Tôi và Phát vẫn cùng đi học cùng đi về. Trước mặt Lệ Mai tôi tỏ ra thân thiết với Phát hơn. Như để cô ấy an tâm về đoạn tình cảm với Thành. Dù không có được anh, thì giờ cũng không ảnh hưởng nhiều đến cô ấy.
Gần đây tôi lao đầu vào học. Ngày đêm tôi ở bên nhà Phát chỉ để cậu ấy kèm cho tôi môn toán. Có lúc cậu ấy cõng tôi về nhà, đem tôi vào phòng mà tôi vẫn không hay biết gì.
Tôi muốn mình chú tâm vào việc học để quên đi tình cảm dành cho Thành, cho những lần trái tim đập rộn lên khi vô tình gặp anh dưới sân. Giá mà Mai không nói với tôi Thành thích tôi, thì có lẽ không đến nông nỗi này. Làm sao có thể ngồi yên khi biết người mình thích cũng thích mình? Có lúc tôi nghĩ mình hẳn đã chạy đến hỏi anh xem đó có phải là sự thật không. Cũng có lúc tôi muốn cứ như vậy mãi. Xem anh là động lực phấn đấu của đời mình.
“Ê, cậu hồi hộp không? Hôm nay công bố môn thi tốt nghiệp đó.” Lệ Mai hỏi tôi trong lúc tôi đang cầm cây chổi quét quét và Phát thì đang lau bảng. Cô ấy, tôi, Phát và cái tên Tính đáng ghét kia cùng một tổ nên khi Lệ mai hỏi câu đó hắn ta cũng nhìn tôi với vẻ mặt muốn nói rằng “cô-ta-chẳng-biết-lo-lắng-gì-đâu”.
“Nếu bộ giáo dục lựa chọn giữa môn toán và môn văn thì cô ấy còn hồi hộp. Đằng này, toán là môn bắt buộc nên cô ấy có còn hy vọng gì nữa đâu mà hồi hộp.” Phát không thương tiếc nói ra nổi lòng của tôi mất rồi.
À, mà không. Tôi vẫn đang hy vọng thi sinh hơn thi lý. Thi sinh chỉ cần tôi học bài là được điểm, lý còn phải tính toán nữa.
Tôi lườm Phát. “Mình đang lo môn sinh với môn lý mà…”
“Nếu thi lý tôi sẽ kèm cho cậu.” Phát hứa.
Tôi quay đi, lẩm nhẩm. Không biết trong vòng hai tháng tôi sẽ ôn được bao nhiêu nữa… Tôi còn phải chuẩn bị cho kì thi học kì tháng sau. Ôi, chết mất thôi!
~*~
Quả là số tôi chưa tận, thay vì thi môn lý thì năm nay thi sinh. Giáo viên nói chỉ cần tôi học thuộc đề cương là tôi đã nắm chắc sáu, bảy điểm trong tay rồi, tôi cũng khá tự tin với môn này nên không sao. Phát thì vẫn vậy. Dù thi môn nào thì đối với cậu ấy cũng dễ như nhau thôi. Không hiểu ông Trời sinh ra tôi sao lại không cho tôi được một nửa như cậu ấy.
“Chiều nay hai giờ sang nhà tôi làm bài tập toán. Đừng có suốt ngày trưng cái bộ mặt ngốc nghếch ấy của cậu ra với tôi nữa.”
Phát nói, rồi đạp xe thẳng về nhà. Tôi chưng hửng đứng giữa trời nắng chói chan. Đúng là chẳng hiểu dạo này cậu ấy thế nào mà cứ thất thường vậy.
Trưa đúng hai giờ thì tôi vác xác qua nhà Phát. Tôi nghĩ người giỏi như cậu ấy dù thế nào thì cũng sẽ có áp lực trước thi cử. Nên cũng không trách cậu ấy. Không ngờ là tôi lại gặp được Thành ở đây.
“Chào em.” Thành đứng lên nhường chỗ ghế ngồi trong phòng Phát cho tôi.
“Cứ để cô ấy tự nhiên đi. Đây cũng là một nửa nhà cô ấy rồi.” Phát nói, vẫn không ngẩng đầu lên, thậm chí là không buồn nhìn tôi, chỉ lo hí hoáy viết gì đó trên giấy.
Tôi cũng đến nịnh nọt Phát. Không biết cậu ấy ăn phải quả bom nào mà lúc nào cũng tỏ cái vẻ ganh ghét tôi như vậy. Tôi đưa cuốn bài tập đã làm cho cậu ấy rồi chạy xuống nhà làm cho hai người họ hai ly nước. Vậy mà cậu ấy vẫn lờ tôi đi như tôi không tồn tại ở chỗ này.
“Anh tìm Phát có chuyện gì vậy?” Tôi vẫn thắc mắc nhưng không dám hỏi Phát, mà hỏi thì chắc gì cậu ấy đã trả lời. Đáng ghét mà. Dù lòng tôi đang không yên, nhưng Phát như vậy tôi chỉ còn biết nói chuyện với Thành thôi. Dù sao thì anh ấy cũng không nói với Lệ Mai chuyện này đâu nhỉ? À, mà dù gì thì hai người ấy cũng đã chia tay rồi.
“À có một số thủ tục bên đoàn phải làm gấp nên anh và cậu ấy phải gấp rút làm cho xong.” Thành trả lời tôi, vẫn với cái vẻ dễ gần như thế.
Tôi nhìn Phát. Không biết tôi đã làm sai cái quái gì.
Tôi nhướng mày hỏi nhỏ Thành: “Cậu ấy bị sao vậy?”
Thành trả lời tôi bằng một nụ cười bất lực. Tôi biết anh cảm thấy thế nào. Vì chính tôi cũng cảm thấy y như thế. Có đôi khi tôi chẳng hiểu trong lòng Phát thực sự nghĩ gì. Cậu ấy đã thay đổi quá nhiều so với cậu bạn thân thời nối khố của tôi.
“Cậu về đi, chiều nay qua tôi sửa giúp cho.” Phát ngẩng đầu lên nhìn tôi và nói.
Cậu ấy ngang nhiên đuổi tôi về sau khi nói tôi cũng là một thành viên trong căn nhà này. Tôi đứng dậy, gằn mạnh quyển tập lên bàn. “Cậu đừng có mà làm cái thái độ đó với tôi. Đừng coi tôi là một đứa gọi đến khi muốn và đuổi đi khi cần.”
Tôi không quan tâm Thành nghĩ gì về mình. Nhưng trong lòng tôi thật tâm cảm thấy rất uất ức và muốn cho cậu ấy hiểu rằng, tôi là một con người. Và đã là con người thì cậu ấy không được phép xem thường tôi như thế.
Tôi bỏ đi khi Thành níu tay tôi lại. “Em đừng giận cậu ấy, lỗi tại anh.”
“Em chẳng hiểu tại sao anh phải nhận lỗi trong vụ này cả.” Tôi đẩy tay anh ra rồi chạy nhanh ra khỏi nhà.
Ngay cả cô Diễm cũng hết hồn vì cô đang đứng gần lối đi ở cửa. Nhưng xin lỗi. Giờ ngoài việc đi khỏi cái chỗ này thì tôi không còn muốn gì nữa hết.
~*~
“Chị hai… chị mở cửa cho em đi.”
Giọng thằng nhóc Huy mè nheo phía bên ngoài cánh cửa làm tôi lạnh cả người. Nó không biết một đứa cao to đi gọi một đứa bé tí là chị hai và còn nhõng nhẽo như thế gây cười đến mức độ nào đâu. Tôi tuyệt đối sẽ không mở cửa cho nó. Vì tôi thừa biết ai chủ mưu vụ này. Cậu ấy đừng có cố làm ra những chuyện như vậy rồi đến đây xin lỗi tôi. Thật sự tôi không cần lời xin lỗi, mà chỉ cần cậu ấy vẫn đối với tôi bình thường như trước giờ là được rồi.
Đứng trước Phát của hiện tại khiến tôi sợ hãi. Tôi sợ cậu ấy mãi mãi cũng không còn là cậu bạn thân ngày ngày cùng tôi đi học, cùng tôi ăn ngủ nữa. Tôi sợ cái khoảng cách xa lạ ấy khiến tình cảm bao năm qua giữa hai đứa tôi biến chất. Tôi sợ nhiều hơn là giận. Mọi sự giận dỗi đều là tôi muốn cậu ấy hiểu được mình nhiều hơn thôi.
Tôi đã khóc lạc cả giọng suốt một buổi chiều. Và, sự thật là nước mắt của tôi chẳng thay đổi được gì. Cậu ấy vẫn chai lì không xin lỗi. Chỉ nhắn tin muốn vỡ cái điện thoại tôi nói tôi mở cửa cho cậu ấy vào, cậu ấy có chuyện muốn nói. Nhưng nói gì nữa khi cậu ấy đã không có ý hối cải.
“Để chị yên!” Tôi ném cái gối về phía cửa phòng, tạo thành một tiếng “bịch”. Nhưng tôi nghe đến tận hai tiếng vang. Một tiếng của cái gối và tiếng khác lớn hơn.
Tôi đứng hình khi nhìn ra ngoài cửa sổ. Phát… cậu ấy bay từ ban công nhà cậu ấy sang nhà tôi. Chính xác là bay. Vì khoảng cách giữa hai ban công khá xa, và hai cái lan can khá là cao, nên khi thấy cậu ấy một tay vịn vào lan can bên phòng tôi rồi từ từ trèo lên tôi muốn bay ra cho cậu ấy một trận vì cái tật làm càn.
Tôi mở toang cửa sổ rồi hét lên: “Cậu bị điên à?”
Cậu ấy không quan tâm tôi nói gì, lách người chui vào phòng tôi rồi nằm lì không chịu đi. Tôi ném tất cả những gì có thể ném vào cậu ấy. Cậu ấy vẫn nằm im cho tôi ném. Vì cậu ấy biết sau khi xả cơn giận xong tôi sẽ chẳng buồn bận tâm giận hờn gì nữa.
Kẻ gây ra nhiều tổn thương và cũng xoa dịu được những tổn thương đó chính là người hiểu mình nhất. Hắn có thể làm bạn đau. Rồi làm bạn vui. Vì thế bạn chẳng thể đề phòng được. Không sợ kẻ thù hiểm ác, chỉ sợ hắn quá hiểu mình.
“Cậu ném đủ chưa? Đủ rồi thì dọn dẹp lại đi.” Cậu ấy cười. Cười như chưa từng có chuyện gì xảy ra mà lòng tôi cũng thấy liêu xiêu. Có được một người bạn như vậy chẳng biết là họa hay phúc của tôi nữa.
“Cậu tự đi mà dẹp.” Tôi nói rồi đi ra khỏi phòng. Đóng cửa lại trốn qua phòng ba mẹ.
Ba tôi còn đang bận xem ti vi dưới nhà, mẹ tôi đang thoa kem dưỡng da. Tôi nằm vật xuống giường, lấy chăn bọc người lại.
Hơi ấm của ba mẹ luôn ấm áp hơn cả.
“Con lại quậy phá gì nữa vậy?” Mẹ tôi hỏi, ngừng thoa kem dưỡng và đi đến ngồi cạnh tôi.
Tôi rúc vào lòng mẹ. Đầu dụi dụi vào cái bụng của mẹ, nơi mà tôi và nhóc Huy đã từng nằm, không biết khi ôm một cục thịt lớn trong bụng như vậy mẹ có thấy khó chịu không?
“Mẹ…”
“Con này, lớn rồi còn nhõng nhẽo với mẹ.”
“Con còn nhỏ tí xíu.”
Mẹ vuốt vuốt mái tóc lưa thưa của tôi. “Con và Phát có chuyện gì mà om sòm vậy?”
Tôi cạ cạ mấy móng tay trụi lũi vào những móng được dũa sơn hoàn hảo của mẹ. Sao sự khác biệt giữa tôi và mẹ lớn như vậy chứ?
“Không có gì.” Tôi lơ đãng trả lời. tôi không muốn mẹ để tâm đến những chuyện cỏn con này. Dù sao thì chúng tôi không còn là những đứa trẻ có thể giận dỗi nhau vì những chuyện vặt vãnh. Chuyện lần này thực sự không nhỏ đâu.
“Sao con không nói cho mẹ nghe? Biết đâu mẹ có thể hòa giải.”
“Không cần đâu mẹ. Chỉ là cậu ấy cư xử lạ lùng thôi. Con thật chẳng hiểu…” Mẹ tôi luôn luôn là một người mẹ hiểu con. Chính vì thế, mẹ mới dụ được tôi khai tuốt tuồn tuột ra hết từ chuyện này đến chuyện kia.
Mẹ chỉ ân cần vỗ đầu tôi. “Con biết tại sao khi xưa ba luôn tặng mẹ hoa hồng cam mà không bao giờ tặng hoa hồng đỏ như những người khác không?”
Tôi dựng lỗ tai lên nghe. Chuyện này từ nhỏ tôi có biết. Ba luôn tặng mẹ hoa hồng cam vào những dịp lễ, hay kỉ niệm. Thói quen đó đã trở thành điều hiển nhiên rồi, hiển nhiên đến độ giờ mẹ hỏi tôi tôi mới nhớ rằng mình đã quên hỏi ba tại vì sao.
“Vì mẹ thích màu cam sao? Không phải, mẹ thích màu vàng chanh cơ mà, đâu phải màu cam.” Tôi mải lo nghĩ về vấn đề màu sắc mà quên bẵng một điều rằng, chuyện của tôi thì có liên quan gì đến ba mẹ, đến màu cam chứ.
“Đến một lúc nào đó con sẽ hiểu.”
Thật lâu sau đó tôi mới hiểu được rằng hoa hồng cam có nghĩa là sự ích kỷ trong tình yêu. Một tình cảm nồng nàn bao giờ cũng mang theo cảm giác muốn chiếm giữ. Tôi hiều được điều đó nơi ba, bởi lẽ phải qua biết bao nhiêu chuyện ba mẹ mới đến được với nhau. Thế mà tôi lại không hiểu được suy nghĩ của Phát.
Những lời mẹ nói tuy nhìn qua chẳng ăn nhập gì, thế mà, đến tận sau này tôi mới biết được rằng, vì mẹ là mẹ, nên những gì mẹ nói tôi phải chú ý lắng nghe thấu hiểu và tin tưởng. Hóa ra, mẹ tôi có thể nhìn thấu cả những chuyện nhỏ nhặt quanh tôi mà tôi vô tình bỏ qua mất.
Tôi và Phát vẫn cùng đi học cùng đi về. Trước mặt Lệ Mai tôi tỏ ra thân thiết với Phát hơn. Như để cô ấy an tâm về đoạn tình cảm với Thành. Dù không có được anh, thì giờ cũng không ảnh hưởng nhiều đến cô ấy.
Gần đây tôi lao đầu vào học. Ngày đêm tôi ở bên nhà Phát chỉ để cậu ấy kèm cho tôi môn toán. Có lúc cậu ấy cõng tôi về nhà, đem tôi vào phòng mà tôi vẫn không hay biết gì.
Tôi muốn mình chú tâm vào việc học để quên đi tình cảm dành cho Thành, cho những lần trái tim đập rộn lên khi vô tình gặp anh dưới sân. Giá mà Mai không nói với tôi Thành thích tôi, thì có lẽ không đến nông nỗi này. Làm sao có thể ngồi yên khi biết người mình thích cũng thích mình? Có lúc tôi nghĩ mình hẳn đã chạy đến hỏi anh xem đó có phải là sự thật không. Cũng có lúc tôi muốn cứ như vậy mãi. Xem anh là động lực phấn đấu của đời mình.
“Ê, cậu hồi hộp không? Hôm nay công bố môn thi tốt nghiệp đó.” Lệ Mai hỏi tôi trong lúc tôi đang cầm cây chổi quét quét và Phát thì đang lau bảng. Cô ấy, tôi, Phát và cái tên Tính đáng ghét kia cùng một tổ nên khi Lệ mai hỏi câu đó hắn ta cũng nhìn tôi với vẻ mặt muốn nói rằng “cô-ta-chẳng-biết-lo-lắng-gì-đâu”.
“Nếu bộ giáo dục lựa chọn giữa môn toán và môn văn thì cô ấy còn hồi hộp. Đằng này, toán là môn bắt buộc nên cô ấy có còn hy vọng gì nữa đâu mà hồi hộp.” Phát không thương tiếc nói ra nổi lòng của tôi mất rồi.
À, mà không. Tôi vẫn đang hy vọng thi sinh hơn thi lý. Thi sinh chỉ cần tôi học bài là được điểm, lý còn phải tính toán nữa.
Tôi lườm Phát. “Mình đang lo môn sinh với môn lý mà…”
“Nếu thi lý tôi sẽ kèm cho cậu.” Phát hứa.
Tôi quay đi, lẩm nhẩm. Không biết trong vòng hai tháng tôi sẽ ôn được bao nhiêu nữa… Tôi còn phải chuẩn bị cho kì thi học kì tháng sau. Ôi, chết mất thôi!
~~
Quả là số tôi chưa tận, thay vì thi môn lý thì năm nay thi sinh. Giáo viên nói chỉ cần tôi học thuộc đề cương là tôi đã nắm chắc sáu, bảy điểm trong tay rồi, tôi cũng khá tự tin với môn này nên không sao. Phát thì vẫn vậy. Dù thi môn nào thì đối với cậu ấy cũng dễ như nhau thôi. Không hiểu ông Trời sinh ra tôi sao lại không cho tôi được một nửa như cậu ấy.
“Chiều nay hai giờ sang nhà tôi làm bài tập toán. Đừng có suốt ngày trưng cái bộ mặt ngốc nghếch ấy của cậu ra với tôi nữa.”
Phát nói, rồi đạp xe thẳng về nhà. Tôi chưng hửng đứng giữa trời nắng chói chan. Đúng là chẳng hiểu dạo này cậu ấy thế nào mà cứ thất thường vậy.
Trưa đúng hai giờ thì tôi vác xác qua nhà Phát. Tôi nghĩ người giỏi như cậu ấy dù thế nào thì cũng sẽ có áp lực trước thi cử. Nên cũng không trách cậu ấy. Không ngờ là tôi lại gặp được Thành ở đây.
“Chào em.” Thành đứng lên nhường chỗ ghế ngồi trong phòng Phát cho tôi.
“Cứ để cô ấy tự nhiên đi. Đây cũng là một nửa nhà cô ấy rồi.” Phát nói, vẫn không ngẩng đầu lên, thậm chí là không buồn nhìn tôi, chỉ lo hí hoáy viết gì đó trên giấy.
Tôi cũng đến nịnh nọt Phát. Không biết cậu ấy ăn phải quả bom nào mà lúc nào cũng tỏ cái vẻ ganh ghét tôi như vậy. Tôi đưa cuốn bài tập đã làm cho cậu ấy rồi chạy xuống nhà làm cho hai người họ hai ly nước. Vậy mà cậu ấy vẫn lờ tôi đi như tôi không tồn tại ở chỗ này.
“Anh tìm Phát có chuyện gì vậy?” Tôi vẫn thắc mắc nhưng không dám hỏi Phát, mà hỏi thì chắc gì cậu ấy đã trả lời. Đáng ghét mà. Dù lòng tôi đang không yên, nhưng Phát như vậy tôi chỉ còn biết nói chuyện với Thành thôi. Dù sao thì anh ấy cũng không nói với Lệ Mai chuyện này đâu nhỉ? À, mà dù gì thì hai người ấy cũng đã chia tay rồi.
“À có một số thủ tục bên đoàn phải làm gấp nên anh và cậu ấy phải gấp rút làm cho xong.” Thành trả lời tôi, vẫn với cái vẻ dễ gần như thế.
Tôi nhìn Phát. Không biết tôi đã làm sai cái quái gì.
Tôi nhướng mày hỏi nhỏ Thành: “Cậu ấy bị sao vậy?”
Thành trả lời tôi bằng một nụ cười bất lực. Tôi biết anh cảm thấy thế nào. Vì chính tôi cũng cảm thấy y như thế. Có đôi khi tôi chẳng hiểu trong lòng Phát thực sự nghĩ gì. Cậu ấy đã thay đổi quá nhiều so với cậu bạn thân thời nối khố của tôi.
“Cậu về đi, chiều nay qua tôi sửa giúp cho.” Phát ngẩng đầu lên nhìn tôi và nói.
Cậu ấy ngang nhiên đuổi tôi về sau khi nói tôi cũng là một thành viên trong căn nhà này. Tôi đứng dậy, gằn mạnh quyển tập lên bàn. “Cậu đừng có mà làm cái thái độ đó với tôi. Đừng coi tôi là một đứa gọi đến khi muốn và đuổi đi khi cần.”
Tôi không quan tâm Thành nghĩ gì về mình. Nhưng trong lòng tôi thật tâm cảm thấy rất uất ức và muốn cho cậu ấy hiểu rằng, tôi là một con người. Và đã là con người thì cậu ấy không được phép xem thường tôi như thế.
Tôi bỏ đi khi Thành níu tay tôi lại. “Em đừng giận cậu ấy, lỗi tại anh.”
“Em chẳng hiểu tại sao anh phải nhận lỗi trong vụ này cả.” Tôi đẩy tay anh ra rồi chạy nhanh ra khỏi nhà.
Ngay cả cô Diễm cũng hết hồn vì cô đang đứng gần lối đi ở cửa. Nhưng xin lỗi. Giờ ngoài việc đi khỏi cái chỗ này thì tôi không còn muốn gì nữa hết.
~~
“Chị hai… chị mở cửa cho em đi.”
Giọng thằng nhóc Huy mè nheo phía bên ngoài cánh cửa làm tôi lạnh cả người. Nó không biết một đứa cao to đi gọi một đứa bé tí là chị hai và còn nhõng nhẽo như thế gây cười đến mức độ nào đâu. Tôi tuyệt đối sẽ không mở cửa cho nó. Vì tôi thừa biết ai chủ mưu vụ này. Cậu ấy đừng có cố làm ra những chuyện như vậy rồi đến đây xin lỗi tôi. Thật sự tôi không cần lời xin lỗi, mà chỉ cần cậu ấy vẫn đối với tôi bình thường như trước giờ là được rồi.
Đứng trước Phát của hiện tại khiến tôi sợ hãi. Tôi sợ cậu ấy mãi mãi cũng không còn là cậu bạn thân ngày ngày cùng tôi đi học, cùng tôi ăn ngủ nữa. Tôi sợ cái khoảng cách xa lạ ấy khiến tình cảm bao năm qua giữa hai đứa tôi biến chất. Tôi sợ nhiều hơn là giận. Mọi sự giận dỗi đều là tôi muốn cậu ấy hiểu được mình nhiều hơn thôi.
Tôi đã khóc lạc cả giọng suốt một buổi chiều. Và, sự thật là nước mắt của tôi chẳng thay đổi được gì. Cậu ấy vẫn chai lì không xin lỗi. Chỉ nhắn tin muốn vỡ cái điện thoại tôi nói tôi mở cửa cho cậu ấy vào, cậu ấy có chuyện muốn nói. Nhưng nói gì nữa khi cậu ấy đã không có ý hối cải.
“Để chị yên!” Tôi ném cái gối về phía cửa phòng, tạo thành một tiếng “bịch”. Nhưng tôi nghe đến tận hai tiếng vang. Một tiếng của cái gối và tiếng khác lớn hơn.
Tôi đứng hình khi nhìn ra ngoài cửa sổ. Phát… cậu ấy bay từ ban công nhà cậu ấy sang nhà tôi. Chính xác là bay. Vì khoảng cách giữa hai ban công khá xa, và hai cái lan can khá là cao, nên khi thấy cậu ấy một tay vịn vào lan can bên phòng tôi rồi từ từ trèo lên tôi muốn bay ra cho cậu ấy một trận vì cái tật làm càn.
Tôi mở toang cửa sổ rồi hét lên: “Cậu bị điên à?”
Cậu ấy không quan tâm tôi nói gì, lách người chui vào phòng tôi rồi nằm lì không chịu đi. Tôi ném tất cả những gì có thể ném vào cậu ấy. Cậu ấy vẫn nằm im cho tôi ném. Vì cậu ấy biết sau khi xả cơn giận xong tôi sẽ chẳng buồn bận tâm giận hờn gì nữa.
Kẻ gây ra nhiều tổn thương và cũng xoa dịu được những tổn thương đó chính là người hiểu mình nhất. Hắn có thể làm bạn đau. Rồi làm bạn vui. Vì thế bạn chẳng thể đề phòng được. Không sợ kẻ thù hiểm ác, chỉ sợ hắn quá hiểu mình.
“Cậu ném đủ chưa? Đủ rồi thì dọn dẹp lại đi.” Cậu ấy cười. Cười như chưa từng có chuyện gì xảy ra mà lòng tôi cũng thấy liêu xiêu. Có được một người bạn như vậy chẳng biết là họa hay phúc của tôi nữa.
“Cậu tự đi mà dẹp.” Tôi nói rồi đi ra khỏi phòng. Đóng cửa lại trốn qua phòng ba mẹ.
Ba tôi còn đang bận xem ti vi dưới nhà, mẹ tôi đang thoa kem dưỡng da. Tôi nằm vật xuống giường, lấy chăn bọc người lại.
Hơi ấm của ba mẹ luôn ấm áp hơn cả.
“Con lại quậy phá gì nữa vậy?” Mẹ tôi hỏi, ngừng thoa kem dưỡng và đi đến ngồi cạnh tôi.
Tôi rúc vào lòng mẹ. Đầu dụi dụi vào cái bụng của mẹ, nơi mà tôi và nhóc Huy đã từng nằm, không biết khi ôm một cục thịt lớn trong bụng như vậy mẹ có thấy khó chịu không?
“Mẹ…”
“Con này, lớn rồi còn nhõng nhẽo với mẹ.”
“Con còn nhỏ tí xíu.”
Mẹ vuốt vuốt mái tóc lưa thưa của tôi. “Con và Phát có chuyện gì mà om sòm vậy?”
Tôi cạ cạ mấy móng tay trụi lũi vào những móng được dũa sơn hoàn hảo của mẹ. Sao sự khác biệt giữa tôi và mẹ lớn như vậy chứ?
“Không có gì.” Tôi lơ đãng trả lời. tôi không muốn mẹ để tâm đến những chuyện cỏn con này. Dù sao thì chúng tôi không còn là những đứa trẻ có thể giận dỗi nhau vì những chuyện vặt vãnh. Chuyện lần này thực sự không nhỏ đâu.
“Sao con không nói cho mẹ nghe? Biết đâu mẹ có thể hòa giải.”
“Không cần đâu mẹ. Chỉ là cậu ấy cư xử lạ lùng thôi. Con thật chẳng hiểu…” Mẹ tôi luôn luôn là một người mẹ hiểu con. Chính vì thế, mẹ mới dụ được tôi khai tuốt tuồn tuột ra hết từ chuyện này đến chuyện kia.
Mẹ chỉ ân cần vỗ đầu tôi. “Con biết tại sao khi xưa ba luôn tặng mẹ hoa hồng cam mà không bao giờ tặng hoa hồng đỏ như những người khác không?”
Tôi dựng lỗ tai lên nghe. Chuyện này từ nhỏ tôi có biết. Ba luôn tặng mẹ hoa hồng cam vào những dịp lễ, hay kỉ niệm. Thói quen đó đã trở thành điều hiển nhiên rồi, hiển nhiên đến độ giờ mẹ hỏi tôi tôi mới nhớ rằng mình đã quên hỏi ba tại vì sao.
“Vì mẹ thích màu cam sao? Không phải, mẹ thích màu vàng chanh cơ mà, đâu phải màu cam.” Tôi mải lo nghĩ về vấn đề màu sắc mà quên bẵng một điều rằng, chuyện của tôi thì có liên quan gì đến ba mẹ, đến màu cam chứ.
“Đến một lúc nào đó con sẽ hiểu.”
Thật lâu sau đó tôi mới hiểu được rằng hoa hồng cam có nghĩa là sự ích kỷ trong tình yêu. Một tình cảm nồng nàn bao giờ cũng mang theo cảm giác muốn chiếm giữ. Tôi hiều được điều đó nơi ba, bởi lẽ phải qua biết bao nhiêu chuyện ba mẹ mới đến được với nhau. Thế mà tôi lại không hiểu được suy nghĩ của Phát.
Những lời mẹ nói tuy nhìn qua chẳng ăn nhập gì, thế mà, đến tận sau này tôi mới biết được rằng, vì mẹ là mẹ, nên những gì mẹ nói tôi phải chú ý lắng nghe thấu hiểu và tin tưởng. Hóa ra, mẹ tôi có thể nhìn thấu cả những chuyện nhỏ nhặt quanh tôi mà tôi vô tình bỏ qua mất.