Nghĩ rồi bước ra bẩm:
- Đánh được hai mươi roi rồi, còn hai mươi roi nữa cho tôi xin, nếu không được, tôi xin chịu đòn thế cho cháu tôi.
Nhạc Nguyên soái nói:
- Được ta cũng vì tình Ngưu hiền đệ mà tha cho nó.
Nói rồi kêu Trương Bảo dặn:
- Bây giờ ngươi phải dẫn Nhạc Vân lên núi bảo cho
Dương Tái Hưng biết rằng công tử vận lương mới về nên không biết rõ quân lệnh, tuy vậy ta vẫn muốn chém đầu ngặt vì chư tưởng xin xỏ ta phải đánh hai chục côn để trừng trị. Nay xin dẫn tới tạ tội với tướng quân.
Trương Bảo vâng lệnh dẫn công tử Nhạc Vân lên núi, lâu la chạy vào phi báo, Dương Tái Hưng vội ra xem. Trương Bảo quì xuống bẩm:
- Người này là Nhạc công tử, chỉ vì đi giải lương mới về không biết có quân lệnh như vậy nên mạo phạm đến đại vương, khi về dinh Nguyên soái toan đem ra chém thì chư tướng cùng xin tha. Nguyên soái phải đánh hai chục côn, nay đem đến cho ngài xem và xin lỗi luôn thể.
Dương Tái Hưng nói:
- Ừ có vậy mới xứng đáng là một Nguyên soái chớ!
- Vậy ngươi hãy về bẩm lại với Nguyên soái ngươi, ngày mai sẽ ra hội chiến.
Trương Bảo vâng lời dẫn công tử trở về dinh vào ra mắt Nhạc Nguyên soái và đem hết những lời Dương Tái Hưng bẩm lại.
Ngày ấy trời vừa tối, Nhạc Nguyên soái lui vào hậu dinh, Nhạc Vân và Trương Hiến đứng hầu hai bên. Nguyên soái trông thấy Nhạc Vân hai hàng nước mắt chảy ròng ròng vội hỏi:
- Ta là cha mi mà mới đánh vài chục roi đã oán hận bây giờ còn khóc vậy sao?
Nhạc Vân nói:
- Thưa cha con đâu dám giận.
- Thế thì tại sao mi lại khóc?
- Chỉ vì con nhớ đến bà nội con. Phải chỉ bà nội con còn sống, hễ nghe con phải đòn thì làm sao cũng ra xin, bây giờ chẳng có ai nên con nhớ bà nội con vô cùng.
Nguyên soái nghe nói vô cùng xúc động, đôi dòng lệ tuôn trào. nói:
- Thôi con hãy về nghỉ cho sớm!