Người ta nói rằng, hoa oải hương tượng trưng cho tình yêu, sự đợi chờ và chung thủy. Nhưng với tôi, tình cảm vượt qua ngưỡng cửa tình yêu sẽ trở thành tình bạn thắm thiết nhất. Và, sự thủy chung của hoa oải hương là sự thủy chung của tình bạn, cho những tháng năm đợi chờ và những kí ức êm đềm nhất của cả bốn chúng tôi.
~*~
Có người nói với tôi tám năm là quá dài, cũng có người nói tám năm quá ngắn. Tám năm đủ để cái thành phố này thay da đổi thịt, xa hoa và phù phiếm hơn. Tám năm lại không đủ để tôi dứt khỏi mớ tình cảm hỗn độn đời mình. Cậu ấy nói với tôi, tám năm, không quá dài cũng không quá ngắn, tám năm, đủ để cậu ấy và tôi trưởng thành.
Đúng vậy, tám năm, trong tám năm này từng ngày từng ngày tôi vẫn đang cố đấu tranh để sống vì mình, để không thấy mình đơn độc, lạc lõng.
Cho đến giờ, tôi vẫn không hiểu tại sao cậu ấy đột nhiên thay đổi ý định kiên quyết ra đi, ngay cả tôi cũng chợt bàng hoàng.
Hôm đó là một ngày mưa ngâu, tôi đang nằm nghe nhạc trong phòng thì Phát rủ tôi đi tắm mưa. Tôi như vớ phải vàng, vội lao ra mưa cùng cậu ấy. Lúc đó tôi đã không nghĩ điều gì khác, có lẽ đến bây giờ ngẫm lại tôi mới nhận ra đó là trò điên rồ nhất của tôi trong những tháng năm bồng bột tuổi trẻ. Và cũng là trò điên rồ cuối cùng tôi còn được làm với cậu ấy khi hai chúng tôi còn chưa chính thức trưởng thành.
Rồi cậu ấy nói với tôi rất nhiều, rất nhiều. Trong đời, tôi chưa bao giờ bắt gặp cậu ấy nói nhiều như vậy. Chúng tôi ngồi tự lưng vào bờ tường, mưa vẫn rơi tí tách và kì lạ là tôi không thấy lạnh.
Cậu ấy nói cậu ấy phải đi, cậu ấy nói tôi phải tự chăm sóc cho mình, cậu ấy nói không có cậu ấy bên cạnh tôi phải khôn ngoan hơn và không được hời hợt, cậu ấy nói nhiều đến mức tôi đã nghĩ là nhiều hơn là cả tháng cậu ấy nói với tôi… Và tôi nghĩ rằng nhờ mưa nên có thể che giấu được những dòng nước mắt lăn dài trên khóe mi tôi, có lẽ cả của cậu nữa.
Tôi bệnh một tuần liền sau đó, và không thể tiễn cậu ra sân bay. Có lẽ việc ấy nằm trong dự định của cậu. Vì cậu chưa bao giờ muốn làm tổn thương tôi. Và tôi hiểu điều đó. Cứ coi như đó là một cơ hội để cậu ấy dứt khoát ra đi mà không ngoảnh đầu nhìn lại.
“Lại mơ tưởng đến anh chàng nào à?”
Tôi chợt hoàn hồn khi Lệ Mai véo má tôi. Cô ấy vẫn xinh đẹp như ngày nào, và chúng tôi vẫn là những đứa bạn thân. Thật không dễ tìm được một người bạn như thế, vì chúng tôi đã gạt bỏ được những ích kỉ cùng đau buồn trong lòng để trở thành những người bạn tốt trong suốt thời gian qua.
“Có, đang mơ đến chồng cậu.”
Mai học đại học chính thành phố này, sau khi tốt nghiệp một năm thì lên xe hoa khi vừa hai mươi bốn tuổi. Không ngờ cô ấy đi lấy chồng trong khi tôi còn không có nổi một mảnh tình vắt vai.
“Nếu cậu ế quá, cho cậu mượn xài đỡ cũng được.” Cô ấy vừa nói vừa kéo ghế ngồi cạnh tôi, nghịch nghịch máy tính của tôi đang để chế độ ngủ trên bàn.
“He he thôi không cần.”
“Thằng bé đó vẫn còn đeo bám cậu à?”
Tôi ngồi dậy, cốc vào đầu cô ấy. “Cậu không gạt cậu nhóc đó qua một bên được à?”
Nói xong tôi vào trong lấy cho cô ấy một ly nước cam. Căn phòng này được chia làm hai gian, gian trước bày biện đồ văn phòng phẩm, đồ handmade và dụng cụ làm tranh của tôi. Gian sau là căn phòng nhỏ, có một cái tủ và giường, đủ cho tôi ngủ khi lười.
Dù thi đậu ngang điểm sàn trong kì thi đại học, nhưng tôi không muốn tiếp tục đi học. Ba thuê cho tôi căn phòng này để tôi có thể bán đồ linh tinh, vẽ tranh hay làm tranh. Tôi cũng cảm thấy mình không đến nỗi tệ khi quán xuyến được cả đống đồ thế này.
“Mới nhắc tào tháo…” Lệ Mai khều khều vai tôi khi tôi đang dọn lại đống tạp chí trên bàn chừa chỗ để ly nước cho cô ấy.
Chính là “thằng bé” trong lời trêu chọc của Lệ Mai. Thật ra cậu ta cũng không còn bé nữa, chỉ nhỏ hơn tôi một tuổi thôi, nhưng lúc đầu quen biết cậu ấy còn là một học sinh cấp ba nên Mai vẫn mặc định cho rằng, cậu ấy so với chúng tôi là quá nhỏ bé.
Có lẽ cậu quá baby để Lệ Mai xem như một người bạn bình thường để đối xử.
“Hey!” Mai chìa những móng tay được sơn dũa cẩn thận ra chào cậu ấy.
“Bà chị!” Khánh cố tình trêu chọc Mai. Trong khi cô gọi cậu là cậu nhóc thì cậu sẽ gọi lại là bà chị. Tôi cố nhịn cười mới không phun ngụm nước đang uống dở vào gương mặt giận dữ của Mai. Vì làm việc văn phòng nên cô ấy phải mặc đồ công sở già dặn chút, bị Khánh chọc như vậy một đứa con gái có chồng nào cũng sẽ thấy bị tổn thương.
Khánh cười giả lả rồi giúp tôi thu dọn mớ tranh còn đang ngổn ngang thành đống.
Khánh năm nay hai mươi bốn tuổi, nhưng nhìn cậu chỉ giống như một đứa con trai mới mười tám, hai mươi. Lúc tôi mới quen biết cậu, cậu còn là một học sinh lớp mười một còn tôi là một đứa lớp mười hai vừa mới ra trường. Thật kì diệu. Cậu thậm chí còn nghĩ tôi là một đứa học sinh lớp mười và gọi tôi bằng em. Cho đến giờ, cậu ấy vẫn không quen gọi tôi một tiếng chị.
“Cậu không phải đi làm à? Sao suốt ngày cứ chạy qua đây thế?”
Lệ Mai vừa cắn hạt dưa vừa hỏi. Lúc còn học sinh thì không nói gì, lúc cậu học đại học cũng vậy, nhưng đến khi ra làm việc rồi cậu ấy vẫn đúng giờ đến giúp tôi dọn hàng. Lúc đầu tôi cảm thấy áy náy, nhưng dần dà thành quen, hôm nào dọn hàng một mình tôi sẽ cảm thấy buồn.
“Giờ này người ta tan ca cả rồi, với lại tôi muốn đi về giờ nào mà chẳng được.”
“Ồ, người ta là con ông cháu cha, chẳng trách.” Mai tặc lưỡi khinh thường. Nhưng Khánh không để tâm, tôi biết vì đã bao lần người ngoài nhìn vào cậu như một thằng dở hơi bám ba bám mẹ, chỉ tôi mới hiểu, cậu cũng có nỗ lực và phấn đấu riêng. Bảy năm qua, tôi đã quen biết với một người như vậy. Bề ngoài có lẽ không thể nói lên tất cả của một con người, và có thể là cậu không muốn ai hiểu được điều đó.
“Chị khinh tôi đi, khinh tôi đi, tiền tôi kiếm được đủ đốt cả căn chung cư cao cấp của chị đó.”
Mai bĩu môi không để ý.
Thật ra cuộc sống cô ấy không tốt lắm. Mai làm việc cho một công ty nhà nước, lương không là bao, vả lại nhà chồng cô ấy cũng không phải thuộc dạng giàu nứt vách như Khánh. Nhưng cô ấy không để tâm, vì tôi biết cô ấy hài lòng với cuộc sống hiện tại.
Hạnh phúc, đúng là không phải ngày ngày dùng số tiền mình kiếm được rải khắp đường đi. Hạnh phúc là hàng ngày có thể cười, có thể khóc, có thể ăn no và làm những việc khiến mình cảm thấy hài lòng.
Nếu tôi là Lệ Mai, hẳn tôi sẽ không cảm thấy xấu hổ hay buồn bã gì. Đơn giản là vì cuộc sống như vậy là toàn vẹn.
“Bức tranh hoa oải hương này có thể tặng tôi không?” Khánh cầm bức tranh hoa oải hương lên ngắm nghía mà không để ý đến sắc mặt Lệ Mai đã biến đổi đến độ nào.
Bức tranh đó không thể tùy tiện tặng.
Khi Lệ Mai vừa mới vào đại học tôi cũng có đi học vẽ một khóa ngắn hạn và học làm thủ công. Đó là bức tranh đầu tiên tôi cảm thấy hài lòng. Bức tranh đó có sự hiện diện của cả bốn chúng tôi: tôi, Mai, Phát và Thành. Không biết Mai xem trọng bức tranh ấy đến độ nào, nhưng có lẽ giờ đây đó là sợi dây duy nhất gắn kết bốn con người chúng tôi lại với nhau.
Bức tranh màu tím, màu tím thật của những bông hoa oải hương khô. Tranh gốc là của Phát, cậu ấy đi làm thêm ở một nông trại và chụp được cảnh ấy. Ý tưởng làm những bông hoa thật là của Mai. Thành là người tìm đủ số bông hoa để làm nên bức tranh ấy. Và cuối cùng, tâm huyết vào bức tranh ấy là của tôi.
Điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với những người đã trải qua bôn ba năm tháng như chúng tôi. Nhìn vào một bức tranh chứa đựng cả tâm huyết của mọi người, chúng tôi như sống lại những năm tháng đã qua. Những tháng năm chúng tôi vẫn chưa tưởng thành thực sự.
Tôi biết trong lòng Mai vẫn còn một khoảng không dành cho Thành. Cô ấy không nói. Thành cũng hiểu nhưng lặng im. Vì anh ấy quá cố chấp. Anh ấy cố chấp đến độ việc làm bạn bình thường với anh tôi cũng sẽ có áp lực vì không thể tiếp nhận tình cảm của anh.
Trong lòng tôi cũng có một khoảng không quá lớn. Nhưng nó không dành cho anh, dù anh là người ở bên cạnh tôi lúc khó khăn, là anh khích lệ và động viên tôi, là anh hết lòng nâng đỡ tôi, nhưng đối với anh, tôi vẫn không thể dành cho anh thứ tình cảm mà người ta vẫn gọi là tình yêu.
Tôi đã quá trẻ con khi cho rằng mình yêu anh. Giữa tôi và anh không tồn tại thứ tình cảm đó. Tất cả là do tôi ngộ nhận. Tất cả là do tôi quá thần tượng anh, quá xem anh như là một vị thần trong lòng mình. Đến độ, khi anh đến gần tôi, tôi có chút hoang mang và cảm thấy không thật. Ngã vào lòng anh, một là làm anh tổn thương, hai là chúng tôi sẽ đánh mất tất cả những gì đang có. Nếu đã biết trước kết quả tại sao lại cứ phải cố gắng đâm đầu vào?
Kết quả của những năm tháng trưởng thành khiến tôi bận lòng với nhiều thứ hơn.
Trong lúc tôi còn đang suy ngẫm, Lệ Mai đã xắn đến và lấy đi bức tranh trong tay Khánh. “Cậu có biết đây là gì không? Của hồi môn của cô ấy đấy. Lấy cô ấy về, cậu sẽ được bức tranh.”
Tôi choáng váng khi nghe Mai nói hết câu đó. Chẳng lẽ tôi còn thấp giá hơn bức tranh? Muốn có bức tranh phải lấy tôi mới được.
“Sớm thôi.” Khánh phun ra hai từ khiến tôi giật cả mình.
Mình là chị em mà. Tôi lẩm bẩm rồi tiếp tục dọn hàng. Lệ Mai thì cười hô hố như nhận ra cái tin đó là hoang đường lắm vậy. Cô ấy cũng muốn gả tôi đi lắm rồi, nhưng tôi chỉ mới hai mươi lăm. Mà hai mươi lăm tuổi tôi chưa yêu ai thì làm sao mà đi lấy chồng? Đến cả nhóc Huy còn có bạn gái xinh xắn… Hây hây...
Người ta nói rằng, hoa oải hương tượng trưng cho tình yêu, sự đợi chờ và chung thủy. Nhưng với tôi, tình cảm vượt qua ngưỡng cửa tình yêu sẽ trở thành tình bạn thắm thiết nhất. Và, sự thủy chung của hoa oải hương là sự thủy chung của tình bạn, cho những tháng năm đợi chờ và những kí ức êm đềm nhất của cả bốn chúng tôi.
~~
Có người nói với tôi tám năm là quá dài, cũng có người nói tám năm quá ngắn. Tám năm đủ để cái thành phố này thay da đổi thịt, xa hoa và phù phiếm hơn. Tám năm lại không đủ để tôi dứt khỏi mớ tình cảm hỗn độn đời mình. Cậu ấy nói với tôi, tám năm, không quá dài cũng không quá ngắn, tám năm, đủ để cậu ấy và tôi trưởng thành.
Đúng vậy, tám năm, trong tám năm này từng ngày từng ngày tôi vẫn đang cố đấu tranh để sống vì mình, để không thấy mình đơn độc, lạc lõng.
Cho đến giờ, tôi vẫn không hiểu tại sao cậu ấy đột nhiên thay đổi ý định kiên quyết ra đi, ngay cả tôi cũng chợt bàng hoàng.
Hôm đó là một ngày mưa ngâu, tôi đang nằm nghe nhạc trong phòng thì Phát rủ tôi đi tắm mưa. Tôi như vớ phải vàng, vội lao ra mưa cùng cậu ấy. Lúc đó tôi đã không nghĩ điều gì khác, có lẽ đến bây giờ ngẫm lại tôi mới nhận ra đó là trò điên rồ nhất của tôi trong những tháng năm bồng bột tuổi trẻ. Và cũng là trò điên rồ cuối cùng tôi còn được làm với cậu ấy khi hai chúng tôi còn chưa chính thức trưởng thành.
Rồi cậu ấy nói với tôi rất nhiều, rất nhiều. Trong đời, tôi chưa bao giờ bắt gặp cậu ấy nói nhiều như vậy. Chúng tôi ngồi tự lưng vào bờ tường, mưa vẫn rơi tí tách và kì lạ là tôi không thấy lạnh.
Cậu ấy nói cậu ấy phải đi, cậu ấy nói tôi phải tự chăm sóc cho mình, cậu ấy nói không có cậu ấy bên cạnh tôi phải khôn ngoan hơn và không được hời hợt, cậu ấy nói nhiều đến mức tôi đã nghĩ là nhiều hơn là cả tháng cậu ấy nói với tôi… Và tôi nghĩ rằng nhờ mưa nên có thể che giấu được những dòng nước mắt lăn dài trên khóe mi tôi, có lẽ cả của cậu nữa.
Tôi bệnh một tuần liền sau đó, và không thể tiễn cậu ra sân bay. Có lẽ việc ấy nằm trong dự định của cậu. Vì cậu chưa bao giờ muốn làm tổn thương tôi. Và tôi hiểu điều đó. Cứ coi như đó là một cơ hội để cậu ấy dứt khoát ra đi mà không ngoảnh đầu nhìn lại.
“Lại mơ tưởng đến anh chàng nào à?”
Tôi chợt hoàn hồn khi Lệ Mai véo má tôi. Cô ấy vẫn xinh đẹp như ngày nào, và chúng tôi vẫn là những đứa bạn thân. Thật không dễ tìm được một người bạn như thế, vì chúng tôi đã gạt bỏ được những ích kỉ cùng đau buồn trong lòng để trở thành những người bạn tốt trong suốt thời gian qua.
“Có, đang mơ đến chồng cậu.”
Mai học đại học chính thành phố này, sau khi tốt nghiệp một năm thì lên xe hoa khi vừa hai mươi bốn tuổi. Không ngờ cô ấy đi lấy chồng trong khi tôi còn không có nổi một mảnh tình vắt vai.
“Nếu cậu ế quá, cho cậu mượn xài đỡ cũng được.” Cô ấy vừa nói vừa kéo ghế ngồi cạnh tôi, nghịch nghịch máy tính của tôi đang để chế độ ngủ trên bàn.
“He he thôi không cần.”
“Thằng bé đó vẫn còn đeo bám cậu à?”
Tôi ngồi dậy, cốc vào đầu cô ấy. “Cậu không gạt cậu nhóc đó qua một bên được à?”
Nói xong tôi vào trong lấy cho cô ấy một ly nước cam. Căn phòng này được chia làm hai gian, gian trước bày biện đồ văn phòng phẩm, đồ handmade và dụng cụ làm tranh của tôi. Gian sau là căn phòng nhỏ, có một cái tủ và giường, đủ cho tôi ngủ khi lười.
Dù thi đậu ngang điểm sàn trong kì thi đại học, nhưng tôi không muốn tiếp tục đi học. Ba thuê cho tôi căn phòng này để tôi có thể bán đồ linh tinh, vẽ tranh hay làm tranh. Tôi cũng cảm thấy mình không đến nỗi tệ khi quán xuyến được cả đống đồ thế này.
“Mới nhắc tào tháo…” Lệ Mai khều khều vai tôi khi tôi đang dọn lại đống tạp chí trên bàn chừa chỗ để ly nước cho cô ấy.
Chính là “thằng bé” trong lời trêu chọc của Lệ Mai. Thật ra cậu ta cũng không còn bé nữa, chỉ nhỏ hơn tôi một tuổi thôi, nhưng lúc đầu quen biết cậu ấy còn là một học sinh cấp ba nên Mai vẫn mặc định cho rằng, cậu ấy so với chúng tôi là quá nhỏ bé.
Có lẽ cậu quá baby để Lệ Mai xem như một người bạn bình thường để đối xử.
“Hey!” Mai chìa những móng tay được sơn dũa cẩn thận ra chào cậu ấy.
“Bà chị!” Khánh cố tình trêu chọc Mai. Trong khi cô gọi cậu là cậu nhóc thì cậu sẽ gọi lại là bà chị. Tôi cố nhịn cười mới không phun ngụm nước đang uống dở vào gương mặt giận dữ của Mai. Vì làm việc văn phòng nên cô ấy phải mặc đồ công sở già dặn chút, bị Khánh chọc như vậy một đứa con gái có chồng nào cũng sẽ thấy bị tổn thương.
Khánh cười giả lả rồi giúp tôi thu dọn mớ tranh còn đang ngổn ngang thành đống.
Khánh năm nay hai mươi bốn tuổi, nhưng nhìn cậu chỉ giống như một đứa con trai mới mười tám, hai mươi. Lúc tôi mới quen biết cậu, cậu còn là một học sinh lớp mười một còn tôi là một đứa lớp mười hai vừa mới ra trường. Thật kì diệu. Cậu thậm chí còn nghĩ tôi là một đứa học sinh lớp mười và gọi tôi bằng em. Cho đến giờ, cậu ấy vẫn không quen gọi tôi một tiếng chị.
“Cậu không phải đi làm à? Sao suốt ngày cứ chạy qua đây thế?”
Lệ Mai vừa cắn hạt dưa vừa hỏi. Lúc còn học sinh thì không nói gì, lúc cậu học đại học cũng vậy, nhưng đến khi ra làm việc rồi cậu ấy vẫn đúng giờ đến giúp tôi dọn hàng. Lúc đầu tôi cảm thấy áy náy, nhưng dần dà thành quen, hôm nào dọn hàng một mình tôi sẽ cảm thấy buồn.
“Giờ này người ta tan ca cả rồi, với lại tôi muốn đi về giờ nào mà chẳng được.”
“Ồ, người ta là con ông cháu cha, chẳng trách.” Mai tặc lưỡi khinh thường. Nhưng Khánh không để tâm, tôi biết vì đã bao lần người ngoài nhìn vào cậu như một thằng dở hơi bám ba bám mẹ, chỉ tôi mới hiểu, cậu cũng có nỗ lực và phấn đấu riêng. Bảy năm qua, tôi đã quen biết với một người như vậy. Bề ngoài có lẽ không thể nói lên tất cả của một con người, và có thể là cậu không muốn ai hiểu được điều đó.
“Chị khinh tôi đi, khinh tôi đi, tiền tôi kiếm được đủ đốt cả căn chung cư cao cấp của chị đó.”
Mai bĩu môi không để ý.
Thật ra cuộc sống cô ấy không tốt lắm. Mai làm việc cho một công ty nhà nước, lương không là bao, vả lại nhà chồng cô ấy cũng không phải thuộc dạng giàu nứt vách như Khánh. Nhưng cô ấy không để tâm, vì tôi biết cô ấy hài lòng với cuộc sống hiện tại.
Hạnh phúc, đúng là không phải ngày ngày dùng số tiền mình kiếm được rải khắp đường đi. Hạnh phúc là hàng ngày có thể cười, có thể khóc, có thể ăn no và làm những việc khiến mình cảm thấy hài lòng.
Nếu tôi là Lệ Mai, hẳn tôi sẽ không cảm thấy xấu hổ hay buồn bã gì. Đơn giản là vì cuộc sống như vậy là toàn vẹn.
“Bức tranh hoa oải hương này có thể tặng tôi không?” Khánh cầm bức tranh hoa oải hương lên ngắm nghía mà không để ý đến sắc mặt Lệ Mai đã biến đổi đến độ nào.
Bức tranh đó không thể tùy tiện tặng.
Khi Lệ Mai vừa mới vào đại học tôi cũng có đi học vẽ một khóa ngắn hạn và học làm thủ công. Đó là bức tranh đầu tiên tôi cảm thấy hài lòng. Bức tranh đó có sự hiện diện của cả bốn chúng tôi: tôi, Mai, Phát và Thành. Không biết Mai xem trọng bức tranh ấy đến độ nào, nhưng có lẽ giờ đây đó là sợi dây duy nhất gắn kết bốn con người chúng tôi lại với nhau.
Bức tranh màu tím, màu tím thật của những bông hoa oải hương khô. Tranh gốc là của Phát, cậu ấy đi làm thêm ở một nông trại và chụp được cảnh ấy. Ý tưởng làm những bông hoa thật là của Mai. Thành là người tìm đủ số bông hoa để làm nên bức tranh ấy. Và cuối cùng, tâm huyết vào bức tranh ấy là của tôi.
Điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với những người đã trải qua bôn ba năm tháng như chúng tôi. Nhìn vào một bức tranh chứa đựng cả tâm huyết của mọi người, chúng tôi như sống lại những năm tháng đã qua. Những tháng năm chúng tôi vẫn chưa tưởng thành thực sự.
Tôi biết trong lòng Mai vẫn còn một khoảng không dành cho Thành. Cô ấy không nói. Thành cũng hiểu nhưng lặng im. Vì anh ấy quá cố chấp. Anh ấy cố chấp đến độ việc làm bạn bình thường với anh tôi cũng sẽ có áp lực vì không thể tiếp nhận tình cảm của anh.
Trong lòng tôi cũng có một khoảng không quá lớn. Nhưng nó không dành cho anh, dù anh là người ở bên cạnh tôi lúc khó khăn, là anh khích lệ và động viên tôi, là anh hết lòng nâng đỡ tôi, nhưng đối với anh, tôi vẫn không thể dành cho anh thứ tình cảm mà người ta vẫn gọi là tình yêu.
Tôi đã quá trẻ con khi cho rằng mình yêu anh. Giữa tôi và anh không tồn tại thứ tình cảm đó. Tất cả là do tôi ngộ nhận. Tất cả là do tôi quá thần tượng anh, quá xem anh như là một vị thần trong lòng mình. Đến độ, khi anh đến gần tôi, tôi có chút hoang mang và cảm thấy không thật. Ngã vào lòng anh, một là làm anh tổn thương, hai là chúng tôi sẽ đánh mất tất cả những gì đang có. Nếu đã biết trước kết quả tại sao lại cứ phải cố gắng đâm đầu vào?
Kết quả của những năm tháng trưởng thành khiến tôi bận lòng với nhiều thứ hơn.
Trong lúc tôi còn đang suy ngẫm, Lệ Mai đã xắn đến và lấy đi bức tranh trong tay Khánh. “Cậu có biết đây là gì không? Của hồi môn của cô ấy đấy. Lấy cô ấy về, cậu sẽ được bức tranh.”
Tôi choáng váng khi nghe Mai nói hết câu đó. Chẳng lẽ tôi còn thấp giá hơn bức tranh? Muốn có bức tranh phải lấy tôi mới được.
“Sớm thôi.” Khánh phun ra hai từ khiến tôi giật cả mình.
Mình là chị em mà. Tôi lẩm bẩm rồi tiếp tục dọn hàng. Lệ Mai thì cười hô hố như nhận ra cái tin đó là hoang đường lắm vậy. Cô ấy cũng muốn gả tôi đi lắm rồi, nhưng tôi chỉ mới hai mươi lăm. Mà hai mươi lăm tuổi tôi chưa yêu ai thì làm sao mà đi lấy chồng? Đến cả nhóc Huy còn có bạn gái xinh xắn… Hây hây...