Phát vẫn chưa cho tôi về nhà. Cậu ấy vẫn khư khư cái ý định ở lại theo dõi tôi như một đứa con nít lên ba. Cậu ấy không biết đã tốn bao nhiêu thời gian công sức lẫn tiền bạc của tôi đâu.
“Ăn táo đi, mùa này khó khăn lắm mới mua được táo đấy!”
Tôi nhăn nhó: “Táo bán đầy cả đường, cậu tưởng tín đồ táo như mình không biết gì à.”
Phát cười rồi đưa táo cho tôi, giận thì giận nhưng táo thì vẫn cứ ăn. Tôi đã nghỉ bán ba ngày rồi, còn một số đơn hàng vẫn chưa giao kịp cho người ta lại phải chôn chân trong cái bệnh viện hắc ám này, lại “bị” nằm trong phòng vip nữa chứ.
“Nói này, biết nghỉ ba ngày mất bao nhiêu tiền của mình rồi không, lại còn nằm cả phòng hạng sang. Cậu thật biết lãng phí giùm người khác quá ha.”
“Kiếm tiền nhiều làm gì chứ. Đâu phải tôi không lo được cho cậu.”
“Uầy, ai cần cậu lo chứ."
Cậu ấy mỉm cười rồi nhét luôn quả táo vào miệng. Hôm nay dường như tâm trạng cậu ấy khá tốt. Tôi cũng chẳng thèm để tâm. Cậu ấy tưởng cậu ấy là trùm à? Lo được cho cả Quả Đất này sao? Không có vé đâu nhá!
“Ờ mà có lẽ chiều nay cậu được về rồi.” Phát cười tủm tỉm rồi lấy điện thoại ra nghịch.
“Mới nghe cậu nói một câu nghe được.” Cứ định nói là mới nghe cậu nói một câu giống tiếng người nhưng sợ chọc giận cậu ấy lại không được về. Giờ ba mẹ và cả nhóc Huy đều tôn thờ cậu ấy như thần thánh. Bác sĩ thôi mà, bác sĩ chưa nhận bằng tốt nghiệp thôi mà, có cái gì ghê gớm chứ.
“Họp lớp cuối năm cậu đi không?” Cậu ấy cất điện thoại vào rồi hỏi tôi.
“Năm nào mình chả họp, có cậu mấy năm nay mới lết về họp lớp ý.” Tôi lườm cậu ấy.
Lớp tôi năm nào cũng họp, năm nào cũng chỉ vẻn vẹn có mười mấy thành viên, nhưng năm nào cũng vui vẻ bởi tất cả chúng tôi không chỉ dành cho nhau một ngày, một buổi, mà là dành cho nhau tất cả những gì êm đềm thân thương nhất đã qua đi. Năm nay có lẽ sẽ vui hơn, vì có Phát. Cậu ấy không biết lần này trở về khiến tôi có cảm giác an toàn hơn rất nhiều đâu. Đã từ lâu lắm, cậu ấy là chỗ dựa lớn nhất trong đời tôi ngoài gia đình. Tuy không tránh khỏi những lúc làm tôi thất vọng, nhưng suy cho cùng, người có thể ở lại bên tôi lâu nhất cũng chỉ là cậu ấy. Người đã cùng dắt tay tôi tới trường từ cấp một, cấp hai rồi đạp xe chở tôi đến cấp ba. Có lẽ khi về già, hai chúng tôi vẫn sẽ là hai người bạn, ngồi ôn lại những kỉ niệm ấu thơ, đẹp vô cùng.
Dù ai có đến rồi ra đi, tôi vẫn luôn tin rằng cậu ấy vẫn sẽ đứng đó, là một người không thể nào thay thế được trong cuộc đời tôi. Mà tôi nghĩ, bấy nhiêu đó là đủ rồi.
~*~
Khi Phát đi làm thủ tục xuất viện thì Khánh đến. Cậu ấy không nói nhiều như mọi ngày, dường như có gì đó xảy ra nghiêm trọng lắm.
“Này, bữa nay cậu sao vậy? Bị sếp mắng à?”
“Không có gì. Ông ta làm gì dám mắng tôi chứ.”
“Thấy cậu lạ lắm.”
“Không sao mà.” Khánh cười buồn. Tôi cũng không muốn gặng hỏi gì thêm.
Khánh giúp tôi dọn đồ đạc lại, tuy ở đây có ba ngày nhưng nhờ công ơn cậu bác sĩ tương lai mà vật dụng gì cũng không thiếu.
Nhấc cái giỏ bự để ở cuối giường, cậu ấy nhìn tôi chải đầu. Không hiểu sao chợt có cảm giác mọi người dường như sắp rời xa tôi hết vậy. Tôi chiếu cái gương qua mặt Khánh: “Cậu nhìn lại mình đi, thành cái dạng gì rồi? Có gì thì nói đi, giúp được chị sẽ giúp tất.”
“Nếu tôi có làm gì có lỗi, Mây có tha thứ cho tôi không?”
“Chuyện gì là chuyện gì? Vớ vẩn. Trước giờ cậu có làm hại tôi gì đâu mà nói vậy?”
“Không có, tôi chỉ nói vậy thôi.”
“…”
Khánh về. Tôi lại bận tâm đến chuyện cậu ấy nói. Tôi có tin cậu ta làm gì có lỗi với tôi hay không á? Dĩ nhiên là không rồi. Nếu không có Khánh trong suốt thời gian qua ai giúp đỡ tôi chứ? Là cậu ấy giúp tôi lấy lại được đơn hàng mấy bức tranh chuyển lên Sài Gòn, nếu không thì vừa mất tranh mà vừa mất tiền rồi. Là cậu ấy giúp tôi liên lạc lấy đồ. Là cậu ấy giúp tôi phát hiện lô hàng giả và trả về kịp. Nếu không có cậu ấy biết bao nhiêu chuyện như vậy làm sao tôi xoay sở nổi.
Lúc tôi rắc rối, nhóc Huy đang bận rộn thi cuối kì, làm đề án với những bản vẽ mà phải cả tháng nó mới nhìn thấy ánh mặt trời. Ba mẹ thì quá thương tôi nên tôi không muốn ông bà bận tâm thêm nhiều hơn nữa. Chỉ có Khánh ở cạnh tôi, giúp đỡ tôi. Vậy mà giờ cậu ấy như vậy, tôi lại không truy hỏi và giúp đỡ được gì.
“Mình thề lần sau sẽ không đưa cậu vào cái bệnh viện tai ương này nữa.” Phát mở toang cửa, nói với vẻ bực tức.
“Còn lần sau nữa à?” Tôi buồn cười. Làm như vào đây đi chơi hay gì gì vậy, hứa hẹn cả lần sau nữa cơ đấy.
“Ý tôi đâu phải vậy.”
“Hì hì…Chỉ muốn chọc cậu vậy thôi. Mà có chuyện gì vậy?”
“Kể sau đi. Giờ đi về đã, ngột ngạt quá.”
Hừ, là ai một hai ép tôi ở lại? Là ai chứ? Giờ lại trở quẻ nói là ngột ngạt…
~*~
Tôi ngồi vắt vẻo trên ban công nhà nhìn sang nhà Phát. Tôi đã từng hình dung ngày cậu ấy trở về thực sự biết bao nhiêu lần. Tôi có biết bao nhiêu điều muốn nói ấy vậy mà nhiều chuyện xảy ra chúng tôi vẫn chưa có một buổi tâm sự chính thức nào.
Những giò lan vẫn treo trên ban công nhà cậu ấy từ lúc cậu ấy mới đi. Từ lúc mùa mưa thấm ướt cả khoảng tường bên ấy suốt ngày. Từ lúc giò lan ấy chỉ là những cây con do cậu ấy trồng vội. Tám năm, nó tự khắc sinh sôi, ba cậu ấy chiếc ra thành những chậu khác nữa, và giờ chúng vươn mình trước nắng với những bông hoa tươi tắn đủ màu. Tôi đã từng ngày nhìn chúng lớn lên, từng cùng ba cậu ấy tỉa từng nhánh mang ra chậu riêng, ấy vậy mà thời gian vụt trôi tôi lại không hình dung ra được chúng đã sinh trưởng như thế nào. Có lẽ hoa phong lan cũng giống những truyền thuyết viết về nó, về những cô gái bộ tộc Aruaki đã can đảm bảo vệ loài chim Oócchít chuyên đẻ những quả trứng vàng khỏi tay thợ săn gian ác. Những cô gái xứng đáng được trở thành những gì đẹp đẽ nhất, đáng để người ta chiêm ngưỡng. Những bông hoa đua nở trên cây mà những cô gái đã hy sinh cũng vậy, chúng cũng sẽ can đảm sinh sôi, không sợ khắc nghiệt, không sợ bị ruồng rẫy, để tám năm, khi Phát về, cậu ấy vẫn có thể nhìn thấy những khóm hoa đua nhau nở.
Có lẽ tôi cũng thế. Nhưng tôi chỉ đủ chín chắn và trưởng thành chứ không có được sức mạnh và can đảm như những cô gái trong bộ tộc kia.
“Trời lạnh vậy cậu không sợ chết cóng à.” Không biết Phát ra đứng đó tự lúc nào mà tôi không hay.
“Không hề.”
Nhìn lại mình chỉ mặc cái áo ngủ mỏng manh tôi mới chợt giật mình. Ra cậu ấy đang trêu tôi chứ không phải thật tâm sợ tôi bị lạnh. Nhưng thây kệ, dù gì cũng đã quen biết nhau từ hồi chả có tí đồ nào trên người rồi.
Cậu ấy đi thẳng ra ban công ngồi vắt vẻo đối diện với tôi. Nếu có ai đi dưới đường chắc tưởng chúng tôi yêu nhau bị hai gia đình ngăn cấm nên mỗi lần muốn nói chuyện với nhau phải ra đây ngồi. Hị hị…
Tôi lười nói chuyện chỉ ngồi đó nhìn hết thảy mọi thứ xung quanh. Cậu ấy cũng không ư hử gì. Đột nhiên cảm giác chúng tôi đã lớn thật rồi. Một đứa con gái hai lăm và một cậu con trai hai mươi sáu. Mười năm về trước chúng tôi còn bày đủ trò chơi xỏ nhau nhưng giờ dường như đã quá già cho những trò ấy. Giờ thì chỉ cần bình yên bên nhau vậy là đủ.
Sẽ đến một lúc nào đó cậu ấy có gia đình riêng, chúng tôi sẽ quá cách xa để thân thiết như bây giờ. Tôi chợt rùng mình. Cảm giác không có cậu ấy thật tệ.
Điện thoại báo có tin nhắn, một tin nhắn của Phát. Thì ra nãy giờ cậu ấy ngồi nhắn tin cho tôi. Tôi liếc nhìn lên, cậu ấy chỉ nháy mắt ra hiệu cho tôi đọc đi rồi đi vào nhà.
Đó là tin nhắn đầu tiên và là duy nhất của cậu ấy suốt tám năm qua. Cảm giác thân thuộc lại tràn về. Chúng tôi đã từng quá xa nhau để nhắn tin, và cũng đã từng quá gần để nói chuyện với nhau bằng bàn phím. Nhưng nói với nhau bằng cách này, đột nhiên thấy khoảng cách hai đứa vừa đủ gần mà cũng không quá xa. Nó cho tôi một khoảng cách an toàn.
“Tôi xin lỗi vì tất cả.”
Đúng như phong cách kiệm lời của cậu ấy. Trước giờ tôi toàn hiểu cậu ấy qua hành động, chứ lời nói thì toàn không giống những gì cậu ấy nghĩ. Tôi nghĩ, nếu như là người khác có lẽ họ đã giải thích tất cả, về sự trở về lần này, về cô gái, về vụ trong bệnh viện. Nhưng cậu ấy là vậy. Cậu ấy cho rằng chúng tôi đã quá gần để hiểu nhau nhưng cậu ấy đâu nào biết chính vì gần quá nên suy nghĩ của mình có thể áp đặt lên người nhau. Vì gần như là một, nên càng khó có thể tách ra mà phân tích mọi chuyện.
Thật ra ai đúng, ai sai đối với tôi cũng không quan trọng nữa, cậu ấy đã nhận lỗi là tôi vui rồi.
Phát vẫn chưa cho tôi về nhà. Cậu ấy vẫn khư khư cái ý định ở lại theo dõi tôi như một đứa con nít lên ba. Cậu ấy không biết đã tốn bao nhiêu thời gian công sức lẫn tiền bạc của tôi đâu.
“Ăn táo đi, mùa này khó khăn lắm mới mua được táo đấy!”
Tôi nhăn nhó: “Táo bán đầy cả đường, cậu tưởng tín đồ táo như mình không biết gì à.”
Phát cười rồi đưa táo cho tôi, giận thì giận nhưng táo thì vẫn cứ ăn. Tôi đã nghỉ bán ba ngày rồi, còn một số đơn hàng vẫn chưa giao kịp cho người ta lại phải chôn chân trong cái bệnh viện hắc ám này, lại “bị” nằm trong phòng vip nữa chứ.
“Nói này, biết nghỉ ba ngày mất bao nhiêu tiền của mình rồi không, lại còn nằm cả phòng hạng sang. Cậu thật biết lãng phí giùm người khác quá ha.”
“Kiếm tiền nhiều làm gì chứ. Đâu phải tôi không lo được cho cậu.”
“Uầy, ai cần cậu lo chứ."
Cậu ấy mỉm cười rồi nhét luôn quả táo vào miệng. Hôm nay dường như tâm trạng cậu ấy khá tốt. Tôi cũng chẳng thèm để tâm. Cậu ấy tưởng cậu ấy là trùm à? Lo được cho cả Quả Đất này sao? Không có vé đâu nhá!
“Ờ mà có lẽ chiều nay cậu được về rồi.” Phát cười tủm tỉm rồi lấy điện thoại ra nghịch.
“Mới nghe cậu nói một câu nghe được.” Cứ định nói là mới nghe cậu nói một câu giống tiếng người nhưng sợ chọc giận cậu ấy lại không được về. Giờ ba mẹ và cả nhóc Huy đều tôn thờ cậu ấy như thần thánh. Bác sĩ thôi mà, bác sĩ chưa nhận bằng tốt nghiệp thôi mà, có cái gì ghê gớm chứ.
“Họp lớp cuối năm cậu đi không?” Cậu ấy cất điện thoại vào rồi hỏi tôi.
“Năm nào mình chả họp, có cậu mấy năm nay mới lết về họp lớp ý.” Tôi lườm cậu ấy.
Lớp tôi năm nào cũng họp, năm nào cũng chỉ vẻn vẹn có mười mấy thành viên, nhưng năm nào cũng vui vẻ bởi tất cả chúng tôi không chỉ dành cho nhau một ngày, một buổi, mà là dành cho nhau tất cả những gì êm đềm thân thương nhất đã qua đi. Năm nay có lẽ sẽ vui hơn, vì có Phát. Cậu ấy không biết lần này trở về khiến tôi có cảm giác an toàn hơn rất nhiều đâu. Đã từ lâu lắm, cậu ấy là chỗ dựa lớn nhất trong đời tôi ngoài gia đình. Tuy không tránh khỏi những lúc làm tôi thất vọng, nhưng suy cho cùng, người có thể ở lại bên tôi lâu nhất cũng chỉ là cậu ấy. Người đã cùng dắt tay tôi tới trường từ cấp một, cấp hai rồi đạp xe chở tôi đến cấp ba. Có lẽ khi về già, hai chúng tôi vẫn sẽ là hai người bạn, ngồi ôn lại những kỉ niệm ấu thơ, đẹp vô cùng.
Dù ai có đến rồi ra đi, tôi vẫn luôn tin rằng cậu ấy vẫn sẽ đứng đó, là một người không thể nào thay thế được trong cuộc đời tôi. Mà tôi nghĩ, bấy nhiêu đó là đủ rồi.
~~
Khi Phát đi làm thủ tục xuất viện thì Khánh đến. Cậu ấy không nói nhiều như mọi ngày, dường như có gì đó xảy ra nghiêm trọng lắm.
“Này, bữa nay cậu sao vậy? Bị sếp mắng à?”
“Không có gì. Ông ta làm gì dám mắng tôi chứ.”
“Thấy cậu lạ lắm.”
“Không sao mà.” Khánh cười buồn. Tôi cũng không muốn gặng hỏi gì thêm.
Khánh giúp tôi dọn đồ đạc lại, tuy ở đây có ba ngày nhưng nhờ công ơn cậu bác sĩ tương lai mà vật dụng gì cũng không thiếu.
Nhấc cái giỏ bự để ở cuối giường, cậu ấy nhìn tôi chải đầu. Không hiểu sao chợt có cảm giác mọi người dường như sắp rời xa tôi hết vậy. Tôi chiếu cái gương qua mặt Khánh: “Cậu nhìn lại mình đi, thành cái dạng gì rồi? Có gì thì nói đi, giúp được chị sẽ giúp tất.”
“Nếu tôi có làm gì có lỗi, Mây có tha thứ cho tôi không?”
“Chuyện gì là chuyện gì? Vớ vẩn. Trước giờ cậu có làm hại tôi gì đâu mà nói vậy?”
“Không có, tôi chỉ nói vậy thôi.”
“…”
Khánh về. Tôi lại bận tâm đến chuyện cậu ấy nói. Tôi có tin cậu ta làm gì có lỗi với tôi hay không á? Dĩ nhiên là không rồi. Nếu không có Khánh trong suốt thời gian qua ai giúp đỡ tôi chứ? Là cậu ấy giúp tôi lấy lại được đơn hàng mấy bức tranh chuyển lên Sài Gòn, nếu không thì vừa mất tranh mà vừa mất tiền rồi. Là cậu ấy giúp tôi liên lạc lấy đồ. Là cậu ấy giúp tôi phát hiện lô hàng giả và trả về kịp. Nếu không có cậu ấy biết bao nhiêu chuyện như vậy làm sao tôi xoay sở nổi.
Lúc tôi rắc rối, nhóc Huy đang bận rộn thi cuối kì, làm đề án với những bản vẽ mà phải cả tháng nó mới nhìn thấy ánh mặt trời. Ba mẹ thì quá thương tôi nên tôi không muốn ông bà bận tâm thêm nhiều hơn nữa. Chỉ có Khánh ở cạnh tôi, giúp đỡ tôi. Vậy mà giờ cậu ấy như vậy, tôi lại không truy hỏi và giúp đỡ được gì.
“Mình thề lần sau sẽ không đưa cậu vào cái bệnh viện tai ương này nữa.” Phát mở toang cửa, nói với vẻ bực tức.
“Còn lần sau nữa à?” Tôi buồn cười. Làm như vào đây đi chơi hay gì gì vậy, hứa hẹn cả lần sau nữa cơ đấy.
“Ý tôi đâu phải vậy.”
“Hì hì…Chỉ muốn chọc cậu vậy thôi. Mà có chuyện gì vậy?”
“Kể sau đi. Giờ đi về đã, ngột ngạt quá.”
Hừ, là ai một hai ép tôi ở lại? Là ai chứ? Giờ lại trở quẻ nói là ngột ngạt…
~~
Tôi ngồi vắt vẻo trên ban công nhà nhìn sang nhà Phát. Tôi đã từng hình dung ngày cậu ấy trở về thực sự biết bao nhiêu lần. Tôi có biết bao nhiêu điều muốn nói ấy vậy mà nhiều chuyện xảy ra chúng tôi vẫn chưa có một buổi tâm sự chính thức nào.
Những giò lan vẫn treo trên ban công nhà cậu ấy từ lúc cậu ấy mới đi. Từ lúc mùa mưa thấm ướt cả khoảng tường bên ấy suốt ngày. Từ lúc giò lan ấy chỉ là những cây con do cậu ấy trồng vội. Tám năm, nó tự khắc sinh sôi, ba cậu ấy chiếc ra thành những chậu khác nữa, và giờ chúng vươn mình trước nắng với những bông hoa tươi tắn đủ màu. Tôi đã từng ngày nhìn chúng lớn lên, từng cùng ba cậu ấy tỉa từng nhánh mang ra chậu riêng, ấy vậy mà thời gian vụt trôi tôi lại không hình dung ra được chúng đã sinh trưởng như thế nào. Có lẽ hoa phong lan cũng giống những truyền thuyết viết về nó, về những cô gái bộ tộc Aruaki đã can đảm bảo vệ loài chim Oócchít chuyên đẻ những quả trứng vàng khỏi tay thợ săn gian ác. Những cô gái xứng đáng được trở thành những gì đẹp đẽ nhất, đáng để người ta chiêm ngưỡng. Những bông hoa đua nở trên cây mà những cô gái đã hy sinh cũng vậy, chúng cũng sẽ can đảm sinh sôi, không sợ khắc nghiệt, không sợ bị ruồng rẫy, để tám năm, khi Phát về, cậu ấy vẫn có thể nhìn thấy những khóm hoa đua nhau nở.
Có lẽ tôi cũng thế. Nhưng tôi chỉ đủ chín chắn và trưởng thành chứ không có được sức mạnh và can đảm như những cô gái trong bộ tộc kia.
“Trời lạnh vậy cậu không sợ chết cóng à.” Không biết Phát ra đứng đó tự lúc nào mà tôi không hay.
“Không hề.”
Nhìn lại mình chỉ mặc cái áo ngủ mỏng manh tôi mới chợt giật mình. Ra cậu ấy đang trêu tôi chứ không phải thật tâm sợ tôi bị lạnh. Nhưng thây kệ, dù gì cũng đã quen biết nhau từ hồi chả có tí đồ nào trên người rồi.
Cậu ấy đi thẳng ra ban công ngồi vắt vẻo đối diện với tôi. Nếu có ai đi dưới đường chắc tưởng chúng tôi yêu nhau bị hai gia đình ngăn cấm nên mỗi lần muốn nói chuyện với nhau phải ra đây ngồi. Hị hị…
Tôi lười nói chuyện chỉ ngồi đó nhìn hết thảy mọi thứ xung quanh. Cậu ấy cũng không ư hử gì. Đột nhiên cảm giác chúng tôi đã lớn thật rồi. Một đứa con gái hai lăm và một cậu con trai hai mươi sáu. Mười năm về trước chúng tôi còn bày đủ trò chơi xỏ nhau nhưng giờ dường như đã quá già cho những trò ấy. Giờ thì chỉ cần bình yên bên nhau vậy là đủ.
Sẽ đến một lúc nào đó cậu ấy có gia đình riêng, chúng tôi sẽ quá cách xa để thân thiết như bây giờ. Tôi chợt rùng mình. Cảm giác không có cậu ấy thật tệ.
Điện thoại báo có tin nhắn, một tin nhắn của Phát. Thì ra nãy giờ cậu ấy ngồi nhắn tin cho tôi. Tôi liếc nhìn lên, cậu ấy chỉ nháy mắt ra hiệu cho tôi đọc đi rồi đi vào nhà.
Đó là tin nhắn đầu tiên và là duy nhất của cậu ấy suốt tám năm qua. Cảm giác thân thuộc lại tràn về. Chúng tôi đã từng quá xa nhau để nhắn tin, và cũng đã từng quá gần để nói chuyện với nhau bằng bàn phím. Nhưng nói với nhau bằng cách này, đột nhiên thấy khoảng cách hai đứa vừa đủ gần mà cũng không quá xa. Nó cho tôi một khoảng cách an toàn.
“Tôi xin lỗi vì tất cả.”
Đúng như phong cách kiệm lời của cậu ấy. Trước giờ tôi toàn hiểu cậu ấy qua hành động, chứ lời nói thì toàn không giống những gì cậu ấy nghĩ. Tôi nghĩ, nếu như là người khác có lẽ họ đã giải thích tất cả, về sự trở về lần này, về cô gái, về vụ trong bệnh viện. Nhưng cậu ấy là vậy. Cậu ấy cho rằng chúng tôi đã quá gần để hiểu nhau nhưng cậu ấy đâu nào biết chính vì gần quá nên suy nghĩ của mình có thể áp đặt lên người nhau. Vì gần như là một, nên càng khó có thể tách ra mà phân tích mọi chuyện.
Thật ra ai đúng, ai sai đối với tôi cũng không quan trọng nữa, cậu ấy đã nhận lỗi là tôi vui rồi.