Sáng nay ba mẹ tôi không phải đến lớp. Tôi thức dậy bởi thằng nhóc Huy đập cửa phòng tôi rầm rầm. Tôi buộc lòng phải bò dậy, tắm rửa rồi xuống làm việc nhà phụ mẹ tôi.
“Con bị sao mà cứ đờ đẫn vậy hả?” Mẹ tôi thấy đầu tóc tôi bùi nhùi do lười chải nên kéo tôi lại vén tóc tôi lên, sờ trán tôi xem tôi có bị gì không.
“Không có gì đâu, hơi...” Tôi ngáp một hơi dài rồi lẩm bẩm: “Chắc con chưa ngủ đủ giấc.”
Mẹ tôi định bảo tôi lên lầu ngủ lại, nhưng tôi nhanh chóng cười hì hì nói tôi và nhóc Huy đi chợ mua đồ về làm bánh bông lan. Mẹ tôi lúc nào yêu chiều tôi như vậy cả, nhưng tôi biết dù có nằm xuống cũng không ngủ lại được, thôi thì làm bánh bông lan cho Phát bù lại lời hứa hôm bữa.
Mẹ bảo nhóc Huy chở tôi đi, tôi và nó tình tang đi ra chợ. Nó chưa bao giờ than oán tôi sai vặt nó, cũng hơi lạ. Nhưng một đứa lười biếng như tôi có được một đứa em trai như vậy là xứng tầm rồi.
“Chủ nhật tuần sau đi cổ vũ Phát thi đấu nhé!”
“Thi đấu gì á?”
“Karatedo. Cậu ấy có được phần thưởng sẽ dẫn chị em mình đi ăn gà rán. Hê hê...” Lần nào thi đấu có giải cậu ấy cũng dẫn tôi đi ăn cái này cái kia, hay là mua vài chậu hoa về để trước nhà tôi. Mặc dù thi giải công bố tại chỗ, nhưng tiền thưởng thì phải đến tận cả tuần sau mới được nhận ở trường. Cậu ấy luôn bỏ tiền mình ra cho tôi ăn và mua đồ trước. Có khi giải thưởng còn không đủ bù lại.
Cậu ấy chỉ là kiếm cớ vậy thôi. Bình thường tiêu xài tiền cậu ấy tôi cũng sẽ ngại. Vì nhà cậu ấy giàu hơn chúng tôi. Nếu nói gia đình tôi là giai cấp nông dân bình thường thì nhà cậu ấy là giai cấp thống trị rồi. Tôi biết cậu ấy không so đo chuyện giàu nghèo, nhưng mà tôi thấy mình như vậy có hơi lợi dụng cậu ấy chăng? Mặc dù tôi thật sự là không có ý nghĩ đó đâu.
“Được đó.” Nhóc Huy cũng vui vẻ đồng ý. Nó thích Phát lắm, nó không thể trông cậy vào bà chị hai như tôi, nhưng gặp rắc rối thì đã có Phát giúp nó. Có thể nói Phát giống như là trụ cột của cả hai chúng tôi.
“Nè, lát nữa mua kem ăn đi.” Tôi đề nghị nó.
“Không được, chị chưa ăn sáng đâu. Ai biểu chị dậy trễ chứ. Em sẽ mua sữa chua, nhưng chị về nhà ăn sáng rồi mới được ăn.”
Vậy là tôi phải nhìn mấy hủ sữa chua trên tay mà không được ăn. Điều hành hạ con người ta nhất là gì? Là thấy mà không được ăn đó.
Cũng giống như tôi và Thành, tôi chỉ được nhìn anh thôi, không thể chạm vào.
Oài, không thể so sánh anh với đồ ăn được, không được!
~*~
“Thơm quá.” Phát hít hà đưa ổ bánh bông lan lên ngửi. Tôi không biết tại sao Phát lại thích ăn bánh bông lan như thế, nhưng nếu cậu ấy mà đòi ăn cái khác thì một đứa hậu đậu như tôi cũng đành chịu.
Mẹ tôi cười rồi vỗ đầu cậu ấy. “Thằng bé này! Ăn cơm xong mới được ăn.”
Phát le lưỡi với tôi. Tôi trừng mắt nhìn cậu ấy. Hai chúng tôi cứ đứng đó nhìn nhau cho đến khi mẹ tôi phát lệnh dọn cơm.
Ba tôi cũng lê cái thân già từ ngoài sân vào (thực ra ông chỉ mới bốn mươi thôi). Ba cũng giống tôi, rất thích hoa. Chỉ là tôi thích ngắm rồi lảm nhảm này nọ còn ba tôi thực tế hơn, ông thích trồng và chăm sóc chúng.
Phát cũng thường hay ở lại nhà tôi ăn cơm thế này. Cậu ấy thích ăn đồ mẹ tôi nấu, nhất là món sườn xào chua. Tuần nào mẹ tôi cũng làm cho cậu ấy ăn, cậu ấy không chê ngán còn ăn nhiều nữa, tôi thì thấy ngán lên tận cổ rồi.
Ăn cơm xong tôi được lệnh của mẹ mang bánh qua nhà cho ba mẹ Phát. Tôi biết giờ này ba cậu ấy có nhà, mẹ cậu ấy thì ở nhà suốt thôi.
Phát rất sợ ba mình, nhưng tôi thì không sợ ông ấy đâu. Ông ấy rất hiền hòa với tôi, tôi không biết phải nói thế nào nhưng tôi cảm thấy cuộc đời này thật đẹp, vì mọi người xung quanh đều rất yêu thương tôi. Còn những người ghét bỏ tôi, cũng chỉ là một số người qua đường a, b, c... gì đó thôi.
“Cô Diễm ơơi...” Tôi chạy lăng xăng vào bếp tìm mẹ Phát. Tôi muốn khoe ổ bánh bông lan có đính dâu tây mà tôi mới làm. Nhưng chạy loạn mà cũng chỉ thấy có ba Phát ở nhà thôi.
“Ơ, cô đâu rồi chú?” Tôi gãi đầu đứng ôm ổ bánh trước bàn ăn, chú Phong vừa mới rửa bát xong. Tôi nhìn mà sáng mắt ra, thì ra chú ấy còn rửa bát được nữa cơ đấy.
Chú lau lau tay rồi cầm lấy ổ bánh trên tay tôi. “Cô con đi đám rồi. Vậy là hôm nay bà ấy không được lộc ăn. Cái này đẹp quá.”
Phát cũng vào trong nhà, chắc tôi chạy nhanh quá nên bỏ quên cậu ấy.
Phát và ba cậu ăn bánh bông lan do tôi làm, còn tôi ngồi xem TV. Hai người đó bàn chuyện gì tôi cũng không biết. Tôi cảm thấy mí mắt híp lại rồi cơn buồn ngủ ập tới. Chắc do hồi sáng này thức sớm quá.
Lúc tôi tỉnh dậy tôi thấy mình nằm trên giường, phòng Phát. Cậu ấy đang làm bài tập, tôi mới nhớ ra là tôi còn cả đống bài tập chưa làm.
Tôi lại uể oải không muốn mở mắt dậy.
Phát thấy tôi tỉnh ngủ nhưng vẫn còn cố nhắm mắt lại cậu ấy lấy cuốn tập quăng vào mặt tôi. “Cậu đấy! Lười có căng luôn. Dậy đi!”
Tôi lười cãi nhau với cậu ấy. Tôi vẫn còn chưa thích nghi được với ánh sáng khi mở mắt ra. Chắc do tôi ngủ nhiều quá nên mắt sưng lên rồi, càng nghĩ càng thấy đau khổ.
“Cho mình ngủ thêm năm phút nữa thôi!” Tôi vừa nhắm mắt vừa lẩm bẩm.
Tôi nghe thấy tiếng cậu ấy đi ra ngoài, cứ tưởng mình được yên ổn rồi, tôi thiu thiu chui vào giấc ngủ vàng ngọc của tôi.
Oái, lạnh quá! Tôi mở mắt ra nhìn thấy một màu trắng xóa. Cậu ấy trùm cái khăn lạnh lên mặt tôi. Tôi lồm cồm bò dậy, lấy khăn chà chà trên mặt cho tỉnh.
“Chịu tỉnh rồi à. Ba cậu đang tìm cậu đấy!” Cậu ấy vẫn không nhìn tôi, chỉ nói vậy rồi cúi đầu làm tiếp.
Tôi ê ẩm cả người. “Mấy giờ rồi?”
“Ba giờ rưỡi.”
Thảo nào, tôi đã ngủ hơn bốn tiếng rồi. Tôi ôm cái gối tiếp tục dụi mặt vào đó. Cậu ấy giật cái gối lại rồi trong một phút tôi đã bị nhốt vào nhà tắm.
Tôi soi gương, ai trong đó vậy nhỉ? Đầu tóc rối bù, hai mắt sưng húp, đồ trên người nhăn nhúm. Thật kinh tởm.
~*~
Tôi bước ra khỏi nhà Phát là đã bốn giờ chiều. Nắng vẫn còn đậm trên sân, mùa này Cần Thơ nắng cháy da cháy thịt. Tôi ngước lên, nắng chiếu vào mặt tôi thấy mình tỉnh táo hẳn. Tôi vươn vai, rồi đi thẳng về nhà.
Không biết ba tìm tôi làm gì thế nhỉ?
“Ba ơi!” Tôi đứng giữa sân hét to. Chỉ có cách đó mới tìm thấy ông ấy một cách nhanh-gọn-lẹ.
“Tôi đây nè, thưa cô.” Ba tôi đang bê những bầu cây nhỏ màu xanh, vì chúng chỉ có lá nên tôi không biết là hoa gì.
“Cây gì vậy ba?”
“Hoa Ti Gôn, ba định trồng một mình rồi, may mà con về kịp.”
Tôi bưng cái rổ hoa màu xanh mơn, nhìn nó mà tôi không nghĩ ra được hoa ti gôn thực sự như thế nào.
Tôi có từng đọc một bài thơ về hoa ti gôn, nhưng tôi không tìm hiểu, vì nó quá ư là buồn.
Tôi và ba đi đến sát mép hàng rào, ba tôi lấy dao đào từng gốc từng gốc ti gôn chôn xuống đất, tôi chỉ có nhiệm vụ nắm từng dây dài quấn lên bờ rào cho chúng mọc thành giàn.
“Con đã bao giờ biết loại hoa này chưa?” Ba tôi hỏi.
“Chưa ba, chúng có màu gì thế?” Tôi rất muốn chúng lớn nhanh, để tôi có thể nhìn thấy những giàn bông xum xuê, những bông hoa chắc phải rực rỡ lắm.
“Nó có màu hồng. Người bán hàng nói cho ba biết loại hoa này còn được gọi là Hiếu nữ.”
“Người con gái có hiếu?” Tôi thắc mắc, tôi tưởng loài hoa này sinh ra để nói về tình yêu, về những cuộc tình tan vỡ chứ. “Tại sao lại có tên như vậy hả ba?”
Ba tôi đặt chậu cây xuống, bới đất lắp lại rồi nói cho tôi nghe.
Ba tôi kể cho tôi nghe về một truyền thuyết Hy Lạp cổ, về cuộc đời cô gái tên Antigone.
Chuyện ngày xưa kể rằng vua Laius và vợ sinh ra được một bé trai, nhưng dưới gót chân nó có một cái bớt màu đỏ máu. Lời nguyền truyền kiếp trăm năm nói rằng đứa bé như vậy lớn lên sẽ giết chết cha mình và lấy mẹ mình.
Vua thấy vậy sợ hãi, nên cho người giết đứa bé đi, nhưng hầu cận không nỡ nên giao đứa bé lại cho người chăn cừu.
Đứa bé ấy được nhận nuôi và có tên là Oedipus Rex. Mười tám năm sau, đúng như lời nguyền cậu thanh niên ấy đã giết chết cha mình trong một tai nạn, rồi cậu cưới mẹ của mình và cùng mẹ mình có bốn người con. Đứa con gái út chính là Antigone.
Đến một ngày của 20 năm sau Rex biết được toàn bộ sự thật là mình đã giết cha ruột, và cưới mẹ ruột của mình, ông không chịu nổi sự dày vò ấy nên tự móc mắt mình và bỏ đi lang thang.
Cô con gái út vì thương ba mình nên đi theo ba, ngày ngày ăn xin nuôi ba cho đến khi ông nhắm mắt. Khi cô trở lại thành thì người hai người anh ruột của cô người thì chết, người thì bị bắt, cô cũng bị bắt nhốt vào ngôi mộ của gia tộc.
Không chịu nỗi đau khổ, cô tự kết liễu đời mình, trên mộ cô mọc lên những bông hoa màu hồng, có hình dáng như trái tim vỡ nát. Từ đó người ta gọi bông hoa ấy là Ti gôn chứ không gọi thẳng tên cô.
Tôi biết là qua bao nhiêu lời truyền miệng, có lẽ truyền thuyết ngày xưa đã bị mai một nhiều. Nhưng tôi không quan tâm đến tình tiết như thế nào. Ba tôi là giáo viên, những gì ông ấy tin tưởng mới nói lại cho tôi nghe.
Tôi hiểu được rằng, không phải mỗi loài hoa đều chất chứa một tình yêu đôi lứa, mà ở đó còn có cả những câu chuyện xưa, những lời đồn thổi, những thần thoại cổ xưa... ở đó còn chứa đựng biết bao quan niệm nhân sinh, những ý nghĩa triết học, hay những bài học sống.
Cô gái mang cái tên Antigone ấy chết đi trong sự bi lụy của cả một gia tộc, về lời nguyền rủa, về những chuyện đời trước để lại. Nếu được chọn sinh ra, chắc chẳng ai chọn cho mình được sinh ra trong cuộc đời như vậy.
Tôi không hiểu sự đời, nhưng tôi đồng cảm với tình yêu thương bao la của cô ấy dành cho ba mình. Tôi rất thương ba, ông đã dành cả đời này để lo lắng và dạy dỗ chúng tôi thành người.
Tôi lấy tay lau đi những lem luốc trên khuôn mặt ông, ba tôi vẫn rất trẻ, nhưng với tôi, ông ấy lúc nào cũng đã già rồi, già vì lo lắng, già vì yêu thương chúng tôi.
Rồi những cành lá ti gôn sẽ xum xuê, những cánh hoa sẽ nở ra mơn man, nhưng mỗi lần nhìn đến nó, tôi đều sẽ nhớ đến ba và tự nhủ thầm rằng loài hoa ấy còn có tên "Hiếu nữ"...
Sáng nay ba mẹ tôi không phải đến lớp. Tôi thức dậy bởi thằng nhóc Huy đập cửa phòng tôi rầm rầm. Tôi buộc lòng phải bò dậy, tắm rửa rồi xuống làm việc nhà phụ mẹ tôi.
“Con bị sao mà cứ đờ đẫn vậy hả?” Mẹ tôi thấy đầu tóc tôi bùi nhùi do lười chải nên kéo tôi lại vén tóc tôi lên, sờ trán tôi xem tôi có bị gì không.
“Không có gì đâu, hơi...” Tôi ngáp một hơi dài rồi lẩm bẩm: “Chắc con chưa ngủ đủ giấc.”
Mẹ tôi định bảo tôi lên lầu ngủ lại, nhưng tôi nhanh chóng cười hì hì nói tôi và nhóc Huy đi chợ mua đồ về làm bánh bông lan. Mẹ tôi lúc nào yêu chiều tôi như vậy cả, nhưng tôi biết dù có nằm xuống cũng không ngủ lại được, thôi thì làm bánh bông lan cho Phát bù lại lời hứa hôm bữa.
Mẹ bảo nhóc Huy chở tôi đi, tôi và nó tình tang đi ra chợ. Nó chưa bao giờ than oán tôi sai vặt nó, cũng hơi lạ. Nhưng một đứa lười biếng như tôi có được một đứa em trai như vậy là xứng tầm rồi.
“Chủ nhật tuần sau đi cổ vũ Phát thi đấu nhé!”
“Thi đấu gì á?”
“Karatedo. Cậu ấy có được phần thưởng sẽ dẫn chị em mình đi ăn gà rán. Hê hê...” Lần nào thi đấu có giải cậu ấy cũng dẫn tôi đi ăn cái này cái kia, hay là mua vài chậu hoa về để trước nhà tôi. Mặc dù thi giải công bố tại chỗ, nhưng tiền thưởng thì phải đến tận cả tuần sau mới được nhận ở trường. Cậu ấy luôn bỏ tiền mình ra cho tôi ăn và mua đồ trước. Có khi giải thưởng còn không đủ bù lại.
Cậu ấy chỉ là kiếm cớ vậy thôi. Bình thường tiêu xài tiền cậu ấy tôi cũng sẽ ngại. Vì nhà cậu ấy giàu hơn chúng tôi. Nếu nói gia đình tôi là giai cấp nông dân bình thường thì nhà cậu ấy là giai cấp thống trị rồi. Tôi biết cậu ấy không so đo chuyện giàu nghèo, nhưng mà tôi thấy mình như vậy có hơi lợi dụng cậu ấy chăng? Mặc dù tôi thật sự là không có ý nghĩ đó đâu.
“Được đó.” Nhóc Huy cũng vui vẻ đồng ý. Nó thích Phát lắm, nó không thể trông cậy vào bà chị hai như tôi, nhưng gặp rắc rối thì đã có Phát giúp nó. Có thể nói Phát giống như là trụ cột của cả hai chúng tôi.
“Nè, lát nữa mua kem ăn đi.” Tôi đề nghị nó.
“Không được, chị chưa ăn sáng đâu. Ai biểu chị dậy trễ chứ. Em sẽ mua sữa chua, nhưng chị về nhà ăn sáng rồi mới được ăn.”
Vậy là tôi phải nhìn mấy hủ sữa chua trên tay mà không được ăn. Điều hành hạ con người ta nhất là gì? Là thấy mà không được ăn đó.
Cũng giống như tôi và Thành, tôi chỉ được nhìn anh thôi, không thể chạm vào.
Oài, không thể so sánh anh với đồ ăn được, không được!
~~
“Thơm quá.” Phát hít hà đưa ổ bánh bông lan lên ngửi. Tôi không biết tại sao Phát lại thích ăn bánh bông lan như thế, nhưng nếu cậu ấy mà đòi ăn cái khác thì một đứa hậu đậu như tôi cũng đành chịu.
Mẹ tôi cười rồi vỗ đầu cậu ấy. “Thằng bé này! Ăn cơm xong mới được ăn.”
Phát le lưỡi với tôi. Tôi trừng mắt nhìn cậu ấy. Hai chúng tôi cứ đứng đó nhìn nhau cho đến khi mẹ tôi phát lệnh dọn cơm.
Ba tôi cũng lê cái thân già từ ngoài sân vào (thực ra ông chỉ mới bốn mươi thôi). Ba cũng giống tôi, rất thích hoa. Chỉ là tôi thích ngắm rồi lảm nhảm này nọ còn ba tôi thực tế hơn, ông thích trồng và chăm sóc chúng.
Phát cũng thường hay ở lại nhà tôi ăn cơm thế này. Cậu ấy thích ăn đồ mẹ tôi nấu, nhất là món sườn xào chua. Tuần nào mẹ tôi cũng làm cho cậu ấy ăn, cậu ấy không chê ngán còn ăn nhiều nữa, tôi thì thấy ngán lên tận cổ rồi.
Ăn cơm xong tôi được lệnh của mẹ mang bánh qua nhà cho ba mẹ Phát. Tôi biết giờ này ba cậu ấy có nhà, mẹ cậu ấy thì ở nhà suốt thôi.
Phát rất sợ ba mình, nhưng tôi thì không sợ ông ấy đâu. Ông ấy rất hiền hòa với tôi, tôi không biết phải nói thế nào nhưng tôi cảm thấy cuộc đời này thật đẹp, vì mọi người xung quanh đều rất yêu thương tôi. Còn những người ghét bỏ tôi, cũng chỉ là một số người qua đường a, b, c... gì đó thôi.
“Cô Diễm ơơi...” Tôi chạy lăng xăng vào bếp tìm mẹ Phát. Tôi muốn khoe ổ bánh bông lan có đính dâu tây mà tôi mới làm. Nhưng chạy loạn mà cũng chỉ thấy có ba Phát ở nhà thôi.
“Ơ, cô đâu rồi chú?” Tôi gãi đầu đứng ôm ổ bánh trước bàn ăn, chú Phong vừa mới rửa bát xong. Tôi nhìn mà sáng mắt ra, thì ra chú ấy còn rửa bát được nữa cơ đấy.
Chú lau lau tay rồi cầm lấy ổ bánh trên tay tôi. “Cô con đi đám rồi. Vậy là hôm nay bà ấy không được lộc ăn. Cái này đẹp quá.”
Phát cũng vào trong nhà, chắc tôi chạy nhanh quá nên bỏ quên cậu ấy.
Phát và ba cậu ăn bánh bông lan do tôi làm, còn tôi ngồi xem TV. Hai người đó bàn chuyện gì tôi cũng không biết. Tôi cảm thấy mí mắt híp lại rồi cơn buồn ngủ ập tới. Chắc do hồi sáng này thức sớm quá.
Lúc tôi tỉnh dậy tôi thấy mình nằm trên giường, phòng Phát. Cậu ấy đang làm bài tập, tôi mới nhớ ra là tôi còn cả đống bài tập chưa làm.
Tôi lại uể oải không muốn mở mắt dậy.
Phát thấy tôi tỉnh ngủ nhưng vẫn còn cố nhắm mắt lại cậu ấy lấy cuốn tập quăng vào mặt tôi. “Cậu đấy! Lười có căng luôn. Dậy đi!”
Tôi lười cãi nhau với cậu ấy. Tôi vẫn còn chưa thích nghi được với ánh sáng khi mở mắt ra. Chắc do tôi ngủ nhiều quá nên mắt sưng lên rồi, càng nghĩ càng thấy đau khổ.
“Cho mình ngủ thêm năm phút nữa thôi!” Tôi vừa nhắm mắt vừa lẩm bẩm.
Tôi nghe thấy tiếng cậu ấy đi ra ngoài, cứ tưởng mình được yên ổn rồi, tôi thiu thiu chui vào giấc ngủ vàng ngọc của tôi.
Oái, lạnh quá! Tôi mở mắt ra nhìn thấy một màu trắng xóa. Cậu ấy trùm cái khăn lạnh lên mặt tôi. Tôi lồm cồm bò dậy, lấy khăn chà chà trên mặt cho tỉnh.
“Chịu tỉnh rồi à. Ba cậu đang tìm cậu đấy!” Cậu ấy vẫn không nhìn tôi, chỉ nói vậy rồi cúi đầu làm tiếp.
Tôi ê ẩm cả người. “Mấy giờ rồi?”
“Ba giờ rưỡi.”
Thảo nào, tôi đã ngủ hơn bốn tiếng rồi. Tôi ôm cái gối tiếp tục dụi mặt vào đó. Cậu ấy giật cái gối lại rồi trong một phút tôi đã bị nhốt vào nhà tắm.
Tôi soi gương, ai trong đó vậy nhỉ? Đầu tóc rối bù, hai mắt sưng húp, đồ trên người nhăn nhúm. Thật kinh tởm.
~~
Tôi bước ra khỏi nhà Phát là đã bốn giờ chiều. Nắng vẫn còn đậm trên sân, mùa này Cần Thơ nắng cháy da cháy thịt. Tôi ngước lên, nắng chiếu vào mặt tôi thấy mình tỉnh táo hẳn. Tôi vươn vai, rồi đi thẳng về nhà.
Không biết ba tìm tôi làm gì thế nhỉ?
“Ba ơi!” Tôi đứng giữa sân hét to. Chỉ có cách đó mới tìm thấy ông ấy một cách nhanh-gọn-lẹ.
“Tôi đây nè, thưa cô.” Ba tôi đang bê những bầu cây nhỏ màu xanh, vì chúng chỉ có lá nên tôi không biết là hoa gì.
“Cây gì vậy ba?”
“Hoa Ti Gôn, ba định trồng một mình rồi, may mà con về kịp.”
Tôi bưng cái rổ hoa màu xanh mơn, nhìn nó mà tôi không nghĩ ra được hoa ti gôn thực sự như thế nào.
Tôi có từng đọc một bài thơ về hoa ti gôn, nhưng tôi không tìm hiểu, vì nó quá ư là buồn.
Tôi và ba đi đến sát mép hàng rào, ba tôi lấy dao đào từng gốc từng gốc ti gôn chôn xuống đất, tôi chỉ có nhiệm vụ nắm từng dây dài quấn lên bờ rào cho chúng mọc thành giàn.
“Con đã bao giờ biết loại hoa này chưa?” Ba tôi hỏi.
“Chưa ba, chúng có màu gì thế?” Tôi rất muốn chúng lớn nhanh, để tôi có thể nhìn thấy những giàn bông xum xuê, những bông hoa chắc phải rực rỡ lắm.
“Nó có màu hồng. Người bán hàng nói cho ba biết loại hoa này còn được gọi là Hiếu nữ.”
“Người con gái có hiếu?” Tôi thắc mắc, tôi tưởng loài hoa này sinh ra để nói về tình yêu, về những cuộc tình tan vỡ chứ. “Tại sao lại có tên như vậy hả ba?”
Ba tôi đặt chậu cây xuống, bới đất lắp lại rồi nói cho tôi nghe.
Ba tôi kể cho tôi nghe về một truyền thuyết Hy Lạp cổ, về cuộc đời cô gái tên Antigone.
Chuyện ngày xưa kể rằng vua Laius và vợ sinh ra được một bé trai, nhưng dưới gót chân nó có một cái bớt màu đỏ máu. Lời nguyền truyền kiếp trăm năm nói rằng đứa bé như vậy lớn lên sẽ giết chết cha mình và lấy mẹ mình.
Vua thấy vậy sợ hãi, nên cho người giết đứa bé đi, nhưng hầu cận không nỡ nên giao đứa bé lại cho người chăn cừu.
Đứa bé ấy được nhận nuôi và có tên là Oedipus Rex. Mười tám năm sau, đúng như lời nguyền cậu thanh niên ấy đã giết chết cha mình trong một tai nạn, rồi cậu cưới mẹ của mình và cùng mẹ mình có bốn người con. Đứa con gái út chính là Antigone.
Đến một ngày của năm sau Rex biết được toàn bộ sự thật là mình đã giết cha ruột, và cưới mẹ ruột của mình, ông không chịu nổi sự dày vò ấy nên tự móc mắt mình và bỏ đi lang thang.
Cô con gái út vì thương ba mình nên đi theo ba, ngày ngày ăn xin nuôi ba cho đến khi ông nhắm mắt. Khi cô trở lại thành thì người hai người anh ruột của cô người thì chết, người thì bị bắt, cô cũng bị bắt nhốt vào ngôi mộ của gia tộc.
Không chịu nỗi đau khổ, cô tự kết liễu đời mình, trên mộ cô mọc lên những bông hoa màu hồng, có hình dáng như trái tim vỡ nát. Từ đó người ta gọi bông hoa ấy là Ti gôn chứ không gọi thẳng tên cô.
Tôi biết là qua bao nhiêu lời truyền miệng, có lẽ truyền thuyết ngày xưa đã bị mai một nhiều. Nhưng tôi không quan tâm đến tình tiết như thế nào. Ba tôi là giáo viên, những gì ông ấy tin tưởng mới nói lại cho tôi nghe.
Tôi hiểu được rằng, không phải mỗi loài hoa đều chất chứa một tình yêu đôi lứa, mà ở đó còn có cả những câu chuyện xưa, những lời đồn thổi, những thần thoại cổ xưa... ở đó còn chứa đựng biết bao quan niệm nhân sinh, những ý nghĩa triết học, hay những bài học sống.
Cô gái mang cái tên Antigone ấy chết đi trong sự bi lụy của cả một gia tộc, về lời nguyền rủa, về những chuyện đời trước để lại. Nếu được chọn sinh ra, chắc chẳng ai chọn cho mình được sinh ra trong cuộc đời như vậy.
Tôi không hiểu sự đời, nhưng tôi đồng cảm với tình yêu thương bao la của cô ấy dành cho ba mình. Tôi rất thương ba, ông đã dành cả đời này để lo lắng và dạy dỗ chúng tôi thành người.
Tôi lấy tay lau đi những lem luốc trên khuôn mặt ông, ba tôi vẫn rất trẻ, nhưng với tôi, ông ấy lúc nào cũng đã già rồi, già vì lo lắng, già vì yêu thương chúng tôi.
Rồi những cành lá ti gôn sẽ xum xuê, những cánh hoa sẽ nở ra mơn man, nhưng mỗi lần nhìn đến nó, tôi đều sẽ nhớ đến ba và tự nhủ thầm rằng loài hoa ấy còn có tên "Hiếu nữ"...