Ở Tokyo ồn ã, ông nhìn thấy người cha lần cuối – ông Yama****a Tsuneteru. Nara cổ kính tĩnh mịch có bao kỷ niệm về quá trình trưởng thành và là nơi ở ẩn của người cha; ở thành phố Giang Kinh bí hiểm và quái dị này thì lại có linh hồn của ông cụ
Ông thật sự cho là như thế
Không rõ các đồng nghiệp giới học thuật của mình sẽ cười mình kỳ cục đến đâu?
Ông biết, nếu ông không sớm vạch chương trình, thì dù có lý luận của ông Inamoto Hiromitsu và có cả cô Chiba Ichinose ủng hộ, thì chuyến đi Giang Kinh lần này cũng sẽ là công cốc. Bản thân ông tốt nghiệp đại học Havard, hai chục năm trước đã trở thành một chuyên gia nổi bật của ngành sinh vật học thần kinh Nhật Bản, ngày nay ông có thành tựu cả về y học lẫn học thuật, sự nghiệp của ông đang rạng rỡ. Người cha bị sát hại ở Giang Kinh, cảnh sát phá án đã đành phải bó tay, ông đã hạ quyết tâm sẽ có ngày thân chinh điều tra rõ hung thủ.
Hai vụ án sinh viên Hoàng Thi Di và Chử Văn Quang bị giết hại đã cho ông một cơ hội tốt.
Một sự chuyển biến quan trọng.
Một loạt các thí nghiệm đối với Quan Kiện dường như đã trở thành chuyện kỳ lạ lan truyền trong giới sinh vật học và giới y học. Trước khi cô Chiba Ichinose đến nói chuyện với ông, ông đã liên lạc với giáo sư Nhiệm rất nhiều lần. Việc cô Chiba đến gặp khiến ông càng tin chắc ở giả thiết của mình. Lần này "lợi dụng" cơ hội Quan Kiện đang bị tình nghi, ông hy vọng sẽ – như lý luận của nhà khoa học Inamoto Hiromitsu – kích thích được tiềm năng của Quan Kiện, khiến anh ta đối thoại với linh hồn.
Tức là hoạt động "gọi hồn" có căn cứ khoa học hẳn hoi.
Nghe thật nực cười hết chỗ nói
Chả trách lớp trẻ cấp tiến – ví dụ tiến sĩ Toyokawa Takesi, vốn tự cho là thần đồng của giới y học – không ngớt cười nhạo cái giả thiết này. Ông vẫn nghi ngờ Toyokawa Takesi xung phong sang đây chủ yếu là để xem "trò cười" (hoặc chủ yếu là để tán tỉnh cô Yasuzaki Satiko)
Muốn được người ta hiểu cho, thực là khó. Huống chi, có những chuyện ông chỉ có thể nói với mình không muốn kể với ai. Đến Giang Kinh, ông không chỉ nhằm làm rõ nghi án về người cha, mà ông còn muốn nhận thức lại về người cha – con người mà hồi ông trẻ tuổi bồng bột chẳng khâm phục nhưng sau khi đã trưởng thành thì ông dần dần rất kính trọng.
Ông Yama****a cha là tập hợp những điều bí ẩn.
Đã nhiều lần ông Yama****a nửa đêm choàng tỉnh, thấy hình như linh hồn cha trong mơ còn in ở trên tường. Rồi ông ý thức ra rằng linh hồn của cha không thể ở trên cái đảo quốc dài hẹp và phân tán này. Cái chết của người cha, ngôi mộ của người cha đều ở Giang Kinh – nơi mà ông cảm thấy rất xa lạ.
Ông còn nhớ rất rõ, khi xảy ra thảm kịch với cha ông năm năm trước, ông đến Giang Kinh để lo việc hậu sự, khi sắp sửa chuyển cỗ quan tài có thi thể cha lên máy bay để đưa về Tokyo thì ông bỗng nhận được điện thoại của người luật sư của cha mình. Di chúc của cha dặn rằng phải an táng ông tại khu Phong Tiết Viên trong nghĩa trang Vạn Quốc của thành phố Giang Kinh.
Điều khiến ông ngạc nhiên hơn nữa là, ông cụ đã tự đặt mua sinh phần từ trước, huyệt mộ số 034915.
Nghệ nhân gốm sứ Yama****a Tsuneteru sinh ra và trưởng thành ở Nara – Nhật Bản, mà lại đặt cho mình ngôi mộ cụ thể ở tận Giang Kinh – Trung Quốc xa xôi.
Hình như ông đã "nhìn thấy trước" cái chết và cả nơi mình chết.
Mỗi khi nghĩ đến chuyện này ông Yama****a đều rùng mình run rẩy.
Ông bắt đầu ghép các sự việc lại với nhau: cha ông thích văn hoá và nghệ thuật của Trung Quốc, điều này cũng lan sang cả ông. Ông cụ nói tiếng Trung Quốc rất chuẩn, và cũng ép ông phải học tiếng Trung Quốc. Ông còn nhớ thoạt đầu ông phản cảm, sau khi đã trưởng thành thì ông lại biết ơn người cha, vì tất cả đã rất hữu ích đối với ông trong trao đổi học thuật và cảm thụ văn hoá.
Nhưng, tập hợp những điểm này lại thì chỉ càng thêm khó hiểu về con người ông cụ.
Tại sao ông cụ lại làm như thế?
Ông Yama****a nhớ rằng hồi mình còn bé, hình như khắp thiên hạ chỉ có một mình cha ông học tiếng Trung Quốc và văn hoá Trung Quốc; vì chuyện này mà ông từng bị các bạn quen, các bạn học chế nhạo, cười thầm dù vẻ mặt họ vẫn hiền hoà. Ông vẫn còn nhớ như in.
Biết đâu câu trả lời của vấn đề này có thể cho thấy sự thật về cái chết của ông cụ.
Nhưng có lẽ chỉ có cha ông ở dưới suối vàng mới biết câu trả lời này
Chỉ Quan Kiện mới có thể đối thoại được với cha ông
Ở Tokyo ồn ã, ông nhìn thấy người cha lần cuối – ông Yamaa Tsuneteru. Nara cổ kính tĩnh mịch có bao kỷ niệm về quá trình trưởng thành và là nơi ở ẩn của người cha; ở thành phố Giang Kinh bí hiểm và quái dị này thì lại có linh hồn của ông cụ
Ông thật sự cho là như thế
Không rõ các đồng nghiệp giới học thuật của mình sẽ cười mình kỳ cục đến đâu?
Ông biết, nếu ông không sớm vạch chương trình, thì dù có lý luận của ông Inamoto Hiromitsu và có cả cô Chiba Ichinose ủng hộ, thì chuyến đi Giang Kinh lần này cũng sẽ là công cốc. Bản thân ông tốt nghiệp đại học Havard, hai chục năm trước đã trở thành một chuyên gia nổi bật của ngành sinh vật học thần kinh Nhật Bản, ngày nay ông có thành tựu cả về y học lẫn học thuật, sự nghiệp của ông đang rạng rỡ. Người cha bị sát hại ở Giang Kinh, cảnh sát phá án đã đành phải bó tay, ông đã hạ quyết tâm sẽ có ngày thân chinh điều tra rõ hung thủ.
Hai vụ án sinh viên Hoàng Thi Di và Chử Văn Quang bị giết hại đã cho ông một cơ hội tốt.
Một sự chuyển biến quan trọng.
Một loạt các thí nghiệm đối với Quan Kiện dường như đã trở thành chuyện kỳ lạ lan truyền trong giới sinh vật học và giới y học. Trước khi cô Chiba Ichinose đến nói chuyện với ông, ông đã liên lạc với giáo sư Nhiệm rất nhiều lần. Việc cô Chiba đến gặp khiến ông càng tin chắc ở giả thiết của mình. Lần này "lợi dụng" cơ hội Quan Kiện đang bị tình nghi, ông hy vọng sẽ – như lý luận của nhà khoa học Inamoto Hiromitsu – kích thích được tiềm năng của Quan Kiện, khiến anh ta đối thoại với linh hồn.
Tức là hoạt động "gọi hồn" có căn cứ khoa học hẳn hoi.
Nghe thật nực cười hết chỗ nói
Chả trách lớp trẻ cấp tiến – ví dụ tiến sĩ Toyokawa Takesi, vốn tự cho là thần đồng của giới y học – không ngớt cười nhạo cái giả thiết này. Ông vẫn nghi ngờ Toyokawa Takesi xung phong sang đây chủ yếu là để xem "trò cười" (hoặc chủ yếu là để tán tỉnh cô Yasuzaki Satiko)
Muốn được người ta hiểu cho, thực là khó. Huống chi, có những chuyện ông chỉ có thể nói với mình không muốn kể với ai. Đến Giang Kinh, ông không chỉ nhằm làm rõ nghi án về người cha, mà ông còn muốn nhận thức lại về người cha – con người mà hồi ông trẻ tuổi bồng bột chẳng khâm phục nhưng sau khi đã trưởng thành thì ông dần dần rất kính trọng.
Ông Yamaa cha là tập hợp những điều bí ẩn.
Đã nhiều lần ông Yamaa nửa đêm choàng tỉnh, thấy hình như linh hồn cha trong mơ còn in ở trên tường. Rồi ông ý thức ra rằng linh hồn của cha không thể ở trên cái đảo quốc dài hẹp và phân tán này. Cái chết của người cha, ngôi mộ của người cha đều ở Giang Kinh – nơi mà ông cảm thấy rất xa lạ.
Ông còn nhớ rất rõ, khi xảy ra thảm kịch với cha ông năm năm trước, ông đến Giang Kinh để lo việc hậu sự, khi sắp sửa chuyển cỗ quan tài có thi thể cha lên máy bay để đưa về Tokyo thì ông bỗng nhận được điện thoại của người luật sư của cha mình. Di chúc của cha dặn rằng phải an táng ông tại khu Phong Tiết Viên trong nghĩa trang Vạn Quốc của thành phố Giang Kinh.
Điều khiến ông ngạc nhiên hơn nữa là, ông cụ đã tự đặt mua sinh phần từ trước, huyệt mộ số .
Nghệ nhân gốm sứ Yamaa Tsuneteru sinh ra và trưởng thành ở Nara – Nhật Bản, mà lại đặt cho mình ngôi mộ cụ thể ở tận Giang Kinh – Trung Quốc xa xôi.
Hình như ông đã "nhìn thấy trước" cái chết và cả nơi mình chết.
Mỗi khi nghĩ đến chuyện này ông Yamaa đều rùng mình run rẩy.
Ông bắt đầu ghép các sự việc lại với nhau: cha ông thích văn hoá và nghệ thuật của Trung Quốc, điều này cũng lan sang cả ông. Ông cụ nói tiếng Trung Quốc rất chuẩn, và cũng ép ông phải học tiếng Trung Quốc. Ông còn nhớ thoạt đầu ông phản cảm, sau khi đã trưởng thành thì ông lại biết ơn người cha, vì tất cả đã rất hữu ích đối với ông trong trao đổi học thuật và cảm thụ văn hoá.
Nhưng, tập hợp những điểm này lại thì chỉ càng thêm khó hiểu về con người ông cụ.
Tại sao ông cụ lại làm như thế?
Ông Yamaa nhớ rằng hồi mình còn bé, hình như khắp thiên hạ chỉ có một mình cha ông học tiếng Trung Quốc và văn hoá Trung Quốc; vì chuyện này mà ông từng bị các bạn quen, các bạn học chế nhạo, cười thầm dù vẻ mặt họ vẫn hiền hoà. Ông vẫn còn nhớ như in.
Biết đâu câu trả lời của vấn đề này có thể cho thấy sự thật về cái chết của ông cụ.
Nhưng có lẽ chỉ có cha ông ở dưới suối vàng mới biết câu trả lời này
Chỉ Quan Kiện mới có thể đối thoại được với cha ông